Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.4 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

MAI XUÂN SƠN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI SẢN CÔNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

MAI XUÂN SƠN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI SẢN CÔNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ

: 8.31.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU THỊ THỦY


HÀ NỘI - NĂM 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập, khơng sao chép
của các cơng trình đã công bố. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Nếu có xảy ra sai sót gì, tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Cao học viên

Mai Xuân Sơn


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được trân trọng cảm ơn Giảng viên hướng dẫn luận văn:
Nhà giáo Ưu tú, TS. Chu Thị Thủy đã tâm huyết, tận tình hướng dẫn, truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian thực hiện, giúp
em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể q thầy, cơ giáo Khoa Kinh tế Luật, Phòng Quản lý sau đại học đã truyền đạt, hướng dẫn cho cao học viên chúng
em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tham gia khóa học Thạc sĩ này.

Xin được chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, quan
tâm và động viên để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

Cao học viên

Mai Xuân Sơn

năm 2022


iii

MỤC LỤC
Contents

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.....................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn............................................................................................
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan................................................................
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu................................................................................................
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.................................................................
7. Kết cấu luận văn........................................................................................................................


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC....................
TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ................................................................
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước đối với tài sản công tại
các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố................................................
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước..........................................
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tài sản công và tài sản công của
doanh nghiệp nhà nước................................................................
1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước đối với tài sản công...........................................
1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa
bàn cấp tỉnh, thành phố..........................................................................
1.2. Chức năng, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ quản lý nhà nước đối với tài sản công
tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố...........................................
1.2.1. Chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các
doanh nghiệp nhà nước................................................................
1.2.2. Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh nghiệp nhà
nước...........................................................................................
1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với tài sản công..........................................


iv

1.2.4. Công cụ quản lý nhà nước đối với tài sản công.............................................
1.3. Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố...............................................................................
1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa
bàn cấp tỉnh......................................................................................
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa
bàn cấp tỉnh......................................................................................

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh......................................................................................
1.4.1. Nhóm các yếu tố khách quan...............................................................
1.4.2. Nhóm các yếu tố chủ quan.................................................................

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI
SẢN CÔNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA
BÀN..................................................................................................................................
THÀNH PHỐ HÀ NỘI...............................................................................................
2.1. Khái quát về thành phố Hà Nội và tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước
trên địa bàn thành phố Hà Nội...................................................................................................
2.1.1. Khái quát về thành phố Hà Nội..............................................
2.1.2. Khái quát về doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố
Hà Nội.........................................................................................
2.1.3. Khái quát về tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước..........
2.1.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối
với tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành
phố Hà Nội...................................................................................
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội..................................................................................
2.2.1. Phân tích thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản cơng........................
2.2.2. Phân tích thực trạng điều chuyển, thanh lý, bán chuyển
nhượng tài sản cơng......................................................................
2.2.3. Phân tích thực trạng kiểm kê, báo cáo tài sản công..................


v

2.2.4. Phân tích thực trạng xây dựng, vận hành hệ thống thông tin

về tài sản công và cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản cơng....................
2.2.5. Phân tích thực trạng hợp tác quốc tế về tài sản công................
2.2.6. Phân tích thực trạng thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại
trong quản lý, sử dụng tài sản cơng.................................................
2.2.7. Phân tích thực trạng quản lý hoạt động dịch vụ về tài sản
công............................................................................................
2.3. Đánh giá về thưc trạng quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.....................................................................
2.3.1. Kết quả khảo sát, đánh giá....................................................
2.3.2. Những thành công và nguyên nhân thành công.......................
2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế...........................

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI..............................
3.1. Quan điểm, định hướng về quản lý nhà nước đối với tài sản
công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà
Nội đến năm 2030...............................................................................................................
3.1.1. Một số quan điểm về quản lý nhà nước đối với tài sản công.......
3.1.2. Mục tiêu và định hướng về quản lý nhà nước đối với tài sản
công đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030....................................
3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện quản lý nhà nước đối với
tài sản cơng tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành
phố Hà Nội đến năm 2030..............................................................................................
3.2.1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý về QLNN đối với tài sản công......
3.2.2. Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài sản công..................
3.2.3. Hồn thiện cơng tác quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản
xuất kinh doanh............................................................................
3.2.4. Hồn thiện cơng tác sắp xếp lại, xử lý tài sản cơng...................
3.2.5. Hồn thiện chính sách cổ phần hóa, thối vốn nhà nước............



vi

3.2.6. Nâng cao chất lượng hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát về
QLNN đối với tài sản công..............................................................
3.2.7. Một số giải pháp khác...........................................................
3.3. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước và cơ quan hữu quan nhằm hoàn thiện quản
lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành
phố Hà Nội thời gian tới..............................................................................................................
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ...................................................
3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính................................................

KẾT LUẬN.......................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thông tin về doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn TP Hà Nội..............................
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp nhà nước....................
Bảng 2.3 Về các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ năm 2021.....................................................
Bảng 2.4. Tổng hợp tài sản cơng của DNNN của TP Hà Nội tính đến 31/12/2021...............
Bảng 2.5: Tình hình giảm tài sản do điều chuyển giai đoạn 2019-2021...............................
Bảng 2.6: Tình hình giảm tài sản do thanh lý giai đoạn 2019-2021......................................
Bảng 2.7: Tình hình giảm tài sản do bán chuyển nhượng giai đoạn 2019-2021....................
Bảng 2.8. Tình hình thanh tra, kiểm tra TSC trên địa bàn TP giai đoạn 2019-2021..............
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý
tài sản công tại cơ quan tổ chức sử dụng tài sản công ở TP Hà Nội.....................................
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát ý kiến về quản lý quá trình kết thúc tài sản công.....................
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát ý kiến về quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản công

...........................................................................................................................................


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CHXHCN

Cộng hồ xã hội chủ nghĩa

CNH

Cơng nghiệp hóa

CP

Chính phủ

CQNN

Cơ quan nhà nước

CSDLQG

Cơ sở dữ liệu quốc gia


DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

HĐH

Hiện đại hóa



Nghị định

NQ

Nghị quyết

NSNN

Ngân sách nhà nước



Quyết định

QH

Quốc hội

QLNN


Quản lý nhà nước

SASAC

Uỷ ban quản lý và Giám sát
tài sản nhà nước

TP

Thành phố

TSC

Tài sản công

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Tài sản công (TSC) là loại tài sản chung thuộc sở hữu tồn dân. Các loại tài
sản cơng được sử dụng với những mục đích và nhiệm vụ quan trọng trong việc phát

triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phịng tại mỗi địa phương và đóng góp
vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển chung của quốc gia. Pháp luật Việt Nam
đã ban hành các quy định cụ thể về tài sản công để đảm bảo vai trò của loại tài sản
này trong thực tế. Việc quản lý đối với tài sản công là rất quan trọng và đem đến
những ý nghĩa thiết thực đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã
hội đất nước với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài sản công khơng
ngừng được sửa đổi hồn thiện, Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố (TP) Hà Nội
đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn liên quan để tổ chức quản lý tài sản cơng nói
chung và tài sản cơng tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn TP nói riêng. Nhờ
đó trong những năm gần đây việc quản lý nhà nước đối với tài sản công, sử dụng,
khai thác tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn này đã đạt được
những thành công nhất định, đảm bảo nguyên tắc quản lý chặt chẽ, nâng cao tính
minh bạch, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản cơng, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao
động, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế xã hội của TP Hà Nội.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quản lý nhà nước đối với tài sản công tại
các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trên địa bàn TP Hà Nội vẫn còn nhiều những
tồn tại, hạn chế cần phải được khắc phục như: Việc quản lý, sử dụng TSC tại một số
đơn vị cịn lãng phí do chưa được quan tâm đúng mức, chưa thiết thực, mang nặng
tính hình thức, đơi khi cịn lạm dụng, hoạt động giám sát quản lý, sử dụng chưa thật
chặt chẽ, cơ chế dùng tài sản cho thuê, liên doanh, liên kết sai quy định, sử dụng sai
mục đích gây thất thốt, lãng phí, hiệu quả khai thác thấp, ý thức của một bộ phận
người sử dụng tài sản công coi đó khơng phải là tài sản của mình nên việc sử dụng,
giữ gìn, bảo quản cịn mang kiểu cách cha chung khơng ai khóc, thiếu ý thức gữi gìn


2

bảo quản, việc xử lý, sắp xếp tài sản công tại DNNN, đặc biệt là các cơ sở nhà, đất do

DNNN quản lý còn nhiều vướng mắc, chưa nhất quán gây khó khăn trong xác định
giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm ảnh hưởng q
trình cổ phần hóa, thối vốn nhà nước tại doanh nghiệp thường bị chậm trễ kéo dài.
Xuất phát từ thực tế trên, cần phải có những nghiên cứu nhằm bổ sung hoàn
thiện quản lý nhà nước (QLNN) đối với TSC tại các DNNN để vừa đảm bảo việc
quản lý, khai thác, sử dụng TSC tại các DNNN được chặt chẽ, hiệu quả, tránh thất
thốt, lãng phí lại vừa phải tạo thuận lợi trong quá trình xác định giá trị phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh tiến độ thối vốn nhà nước theo lộ trình
kế hoạch mà Chính phủ đã đề ra. Đề tài luận văn này sẽ đi sâu nghiên cứu lý luận về
QLNN đối với TSC tại các DNNN, thực trạng QLNN đối với TSC tại các DNNN
trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua và từ đó đưa ra những giải pháp hồn thiện
hơn nữa trong những năm tới.
Nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của vấn đề cả về mặt lý luận và mặt
thực tiễn, cao học viên xin lựa chọn đề tài : “Quản lý nhà nước đối với tài sản công
tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội” để thực hiện làm
luận văn cao học.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
2.1. Các cơng trình ngiên cứu nước ngồi
Nghiên cứu về quản lý tài sản công trên thế giới được tổng hợp và đúc rút
kinh nghiệm làm cẩm nang tham khảo, áp dụng cho các tổ chức quốc tế khi tư vấn
chính sách cho các quốc gia thường đề cập đến cơng trình nghiên cứu và giáo trình
có tính quốc tế.
Đó là “Quản lý tài sản Chính phủ chia sẻ kinh nghiệm Quốc tế", “Cải cách
quản lý tài sản Chính phủ Trung ương" và "Bất động sản - Quan hệ đối tác công tư
liên quan" của hai tác giả là Olga Kaganova, Ph.D, giáo sư tại The Urban Institute
cùng với Giáo sư James Mc Kellar, Professor of Real Property, Academic
Director, Executive Director Real Property Program, York University.


3


Hai tác giả này đã đưa ra rất nhiều kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam
thông qua tài liệu trao đổi kinh nghiệm với Cục quản lý công sản, Bộ Tài chính.
Lý thuyết chung về cải cách và quản lý bất động sản công, trụ sở làm việc được hệ
thống hoá qua kinh nghiệm cải cách của các nước trong đó có những nước với
nhiều nét tương đồng Việt Nam như Trung quốc, Nga...
2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Vấn đề quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước
đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học cũng như nhà quản lý doanh nghiệp
nhà nước. Các nghiên cứu này tập trung nghiên cứu chủ yếu về lý luận, phân tích
thực trạng quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước cụ
thể, qua đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với tài sản công
tại các doanh nghiệp nhà nước tối ưu nhất. Trong khuôn khổ đề tài luận văn cao
học, cao học viên có tham khảo những cơng trình nghiên cứu như sau:
Lương Quy Thăng (2017), “Thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công
trong các doanh nghiệp nhà nước - Thực tiễn tại Bộ Thông tin và Truyền thông”,
Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn dựa trên cơ sở đánh giá
thực trạng bộ máy nhà nước và hệ thống văn bản pháp luật đối với quản lý tài sản
công trong các DNNN ở Bộ Thông tin và Truyền thông rút ra những ưu điểm, hạn
chế và nguyên nhân của thực trạng. Qua đó luận văn đã xây dựng hai nhóm giải
pháp chính để hồn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với tất cả các DNNN ở Việt
Nam hiện nay và giải pháp cụ thể đối với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tưởng Quốc Công (2018), “Quản lý tài sản cơng tại hệ thống tịa án nhân
dân ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội. Luận văn đã hệ
thống hóa một số lý luận cơ bản về tài sản công và quản lý tài sản công trong các cơ
quan nhà nước. Từ khảo sát thực trạng, luận văn rút ra kết quả và nguyên nhân
những tồn tại, bất cập trong giai đoạn 2013-2017, đề ra phương hướng, mục tiêu đổi
mới nhằm tăng cường công tác quản lý tài sản cơng tại ngành tịa án nhân dân ở
Việt Nam.



4

Hồng Thu Thủy (2018), “Quản lý tài sản cơng tại Bệnh viện Hữu Nghị
Việt Đức”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội. Luận văn đã hệ thống hóa
những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài sản công trong các bệnh viện và đánh
giá, phân tích thực trạng quản lý tài sản cơng của bệnh viện Việt Đức. Trên cơ sở
những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, luận văn đã kiến nghị một số giải pháp
nhằm tăng cường công tác quản lý tài sản công của Bệnh viện Việt Đức trong thời
gian tới.
Bùi Thị Quỳnh (2019), Quản lý tài sản công tại Học viện An ninh Nhân dân,
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Thương mại. Tác giả đã hệ thống hoá lý luận về
quản lý tài sản công tại một cơ sở giáo dục đại học thuộc lực lượng an ninh, và phân
tích thực trạng quản lý tài sản cơng tại Học viện An ninh Nhân dân giai đoạn 20152018, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại
Học viện An ninh Nhân dân đến năm 2025.
Phạm Thị Hoài (2020), Quản lý tài sản cơng tại các cơ quan hành chính nhà
nước tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Thương mại. Tác giả đã
bổ sung và luận giải rõ hơn nội hàm của quản lý tài sản cơng trong các cơ quan
hành chính nhà nước cấp tỉnh, và phân tích thực trạng các nội dung của quản lý tài
sản cơng tại các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2016 –
2019, tác giả đưa ra quan điểm, phương hướng từ đó làm cơ sở đề xuất các giải
pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước tài sản công tại các cơ quan hành chính
nhà nước tỉnh Nam Định đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững của
công tác quản lý tài sản công.
Nguyễn Văn Siếu (2021), Quản lý TSC tại các trường tiểu học trên địa bàn
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Thương mại.
Nội dung của luận văn đi sâu vào nội dung chính là các vấn đề liên quan đến TSC
tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện; đặc trưng của TSC ở cơ sở giáo dục cấp
tiểu học, từ đó gắn với các nội dung quản lý tài sản công ở cơ sở này. Tác giả cũng
phân tích thực trạng quản lý tài sản cơng tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện

Diễn Châu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2021 và đề ra một số giải pháp hoàn


5

thiện công tác quản lý TSC tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Diễn Châu,
tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
Đề tài nghiên cứu khoa học tại Học viện hành chính của Trần Văn Giao,
Chủ nhiệm đề tài đó là “Quản lý tài sản cơng trong các cơ quan hành chính - sự
nghiệp hiện nay ở Việt Nam”. Nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn thạc sĩ
hiện tại chưa có tác giả nào thực hiện liên quan đến quản lý tài sản công tại Thành
phố Hà Nội. Một cơ sở lý thuyết khoa học cho quản lý tài sản cơng hiện nay đó
chính là Giáo trình Quản lý tài sản công của đồng tác giả Nguyễn Thị Bất và
Nguyễn Văn Xa cùng sự tham gia cộng tác của nghiên cứu sinh được xuất bản làm
giáo trình giảng dạy môn quản lý công sản của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã khái quát thực trạng quản lý tài sản
công của nước ta, đưa ra những đánh giá và giải pháp nhưng chủ yếu mang tính
khuyến nghị và chưa bao quát, chưa dựa trên những chuẩn mực quản trị tài sản
cơng mang tính quốc tế. Bên cạnh đó, đề tài cần một hệ thống các nguyên tắc
chung và giải pháp tổng thể định lượng trong quản lý nhưng các công trình nêu
trên chưa giải quyết được mà mới dừng lại ở định tính.
Qua nghiên cứu tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan, tác giả
nhận thấy rằng đề tài luận văn: “Quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các
doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả thực hiện là có
tính cấp thiết và khơng trùng lặp với các nghiên cứu trước đây.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với tài sản công tại các DNNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
b. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung luận văn tập trung thực hiện

các mục tiêu cụ thể như sau:
Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với tài
sản công tại các doanh nghiệp nhà nước


6

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các
doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời đưa ra nhận định
một số mặt thành công cũng như hạn chế, tồn tại và nguyên nhân tồn tại về thực trạng
quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021.
Đề xuất những giải pháp hoàn thiện QLNN đối với TSC tại các DNNN trên
địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn giải quyết các câu
hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:
Câu hỏi 1: Thế nào là tài sản công? Quản lý tài sản cơng trong các DNNN là
gì?
Câu hỏi 2: Nội dung chủ yếu của QLNN đối với tài sản công trong DNNN là
gì?
Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về tài sản công
tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội?
Câu hỏi 4: Thực trạng quản lý nhà nước về tài sản công trong các DNNN
trên địa bàn thành phố Hà Nội thế nào? Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân?
Câu hỏi 5: Giải pháp nào để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với tài sản
công tại các DNNN trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về

quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Tại các DNNN trên địa bàn thành phố Hà Nội.


7

Thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu trong giai đoạn
từ 2019 - 2021, dữ liệu khảo sát điều tra vào cuối năm 2021, đầu năm 2022. Giải
pháp và kiến nghị định hướng đến năm 2025 tầm nhìn năm 2030.
Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu QLNN đối với TSC tại các
DNNN trên địa bàn TP Hà nội do UBND TP Hà nội quản lý.
Tài sản công cũng gồm các loại : Tài sản hữu hình, tài sản vơ hình, tài sản
bằng tiền và tương đương tiền, tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu về
QLNN đối với TSC hữu hình.
Chủ thể QLNN đối với TSC là các cơ quan QLNN mà cụ thể ở đây là: Đối
với Trung ương là Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan. Trong Bộ
Tài chính có Cục Quản lý cơng sản là cơ quan tham mưu cho Bộ Tài chính; Đối với
cấp tỉnh, thành phố là UBND các tỉnh, thành phố với cơ quan tham mưu là Sở Tài
chính các tỉnh, thành phố và Phịng Quản lý cơng sản trực thuộc Sở Tài chính.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài luận văn hệ thống theo phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, được nghiên cứu trên những nguyên lí của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà
nước Việt Nam về quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các DNNN trên địa bàn
TP Hà Nội nhằm nhận thức, đánh giá, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà
Nội.

Đề tài luận văn được nghiên cứu kết hợp lí thuyết về quản lý nhà nước về tài
sản cơng, có sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của
các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến chủ đề QLNN đối với TSC tại
các DNNN trên địa bàn cấp tỉnh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên
cứu lí thuyết về doanh nghiệp nhà nước, tài sản, tài sản công, quản lý nhà nước về


8

tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước, các nghị quyết, chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước, các báo cáo;
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết: Chọn nhóm tài sản cơng tại
các doanh nghiệp nhà nước, phân loại theo mục tiêu nghiên cứu, hệ thống hóa thành
hệ thống lí thuyết cho từng nhóm, từng lĩnh vực;
- Phương pháp đánh giá hệ thống quản lý nhà nước: Áp dụng trên cơ sở tiêu
chí về tính đồng bộ, hệ thống, tính hiệu lực, hiệu quả, tính phù hợp và công bằng
giữa các nội dung khoa học của các cơng trình, đề tài, dự án có liên quan.
b. Phương pháp thực tiễn
- Phương pháp điều tra khảo sát: Luận văn được xây dựng mẫu phiếu điều
tra cho các đối tượng là nhà quản trị các cấp (cấp cao, cấp trung gian, cấp cơ sở);
- Phương pháp tổng hợp, so sánh: Từ kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn, cao
học viên tiến hành tổng phân tích thực trạng QLNN về TSC tại các DNNN trên địa
bàn TP Hà Nội, trên cơ sở đó sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh
giá về thực trạng, những mặt đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong
quản lý nhà nước về TSC của các DNNN trên địa bàn TP Hà Nội từ đó đưa ra được
những phương hướng, giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới.
- Phương pháp chuyên gia: Trực tiếp trao đổi với các nhà khoa học trong

lĩnh vực hành chính, các nhà quản lý tài sản công của các DNNN trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối
với tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà nội thời gian qua, những yếu tố chủ
quan, khách quan ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tài sản cơng, từ đó làm cơ sở
cho việc định hướng, đề ra những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với tài
sản công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời
gian tới.


9

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ góp phần bổ sung căn cứ khoa học
cho các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong quá trình
hoạch định, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
tài sản công của các doanh nghiệp này trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025
và tầm nhìn 2030.
Kết quả nghiên cứu luận văn này sẽ góp phần bổ sung thêm nguồn tài liệu
tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu ở một số trường đại học, học viện và trực
tiếp góp phần bổ sung tài liệu, hồn thiện hệ thống lí luận cho chương trình đào tạo
các ngành quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Thương mại.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; kết quả nghiên
cứu chính của luận văn được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với tài sản

công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với tài sản công tại các doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với tài sản
công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.


10

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước đối với tài sản
công tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước
a) Khái niệm doanh nghiệp:
Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một
doanh nghiệp (DN), mỗi định nghĩa đều mang trong nó một nội dung nhất định với
một giá trị nhất định, ở các cách tiếp cận khác nhau sẽ quan niệm khác nhau về DN.
Doanh nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học. Theo đó,
DN như một phương tiện để thực hiện ý tưởng kinh doanh. Muốn kinh doanh,
thương nhân phải chọn cho mình một trong số những loại hình DN mà pháp luật quy
định.
Về góc độ pháp lý: Theo Khoản 10, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020 quy
định “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được
thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh
doanh” [27].
Theo quan điểm chức năng: Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh
nhằm thực hiện một, một số, hoặc tất cả các cơng đoạn trong q trình đầu tư từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi [27].

Theo quan điểm lý thuyết hệ thống: Doanh nghiệp được hiểu rằng “doanh
nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức, có tác động qua lại và theo
đuổi cùng một mục tiêu. Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân
hệ sau: Sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự” [27].
Từ cách nhìn nhận như trên, trong luận văn này, DN được hiểu là: Đơn vị
kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con
người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc


11

dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thơng qua đó tối đa hóa
lợi nhuận của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.
b) Khái niệm doanh nghiệp nhà nước:
Quan niệm về doanh nghiệp nhà nước của Liên hợp quốc định nghĩa là: “Xí
nghiệp quốc doanh là những xí nghiệp do nhà nước nắm tồn bộ hoặc một phần sở
hữu và nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quả trình ra quyết định của
xí nghiệp”. Từ định nghĩa này có thể thấy rằng việc Liên hợp quốc rất chú trọng
đến vấn đề sở hữu và quyền kiểm soát của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước.
Ở Việt Nam, kể từ khi đất nước thống nhất năm 1975 đến nay, DNNN ln
giữ vai trị chủ đạo trong nền kinh tế ở Việt Nam. Trong từng giai đoạn phát triển
kinh tế khác nhau, quan điểm pháp lý về DNNN cũng có sự thay đổi.
Kể từ 01/7/2015, theo khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh
nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” [26].
Theo điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Doanh nghiệp nhà
nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng
số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này” [27].
Từ khái niệm trên có thể xem xét một số đặc điểm của DNNN như sau:
- Chủ đầu tư: là Nhà nước.
- Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu từ trên 50% vốn điều lệ đến 100% vốn điều lệ.

- Hình thức tồn tại:
Doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lên thì được tổ chức theo
hình thức CT TNHH một thành viên. Công ty TNHH một thành viên bao gồm:
công ty mẹ của các tập đồn kinh tế; Cơng ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công
ty mẹ trong mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con; cơng ty TNHH một thành viên độc
lập.
Doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ thì
được tổ chức theo hình thức CT TNHH hai thành viên và công ty cổ phần gồm :
công ty mẹ của các tập đồn kinh tế; Cơng ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công



×