Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG IV “HIĐROCACBON NHIÊN LIỆU” HÓA HỌC 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.97 KB, 36 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO……………
TRƯỜNG THCS …………..
=====***=====

CHUYÊN ĐỀ CỤM

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
CHƯƠNG IV “HIĐROCACBON- NHIÊN LIỆU” HÓA HỌC 9

Người thực hiện: …………………..
Tổ: Khoa học tự nhiên

THÁNG 3 NĂM 2023

1


STT

CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA LÀ

1

GV

Giáo viên

2


HS

Học sinh

3

PTPƯ

Phương trình phản ứng

4

PTHH

Phương trình hóa học

5

THCS

Trung học cơ sở

6

CTCT

Cơng thức cấu tạo

7


CTPT

Cơng thức phân tử

2


MỤC LỤC

Trang

1. Lời giới thiệu

4

2. Tên chuyên đề

5

3. Tác giả của chuyên đề

5

4. Chủ đầu tư chuyên đề

5

5. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề

5


6. Ngày chuyên đề được áp dụng

5

7. Mô tả bản chất chuyên đề

5

7.1. Thực trạng của việc dạy và việc học mơn Hóa học trong trường THCS

5

7.2. Các biện pháp để giải quyết vấn đề

6

7.2.1. Các yêu cầu cơ bản đối với HS

6

7.2.2. Phân loại và xây dựng các dạng bài tập phần hiđrocacbon

7

7.2.3. Hướng dẫn phương pháp giải một số dạng bài tập

8

7.2.4. Vận dụng phương pháp giải một số dạng bài tập


13

7.2.4.1. Bài tập tự luận

13

7.2.4.2. Bài tập trắc nghiệm

26

7.3. Kết luận

31

7.4. Kiến nghị

31

8. Những thông tin cần được bảo mật

31

9. Các điều kiện để thực hiện chuyên đề

31

10. Đánh giá lợi ích thu được

32


11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc

33

áp dụng chuyên đề lần đầu.
Tài liệu tham khảo

34

3


1. Lời giới thiệu:
Hóa học là bộ mơn khoa học thực nghiệm, gắn liền thực tiễn và có vai trị
quan trọng đối với đời sống của con người. Mơn Hóa học là môn học rất quan
trọng trong trường phổ thông, địi hỏi HS phải có kiến thức cơ bản để giải quyết
bài tập định tính và định lượng của mơn học, đặc biệt là những dạng bài tập giải
thích các hiện tượng trong thực tế diễn ra hằng ngày xung quanh chúng ta. Đây là
môn học được nhiều HS yêu thích, hứng thú, say mê trong học tập. Tuy nhiên có
một số nhóm HS lại cảm thấy đây là mơn học khó, khơ khan, khó học, thậm chí là
sợ mơn học này bởi cách đọc tên chất, viết các công thức hóa học, tính chất hóa
học của các chất và các dạng bài tập phức tạp, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng học tập của HS.
Để giúp HS có định hướng và hứng thú với mơn Hóa học thì mỗi một đơn vị
kiến thức GV cần đưa ra các dạng bài tập và phương pháp giải các dạng bài tập đó.
Tuy nhiên thực tế ở các trường THCS thời gian để luyện tập giải bài tập rất ít, bản
thân HS chưa nắm vững cách giải và hệ thống hóa được các dạng bài tập, vì thế
các em khơng thể tự học ở nhà nhất là HS lớp 9. Dẫn đến việc ít làm bài tập, chỉ
học lí thuyết sng, khơng đáp ứng được u cầu do mơn Hóa học đề ra, kĩ năng

làm bài tập của HS rất kém. Đặc biệt là phần hóa hữu cơ ở chương trình hóa học
lớp 9 rất nhiều HS gặp khó khăn trong giải bài tập, từ đó chán học mơn hóa, là một
GV tôi rất băn khoăn về vấn đề này. Từ những thực trạng trên, tơi thiết nghĩ cần
phải có một phương pháp, một bộ tài liệu hệ thống hóa một số dạng bài tập cơ bản
phần Hóa học hữu cơ cho HS ở bậc THCS nhằm giúp các em có thể tự học, tự giải
bài tập về nhà, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng học tập mơn Hóa nói
chung và phần Hóa học hữu cơ nói riêng, đặc biệt chương IV – “Hiđrocacbon –
nhiên liệu” nằm ở phần đầu tiên của chương trình Hóa học hữu cơ lớp 9. Với lí do
trên tơi mạnh dạn đưa ra chuyên đề: “Phương pháp giải một số dạng bài tập
chương IV “Hiđrocacbon – Nhiên liệu” Hóa học 9” góp phần khắc phục tình
trạng trên của HS.

4


2. Tên chuyên đề:
Phương pháp giải một số dạng bài tập chương IV “Hiđrocacbon –
Nhiên liệu” Hóa học 9
3. Tác giả của chuyên đề:
Họ và tên: ....................
Địa chỉ: ............................
4. Chủ đầu tư chuyên đề:
..............................................
5. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề:
Dạy học bộ môn Hóa học 9 THCS.
6. Ngày chuyên đề được áp dụng:
Từ 15/02/2022
7. Mô tả bản chất chuyên đề
7.1. Thực trạng của việc dạy và việc học mơn Hóa học trong trường THCS
Việc dạy và học mơn Hóa học hiện nay được thực hiện bởi các đội ngũ giáo

viên có trình độ chun mơn vững vàng, được bồi dưỡng chuyên môn thường
xuyên. Nhà trường luôn tạo điều kiện mọi mặt cho các giáo viên trau dồi kiến thức,
học hỏi phương pháp nhằm nâng cao tay nghề, phòng học bộ môn đầy đủ trang
thiết bị để phục vụ môn học tốt nhất. Bên cạnh đó thực trạng dạy và học mơn Hóa
học ở các trường cịn nhiều hạn chế, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các
bài tập của HS cịn chưa tốt, khơng tạo được hứng thú học tập cho HS dẫn đến chất
lượng môn học chưa đồng đều.
Trong những năm học vừa qua, tôi được nhà trường phân cơng giảng dạy bộ
mơn Hóa học ở hai khối 8,9. Qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy đa số HS vẫn
cịn bỡ ngỡ, chưa có kĩ năng và phương pháp tự giải quyết được các bài tập Hóa
học trong sách giáo khoa, đặc biệt là các dạng bài tập phần hóa hữu cơ, một số
ngun nhân chính dẫn đến tình trạng trên như sau:
- Các giờ dạy chính khóa trên lớp thường khơng đủ thời gian để GV phân
dạng và hướng dẫn HS giải các dạng bài tập cụ thể, chi tiết, thời gian ôn tập, củng
5


cố cũng như hướng dẫn rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho HS không nhiều nên
việc tự phân dạng bài tập và tự hệ thống hóa kiến thức của các em HS cũng gặp
khó khăn dẫn đến các em thấy chán nản học tập.
- Ý thức tự giác học tập của HS hạn chế, thiếu sự nỗ lực vươn lên trong học
tập, không chịu học bài cũ và làm bài tập về nhà dẫn đến HS không nắm vững kiến
thức nền tảng cơ sở nên việc vận dụng để giải quyết các bài tập rất khó khăn.
- Đối với mơn Hóa HS gặp khó khăn trong việc gọi tên chất, viết cơng thức
hóa học và các tính chất hóa học của chất khá khô khan và rời rạc. Đặt biệt là phần
hóa học hữu cơ được đưa vào chương trình hóa học 9 khá muộn tuy khơng nặng về
kiến thức nhưng lại khó với cả người dạy và học. Đây là phần mới đối với HS
THCS nên phương pháp học tập có nhiều điểm khác so với phần hóa vô cơ đặc
biệt là cách viết CTCT cũng tạo cho HS bị lúng túng khi học.
Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã cho các em HS của hai lớp 9A và 9B

của trường THCS............. năm học 2021 – 2022 làm một bài kiểm tra liên quan tới
nội dung chuyên đề trước khi chuyên đề được thực hiện, kết quả như sau:
Lớp

Tổng

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số HS

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

9A

33

6

18.18%

11

33.33%

16

48.48%

0

0%

9B

25

0

0%


6

24%

16

64%

3

12%

Tổng

58

6

10.34%

17

29.31%

32

55.18%

3


5.17%

Từ bảng số liệu trên cho thấy khi chưa thực hiện chuyên đề, kết quả của các
em còn khá thấp, chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng môn học.
7.2. Các biện pháp để giải quyết vấn đề
7.2.1. Các yêu cầu cơ bản đối với HS
HS là người trực tiếp tiếp thu bài học nên cần lắng nghe, tích cực xây dựng
bài, tham gia trả lời các câu hỏi của GV để khẳng định kiến thức của mình.
HS phải tích cực chủ động học tập, thực hiện đầy đủ các yêu cầu của GV và
chuẩn bị chu đáo bài học ở nhà trước khi đến lớp.

6


Trong q trình học cần có sự tư duy theo sự hướng dẫn gợi mở của GV,
phải chủ động nắm bắt yêu cầu của đề bài ra từ đó vận dụng đạt hiệu quả cao.
HS chủ động nắm bắt kiến thức, có điều kiện để tư duy, phát huy được óc
sáng
tạo. HS được trao đổi, tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái trên lập trường khoa
học.
Chú ý cách học tập phải thực sự nghiêm túc trong quá trình học tập như: trên
lớp chú ý nghe giảng, học bài và làm bài đầy đủ thường xuyên để nắm vững những
kiến thức của bài trước để có thể học tốt bài sau, từ đó hệ thống lại kiến thức, vận
dụng vào làm bài tập.
7.2.2. Phân loại và xây dựng các dạng bài tập phần hiđrocacbon
Hóa học là mơn học khoa học tự nhiên nên lượng bài tập tương đối nhiều
đặc biệt là dạng bài tập tính tốn. Vì vậy cần phải phân loại các bài tập thành dạng
bài cụ thể, theo mức độ khác nhau để cho mọi đối tượng HS dễ dàng vận dụng kiến
thức để giải quyết vấn đề. Ngày nay, việc xây dựng các bài tập hóa học thường
được thực hiện theo xu hướng sau:

- Loại bỏ các bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến những
thuật toán phức tạp để giải
- Loại bỏ các bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc rối, phức tạp, xa rời
hoặc phi thực tiễn hóa học
- Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm, bài tập gắn với thực tiễn đời sống
- Xây dựng bài tập có nội dung phong phú, sâu sắc, phần tính tốn đơn giản
Đối với chương trình THCS, bài tập mơn Hóa học khơng có q nhiều dạng
bài như của chương trình THPT, nhưng giữa những đơn vị kiến thức các dạng bài
lại có mối liên quan đến nhau, HS phải nắm được kiến thức và phương pháp giải
dạng bài tập này thì mới giải quyết được dạng bài tập khác. Điều này làm HS lúng
túng khi nhận diện các dạng bài, gây khó khăn khi làm bài tập. Vì vậy, việc phân
loại các dạng bài tập trong mỗi nội dung học là vô cùng cần thiết.

7


Tôi đề xuất phân chia các bài tập chương IV – “Hiđrocacbon – nhiên liệu”
thành các dạng như sau:
Dạng 1: Viết CTCT của các hợp chất hữu cơ
Dạng 2: Lập CTPT hợp chất hữu cơ
Dạng 3: Bài toán đốt cháy hiđrocacbon.
Dạng 4: Phản ứng cộng của axetilen và etilen
Dạng 5: Bài tập nhận biết và tách các khí trong hỗn hợp
Dạng 6: Bài tập thực tiễn
7.2.3. Hướng dẫn phương pháp giải một số dạng bài tập
Dạng 1: Viết CTCT của các hợp chất hữu cơ
- Trong các phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử của các nguyên tố liên
kết với nhau theo đúng hóa trị:
Nguyên tố


Hóa trị

Cacbon (C)

IV

Oxi (O)

II

Hiđro (H)

I

Halogen (F, Cl, Br, I)
Nitơ

III

- Mỗi hóa trị của nguyên tử được biểu thị bằng một liên kết và biểu diễn
bằng một nét gạch nối:
- Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết
trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. Mạch cacbon được chia thành các loại sau:
+ Mạch hở: có 2 loại
 Mạch thẳng (mạch không phân nhánh).

 Mạch nhánh.

8



+ Mạch vịng:

- Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong
phân tử. Khi thay đổi trật tự liên kết giữa các nguyên tử của các nguyên tố hóa học
khác nhau ta có thể thu được các CTCT khác nhau. Một CTPT có thể có một hoặc nhiều
CTCT.
- Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ có 3 loại:
+ Liên kết đơn: biểu thị bằng 1 dấu gạch nối
+ Liên kết đôi: biểu thị bằng 2 dấu gạch nối
+ Liên kết ba: biểu thị bằng 3 dấu gạch nối
Chú ý: Xác định đặc điểm cấu tạo phân tử dựa vào công thức tổng quát
Công thức tổng quát

Đặc điểm cấu tạo phân tử

Ví dụ

- CnH2n+2 (Có thể thay Mạch hở, chỉ chứa liên kết C4H10 (n = 4; C4H2.4 + 2)
H bằng các nguyên tố đơn

C3H7Cl (n = 3; C3H2.3 + 1Cl)

khác như: Cl, Br, I)
- CnH2n+2O

- C3H8O (n = 3; C3H2.3 + 2O)

- CnH2n+3N


- C2H7N (n = 2; C2H2.2+3N)

CnH2n

Có 2 trường hợp:
- Mạch hở, có 1 liên kết đơi
C=C.
- Mạch vòng (vòng 3 cạnh,
4 cạnh, 5 cạnh,…)
9

C2H4 (n = 2; C2H2.2)


Các bước viết CTCT của hợp chất hữu cơ:
- Bước 1: Xác định đặc điểm cấu tạo phân tử dựa vào công thức tổng quát
- Bước 2: Viết mạch cacbon (những nguyên tử của nguyên tố có hóa trị cao liên kết
với nhau để tạo mạch cacbon)
- Bước 3: Điền các nguyên tử của nguyên tố có hóa trị I (H, Cl, Br, …) sao cho các
nguyên tử của các nguyên tố có hóa trị cao đủ hóa trị
Dạng 2: Lập CTPT hợp chất hữu cơ
Dạng 2.1: Lập CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần trăm khối
lượng
của các nguyên tố trong hợp chất và khối lượng mol phân tử
Cách 1: Bước 1: Định lượng các nguyên tố trong 1 mol hợp chất
Bước 2: Tìm số mol của nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất
Bước 3: Kết luận CTPT của hợp chất
Cách 2:
Bước 1: Gọi CTPT của hợp chất hữu cơ là CxHyOz
Bước 2: Tỉ lệ phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất bằng nhau

nên ta có biểu thức:
Bước 3: Từ đó tính được các giá trị x, y, z → CTPT
Cách 3:
Bước 1: Gọi CTPT của hợp chất hữu cơ là CxHyOz
Bước 2: Tìm cơng thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ từ tỉ lệ x, y, z dựa vào
phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất

→ Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) của X là CaHbOc
Bước 3: Lập CTPT từ công thức đơn giản nhất
CTPT của hợp chất là (CaHbOc)n

10


Bước 4: Dựa vào khối lượng mol phân tử tìm hệ số n. Từ đó kết luận CTPT của hợp
chất
MX = (12a + b + 16c + 14d)n → CxHyOz
Dạng 2.2: Lập CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào phản ứng đốt cháy
Cách 1: Bước 1: Tính số mol của hợp chất hữu cơ:
Bước 2: Viết PTHH của phản ứng cháy:

Bước 3: Tính số nguyên tử của mỗi nguyên tố
→ Số nguyên tử C:

; Số nguyên tử H:

Xác định số nguyên tử O trong CxHyOz dựa vào phân tử khối của CxHyOz
Cách 2: Gọi CTPT hợp chất hữu cơ là CxHyOz
Ta có thể áp dụng tỉ lệ sau để tính giá trị x, y, z:
Hoặc


Chú ý: Bảo toàn khối lượng:
Dạng 3: Bài tốn đốt cháy hiđrocacbon
Bước 1: Tính số mol các chất theo dữ kiện đề bài đã cho
Bước 2: Viết PTHH của phản ứng đốt cháy
Chú ý: Viết thêm PTHH với đề bài cho thêm dữ kiện dẫn khí thu được vào dung
dịch nước vôi trong Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 dư thì chỉ có khí CO2 tham gia phản
ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Bước 3: Tính số mol các chất cần tính theo PTHH
Bước 4: Tính tốn theo yêu cầu của đề bài và kết luận
Dạng 4: Phản ứng cộng của axetilen và etilen
11


Etilen và axetilen có liên kết đơi và liên kết ba trong phân tử nên dễ tham gia phản
ứng cộng vào liên kết đôi, ba
- Etilen phản ứng với dung dịch brom: CH2 = CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br
- Axetilen phản ứng với dung dịch brom:
CH ≡ CH + Br2  → Br – CH = CH – Br
Br – CH = CH – Br + Br2 → Br2CH – CHBr2
Dạng 5: Bài tập nhận biết và tinh chế chất khí
Các bước làm bài tập phân biệt, nhận biết chất:
Bước 1: Xác định tính chất riêng của từng chất cụ thể.
Bước 2: Lựa chọn thuốc thử.
Bước 3: Trình bày phương pháp nhận biết theo các bước sau:
- Đánh số thứ tự các lọ hóa chất.
- Tiến hành nhận biết.
- Ghi nhận hiện tượng.
- Viết PTHH

Phương pháp nhận biết một số chất khí thường gặp
Chất cần

Loại thuốc thử

Hiện tượng

PTHH

Mất màu vàng lục

CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl

nhận
Metan

Khí Clo

(CH4)
Etilen

của khí Clo.
Dung dịch Brom

(C2H4)
Axetilen

Mất màu nâu đỏ
của dd Brom.


- Dd Brom

- Mất màu nâu đỏ

- AgNO3/NH3

của dd Brom.

N2

Tàn đóm đỏ

Tàn đóm tắt

O2

Tàn đóm đỏ

Tàn đóm bùng

(C2H2)

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

12

C2H2 + Br2 → C2H2Br4


cháy

CO2

Nước vôi trong

Vẩn đục

(hoặc
SO2)

CO2 + Ca(OH)2 → CacO3 ↓ +
H2O

Quỳ tím

Chuyển màu đỏ

CO2 + H2O → H2CO3
H2CO3: làm giấy quỳ tím
chuyển thành màu đỏ

Khí khơng duy trì sự

Tàn đóm tắt

cháy (tàn đóm đỏ)
H2

CuO

Chất rắn đen


CuO + H2 → Cu + H2O

chuyển sang đỏ
Đốt trong khơng khí

2H2 + O2 → 2H2O

cho ngọn lửa màu
xanh nhạt và có
tiếng nổ
CO

CuO

Chất rắn màu đen

CuO + CO → Cu + CO2

chuyển sang màu
đỏ gạch
Đốt trong khơng khí

2CO + O2 → 2CO2

cho ngọn lửa màu
xanh nhạt
Bài tập tinh chế các chất trong hỗn hợp có lẫn tạp chất: sử dụng phương pháp
hóa học để chọn chất phản ứng được với các tạp chất khí khác trong hỗn hợp mà
không phản ứng với chất cần tinh chế

Dạng 6: Bài tập thực tiễn

13


Các hợp chất hiđrocacbon có nhiều trong tự nhiên và có nhiều ứng dụng trong thực
tiễn do vậy những bài tập gắn liền với thực tiễn góp phần quan trọng tạo nên sự
phong phú, đa dạng cho mơn Hóa học
7.2.4. Vận dụng phương pháp giải một số dạng bài tập
7.2.4.1. Bài tập tự luận
Dạng 1: Cách viết CTCT của các hợp chất hữu cơ
Ví dụ: Viết tất cả các CTCT của các hợp chất có CTPT sau:
a) C2H6

b) C3H6

c) C2H6O

d) C3H7Cl

Hướng dẫn giải:
a) C2H6 : Bước 1: Xác định đặc điểm cấu tạo phân tử:
Đối với hợp chất C2H6 thuộc dạng CnH2n+2 (ứng với n = 2, C 2H2.2+2) nên phân tử có
dạng mạch hở và chỉ chứa liên kết đơn
Bước 2: Viết mạch cacbon: Vì phân tử C2H6 có 2 nguyên tử cacbon nên mạch
cacbon là: C – C
Bước 3: Điền nguyên tử hiđro: Số nguyên tử hiđro cần điền vào cacbon bằng hóa
trị
của cacbon (IV) trừ số liên kết đã có của cacbon.


b) C3H6:

Bước 1: Xác định đặc điểm cấu tạo phân tử:

Hợp chất C3H6 thuộc dạng CnH2n (ứng với n = 3, C 3H2.3) nên có 2 trường
hợp:
k ế t đơi C=C
[ mạ ch h ở ,cóm ạ1liên
ch vòng

Bước 2, 3: Viết mạch cacbon và điền nguyên tử hiđro:
Trường hợp 1: Dạng mạch hở, có 1 liên kết C=C
- Viết mạch cacbon: Vì phân tử C3H6 có 3 nguyên tử cacbon nên mạch cacbon là:
C–C–C
14


- Điền liên kết đôi C=C: C = C – C
- Điền nguyên tử hiđro: Số nguyên tử hiđro cần điền vào cacbon bằng hóa trị của
cacbon (IV) trừ số liên kết đã có của cacbon.

Trường hợp 2: Dạng mạch vịng
- Viết mạch cacbon: Vì phân tử C3H6 có 3 nguyên tử cacbon nên mạch cacbon là:

- Điền nguyên tử hiđro: Số nguyên tử hiđro cần điền vào cacbon bằng hóa trị của
cacbon (IV) trừ số liên kết đã có của cacbon.

Như vậy C3H6 có 2 CTCT:

c) C2H6O

Bước 1: Xác định đặc điểm cấu tạo phân tử:
Đối với hợp chất C2H6O thuộc dạng CnH2n+2O (ứng với n = 2, C2H2.2+2O) nên cấu
tạo phân tử dạng mạch hở và chỉ có liên kết đơn
Bước 2: Viết mạch cacbon: các nguyên tử có hóa trị cao liên kết với nhau tạo mạch
cacbon, thay đổi vị trí của các nguyên tử ta được hai loại mạch cacbon như sau:
(I) : C – C – O

(II): C – O –C

Bước 3: Điền nguyên tử hiđro
15


Số hiđro cần điền vào cacbon bằng hóa trị của cacbon (IV) trừ số liên kết đã có của
cacbon
Số hiđro cần điền vào oxi bằng hóa trị của oxi (II) trừ số liên kết đã có của oxi

d) C3H7Cl
Bước 1: Xác định đặc điểm cấu tạo phân tử:
Coi nguyên tử Cl như nguyên tử H nên C 3H7Cl thuộc dạng CnH2n+2 (ứng với n = 3,
C3H2.3+2) → Trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn
Bước 2: Viết mạch cacbon:
Vì phân tử C3H7Cl có 3 nguyên tử cacbon nên mạch cacbon là: C – C – C
Bước 3: Điền nguyên tử clo: khi thay đổi vị trí của nguyên tử clo ta được các chất

CTCT khác nhau:

Bước 4: Điền nguyên tử hiđro

16



Vậy C3H7Cl có 2 CTCT là:

Bài tập vận dụng: Viết CTCT của các hợp chất có CTPT sau:
a) C4H10

b) C4H8

c) C3H8O

d) C2H5Br

e) CH4O

f) C2H7N
Hướng dẫn giải:

a) C4H10: có 2 CTCT

b) C4H8: có 5 CTCT:

c) C3H8O có 3 CTCT

d) C2H5Br: có 1 CTCT: CH3 – CH2- Br
e) CH4O: CTCT: CH3- OH
f) C2H7N có 2 CTCT: CH3 – CH2 – NH2 và CH3 – NH – CH3
Dạng 2: Lập CTPT hợp chất hữu cơ

17



Ví dụ 1: Hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H, O. Trong đó thành phần %
khối lượng của cacbon là 60% và hiđro là 13,33%. Xác định CTPT của A, biết
khối lượng mol phân tử của A là 60 gam/mol.
Hướng dẫn giải:
Ta có: %C + %H + %O = 100% → %O = 100% - 60% - 13,33% = 26,67%
Cách 1:
Bước 1: Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol phân tử là
;
→ mO = 60 – 36 – 8 = 16 gam
Bước 2: Số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

Bước 3: Trong 1 phân tử hợp chất: có 3 nguyên tử C, 8 nguyên tử H, 1 nguyên tử
O
→ CTPT của hợp chất A là: C3H8O
Cách 2:
Bước 1: Gọi CTPT của hợp chất hữu cơ A là CxHyOz
Bước 2: Lập tỉ lệ phần trăm khối lượng và khối lượng của các nguyên tố trong hợp
chất

Bước 3: Tìm giá trị x, y, z để suy ra CTPT
Từ tỉ lệ trên ta tính được: x = 3; y = 8; z = 1 → CTPT của A là C3H8O
Cách 3: Bước 1: Gọi CTPT của hợp chất hữu cơ A là CxHyOz
Bước 2: Tìm cơng thức đơn giản nhất

→ Cơng thức đơn giản nhất của A là C3H8O
18



Bước 3: Tìm CTPT
CTPT của A là (C3H8O)n → MA = (12.3 + 8 + 16).n = 60 → n = 1
Vậy CTPT của A là C3H8O
Ví dụ 2: Hợp chất hữu cơ X có %C = 54,54%, %H = 9,1%, còn lại là oxi. Khối
lượng phân tử của X bằng 88. Xác định CTPT của hợp chất hữu cơ X.
Hướng dẫn giải
Ta có: %C + %H + %O = 100% → %O = 100% - 54,54% - 9,1% = 36,36%
Bước 1: Gọi CTPT của hợp chất hữu cơ A là CxHyOz
Bước 2: Lập tỉ lệ phần trăm khối lượng và khối lượng của các nguyên tố trong hợp
chất

Bước 3: Tìm giá trị x, y, z để suy ra CTPT
Từ tỉ lệ trên ta tính được: x = 4; y = 8; z = 2 → CTPT của A là C4H8O2
Ví dụ 3: Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố, khi đốt cháy 3 gam chất A thu
được 5,4 gam H2O. Xác định CTPT của A, biết khối lượng mol của A là 30
gam/mol.
Hướng dẫn giải
Vì phân tử hợp chất hữu cơ có 2 nguyên tố, khi đốt cháy A thu được H2O và CO2
nên CTPT của A là CxHy
Ta có:
Mặt khác: MA = 12.x + 6.1 = 30 → x = 2
→ CTPT của A là C2H6
Ví dụ 4: Hợp chất hữu cơ A có tỉ khối đối với H2 là 13. Khi đốt cháy 5,2 gam A
thu được m gam CO2 và a gam H2O. Cho toàn bộ lượng CO2 thu được ở trên hấp
thụ hết vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy tạo ra 40 gam kết tủa. Hãy xác định CTPT
của A.
Hướng dẫn giải
19



Vì khi đốt cháy A sinh ra CO2 và H2O → A chứa C, H và có thể có O
Gọi CTPT của A là CxHyOz
A + O2

CO2 + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

(1)
(2)

→ Từ PTHH (2):
Từ PTHH (1) →
→ CTPT của A là C2HyOz mà MA = 12.2 + 1.y + 16.z = 26 → y + 16z = 2
Vì y, z là các số nguyên nên z = 0, y = 2
→ CTPT của A là C2H2.
Bài tập vận dụng
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam chất A thu được 8,96 lít CO 2 (đktc) và 10,8
gam nước. Tỉ khối của A so với nitơ bằng 1,64. Lập CTPT của A.
Câu 2: Khi đốt cháy 18,6 gam hợp chất hữu cơ X thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc)
và 16,2 gam nước. Lập CTPT của X biết phân tử khối của X là 62.
Câu 3: Hợp chất hữu cơ Y chứa các nguyên tố C, H, O. Trong đó thành phần phần
trăm khối lượng của cacbon là 52,17%, hiđro là 13,04%. Xác định CTPT của Y
biết ở điều kiện tiêu chuẩn 2,24 lít khí Y có khối lượng 4,6 gam.
Câu 4: Đốt cháy hồn tồn 3 gam chất hữu cơ X cần dùng 7,2 gam oxi thu được
sản phẩm chỉ gồm CO2 và H2O. Cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ hết vào dung dịch
Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 15 gam kết tủa. Lập CTPT của X, biết 1 lít khí X ở dạng
khí nặng gấp 2 lần 1 lít khí C2H6 ở cùng điều kiện.
Dạng 3: Bài tốn đốt cháy hiđrocacbon
Ví dụ 1: Đốt cháy hồn tồn 1,344 lít khí metan. Tính thể tích khí oxi cần dùng và

thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết các thể tích khí đo ở đktc.
20



×