1
Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
1. Ngay từ khi mới xuất hiện, thơ trẻ chống Mỹ đã đợc đông đảo
bạn đọc quan tâm bởi tính mới lạ, độc đáo cùng những giá trị t tởng
sâu sắc mà nó đã đóng góp cho văn học dân tộc. Làm nên những thành
tựu đó là một đội ngũ dồi dào, trẻ trung và đầy nhiệt huyết, giàu cá tính.
Họ đã để lại trong thơ những dấu ấn phong cách khá đậm nét. Đánh giá,
khái quát những thành tựu cùng những đóng góp của thơ trẻ chống Mỹ
cho nền văn học dân tộc là một việc làm cần thiết, đòi hỏi những công
trình nghiên cứu quy mô. Trong khuôn khổ của một luận án, chúng tôi
cố gắng tìm hiểu phong trào văn học này từ một số phong cách nghệ
thuật tiêu biểu.
2. Nhiều tác phẩm thơ kháng chiến (trong đó có thơ trẻ chống Mỹ)
đã và đang lu truyền, phổ biến trong công chúng, đợc đa vào giảng
dạy trong nhà trờng. Điều này chứng tỏ giá trị của thơ kháng chiến nói
chung và thơ trẻ chống Mỹ nói riêng. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây
có một số ý kiến phủ nhận giá trị cùng những đóng góp của văn học thời
kỳ này. Đối với phê bình nghiên cứu, có thể coi là hiện tợng bình
thờng nhng đối với tiếp nhận văn học thì sự mâu thuẫn trong các quan
điểm đánh giá nếu không nhanh chóng đợc giải quyết sẽ gây cho bạn
đọc rất nhiều khó khăn, đặc biệt là với việc dạy và học ở nhà trờng phổ
thông. Từ góc nhìn phong cách, chúng tôi hy vọng luận án có thể đóng
góp ít nhiều cho việc đánh giá những giá trị đích thực của phong trào
văn học này, đồng thời là những gợi ý bổ ích, thiết thực đối với việc dạy
học thơ kháng chiến trong nhà trờng hiện nay.
3. Ngay từ khi thơ trẻ chống Mỹ mới xuất hiện, nó đã giành đợc sự
quan tâm đáng kể của giới nghiên cứu, lý luận phê bình, giảng dạy văn
học và đông đảo công chúng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn cha có một
công trình nghiên cứu đi sâu vào phong cách của các nhà thơ trẻ trởng
thành trong giai đoạn chống Mỹ. Số lợng các bài viết khá nhiều nhng
chủ yếu mới chỉ đợc tập hợp trong các công trình chung về thơ từ năm
2
1945 đến năm 1975 và chỉ điểm xuyết về một số phong cách thơ riêng
lẻ, cha xác lập theo hệ thống. Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn
có đợc một cái nhìn bao quát, tổng thể về một số phong cách tiêu biểu
của thế hệ các nhà thơ trẻ chống Mỹ, thấy đợc sự thống nhất trong đa
dạng của thơ trẻ.
II. Lịch sử vấn đề
Trong phần này, chúng tôi tổng hợp các công trình, bài viết theo
trình tự thời gian với ba chặng cơ bản:
Chặng thứ nhất (từ 1965-1975): thơ trẻ chống Mỹ xuất hiện, phát
triển nhanh chóng, trở thành một hiện tợng độc đáo. Số lợng bài viết
khá nhiều, xen lẫn với sự đánh giá về thơ kháng chiến nói chung và chủ
yếu thiên về đánh giá giá trị nội dung, t tởng của tác phẩm.
Chặng thứ hai (1975-1985): các nhà thơ tiếp tục sáng tác về đề tài
chống Mỹ (các tác phẩm lớn chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn này). Đã
xuất hiện những công trình nghiên cứu về thơ kháng chiến nói chung và
thơ chống Mỹ nói riêng, trong đó có nhiều bài viết quan tâm đến các
phong cách thơ trẻ. Tính hệ thống đợc thể hiện khá rõ khi các tác giả
xem xét thơ trẻ chống Mỹ trong sự tiếp nối truyền thống và trong dòng
mạch thơ kháng chiến nói chung. Mặc dù vậy, phần lớn các bài nghiên
cứu cũng chủ yếu quan tâm đến nội dung t tởng của tác phẩm.
Chặng thứ ba (từ 1986 thời điểm đổi mới - đến nay): Những biến
động lớn về kinh tế xã hội những năm đầu thời kỳ đổi mới đã làm nảy
sinh những luồng t tởng phức tạp trong việc đánh giá lại những giá trị
văn học một thời. Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến phủ định, đa số các
nhà nghiên cứu vẫn đi sâu tìm hiểu, khẳng định những giá trị cũng nh
thành quả của thơ kháng chiến, trong đó có thơ trẻ chống Mỹ. Bên cạnh
những giá trị về nội dung, các tác giả cũng đã quan tâm nhiều hơn đến
phơng diện nghệ thuật, đi vào những vấn đề có tính chuyên sâu, đề cập
đến những khuynh hớng chính của thơ ca giai đoạn này nh tăng cờng
tính hiện thực và yếu tố tự sự, tăng cờng tính chính luận và triết lý, chất
suy tởng, khẳng định tự do hoá là xu hớng vận động chính, có ý nghĩa
lớn đối với sự phát triển hình thức thơ Việt Nam hiện đại.
3
III. Đối tợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
Đối tợng: Phong cách thơ trẻ tiêu biểu thời chống Mỹ.
Phạm vi: Tập trung vào các tác phẩm thơ giai đoạn chống Mỹ (bao
gồm cả các tác phẩm đợc sáng tác trớc và sau năm 1975) và những tác
giả từng đợc giải thởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam.
Mục đích: Nghiên cứu thơ trẻ chống Mỹ trong mối quan hệ với thơ
ca truyền thống, thơ ca dân tộc, thơ kháng chiến và thơ sau 1975. Với
mỗi tác giả, ngời viết cũng cố gắng tìm hiểu sự biến đổi, phát triển
phong cách qua các thời kỳ: trong kháng chiến, sau kháng chiến và thời
kỳ đổi mới.
IV. Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp hệ thống
Phơng pháp đối chiếu, so sánh
Phơng pháp thống kê, phân loại
Phơng pháp phân tích, tổng hợp
V. Đóng góp của luận án
Từ một số phong cách nổi bật, khẳng định giá trị và thành tựu của
thơ trẻ chống Mỹ cùng những đóng góp tích cực của nó đối với quá trình
hiện đại hoá văn học dân tộc.
VI. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án đợc
triển khai theo ba chơng:
Chơng I. Phong cách tác giả trong văn học nghệ thuật (những tiền
đề lý luận).
Chơng II. Thơ trẻ chống Mỹ những sáng tạo mới trong phong
cách nghệ thuật (phong cách chung của thơ trẻ chống Mỹ, trong đó có
đề cập đến phong cách chung của thơ kháng chiến 1945-1975).
Chơng III. Một số phong cách nghệ thuật tiêu biểu (cụ thể hoá).
4
nội dung
Chơng I
Phong cách tác giả trong văn học nghệ thuật
1. Khái niệm phong cách trong văn học nghệ thuật
1.1. Về khái niệm phong cách (quan niệm, định hớng chung)
1.2. Khái niệm phong cách trong văn học
Trình bày những quan niệm, những khuynh hớng nghiên cứu khác
nhau của các nhà nghiên cứu trên thế giới (Nga, Anh, Mỹ) và ở Việt
Nam về phong cách, từ đó lựa chọn một hệ thống quan niệm thống nhất,
làm cơ sở để nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn.
2. Các cấp độ biểu hiện của phong cách trong văn học
Nêu, phân tích và diễn giải chi tiết các cấp độ biểu hiện khác nhau
của phong cách trong văn học, từ những cấp độ hẹp nh phong cách tác
giả, phong cách tác phẩm cho đến những cấp độ bao quát nh phong
cách (văn học) dân tộc, phong cách trào lu, trờng phái, phong cách
thời đại,
3. Sự thể hiện của phong cách tác giả trong văn học
Nghiên cứu phong cách tác giả không thể không xét đến sự thể hiện
của nó trong thực tiễn (tác phẩm). Chỉ có qua tác phẩm, phong cách mới
thể hiện đầy đủ những giá trị đặc trng của nó, đó là một chỉnh thể toàn
vẹn, hữu cơ, một yếu tố vừa mang tính kế thừa vừa mang tính phát triển
đồng thời cũng là một thế giới nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ.
4. Những biểu hiện của phong cách văn học qua các thời đại
Trong phần này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến những khía cạnh nổi
bật của phong cách văn học dân tộc qua những thời đại khác nhau và
một số dòng thơ, phong trào thơ có ảnh hởng nhất định đối với thơ
kháng chiến và thơ trẻ chống Mỹ. Mục đích của chúng tôi là lựa chọn
những yếu tố tiêu biểu, nổi bật nhất, từ đó có thể khái quát lên đợc
5
quy luật phát triển của phong cách thơ ca dân tộc, so sánh, lý giải thơ trẻ
chống Mỹ trong các quan hệ đồng đại và lịch đại. Việc nghiên cứu thơ
trẻ trong hệ thống lớn nh vậy cho phép ngời viết có thể xác định đợc
những mối liên hệ mật thiết, cơ bản giữa một phong trào thơ hiện đại với
các các giá trị mang tính truyền thống, từ đó có thể thấy đợc thơ trẻ đã
kế thừa đợc những gì từ thơ ca dân tộc và đã sáng tạo, làm cho nó mới
thêm nh thế nào.
4.1. Văn học dân gian (ca dao dân ca)
Hai đặc điểm nổi bật của ca dao dân ca là tính tập thể và tính truyền
miệng. Những đặc điểm cơ bản này là cơ sở để hình thành nên những
đặc trng thẩm mỹ rất độc đáo của ca dao dân ca mà thơ ca bác học
không có đợc. Đó là khả năng lu truyền rộng rãi và nhanh chóng, sức
tác động mạnh mẽ và kết cấu mở giúp bạn đọc dễ dàng tham gia quá
trình "đồng sáng tạo" một cách thực sự. Các yếu tố này tơng tác với
nhau, cộng hởng lẫn nhau, tạo nên một kiểu kết cấu linh hoạt, đa dạng,
dễ vận động và biến đổi, giúp cho ca dao dân ca có thể thể hiện đợc
những sắc thái tình cảm đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều địa
phơng, nhiều vùng miền. Trải qua quá trình gọt giũa, trau chuốt lâu dài,
nhiều câu ca dao dân ca đã thực sự trở thành những viên ngọc quý, có
khả năng diễn tả một cách tinh tế những trạng thái tâm hồn, những xúc
cảm vô cùng phong phú của con ngời, đồng thời nâng những thể thơ
dân tộc (phổ biến nhất là thể lục bát) lên mức nghệ thuật, trở thành
những phơng thức, phơng tiện thể hiện hiệu quả nhất đời sống tâm
hồn của con ngời. Nhiều tác giả thơ ca trung đại, hiện đại (Nguyễn Du,
Nguyễn Bính, Nguyễn Duy ) vừa chịu ảnh hởng sâu sắc từ thơ lục bát
vừa góp phần sáng tạo, làm cho thể thơ này ngày càng hoàn thiện hơn,
có khả năng biểu hiện tinh tế và phong phú hơn.
4.2. Thơ trung đại
Tồn tại và phát triển trong một khoảng thời gian dài, song song với
sự tồn tại và phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam, thơ trung
đại chịu sự tác động và thể hiện khá rõ nét những biến chuyển của chính
trị xã hội. Trong mỗi giai đoạn phát triển của chế độ quân chủ phong
kiến, thơ trung đại lại mang những đặc điểm khác nhau và để lại những
6
dấu ấn phong cách khác nhau. Trong giai đoạn phong kiến thịnh trị, thơ
(cùng với các loại hình nghệ thuật khác) gắn liền với ý thức hệ, thể hiện
quan điểm, t tởng và quan niệm thẩm mỹ của giai cấp thống trị. Đặc
trng của thơ thời kỳ này là tính khuôn mẫu, tính chuẩn mực (trên cả hai
phơng diện nội dung và hình thức) và khả năng dồn nén, hàm súc đến
mức tối đa. Khi chế độ phong kiến bớc vào thời kỳ suy thoái, thơ văn,
nghệ thuật dần dần tách ra, không còn phụ thuộc vào giai cấp thống trị
nh trớc. Bắt đầu xuất hiện các khuynh hớng phản kháng, phê phán xã
hội, bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc của ngời lao động, đặc
biệt là phụ nữ. Về mặt nghệ thuật, bắt đầu đã có những "phá cách",
những cách tân nghệ thuật đặc sắc. Nhiều tên tuổi lớn xuất hiện (Nguyễn
Du, Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng ) cùng những
tác phẩm đặc sắc không chỉ bởi nội dung mới mẻ mà còn bởi bút pháp
tài hoa, thể hiện rõ dấu ấn phong cách của từng ngời.
4.3. Thơ hiện đại (trào lu Thơ mới và thơ cách mạng)
Khái niệm "thơ hiện đại" đợc xác định từ phong trào Thơ mới
dới sự tác động của các trào lu văn học phơng Tây đã dần thoát ra
khỏi ảnh hởng của thi pháp thơ ca trung đại để thể hiện những t tởng,
quan niệm và bút pháp mới mẻ của thời hiện đại. Để phù hợp với yêu
cầu và nhiệm vụ của luận án, trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến
hai hiện tợng văn học lớn: phong trào Thơ mới và thơ cách mạng (chủ
yếu là thơ kháng chiến giai đoạn từ 1945 đến 1965, khi các nhà thơ trẻ
bắt đầu xuất hiện).
Thơ mới (1932-1945) là một hiện tợng văn học lớn nửa đầu thế kỷ
XX. Với cái tôi cá nhân và ý thức cá nhân, các nhà thơ mới đã thực sự tạo
nên "một cuộc cách mạng trong thi ca", tạo nên những biến chuyển mạnh
mẽ trên nhiều phơng diện, thực sự thổi một luồng sinh khí mới vào nền
văn học nớc nhà. Những xúc cảm ớc lệ nhiều khi đã trở nên mòn sáo,
những khuôn khổ quy phạm, những công thức gò bó bị phá vỡ, thay vào
đó là những tình cảm sôi nổi, bồng bột, trẻ trung, đợc thể hiện bằng ngôn
ngữ, giọng điệu mới đã đa thơ đến với đông đảo ngời đọc, trở thành
một món ăn tinh thần nhiều d vị. Kế thừa và phát triển những tinh hoa
của văn học dân tộc, kết hợp hài hoà giữa phơng Đông và phơng Tây,
7
các nhà thơ mới đã tạo nên một vờn thơ đầy hơng sắc. Thế Lữ, Xuân
Diệu, Huy Cận, Lu Trọng L, Nguyễn Bính, Anh Thơ ngời thì phiêu
diêu vô định, ngời thì sôi nổi, khát khao, ngời thích đắm say, hoài
niệm Mỗi ngời một phong cách, một dáng vẻ nhng ai cũng tha thiết
gắn bó với đời, khát khao hoà nhập với đời.
Cùng ra đời và song song tồn tại với Thơ mới nhng với những hạn
chế nhất định về mặt lực lợng, đặc biệt là do hoàn cảnh khách quan
(chủ yếu đợc sáng tác trong tù, mục đích chính là tuyên truyền, vận
động cách mạng), thơ cách mạng không có đợc những thành tựu nổi bật
nh Thơ mới. Chỉ đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, đất nớc
giành đợc độc lập, tự chủ, thơ cách mạng (sau khi cuộc kháng chiến
toàn quốc bùng nổ đã phát triển thành trào lu thơ ca kháng chiến) mới
thực sự trở thành một phong trào văn học rộng khắp, đạt đợc nhiều
thành tựu và có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của văn học
dân tộc.
Với sự đa dạng, phong phú về mặt lực lợng, thơ kháng chiến vừa
tiếp nhận, kế thừa đợc những thành quả của các phongg trào, giai đoạn
thơ trớc đó vừa chứa đựng những mầm mống phát triển tích cực. Với ba
xu hớng chính (cách mạng hoá, tự do hoá hình thức và dân chủ hoá)
thơ kháng chiến vừa thể hiện đợc quy luật phát triển nội tại (không
ngừng phát triển về mặt thể loại) vừa đảm đơng đợc sứ mệnh cao cả
mà lịch sử và dân tộc đã giao phó: tuyên truyền, vận động cho kháng
chiến, trở thành chứng nhân lịch sử, nguồn cổ vũ, động viên, món ăn
tinh thần không thể thiếu của bộ đội, nhân dân
Phong cách thơ kháng chiến vừa rất đa dạng vừa đợc định hình
trên những nét lớn. Trớc hết đó là khả năng mở rộng biên độ, ôm chứa
hầu hết mọi mặt của đời sống kháng chiến. Thơ ngày càng trở nên gần
gũi với đời sống nhân dân, có khả năng thâm nhập vào mọi ngõ ngách
của đời sống lao động, chiến đấu. Từ cuộc sống đời thờng, bình dị, thơ
cất cao tiếng nói của dân tộc, cộng đồng, tiếng nói của lơng tri, chính
nghĩa. Từ khát vọng nắm bắt và thể hiện những vấn đề lớn lao của dân
tộc và thời đại, phong cách trữ tình chính luận đợc hình thành, phát
triển, mang đến cho thơ chiều sâu và sức khái quát mới.
8
Xu hớng dân chủ hoá, tự do hoá hình thức khiến cho thơ cũng
ngày càng trở nên bình dị, khoáng đạt hơn. Bên cạnh các thể thơ quen
thuộc (đặc biệt là thể lục bát), thể thơ tự do, vốn đã có đợc những thành
công nhất định từ thời Thơ mới, tiếp tục phát triển mạnh, trở thành một
trong những thể chủ đạo của phong trào này. Cùng với các nhà thơ lão
thành từng nổi danh trớc Cách mạng tháng Tám 1945, sự xuất hiện của
hàng loạt các tác giả trẻ nối tiếp nhau (từ Trần Mai Ninh, Nguyễn Đình
Thi, Chính Hữu thời chống Pháp cho đến Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,
Hữu Thỉnh sau này) khiến cho thơ kháng chiến vừa ngày càng trởng
thành vừa luôn giữ đợc nét mạnh mẽ, trẻ trung. Đây chính là nhân tố
chủ yếu khiến cho thơ kháng chiến luôn thể hiện đợc nét mới mẻ, đặc
sắc dù ở trong giai đoạn phát triển nào.
5. Sự xuất hiện lớp nhà thơ kiểu mới
Nói tới "lớp nhà thơ kiểu mới" ở đây là nói tới thế hệ các nhà thơ
trẻ xuất hiện vào khoảng sau năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ
bắt đầu. Từ "mới" không chỉ bao hàm ý nghĩa t tởng, tình cảm mới mà
còn là cách t duy mới, quan niệm mới về thời đại, về chiến tranh, về ý
nghĩa cuộc đời, ý nghĩa của sự hy sinh, v.v. "Mới" cũng có nghĩa là dám
vợt lên trên cách nghĩ, cách biểu hiện cũ.
Nói ngắn gọn, thế hệ thơ trẻ chống Mỹ đã thể hiện sự kết hợp hài
hoà lý tởng thẩm mỹ của dân tộc và thời đại với sức trẻ, sức sáng tạo và
khát vọng cống hiến của một thế hệ đợc sinh ra và lớn lên từ cái nôi
của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nớc ta trong khoảng
mời năm từ sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc
thắng lợi. Liên quan và ảnh hởng trực tiếp đến sự xuất hiện của thế hệ
này là hoàn cảnh lịch sử và những vấn đề tâm lý xã hội, tâm lý nghệ
thuật trong thời điểm sống còn của vận mạng dân tộc. So với thời
chống thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã ở một
tầm cao mới, nó không chỉ đòi hỏi con ngời phải tham gia bằng tất cả
tinh thần yêu nớc, lòng nhiệt tình, sẵn sàng xả thân cho sự nghiệp lớn
mà còn phải có nhận thức đầy đủ, sắc bén về đạo lý và chính nghĩa, về
quy luật của chiến tranh, ý thức đợc sức mạnh của cá nhân mình cũng
nh của cả cộng đồng. Thơ ca, với vai trò là vũ khí tuyên truyền sắc bén
9
trên mặt trận hàng đầu, càng phải thể hiện yêu cầu đó rõ hơn bao giờ
hết. Sự xuất hiện của thế hệ thơ trẻ chống Mỹ có ý nghĩa tất yếu bởi
với khả năng hiện có cùng với nguồn tri thức mới mẻ đã có đợc từ
trên ghế nhà trờng, họ có thể đáp ứng đợc nhu cầu bức thiết của cách
mạng lúc bấy giờ.
Chơng II
Thơ trẻ chống Mỹ những sáng tạo mới
trong phong cách nghệ thuật
Về nguyên tắc, khi nghiên cứu một hiện tợng, một phong trào văn
học không thể bỏ qua những yếu tố đồng đại và lịch đại, đồng thời xem xét
những yếu tố liên quan hoặc tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát
triển của hiện tợng hay phong trào văn học đó.
Bởi vậy, khi nghiên cứu, chúng tôi đã đặt thơ trẻ chống Mỹ trong
nhiều mối quan hệ:
Bối cảnh lịch sử xã hội và những yếu tố tác động đến sự hình
thành, phát triển của một hiện tợng, một phong trào văn học.
Quan hệ với thơ ca truyền thống (thơ dân gian, thơ trung đại), thơ
từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (thơ mới, thơ cách mạng).
Quan hệ với cả hệ thống thơ kháng chiến (thơ thời chống Pháp,
thơ trong những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống
nhất đất nớc ở miền Nam, thơ chống Mỹ).
Để có đợc một cái nhìn bao quát hơn, ở nội dung này chúng tôi
không chỉ quan tâm đến thơ trẻ chống Mỹ nh một hiện tợng biệt lập mà
đặt nó trong yếu tố lớn hơn, đó là toàn bộ nền thơ kháng chiến của dân tộc
trong 30 năm (1945-1975). Với cách tiếp cận nh vậy, chúng tôi hy vọng có
thể xác lập đợc tiến trình phát triển của thơ ca trong bối cảnh phức tạp của
lịch sử dân tộc nửa đầu thế kỷ XX.
Phong cách thơ trẻ chống Mỹ đợc thể hiện nổi bật qua các đặc
điểm: chất sử thi, khuynh hớng tăng cờng chất hiện thực, chất chính
luận và trí tuệ, bên cạnh đó không thể bỏ qua những sáng tạo mang tính
10
đột phá về mặt nghệ thuật. ở đây cũng có thể lu ý rằng những đặc điểm
trên không phải đến thơ trẻ chống Mỹ mới có mà là đã đợc manh nha
từ những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp và tiếp tục phát
triển qua thế hệ các nhà thơ lão thành nh Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy
Cận, Lu Trọng L Có đặc điểm chỉ đến thơ trẻ mới thực sự rõ nét
(chẳng hạn nh khuynh hớng tăng cờng chất tự sự, tự do hoá ngôn
ngữ thơ ) nhng cũng có những đặc điểm mang tính kế thừa, chủ yếu
khi đi vào thơ trẻ đã đợc thể hiện theo những cách thức mới, cách quan
niệm mới (ví dụ nh chất sử thi, chất trí tuệ, chính luận ). Bởi vậy nên
chúng tôi thờng xuyên sử dụng thao tác so sánh, đối chiếu, đặt thơ trẻ
chống Mỹ trong tơng quan với cả nền thơ kháng chiến nói chung, từ đó
có thể tìm hiểu về phong cách thơ trẻ chống Mỹ theo những mức độ
khác nhau.
1. Chất sử thi với những hình tợng nổi bật
Chất sử thi là đặc điểm nổi bật của thơ trẻ nói riêng và thơ chống
Mỹ nói chung. Cái mới, cái độc đáo của thơ trẻ là ở cách quan niệm về
các hình tợng quen thuộc nh hình tợng Tổ quốc, hình tợng nhân
dân, hình tợng ngời phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh , ở cách tiếp
cận và biểu hiện riêng độc đáo, mang đến cho những hình tợng quen
thuộc này những lớp nghĩa mới, phong phú và có chiều sâu hơn.
1.1. Hình tợng Tổ quốc
Hình tợng Tổ quốc trong thơ ca kháng chiến nói chung và thơ trẻ
chống Mỹ nói riêng đã thoát khỏi những từ ngữ, hình ảnh ớc lệ, thay
vào đó đã đợc thể hiện một cách chân thực, cụ thể. Các nhà thơ đã soi
chiếu hình tợng đất nớc từ nhiều nguồn sáng, nhiều góc độ khác nhau,
đã miêu tả, đã khắc hoạ hình tợng đó trong nhiều mối quan hệ: quan hệ
với nhân dân, nhân loại, quan hệ với quá khứ, hiện tại và tơng lai. Mỗi
góc nhìn, mỗi quan hệ đều có thể làm nổi bật lên những ý nghĩa mới.
Điểm mới trong thơ chống Mỹ nói chung và thơ trẻ chống Mỹ nói
riêng là cách khắc hoạ hình tợng Tổ quốc từ góc nhìn văn hoá, soi
chiếu nó từ truyền thống văn hoá lịch sử và hiện tại. Trong cảm hứng tìm
về cội nguồn, các nhà thơ trẻ chống Mỹ rất chú trọng việc thể hiện hình
11
tợng đất nớc trong chiều dài thời gian lịch sử, từ đó có thể phát hiện ra
vẻ đẹp bình dị và thiêng thiêng của Tổ quốc. Hình tợng Tổ quốc có lúc
đã trở nên gần gũi đến mức có thể cảm nhận đợc bằng tất cả các giác
quan: "Trời ơi, nếu kẻ thù chiếm đợc Chỉ một gốc sim thôi dù chỉ gốc
sim cằn Tổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc?" (Hữu Thỉnh). Tổ quốc không
chỉ gắn với những truyền thống, những vẻ đẹp bình dị hay cao cả. Tổ
quốc còn là những gì nhỏ bé nhất, đơn sơ nhất xung quanh ta. Tổ quốc
đẹp trong niềm tự hào về một nền văn hoá, văn hiến lâu đời và gắn liền
nh máu thịt của mỗi con ngời: "Trong em và anh hôm nay Đều có một
phần Đất nớc" (Mặt đờng khát vọng Nguyễn Khoa Điềm); "Ôi Tổ quốc
ta yêu nh máu thịt Nh mẹ cha ta, nh vợ nh chồng Ôi Tổ quốc. Nếu
cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông" (Chế Lan Viên).
Hình tợng Tổ quốc là một trong những hình tợng đẹp đẽ, đợc
miêu tả thành công trong thơ kháng chiến, trong đó có thơ trẻ thời chống
Mỹ. ở đó có sự hoà quyện giữa cái tôi và cái ta, giữa lý trí và tình cảm,
giữa niềm tin, tình yêu và khát vọng để tạo nên hình tợng lung linh,
trong sáng, vừa có chiều rộng của hiện tại, tầm cao của thời đại vừa có
chiều sâu của lịch sử văn hoá, văn hiến lâu đời.
1.2. Hình tợng nhân dân
Trong thơ ca kháng chiến, hình tợng Tổ quốc thờng gắn liền với
hình tợng nhân dân. Cái nhìn mới về Tổ quốc mà các nhà thơ trẻ chống
Mỹ thể hiện cũng đã bao hàm những quan niệm mới về nhân dân. Nhân
dân là ngời làm nên lịch sử, cũng là ngời đã xây dựng nên truyền
thống văn hoá lâu đời, nhân dân là ngời "làm ra Đất Nớc" (Nguyễn
Khoa Điềm). Trong suốt quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nớc,
nhân dân lặng lẽ gánh trên mình bao vất vả, hy sinh, để rồi "hoá thành
một trời sao trên đất" (Thanh Thảo).
Hình tợng nhân dân hoá thân trong hình tợng những ngời mẹ,
ng
ời chị tảo tần, quanh năm vất vả nhng sẵn sàng hiến dâng giọt máu
cuối cùng của mình cho Tổ quốc (Hữu Thỉnh). Nhân dân là chỗ dựa tinh
thần của những ngời lính, cũng là biểu tợng cho sức mạnh cộng đồng
(Vũ Đình Minh)
12
Có thể nói ý thức về nhân dân là một trong những yếu tố tạo nên giá
trị mới cho thơ trẻ chống Mỹ. Gắn liền với cuộc sống của nhân dân là
tiền đề để thơ trẻ thể hiện giá trị hiện thực, đồng thời thể hiện cách nhìn
mới, cảm quan nghệ thuật mới về cuộc sống, về cách mạng.
1.3. Hình tợng ngời lính
Cùng với sự thay đổi trong cách nhìn về nhân dân, ý thức về ngời
lính cũng góp phần tạo nên đặc điểm mới của thơ trẻ chống Mỹ. Bên
cạnh hình tợng Tổ quốc, hình tợng nhân dân, hình tợng ngời lính là
yếu tố thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của thơ trẻ thời kỳ này.
Sự thay đổi lớn nhất, cơ bản nhất góp phần tạo nên những nét mới
trong hình tợng ngời lính giai đoạn này là về điểm nhìn. Nếu nh
trớc đây, ngời lính chủ yếu đợc miêu tả từ bên ngoài thì giờ đây,
những ngời lính đồng thời cũng là những nhà thơ, nhà văn, họ làm thơ
để "ghi lấy cuộc đời mình". Vẻ đẹp của họ là sự kết hợp giữa vẻ đẹp
truyền thống (lý tởng cao đẹp, tinh thần xả thân vì nớc, giàu tình
cảm ) và sự cách tân trong từng suy nghĩ, hành động, trong những quan
niệm mới về con ngời, về cuộc đời: quan niệm về Tổ quốc, về tình yêu,
về lẽ sống và cái chết
Điểm độc đáo trong hình tợng ngời lính thời kỳ này là họ rất giàu
chất suy t. Đối mặt với kẻ thù, họ nghĩ đến gốc sim cằn nh một nhiệm
vụ rất cụ thể để giành giật lại từng tấc đất (Hữu Thỉnh), đến cái nghĩa lý
của một cuộc chiến tranh (Thanh Thảo). Có khi đang hành quân trên
đờng dài, họ nghĩ đến hình ảnh ngời bà, đến "ổ trứng hồng tuổi thơ"
thân thuộc và gần gũi (Xuân Quỳnh). Ngay từ một tiếng cời, một cái
bắt tay "qua cửa kính vỡ" cũng gợi lên biết bao suy ngẫm (Phạm Tiến
Duật) Chất suy t khiến cho hình tợng ngời lính trở nên sinh động,
gợi cảm và cũng sâu sắc hơn.
2. Khuynh hớng tăng cờng chất hiện thực
Nh ở phần tr
ớc chúng tôi đã trình bày, khuynh hớng tăng cờng
chất hiện thực trong thơ là đặc điểm chung của thơ kháng chiến, có
nguồn gốc sâu xa trong lịch sử thơ ca dân tộc. Cái mới của thơ trẻ chống
Mỹ cũng là ở cách quan niệm, cách tiếp cận và mở rộng phạm vi hiện
thực. Hiện thực trong thơ trẻ chống Mỹ là hiện thực của cuộc sống sinh
hoạt, chiến đấu hàng ngày, hiện thực trong tâm hồn những ngời lính
13
đang ngày đêm đối mặt với gian khổ, hiểm nguy, là chiến trờng khốc
liệt nhng cũng không thiếu sự lãng mạn.
2.2.1. Hiện thực cuộc sống nơi chiến trờng
Nét mới nổi bật trong sáng tác của các cây bút trẻ thời kỳ này là họ
đã đa vào thơ những chi tiết ngổn ngang, bề bộn của đời sống chiến
trờng. Cũng có tiếng bom, có những mảnh tàn lá từ khu rừng đang
cháy, có những thời điểm những ngời lính đối mặt với quân thù, giành
nhau với chúng từng tấc đất, có những khi "đói mòn đói mỏi", đói ròng
đến mức "con gái hoá con trai" nhng về cơ bản, hiện thực đó vẫn đầy
tính lãng mạn, đợc thẩm thấu qua tâm hồn tơi trẻ của những ngời
lính. Tâm hồn trẻ trung, nhiệt huyết và rất giàu yêu thơng đã trở thành
sợi dây ăng-ten thu phát rất nhạy trớc những tín hiệu của sự sống. Một
tiếng kẹt cửa, một dải núi nơi đóng quân, tiếng ve kêu vào mùa, những
cây nấm trong rừng, tiếng nhạc la trong rừng sâu đã đi vào thơ và có
sức lay động mạnh mẽ đối với ngời đọc.
Có khi chất thơ trong tác phẩm đợc thể hiện qua những hình
tợng, hình ảnh rất mộc mạc, bình dị. Đa những hình ảnh của cuộc
sống bình dị vào thơ mà không làm mất đi chất thơ, đồng thời vẫn thể
hiện đợc ý nghĩa sâu sắc là nét độc đáo của thơ Phạm Tiến Duật và thơ
trẻ thời kỳ này. Thơ trẻ thiên về những chi tiết cụ thể và sẵn sàng đa
vào thơ những chi tiết về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong đó có cả
những chi tiết về cái đói, về cơn sốt rét giữa rừng, về những tâm t nhiều
mặt của ngời lính: "Con tép chết bom từ bến ngợc trôi về Không đói
không thể nào vớt đợc", "Những câu thơ lẫn vào cơn sốt Con chữ
cháy đen xiêu vẹo dáng hình". Sau những trận ma bom dữ dội ("Bom
B.52 cắt dọc đội hình", "Bom ở khắp nơi, bom rơi khắp đất"), nỗi khát
khao của ngời lính ("Thèm một làn nớc đục", "Thèm một chỗ ngồi
thong thả bóc măng") gợi lên những hình ảnh chân thực về ngời lính
nơi chiến trờng.
Lãng mạn hoá là một trong những thủ pháp quan trọng của thơ cách
mạng, thơ kháng chiến. Đến thơ trẻ, chất thi vị, chất lãng mạn đã giảm
đi nhiều, chất tả thực đ
ợc tăng cờng. Trên bức tranh chung của thời kỳ
ấy có bộ mặt xấu xa, gớm ghiếc của kẻ thù, có những cảnh tợng dữ dội
14
do bom đạn tàn phá cùng những vất vả, gian nan dọc đờng hành quân.
Những đau thơng, mất mát, những hi sinh không thể nói hết của những
ngời lính đợc thể hiện qua những hình tợng giàu sức ám ảnh: từ cái
nắm cơm cháy thành than "có dấu tay in lõm vào trong" (Hữu Thỉnh),
chiếc võng mục "ôm bạn ta trong cơn sốt cuối cùng" (Thanh Thảo), câu
nói nh lời trò chuyện bâng quơ: "Nếu tất cả trở về đông đủ S đoàn
tôi sẽ thành mấy s đoàn" diễn tả những nỗi đau lớn lao hơn nhiều so
với ý nghĩa trên bề mặt ngôn từ. Câu chuyện về cô bộ đội "Ba mơi lăm
tuổi chuyện chồng con cha nói Cả một thời thanh niên sôi nổi
ở bên nhau bếp lửa giữa rừng xa", hay ngời chiến sĩ coi kho "Mời
năm sống xa phố, xa làng Tám năm ở trong núi trong hang" trong thơ
Phạm Tiến Duật cũng cho thấy những hi sinh không thể tả xiết của các
chiến sĩ nơi chiến trờng.
Chiến tranh có thể rất tàn khốc, những mất mát, đau thơng của
nhân dân nói chung và những ngời lính nói riêng cũng vô cùng lớn lao
nhng nổi bật lên trên hết vẫn là bức chân dung cao cả, đẹp đẽ của ngời
chiến sĩ.
2.2.2. Bức chân dung tinh thần của thế hệ trẻ cầm súng chống Mỹ
Nếu so sánh về chất lợng, có thể thấy dù hình thành và phát triển
trên những cơ sở nền tảng của thơ kháng chiến nói chung và thơ thời
chống Pháp nói riêng nhng thơ trẻ chống Mỹ đã có sự biến đổi về chất
đáng kể, từ cách xây dựng hình tợng, phơng thức thể hiện nội tâm cho
đến ngôn ngữ, giọng điệu
Điểm khác biệt cơ bản nhất là hình tợng ngời lính trong thơ trẻ
chống Mỹ đợc miêu tả thiên về nội tâm nhiều hơn. Vẫn là những ngời
lính với tinh thần lạc quan, tình yêu Tổ quốc, vẻ đẹp lãng mạn nhng ở
thơ chống Mỹ, mỗi khía cạnh đó đã đợc khơi sâu thêm ở những tầng
nghĩa mới. Với khuynh hớng tăng cờng chất trí tuệ, chính luận trong
thơ, những ngời lính thời chống Mỹ dờng nh
suy t nhiều hơn, trăn
trở nhiều hơn. Trong thơ thời chống Pháp, chất kể có phần lấn át chất tả,
đến thơ trẻ thời chống Mỹ, giọng tả có phần trội hơn giọng kể. Nhà thơ
hớng cái nhìn vào trong, chia tách một sự việc thành nhiều yếu tố để
suy ngẫm, bình luận. Nếu coi mỗi chi tiết trong thơ là một yếu tố thì
15
trong thơ trẻ thời chống Mỹ, giữa các yếu tố có sự liên kết chặt chẽ hơn,
quan hệ giữa chúng là quan hệ tiếp nối theo lôgic bên trong. Trong bài
thơ Những dấu chân qua trảng cỏ của Thanh Thảo, từ những dấu chân,
tác giả suy nghĩ về những hành trình của con ngời (Nên nào biết ai đi
gần, đi xa), về những ngời đồng đội bị sốt rét (Dấu chân bấm xuống
đờng trơn, có nhoè? ), về những khát vọng không lời (Dấu chân nho
nhỏ không lời, không tên), cuối cùng là những dấu tích nhỏ bé (Những gì
còn lại chỉ là dấu chân) nhng vô cùng ý nghĩa của một đời ngời (Vẫn
đằm hơi ấm thiết tha Cho ngời sau biết đờng ra chiến trờng). Bài
thơ đầy suy t, trăn trở, các chi tiết đợc khơi sâu với nhiều tầng ý nghĩa
xoay quanh một sự vật: dấu chân qua trảng cỏ.
Những ngời lính trong thơ trẻ chống Mỹ suy nghĩ để làm chủ cuộc
sống và thực sự họ đã làm chủ cuộc sống. Tinh thần đó đợc khẳng định
qua tinh thần lạc quan, qua đời sống tình cảm của những ngời lính nơi
chiến trờng, từ tình đồng chí, đồng đội cho đến tình yêu Tổ quốc, quê
hơng, gia đình và tình yêu đôi lứa. Vẻ đẹp trong tâm hồn những ngời
đã từng "dập tắt lửa chiến tranh bằng máu của đời mình" (Thu Bồn) ấy
cũng là vẻ đẹp của đất nớc, dân tộc trong những năm chiến tranh.
3. Khuynh hớng tăng cờng chất chính luận, chất suy tởng
Nói đến thơ chính luận, thơ trí tuệ trớc hết phải nói đến Chế Lan
Viên với những vần thơ đanh thép, cách triết lý đa dạng, biến ảo. Các
nhà thơ trẻ chống Mỹ không thiên về những triết lý lớn lao và đầy sức
nặng nh Chế Lan Viên. Chất trí tuệ trong thơ trẻ đợc thể hiện chủ yếu
ở sức suy t, ở khả năng đào sâu đến từng khía cạnh nhỏ nhất của vấn
đề, mang đến cho bạn đọc cách cảm, cách nghĩ mới về những con ngời,
những sự kiện tởng nh đã vô cùng quen thuộc. Một khía cạnh khác
nữa là ở khả năng nhận thức thế giới xung quanh, khám phá, nhận thức
tâm hồn mình, tạo dựng bức chân dung tinh thần của thế hệ mình.
4. Những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của thơ trẻ chống Mỹ
Trong thành tựu chung của thơ kháng chiến, thơ trẻ chống Mỹ đã có
nhiều đóng góp đáng kể trong việc đổi mới hình thức nghệ thuật của thơ
ca dân tộc, chủ yếu trên các phơng diện thể thơ, giọng điệu, ngôn ngữ.
16
Về thể thơ: Thơ trẻ chống Mỹ đã phát triển và hoàn thiện thể thơ
tự do, trờng ca, thơ văn xuôi.
Về giọng điệu: các nhà thơ trẻ thế hệ chống Mỹ đã đa vào thơ
nhiều giọng điệu mới, trong đó mỗi ngời cũng tìm đợc cho mình một
giọng điệu riêng, thể hiện đợc những nét cá tính riêng độc đáo: Bằng
Việt suy t mà tha thiết, Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tởng, vừa
hiện thực vừa rất lãng mạn, Phạm Tiến Duật ngang tàng, hóm hỉnh, Hữu
Thỉnh sắc sảo, thông minh, Nguyễn Duy dùng lời quê, giọng quê mà vẫn
có thể truyền tải đợc những nội dung hiện đại
Về ngôn ngữ: Đóng góp đáng kể nhất của thơ trẻ chống Mỹ là
việc tăng cờng đa các yếu tố khẩu ngữ, yếu tố văn xuôi vào thơ, đa
thơ trở về gần gũi hơn với cuộc sống đời thờng.
Chơng III
Một số phong cách nghệ thuật tiêu biểu
I. Phạm Tiến Duật và bức chân dung tự hoạ của những ngời lính
Thơ Phạm Tiến Duật là bức chân dung tinh thần của một thế hệ mà nhà
thơ đã khắc hoạ bằng tất cả tâm huyết và sự say mê. Phong cách thơ Phạm
Tiến Duật đợc thể hiện rất rõ qua bức chân dung tự hoạ về thế hệ mình.
1.1. Những hình ảnh đa diện
Những ngời lính trong thơ Phạm Tiến Duật vừa mang những phẩm
chất điển hình của ngời chiến sĩ cách mạng vừa đợc thể hiện từ những
khía cạnh rất mới, rất lãng mạn. Chất lãng mạn của ngời lính đợc thể
hiện trên nhiều phơng diện: từ cách nhìn, cách quan niệm về cuộc sống
cho đến cách ứng xử, cách quan hệ, khả năng nhạy cảm đặc biệt, có thể
phát hiện vẻ đẹp của con ngời, cuộc sống từ những dấu hiệu tởng
chừng bình dị và nhỏ bé nhất Từ hình ảnh, dáng điệu cho đến suy
nghĩ, cử chỉ của họ toát lên vẻ mới lạ, trẻ trung, giàu sức sống. Qua
hình ảnh ngời lính, ta có thể nhận thấy rất rõ phong cách thơ Phạm
Tiến Duật, một phong cách vừa trẻ trung vừa lãng mạn. Khi miêu tả
17
những ngời lính, Phạm Tiến Duật chú ý nhiều đến vẻ đẹp bình dị, trong
sáng, lãng mạn đến hồn nhiên của họ. Nhà thơ đã từ cách cảm, cách nghĩ
của mình mà thể hiện cách cảm, cách nghĩ của cả một thế hệ. Những
tiếng cời, tiếng hát nhiều sắc thái, cung bậc của những anh bộ đội,
những cô gái thanh niên xung phong vừa thể hiện không khí chung "cả
nớc lên đờng" vừa thể hiện nét riêng trong sáng tác của nhà thơ.
Những hình ảnh đẹp, đầy chất thơ từ cuộc sống đã chuyển hoá vào hình
tợng đã góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật gần gũi, chân thực
nhng cũng không kém phần tinh tế, tài hoa của Phạm Tiến Duật.
1.2. Ngôn ngữ thơ - ngôn ngữ của đời sống, của ngời lính nơi chiến
trờng
Điểm nổi bật làm nên sự mới lạ trong thơ Phạm Tiến Duật chính là
cách sử dụng với một tần suất rất cao các yếu tố khẩu ngữ, đa ngôn ngữ
thơ đến thật gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày (Không có kính, ừ thì có
bụi, Không có kính, ừ thì ớt áo ), có những câu thơ tởng nh thuần
tuý chỉ làm nhiệm vụ ghi chép lại các sự kiện, sự việc (Những mảnh tàn
lá, Công việc hôm nay). Lời thơ không bị câu thúc bởi vần, nhịp nên có
hình thức giống nh câu văn xuôi (Cục Tác chiến báo sang tin cuối cùng
Về số máy bay rơi trong ngày và tàu chiến cháy, Em ở Thạch Kim sao
lại đùa anh nói là Thạch Nhọn? ). Việc hạn chế các phơng thức tu từ,
đa vào thơ những từ đệm, từ tình thái cũng là yếu tố khiến cho ngôn
ngữ thơ càng gần hơn với ngôn ngữ của lời nói thờng.
Cách sử dụng từ ngữ nh vậy tuy có làm cho những câu thơ không
còn vẻ mợt mà, trau chuốt nh trớc nhng không làm mất đi "chất
thơ" của tác phẩm. Ngợc lại, nó khiến cho những câu thơ trở nên gần
gũi, sinh động hơn, dễ tiếp nhận hơn.
1.3. Một giọng thơ tinh nghịch, hóm hỉnh
Giọng điệu nổi bật nhất và cũng là một trong những yếu tố tạo nên
phong cách thơ Phạm Tiến Duật là giọng hóm hỉnh, đùa vui, pha chút lãng
mạn, ngang tàng. Dù là lời của anh chiến sĩ trong đêm hành quân, của ngời
lái xe với chiếc xe không kính hay của cô gái thanh niên xung phong với
"cái miệng em ngoa cho bạn cời giòn" thì nó cũng cho thấy đời sống tinh
thần vô cùng sôi nổi của cả một thế hệ thanh niên lúc bấy giờ.
18
2. Hữu Thỉnh và nỗi niềm tha thiết với cội nguồn
Tổ quốc nhân dân quê hơng và Mẹ là những hình tợng xuyên
suốt trong thơ Hữu Thỉnh. Chúng thờng hoà quyện vào nhau thành
những hình tợng đa nghĩa, đa sắc thái.
2.1. Tổ quốc
quê hơng
nhân dân, sự thống nhất toàn vẹn
Cũng giống nh những nhà thơ trẻ thời ấy, Hữu Thỉnh không cảm
nhận Tổ quốc từ khía cạnh thiêng liêng nhng quá xa vời. Hình tợng Tổ
quốc không tách rời hình tợng quê hơng. Mỗi khi viết về Tổ quốc,
dờng nh cái đích đến cuối cùng của Hữu Thỉnh bao giờ cũng là quê
hơng. Mỗi sự vật, từ chiếc chõng tre xa, chiếc dây phơi đến hàng gạch
lún, chiếc bánh đa trong nỗi nhớ của ngời lính xa quê đều ẩn giấu cái
hồn quê mộc mạc và đằm thắm.
Cảm nhận của Hữu Thỉnh về đất nớc, quê hơng gắn liền với
những cảm nhận về nhân dân. Đó là một nhân dân anh hùng nhng cũng
rất cụ thể, gần gũi. Số phận nhân dân gắn liền với số phận đất nớc.
Trong muôn vàn nỗi đau mà nhân dân phải gánh chịu có nỗi đau của sự
cắt chia: "Khi anh hiểu nhân dân, nhân dân đang chia cắt Yêu Tổ quốc
mình, Tổ quốc bị chia đôi" (Đờng tới thành phố).
Hữu Thỉnh dành khá nhiều thời gian để khắc hoạ hình tợng ngời
phụ nữ, trong đó nổi bật lên hình tợng ngời mẹ, ngời chị, ngời em.
Mẹ là hiện thân cho nỗi gian lao của Tổ quốc, chị vừa là ngời tảo tần
gánh vác việc nớc, việc nhà vừa là hiện thân cho nỗi cơ cực của những
ngời phụ nữ có chồng ra trận, em là tình yêu và cũng là quê hơng đau
đáu mong chờ Khi ngời lính "ôm súng bò lên với trái tim tình
nguyện" để giữ lấy gốc sim cằn, nỗi nhớ "em" gắn liền với những dự
cảm nhức nhối: "Gốc sim cằn và xơ xác làm sao Không che nổi anh
đâu, bò cách chi cũng lộ Em có thể mất anh bất cứ lúc nào Em có
thể bơ vơ khi em còn rất trẻ " (Đờng tới thành phố).
2.2. Nỗi ám ảnh từ hồn quê dân d
Hữu Thỉnh đã đa vào thơ rất nhiều thi liệu dân gian nhng do cách
xử lý riêng, ông đã tạo ra cho thơ mình những nét khác biệt. Hữu Thỉnh
không giữ lại cách nói, điệu nói dân gian, thay vào đó là những điệu
19
mới, cách nói mới của thời hiện tại. Dấu ấn đậm nét nhất của dân gian
trong thơ Hữu Thỉnh là cách nói, cách nghĩ của ngời dân quê, những
cách nói, điệu hát có khả năng gây ra những "chấn động tâm hồn". Hữu
Thỉnh đã mợn cách nói, lối nói ấy để thể hiện những t tởng mới của
thời đại, tuy nhiên ông không giữ nguyên lối nói, cách nói ấy mà thờng
cách điệu, diễn đạt theo ngôn ngữ hiện đại nhằm mở rộng nội dung biểu
đạt của từ ngữ. Đọc những câu thơ của Hữu Thỉnh, dù viết về cuộc sống
chiến trờng hay viết về Tổ quốc, quê hơng, không khó để nhận thấy
nỗi ám ảnh thờng trực về một miền quê cách trở với những lời ru,
những câu hát nhọc nhằn mà trĩu nặng tình ngời. Chính yếu tố này giúp
bạn đọc nhận ra "chất quê", "hồn quê" trong thơ Hữu Thỉnh.
2.3. Thủ pháp trùng điệp một yếu tố nghệ thuật đặc sắc
Hữu Thỉnh có thể sử dụng hầu hết các kiểu điệp theo những cách
thức rất linh hoạt: điệp cả khổ thơ, điệp câu, điệp nhóm từ Có khi trong
một cặp câu, chỉ cần thay đổi một từ, một chi tiết cũng có thể tạo ra một
ý nghĩa mới: "Chiếc vó bè đã đặt xuống rồi Chiếc vó bè lại đặt xuống
rồi" (Chiếc vó bè), có khi trong một cặp cấu trúc lại không thể đặt trùng
khít lên nhau: "Ta vẫn khát khao Ta vẫn đợi những gian nan trận cuối"
(Đờng tới thành phố). Thờng gặp nhất là kiểu điệp từ, điệp nhóm từ:
"Anh còn lại sau những lần thay quân - Sau những lần hổ vồ - Sau những
lần voi đuổi - Sau bữa canh nấm độc cào gan - Thèm một chỗ ngồi
thong thả bóc măng - Thèm vỏ sắn lật mình trôi dới đáy " (Đờng
tới thành phố). Việc sử dụng hiệu quả thủ pháp trùng điệp tạo nên sức
vang ngân cho tác phẩm, qua đó tạo ấn tợng sâu sắc với bạn đọc.
3. Thanh Thảo trí tuệ và giàu sáng tạo
3.1. Nhân dân nhân vật chính của anh hùng ca thời hiện đại
Với Thanh Thảo, nhân dân không chỉ là ngời sáng tạo nên lịch sử
mà còn là ngời gánh chịu hầu hết những nỗi đau của lịch sử. Khái niệm
"nhân dân" đi liền với khái niệm về "số phận", vừa mang tính khái quát
cao (những ngọn sóng mặt trời "lớp lớp lặng chìm lớp lớp trào lên") vừa
gắn với thân phận những con ngời nhỏ bé và rất cụ thể: ngời mẹ, ông
Chín, thím Ba, chú Tám Nam Bộ Sức khái quát của thơ cùng với chiều
20
sâu suy tởng đã gợi lên những ý nghĩa sâu xa: số phận nhân dân gắn
liền với số phận đất nớc. Khi hình tợng dân tộc kết hợp với hình tợng
nhân dân và hình tợng mẹ, tầm khái quát cũng đợc nâng lên một cấp
độ mới: "dân tộc tôi khi đứng dậy làm ngời là đứng theo dáng mẹ
"đòn gánh tre chín dạn hai vai" mùa hạ gió lào quăng quật mùa
đông sắt se gió bấc dân tộc tôi khi đứng dậy làm ngời mồ hôi vã
một trời sao trên đất trời sao lặn hoá thành muôn mạch nớc chảy
âm thầm chảy dọc thời gian" (Những ngời đi tới biển).
3.2. Ngời hát "Bài ca ống cóng"
Bao trùm lên thế giới thơ Thanh Thảo là tiếng nói của sự thật: sự
thật về đời sống chiến trờng, sự thật trong t tởng, trong tâm trạng
của những ngời lính. Thanh Thảo không né tránh sự thật, trái lại còn
sẵn sàng khắc hoạ nó thật chi tiết để từ đó khái quát những vấn đề lớn
lao hơn.
Với mong muốn mang đến cho bạn đọc một cái nhìn chân thực,
toàn diện, bên cạnh các yếu tố tích cực, Thanh Thảo đã không ngần ngại
đề cập đến những phơng diện đợc coi là "nhạy cảm" này: sự hèn nhát,
nỗi sợ hãi trớc cái chết, cái đói đến cùng cực, số phận những kẻ đào
ngũ Đó là những vấn đề trong chiến tranh. Trong thời bình, hiện thực
trong thơ Thanh Thảo là muôn mặt cuộc sống đời thờng, sự hoà trộn,
khó phân định giữa cái xấu và cái tốt trong mỗi con ngời.
3.3. Những sáng tạo nghệ thuật nổi bật
3.3.1. Những cấu trúc trờng ca độc đáo
Thanh Thảo tổ chức trờng ca theo những cấu trúc khá phức tạp,
nhiều tầng lớp, phần lớn theo dòng sự kiện (Những ngời đi tới biển, Trẻ
con ở Sơn Mỹ, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bùng nổ của mùa xuân), có
khi vận dụng cấu trúc của một trò chơi (Khối vuông ru-bich) hoặc kết
hợp kiểu cấu trúc theo dòng sự kiện với các kiểu cấu trúc khác: với thủ
pháp điện ảnh (Trẻ con ở Sơn Mỹ), với cấu trúc âm nhạc (Bùng nổ của
mùa xuân). Mỗi kiểu cấu trúc có một hiệu quả nghệ thuật nhất định, đã
đợc tác giả khai thác một cách triệt để nhằm thể hiện cuộc sống từ
nhiều góc cạnh. Điều đó khiến cho trờng ca của Thanh Thảo luôn mới
mẻ và hấp dẫn.
21
3.3.2. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giàu tính hàm ẩn
Thanh Thảo đã tổ chức bài thơ theo những cách thức rất mới lạ. Nếu
chỉ quan sát trên những đơn vị quen thuộc nh câu thơ, đoạn thơ thì sẽ
rất khó hình dung cấu trúc tổng thể của tác phẩm. ở đây cần vận dụng
kiểu t duy hình khối, t duy theo mảng. Có mảng trùng với đoạn thơ,
khổ thơ nhng cũng có mảng do hai, ba khổ thơ kết hợp lại mà thành.
Giữa các mảng là những khoảng "không gian rỗng", ở đó ý nghĩa cha
đợc lấp đầy, vẫn đang trong quá trình phát sinh, phát triển. Cũng ở khu
vực này, Thanh Thảo đã chừa ra rất nhiều khoảng lặng với cách lập tứ
độc đáo, bất ngờ để diễn tả những ý nghĩa không trọn vẹn. Sự đan xen
những mảng tối sáng, những mảng có nghĩa và vô nghĩa ấy khiến bạn
đọc phải "đồng sáng tạo" với tác giả, từ đó làm bật ra những ý nghĩa
khác nhau. Đây là quan niệm mới, có tính hiện đại về nghĩa của văn bản.
Tuy nhiên, Thanh Thảo không đẩy quan niệm đó đến mức cực đoan, phủ
nhận các yếu tố ngoài văn bản, do đó cách quan niệm trên vẫn thể hiện
nhiều ý nghĩa tích cực, góp phần đổi mới, hiện đại hoá thơ ca.
4. Nguyễn Duy Thi sĩ "bụi trần gian"
4.1. Một nguồn thơ giàu sức sống, luôn hớng đến cái đẹp
Thờng trực trong thơ Nguyễn Duy là hình ảnh của sự sống với
những hơi ấm ổ rơm, gió vờn reo lá rừng, chiếc võng thành vầng trăng
lỡi liềm, chiếc tăng thành bầu trời vuông, là tiếng chim "lộng lẫy"
khiến ngời chiến sĩ phải "ngẩn ngơ", tiếng chim "nhỏng nhảnh" tán
nhau khi tiếng bom vừa dứt Viết về sự sống trong chiến tranh, về
những đau thơng và lòng căm thù, về sức sống bền bỉ, dẻo dai của dân
tộc, thơ Nguyễn Duy rất mạnh mẽ, khoẻ khoắn. Sợi dây "ăng ten" thu
nhận tín hiệu của nhà thơ đặc biệt nhạy cảm với các tín hiệu của sự sống.
Đây là biểu hiện rất tinh tế của lòng yêu cuộc sống, tinh thần lạc quan
những yếu tố mà không phải lúc nào cũng lộ rõ trên bề mặt câu chữ.
Dù viết về ai, về cái gì, Nguyễn Duy cũng luôn hớng đến vẻ đẹp
tiềm ẩn. Đó là vẻ đẹp của tình ngời, vẻ đẹp từ vạn vật hay vẻ đẹp trong
từng cử chỉ. Nguyễn Duy đã viết Tre Việt Nam, Tiếng hát mùa gặt, Khẩu
súng trên tay ta bằng tất cả tình yêu quê hơng đất nớc và niềm say
mê đối với cái đẹp. Vợt lên các chức năng, lợi ích hay sự gắn bó thân
22
thuộc với con ngời, Nguyễn Duy đã nâng các sự vật lên thành các biểu
tợng tinh thần. Nguyễn Duy có biệt tài trong việc phát hiện ra cái
"thần", cái "hồn" của phong cảnh, con ngời ở mỗi vùng đất. Ngay cả
khi đến một đất nớc xa lạ, Nguyễn Duy cũng không mất nhiều thời
gian để nắm bắt rất "trúng" cái vẻ riêng của cảnh, của ngời bằng một
giọng điệu rất riêng, rất độc đáo: "Nh tỉnh giấc con thuyền vàng Kiép
tháp vàng xa buông thõng một lần chuông xác ớp vơng hầu lạnh cổ
mộ quắt queo bao kỷ niệm u buồn" (Trớc tợng đài Kiép).
4.2. Thi sĩ lục bát tài tử
Nguyễn Duy sử dụng lục bát rất tài tử: tài tử trong cách gieo vần,
cách ngắt nhịp, cách điều khiển từ (đặc biệt là từ láy).
Nguyễn Duy có thể dùng từ láy với mật độ cao: trong một câu thơ
có khi dùng đến ba từ láy: "Dùng dằng gió dập dềnh sơng tửng tng
xe điện giật chuông cà tàng". Bên cạnh những từ láy thờng xuất hiện
trong văn tả cảnh (lơ thơ, bùi ngùi ) có những từ láy rất "nghịch": "Gió
chi chợt lạnh toát trời chợt khành khạch khóc, chợt cời hu hu"
(Washington, 12.7.1995).
Nguyễn Duy có khả năng chuyển đổi nhịp lục bát rất linh hoạt: câu
6 thờng dùng nhịp 3/3 hoặc 2/4 nhng câu 8 có thể ngắt theo nhiều
cách: 4/4 ("biệt tăm con cá / lông nhông thuyền chài"), 3/3/2 ("vài tia
nắng / gãy loe ngoe / góc vờn"), 2/6 ("nằm nghe / chim lả lơi cây tiêu
huyền"), 3/2/3 ("ngời xa quê / léng phéng / ngời xa quê") Thờng
trong một bài thơ, Nguyễn Duy không chủ định đi theo một nhịp điệu
nào, chính những biến thái của cảm xúc đã tạo nên nhịp điệu, tạo nên
tiết tấu của đoạn thơ.
4.3. Chất "bụi" và giọng "ghẹo"
Trong thơ Nguyễn Duy có hai giọng nổi bật: giọng "bụi" và giọng
"ghẹo" hai yếu tố chủ yếu hợp nên cái "tạng" thơ của tác giả này.
"Bụi" vừa là một phần trong quan niệm sống, quan niệm thơ của
Nguyễn Duy vừa thể hiện t duy thơ, giọng điệu thơ. Với giọng "bụi",
Nguyễn Duy không ngại dùng những từ "xách mé", "cấm kỵ", miêu tả
và lý giải cuộc sống bằng "ngôn ngữ đ
ờng phố", "t duy đờng phố".
23
Nguyễn Duy không chỉ ghẹo ngời ("Nhàn c hong nõn hong nờng
ta hong ké khúc đoạn trờng mốc meo") mà còn ghẹo đời: Ghẹo một thú
chơi: "Không hiểu tại sao nhiều sớng vui đến thế khi ngời ta chiến
thắng một con bò trần truồng"; ghẹo thánh hiền, ghẹo cả triết gia: "Cõi
phàm sấp ngửa quanh ta thánh hiền thụt lỡi triết gia gãi đầu"; có khi
đến cả trăng cũng không tha: "Ngời gì ngời trắng nh trăng trăng gì
trăng nói lăng nhăng nh ngời"
Dù thích "bụi", thích chơi chữ và có khả năng "làm xiếc" ngôn từ
khá tài tình, nhng trớc sau, thơ Nguyễn Duy vẫn thể hiện đậm nét
tình cảm tha thiết với quê hơng, đất nớc, yêu cuộc sống và tha thiết
với cái đẹp.
5. Xuân Quỳnh ngời thơ với trái tim nhân hậu
5.1. Chiến tranh từ cảm nhận của ngời phụ nữ
Thơ Xuân Quỳnh luôn có xu hớng hớng nội. Cùng viết về thế hệ
mình nhng Xuân Quỳnh ít triết lý về lý tởng, lòng dũng cảm hay
những đau thơng, mất mát nh các tác giả trẻ đơng thời. Những suy
nghĩ của Xuân Quỳnh rất thực, rất gần gũi mà cũng rất sâu xa: Điều thôi
thúc những ngời lính cầm súng lao lên phía trớc, ngoài tình yêu Tổ
quốc còn là những điều vô cùng giản dị: "Cháu chiến đấu hôm nay Vì
lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà - Vì
tiếng gà cục tác ổ trứng hồng tuổi thơ" (Tiếng gà tra). Sức khái quát
trong những câu thơ của Xuân Quỳnh không thể hiện ở những câu thơ
đầy chất trí tuệ mà ở sức sống mãnh liệt ẩn giấu sau những sự vật, những
con ngời bé nhỏ, bình dị ấy. Đọc những bài thơ của Xuân Quỳnh, dù
viết tr
ớc hay sau chiến tranh, dù viết trong lúc đạn bom khốc liệt hay
những giờ phút thanh bình, thảy đều thấy toát lên một niềm tin kỳ lạ vào
cuộc sống, vào tơng lai tơi sáng. Niềm tin ấy không biểu hiện qua
những phát ngôn mang tính khẩu hiệu mà là qua những chi tiết, hình ảnh
thơ, qua diễn biến của tâm trạng, cảm xúc trong thơ. Xuân Quỳnh viết
rất nhiều về chiến tranh, thế nhng thật khó có thể tìm thấy trong đó
những chi tiết miêu tả cảm giác sợ hãi, ghê rợn hay bi thảm. Viết về
những chiến hào chạy dọc ngang "khắp trên mình Tổ quốc" hay đơn
giản chỉ là viết về những ngọn cỏ, Xuân Quỳnh vẫn hớng sự quan tâm
24
đến những tín hiệu của sự sống và vững tin rằng một tơng lai tơi đẹp
sẽ đến.
5.2. Khát vọng tình yêu cháy bỏng
Thơ tình của Xuân Quỳnh thực sự đã mang đến một tiếng nói mới
cho thơ ca dân tộc. Nó chỉ ra cái bản chất đích thực của tình yêu: khát
vọng hoà hợp tuyệt đối của hai cá thể, trong đó mỗi cá thể chỉ thực sự
tồn tại và có ý nghĩa trong mối quan hệ với một cá thể khác. Với Xuân
Quỳnh, hạnh phúc nghĩa là đợc yêu thơng và đợc dâng hiến trọn vẹn,
đợc hy sinh và che chở cho nhau.
Tin vào cuộc đời bao nhiêu thì Xuân Quỳnh cũng tin vào tình yêu
của mình bấy nhiêu. Tuy nhiên, trong tâm hồn ngời phụ nữ luôn sống
hết mình và cũng nhạy cảm quá đỗi này luôn chất chứa những mâu
thuẫn giằng xé: tin ở cuộc đời nhng lại luôn âu lo trớc bão tố cuộc đời.
Cảm giác bất an đã trở thành nỗi ám ảnh thờng trực, tạo thành một thế
giới đa cực của thơ Xuân Quỳnh. Có khi tính chất đa cực ấy thể hiện
ngay trong cùng một thực thể: (dữ dội và dịu êm, ồn ào mà lặng lẽ)
nhng phần lớn đợc thể hiện qua những mảng sáng tối: chiến tranh
hoà bình, hạnh phúc bất hạnh, thuỷ chung trắc trở, ra đi trở lại
Niềm tin vào tình cảm, vào bản chất của tình yêu càng lớn bao nhiêu thì
nỗi âu lo về sự trắc trở lại càng lớn bấy nhiêu. Tuy nhiên, dờng nh
chính cảm giác bất an, âu lo này khiến cho những khát vọng trong thơ
Xuân Quỳnh càng trở nên cháy bỏng.
Chất nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh còn đợc thể hiện rõ trong cảm
thức gia đình. Đọc thơ Xuân Quỳnh, từ tập đầu tiên cho đến những bài
thơ cuối, cứ thấy thấp thoáng ẩn hiện một mái che với những biến thể
khác nhau, khi thì là vòm cây, mái phố, khi thì là bầu trời, nhà ga thậm
chí một căn hầm cũng mang đầy đủ ý nghĩa là nơi che chở. Đó là một sự
chuyển mình vợt bậc của thơ tình yêu Xuân Quỳnh so với Thơ mới,
đồng thời cũng là biểu hiện của nữ tính thuần chất. Nếu nh phần lớn
các nhà Thơ mới coi đích đến của tình yêu là sự hoà nhập tuyệt đối giữa
hai thể xác, hai tâm hồn thì với Xuân Quỳnh, đích cuối cùng ấy phải là
một tổ ấm, là một mái ấm gia đình. Tâm t và khát vọng của Xuân
Quỳnh là tâm t và khát vọng của một ngời phụ nữ truyền thống, luôn
25
chăm lo, vun vén, ra sức tạo dựng và bảo vệ cho cái tổ ấm nhỏ nhoi của
mình trớc những cơn bão tố cuộc đời.
5.3. Tấm lòng ngời mẹ
Mảng thơ thiếu nhi chiếm một vị trí khá quan trọng trong thơ Xuân
Quỳnh. ở mảng thơ này, Xuân Quỳnh cũng thể hiện đợc những nét rất
riêng. Cùng viết về trẻ em trong chiến tranh nhng các nhà thơ nam giới
có xu hớng nâng những hình ảnh, hành vi, cử chỉ của các em lên mức
biểu tợng, giàu sức khái quát, Xuân Quỳnh lại chú ý đến cảm xúc, tâm
trạng thực của các em. Bởi vậy, một mặt thơ Xuân Quỳnh cuốn hút độc
giả với những tình cảm yêu thơng đằm thắm, mặt khác, cũng qua thơ
Xuân Quỳnh, ta có thể cảm nhận đợc thế giới rất ngộ nghĩnh và độc
đáo của trẻ em.
Hát ru là một dạng thức đặc biệt trong thơ Xuân Quỳnh. Rất nhiều
bài thơ thiếu nhi đợc viết theo giọng hát ru: Tra hè, Ngủ ngoan bé ơi,
Lời ru Trong những lời ru con của Xuân Quỳnh có tất cả những lo
toan, che chở, tình yêu nồng nàn và sự bao dung. Việc Xuân Quỳnh viết
rất nhiều về những lời ru và thờng xuyên sử dụng giọng hát ru trong thơ
có thể lý giải bằng khát vọng về tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cảm
của ngời mẹ.
Thiên về biểu hiện và rất giàu sức sống nội tâm, Xuân Quỳnh đã
góp vào thơ trẻ thời chống Mỹ một phong cách riêng, rất ngọt ngào và
đằm thắm. Qua thế giới thơ ca, Xuân Quỳnh đã trải nghiệm cuộc đời,
trải nghiệm cuộc chiến tranh bằng tất cả tâm hồn mình. Qua thơ Xuân
Quỳnh, bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa nhân bản của cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ, dành lại độc lập tự do cho dân tộc.
26
kết luận
Khởi phát từ những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, lớn mạnh
nhanh chóng, trở thành lực lợng thơ chủ lực trong chiến tranh và vẫn
tiếp tục sáng tác khi chiến tranh kết thúc, thơ trẻ chống Mỹ đã để lại
những dấu ấn đậm nét, có những đóng góp đáng kể đối với công cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nớc và tiến trình phát triển thơ ca dân tộc.
1. Sự xuất hiện và khẳng định của cái tôi thế hệ là một nét đặc sắc
của thơ trẻ thời chống Mỹ. Là dạng thức phổ biến của cái tôi trữ tình
trong thơ ca giai đoạn này, cái tôi thế hệ đã kế thừa những đặc điểm tiêu
biểu của các dạng thức trớc đó (cái tôi cá nhân, cái tôi chiến sĩ, cái tôi
đồng chí) đồng thời thể hiện những đặc trng riêng mà chỉ ở giai đoạn
đó mới có đợc, đó là sức trẻ, sức sáng tạo, là khát vọng đợc cống hiến,
khát vọng khẳng định mình. Cái tôi thế hệ là sự tổng hợp, sự thẩm thấu,
thống nhất giữa cái tôi trữ tình sử thi với cái tôi ngời lính và cái tôi tuổi
trẻ, thể hiện một cách nhìn mới, cách cảm mới đối với cuộc đời. Với cái
tôi thế hệ, các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ đã tự nâng mình lên, đa t
duy nghệ thuật đến một tầm vóc mới với những suy nghĩ, trải nghiệm về
Tổ quốc, nhân dân, trăn trở về trách nhiệm của mình, đặc biệt là của thế
hệ mình đối với lịch sử, tạo nên một kiểu t duy thơ hớng ngoại, xuyên
suốt từ quá khứ đến tơng lai, giàu sức chiêm nghiệm và có chất trí tuệ,
chính luận sâu sắc.
2. Trên phơng diện nghệ thuật, thơ trẻ chống Mỹ cũng đã có những
đóng góp lớn trong việc đổi mới, hiện đại hoá thơ ca dân tộc đồng thời
thể hiện đợc những nét phong cách riêng của thế hệ mình. Táo bạo và
sẵn sàng trải nghiệm, thơ trẻ không chỉ giải đáp đợc những vấn đề lý
luận của thơ ca (mối quan hệ giữa văn học và kháng chiến, đa hiện thực
cuộc sống vào thơ, tự do hoá hình thức, tăng cờng chất chính luận, trí
tuệ ) mà còn phát triển thành những khuynh hớng thực tiễn, làm tăng
giá trị và sức hấp dẫn của thơ ca đơng thời. Điều đó khiến cho thơ trẻ
luôn mới, ngồn ngộn sức sống mà vẫn giàu chất trí tuệ, chất chính luận.
Chất sử thi và chất đời thờng hoà quyện vào nhau, khiến cho thơ trẻ vừa
mang vóc dáng bề thế vừa gần gũi, thân thuộc.
27
3. Thơ trẻ chống Mỹ là phong trào thơ vừa thống nhất vừa đa dạng
về phong cách. Sự thống nhất của phong cách thơ trẻ đợc thể hiện trên
những bình diện lớn: hình tợng nghệ thuật, khuynh hớng biểu hiện t
tởng, cảm xúc, ngôn ngữ, giọng điệu Trên mỗi bình diện, thơ trẻ
chống Mỹ đều tạo đợc những dấu ấn riêng, thể hiện đợc sự đổi mới và
phát triển của thơ ca Việt.
Đặc điểm nổi bật của thơ trẻ chống Mỹ là sự kết hợp giữa trữ tình sử
thi và khuynh hớng chính luận. Để đáp ứng những yêu cầu của thời đại,
thơ trẻ chống Mỹ đã hoà vào tiếng thơ chung của lịch sử, vừa đanh thép
lên án những tội ác của kẻ thù vừa khẳng định ý chí quyết tâm chiến đấu
đến cùng của dân tộc. Yếu tố làm nên nét đặc sắc của thơ trẻ chống Mỹ
trên phơng diện này là họ đã thể hiện những vấn đề lớn lao đó bằng
một cách nói riêng, một giọng điệu riêng, vừa sắc sảo vừa giàu cá tính
của thế hệ mình.
Đóng góp đáng kể nhất của thơ trẻ chống Mỹ đối với sự phát triển
của thơ ca dân tộc là về thể thơ. Kế thừa thể tự do từ các phong trào thơ
trớc đó, thơ kháng chiến đã dần hoàn thiện thể thơ này, mang đến cho
nó khả năng thể hiện cuộc sống, thể hiện tâm t con ngời ngày càng
tinh tế, sâu sắc hơn. Một thể thơ khác cũng rất đợc các nhà thơ trẻ quan
tâm là trờng ca. Với những trờng ca trớc và sau năm 1975, các tác
giả đã thể hiện đợc khả năng bao quát những vấn đề lớn lao của dân
tộc, thời đại, nhận thức đợc những khía cạnh sâu xa trong đời sống tâm
hồn con ngời khi đứng trớc những thử thách, đối mặt với những gian
khổ hiểm nguy, thực hiện sứ mệnh lớn lao mà lịch sử và dân tộc đã giao
phó. Cùng với thể trờng ca, câu thơ văn xuôi với khả năng thể hiện
cuộc sống bộn bề, nhiều tầng lớp, thể hiện những trờng đoạn suy tởng
đa chiều cũng góp phần tạo nên dấu ấn của thơ trẻ giai đoạn này.
Đồng thời với việc hoà nhập vào giọng điệu chung của cả dân tộc,
các nhà thơ trẻ chống Mỹ cũng tạo cho mình những giọng điệu riêng. Có
thể nói giọng điệu của thơ trẻ chống Mỹ khá phong phú, phù hợp với cá
tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Ngời ngang tàng, hóm hỉnh, ngời dân
dã mà vẫn thâm thuý, sâu sắc, ngời a suy tởng, trải nghiệm , thơ trẻ
chống Mỹ đã mang đến cho thơ Việt Nam những giọng điệu khác lạ, mở
ra nhiều hớng đi mới cho thơ.
28
Đóng góp của thơ trẻ chống Mỹ về phơng diện ngôn ngữ cũng rất
đáng kể. Bằng việc tăng cờng yếu tố khẩu ngữ, yếu tố văn xuôi trong
thơ, các nhà thơ trẻ đã đa ngôn ngữ thơ về gần hơn với ngôn ngữ đời
sống, câu thơ trở nên dễ cảm, dễ nhớ, qua đó tăng cờng khả năng thể
hiện, khám phá hiện thực. Việc xây dựng hàng loạt biểu tợng từ các sự
vật quen thuộc nh lửa, nớc, cát, sóng cũng là yếu tố giúp cho ngôn
ngữ thơ có thêm chiều sâu, tăng khả năng khám phá cuộc sống, biểu
hiện tâm t con ngời trong thế đa chiều, đa diện.
4. Tính đa dạng về phong cách của thơ trẻ chống Mỹ đợc thể hiện
qua sáng tác của từng tác giả cụ thể. Năm tác giả mà chúng tôi đã lựa
chọn có thể cha thể hiện đầy đủ những khuynh hớng phong cách vốn rất
đa dạng của đội ngũ thơ trẻ chống Mỹ nhng đó là năm gơng mặt thể
hiện cá tính sáng tạo độc đáo trong dòng chảy chung của thơ chống Mỹ
cũng nh thơ đơng đại. Phạm Tiến Duật nổi bật với phong cách ngôn ngữ
giàu chất lính, chất đời sống, Hữu Thỉnh gắn bó với hồn quê, hơng quê
nhng lại có nhiều cách tân qua ngôn ngữ, giọng điệu, Thanh Thảo trí tuệ
giàu sáng tạo với những suy t, chiêm nghiệm sâu sắc và những kiểu cấu
trúc trờng ca độc đáo, Nguyễn Duy tài tử với thể lục bát biến ảo, Xuân
Quỳnh đầy nữ tính không chỉ trong những tình cảm đời thờng với gia
đình, ngời thân mà còn qua cách cảm nhận rất riêng của một ngời phụ
nữ về chiến tranh. Mỗi ngời mỗi vẻ, họ đã mang đến cho thơ trẻ chống
Mỹ nhiều nét mới, từ cách nhìn, cách cảm cho đến cách thể hiện, qua đó
góp phần không nhỏ vào quá trình hiện đại hoá thơ ca.
Thơ trẻ chống Mỹ, dẫu còn những hạn chế nhất định, vẫn có những
đóng góp rất đáng kể, góp phần tạo nên những thành công của văn học
nớc nhà trong thế kỷ XX.