Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Slide Bài Giảng Bài Lý Thuyết Thể Dục Bài Tập Thể Dục Phát Triển Chung Với Dụng Cụ (Với Gậy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.26 KB, 25 trang )

KHOA CƠ BẢN
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

BÀI LÝ THUYẾT THỂ DỤC


I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN, PHƯƠNG TIỆN, NHIỆM VỤ VÀ TÁC
DỤNG CỦA THỂ DỤC

1. Lịch sử phát triển
Sự phát triển của thể dục thể thao nói chung và của thể dục nói
riêng, như là một bộ phận của nền văn hóa chung của lồi người, bắt
nguồn từ đời sống vật chất của xã hội nguyên thủy. Sự tác động qua
lại của tính chất và hoạt động lao động sản xuất của người nguyên
thủy, đặc biệt nhờ hoạt động có ý thức của con người là nhân tố quyết
định đến sự hình thành và phát triển của thể dục..


1.2. Khái niệm, phương tiện của thể dục
1.2.1. Khái niệm: Thể dục là một hệ thống những bài tập thể lực được chọn
lọc với những phương pháp tập luyện khoa học, nhằm phát triển cơ thể toàn
diện, hoàn thiện khả năng vận động, củng cố và nâng cao sức khoẻ con
người.
1.2.2. Phương tiện của thể dục

- Thể dục là một phương tiện cơ bản trong hệ thống giáo dục thể chất.
- Cho phép tác động đến toàn bộ cơ thể hoặc chỉ tác động đến từng bộ phận
cơ thể tuỳ theo mục đích tập luyện.
- Thực hiện theo các phương hướng, theo các tốc độ và yêu cầu dùng sức
khác nhau. Có thể có hoặc khơng có dụng cụ cầm tay như: gậy, dây, bóng,
lụa..




1.3. Nhiệm vụ của thể dục
- Thể dục là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng nhất của
giáo dục thể chất nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất con người.
- Phát triển cân đối hình thái, nâng cao và hoàn thiện chức năng của các hệ
thống cơ quan cơ thể; nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ cho con người.

- Hình thành và củng cố các kỹ năng, kỹ sảo vận động cần thiết trong
cuộc sống và trong hoạt động thi đấu chuyên môn của thể dục.
- Thể dục góp phần giáo dục các phẩm chất chính trị, đạo đức, ý chí và
lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội.


1.4. Tác dụng của Thể dục
- Phát triển toàn bộ hình thái, chức năng của cơ thể nhằm hồn thiện khả
năng vận động
- Giáo dục những kỹ năng cần thiết trong đời sống và các tố chất thể lực (sức
nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo…)
- Giáo dục đạo đức, ý chí, phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho con người
- Phát triển hệ thống cơ bắp, sức mạnh trong động tác, tăng sức chịu đựng,
dẻo dai của cơ và dây chằng. Phát triển các tố chất vận động của con người
- Trên cơ sở tập luyện người tập nắm được những phản xạ vận động cơ bản,
có phản xạ nhanh nhạy, tư thế động tác phong phú, tăng cường khả năng vận
động phối hợp động tác, thả lỏng đúng mức. Xây dựng cảm giác không gian
và thời gian, mức độ dùng sức.


II. NỘI DUNG VÀ PHÂN LOẠI THỂ DỤC
2.1. Nội dung:

Căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục, thể dục bao gồm các nội dung:
1. Bài tập đội hình đội ngũ.
2. Những bài tập thể dục tự do
3. Các bài tập nhào lộn
4. Các động tác trên dụng cụ

5. Bài tập phát triển chung
6. Những bài tập nhảy
7. Bài tập thể dục thực dụng
8. Thể dục nghệ thuật


2.2. Phân loại
+ Nhóm thể dục phát triển chung: Nhằm mục đích sức khoẻ - văn hố - xã hội,
gồm có:
- Thể dục cơ bản.

- Thể dục vệ sinh.

- Thể dục đồng diễn.

- Bài thể dục phát triển chung

+ Nhóm thể dục thực dụng: Nhằm mục đích hỗ trợ thể lực nghề nghiệp, chữa
bệnh và thể lực chuyên môn cho lực lượng vũ trang.
- Thể dục thực dụng nghề nghiệp.

- Thể dục bổ trợ thể thao.

- Thể dục quân sự.


- Thể dục chữa bệnh

+ Nhóm thể dục thi đấu: Nhằm mục đích thể thao, gồm có:
- Thể dục dụng cụ.

- Thể dục thể hình.

- Thể dục nghệ thuật, thể dục nhào lộn, thể dục trên lưới bật. - Sport aerobic.


III. BÀI TẬP THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG VỚI DỤNG CỤ
(VỚI GẬY)
3.1. Khái niệm thể dục phát triển chung
Là loại hình thể dục mà nội dung chính gồm các bài tập đội hình, đội
ngũ, các bài tập phát triển chung, các bài tập thể dục với dụng cụ đơn giản.
Thể dục phát triển chung phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng,
nhưng thường được vận dụng trong trường học nhằm phát triển những kỹ
năng vận động cần thiết cho cuộc sống, khả năng phối hợp vận động và các
tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và tính khéo léo cho học
sinh, sinh viên. Đồng thời hình thành ở người tập khả năng vận dụng những
kỹ năng vận động vào thực tiễn tập luyện và đời sống.
Các bài tập phát triển chung rất đa dạng, bao gồm các bài tập tay khơng, có
dụng cụ (dây, bóng, lụa, chùy…) và trên dụng cụ (thang dóng, dây leo..).


3.2. Ý nghĩa của thể dục phát triển chung
Việc luyện tập thể dục một cách hệ thống và khoa học sẽ có những ý nghĩa
và tác dụng sau:
- Rèn luyện tư thế đúng đẹp cần thiết cho cuộc sống, học tập, lao động, đặc

biệt là trong các hoạt động vận động, hướng tới vẻ đẹp hoàn mỹ cho cơ thể.
- Phát triển cơ thể cân đối và phát triển toàn diện các năng lực vận động
chung như năng lực phối hợp vận động, năng lực mềm dẻo và các tố chất thể
lực.
- Phát triển hứng thú, hình thành thói quen rèn luyện thân thể, xây dung lối
sống lành mạnh và giáo dục đạo đức, ý chí cũng như các phẩm chất nhân
văn khác.


3.3. Phương pháp tập luyện và các tư thế chính của thể dục phát
triển chung với dụng cụ (với gậy)
3.3.1. Ý nghĩa tập luyện bài Thể dục phát triển chung với dụng cụ (gậy)
Bài thể dục với dụng cụ gậy là nội dụng thể dục dụng cụ nhẹ, hình thức tập luyện
phức tạp hơn thể dục tay khơng vì có thêm gậy cầm tay.
Động tác với dụng cụ gậy khỏe nhẹ nhàng, gây nhiều cảm giác đẹp mắt cho người
xem, bài thể dục với gậy thu hút được nhiều người tham gia tập luyện, phù hợp
cho mọi lứa tuổi, giới tính, được dùng làm bài tập đồng diễn trong những ngày hội.
Thông qua tập luyện làm cơ thể người tập phát triển tồn diện, rèn luyện tính khéo
léo, biết cách phối hợp động tác nhịp điệu chính xác
Giáo dục cho người tập tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, bồi dưỡng tính thẩm
mỹ, biết thưởng thức cái đẹp trong khi thể hiện động tác.
Bài thể dục với gậy khơng chỉ tăng cường cơ bắp, mà cịn làm cho các khớp di
chuyển, đó là lý do tại sao bài thể dục với gậy cịn được khuyến khích cho những
người bị bệnh liên quan đến xương khớp, hệ tim mạch.


3.3.2. Phương pháp tập luyện
Thể dục phát triển chung là loại bài tập có nhiều nội dung đơn giản
hơn so với các loại bài tập khác, các bài tập, động tác phải được lặp
lại nhiều lần với giãn cách hợp lý và nâng cao dần độ khó, mới có thể

đưa đến những hiệu quả rõ rệt trong phát triển tố chất vận động.
Tập luyện những bài tập thể dục phát triển chung có dụng cụ, cần nêu
lên các yêu cầu về tư thế cơ thể, quan hệ giữa các bộ phận, tính phối
hợp nhịp điệu của các cử động trong thao tác bài tập với dụng cụ.

- Bài tập phát triển chung với dụng cụ được sử dụng rất rộng rãi, loại
bài tập này bao gồm những vận động rất cơ bản của từng bộ phận cơ
thể và sự phối hợp của những bộ phận cơ thể với nhau. Những bài tập
này có khả năng tác động chung đến phát triển cơ thể toàn diện.


- Những bài tập đơn giản như đi, chạy, nhảy, quay tiến hành trên mặt đất,
cho đến những bài tập sử dụng các dụng cụ nhẹ như gậy, giây, bóng... Địi hỏi
người tập thực hiện chúng với tư thế chính xác, người hướng dẫn có nhiệm vụ
hướng dẫn tỉ mỉ chi tiết trong bài tập, yêu cầu người tập thực hiện tinh vi các chi
tiết như mũi chân, bàn tay, tư thế đầu, các tư thế của các bộ phận phối hợp khác.
- Tập luyện bài tập phát triển chung với gậy thể dục cần được phân đoạn,
tập từng động tác với u cầu chính xác, sau đó mới chuyển sang học động tác
khác. Để học thuộc bài khơng khó, nhưng làm đúng, đẹp, biên độ, đường đi của
động tác đúng, có lực, thì khơng phải là dễ. Phải lấy yêu cầu kỹ thuật ra làm
trọng tâm, có như vậy người tập mới đạt được hiệu quả tập luyện tối đa về tác
dụng quy định của bài thể dục.


3.3.3. Một số tư thế chính trong thể dục phát triển chung với dụng cụ
(gậy)
Các tư thế và hoạt động chính trong thể dục phát triển chung với dụng cụ: Gồm
các tư thế và hoạt động cơ bản của tay, chân và thân mình. Đây là những hoạt
động cốt lõi tạo nên các bài tập thể dục cơ bản.
+ Tư thế thân người:

Tư thế nghiêm;

Nghiêng;

Quay phải hoặc trái;

Gập trước;


+ Tư thế của cánh tay: Cánh tay thẳng xuống dưới, lên cao song song, cánh
tay giang ngang, cánh tay song song trước mặt vng góc thân mình, cánh
tay chếch trên cao. Ngồi ra cánh tay có thể xoay vịng quanh trục vai theo
chiều từ trái sang phải, hoặc từ phải sang trái, trước sau, trên dưới.


+ Tư thế của chân: Đứng nghiêm, chân trước, chân sau, trọng tâm dồn vào 2
chân; hai chân sát nhau, đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào 2 chân; Đứng
một chân, chân kia có thể co hoặc duỗi thẳng theo các hướng trước, ra sau,
sang bên, lên cao hoặc xuống dưới; chân trước khuỵu , chân sau thẳng


+ Tư thế của thân mình: thân hơi cúi về trước; thân nghiêng sang phải hoặc
trái, thân cúi vng góc với chân, gập thân sâu; thân ngửa sau. Ngoài ra thân
mình có thể xoay vịng quanh trục vai theo chiều từ trái sang phải, hoặc từ
phải sang trái, trước sau, trên dưới.


3.4. Bài Thể dục phát triển chung với dụng cụ (gậy)
Tư thế chuẩn bị (TTCB): Thân người ở tư thế đứng nghiêm, hai tay nắm
gậy, duỗi thẳng để phía trước sát đùi, cách 2 đầu gậy 15 cm – 20cm (gậy

dài 100cm – 120cm), 2 chân đứng thẳng, bàn chân khép hình chữ V, ngực
ưỡn thẳng, mắt nhìn về phía trước.
Động tác 1: Chân đứng nghiêm tay phải thả gậy để đầu gậy phải đi xuống
dưới sát 2 chân qua trái, tay trái đưa gậy sang trái, tay phải thành 2 tay
ngang, bàn tay úp, gậy thẳng hướng trái.
Động tác 2: Chân trái bước sang trái rộng bằng vai, tay trái đưa gậy lên
cao sang phải, tay phải lên cao nắm lấy gậy, 2 tay thẳng.

Động tác 3: Nghiêng lườn sang bên trái, đẩy hơng tích cực sang phải
(trọng tâm dồn chân phải), 2 tay thẳng, đầu ln ở chính giữa gậy, chân
trái tỳ mũi chân.


Động tác 4: Chuyển trọng tâm sang trái, thu chân phải về sát chân trái, 2 tay đưa
gậy đi 1 vòng từ trên sang phải xuống dưới qua trái, lên cao. Khi gậy ở hướng
ngang tay cầm đầu gậy sẽ gập khớp khuỷu tay. Kết thúc động tác chân đứng
nghiêm, 2 tay cầm gậy trên cao. (Yêu cầu: Gậy sát người, luôn song song với mặt
đất).
Động tác 5: Đưa chân phải sang ngang tỳ mũi chân trọng tâm dồn lên chân trái,
nghiêng lườn sang bên phải, 2 tay thẳng, đầu ở chính giữa gậy.
Động tác 6: Chuyển trọng tâm sang phải, thu chân trái sát chân phải hay tay đưa
gậy đi 1 vòng từ trên qua trái xuống dưới, qua phải lên cao. (yêu cầu: Gậy sát
người, luôn song song mặt đất giống động tác 4 nhưng ngược chiều).
Động tác 7: Khuỵu 2 gối hạ thấp trọng tâm, lưng thẳng, 2 tay cầm gậy từ trên cao
hạ gậy về trước bằng vai, 2 tay thẳng gậy song song mặt đất, 2 gối khép lại.
Động tác 8: Đứng thẳng dậy 2 tay hạ gậy về tư thế chuẩn bị, gậy chạm mặt trước
của 2 đùi.


Động tác 9: 2 tay cầm gậy ra trước bằng vai, gậy song song với mặt đất, chân giữ

nguyên.
Động tác 10: Chân trái nâng về trước lên cao gần song song mặt đất. 2 tay sang trái
sát hông, tay trái ở sau, tay phải ở ngang hông, gậy song song với mặt đất và ở hướng
trước sau.
Động tác 11: Thu chân trái về sát chân phải đồng thời 2 tay cầm gậy ra trước, sát đùi
rồi ra trước bằng vai, gậy song song với mặt đất.
Động tác 12: Chân phải nâng về trước lên cao gần song song mặt đất. 2 tay sang phải
sát hông, tay phải ở sau, tay trái ở ngang hông, gậy song song với mặt đất và ở hướng
trước sau.
Động tác 13: Thu chân phải về sát chân trái đồng thời 2 tay cầm gậy ra trước, sát đùi
rồi ra trước bằng vai, gậy song song với mặt đất (giống động tác 11)
Động tác 14: Bước chân trái theo hướng chếch trái 450 so với hướng ban đầu, chân
trái khuỵu, chân phải thẳng trọng tâm dồn đều lên cao 2 chân. Đồng thời 2 tay cầm
gậy đưa lên cao, tay thẳng.


Động tác 15: Chân trái thẳng, chân phải khuỵu, 2 gối chạm nhau thân người
gập về trước, 2 tay cầm gậy xuống dưới chạm mũi chân.
Động tác 16: Chân trái khuỵu, chân phải thẳng, 2 tay cầm gậy lên cao, khuỷu
tay thẳng.
Động tác 17: Thu chân trái về sát chân phải, 2 tay cầm gậy ra trước bằng vai,
song song với mặt đất.
Động tác 18: Bước chân phải theo hướng chếch phải 450 so với hướng ban đầu,
chân phải khuỵu, chân trái thẳng trọng tâm dồn đều lên cao 2 chân. Đồng thời 2
tay cầm gậy đưa lên cao, tay thẳng. (ngược lại động tác 14)
Động tác 19: Chân trái thẳng, chân phải khuỵu, 2 gối chạm nhau thân người
gập về trước, 2 tay cầm gậy xuống dưới chạm mũi chân.
Động tác 20: Chân trái khuỵu, chân phải thẳng, 2 tay cầm gậy lên cao, khuỷu
tay thẳng.



Động tác 21: Thu chân trái về sát chân phải, 2 tay cầm gậy ra trước bằng
vai, song song với mặt đất.
Động tác 22: 2 tay cầm gậy đưa lên cao, khuỷu tay thẳng, chân giữ nguyên.
Động tác 23: Chân trái bước sang trái rộng hơn vai, chân trái khuỵu, chân
phải thẳng, tay trái cầm gậy hạ gần ngang vai, tay phải gập trên đầu, gậy
song song với mặt đất, thân người thẳng trước.
Động tác 24: Thu chân trái về sát chân phải về tư thế đứng nghiêm, 2 tay
cầm gậy lên cao, khuỷu tay thẳng, gậy song song với mặt đất.
Động tác 25: Chân phải bước sang phải rộng hơn vai, chân phải khuỵu,
chân trái thẳng, tay phải cầm gậy hạ gần ngang vai, tay trái gập trên đầu, gậy
song song với mặt đất, thân người thẳng trước. (ngược với động tác 23).
Động tác 26: Thu chân phải về sát chân trái thành tư thế chuẩn bị.


Động tác 27: 2 tay cầm gậy ra trước bằng vai, gậy song song với mặt đất, 2 tay
thẳng.
Động tác 28: Khi chân trái bước lên trước trọng tâm dồn chân trái, 2 chân tiếp xúc
bằng cả bàn chân, thân trên vặn mình sang trái 900, 2 tay thẳng bằng vai, gậy
vng góc với hướng động tác số 27.
Động tác 29: 2 tay đưa gậy sang phải về trước, đồng thời thu chân trái về (giống
động tác 27).
Động tác 30: Khi chân phải bước lên trước trọng tâm dồn hai chân, 2 chân tiếp xúc
bằng cả bàn chân, thân trên vặn mình sang phải 900, 2 tay thẳng bằng vai, gậy
vng góc với hướng động tác số 27. (Ngược lại động tác số 28)
Động tác 31: 2 tay cầm gậy đưa sang trái về trước đồng thời thu chân phải về. gậy
song song mặt đất, hai tay thẳng. (như động tác 29)
Động tác 32: Về tư thế chuẩn bị.



Động tác 33: Chân trái sang ngang rộng bằng vai, tay phải thả gậy, tay trái cầm gậy
di chuyển gậy xuống dưới, sang ngang, 2 tay bằng vai.
Động tác 34: Quay người sang trái trọng tâm dồn lên chân trái, chân phải tỳ mũi
chân, 2 gối thẳng đồng thời tay phải xuống dưới ra trước lên ngang lúc này 2 tay cầm
gậy bằng vai song song mặt đất rồi đưa lên cao, 2 tay thẳng.
Động tác 35, 36: Hạ người gần song song mặt đất, giữ thăng bằng trên chan trái,
chân trái hơi khuỵu. 2 tay ra trước, vươn thẳng ra trước, chân phải lên cao, duỗi mũi
chân, thân người hình cánh cung, đầu hơi ngửa.
Động tác 37: Chân phải hạ xuống tiếp xúc bằng mũi bàn chân, trọng tâm dồn lên
chân trái, 2 tay cầm gậy đưa lên cao. (giống tư thế động tác 34)
Động tác 38: Quay người sang phải 900, 2 chân đứng thẳng rộng bằng vai đồng thời
tay phải cầm gậy đưa sang ngang, 2 tay ngang bằng vai, gậy song song mặt đất.
Động tác 39: Hạ gậy xuống dưới, sáng trái, 2 tay cầm gậy ở tư thế chuẩn bị.
Động tác 40: Chân phải sang ngang rộng bằng vai, tay trái thả gậy, tay phải cầm gậy
di chuyển gậy xuống dưới, sang ngang, 2 tay bằng vai. (ngược lại động tác 33)


Động tác 41: Quay người sang phải trọng tâm dồn lên chân phải, chân trái tỳ mũi
chân, 2 gối thẳng đồng thời tay trái xuống dưới ra trước lên ngang lúc này 2 tay
cầm gậy bằng vai song song mặt đất rồi đưa lên cao, 2 tay thẳng (ngược lại động
tác 34)
Động tác 42, 43: Hạ người gần song song mặt đất, giữ thăng bằng trên chân phải,
chân phải hơi khuỵu. 2 tay ra trước, vươn thẳng ra trước, chân trái lên cao, duỗi
mũi chân, thân người hình cánh cung, đầu hơi ngửa.
Động tác 44: Chân trái hạ xuống tiếp xúc bằng mũi bàn chân, trọng tâm dồn lên
chân phải, 2 tay cầm gậy đưa lên cao (ngược lại động tác 37)
Động tác 45: Quay người sang trái 900, 2 chân đứng thẳng rộng bằng vai đồng
thời tay phải cầm gậy đưa sang ngang, 2 tay ngang bằng vai, gậy song song mặt
đất (ngược lại động tác 38)
Động tác 46: Hạ gậy xuống dưới, sáng trái, 2 tay cầm gậy ở tư thế chuẩn bị.

Động tác 47: Chân đứng nghiêm, 2 tay cầm gậy đưa sang trái, tay trái thẳng, tay
phải gậy bằng vai, gậy bằng vai và song song mặt đất.


Động tác 48: Hạ gậy xuống dưới, sáng phải, 2 tay cầm gậy ở tư thế chuẩn bị.
Động tác 49: Chân trái bước sang ngang rộng hơn vai, 2 tay cầm gậy từ phải lên
cao, sang trái, 2 tay cao thẳng tay.
Động tác 50: Gập sâu thân, 2 tay cầm gậy với mũi chân, gối thẳng.
Động tác 51: 2 tay cầm gậy đưa ra trước lên cao, lưng thẳng, đồng thời chân trái
khuỵu gối, chân phải thẳng.
Động tác 52: Gập sâu thân, 2 tay cầm gậy với mũi chân, gối thẳng.
Động tác 53: 2 tay cầm gậy đưa ra trước lên cao, lưng thẳng, đồng thời chân phải
khuỵu gối, chân trái thẳng.
Động tác 54: Thu chân sát chân trái đồng thời 2 tay cầm gậy ra trước bằng vai,
gậy song song mặt đất.
Động tác 55: 2 tay cầm đưa gậy xuống dưới sát mặt trước của đùi về tư thế chuẩn
bị.


×