Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Thực Hiện Thủ Tục Hành Chính Của Ubnd Quận 3, Tp.hcm.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.7 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN SĨ Q

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TRONG
HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN QUẬN 3- TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN SĨ Q
ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
TRONG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3- TP. HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN Y

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập của tơi
dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Y.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực,
khách quan và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào. Các số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn theo đúng hướng
dẫn của Học viên Hành chính Quốc gia về cách thức trình bày luận văn.
Tác giả

Nguyễn Sĩ Quý


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành được luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến:
Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các giảng viên đã trực
tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi để tơi có thể hồn thành q trình học tập tại
Học viện Hành chính Quốc gia.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Văn Y đã
tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận
văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến Sở Thông tin truyền thơng Tp. Hồ Chí
Minh, UBND quận 3, Văn phịng HĐND-UBND quận 3 đã tạo điều kiện và
hỗ trợ cung cấp các số liệu và các thơng tin để tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã khơng
ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành bày tỏ lịng cảm ơn đến các anh chị và

các bạn đồng nghiệp, các bạn học viên trong khóa học đã hỗ trợ cho tơi rất
nhiều trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn
thạc sĩ một cách hồn chỉnh.
Do năng lực nghiên cứu cịn hạn chế cũng như thời gian tìm hiểu ngắn,
luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả mong muốn nhận
được những ý kiến đóng góp của Q Thầy Cơ để luận văn và bản thân tơi
hồn thiện hơn trong q trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc sau
này.
Trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ đầy đủ

Cụm từ viết tắt

Cán bộ, công chức

CBCC

Công nghệ thông tin

CNTT

Hội đồng nhân dân

HĐND

Quản lý nhà nước


QLNN

Thành phố

Tp

Thủ tục hành chính

TTHC

Ủy ban nhân dân

UBND

Đào tạo bồi dưỡng

ĐTBD

Chính phủ điện tử

CPĐT


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn.......................................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.....................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................................6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn............................6
6. Đóng góp của luận văn..............................................................................................................7
7. Kết cấu của luận văn...................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN………………………..9
1.1. Những vấn đề liên quan........................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin.............................................................................9
1.1.2. Khái niệm thủ tục hành chính................................................................................9
1.1.3. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin.......................................................11
1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của
Uỷ ban nhân dân cấp huyên........................................................................................................12
1.2.1. Khái niệm............................................................................................................................12
1.2.2. Các quy định pháp lý về ứng dụng công nghệ thông tin trong thực
hiện thủ tục hành chính............................................................................................................13
1.2.3. Nội dung ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong thực hiện thủ tục
hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện..............................................................14


1.3. Sự cần thiết ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục
hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện...................................................................19
1.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng cải cách hành chính..............19
1.3.2. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin đáp ứng hội nhập.......................................21
1.4. Kinh nghiệm của các địa phương trong ứng dụng công nghệ thông tin
trong thực hiện thủ tục hành chính.........................................................................................23
1.4.1 Kinh nghiệm của các địa phương...........................................................................23
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm.....................................................................................27

Tiểu kết chương 1.............................................................................................................................30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA UỶ BAN NHÂN
DÂN QUẬN 3- TP. HỒ CHÍ MINH…………………………………………31
2.1. Khái quát về quận 3- Tp. Hồ Chí Minh.......................................................................31
2.2. Khái quát chung về cải cách hành chính trên địa bàn quận 3- Tp. Hồ
Chí Minh.................................................................................................................................................33
2.3. Tổng quan về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực
hiện thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân Quận 3- Tp. Hồ Chí Minh .. 36
2.3.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng và nhân lực công nghệ thông tin.....................36
2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện các thủ tục hành
chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước.............................................43
2.3.3. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào hoạt động mơ hình một cửa,
một cửa liên thông.......................................................................................................................48
2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào cung ứng dịch vụ công trực
tuyến....................................................................................................................................................55
2.4. Đánh giá thực trạng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong thực hiện thủ
tục hành chính của Uỷ ban nhân dân Quận 3- Tp Hồ Chí Minh…………... 64

2.4.1. Thành tựu............................................................................................................................64


2.4.2. Hạn chế................................................................................................................................66
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế.........................................................................................69
Tiểu kết chương 2...........................................................................................................................72
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG
DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TRONG THỰC HIỆN THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 3- TP. HỒ CHÍ
MINH...............................................................................................................................................................73
3.1. Một số định hướng của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng

công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước............73
3.2. Các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện
thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân quận 3- Tp. Hồ Chí Minh.................75
3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức..................................75
3.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin................................................77
3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho đội ngũ
cán bộ cơng chức.........................................................................................................................80
3.2.4. Ứng dụng các phần mềm, các tiện ích vào thực hiện thủ tục hành
chính....................................................................................................................................................83
3.2.5. Kết hợp đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin với các nội dung
cải cách hành chính khác........................................................................................................85
3.2.6. Nâng cao khả năng tiếp cận của người dân, doanh nghiệp...................88
Tiểu kết chương 3...........................................................................................................................91
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..94


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước thì TTHC đóng vai trị hết
sức quan trọng. TTHC là cơng cụ quan trọng để nhà nước đưa pháp luật vào
trong cuộc sống, giúp các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của mình. Đối với người dân TTHC cũng đóng một vai trị hết sức quan
trọng. TTHC góp phần cho người dân bảo vệ và thực hiện các quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. TTHC đã góp phần giải quyết mối quan hệ giữa nhà
nước với người dân, các doanh nghiệp. Chất lượng của TTHC sẽ ảnh hưởng
đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. TTHC đơn giản, thuận
lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thực thi công vụ của cơ quan nhà nước, cán
bộ cơng chức. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong
giao dịch với các cơ quan nhà nước nước. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay thì

TTHC ở Việt Nam cịn nhiều hạn chế. TTHC cịn chồng chéo và rườm rà
“Hình thức địi hỏi q nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho Nhân dân; nặng nề,
nhiều cửa, nhiều cấp trung gian, rườm rà, không rõ ràng về trách nhiệm.
Những nhược điểm trên đã gây ra phiền hà cho việc thực hiện quyền tự do, lợi
ích và công việc chung của cơ quan”. Việc TTHC hiện nay rườm rà đã ảnh
hưởng lớn đến hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước cũng như đảm
bảo các quyền và lợi ích của người dân.
Nhận thức được tầm quan trọng của TTHC và thực trạng TTHC hiện
nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác cải cách TTHC. Nếu như
trong chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 theo
Quyết định 136/2001/QĐ-TTg thì TTHC là một nội dung cải cách hành chính
nằm trong cải cách thể chế, thì đến Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã tách thành một nội dung cải cách hành

1


chính độc lập. Nhà nước ta đã có nhiều chương trình, đề án để cải cách TTHC
như Đề án 30 về đơn giản hóa TTHC,…
Một trong những biện pháp để nhằm cải cách thủ tục hành chính là áp
dụng CNTT vào thực hiện TTHC. Việc ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC
vừa là một giải pháp đồng thời là một mục tiêu hướng đến trong cải cách hành
chính. CNTT và truyền thông đang được xem là công cụ quan trọng hàng đầu
để rút ngắn q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh hội nhập kinh
tế quốc tế ở nước ta, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Ứng dụng
CNTT có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện TTHC.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chương trình đề án để ứng dụng công
nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước. Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của chính phủ
về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Đảng cũng có

định hướng ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý như Nghị quyết số
36/NQ-TW ngày 1 tháng 7 năm 2014 của Bộ chính trị về đẩy mạnh và ứng
dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và
hội nhập quốc tế. Để cụ thể hóa, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
26/NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ ban hành chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 01 tháng
7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh và ứng dụng, phát triển công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Việc ứng
dụng CNTT góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước.
Quận 3- Tp. Hồ Chí Minh là một trong những quận có tốc độ phát triển
kinh tế cao của Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và của các nước nói chung. Cùng
với sự phát triển kinh tế - xã hội thì hoạt động cải cách hành chính cũng được
Ủy ban nhân dân quận đẩy mạnh. Một trong những nội dung được chú trọng

2


trong cải cách hành chính của quận là ứng dụng CNTT trong hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và ứng dụng cơng nghệ thơng tin
vào thực hiện TTHC nói riêng. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin đã góp
phần giải quyết TTHC một cách nhanh chóng. Tuy nhiên bên cạnh những kết
quả đạt được thì việc ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC của UBND quận
cũng có những hạn chế nhất định. Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa
tiến hành đồng bộ. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng cho việc ứng dụng CNTT chưa
đáp ứng yêu cạnh. Ngoài ra việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT còn
những hạn chế nhất định và chưa đáp ứng yêu cầu. Trước đòi hỏi của sự phát
triển của các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội và bản thân hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn quận thì việc ứng dụng CNTT là
hết sức cần thiết.

Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tác giả chọn đề tài “Ứng dụng
công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nhân
dân quận 3- Tp. Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ Quản lý cơng.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước là một nội dung được quan tâm và nghiên cứu. Đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu, ấn phẩm khoa học đề cập trong các hội thảo, trong các sách
chuyên khảo, tạp chí, luận văn, bao gồm:
“Ứng dụng cơng nghệ thơng tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý hành chính nhà nước thành phố Hà Nội thời kỳ công nghiệp hóa
– hiện đại hóa” của tác giả Nguyễn Xuân Thái. Luận văn đã chỉ ra được thực
trạng ứng dụng công nghệ thơng tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong lĩnh vực
quản lý hành chính nhà nước.

3


“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành
chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam” năm 2016 của Lã Thị Huyền đăng trên tạp
chí Tổ chức nhà nước. Cơng trình nghiên cứu này đã khái qt q trình ứng
dụng CNTT vào cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong những
năm qua. Đặc biệt công trình nghiên cứu này đã khái quát những chương
trình, dự án mà tỉnh Hà Nam đã triển khai áp dụng trong q trình ứng dụng
CNTT vào cải cách hành chính. Cơng trình nghiên cứu này đã chỉ rõ những
thành tựu cũng như những hạn chế trong quá trình ứng dụng CNTT vào cải
cách hành chính tại tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên cơng trình nghiên cứu này tiếp
cận ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính chung chứ chưa gắn nhiều với
cải cách TTHC.
“Ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành của

UBND huyện từ thực tiễn huyện Bến Lức, tỉnh Long An” của tác giả
Nguyễn Tường Lam. Luận văn đã tập trung làm sáng tỏ cơ sở lý luận về
thông tin, công nghệ thông tin cũng như cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, luận văn còn nêu
bật lên tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo,
điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.
“Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác cải cách thủ tục
hành chính của Ngân hàng nhà nước” năm 2011 của tác giả Đào Minh Tú.
Cơng trình nghiên cứu này đã khái qt thực trạng ứng dụng CNTT vào công
tác cải cách TTHC tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó đặc biệt đã
chỉ rõ những thành tựu cũng như những hạn chế trong q trình này. Dựa trên
các hạn chế, cơng trình nghiên cứu này đã đề xuất các giải pháp nhằm đẩy
mạnh ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính tại Ngân hàng nhà nước Việt
Nam. Cơng trình nghiên cứu này cũng đã đưa ra một số định hướng trong ứng
dụng CNTT vào thực hiện TTHC. Tuy nhiên các giải pháp cơng trình nghiên

4


cứu này nêu ra mang nặng tính kỹ thuật trong khi đó yếu tố con người và các
TTHC ít được đề cập.
“Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính
tại UBND cấp xã tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” năm 2013 của Đào Mai Cường.
Cơng trình này đã làm rõ các cơ sở lý luận về công nghệ thông tin, cơ chế một
cửa, một cửa liên thông và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết
thủ tục hành chính tại UBND cấp xã. Ngồi ra cơng trình nghiên cứu này
cũng đã làm rõ thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ
tục hành chính tại UBND cấp xã tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó đã đánh
giá được những ưu, nhược điểm và chỉ ra các hạn chế cũng như ngun nhân
của các hạn chế. Đồng thời cơng trình nghiên cứu này cũng đã đề xuất các

giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ
tục hành chính tại UBND cấp xã tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Các cơng trình nghiên cứu, các ấn phẩm khoa học trong thời gian qua
đều khẳng định sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên đa phần các cơng trình
nghiên cứu tiếp cận việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước nói chung mà chưa gắn với việc thực hiện
thủ tục hành chính. Với Ủy ban nhân dân quận 3- Tp. Hồ Chí Minh, đến nay
chưa có cơng trình nghiên cứu nào về nội dung này được cơng bố chính thức.
Vì vậy nội dung lựa chọn nghiên cứu là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ
và khơng có sự trùng lắp.
3 . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 . Mục đích nghiên cứu
Mục đích cơ bản của luận văn là trên cơ sở lý luận và pháp lý, thực trạng
ứng dụng CNTT vào thực hiện TTHC của UBND quận 3- Tp. Hồ Chí Minh,

5


từ đó luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT
vào thực hiện TTHC của UBND quận 3- Tp. Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm
vụ dưới đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về ứng dụng CNTT trong thực
hiện TTHC của UBND cấp huyện
- Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong thực hiện TTHC của
UBND quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện
TTHC của UBND quận 3- Tp. Hồ Chí Minh.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là ứng dụng CNTT trong thực hiện
TTHC của UBND quận 3- Tp. Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong thực
hiện TTHC trên 4 nội dung, bao gồm: Xây dựng hạ tầng và đội ngũ nhân lực
CNTT; Ứng dụng CNTT vào việc thực hiện TTHC nội bộ giữa các cơ quan
hành chính nhà nước; Ứng CNTT vào hoạt động của mơ hình một cửa, một
cửa liên thông; Ứng dụng CNTT vào việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến.
- Về không gian nghiên cứu: Ủy ban nhân dân quận 3- Tp. Hồ Chí
Minh.
- Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến nay
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

6


Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lê Nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà
nước làm cơ sở phương pháp luận.
5.2. Các phương pháp cụ thể
Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung của đề tài hướng đến,
các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành đều được áp dụng như:
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích các tài liệu nghiên cứu
có liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước. Các tài liệu nghiên cứu chủ yếu là:
- Các bài báo, bài viết khoa học

- Các báo cáo của các cấp chính quyền ở quận 3- Tp. Hồ Chí Minh
Từ những phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp những số liệu, những
đánh giá tổng quan phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn. Phương pháp phân
tích tài liệu thứ cấp cung cấp những luận cứ, luận điểm cả về mặt lý luận và
thực tiễn.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để nắm bắt thông tin về đối tượng quản lý, tác giả sử dụng phương
pháp phỏng vấn sâu.
Đối tượng phỏng vấn sâu là các cán bộ, công chức..
5.2.3. Các phương pháp khác
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp và điều
tra xã hội học bằng phỏng vấn sâu, luận văn cũng sử dụng một số phương
pháp khác như: Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp tổng hợp,...
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Đóng góp về lý luận

7


Luận văn giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về ứng dụng công
nghệ thông tin trong thực hiện TTHC của UBND cấp huyện.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận văn xây dựng các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong thực hiện TTHC của UBND quận 3- Tp. Hồ Chí Minh. Các giải pháp có
thể áp dụng và mang lại hiệu quả trên thực tế.
Mặc dù luận văn chỉ nghiên cứu ở phạm vi UBND Quận 3, tuy nhiên ở
những nơi có đặc điểm tương đồng thì các giải pháp luận văn đưa ra vẫn có
thể áp dụng và đem lại hiệu quả.
Luận văn là nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu về ứng dụng
CNTT trong thực hiện TTHC trên địa bàn cấp huyện trong thời gian tới.

7. Kết cấu đề tài
Luận văn ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo thì
được thiết kế thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về ứng dụng CNTT trong thực hiện
TTHC của UBND cấp huyện.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng CNTT trong thực hiện TTHC của
UBND Quận 3- Tp. Hồ Chí Minh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
thực hiện TTHC của UBND Quận 3- Tp. Hồ Chí Minh.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA
UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1. Những khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm cơng nghệ thơng tin
CNTT là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực
KHCN. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về CNTT. Mỗi quan niệm
tiếp cận CNTT ở những góc độ khác nhau.
CNTT dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến
thông tin và các quá trình xử lý thơng tin. CNTT là một hệ thống các phương
pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính, mạng
truyền thơng và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và
khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt
động kinh tế, xã hội, văn hóa.
Ở Việt Nam thì khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị
quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của chính phủ Việt

Nam, như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học,
các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính
và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
ngun thơng tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động
của con người và xã hội.
ỞViệt Nam, theo Luật Công nghệ thơng tin, Luật Giao dịch điện tử thì
CNTT được định nghĩa như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các
phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản
xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số” [16][17].
1.1.2. Khái niệm thủ tục hành chính

9


Thuật ngữ thủ tục được sử dụng khá phổ biến và có nhiều quan niệm
khác nhau. Theo từ điển Tiếng Việt thì “thủ tục là cách thức tiến hành thực
hiện cơng việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định nhà nước”[24].
Theo cách tiếp cận thì thủ tục được hiểu là cách thực hiện một cơng việc,
trong đó có nội dung và trình tự thực hiện cơng việc đó, thủ tục sẽ được quy
định. Cùng quan điểm này về thủ tục thì Từ điển Hán – Việt của Giáo sư Đào
Duy Anh cũng giải thích “thủ tục là trình tự, cách thức thực hiện”[1, tr.144].
Đối với hoạt động quản lý nhà nước hay các công việc của người dân
trong giao dịch với cơ quan nhà nước cũng phải tiến hành theo một thủ tục
nhất định. Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm ba quyền: lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Tương ứng với việc thực hiện ba quyền này sẽ có ba loại thủ
tục, trong đó TTHC là thủ tục trong lĩnh vực thực thi quyền hành pháp.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về TTHC. Mỗi quan niệm tiếp
cận TTHC ở những góc độ khác nhau.
Có quan niệm cho rằng “TTHC là tồn bộ quy tắc, trình tự do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định, theo đó cơ quan hành chính nhà nước, các

tổ chức, cá nhân phải tuân theo trong khi giải quyết các công việc giữa các cơ
quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội,
cơng dân”[13]. Theo cách tiếp cận này thì TTHC gắn với hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước. Trong đó TTHC diễn ra ở hai phạm vi: giữa nội
bộ các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan HCNN với các cá nhân, tổ
chức trong xã hội.
Theo giáo trình “Hành chính học đại cương” của Giáo sư Đào Trọng
Truyến thì TTHC được hiểu là “trình tự về thời gian, không gian và là cách
thức giải quyết cơng việc của cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ
với cơ quan, tổ chức, cá nhân cơng dân. Nó được đặt ra để các cơ quan nhà
nước có thể thực hiện một hình thức hoạt động cần thiết của mình, trong đó

10


bao gồm cả trình tự thành lập các cơng sở, trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, trình
tự điều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành chính”[19, tr.208]. Theo
cách tiếp cận này thì TTHC cũng được hiểu là trình tự, cách thực thực hiện và
cũng được xem xét ở cả hai phạm vi.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau như vậy nhưng nhìn chung các
cách tiếp cận này đều có những điểm chung nhất định. TTHC được hiểu là
trình tự thực hiện một cơng việc nhất định. TTHC gồm hai loại: TTHC nội bộ
(giải quyết mối quan hệ giữa nội bộ các cơ quan nhà nước với nhau) và TTHC
bên ngoài (giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức, cá
nhân trong xã hội).
Trong các quy định của nhà nước về kiểm soát TTHC cũng đã giải
thích thuật ngữ TTHC. Trong khn khổ nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng
định nghĩa TTHC trong Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm
2010 của Chính phủ về kiểm sốt TTHC. Theo đó TTHC được hiểu là “trình
tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước,

người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan
đến cá nhân, tổ chức”[5].
Bên cạnh việc đưa ra định nghĩa về TTHC thì Nghị định 63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ cũng đã làm rõ các nội dung của
TTHC. Theo đó, TTHC bao gồm các bộ phận cơ bản sau: tên TTHC; trình tự
thực hiện; cách thức thực hiện; hồ sơ; thời gian giải quyết; đối tượng thực
hiện TTHC; cơ quan thực hiện TTHC; kết quả thực hiện TTHC; các bộ phận
khác nếu các mẫu như: mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu kết quả thực hiện, phí, lệ
phí,…..
1.1.3. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ thì việc
ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội là hết sức cấp bách

11


và cần thiết. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào các lĩnh vưc
kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực đời sống kinh
tế - xã hội. Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc
lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động
khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.
Ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý HCNN, hướng đến xây
dựng một chính phủ hiện đại và hiệu quả là một trong những điểm trọng tâm
trong quá trình xã hội hóa thơng tin, phát triển dân chủ và củng cố bộ máy
chính quyền các cấp.
1.2. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong thực hiện thủ tục hành
chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1.2.1. Khái niệm
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực của đời sống kinh
tế - xã hội, đặc biệt là sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc ứng dụng
CNTT vào các hoạt động của con người là hết sức cần thiết. Trong hoạt động

QLNN nói chung và thực hiện TTHC nói riêng cũng hết sức cần thiết. Cơng
nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện
mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thơng tin, rút ngắn q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ứng dụng rộng rãi CNTT và truyền thơng
là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã
hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng CNTT và truyền thơng
phải gắn với q trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,
phải được lồng ghép trong các chương trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh
tế, văn hóa, xã hội, khoa học cơng nghệ và an ninh quốc phịng.
TTHC liên quan trực tiếp và mật thiệt tới quyền và lợi ích hợp pháp của
các cá nhân, tổ chức. Vì vậy việc giải quyết TTHC nhanh chóng, thuận lợi sẽ

12



×