Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Những nguyên lý sáng tạo trong Hệ điều hành Android

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.64 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TPHCM
________________

BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG TIN HỌC


Đề tài:

Những nguyên lý sáng tạo trong
Hệ điều hành Android



GVHD: GS.TSKH. Hoàng Kiếm

Thực hiện: Nguyễn Phú Thịnh





TP. HCM, năm 2012

MC LC
I. GIỚI THIỆU 4

II. CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO CƠ BẢN 4



II.1. Nguyên lý phân nhỏ 4

II.2. Nguyên lý tách khỏi đối tượng 5

II.3. Nguyên lý phẩm chất cục bộ 5

II.4. Nguyên lý phản đối xứng 5

II.5. Nguyên t ắc kết hợp 5

II.6. Nguyên lý vạn năng 6

II.7. Nguyên lý “chứa trong” 6

II.8. Nguyên lý phản trọng lượng 6

II.9. Nguyên lý gây ứng suất sơ bộ 7

II.10. Nguyên lý thực hiện sơ bộ 7

II.11. Nguyên lý dự phòng 7

II.12. Nguyên lý đẳng thế 7

II.13. Nguyên lý đảo n gược 7

II.14. Nguyên lý tròn hoá 8

II.15. Nguyên lý linh động 8


II.16. Nguyên lý giải thiếu ho ặc thừa 8

II.17. Nguyên lý chuyển sang chiều khác 9

II.18. Sử dụng các dao độn g cơ học 9

II.19. Nguyên lý tác động theo chu kỳ 9

II.20. Nguyên lý liên t ục tác động có ích 9

II.21. Nguyên lý vượt nhanh 10

II.22. Nguyên lý biến hại thành lợi 10

II.23. Nguyên lý quan hệ phản hồi 10

II.24. Nguyên lý sử dụng trung gian 11

II.25. Nguyên lý tự phục vụ 11

II.26. Nguyên lý sao chép 11

II.27. Nguyên lý rẻ thay cho đắt 11

II.28. Thay thế sơ đồ cơ học 11

II.29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng 12

II.30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng 12


II.31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ 12

II.32. Nguyên lý thay đổi màu sắc 12

II.33. Nguyên lý đồng nhất 13

II.34. Nguyên lý phân hủy hoặc tái sinh các phần 13

II.35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng 13

II.36. Sử dụng chuyển pha 14

II.37. Sử dụng sự n ở nhiệt 14

II.38. Sử dụng các chất ôxy hoá mạnh 14

II.39. Thay đổi độ trơ 14

II.40. Sử dụng các vật liệu hợp thành 14

III. SỰ VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO T RONG HĐH ANDROID 15

III.1. ANDROID là gì ? 15

III.2. Lịch sử phát triển Andro id 15

III.3. Các phiên bản Android 17

III.4. Một số đặc điểm nổi bậc của Android 17


III.5. Các nguyên lý sáng tạo được áp dụng trong Android 19

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 22



I. GIỚI THIỆU
Xã hội ngày nay phát triển không ngừng, con người ngày càng đặt mục tiêu cao hơn
trong tham vọng chinh phục thiên nhiên, làm chủ khoa học. Nhu cầu nhận thức ngày càng
tăng và việc cải tạo thế giới luôn thôi thúc con người tự thân nghiên cứu khoa học và sáng
tạo.
Có khá nhiều ph ương pháp nghiên cứu khoa học và giải quyết vấn đề được rút trích từ
trước đến nay. Trong số đó, phương pháp Thử - Sai có lẽ là gần gũi nhất được sử dụng
nhiều nhất. Tuy nhiên độ phức tạp của phương pháp này tương đối cao do không gian
phép thử thường là lớn.
Ðể khắc phục những nhược điểm của phương pháp thử và sai, ở thời kỳ phát triển ban
đầu của khoa học sáng tạo, n gười ta cố gắng sưu tầm, thu thập kinh nghiệm riêng, các
mẹo vặt gọi chung là các thủ thuật suy nghĩ, nhằm mục đích giảm số lượng và rút ngắn
thời gian lựa chọn các phương án thử. Người ta đã tìm được 40 thủ thuật dùng cho tư duy
sáng tạo kỹ thuật.
Trong phạm vi đề tài này, học viên xin trình bày h ai mảng nội dung chính như sau:
 Trình bày một cách sơ lược, khái quát về 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản, đồng
thời nêu một vài ví dụ cho mỗi nguyên tắc.
 Phân tích sự vận dụng, áp dụng của các nguyên tắc này vào việc phát triển hệ
điều hành trên thiết bị di động Android.
Qua đây học viên xin gởi lời cám ơn tới GS.T SKH Hoàng Văn Kiếm đã giúp học viên
có được kiến thức n ền tảng về khoa học, về các phương pháp nghiên cứu khoa học trong
tin học. Từ đó giúp học viên có được cở sở vững chắc để phục vụ cho việc n ghiên cứu sau
này.

II. CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO CƠ BẢN
II.1. Nguyên lý phân nhỏ
Nội dung:
- Chia đối tượng thành các phần độc lập.
- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
- Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng
Ví dụ:
- Xe chở vật siêu trường siêu trọng, thay vì làm bánh xe ô tô cho thật lớn, người ta
làm xe có rất nhiều dãy bánh kích thước bình thường.
- Tàu thuỷ lớn chia hầm tàu thành các ngăn độc lập, nếu lỡ bị thủng thì dễ cô lập
ngăn bị thủng, không làm chìm tàu.
II.2. Nguyên lý tách khỏi đối tượng
Nội dung: Tách phần gây "phiền phức" (tính chất "phiền phức") hay ngược lại, tách
phần duy nhất "cần thiết" (tính chất "cần thiết") ra khỏi đối tượng.
Ví dụ:
- Cà phê hòa tan, bột ngọt, đường.
- Áo gối, vỏ chăn bôn g…tách khỏi gối và chăn, nên khi bị bẩn không cần thiết phải
giặt nguyên cả chăn hay gối.
II.3. Nguyên lý phẩm chất cục bộ
Nội dung:
- Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng
nhất thành không đồng nhất.
- Các phần khác nhau của đối tượng có các chức năng khác nhau.
- Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất của côn g việc.
Ví dụ:
- Trên quyển lịch, các ngày n ghỉ được in mực đỏ.
- Để bảo vệ sách tốt, bìa thường được làm dày hơn nhiều so với trang sách. Tiểu
luận, báo cáo, … được đóng bìa kiếng bên ngoài.
II.4. Nguyên lý phản đối xứng
Nội dung: Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung

làm giảm bậc đối xứng)
Ví dụ:
- Các xe ô tô du lịch loại nhỏ có cửa mở ở cả hai phía nhưng các xe lớn như xe buýt
chỉ mở phía tay phải sát với lề đường.
- Ở xe gắn máy, vỏ xe bánh trước và bánh sau có các vết khía khác nhau, không như
xe đạp.
II.5. Nguyên tắc kết hợp
Nội dung:
- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế
cận.
- Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồn g nhất hoặc kế cận .
Ví dụ:
- Súng nhiều nòng.
- Bàn ủi có bộ phận phun nước.
II.6. Nguyên lý vạn năng
Nội dung: Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự
tham gia của đối tượng khác.
Ví dụ:
- Loại ổ cắm cho phép sử dụng được với cả hai loại phích cắm dẹt và phích cắm
tròn.
- Bút thử điện đồng thời là tuốc-nơ-vít.
II.7. Nguyên lý “chứa trong”
Nội dung:
- Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối
tượng thứ ba
- Một đối tượng ch uyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
Ví dụ:
- Tủ đặt trong tường nhà.
- Vận chuyển vật liệu trong các đường ống.
II.8. Nguyên lý phản trọng lượng

Nội dung:
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lực
nâng.
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường nh ư sử dụng các
lực thủy động, khí động
Ví dụ:
- Nhảy dù, hãm máy bay bằng dù.
- Mỏ neo giữ tàu khỏi trôi.
II.9. Nguyên lý gây ứng suất sơ bộ
Nội dung: Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép
hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm
việc sẽ dùng ứng suất ngược lại).
Ví dụ:
- Loại đồ chơi phải lên dây cót trước.
- Trước khi phẫu thuật phải gây tê, gây mê nạn nhân, gây tê cục bộ.
II.10. Nguyên lý thực hiện sơ bộ
Nội dung:
- Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng.
- Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi
nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
Ví dụ:
- Tem, biên lai đã tạo lỗ trước, ki cần xé ra dễ dàng, nhanh chóng.
- Thực phẩm làm sẵn, mua về là có thể nấu ngay được.
II.11. Nguyên lý dự phòng

Nội dung: Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các
phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
Ví dụ:
- Các phương tiện báo cháy, phòng cháy, chữa cháy.
- Các phao, xuồng cấp cứu trên các tàu thủy.

II.12. Nguyên lý đẳng thế
Nội dung: Thay đổi điều kiện làm việc để không phải n âng lên hay hạ xuống các đối
tượng.
Ví dụ:
- Các loại đồ dùng, vật dụng có gắn bánh xe như: túi vali, ghế, t ủ,…
- Đường lên núi làm theo kiểu xoáy trôn ốc để đường dốc thoai thoải, dễ leo.
II.13. Nguyên lý đảo ngược
Nội dung:
- Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy h ành động ngược
- Làm phần chuyển động của đối tượng thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên
thành chuyển động.
- Lật ngược đối tượng
Ví dụ:
- Chữa cơm sống bằng cách lật ngược nồi trên bếp lửa hoặc gắp than đổ để trên nắp
vung nồi.
II.14. Nguyên lý tròn hoá
Nội dung:
- Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết
cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
- Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
- Chuyển sang ch uyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
Ví dụ:
- Thước dây chuyển thành thước cuộn.
- Dây may so bếp điện, dây gắn ống nghe điện thoại có dạng lò xo xoắn
II.15. Nguyên lý linh động
Nội dung:
- Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng
tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
- Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
Ví dụ:

- Các loại bàn, ghế, giường x ếp hoặc thay đổi được độ cao, độ nghiên g.
- Líp xe đạp có thể quay n gược mà không ảnh hưởn g đến chuyển động của xe, líp xe
nhiều tầng, xe có nhiều số tốc độ.
II.16. Nguyên lý giải thiếu hoặc thừa
Nội dung:
- Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn
một chút. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
Ví dụ
- Thắt lưng, dây đồng hồ đục thừa nhiều lỗ để những người sử dụng khác nhau đều
dùng được.
- Các tròng kính đeo mắt cũng được làm sẵn, sau đó theo yêu cầu của khách, của
gọng kính mà cắt lại cho phù hợp và lắp vào.
II.17. Nguyên lý chuyển sang chiều khác
Nội dung:
- Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
- Đặt đối tượng nằm n ghiêng.
- Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
- Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích
cho trước.
Ví dụ
- Các loại quần áo mặc được cả hai mặt.
- Nhà ở nhiều tầng, xe buýt hai tầng, máy bay hai tầng.
II.18. Sử dụng các dao động cơ học
Nội dung:
- Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao.
- Sử dụng tần g số cộng hưởng.
- Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
- Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
Ví dụ
- Quả chuông, ghế xích đu, võng, cầu bập bênh cho trẻ em chơi.

- Các loại đồ dùng massage trong gia đình như gối massage, ghế massage, giường
massage.
II.19. Nguyên lý tác động theo chu kỳ
Nội dung:
- Chuyển tác động liên t ục thành tác động theo chu kỳ
- Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ
- Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động kh ác.
Ví dụ
- Các loại âm thanh báo hiệu như còi xe cấp cứu, cứu hoả, báo hiệu xe lùi, báo đổ
chuôn g, m áy bận của điện thoại.
- Trong điện tử có bộ môn: kỹ thuật xung.
II.20. Nguyên lý liên tục tác động có ích
Nội dung:
- Thực hiện công việc một cách liên tục.
- Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
- Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
Ví dụ
- Ô tô vận tải, chuyến đi, chuyến về phải chở hàng, tránh chạy không.
- Ắc-quy phát điện lúc xe, tàu không hoạt động để thắp sáng hay dùng khởi động xe
và tích điện bù lại khi động cơ làm việc.
II.21. Nguyên lý vượt nhanh
Nội dung:
- Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
- Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
Ví dụ
- Máy khoan răng có tần số vòng quay lớn.
- Do yêu cầu công việc, n gười ta chế tạo các loại sơn, keo dán, xi măng mau khô.
II.22. Nguyên lý biến hại thành lợi
Nội dung:
- Sử dụng những tác nhân có hại để thu được hiệu ứng có lợi.

- Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
- Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
Ví dụ
- Người ta biến sức tàn phá của lũ lụt thành điện năng bằng cách xây dựng các hồ
chứa nước và nhà máy thuỷ điện.
- Dùng con đĩa để hút máu độc.
II.23. Nguyên lý quan hệ phản hồi
Nội dung:
- Thiết lập quan h ệ phản hồi
- Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
Ví dụ
- Các loại rờle đóng ngắt tự động cho máy làm việc hay ngừng; t ùy theo nhiệt độ,
cường độ dòn g điện, mực nước, áp suất, độ ẩm.
- Kính đeo mắt thay đổi độ trong suốt tùy theo cường độ ánh nắng mặt trời.
II.24. Nguyên lý sử dụng trung gian
Nội dung:
- Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
Ví dụ:
- Ổ cắm điện chuyển đổi từ dẹt sang tròn và ngược lại.
- Các loại biến thế điện.
II.25. Nguyên lý tự phục vụ
Nội dung:
- Đối tượng ph ải tự phục vụ bằng cách thực h iện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
- Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư.
Ví dụ:
- Sử dụng phân, rác làm khí đốt.
II.26. Nguyên lý sao chép
Nội dung:
- Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi
hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.

- Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học với các tỷ lệ cần
thiết.
Ví dụ:
- Các loại bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, ảnh chụp, đồ thị.
- Các phép tương tự hoá.
II.27. Nguyên lý rẻ thay cho đắt
Nội dung:
- Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn.
Ví dụ
- Khăn lau tay, lau mặt dùng một lần rồi bỏ.
- Ly chén diã bằng giấy hoặc nhựa rẻ tiền, dùng một lần, đảm bảo vệ sinh, dùng tại
những nơi không có điều kiện rửa hoặc cần phải tiết kiệm thời gian.
II.28. Thay thế sơ đồ cơ học
Nội dung:
- Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc m ùi vị.
- Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng.
- Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi
theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.
Ví dụ
- Cần cẩu dùng móc và cần cẩu dùng nam châm điện.
II.29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng
Nội dung:
- Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí,
nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
Ví dụ
- Dây cung, dây nỏ chuyển sang sử dụng bơm nén, súng hơi.
- Các con thú đồ chơi, thay vì nhồi bông, rơm người ta làm loại thú đồ chơi chỉ cần
thổi lên.
II.30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
Nội dung:

- Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
- Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.
Ví dụ
- Các loại bao bì, t úi nylong, áo đi mưa, khăn trải bàn nilong.
- Ống nhựa dẻo các loại.
II.31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
Nội dung:
- Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ.
- Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
Ví dụ
- Các loại bao bì, phương tiện đón g gói làm từ vật liệu xốp.
- Các vách ngăn dùng cách âm, cách nhiệt.
II.32.

Nguyên lý thay đổi màu sắc

Nội dung:
- Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trườn g bên ngoài
- Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
- Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất
phụ gia màu, hùynh quang.
- Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
- Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
Ví dụ
- Băng keo trong suốt, dán trang sách bị rách mà vẫn đọc được.
- Các vật chứa trong suốt có thể nhìn thấy chất đựng bên trong.
II.33. Nguyên lý đồng nhất
Nội dung:
- Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một
vật liệu với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước.

Ví dụ:
- Các loại keo làm từ cao su để dán cao su, tươn g tự như vậy, nhựa để hàn nhựa.
- Phải chọn cùng nhóm máu mới truyền được.
II.34. Nguyên lý phân hủy hoặc tái sinh các phần

Nội dung:
- Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự ph ân
hủy hoặc phải biến dạng.
- Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm
việc.
Ví dụ:
- Giấy vệ sinh tự hủy, các loại bao bì tự huỷ mà ko làm hại môi trường.
- Chỉ khâu tự tiêu dùng trong phẫu thuật.
II.35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng
Nội dung:
- Thay đổi trạng thái đối tượng.
- Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
- Thay đổi độ dẻo
- Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
Ví dụ
- Để giữ thực phẩm tươi lâu, không hỏng, người ta làm đông lạnh chúng.
- Cũng với mục đích như vậy, người ta phơi khô hoặc ướp muối.
II.36. Sử dụng chuyển pha
Nội dung:
- Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như: thay đổi thể tích,
toả hay hấp thu nhiệt lượng.
Ví dụ
- Người ta thường cho nước đá vào các đồ uống giải khát để làm mát chúng. Ở đây
sử dụng hiện tượng hấp thu nhiệt lượng khi nước chuyển từ trạng thái rắn sang
trạng thái lỏng.

II.37. Sử dụng sự nở nhiệt
Nội dung:
- Sử dụng sự nở nhiệt của các vật liệu.
- Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.
Ví dụ
- Các loại nhiệt kế sử dụng hiệu ứng nở nhiệt.
- Đèn kéo quân chuyển động được nh ờ đốt nóng không khí và có sự đối lưu.
II.38. Sử dụng các chất ôxy hoá m ạnh
Nội dung:
- Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.
- Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.
- Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc ôxy.
Ví dụ:
- Các bình nén chứa ôxy dùng cho cắt hàn kim loại, dùng cho y tế.
II.39. Thay đổi độ trơ
Nội dung:
- Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.
- Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà.
- Thực hiện quá trình trong chân không.
Ví dụ
- Các loại bóng đèn được hút chân không hoặc được bơm các khí trơ.
- Các cái giác hút dạng ph ễu, dùng gắn lên kính hay gạch men.
II.40. Sử dụng các vật liệu hợp thành
Nội dung:
- Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành. Hay nói
chung, sử dụng các vật liệu mới.
Ví dụ:
- Vật liệu trên còn làm gậy trượt tuyết vì bền và nhẹ hơn so với gậy nhôm, gậy trúc.
Sào nhảy cao cũng v ậy.
III. SỰ VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO TRONG

HĐH ANDROID
III.1. AND ROID là gì ?
- Android là hệ điều hành trên điện thoại di động (và hiện nay là cả trên một số đầu
phát HD, HD Player) phát triển bởi Goo gle và dựa trên nền tảng Linux.
- Trước đây, Android được phát triển bởi công ty liên hợp Android ( sau đó được
Google mua lại vào năm 2005). Theo NPD, thiết bị di động sử dụng hệ điều hành
android bán được tại Mỹ trong quý II năm 2010 xếp vị trí đầu tiên với 33%, thứ 2
là BlackBerry OS với 28% và iOS ở vị trí thứ 3 với 22%.
- Android có một cộng đồng những nhà phát triển rất lớn viết các ứng dụng cho hệ
điều hành của mình. Hiện tại có khoảng 70,000 ứng dụng cho Android OS và vào
khoảng 100,000 ứng dụng đã được đệ trình, điều này khiến Android trở thành hệ
điều hành di động có m ôi trường phát triển lớn thứ 2. Các nhà phát triển viết ứng
dụng cho Android dựa trên ngôn ngữ Java.
- Sự ra mắt của Android v ào ngày 5 tháng 11 năm 2007 gắn với sự thành lập của liên
minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở, bao gồm 78 công ty phần cứng, phần mềm và
viễn thông nhằm mục đính tạo nên một chuẩn mở cho điện thoại di động trong
tương lai.
- Google công bố hầu hết các mã nguồn của Android theo bản cấp phép Apache. Hệ
điều hành Android bao gồm 12 triệu dòng mã; 3 triệu dòng XML, 2.8 triệu dòng
mã C, 2.1 triệu mã Java và 1.75 triệu dòng mã C++
III.2. Lịch sử phát triển Android
- Tháng 7 năm 2005, Goo gle mua lại Android, Inc., một công ty nhỏ mới thành lập
có trụ sở ở Palo Alto, California, Mỹ. Những nhà đồng sáng lập của Android
chuyển sang làm việc tại Google gồm có Andy Rubin (đồng sáng lập công ty
Danger), Rich Miner (đồng sáng lập công ty Wildfire Communications), Nick
Sears (từng là phó chủ tịch của T-Mobile), và Chris White (trưởng nhóm thiết kế
và phát triển giao diện tại WebT V). Khi đó, có rất ít thông tin về các côn g việc của
Android, ngoại trừ việc họ đang phát triển phần mềm cho điện thoại di động. Điều
này tạo những tin đồn về việc Google có ý định bước vào thị trường điện thoại di
động.

- Tại Google, nhóm do Rubin đứng đầu đã phát triển một nền tảng thiết bị di động
dựa trên hạt nhân Linux, được họ tiếp thị đến các nhà sản xuất thiết bị cầm tay và
các nhà mạng trên nhữn g tiền đề về việc cung cấp một hệ thống mềm dẻo, có khả
năng nâng cấp mở rộng cao. Một số nguồn tin cho biết trước đó Google đã lên
danh sách các thành phần phần cứng và các đối tác phần mềm, đồng thời ra hiệu
với các nhà mạng rằng họ sẵn sàng hợp tác ở nhiều cấp độ khác nhau.
- Ngày càng nhiều suy đoán rằng Google sẽ tham gia thị trường điện thoại di động
xuất hiện trong tháng 12 năm 2006. Tin tức của BBC và Nhật báo phố Wall chú
thích rằng Google muốn đưa công nghệ tìm kiếm và các ứng dụng của họ vào điện
thoại di động và họ đang nỗ lực làm việc để thực hiện điều này. Các ph ương tiện
truyền thông in và online cũng sớm có bài viết về những tin đồn cho rằng Google
đang phát triển một thiết bị cầm tay mang thương hiệu Google. Và lại càng có
nhiều suy đoán sau bài viết về việc Google đang định n ghĩa các đặc tả công nghệ
và trình diễn các mẫu thử với các nhà sản xuất điện thoại di động và nhà mạng.
- Tháng 9 năm 2007, InformationWeek đăng tải một nghiên cứu của Evalueserve
cho biết Google đã nộp một số đơn xin cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực điện thoại
di động.
- Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Liên minh thiết bị cầm tay mở rộng (Open Handset
Alliance), một côngxoocxiom bao gồm nhiều công ty trong đó có Texas
Instruments, Tập đoàn Broadcom, Google, HTC, Intel, LG, Tập đoàn Marvell
Technology, Motorola, Nvidia, Qualcomm , Samsung Electronics, Sprint Nextel và
T-Mobile được thành lập với m ục đích phát triển các tiêu chuẩn mở cho thiết bị di
động. Cùng với sự thành lập của OHA, họ cũng giới thiệu sản phẩm Android đầu
tiên. Nó là một thiết bị di động có hệ điều hành dựa trên nhân Linux phiên bản 2.6
- Ngày 9 tháng 12 năm 2008, thêm 14 thành viên mới gia nhập dự án Android được
công bố, gồm có ARM Holdings, Atheros Communication s, Asustek Computer
Inc, Garm in Ltd, Softbank, Sony Ericsson, Toshiba Corp, và Vodafone Group Plc.
III.3. Các phiên bản Android
Phiên b
ản


Ngày phát hành

Android beta 5/11/2007
Android 1.0


9/2/
2009

Android 1.5 Cupcake

30/4/2009
Android 1.6 Donut


15/9/
2009
, v
ới

Android 1.6 SDK

Android 2.0/ 2.1 Eclair

26/10/2009, với Android 2.0 S DK
Android 2.2.x Froyo


20

/5/
2010,

v
ới

Android 2.2 SDK

Android 2.3.x Gingerbread

6/12/2010, với Android 2.3 (Gingerbread) SDK
Android 3.x Honeycomb


22
/2/
2011,
v
ới

Android 3.0 (Honeycomb) SDK

Android 4.0.x Ice Cream Sandwich


19/10/2011, v
ới

SDK for Android 4.0.1


Android 4.1/ 4.2 Jelly Bean

Google giới thiệu Android 4.1 (Jelly B ean) tại hội
nghị Google I/O vào 27/6/2012
Thiết bị đầu tiên chạy Android 4.2 là LG's Nexus 4 và
Samsung's Nexus 10, được công bố ngày 13/11/2012.

III.4. Một số đặc điểm nổi bậc của Android
a. Tính Năng M ở của hệ điều hành Android
-
Android cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng di động hấp dẫn, tận dụng
tất cả các tính năng sẵn có của một chiếc điện thoại. Ví dụ, một ứng dụng có thể
kêu gọi bất kỳ chức năng lõi của điện thoại như thực hiện cuộc gọi, gửi tin nhắn
văn bản, hoặc bằng cách sử dụng máy ảnh, cho phép các nhà phát triển tạo ra
những sản phẩm kết nối tới người dùng phon g phú hơn. Android được xây dựng
trên mã nguồn mở Linux.

-
Hơn nữa, nó sử dụng một máy ảo tuỳ chỉnh được thiết kế để tối ưu hóa bộ nhớ và
tài nguyên phần cứng trong một môi trường di động. Android là mã nguồn mở, nó
có thể được mở rộng tùy vào nhà phát triển, cũng như được nâng cấp bởi cộng
đồng Android, để xây dựng các ứng dụng di động sáng tạo.

b. Tất cả các ứng dụng có thể được tạo ra cho Android
- Android không phân biệt giữa các ứng dụng lõi của điện thoại và các ứng dụng của
bên thứ ba. Tất cả được xây dựn g để có thể cung cấp cho người dùng một kho ứng
dụng và dịch vụ phong phú. Với các thiết bị xây dựng trên Hệ điều hành Andro id,
mọi nhu cầu của người dùng về một chiếc điện thoại đều có thể đáp ứng. Bạn có
thể tương tác với điện thoại như gọi, nhắn tin, trò chuyện trên điện thoại, thực hiện
công việc văn phòng như xem, sửa văn bản, hoặc cũng có thể quản lý lịch hay công

việc cá nhân Bạn thậm chí có thể hướng dẫn điện thoại của bạn sẽ làm gì khi bạn
cắm tai nghe hay nhấn nút Camera, âm báo nào sẽ vang lên khi chạy ứng dụng xác
định, chạy ứng dụng khi đến thời điểm hay địa điểm nào đó.
- Android phá bỏ rào cản để xây dựng các ứng dụng mới và sáng tạo. Ví dụ, m ột nhà
phát triển có thể kết hợp thông tin từ các trang web với dữ liệu trên điện thoại di
động của một cá nhân – như địa chỉ liên hệ của người dùng, lịch, hoặc vị trí địa lý
– để cung cấp cho người dùng một tính năng tương tác nhiều hơn với thế giới thực,
đáp ứng nhu cầu của họ trên mọi lĩnh vực. Với Android, một nhà phát triển có thể
xây dựng một ứng dụng cho phép n gười dùng xem vị trí của bạn bè của họ và được
cảnh báo khi họ đang có trong v ùng phụ cận cho họ một cơ hội để kết nối.
c. ROM đa dạng, phong phú
- ROM chính là các phiên bản Android: các phiên bản điện thoại google android đã
phát hành, từ phiên bản Android cũ nhất đến phiên bản Android mới nhất, các
ROM được phát triển bởi nhiều nhà phát triển.
- Mặc dù nhiều ứng dụng bên thứ ba cung cấp cho bạn nhiều tiến ích đấy, tuy nhiên
không gì tuyệt vời bằng việc dùng phiên bản mới nhất của máy khác trên máy
mình. Toàn bộ Android được lập trình theo hướng mã nguồn mở nên các lập trình
viên có thể nhanh chóng chỉnh sửa lại cho phù hợp với từng thiết bị xác định, do đó
bạn không cần phải chờ đến khi nhà sản xuất chính thức đưa ra bản cập nhật bạn
mới được thưởng thức những tính năng mới. Thử tưởng tượng bạn đang dùng
Motorola nhưng có thể trải nghiệm TouchWiz của Samsung hay Sense UI của
HTC, điện thoại bạn chẳng có tính năng bắt radio FM nhưng chỉ cần một lần up
ROM là sóng đã bắt được. Một số ROM thường được nhiều người dùng trên nhiều
máy như CyanogenMo d và MIUI. Những bản ROM này cho phép người dùng tùy
biến nhiều thành phần ở cấp độ hệ thống, trong khi những hệ điều hành khác đều
không có chức n ăng này.
d. Cài đặt ứng dụng không cần dây nối
- Duyệt và khám phá ứng dụng quả thật rất thú vị với người dùng điện thoại thông
minh. Tuy App Store (hay Cydia App Store, Nokia OVI …) cun g cấp rất, rất nhiều
ứng dụng, bạn không được “vui vẻ” đúng nghĩa khi dùng chiếc điện thoại của

mình. Vì dù bạn đã tải về bằng App Store trên PC, bạn vẫn cần phải có dây nối để
đồng bộ ứng dụng với iPhone, trong khi với Android Market, bạn chỉ cần mở trình
duyệt, duyệt đến ứng dụng muốn cài, nhấn Install và đợi cho ứng dụng được tự
động tải và cài đặt lên máy mà thôi.
III.5. Các nguyên lý sáng tạo được áp dụng trong Android
1. Nguyên l ý sao chép (copy):
- Các phiên bản của Android là sự sao chép lẫn nhau về lõi của quá trình xử lý. Tuy
các phiên bản Android về sau có nhiều sự cải tiến trong giao diện và các ứng dụng
đa dạng hơn nhưng cốt lõi của quá trình xử lý thì ít thay đổi.
- Ví dụ: Chức năng lịch trong Android 4.x có nhiều thay đổi so với phiên bản 2.x về
giao diện và màu sắc, cũng như các tùy chọn cho người dùng. Tuy nhiên cốt lõi
bên dưới hệ thống vẫn là sự kết nối tới dịch vụ calendar của Google, giúp người
dùng quản lý thời gian biểu cá nhân

Hình : Calendar trong Android 2.x

Hình : Calendar trong Android 4.x
2. Nguyên l ý “chứa trong”:
- Hệ điều hành Android thực chất là một hệ thống phần mềm được viết trên nền
Linux. Và bản thân nó cũng chứa nhiều phần mềm khác do các nhà phát triển xây
dựng như phần mềm xem phim, phần mềm game …
3. Nguyên l ý quan hệ phản hồi:
- Android giao tiếp với người sử dụng thông qua giao diện đồ họa thân thiện và dễ
sử dụng, phản hồi các yêu cầu của n gười dùng. Người dùng đưa r a yêu cầu bằng
cách chạm nhiều ngón tay vào màn hình, nói vào loa hay nghiêng thiết bị…,
Android hiển thị kết quả theo yêu cầu đó và chờ yêu cầu kế tiếp của người dùng để
thực hiện các tiến trình tiếp theo.
4. Nguyên l ý vạn năng:
- Android có nhiều tính năng , không chỉ là chiếc điện thoại có chức năng n ghe gọi
mà còn tập hợp nhiều tính năng khác như: nghe nhạc, duyệt web, lưu trữ dữ liệu,

chơi game, quay phim, chụp ảnh, thu âm, xem văn bản …. thay thế dần các chức
năng của laptop, máy chụp hình,
5. Nguyên l ý kết hợp:
- Video call là một chức năng ví dụ Android sử dụng nguyên lý này. Android kết
hợp chức năng thoại với quay phim hình thành “Video call”. Hoặc kết hợp chức
năng xem bản đồ với định vị toàn cầu (GP S) để tạo nên chức n ăng chỉ dẫn đường
đi cho người dùng.
6. Nguyên l ý thay đổi màu sắc:
- Các theme cho Android có thiết kế đa dạng, tinh xảo, sinh động về h ình ảnh và
màu sắc, thu hút người sử dụng không chỉ về mặt chức năng m à còn về giao diện
và được phát triển theo mỗi phiên bản của sản phẩm, đồng thời được tùy chỉnh theo
sự sáng tạo của các nhà phát triển.
7. Nguyên giải “thiếu” hoặc “thừa”:
- Chức năng tra cứu bằng giọng nói, người dùng nói vào loa và màn hình hiển thị từ
tương ứng để tìm kiếm. Thực tế khó có thuật toán hay cách giải quyết nào có thể
giúp thiết bị hiểu chính x ác 100% từ đã nói. Do đó các nhà phát triển thường sử
dụng các thuật toán với một sác xuất cho phép, thay vào đó là liệt kê ra danh sách
các từ gần đúng với từ đã nói cho người dùng lựa chọn dễ dàng nhất.
8.
Nguyên l ý tự phục vụ:

- Hệ thống tự động thông báo đến người dùng khi dung lượng lưu trữ sắp hết, hoặc
người dùng có thể thiết lập thời gian máy tự động tắt và máy tự động bật nhằm tiết
kiệm pin.
9. Nguyên l ý dự phòng:
- Android được tích hợp sẵn tính năng sao lưu v à phục hồi dữ liệu giúp người dùng
có thể lưu trữ dữ liệu trên máy và khôi phục lại dữ liệu bị mất khi cần thiết. Ngoài
ra cũng có các tính năng phụ hỗ trợ việc bảo mật thông tin cá nhân trên thiết bị
hoặc phòng chốn g trộm. Phòng khi trường hợp bị kẻ xấu đánh cắp thiết bị thì ta có
thể điều khiển từ xa để thiết bị tự động gửi hình ảnh hoặc vị trí của kẻ xấu v ề cho

ta.
10. Nguyên lý linh động:
- Google xây dựng nền tảng Android chung cho cộn g đồng, từ đó các nhà sản xuất
phần cứn g và phần mềm tự do sáng tạo và xây dựng nên sản phẩm của riêng mình,
cả về mặt giao diện bên ngoài lẫn tính năng bên trong, đáp ứng được hầu như tất cả
mọi đối tượng từ người dùng phổ thông đến doanh nhân cao cấp.

11. Nguyên lý rẻ thay cho đắt:
- Việc xây dựng trên nền mã nguồn mở giúp cho chi phí được giảm đáng kể. Khôn g
như các h ệ điều hành khác như iOS của Apple, Window phone của Nokia …, các
nhà sản xuất phần cứng khôn g phải tốn chi phí cho việc m ua bản quyền hệ điều
hành An droid.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng môn học “Phương pháp nhiên cứu khoa học trong tin học”
Giảng viên: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
2. 40 thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản
PGS-TS Phan Dũng
3.
4.



×