BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN VĂN HỌC
YY D ZZ
LÊ QUANG TƯ
MỘT THẾ KỶ NGHIÊN CỨU
LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
(QUA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH VĂN HỌC SỬ)
CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ : 62.22.32.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Hà Nội, 2009
Công trình được hoàn thành tại:
Viện Văn học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện
2. TS. Đinh Thị Minh Hằng
Phản biện 1: GS.TSKH. Bùi Văn Ba
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS. Đoàn Đức Phương
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Đạ
i học Quốc gia Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS.Đỗ Lai Thuý
Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp nhà nước họp tại Viện Văn học – Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam
vào hồi giờ ngày tháng năm 2009
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quố
c gia,
- Thư viện Viện Khoa học Xã hội Việt Nam,
- Thư viện Viện Văn học
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Quang Tư (2004), “Quan điểm về lý thuyết lịch sử văn học của Thanh Lãng trong Bảng lược đồ văn học Việt
Nam”, Nghiên cứu văn học, (4), tr. 103-111.
2. Lê Quang Tư (2008), “Quá trình nghiên cứu và biên soạn lịch sử văn học Việt Nam trong thế kỷ XX”, Tạp chí
Khoa họ
c và Giáo dục, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế, (1), tr. 38-50.
3. Lê Quang Tư (2008), “Tiến trình tư duy lý luận văn học sử ở Việt Nam”, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, (165), tr.
66-71.
4. Lê Quang Tư (2008), “Nhận xét và đề nghị xung quanh việc viết lịch sử văn học Việt Nam”, Văn nghệ quân đội,
(692), tr. 92-97.
5. Lê Quang Tư (2008), “Các công trình văn học sử Việt Nam-nhìn t
ừ cách đặt tên”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, (6), tr. 88-95.
6. Lê Quang Tư (2008), “Phương pháp viết văn học sử trong Việt Nam văn học sử trích yếu”, Thông tin Đại học Huế,
(68), tr. 53-57.
7. Lê Quang Tư (2008), “Cách tiếp cận mới về lịch sử văn học trong Văn học Việt Nam thế kỷ X-XIX”, Tạp chí Sông
Hương, (238), tr. 92-95.
8.
Lê Quang Tư (2008), “Sự xuất hiện và vài đặc điểm của các công trình văn học sử Việt Nam”, Tạp chí Nhà văn,
(12), tr. 113-118.
9. Lê Quang Tư (2009), “Phương pháp viết văn học sử của nhóm Lê Quý Đôn trong Lược thảo lịch sử văn học Việt
Nam”, Tạp chí Non nước, (141-142), tr. 83-87.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước yêu cầu khoa học, yêu cầu của dân tộc trong thời đại mới, chúng tôi nghiên cứu đề tài này để
khảo cứu về một thế kỷ nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay.
1.2 Ý nghĩa lý luận của đề
tài
Việc nghiên cứu đề tài này góp phần phác họa tiến trình tư duy lý luận văn học sử Việt Nam, đồng
thời củng cố, thúc đẩy việc kế thừa và phát triển lý thuyết về lịch sử văn học trong nghiên cứu lịch sử văn
học ở Việt Nam hiện nay.
1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ giúp các nhà nghiên cứu nhìn lại quá trình nghiên cứ
u lịch sử văn học
Việt Nam một thế kỷ qua, tạo một động cơ mới thúc đẩy việc bảo tồn và phát huy những giá trị đời sống văn
hoá văn nghệ, tinh thần dân tộc, và tiếp nhận, sáng tạo, ủng hộ những giá trị mới cho nền văn học hiện đại.
2. Đối tượng, mục đích và phạm vi của vấn đề nghiên cứu
2.1
Đối tượng nghiên cứu
Qua khảo sát hơn 100 công trình văn học sử các loại, chúng tôi tập trung chọn 11 bộ lịch sử văn học
Việt Nam để làm đối tượng trọng tâm khi nghiên cứu, và khảo cứu 6 cuốn sách có tính chất tư duy lý luận về
lịch sử văn học ở Việt Nam.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài này của chúng tôi là muốn nghiên cứu sâu hơn nữa lãnh vực lý thuy
ết và
thực tiễn nghiên cứu lịch sử văn học ở Việt Nam, liên quan đến lãnh vực giao thoa giữa lý luận văn học và
văn học sử, thuộc phương pháp nghiên cứu và viết lịch sử văn học.
2.3 Phạm vi của vấn đề nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong bốn lãnh vực liên quan đến tư duy và cách viết văn học sử
như sau: 1. Đặc trư
ng tư duy và phương pháp biên soạn của các công trình biên soạn lịch sử văn học Việt
Nam trong thế kỷ XX. 2. Cách tiếp cận và cấu trúc tổng thể của lịch sử văn học Việt Nam. 3. Những vấn đề
phương pháp luận lịch sử văn học. 4. Trình bày về quan điểm xung quanh việc viết lịch sử văn học Việt Nam
hiện nay.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3. 1 Những ý kiến bàn về một số công trình văn học sử Việt Nam
Trước năm 1954, từ khi các công trình văn học sử Việt Nam ra đời, một số bài báo đã xuất hiện, luận
bàn về chúng. Ở giai đoạn trước 1945, tư duy về lý luận văn học sử không được giới thiệu trực tiếp. Các bài
báo trên các tạp chí Tri Tân, Tin mới của Vũ Văn Lợi, Nguyễn Văn Minh, Nguyễ
n Văn Tố, Thượng Sỹ… chỉ
là những bài phê bình sách liên quan nhiều đến vấn đề tư liệu, cách trình bày của các công trình văn học sử
mới xuất hiện. Sau 1945, quan điểm nghiên cứu lịch sử văn học đã bắt đầu rẽ thành hai hướng tư duy về lý
luận văn học sử: phương pháp viết văn học sử phương Tây, và quan điểm Mác-xít trong khi biên soạn lịch sử
v
ăn học Việt Nam.
Từ sau 1954, nhìn chung, khuynh hướng thứ hai đã chiếm ưu thế. Trong phần đầu của một số cuốn lịch
sử văn học Việt Nam, các soạn giả như Phạm Văn Diêu, Thanh Lãng… đã bàn về cách tiếp cận lịch sử văn học của
các bộ sách trước họ, và trình bày quan điểm của mình khi viết bộ lịch sử văn học đó. Các soạn gi
ả đã thể hiện
quan niệm về văn học, văn học sử, cách viết lịch sử văn học và cách phân kỳ văn học của mình. Các nhà nghiên
cứu khác như Nguyễn Văn Hoàn, Triêu Dương, Cánh Hồng, Lê Bá Hán, Thanh Lãng, Nguyễn Đức Đàn, Huệ Chi,
2
Phong Lê cũng có ý kiến về các công trình văn học sử mới xuất bản hoặc về công việc biên soạn lịch sử văn học
trên Nghiên cứu văn học, Tạp chí Văn học.
Những năm 1969, 1970, 1971, 1974, các Hội nghị thảo luận bàn về Đề cương cuốn Lịch sử văn học
Việt Nam, văn học thiểu số, phân kỳ văn học, ngôn ngữ v
ăn học được tổ chức. Từ năm 1984 trở đi, vấn đề
lý thuyết lịch sử văn học lại được đặt ra. Các cuộc Hội thảo diễn ra, các nhà nghiên cứu như Nguyễn Lộc,
Trần Đình Hượu, Đỗ Đức Hiểu, Mai Hương, Bích Thu, Nguyễn Hữu Sơn… bàn về phân kì văn học và
phương pháp viết lịch sử văn học. Một số bài báo viết
đề cập đến các bộ lịch sử văn học Việt Nam liên quan
đến cấu trúc bộ sách, phân kỳ, khuynh hướng tư tưởng, đối tượng, cách đánh giá, tiêu chí tiếp cận. Từ năm
1986 trở đi, số phận của các bộ lịch sử văn học một lần nữa được xét lại để chỉnh lý, đặc biệt là xung quanh
vấn đề đánh giá lại một số hiện tượ
ng văn học. Tuy vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về các bộ lịch
sử văn học Việt Nam trong thế kỷ XX vẫn còn đang bỏ ngỏ.
3. 2 Quá trình nghiên cứu lý luận về lịch sử văn học Việt Nam
Thời điểm khởi đầu của tiến trình tư duy về lý luận văn học sử Việt Nam đã bắt đầu từ khi khoa
nghiên cứu v
ăn học Việt Nam tiếp xúc với văn hoá phương Tây. Tư duy về lý luận văn học sử đã đi trước
quá trình thực tiễn biên soạn các bộ lịch sử văn học Việt Nam. Quan niệm văn học và phương pháp văn học
sử của các nhà phê bình và văn học sử như Brunetière, Gustave Lanson, P.Berger… đã tác động đến các nhà
văn học sử Việt Nam. Từ thập niên 40 của thế kỷ XX tr
ở đi, quá trình nghiên cứu lý luận về lịch sử văn học
được bộc lộ một cách đa dạng và thể hiện trên ba loại công trình nghiên cứu văn học sử khác nhau: các công
trình biên soạn lịch sử văn học Việt Nam, các tham luận tại các hội thảo và các bài báo bàn về văn học sử,
các công trình lý luận văn học sử.
Luận án của chúng tôi thừa kế các công trình trên, tiếp cận khoa học, quy mô và hệ thống v
ề Một thế kỷ
nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam đã diễn ra trong thế kỷ XX.
4. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp mà chúng tôi quan tâm gồm phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống cấu
trúc, phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gíc, phương pháp so sánh…
5. Đóng góp của luận án
Luận án này có đóng góp trên các phương diện sau: 1. Phác hoạ tiến trình thực tiễn nghiên cứu và biên
soạn lịch sử văn h
ọc Việt Nam và quá trình tư duy lý luận về lịch sử văn học, 2. Khảo cứu các vấn đề lý luận về
lịch sử văn học qua việc khảo sát và đánh giá các bộ lịch sử văn học Việt Nam và các công trình nghiên cứu về
phương pháp luận văn học sử. 3. Trình bày yêu cầu về việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử văn học Việt Nam
hiện nay dưới góc nhìn mới và yêu cầu c
ủa thời đại mới.
6. Bố cục của luận án
Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, Phần nội dung gồm ba chương như sau:
Chương 1: Tiến trình biên soạn lịch sử văn học Việt Nam
Chương 2: Đặc trưng tư duy, phương pháp biên soạn của các bộ lịch sử văn học Việt Nam
Chương 3: Các vấn đề lý luận từ thự
c tiễn biên soạn văn học sử Việt Nam
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TIẾN TRÌNH BIÊN SOẠN LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
1.1 Tình hình biên soạn lịch sử văn học Việt Nam
1.1.1 Khái niệm lịch sử văn học
3
Ở Việt Nam, nhà văn học sử thường không phân biệt hai khái niệm lịch sử văn học và văn học sử.
Lịch sử văn học thường được chỉ cho toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của một nền văn học hoặc
một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá trình đó. Nhiệm vụ của lịch sử văn học phải giúp người đọc nhận
diện diệ
n mạo toàn cảnh của một nền văn học và những đặc điểm, quy luật vận động, phát triển của nền văn
học đó; cũng như những giá trị của văn học đối với đời sống xã hội, những cách tiếp nhận văn học trong các
thời kỳ lịch sử. Đối tượng chủ yếu của lịch sử văn h
ọc là phương diện sinh thành của văn học, là những yếu
tố tạo nên lịch sử văn học và các quy luật vận động của nền văn học.
1.1.2 Sự xuất hiện và vài đặc điểm cơ bản của các công trình văn học sử Việt Nam
1.1.2.1 Bước khởi đầu biên soạn lịch sử văn học Việt Nam
Đầu thế kỷ XX, các công trình văn họ
c sử đã xuất hiện, đến nay có khoảng trên 100 công trình, là một
trong những thành tựu nổi bật nhất khoa nghiên cứu văn học Việt Nam. Nhiều công trình chiếm vị trí quan
trọng trong nghiên cứu, giảng dạy văn học.
1.1.2.2 Đặc điểm cơ bản
Đặc điểm cơ bản của các công trình văn học sử Việt Nam là xuất hiện muộn; có tính bảo tồn, tính sư
phạm, tính ứ
ng dụng; được in thành sách và in trên báo chí; mang tính vùng miền, khu vực; có các cách nhìn
về lịch sử văn học khác nhau; chủ yếu do người Việt viết; chịu ảnh hưởng phương pháp viết văn học sử
phương Tây, Liên Xô, Trung Quốc…
1.1.2.3 Vấn đề sưu tầm và chọn các công trình văn học sử khi viết luận án
Chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, tuyển chọn tư liệu nghiên cứu là các công trình biên soạn lịch sử văn
học Việt Nam, các công trình nghiên cứu các vấn đề văn học sử Việt Nam và các công trình lý luận về lịch sử
văn học, theo vị trí vai trò và một số căn cứ khác.
1.1.3 Cơ sở hình thành và yêu cầu thực tế của việc biên soạn lịch sử văn học Việt Nam
1.1.3.1 Cơ sở hình thành
Cơ sở hình thành của các công trình biên soạn lịch sử văn học Việt Nam gồm những tiền
đề về lịch sử
xã hội và những tiền đề về nghiên cứu khoa học, giảng dạy.
1.1.3.2 Vấn đề tư liệu, sử liệu văn học sử Việt Nam
Việc biên soạn lịch sử văn học cần có tư liệu xác thực, nhưng các nhà văn học sử Việt Nam thường thiếu
tư liệu do tình hình lịch sử xã hội Việt Nam, quá trình sưu tầ
m và xác minh còn nhiều hạn chế. Một số tư
liệu văn học sử mới được tìm thấy chưa được sử dụng.
1.1.3.3 Yêu cầu thực tế thúc đẩy sự ra đời của các công trình biên soạn lịch sử văn học Việt Nam hiện
nay
Đầu thế kỷ XX, yêu cầu bảo tồn vốn văn hóa, văn học và yêu cầu giảng dạy, thúc đẩy sự ra đời của các
công trình văn học sử. Về sau, yêu cầu khoa học nghiên cứu lịch sử văn học càng thúc đẩy sự ra đời của các
công trình này.
1.2 Quá trình biên soạn lịch sử văn học Việt Nam
Quá trình biên soạn lịch sử văn học Việt Nam được khởi đầu bằng Nữ lưu văn học sử (1929) của Lê Dư,
khẳng định bằng Việt Nam văn học sử yếu (1943) của D
ương Quảng Hàm. Đó là sự kế thừa thành quả nghiên
cứu của những thế kỷ trước và sự tiếp thu tư duy cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học về lịch sử văn
học của phương Tây, đặc biệt là G. Lanson, G. Cordier, P. Berger. Những nhà văn học sử có đóng góp lớn
trong quá trình này từ 1929 đến 1945 là Dương Quảng Hàm, Lê Dư, Nguyễn Sĩ Đạo, Hoa Bằng, Nguyễn
Đổng Chi, Mộc Khuê, Ngô Tất T
ố, Kiều Thanh Quế, Phan Trần Chúc. Những đóng góp của các cuốn sách
này thể hiện qua các lãnh vực thu thập xử lý tư liệu, thử phân kỳ lịch sử văn học, ngôn ngữ văn học, bước
4
đầu đi tìm cơ sở phương pháp viết văn học sử. Đặc biệt, qua Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm
cho thấy quan niệm xem trọng tính chân thực về tư liệu, tầm quan trọng của bộ phận văn học dân gian, vận
dụng hệ thống thi pháp thể loại vào trong nghiên cứu lịch sử văn học. Ông cũng để lại phương pháp nghiên
cứu liên ngành, phê bình giáo khoa và so sánh v
ăn học.
Năm 1949, Nghiêm Toản cho xuất bản Việt Nam văn học sử trích yếu, đánh dấu việc biên soạn lịch sử
văn học theo quan điểm Mác-xít. Một số soạn giả tiêu biểu từ 1945 đến 1954 là Nghiêm Toản, Hoàng Xuân
Hãn, Nguyễn Tường Phượng, Bùi Hữu Sủng.
Ở miền Bắc, giai đoạn từ 1954 đến 1975 là thời kỳ nghiên cứu văn học sử thành công nhất cho
đến
nay, với sự đóng góp của các nhà văn học sử trong Ban nghiên cứu Văn Sử Địa, Nhóm Lê Quý Đôn, Viện
Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội… Các bộ Sơ thảo lịch sử văn
học Việt Nam, Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, Vă
n học Việt Nam
đã khẳng định được vị trí của mình lúc đó cả về sau này. Quan điểm Mác – Lênin được vận dụng có chủ đích
trong các công trình văn học sử. Ở miền Nam, các nhà văn học sử như Thanh Lãng, Lê Văn Siêu, Phạm Văn
Diêu, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Văn Sâm, Hoàng Trọng Miên, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Hữu Lợi, Thạch Trung
Giả… có tham vọng biên soạn những bản văn h
ọc sử mới. Trong đó, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên
và Bảng lược đồ văn học Việt Nam được đánh giá cao. Quan điểm tư tưởng chính trị của các nhà văn học sử
miền Nam đều theo hệ tư tưởng tiểu tư sản, tư sản.
Giai đoạn từ 1976 đến nay là thời kỳ nghiên cứu văn học sử sau khi thố
ng nhất đất nước. Các công
trình văn học sử miền Bắc trước đây đã phát huy tác dụng trong thời gian này. Viện Văn học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tiếp tục được chỉnh sửa, tái bản và biên soạn
nhiều công trình văn học sử mới cho đến nay.
Nhìn chung, quá trình biên soạn này có khi do cá nhân, có khi tập thể thực hiện. Nó diễn ra trên những
chặng đường lịch sử khác nhau, song nổi bật ở hai miền Bắc-Nam. Những công trình mới sau 1986 đã có
những thay đổi về quan niệm, phương pháp văn học sử.
CHƯƠNG 2: ĐẶC SẮC TƯ DUY, PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN CỦA CÁC BỘ LỊCH SỬ VĂN
HỌC VIỆT NAM
2.1 Các bộ lịch sử văn học Việt nam thời kỳ trước 1954
Tư duy nghiên cứu khoa học về lịch sử
văn học Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, do chịu
ảnh hưởng phương pháp nghiên cứu văn học sử phương Tây (Sainte Beuve, G.Lanson…). Tư duy nghiên
cứu thời kỳ này thể hiện rõ qua việc sưu tập, xử lý tư liệu, phân biệt các bộ phận văn học; phân kỳ văn học.
2.1.1 Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm (1943)
Công trình này có tính biên khảo khoa học và tính sư phạm. Soạn giả trình bày bằng cách chép sử
minh bạch. Quan niệm văn học ở đây chủ yếu mang nghĩa văn sử triết bất phân, văn học là quốc học. Quan
điểm văn học sử thể hiện rõ qua việc xử lý tư liệu xác thực; chọn tác phẩm văn học làm đối tượng chính; bàn
sâu về sự ảnh hưởng văn hóa, văn h
ọc; văn học dân gian; ngôn ngữ văn học; hệ thống thi pháp thể loại văn
học; phân kỳ văn học. Phương pháp nghiên cứu nổi bật là phương pháp so sánh văn học, phương pháp phê
bình giáo khoa, phương pháp nghiên cứu liên ngành. Hạn chế chủ yếu ở nguồn tư liệu và quan niệm văn học.
2.1.2 Việt Nam văn học sử trích yếu của Nghiêm Toản (1949)
Công trình này có tính chất truyền bá phổ thông. Cách trình bày theo lối hành vă
n nhẹ nhàng, chú ý
trích yếu những tác phẩm có giá trị thẫm mỹ. Do chịu ảnh hưởng tư tưởng Mác-xít, soạn giả đã xác định lập
trường văn học phản ánh xã hội dựa trên hai động lực đấu tranh và dân chúng hóa. Tư duy văn học sử thể
5
hiện qua cách giới thuyết văn học, văn học sử, các bộ phận văn học, thể loại văn học, phân kỳ văn học, ảnh
hưởng văn hóa, văn học… Đặc biệt, tư duy vận dụng phương pháp xã hội học Mác-xít vào nghiên cứu văn
học sử Việt Nam đã bộc lộ rõ nét.
2.2 Các bộ lịch sử văn học Việt Nam ở miền Bắ
c (1954-1975)
Ở miền Bắc, các nhà văn học sử nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam trên quan điểm duy vật lịch sử,
phản ánh luận, phương pháp xã hội học Mác-xít.
2.2.1 Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của Ban nghiên cứu Văn Sử Địa (1957-1960) và Viện Văn học
(1964)
Mục đích biên soạn ở đây hướng đến tác dụng của văn h
ọc đối với dân tộc. Văn học Việt Nam phản
ánh tính chất chống xâm lăng của dân tộc ta. Đối tượng văn học gồm cả văn học dân gian và văn học viết,
Hán văn và Việt Văn. Các soạn giả đã bước đầu sử dụng quan niệm phân kỳ văn học đối với văn học dân
gian. Các tác giả muốn phân kỳ lịch sử viết dựa trên chính b
ản thân sự vận động của văn học. Trong đó, văn
học chữ Nôm được các soạn giả lấy làm căn cứ phân kỳ. Mặt khác, họ yêu cầu các nhà văn học sử phải vận
dụng thành quả của các nhà phê bình văn học trong quá trình biên soạn lịch sử văn học Việt Nam.
2.2.2 Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn (1957)
Các soạn giả
dựa trên lập trường tư tưởng Mác-xít, nổi bật là quan điểm lịch sử. Đối tượng chính của
lịch sử văn học là các tác phẩm văn học tiêu biểu của dân tộc, nhưng, chỉ những tác phẩm viết bằng ngôn
ngữ dân tộc. Quan niệm phân kỳ văn học ở đây chịu chi phối bởi quan điểm lịch sử xã hội, chưa phân kỳ văn
học truyền miệng. Định hướng tư tưởng chi phối quan niệm về văn học, phân kỳ văn học và phương pháp
trình bày về lịch sử văn học Việt Nam của các soạn giả.
2.2.3 Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1961-1962)
Bộ giáo trình này đảm bảo được tính hệ thống, gồm 6 quyển, chịu ảnh hưở
ng khung chương trình
giảng dạy. Bộ phận văn học dân gian song song tồn tại với văn học viết và tác động lẫn nhau là một đặc điểm
quan trọng của lịch sử văn học Việt Nam. Phạm vi đối tượng chủ yếu của bộ sách này nhắm đến khía cạnh
đặc điểm và quy luật vận động của lịch sử văn học Việt Nam. Quan niệm phân k
ỳ văn học dựa chủ yếu vào
các sự kiện lịch sử, chính trị, xã hội, nhưng có tính hệ thống và nhất trí ba thời kỳ lớn. Tuy nhiên, các nhà
soạn giả này cũng có những điểm bất cập, như chưa bàn sâu về mối quan hệ văn học thời kỳ cận đại và hiện
đại, ảnh hưởng của văn học Pháp đối với văn học Việ
t Nam…
2.2.4 Giáo trình Văn học Việt Nam của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1961-1974)
Các giáo trình không được in thành một bộ như Trường Đại học Sư phạm. Văn học dân gian được
trình bày theo thể loại. Quan niệm nghiên cứu bộ phận văn học dân gian bám sát vào ý thức hệ, lịch sử chính
trị, thể hiện qua các thời kỳ lịch sử. Phương pháp trình bày văn học viết dựa vào quan niệm phân k
ỳ theo các
thế kỷ. Đối với mỗi thời kỳ, giai đoạn văn học cụ thể, các soạn giả có quan niệm và phương pháp tiếp cận
khác nhau. Tư duy văn học sử được thể hiện rõ khi bàn về việc sưu tầm tư liệu; sự khác biệt giữa các bộ
phận văn học, khuynh hướng tư tưởng của lịch sử văn học Việt Nam.
2.3 Các bộ lịch sử văn học Việt Nam ở miền Nam (1954 -1975)
Trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam, các nhà văn học sử không hình thành tập thể biên soạn,
chịu ảnh hưởng tư tưởng của chế độ Sài Gòn, chịu ảnh hưởng phương pháp văn học sử phương Tây như
phương pháp phê bình giáo khoa, phương pháp thực chứng, quan điểm về văn bản học, sự vậ
n động hình
thức thể loại.
2.3.1 Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ (1961-1965)
6
Trong công trình này, cách viết không dừng lại ở thống kê, mô tả mà phải làm nổi bật tài liệu và tư
tưởng học thuật văn học. Soạn giả đưa ra khái niệm văn học lịch triều và văn học hiện đại trên cơ sở ảnh
hưởng văn học Trung Quốc và phương Tây. Văn học Việt Nam gồm cả văn học dân gian và văn học Viết,
văn học chữ
Hán chỉ được đưa vào phần phụ. Số lượng tác gia văn học là 70, rộng về cơ cấu. Phân kỳ văn
học trên tiêu chí ngôn ngữ văn học, nhưng còn hạn chế. Mặt khác, quan điểm thể loại văn học ở đây theo lối
cũ. Thể loại văn học là hằng số trình bày văn học sử.
2.3.2 Bảng lược đồ văn học Việt Nam
của Thanh Lãng (1967)
Thanh Lãng muốn có một quan niệm sống động trong khi viết văn học sử qua chín công việc. Soạn giả
dựa theo phương pháp thế hệ văn học để phân kỳ văn học. Điểm khó khăn khi phân kỳ văn học là văn học cổ
điển Việt Nam ít có những biến động, ít có những trường phái và tiểu sử tác giả cũng như thời kỳ xuất b
ản
của tác phẩm còn nhiều mơ hồ. Đặc biệt, ông đã khảo sát cách nhìn nhận và đánh của người tiếp nhận qua
các thời kỳ văn học đối với tác phẩm văn học. Thanh Lãng cũng bàn đến vấn đề ảnh hưởng văn hóa, văn học
trong văn học thời đại cổ điển và văn học thời đại mới của Việt Nam.
2.4 Các bộ
lịch sử văn học Việt Nam thời kỳ thống nhất đất nước (từ 1975 đến thập niên đầu thế kỷ
XXI)
2.4.1 Vấn đề tái bản và xuất bản các bộ lịch sử văn học Việt Nam sau 1975
Sự thay đổi tư duy trong nghiên cứu lịch sử văn học thúc đẩy vấn đề tái bản có chỉnh sửa, bổ sung và
xuất bản những công trình mới của Vi
ện văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội.
2.4.1.1 Viện Văn học
Viện Văn học biên soạn các công trình mới về hai bộ phận văn học chống Mỹ và văn học chống Pháp,
khảo sát lịch sử lý luận văn học, văn học thiếu nhi, văn học yêu nước miền Nam dựa trên các thể loạ
i văn học
để thấy đầy đủ hơn lịch sử văn học Việt Nam.
2.4.1.2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Bộ Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam được tái bản bổ sung, có sửa chữa thành Lịch sử văn học Việt
Nam. Sau này, một số công trình mới xuất hiện với tên gọi Văn học Việt Nam. Quan điể
m tư tưởng, lịch sử
xã hội vẫn chi phối việc nghiên cứu lịch sử văn học. Vấn đề văn học sử được nhìn nhận lại như phân kỳ văn
học, vấn đề đánh giá các hiện tượng, khuynh hướng văn học.
2.4.1.3 Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Hai công trình Văn học dân gian các dân tộc ít người Việt Nam của Võ Quang Nhơn (1983) và Vă
n
học Việt Nam 1900-1930 của Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng (1988) đã lấp đầy hai khoảng trống còn để lại
của các nhà văn học sử trước đây khi nghiên cứu lịch sử văn học. Bộ Văn học Việt Nam từ thế kỷ X – nửa
đầu thế kỷ XVIII của Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1978-1979) đánh dấu bước tiến quan
trọng trong nghiên cứu lịch sử v
ăn học Việt Nam cổ trung đại. Quan điểm văn học sử chủ yếu dựa trên cơ sở
văn hóa, thể loại văn học, quy luật vận động của văn học.
a. Các công trình văn học sử được tái bản và xuất bản
b. Văn học Việt Nam thế kỷ XX do Phan Cự Đệ chủ biên (2004)
Các soạn giả tiếp cận văn học theo phươ
ng pháp loại hình học, thi pháp học, phong cách học. Nó chỉ
ra quy luật vận động của lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX và đặc trưng loại hình văn học Việt Nam hiện
đại. Phân kỳ văn học theo từng thể loại, không có khung chung cho các thể loại.
c. Văn học Việt Nam thế kỷ X-XIX do Trần Ngọc Vương chủ biên (2007)
7
Điểm nhìn đặt từ tư duy lý luận hiện đại, hệ quy chiếu mới về ảnh hưởng văn hóa văn học; sự vận
động loại hình và sự vận động thể loại. Vận dụng phương pháp văn hóa học để nghiên cứu đặc trưng và quy
luật văn học Việt Nam trung đại.
2.4.2 Lịch sử văn học Việt Nam, (tập 1) của Ủy ban Khoa họ
c Xã hội Việt Nam (1980)
Các soạn giả quan niệm văn học là một bộ phận cơ yếu của văn hóa. Lịch sử văn học gắn liến lịch sử
văn hóa và lịch sử dân tộc. Nguyên tắc và phương châm nghiên cứu được nêu ra cụ thể. Phân kỳ văn học dựa
trên hình thái xã hội và lịch sử Việt Nam. Từ ngôn ngữ văn học, các soạn giả bàn về văn họ
c Bắc thuộc và
văn học các dân tộc thiểu số. Phương pháp văn học sử dựa theo phương pháp xã hội học Mác-xít.
CHƯƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TỪ THỰC TIỄN BIÊN SOẠN VĂN HỌC SỬ VIỆT NAM
3.1 Quan điểm tiếp cận lịch sử văn học Việt Nam
3.1.1 Tác phẩm và tác gia văn học
Các nhà văn học sử Việt Nam đã lấy tác phẩm, tác giả là
đối tượng nghiên cứu lịch sử văn học. Họ
viết về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của các thời kỳ, giai đoạn văn học. Vị trí và vai trò của các tác phẩm,
tác gia văn học trong lịch sử văn học Việt Nam tuỳ thuộc vào quan điểm của nhà văn học sử. Phương pháp
viết theo thế hệ nhà văn đã được vận dụng trong biên soạn lịch s
ử văn học. Tuy nhiên, quan điểm này sử
dụng các tác giả, tác phẩm văn học cụ thể như một hằng số đo lường tiến trình văn học.
3.1.2 Thể loại văn học
Các quan điểm của các bộ văn học sử Việt Nam đều được viết dựa trên cơ sở thể loại. Sự khác biệt giữa
các nhà văn học sử là số
lượng và mức độ khảo cứu các thể loại trong các thời kỳ, giai đoạn tách biệt. Mặt
khác, các quan điểm trên, sử dụng thể loại như những hằng số để trình bày lịch sử văn học; xem thể loại là
tĩnh tại, hoặc có sự thay đổi đi nữa thì cũng chỉ trong ý niệm chứ chưa viết lịch sử văn học trên quan điểm
vận động của thể loại văn học.
3.1.3 Phân kỳ văn học
Tùy vào quan niệm văn học, lịch sử văn học, các soạn giả có quan điểm phân kỳ văn học khác nhau.
Càng về sau, quan niệm phân kỳ là sự kết hợp giữa logic nghiên cứu và logic trình bày. Hệ thống tiêu chí
phân kỳ chưa nhất quán, chỉ dựa tiêu chí cơ bản là lịch sử dân tộc rồi kết hợp các tiêu chí khác. Tiêu chí Thế
kỷ đang chiếm ưu thế. Phần văn học dân gian có khi được phân kỳ. Sự thống nhất quan điểm và tiêu chí phân
kỳ chưa được thể hiện.
3.1.4 Trào lưu, khuynh hướng và quy luật vận động văn học
Quan điểm viết lịch sử văn học dựa trên khuynh hướng tư tưởng là một hướng quan trọng của nhiều
nhà văn học sử Việt Nam. Sự thay
đổi của các khuynh hướng tư tưởng chính là sự vận động của văn học, của
lịch sử văn học Việt Nam. Tuy nhiên, các khuynh hướng nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ chưa được chú tâm đúng
mức. Các trào lưu văn học chỉ xuất hiện trong văn học Việt Nam hiện đại. Các soạn giả cũng đã phác họa
được những quy luật vận động cơ bả
n của lịch sử văn học Việt Nam trong những công trình văn học sử của
mình.
3.1.5 Ngôn ngữ văn học
Quan điểm dựa vào ngôn ngữ văn học trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam diễn ra theo hai
hướng cơ bản: chỉ chấp nhận các tác phẩm viết bằng tiếng Việt, chữ Việt; và chấp nhận những tác phẩm
được viết vừa chữ Hán, v
ừa chữ Việt (cả chữ Pháp, chữ Nhật). Quan điểm thứ hai chiếm ưu thế hơn. Các
cuộc tranh luận về bộ phận chữ Hán trên báo chí đã ảnh hưởng đến quan điểm của các nhà văn học sử. Một
8
số soạn giả còn khảo cứu cả văn bản văn học và các loại văn bản khác; hoặc không bắt đầu từ việc nghiên
cứu ngôn ngữ văn bản để phân tích, đánh giá tác phẩm.
3.1.6 Cấu trúc tổng thể của lịch sử văn học Việt Nam
3.1.6.1 Cấu trúc tổng thể cơ bản của các công trình văn học sử Việt Nam
Cấu trúc tổng thể cơ
bản gồm hai bình diện tồn tại là văn học dân gian và văn học viết; văn học người
Kinh nhiều hơn văn học các dân tộc thiểu số; văn học trong nước nhiều hơn văn học hải ngoại.
3.1.6.2 Cách nhìn mới về cấu trúc lịch sử văn học Việt Nam
Hiện nay, các nhà văn học sử đang hướng đến cấu trúc văn học mới bao gồ
m văn học của 54 dân tộc
anh em; tất cả các tác phẩm văn học chữ Hán, Nôm, Latin…; các bộ phận văn học trước thế kỷ X; văn học
triều Nguyễn; văn học công khai miền Nam; văn học hải ngoại. Trong đó, họ chú ý nghiên cứu chuyên sâu
về văn học dân gian; văn học cổ trung đại, cận đại, hiện đại và đương đại; văn học các dân tộc thiểu số
; văn
học dịch; lý luận phê bình văn học.
3.2 Đóng góp và hạn chế của các công trình văn học sử Việt Nam
Các công trình văn học sử là những bức tranh về diện mạo, đặc điểm và quy luật của lịch sử văn học
Việt Nam. Nó là một công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch văn học dân
tộc. Đối v
ới khoa nghiên cứu lịch sử văn học, những công trình này lưu lại nhiều quan điểm nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu các đối tượng của lịch sử văn học; và mang theo nhiều mô hình biên soạn lịch sử
văn học Việt Nam.
Những hạn chế cơ bản của các công trình văn học sử Việt Nam được thể hiện qua một số vấn đề về tư
duy lý luậ
n văn học sử, phương pháp biên soạn, quy mô công trình, tư liệu và đánh giá các hiện tượng văn
học.
3.3 Các công trình lý luận về lịch sử văn học
3.3.1 Những phương diện cơ bản trong lý luận về lịch sử văn học
3.3.1.1. Vài nét về những thành tựu cơ bản của việc nghiên cứu lý luận về lịch sử văn học trên thế giới
Đặc trưng lý lu
ận về lịch sử văn học thể hiện qua những vấn đề như đối tượng được phản ánh, nhiệm
vụ, chức năng, mục đích, nguyên tắc phương pháp luận, kết cấu, hệ thống, phương pháp viết lịch sử văn
học…Quan niệm mới về văn học và lịch sử văn học trong mối quan hệ truyền thống và hiện đạ
i là mấu chốt
quan trọng trong lý thuyết lịch sử văn học hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định tính lịch sử và tính kết
cấu là những nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận lịch sử văn học.
Quan niệm và phương pháp phân kỳ lịch sử văn học cũng được bàn đến nhiều, nhưng chưa thống nhất.
Quan niệm và cách tiếp cận tác phẩ
m văn học khi viết lịch sử văn học có nhiều thay đổi. Và khoa lịch sử văn
học cũng bộc lộ một số nhược điểm, hạn chế trong cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của nó.
3.3.1.2 Nhiều khoa học, trường phái, học thuyết khác nhau tác động đến lịch sử văn học
Bên cạnh nhiều khoa học, trường phái, học thuyết khác, hiện nay ba quan đ
iểm Lý thuyết tiếp nhận
văn học, Thi pháp học và Văn học so sánh đang tác động lớn đến lý luận về lịch sử văn học.
3.3.2 Những ý kiến, công trình lý luận về lịch sử văn học ở Việt Nam
3.3.2.1 Qua các công trình biên soạn lịch sử văn học Việt Nam
Từ khi các công trình biên soạn lịch sử văn học Việt Nam ra đời, các nhà nghiên cứu như Nguyễn
Đổng Chi, Dương Quảng Hàm, Ban nghiên cứu Văn Sử Địa, nhóm Lê Quý Đôn… đều bộc lộ trực tiếp hay
gián tiếp quan điểm về lịch sử văn học qua các công trình văn học sử của họ. Đối tượng nghiên cứu văn học
sử Việt Nam của họ tập trung vào các tác phẩm, tác giả, thể loại, ngôn ngữ, sự ảnh hưởng văn học, phân kỳ
và trình bày theo triều đại, th
ời đại.
9
3.3.2.2 Bằng các tham luận tại các hội thảo và các bài báo bàn đến lý luận về lịch sử văn học
Những công trình tham luận, bài báo bàn về lý luận về lịch sử văn học này tập trung trên các các tạp chí
như Tri Tân, Nghiên cứu Văn Sử Địa, Nghiên cứu Văn học, Tạp chí Văn học, Văn học nước ngoài… Chúng
ta thấy nhiều bài viết liên quan đến lý luận về lịch sử văn họ
c Việt Nam trong các công trình, Tổng tập văn
học Việt Nam, Dương Quảng Hàm- con người và tác phẩm (2002).
3.3.2.3 Qua các công trình lý luận về lịch sử văn học
Trong thế kỷ XX, các công trình lý luận về lịch sử văn học đã xuất hiện. Cuốn Mấy vấn đề văn học sử
Việt Nam (1958) của Trương Tửu là công trình lý luận văn học sử đầu tiên của Vi
ệt Nam, nghiên cứu văn
học sử dưới quan điểm xã hội học, bàn về các khái niệm của văn học sử, đời sống văn học, các bộ phận cấu
thành cùa văn học sử Việt Nam. Công trình Bàn về phương pháp nghiên cứu văn học (1973) của Vũ Đức
Phúc nổi bật lên việc giới thuyết về các phương pháp nghiên cứu văn học sử như phương pháp lô-gic,
phương pháp lịch sử, bới cảnh lịch sử và phương pháp nghiên cứu về tác giả, tác phẩm, trào lưu, phân kỳ, thể
loại văn học. Lê Trí Viễn trong Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam (1987) và Quy luật phát triển lịch sử văn
học Việt Nam (1998) đã nêu lên được những đặc điểm, quy luật của lịch sử Việt Nam như là mộ
t sự đúc kết
thành quả nghiên cứu văn học sử Việt Nam. Trong công trình Các vấn đề của khoa học văn học của Viện
Văn học (1990), các vấn đề khoa học văn học được đưa ra trở thành những nguyên tắc khoa học của lịch sử
văn học, và hai bài viết liên quan đến chuyên ngành văn học sử đều chú ý đến vấn đề phân kỳ văn học.
Những bài viết trong Văn học sử những quan niệm mới, những tiếp cận mới (2001) của Viện Thông tin Khoa
học Xã hội xoáy sâu vào ba vấn đề
quan trọng là văn học Bắc thuộc, khoa nghiên cứu văn học Việt Nam từ
khi tiếp xúc với phương Tây, và vấn đề cách tiếp cận mới về các vấn đề của văn học sử Việt Nam. Trong
Phương pháp luận nghiên cứu văn học (2005), Phương Lựu nêu lên những nguyên tắc chung của nhận thức
lịch sử văn học, thời gian văn học sử và không gian văn họ
c sử. Những công trình này là các công trình lý
luận văn học sử chuyên biệt, có những đặc trưng riêng, góp phần và quá trình phát triển lý luận về lịch sử
văn học ở Việt Nam.
3.4 Yêu cầu mới khi biên soạn lịch sử văn học Việt Nam
3.4.1 Về nghiên cứu văn học sử Việt Nam
Trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam, vấn đề sưu tầm và xác minh tư liệu; phân kỳ v
ăn học,
đánh giá các hiện tượng văn học, mở rộng đối tượng được đặt lại trong tư duy lý luận văn học sử mới. Từ
mục đích và phương pháp cụ thể, nhà văn học sử có thể kết cấu công trình thích hợp. Vấn đề nghiên cứu lịch
sử văn học đang hướng đến nghiên cứu liên ngành, nghiên cứu trong tầm nhìn so sánh và căn cứ trên chính
bản thân v
ăn học.
3.4.2 Về phương pháp viết lịch sử văn học Việt Nam
Trên cơ sở các phương pháp biên soạn truyền thống, các nhà văn học sử đang muốn thể hiện phương
pháp viết mới tiếp thu hướng nghiên cứu nội tại của văn học (với các mô thức thảo mộc, vạn hoa, ngày và
đêm). Trong quá trình viết, các nhà văn học sử Trung Quốc đã để lại bài học v
ề vấn đề viết lại và viết mới
lịch sử văn học trong thời đại mới. Nhà văn học sử ngày càng được trang bị bởi các nguyên tắc viết văn học
sử cụ thể.
3.4.3 Về lý luận văn học sử
Các nhà văn học sử Việt Nam trong thế kỷ XX đã để lại cơ sở lý luận văn học s
ử qua thực tiễn biên
soạn lịch sử văn học Việt Nam. Trên tiến trình đó, luôn tiếp thu những tư duy lý luận mới để vận dụng trong
nghiên cứu lịch sử văn học. Với những gì họ để lại và những tư duy lý luận văn học sử hiện nay, người
10
nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam có thể xác lập được một hệ thống lý luận văn học sử trong khi nghiên
cứu lịch sử văn học dân tộc.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Trong thế kỷ XX, các nhà văn học sử Việt Nam đã tạo nên một tiến trình vận động trong khoa học
nghiên cứu và biên soạn lịch sử văn học Việt Nam. Trong đ
ó, qua Quốc văn trích diễm (1925), Dương
Quảng Hàm đã đặt nền móng cho việc phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam. Năm 1929, Nữ lưu văn học sử của
Sở Cuồng Lê Dư ra đời, đánh dấu mốc xuất hiện đầu tiên của khái niệm “văn học sử” trong tên gọi của một
công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam. Việt Nam vă
n học sử yếu (1943) của Dương Quảng Hàm ra đời
cho thấy sự trưởng thành của phương pháp nghiên cứu văn học sử ở Việt Nam, đặt mốc thành tựu chính thức
của các công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử văn học Việt Nam. Đến sau cuộc Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, hướng nghiên cứu lịch sử văn học dưới ảnh hưởng của quan điểm xã hội học Mác-xít b
ắt đầu xuất
hiện trong Việt Nam văn học sử trích yếu (1949) của Nghiêm Toản. Như vậy, thời kỳ trước 1954, quá trình
nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam diễn ra qua hai giai đoạn từ manh nha đến 1945 và giai đoạn 1945 đến
1954. Thời kỳ 1954 đến 1975, ở miền Bắc, các bộ lịch sử văn học Việt Nam của Ban nghiên cứu Văn Sử
Địa, nhóm Lê Quý Đôn, Tr
ường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đều được biên
soạn từ một tập thể đồng quan điểm. Các soạn giả lấy phương pháp xã hội học Mác-xít làm chủ đạo trong hệ
thống phương pháp viết văn học sử. Ở miền Nam, các nhà văn học sử như Phạm Văn Diêu, Phạm Thế Ngũ,
Thanh Lãng, Lê Văn Siêu ti
ếp tục chịu ảnh hưởng phương pháp viết văn học sử của G.Lanson,
Sainte-Beuve, H.Taine, Brunetière. Sau 1975, đất nước thống nhất, vấn đề nghiên cứu biên soạn lịch sử văn
học Việt Nam đã cơ bản đặt xong nền móng ban đầu. Các nhà văn học sử vẫn giữ phương pháp viết văn học
sử cũ (như ở miền Bắc trước đây biên soạn) bổ sung, vi
ết thêm một vài giai đoạn văn học chưa được nghiên
cứu hay tu chỉnh các công trình văn học sử đã có. Năm 1986 đánh dấu quá trình đổi mới của đất nước, những
vấn đề văn học sử được nhìn nhận lại, nên quá trình tái bản, có sửa chữa tiếp tục diễn ra. Từ thập niên 90 của
thế kỷ XX cho đến nay, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của
đất nước được thực hiện, do đó phương
pháp nghiên cứu lịch sử văn học cũng có nhiều thay đổi, biểu hiện mới nhất là ở hai công trình Văn học Việt
Nam thế kỷ XX (2004) do Phan Cự Đệ chủ biên và Văn học Việt Nam thế kỷ X-XIX (2007) do Trần Ngọc
Vương chủ biên. Tuy nhiên, một thời kỳ biên soạn lịch sử văn học Việt Nam trên quan đi
ểm mới vẫn chưa
xuất hiện.
Nếu phân định lịch sử nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam từ khi Khoa nghiên cứu văn học Việt Nam
ra đời (1945), thì một thế kỷ nghiên cứu này được phân làm hai thời kỳ trước và sau 1945. Khi đó, đỉnh cao
nghiên cứu, biên soạn lịch sử văn học Việt Nam ở thời kỳ trước 1945 là Dương Quảng Hàm. Còn thành tựu
của một th
ế kỷ nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam chủ yếu bộc lộ trong thời kỳ sau 1945 đến nay.
2. Khi khảo sát Một thế kỷ nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu và trình bày
quá trình thực tiễn biên soạn lịch sử văn học Việt Nam và quá trình tư duy lý luận về lịch sử văn học trong
thế kỷ XX. Hai phươ
ng diện thực tiễn và lý thuyết này đủ để nhận diện kết quả của việc viết lịch sử văn học,
thành tựu nổi bật nhất của Khoa nghiên cứu văn học trong thế kỷ XX. Đương nhiên, thành tựu chính là ở kết
quả của quá trình thực tiễn nghiên cứu.
11
3. Quá trình thực tiễn biên soạn lịch sử văn học Việt Nam trong thế kỷ XX đã để lại một nguồn tài
liệu đồ sộ khoảng hơn một trăm công trình lớn nhỏ về lịch sử văn học. Những nhà nghiên cứu tên tuổi nhất
trong quá trình biên soạn lịch sử văn học Việt Nam có thể được phân làm hai nhóm. Thứ nhất là các nhà văn
học sử nghiên cứ
u độc lập như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Đổng Chi, Ngô Tất Tố, Vũ Ngọc Phan, Nghiêm
Toản, Phạm Văn Diêu, Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng, Lê Văn Siêu Thứ hai là các tập thể, các nhóm nghiên
cứu, biên soạn như Ban nghiên cứu Văn Sử Địa, nhóm Lê Quý Đôn, các nhà văn học sử Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Viện Văn học. Trong đ
ó, các nhà văn học sử có công
lớn phải kể đến Trương Tửu, Lê Trí Viễn, Đinh Gia Khánh, Phan Cự Đệ, Chu Xuân Diên, Huỳnh Lý, Trần
Đình Hượu, Trần Ngọc Vương Đặc biệt, nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn vừa có những công trình nghiên cứu
độc lập, vừa có những công trình biên soạn tập thể, và có những công trình lý luận về lịch sử văn học Việt
Nam.
Thành tựu của quá trình biên soạn đó đã để lạ
i cho chúng ta những giá trị sâu sắc về tinh thần nghiên
cứu khoa học, về cơ sở thực tiễn nghiên cứu văn học sử và cả những định hướng nghiên cứu lịch sử văn học
Việt Nam hiện nay. Sự nhận diện để học hỏi, kế thừa và phát triển những gì mà các nhà văn học sử Việt Nam
đã thực hiện là cơ sở khoa học vững chắc cho v
ấn đề nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử văn học Việt Nam
hiện nay. Kinh nghiệm từ sự áp dụng phương pháp viết văn học sử đối với văn học Việt Nam của họ trở
thành giá trị khoa học-lịch sử quan trọng trong khoa nghiên cứu lịch sử văn học nước ta.
4. Sự ảnh hưởng phương pháp viết văn học s
ử và quá trình vận dụng lý luận về lịch sử văn học đối với
văn học Việt Nam là những đặc điểm nổi bật trong tiến trình tư duy lý luận về lịch sử văn học của các nhà văn
học sử Việt Nam. Những vấn đề này đã được chúng tôi đúc kết từ ba dạng công trình: công trình biên soạn lịch
sử văn học Việt Nam; các bài báo, tham lu
ận nghiên cứu về lịch sử văn học trên các tạp chí, hội thảo; và các
công trình lý luận về lịch sử văn học. Những nhà văn học sử có công trình lý luận về lịch sử văn học Việt Nam
là Trương Tửu, Vũ Đức Phúc, Lê Trí Viễn, Phương Lựu Nối kết các công trình trên sẽ tạo ra bức tranh những
quan điểm lý luận về lịch sử văn học của các nhà v
ăn học sử Việt Nam. Sự chịu ảnh hưởng phương pháp viết
lịch sử văn học từ nước ngoài khởi nguồn từ Dương Quảng Hàm cho đến các nhà văn học sử hiện nay, đi theo
hai hướng rõ rệt. Thứ nhất là ảnh hưởng của phương pháp viết văn học sử, phương pháp phê bình phương Tây
mà chủ yếu là Pháp. Thứ hai là ảnh hưởng phương pháp vi
ết văn học sử theo quan điểm Mác-Lênin về các vấn
đề văn hóa, văn học dân tộc. Hiện nay, tiếp thu dung hoà, liên kết đa ngành, đa phương pháp trên một hệ quy
chiếu mới đang là sự thể nghiệm chọn lọc tinh hoa lý luận về lịch sử văn học thế giới của các nhà văn học sử
Việt Nam.
Vấn đề vận dụng lý luận về lịch s
ử văn học của thế giới đối với nền văn học Việt Nam trong thế kỷ
XX không phải khi nào cũng thích hợp. Các bộ phận của tiến trình lịch sử văn học Việt Nam luôn được chọn
lựa và đánh giá khác nhau như các vấn đề văn học chữ Hán, phân kỳ văn học, văn học 1930-1945, văn học
các dân tộc thiểu số, văn học miền Nam Do v
ậy, qua các công trình văn học sử, diện mạo và đặc điểm của
lịch sử văn học Việt Nam luôn luôn thay đổi trên tính lịch sử và tính kết cấu khác nhau. Vì thế, cấu trúc của
lịch sử văn học Việt Nam luôn luôn biến động.
5. Những quan điểm của các nhà văn học sử Việt Nam trong các bộ lịch sử văn học Việt Nam và
trong các công trình lý luận về
lịch sử văn học có ưu điểm và nhược điểm. Trên tinh thần khoa học, nó khiến
chúng ta vừa phải công nhận vừa phải vượt qua để đổi mới, đổi mới về tư duy lý luận, đổi mới phương pháp
nghiên cứu, phương pháp viết văn học sử. Đó là do sự chênh lệch giữa một bên là bản thân nền văn học Việt
Nam phong phú, đa dạng, mộ
t bên là nỗ lực tái hiện tiến trình lịch sử văn học của các nhà văn học sử. Bản
thân văn học thì vận động, phát triển, thay đổi những giá trị liên tục, còn các bộ lịch sử văn học thì muốn
12
định hình nền văn học vào các khung lịch sử văn học để nhận diện. Bản thân văn học tương tác với nhiều
hình thái ý thức xã hội khác nhau, còn khả năng tri thức, khả năng tiếp cận văn học của nhà văn học sử thì có
hạn.
Vì vậy, nhìn vào thực tiễn nghiên cứu lịch sử văn học quá khứ với ngổn ngang các vấn đề chưa có kết
luậ
n cuối cùng, chúng ta cần nỗ lực cho những định hướng nghiên cứu, biên soạn lịch sử văn học trong nay
mai. Đó là một công việc khó có thể thực hiện trọn vẹn đối với năng lực của một cá nhân nghiên cứu lịch sử
văn học. Tuy nhiên, sự chọn lọc được những thành tựu, những giá trị nghiên cứu, những kinh nghiệm của các
nhà văn học sử đi trướ
c trên cả lý luận và thực tiễn nghiên cứu ở một mức độ nhất định, cũng giúp cho chúng ta
hiểu sâu hơn về lịch sử văn học dân tộc và có cơ sở phương pháp luận văn học sử vững chắc hơn. Đồng thời,
cũng vì thế, khi chúng tôi tạm dừng việc nghiên cứu Một thế kỷ nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam của các
nhà văn học sử trong luận án này, cũng là lúc chúng tôi nhận ra sự vênh lệch ít nhiều, nhận ra rằng còn nhiều
vấn đề cần nghiên cứu và bàn luận hơn nữa./.