Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Quản lý nhà nước đối với hàng gia công xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan quản lý hàng gia công cục hải quan tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.41 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ NGỌC DIỆP

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀNG HĨA
GIA CƠNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC
HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG GIA CÔNG –
CỤC HẢI QUAN TP HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ:

60 34 04 03

TS. ĐÀO ĐĂNG KIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thày, Cô giáo thuộc khoa Quản lý nhà
nước về kinh tế, khoa Đào tạo sau đại học – Học viện Hành Chính Quốc Gia
đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.


Tôi xin chân thành cảm ơn TS Đào Đăng Kiên đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn tơi trong q trình nghiên cứu, thực hiện và hồn thiện luận văn thạc sĩ.

Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp công tác tại Chi cục
hải quan quản lý hàng gia công đã cung cấp số liệu và hướng dẫn tôi xử lý
thông tin.
Học viên: Vũ Ngọc Diệp


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng của tôi. Các
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là do chính tơi tự thu thập, vận
dụng kiến thức đã học và trao đổi với giáo viên hướng dẫn để hoàn thành.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Ngọc Diệp


MỤC LỤC
I.

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................................................1

1. Sự cần thiết của đề tài.........................................................................................................................1
2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu của đề tài..............................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.............................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................6

4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................................6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn..........................................7
5.1. Phương pháp luận..........................................................................................................................7
5.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................7
6. Ý nghia thực tiễn của luận văn.......................................................................................................8
7. Kết cấu của luận văn............................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀNG
HÓA GIA CƠNG XUẤT NHẬP KHẨU...................................................................................9
1.1. Lý luận chung về hàng hóa gia cơng xuất nhập khẩu...............................................9
1.1.1. Khái niệm về hàng hóa xuất nhập khẩu...........................................................................9
1.1.2. Khái niệm về hàng hóa gia cơng XNK..........................................................................10
1.1.3. Các loại hàng hóa gia cơng xuất nhập khẩu.................................................................13
1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hàng hóa gia công xuất nhập khẩu......15
1.2.1 Sự cần thiết khách quan quản lý nhà nước đối với hàng hóa gia cơng xuất
nhập khẩu

15

1.2.2 Những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa gia cơng
XNK 23
1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với hàng hóa gia công XNK..........................26


1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hàng hóa gia cơng XNK ở một số Chi
cục hải quan trong nước và bài học rút ra cho Chi cục HQQLH Gia cơng – Cục

HQ TP Hồ Chí Minh...........................................................................................................................31
1.3.1. Kinh nghiệm Chi cục Thống Nhất – Đồng Nai.......................................................31
1.3.2. Kinh nghiệm Chi cục Gia công – Hà Nội..................................................................32

1.3.3. Bài học rút ra cho Chi cục Gia công – TP.HCM....................................................33
Tiểu kết chương 1....................................................................................................................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀNG HĨA
GIA CƠNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN GIA CƠNG CỤC HẢI QUAN TP. HỒ CHÍ MINH.....................................................................................35
2.1. Tổng quan về Chi cục hải quan gia công và những nhân tố tác động...........35
2.1.1. Khái quát về Chi cục hải quan quản lý hàng gia công.........................................35
2.1.2. Những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa gia cơng
XNK tại Chi cục HQQLH Gia cơng..............................................................................35
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK gia công tại Chi cục
QLH gia công...........................................................................................................................................39
2.2.1. Về hoạt động tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật...................39
2.2.2. Về tổ chức bộ máy chi cục quản lý hàng gia cơng................................................42
2.2.3. Về qui trình và thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia cơng XNK.................43
2.2.4. Về cơng tác quản lý thuế...................................................................................................54
2.2.5. Về công tác chống buôn lậu, GLTM và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực hải quan 62
2.3. Đánh giá chung các mặt công tác........................................................................................65
2.3.1. Những kết quả đạt được.....................................................................................................65
2.3.2. Những vấn đề tồn tại...........................................................................................................68
2.3.3. Nguyên nhân của những vấn đề tồn tại.......................................................................72


Tiểu kết chương 2....................................................................................................................................74
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HÀNG HĨA GIA CÔNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC

HẢI QUAN GIA CÔNG - CỤC HẢI QUAN TP. HCM.................................................75
3.1. Định hướng phát triển của ngành Hải quan tầm nhìn đến năm 2020...........75
3.1.1. Định hướng phát triển của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh................................76

3.1.2. Định hướng phát triển của Chi cục HQ Gia cơng.....................................................79
3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa gia cơng
xuất nhập khẩu.......................................................................................................................................80
3.2.1. Tăng cường tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về hải quan
đối với hàng hóa gia cơng XNK.........................................................................................80
3.2.2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy Chi cục HQ quản lý hàng gia cơng..........................81
3.2.3 Đổi mới quy trình thủ tục hải quan đối với hàng gia công XNK........................83
3.2.4. Tăng cường quản lý thuế......................................................................................................85
3.2.5. Đẩy mạnh kiểm tra chống buôn lậu và gian lận thương mại,

xử lý vi phạm

hành chính trong lĩnh vực hải quan...................................................................................87
Tiểu kết chương 3....................................................................................................................................89
3.3. Kiến nghị...........................................................................................................................................89
3.3.1. Với Bộ Tài Chính.....................................................................................................................89
3.3.2. Với Ngành Hải quan...............................................................................................................89
3.3.3. Với Cục HQ TP Hồ Chí Minh...........................................................................................90
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................91
Danh mục tài liệu tham khảo..............................................................................................................93


DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT TẮT:
CBCC

Cán bộ công chức

DN

Doanh nghiệp


GC

Gia cơng

HQ

Hải quan

QLNN

Quản lý nhà nước

QLH

Quản lý hàng

MMTB

Máy móc thiết bị

NVT

Ngun vật liệu

TP

Thành phố

VT


Vật tư

XNK

Xuất nhập khẩu


1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Hoạt động thương mại quốc tế nói nơm na là trao đổi hàng hóa – tiền tệ đã có
từ lâu đời và sự phát triển của nó ln luôn gắn liền với sự phát triển văn minh của
xã hội loài người. Như vậy là con người đã sớm tìm thấy lợi ích của thương mại
quốc tế. Thực tế cho thấy những lợi nhuận thu được từ thương mại quốc tế nhờ khai
thác sự chênh lệch về giá cả tương đối giữa các nước. Thương mại quốc tế không
chỉ tạo ra các khả năng mở rộng tiêu dùng, thoả mãn nhu cầu của người mua, mà đã
trở thành yếu tố cơ bản, quyết định động thái tăng trưởng kim ngạch ngoại thương
hầu hết các nước thuộc mọi khu vực khác nhau trong nền kinh tế thế giới.
Ngày nay khi cầm trên tay một sản phẩm tiêu dùng hàng ngày: ví dụ từ sản
phẩm đơn giản là quần áo hay đôi giày hiệu Nike; phức tạp hơn là một chiếc điện
thoại hiệu Samsung hay Iphones chúng ta có thể thấy đây là những sản phẩm hoàn
chỉnh được tập hợp từ nhiều sản phẩm thành phẩm của các nhà máy ở nhiều quốc
gia khác nhau: da bò được sản xuất ở Trung Quốc, đế giày và công may sản xuất tại
Việt Nam, hay board mạch điện thoại thì sản xuất tại Hàn Quốc, các phụ kiện nhựa
và lắp ráp tại Việt nam. Đây chính là những sản phẩm hàng hóa của các cơng ty hay
tập đồn đa quốc gia lớn (thường thuộc các nước phát triển) thuê sản xuất gia công
tại nước thứ ba (thường là các nước đang phát triển có nguồn lao động rẻ hơn) nhằm
giảm bớt chi phí trong giá thành tăng sức cạnh trạnh của hàng hóa. Đây là hình thức

gia cơng thương mại quốc tế.
Nền kinh tế của nước ta từ khi mở cửa và theo định hướng thị trường có sự
quản lý của nhà nước thì sự giao thương bn bán xuất nhập khẩu phát triển rất
mạnh mẽ. Hoạt động ngoại thương phát triển cần có sự quản lý của Nhà nước. Việc
quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới được Nhà
nước giao cho cơ quan hải quan đảm trách. Cơ quan hải quan có trách nhiệm làm
thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới, thu thuế nộp ngân sách nhà
nước theo quy định tại Luật Hải quan do Quốc hội ban hành. Việc quản lý nhà nước
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu do cơ quan hải quan thực thi gọi là quản lý nhà
nước về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.


2

Kim ngạch hàng hóa XNK của Việt Nam mỗi năm đều tăng trưởng thường
xuyên. Bắt đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi
mới cơ chế kinh tế, nên việc trao đổi hàng hóa trở nên hết sức sơi động với sự đa
dạng của hàng hóa xuất nhập khẩu thì vai trị của cơ quan hải quan trở nên rất quan
trọng. Khoảng cuối những năm 1993 xuất hiện các doanh nghiệp thực hiện những
đơn hàng đầu tiên gia cơng hàng hóa cho các cơng ty đối tác nước ngồi. Nhờ
những hợp đồng gia công quốc tế vừa đem lại ngoại tệ cho đất nước; giải quyết
công ăn việc làm cho một khối lượng lao động lớn; đồng thời tiếp thu được khoa
học công nghệ của các nước tiên tiến. Cho nên Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu
đãi đối với hàng hóa XNK gia cơng. Hàng hóa XNK gia cơng giờ đây chiếm một tỷ
trọng khoảng 30% trong tổng kim ngạch XNK cả nước cho thấy được sự phát triển
mạnh mẽ của hàng hóa XNK gia cơng ở Việt Nam.
Cơ quan hải quan đóng một vai trị quan trọng trong việc đảm bảo tạo thuận
lợi đồng thời kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động gia công thương mại
quốc tế, đáp ứng các quy định của pháp luật và đường lối, chính sách phát triển kinh
tế, xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ. Tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế, với sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại và du lịch, đã tạo ra những
thay đổi căn bản mang tính chiến lược trong mơi trường hoạt động của Hải quan.
Điều này đã đặt ra những yêu cầu cho việc điều chỉnh cách thức quản lý và phương
pháp thực thi nhiệm vụ của cơ quan Hải quan nói chung và trong quản lý NN về HQ
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gia cơng nói riêng.
Với chủ trương thúc đẩy sản xuất trong nước, công nghiệp hóa hiện đại hóa nền
kinh tế, tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, thu hút được nguồn nhân lực lao
động khơng cần học vấn cao, do đó Nhà nước ta có chủ trương ưu tiên tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp gia cơng hàng hóa cho đối tác nước ngồi. Gia cơng
hàng hóa cho thương nhân nước ngồi cũng là hình thức để các doanh nghiệp trong
nước học hỏi cơng nghệ sản xuất của nước ngồi một cách hữu hiệu nhất. Do đó, loại
hình hàng hóa này thuộc đối tượng mà Nhà nước ưu tiên, là đối tượng được miễn thuế
xuất nhập khẩu nên rất dễ bị các cá nhân tổ chức lợi dụng nhằm trốn thuế gây thất thu
cho ngân sách nhà nước và gây bất bình đẳng trong kinh doanh tiêu dùng.


3

Đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nền kinh tế thế giới hồi
phục do đó khối lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua mỗi Quốc gia đã tăng lên
nhanh chóng, ngày càng phát triển đa dạng và phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều
nguy cơ rủi ro về buôn lậu, gian lận thương mại, nguy cơ khủng bố quốc tế, tội
phạm ma tuý gia tăng...v..v. Do vậy, đòi hỏi quản lý nhà nước phải đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính và áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại nhằm tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động XNK hàng hóa, thu hút đầu tư nước
ngoài, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Vấn đề tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa gia cơng
XNK làm sao để đạt hiệu quả vừa thơng thống, tạo điều kiện phát triển cho doanh
nghiệp sản xuất đồng thời chống thất thu ngân sách thơng qua việc nhập khẩu núp
bóng là hàng gia cơng là vấn đề thời sự, cấp thiết; trong đó cơ quan Hải quan đóng

vai trị trọng yếu và có tính quyết định.
Do nhiệm vụ được cơ quan phân công liên quan đến việc quản lý nhà nước
đối với hàng hóa gia cơng XNK, nên tác giả có cơ hội nghiên cứu tồn cảnh sự việc,
tìm hiểu, tiếp cận nguồn thơng tin; hiểu được những khó khăn vướng mắc cịn tồn
tại trong thực tế hoạt động nghiệp vụ quản lý khi áp dụng các chính sách và pháp
luật của Nhà nước đối với hàng gia công XNK.
Tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ Quản lý nhà nước đối với hàng gia công
xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan gia cơng – cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh”
vì nhận thấy tính thời sự, cấp thiết và hữu ích của đề tài, có thể phục vụ tốt hơn cho
nhiệm vụ tại đơn vị cơng tác của mình. Từ đó tơi trực tiếp đề xuất các biện pháp
nhằm hạn chế các khó khăn vướng mắc trong q trình thực thi chính sách pháp luật
của Nhà nước vẫn đảm bảo chặt chẽ mà vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh
nghiệp đồng thời giảm tình trạng thất thu ngân sách nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn.
Đã có một số cơng trình nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng
hóa gia công theo từng thời kỳ và theo mục tiêu quản lý của Nhà nước, theo các chính
sách áp dụng theo từng thời điểm. Cơng trình nghiên cứu đề tài “Gia công quốc tế và
chế độ quản lý nhà nước về hải quan tại Việt Nam” của tác giả Lương Thị Yên


4

đã nghiên cứu một số khía cạnh lý luận liên quan đến hoạt động gia công quốc tế và
chế độ quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công tại Việt Nam. Đề
tài đã chỉ ra những bất cập, sơ hở trong chính sách quản lý đối với hoạt động gia
cơng hàng hóa, hệ quả của nó là tồn đọng một khối lượng lớn hợp đồng gia cơng
khơng có khả năng thanh khoản gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động gia công tại Cục Hải
quan Thanh Hóa” năm 2012 của tác giả Hồng Ngọc Duyên. Đề tài đã đề cập đến
điều tra ý kiến đánh giá của doanh nghiệp thường xuyên có hoạt động gia công xuất

nhập khẩu và thực trạng công tác quản lý hoạt động gia công xuất nhập khẩu tại Cục
Hải quan Thanh hóa; các khó khăn khi thực hiện và một số giải pháp khắc phục khó
khăn đó.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thơng quan đối
với hàng hố xuất nhập khẩu theo loại hình gia cơng” năm 2006 của tác giả Nguyễn
Văn Bình – cục kiểm tra Sau Thông quan – Tổng cục Hải quan. Đề tài tập trung
nghiên cứu chuyên đề kiểm tra sau thơng quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gia
công trên cả nước để tăng cường công tác quản lý nhà nước, truy thu thuế góp phần
tạo nguồn thu ngân sách.
Đề tài “ Hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động
gia công xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay” năm 2009 của tác giả Nguyễn Quang
Hùng trong đó tác giả đã đề cập đến một số khía cạnh lý luận về hồn thiện hệ thống
pháp luật, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý hải
quan đối với hoạt động gia cơng hàng hóa xuất khẩu nhưng chưa nêu được cách
thức quản lý của hải quan, diễn biến phức tạp của loại hình gia cơng, lợi dụng sơ hở
của chính sách để trốn thuế.
Đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước đối với hàng may mặc gia công xuất
khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Tiến Dũng. Đề tài này tác
giả chỉ tập trung vào nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa may
mặc gia công tại địa bàn thành phố Hà Nội, nêu những bất cập trong quản lý hàng
gia công may mặc và đưa ra một số biện pháp cải thiện những bất cập đó.


5

Qua thực tế tìm hiểu, tác giả nhận thấy từ khi luật hải quan sửa đổi cho đến
nay về phương thức quản lý nhà nước về hải quan đã có sự thay đổi lớn, từ góc độ
quản lý của hải quan, khi cơ quan hải quan là cơ quan thay mặt nhà nước thực hiện
quyền lực nhà nước thì trong Luật mới hiện nay đã nâng cao vai trò trách nhiệm của
đối tượng quản lý nhà nước đó là doanh nghiệp. Tại thời điểm hiện nay doanh

nghiệp đã trở thành đối tác của cơ quan hải quan, cùng nhau phát triển. Cơ quan hải
quan thực hiện thu ngân sách nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả tạo lợi
nhuận cao, góp phần “vừa ích nước, vừa lợi nhà”. Vấn đề này đã được triển khai tại
các văn bản trao đổi trong nội bộ ngành Hải quan - là cơ quan quản lý nhà nước
trong lĩnh vực trên, và tại một số cuộc họp báo, hội nghị doanh nghiệp thường niên
của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, và các cục hải quan
địa phương, trên cơ sở một số đề tài nghiên cứu tham khảo đã nêu ở trên.
Một số các bài báo được đăng trên website của Tổng cục Hải quan, các bài
báo đăng trên tạp chí Tài chính Việt nam bàn về một số vấn đề bất cập khi thực hiện
Luật Hải quan sửa đổi năm 2014; những mặt còn chưa được hợp lý trong công tác
triển khai Luật, và một số vấn đề chưa được quy định rõ trong Luật và các văn bản
quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật.
Luận văn thạc sĩ về đề tài “Quản lý nhà nước đối với hàng hóa gia cơng xuất
nhập khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công- Cục Hải quan TP.Hồ Chí
Minh” nghiên cứu phát triển thêm về quản lý nhà nước về hải quan theo Luật hải
quan sửa đổi và theo mơ hình quản lý nhà nước mới – nhà nước phục vụ; Kế thừa,
phân tích và phát triển thêm những vấn đề nảy sinh sau khi thực hiện luật Hải quan
và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
-

Mục đích luận văn:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các phương pháp quản lý NN

đối với hàng hóa gia cơng XNK tại chi cục HQQLH Gia cơng; phân tích, đánh giá
thực trạng quản lý nhà nước đối với hàng gia công XNK của chi cục HQ QLH Gia
công, những ưu nhược điểm trong công tác thực thi chính sách pháp luật của nhà
nước, những kẽ hở trong quy định quản lý bị doanh nghiệp lợi dụng để trục lợi; Từ



6

đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối
với hàng gia cơng XNK, ngăn ngừa gian lận, lợi dụng chính sách nhà nước để buôn
lậu gây thất thu ngân sách nhà nước.
-

Nhiệm vụ của luận văn:

(1)

Nghiên cứu nội dung các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động QLNN

về HQ đối với hàng hóa gia cơng XNK để làm rõ được những bất cập giữa quy định
của Nhà nước và tình hình áp dụng quy định trong thực tế công tác quản lý nhà nước

ở Chi cục HQ QLH Gia cơng – Cục HQ TPHCM. Đồng thời có sự so sánh học hỏi
thêm kinh nghiệm quản lý của các Cục Hải quan khác trong nước nhằm rút ra kinh
nghiệm áp dụng phù hợp với hoàn cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
(2)

Chỉ ra được những kẽ hở trong quy định pháp luật của nhà nước đối với công

tác quản lý hàng gia cơng XNK từ đó đề xuất biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc
doanh nghiệp lợi dụng những khe hở trong chính sách nhằm trốn thuế và thu lợi bất
chính.
(3)

Đánh giá những thành tựu và những vướng mắc trong công tác quản lý NN


đối với hàng gia công XNK tại chi cục HQ QLH Gia công - TPHCM, từ đó đề xuất
giải pháp khắc phục nhược điểm, nâng cao hiệu quả quản lý tại Chi cục.
(4)

Đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tức thời hành vi gây thất

thu ngân sách nhà nước và kiến nghị chính sách nhằm tăng cường hiệu quả QLNN
về HQ đối với hàng hóa XNK gia cơng nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là hoạt động QLNN đối với hàng hóa XNK theo loại hình gia cơng cho
thương nhân nước ngồi của các Doanh nghiệp gia cơng hàng hóa đăng ký làm thủ
tục tại Chi cục QLH Gia công – cục HQ TPHCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài các phương pháp quản lý nhà nước đối với
hàng hóa gia công XNK.
Phạm vi không gian: tại Chi cục Hải quan QLH Gia công - Cục Hải quan
TP.HCM.


7

Phạm vi thời gian: 2012-2016
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận:
Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời cơ sở lý
luận nghiên cứu là các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật của Nhà nước ban
hành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa gia cơng XNK.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Sử dụng phương pháp thu thập thống kê:
+ Số liệu sơ cấp: Được tiến hành thu thập trên cơ sở dữ liệu chương trình thơng
quan điện tử tập trung VNACCS - VCIS, chương trình quyết tốn hàng gia cơng E-

CUSTOM, chương trình kế tốn tập trung, chương trình theo dõi xử lý vi phạm
hành chính (đây là các chương trình nghiệp vụ phục trong công tác quản lý của cơ
quan hải quan).
+ Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các nguồn tài liệu Thơng tư hướng dẫn
của Bộ Tài chính, quy trình thủ tục đã được ban hành; các báo cáo liên quan của Chi
cục Hải quan QLH gia công, Cục Hải quan Thành phố; các website chính thức của
Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan thành phố. Dữ liệu các trường hợp
vi phạm được thu thập từ những thông tin đã được công bố trên phương tiện thông
tin đại chúng.
5.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp: nghiên cứu các dữ liệu, thu tập và tổng
hợp qua các văn bản pháp quy, các báo cáo định kỳ của chi cục, hồ sơ vi phạm về
hải quan tại chi cục.
Việc xử lý, tính tốn số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu, vẽ đồ thị minh họa...
được tiến hành trên máy tính qua các phần mềm Excel, Word.
5.2.3. Phương pháp phân tích
- Dùng phương pháp phân tích thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu
theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.


8

- Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp và vận dụng các phương pháp
phân tích thống kê để đánh giá thực trạng. Từ đó có thể rút ra được bản chất của các

sự việc hiện tượng xảy ra trong quá trình quản lý.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn giúp Chi cục hải quan QLH Gia công tổng hợp nhiều vướng mắc
liên quan trong quá trình hoạt động thực tế khi triển khai luật hải quan và các văn
bản quy phạm pháp luật về hải quan thấy được những kẻ hở trong q trình quản lý
để từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả trong quá trình quản lý
NN của Chi cục hải quan QLH Gia cơng.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hàng hóa gia cơng
xuất nhập khẩu.
- Chương 2: Thực trạng QLNN đối với hàng hóa gia cơng xuất nhập khẩu tại
Chi cục Hải quan quản lý hàng gia cơng - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh
- Chương 3: Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước đối với hàng gia công
xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia công - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh.


9

Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HÀNG HĨA GIA CƠNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Lý luận chung về hàng hóa gia cơng xuất nhập khẩu.
1.1.1. Khái niệm về hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hàng hóa: là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu của con người
thông qua trao đổi.
Trong lịch sử phát triển kinh tế các nước hoạt động trao đổi hàng hoá ngày
càng đa dạng. Cùng với sự phát triển xã hội ngày càng văn minh thì hoạt động kinh
doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng phát
triển mạnh mẽ. Từ trao đổi giữa các nước nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân của các
sản phẩm thiết yếu sau đó trao đổi để kiếm lợi.

Hình thái này ngày càng phát triển và trở thành một lĩnh vực không thể thiếu
được trong sự phát triển của kinh tế đất nước. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
nó vượt ra biến giới các nước và gắn liền với các đồng tiền quốc tế khác nhau. Nó
diễn ra bất cứ nơi nào và quốc gia nào trên thế giới do vậy nó cũng rất phức tạp.
Thơng qua trao đổi xuất nhập khẩu các nước có thể phát huy lợi thế so sánh của
mình. Nó cho biết nước mình nên sản xuất mặt hàng gì và khơng nên sản xuất mặt
hàng gì để khai thác triệt để lợi thế riêng của mình.
Hoạt động xuất khẩu là mua ở thị trường trong nước bán cho thị trường ngoài
nước, và ngược lại hoạt động nhập khẩu là mua hàng hóa của nước ngồi và bán
cho thị trường nội địa. Do đó để xác định kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu, người ta chỉ xác định khi hàng hóa đã luân chuyển được một vòng hay khi đã
thực hiện xong một thương vụ ngoại thương, có thể bao gồm cả hoạt động nhập
khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Hiểu theo nghĩa chung nhất thì hàng hóa xuất nhập khẩu là sản phẩm trao đổi
trong hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia nghĩa là hàng hóa phải
có sự dịch chuyển qua biên giới các nước. Kinh doanh là hoạt động thực hiện một hoặc
một số công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện một số dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích lợi nhuận. Vì vậy hoạt động kinh doanh xuất


10

nhập khẩu là việc bỏ vốn vào thực hiện các hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ
giữa các quốc gia nhằm mục đích thu được lợi nhuận. Đây chính là mối quan hệ xã
hội nó phản ánh sự khơng thể tách rời các quốc gia. Cùng với tiến bộ khoa học kỹ
thuật, chun mơn hố ngày càng tăng, cùng với sự đòi hỏi về chất lượng sản phẩm
và dịch vụ của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú thì sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng.
Một thực tế cho thấy nhu cầu con người không ngừng tăng lên và nguồn lực
quốc gia là có hạn. Do đó trao đổi mua bán quốc tế là biện pháp tốt nhất và có hiệu

quả. Quan hệ quốc tế này nó ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Để tận dụng có hiệu quả nguồn lực của mình vào phát triển kinh tế đất nước.
Xuất nhập khẩu hàng hóa là một hoạt động thương mại không thể thiếu đối
với mỗi quốc gia. Kinh doanh xuất nhập khẩu chính là hình thức trao đổi hàng hố,
dịch vụ giữa các nước thơng qua hành vi mua bán, tiền tệ sẽ được dùng làm cơ sở
thanh tốn. Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước
thứ ba (đồng tiền dùng thanh tốn quốc tế).
Xuất nhập khẩu hàng hóa được xem là hình thức thể hiện mối quan hệ xã hội
và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá
riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu hiện nay, xuất nhập khẩu hàng
hóa là hoạt động rất cần thiết để giúp hàng hóa lưu thơng, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của các nước, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, đồng thời góp
phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế từng quốc gia.
1.1.2. Khái niệm về hàng hóa gia cơng XNK.
Gia cơng là phương thức giao dịch trong đó người đặt gia cơng cung cấp
ngun vật liệu, đưa ra định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa gia cơng, có
thể có hoặc khơng có máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, bên nhận gia cơng sẽ tổ
chức sản xuất sau đó giao lại sản phẩm gia công và nhận được một khoản tiền cơng
tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản phẩm hàng hóa đó gọi là phí
gia công. Gia công thơng mại quốc tế là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa gắn
liền với sản xuất.


11

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam tập 2 thì “Gia công quốc tế là phương
thức hợp tác sản xuất và trao đổi hàng hóa giữa các nước, theo đó nước nhận gia
cơng ngun liệu hoặc nhiên liệu và có thể cả thiết bị, máy móc của nước th gia
cơng để sản xuất ra những thành phẩm theo những định mức, tiêu chuẩn cụ thể và

giao những thành phẩm đó cho nước thuê gia công với những điều kiện do hai bên
thỏa thuận. Tiền công được trả bằng tiền hoặc hàng. ( Nhà xuất bản từ điển bách
khoa 2002). Gia cơng quả thực có khái niệm rất rộng, có thể diễn ra trong bất kỳ
ngành, lĩnh vực sản xuất nào.
Trong hoạt động gia cơng quốc tế, hàng hóa gia cơng XNK được hiểu là tồn
bộ hàng hóa được đưa vào, đưa ra lãnh thổ hải quan nhằm thực hiện hoạt động gia
cơng hàng hóa và được thể hiện cụ thể trên hợp đồng gia công được ký kết giữa một
bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên
điểm khác biệt cơ bản của hàng hóa gia cơng với các loại hàng hóa giao dịch thương
mại giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngồi là tính sở hữu. Tuy
hàng hóa được giao cho thương nhân Việt Nam nhưng quyền sở hữu vẫn là của
thương nhân nước ngồi.
Gia cơng hàng hố là một là một hoạt động thương mại, trong đó một bên là
người đặt gia công sẽ cung cấp nguyên phụ liệu (NPL), có khi cả máy móc thiết bị
(MMTB), bán thành phẩm (BTP) và nhận lại sản phẩm hoàn chỉnh. Một bên là
người nhận gia cơng tự tổ chức q trình sản xuất, làm ra sản phẩm hoàn chỉnh theo
mẫu cuả khách hàng đặt sau đó giao tồn bộ cho người đặt gia cơng và nhận thù lao
cho q trình sản xuất đó (phí gia cơng).
Về cơ sở pháp lý: Căn cứ theo các định nghĩa tại Luật Thương mại, Luật Hải quan
như sau
Hàng hóa: theo điều 3 của Luật Thương mại 2005 là tất cả các loại động sản,
kể cả động sản hình thành trong tương lai;
Hàng hóa XNK theo định nghĩa tại Luật hải quan 2014: bao gồm động sản có
tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt nam được xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.


12

Theo điều 3 Luật Thương mại 2005 thì hoạt động thương mại là hoạt động

nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc
tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Vậy gia cơng hàng
hóa cũng là một loại hoạt động thương mại. Theo Điều 178 Luật Thương mại 2005:
“ Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia cơng sử
dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện
một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia
cơng để hưởng thù lao”
Ta có thể tóm lược trong sơ đồ như sau:

Gia cơng hàng hố là phương thức tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng và mẫu
cuả người đặt gia công. Người nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất theo mẫu
và bán những sản phẩm làm ra cho người đặt gia công hoặc người nào đó mà người
đặt gia cơng chỉ định theo giá cả hai bên thoả thuận.

Nội dung gia công gồm sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái chế, lắp rắp, phân
loại, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công.
Bên đặt gia cơng phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của quyền sở hữu cơng nghiệp
đối với hàng hóa gia cơng. Bên đặt gia cơng có quyền kiểm tra, giám sát


13

việc gia công tại nơi nhận gia công theo thỏa thuận giữa các bên. Việc gia công
trong thương mại phải được xác lập bằng hợp đồng bằng văn bản giữa các bên, nội
dung hợp đồng gia công trong thương mại, quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia
công và bên đặt gia công được áp dụng theo các qui định về hợp đồng gia công theo
luật pháp qui định.
Việc nhập khẩu máy móc trang thiết bị, nguyên phụ liệu để gia cơng cũng như
việc xuất khẩu sản phẩm hồn chỉnh sau khi gia công phải tuân thủ các quy định
của pháp luật về xuất nhập khẩu.

1.1.3. Các loại hàng hóa gia cơng xuất nhập khẩu.
Gia cơng hàng hóa ngày nay trở nên rất phổ biến trong hoạt động ngoại
thương của nhiều nước. Đây là hình thức hợp tác đơi bên cùng có lợi. Dưạ trên các
tiêu thức sau mà người ta phân loại hàng hóa gia cơng như sau:
1.1.3.1. Theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm:
Hình thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên liệu
hoặc bán thành phẩm cho bên gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu
hồi sản phẩm hồn chỉnh và trả phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế
tạo quyền và sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia cơng. Đây là hình thức
phổ biến trong gia cơng thương mại quốc tế. Ở đây có sự tin tưởng tuyệt đối giữa hai
bên: đặt gia công và nhận gia công, và họ thường là đối tác lâu năm của nhau.

Hình thức mua đứt bán đoạn: Dưạ trên hợp đồng mua bán hàng dài hạn với
nước ngoài. Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời
gian sản xuất chế tạo sẽ mua lại thành phaẩm. Trong trường hợp này, quyền sở hữu
nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia cơng. Hình thức này có
lợi cho bên đặt gia cơng vì khi giao ngun liệu gia cơng dễ gặp phải rủi ro mất mát
do nguyên nhân chủ quan hay khách quan ( hỏa hoạn, tai nạn, mất mát..); khơng bị
đọng vốn. Vấn đề thanh tốn tiền ngun liệu, mặc dù bên nhận gia cơng phải thanh
tốn nhưng ngun liệu chưa hẳn thuộc quyền sở hưu hoàn toàn của họ vì khi tính
tiền sản phẩm thì bên nhận gia cơng sẽ tính phần lãi suất cho số tiền đã thanh tốn
cho bên đặt gia cơng khi mua ngun liệu của họ. Trường hợp này thường áp dụng
với đối tác mới, chưa có sự tin tưởng nhiều giữa hai bên.



×