TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU
TRỊ BỆNH NHÂN CÓ RĂNG NHẠY CẢM NGÀ
BẰNG LASER DIODE
Nguyễn Hoàng Giang*, Lê Nguyên Lâm
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
*Email:
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhạy cảm ngà hay ê buốt răng là một vấn đề phổ biến trong thực
hành nha khoa, điều trị nhạy cảm ngà bằng laser diode ngày càng được nghiên cứu
nhiều và áp dụng khá rộng rãi trên thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm
lâm sàng, nguyên nhân, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị nhạy cảm
ngà bằng laser diode. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp
có nhóm chứng được tiến hành từ tháng 12/2017 đến tháng 7/2019 tại bệnh viện
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trên 123 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên với 306 răng
nhạy cảm ngà được chia làm 2 nhóm điều trị: nhóm I (laser diode 810 nm, 0,5 W) và
nhóm II (kem GC Tooth Mousse), đánh giá kết quả điều trị bằng kích thích hơi và nước
lạnh. Kết quả: Tỷ lệ nữ (59,3%) cao hơn nam (40,7%), răng cối nhỏ và răng cối lớn có
tỷ lệ nhạy cảm ngà cao hơn răng cửa và răng nanh, đa số vị trí nhạy cảm ở cổ răng
(98%), yếu tố khởi phát nhạy cảm ngà phổ biến nhất là lạnh (87,8%) và chua (57,7%).
Nguyên nhân nhạy cảm ngà thường gặp nhất là tụt nướu (40,5%), chải răng ngang và
ăn chua, uống nước ngọt có gas là các yếu tố chính liên quan nhạy cảm ngà. Tại thời
điểm ngay sau điều trị, hiệu quả ở nhóm I thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm II
(p<0,001). Tại thời điểm 3 tháng sau điều trị, hiệu quả ở nhóm I tương đương nhóm II
(p=0,216). Tại thời điểm 6 tháng sau điều trị, hiệu quả ở nhóm I cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm II (p<0,001). Kết luận: Phụ nữ có thói quen chải răng ngang hay
ăn chua, uống nước ngọt có gas dễ mắc nhạy cảm ngà hơn, đặc biệt là ở vùng cổ các
răng cối nhỏ và răng cối lớn. Điều trị nhạy cảm ngà bằng Laser Diode có hiệu quả tức
thì và sau 6 tháng.
Từ khóa: nhạy cảm ngà, laser diode.
ABSTRACT
CLINICAL, RELATIVE FACTORS AND EFFECTIVENESS OF LASER DIODE
IN THE TREATMENT OF DENTIN HYPERSENSITIVITY
Nguyen Hoang Giang*, Le Nguyen Lam
Can Tho University of Medicine and Pharmacy
Background: Dentin hypersensitivity or Dental sensitivity has been a popular
problem in dental clinics. Using laser diode in the treatment of dentin hypersensitivity
has been studied and used more often in the world. Objectives: To determine clinical,
causes, relative risk factors and evaluate the treatment effectiveness for patients who
suffer from dentin hypersensitivity with a laser diode. Materials and methods: Clinical
trial study was conducted from December 2017 to July 2019 at Can Tho University of
1
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
Medicine and Pharmacy’s Hospital. A sample of 123 patients 18 years old with 306
teeth diagnosed dentin hypersensitivity were divided into two groups (n=153 each
group): group I (treated by laser diode 810nm, 0,5W) and group II (treated by GC tooth
mousse cream), sensitivity was assessed by thermal tests and evaporative stimulus.
Results: The rate of female (59,3%) was higher than male (40,7%), the rate of
premolars and molars were higher than incisors and canines, the most common
sensitive position on the tooth was cervical (98%). The most common initiation factors
were cold stimuli (87,8%) followed by acid (57,7%). The most common cause of dentin
hypersensitivity was the gingival recession (40,5%). Incorrect brushing teeth and eating
high acid foods and drinks were the main risk factors related to dentin hypersensitivity.
At the immediate time, the group I had significantly lower effectiveness than group II
(p<0,001). After three months, there was no difference in statistical significance on
treatment effectiveness between group I and group II (p=0,288, p=0,077). After six
months, the group I had significantly higher effectiveness than group II (p<0,001).
Conclusion: Female eating high acid foods and drinks were more susceptible to ivory
dentin hypersensitivity, especially at cervical of premolars and molars. Laser Diode
treatment was effective in reducing dentin hypersensitivity immediately and after six
months.
Keywords: Dentin hypersensitivity, Laser Diode.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống con người ngày càng
được nâng cao, người ta càng quan tâm hơn đến sức khỏe tồn thân nói chung và sức khỏe răng miệng
nói riêng.Nhạy cảm ngà hay ê buốt răng là một vấn đề phổ biến ở miệng, tỷ lệ mắc nhạy cảm ngà rất
thay đổi từ 1,3% đến 92,1% tùy từng quốc gia, khu vực [7]. Các kích thích gây nhạy cảm ngà rất đa
dạng như lạnh, nóng, cơ học, hóa học đều là những kích thích mà con người thường xun tiếp xúc
thơng qua ăn uống. Do đó, nhạy cảm ngà là một vấn đề được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, cơ chế bệnh
sinh của nhạy cảm ngà vẫn còn chưa rõ ràng nên việc điều trị và tiên lượng nhạy cảm ngà trở nên khó
khăn và đơi khi khơng mang lại sự hài lịng của bệnh nhân lẫn bác sĩ điều trị. Hiện nay, có nhiều
phương pháp điều trị nhạy cảm ngà khác nhau như sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng, các loại
varnish, gel bôi hay điều trị bằng laser. Trong đó, điều trị bằng laser là phương pháp mới, cho hiệu quả
giảm nhạy cảm ngà tức thì và lâu dài. Điều trị nhạy cảm ngà bằng Laser Diode với nhiều ưu điểm ngày
càng được nghiên cứu sâu hơn và áp dụng khá rộng rãi trên thế giới [5], [6], [9], [13] Tuy nhiên điều
trị nhạy cảm ngà bằng Laser Diode ở Việt Nam còn khá mới và đặc biệt ở thành phố Cần Thơ chưa có
nghiên cứu về vấn đề này. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân có răng
nhạy cảm ngà.
2. Đánh giá kết quả điều trị răng nhạy cảm ngà bằng Laser Diode.
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên có răng nhạy cảm ngà được điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ từ tháng 12/2017 đến tháng 7/2019.
2
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu có ít nhất 1 cặp răng nhạy cảm ngà,
cùng nhóm răng, khơng liền kề nhau và khơng có chỉ định trám, nhổ hay phục hình.
- Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân đang được điều trị các bệnh toàn thân chưa ổn định hoặc đã điều
trị nhạy cảm ngà hoặc tẩy trắng răng trong vòng sáu tháng trước, răng nhạy cảm ngà có bất kỳ bệnh lý hay
khiếm khuyết khác.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng.
- Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện có 123 bệnh nhân
thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu với 306 răng nhạy cảm ngà được đưa vào. Ở mỗi bệnh nhân, các răng nhạy
cảm ngà có cùng nhóm răng được bắt cặp với nhau và phân phối ngẫu nhiên vào 2 nhóm điều trị:
nhóm I điều trị bằng Laser Diode bước sóng 810nm, cơng suất 0,5W, khơng kích hoạt đầu laser, chiếu
liên tục 10 giây chiếu 10 giây nghỉ, nhóm II điều trị bằng kem GC Tooth Mousse bôi lên vùng nhạy
cảm 3 phút.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Đặc điểm chung: tuổi, giới tính.
1. + Đ giới tính.hung: tuổip chọn mẫu: bằng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện có 123
bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu vớối nhỏ, răng cối lớn), các yếu tố khởi phát nhạy cảm ngà
(lạnh, nóng, khí, cơ học nhƣ chải răng hay dùng tăm xỉa răng, chua, ngọt).
+ Nguyên nhân gây nhạy cảm ngà: tụt nướu, mịn răng-răng, xói mịn, mài mịn, tiêu cổ răng,
phối hợp.
+ Một số yếu tố liên quan: nghiến răng, ăn thức ăn cứng, cắn vật cứng (móng tay, viết, đinh…),
ăn chua hoặc uống nước ngọt có gas, chải răng ngang, hút thuốc lá.
+ Kết quả điều trị nhạy cảm ngà: điểm số NCN gồm nhiệt độ khởi phát nhạy cảm ngà đối với
kích thích nước lạnh (Y từ 0 đến 200C) và điểm số nhạy cảm VAS (V từ 0 đến 10 điểm) đối với kích
thích hơi tại các thời điểm T1 (ngay sau điều trị), T2 (sau điều trị 3 tháng), T3 (sau điều trị 6 tháng),
điểm số hiệu quả (ĐSHQ là chênh lệch điểm số NCN trước và sau điều trị), chỉ số hiệu quả (CSHQ là
tỷ lệ giữa ĐSHQ và điểm số NCN trước điều trị), kết quả điều trị (tốt: hết nhạy cảm, khá: giảm nhạy
cảm, kém: không giảm hoặc tăng nhạy cảm).
2. + Phân tích su trị 6 tháng), điểm số hiệu quả
3. + Sân tích su trị 6 tháng), điểm số hiệu quả (ĐSHQ l % giữa các nhóm, sử dụng kiểm
định Mann Whitney để so sánh giá trị trung bình của hai biến định lƣợng, khác biệt có ý nghĩa
khi p<0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2017 đến tháng 07/2019, ghi nhận 123 bệnh nhân với
306 răng nhạy cảm ngà. Giới tính nam là 39,8% (49/123), giới tính nữ là 60,2% (74/123), giới tính nữ
cao hơn giới tính nam khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,024). Tuổi được chia làm 4 nhóm: nhóm 1825 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 39% (48/123), nhóm 26-35 tuổi chiếm 20,3% (25/123), nhóm 36-45
tuổi chiếm 17,9% (22/123) và nhóm >45 tuổi chiếm 22,8% (28/123).
3.2. Đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân có răng nhạy
cảm ngà
Bảng 1. Phân bố răng nhốđiểm lâm theo vhốđiểmnhheo vh
Vị trí
Mặt nhai-rìa cắn
Cổ răng
Tổng cộng
n
6
300
306
%
2
98
100
3
p*
<0,001
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
* kiểm định chi bình phương
Nhận xét: Vị trí nhạy cảm ngà trên răng chủ yếu ở vùng cổ răng chiếm 98%, ở mặt nhai-rìa cắn
chiếm 2%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Bảng 2. Phân bố răng nhạy cảm ngà theo nhóm răng
Nhóm răng
Răng cửa
Răng nanh
Răng cối nhỏ
Răng cối lớn
Tổng cộng
n
48
22
178
58
306
p*
%
15,7
7,2
58,2
18,9
100
<0,001
* kiểm định chi bình phương
Nhận xét: Nhóm răng nhạy cảm ngà nhiều nhất là nhóm răng cối nhỏ chiếm 58,2%, nhóm răng
cối lớn chiếm 18,9%, nhóm răng cửa chiếm 15,7%, ít nhất là nhóm răng nanh chiếm 7,2%.
150
108
100
71
62
50
34
14
8
0
Lạnh
Nóng
Hơi gió
Cơ học
Chua
Ngọt
Biểu đồ 1. Kích thích khởi phát nhạy cảm ngà trên người
Nhận xét: Trong 123 đối tượng nghiên cứu, yếu tố khởi phát nhạy cảm ngà nhiều nhất là thức ăn,
nước uống lạnh (108 người) và chua (71 người), kế đến là kích thích hơi gió (62 người), cơ học gồm
chải răng hay dùng tăm xỉa răng (34 người), thức ăn, nước uống nóng (14 người), ít nhất là thức ăn,
nước uống ngọt (8 người).
Tụt nướu
19,6%
Mịn răng-răng
40,5%
Xói mịn
24,8%
Mài mịn
9,8%
Tiêu cổ răng
3,3%
2%
Phối hợp
Biểu đồ 2. Nguyên nhân gây nhạy cảm ngà trên răng
Nhận xét: Nguyên nhân gây nhạy cảm ngà chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong nghiên cứu này là tụt
nướu 40,5%, kế đến là nguyên nhân tiêu cổ răng chiếm 24,8%, tiếp theo là nguyên nhân phối hợp
chiếm 19,6%, các nguyên nhân mài mòn, xoi mòn, mòn răng-răng chiếm tỷ lệ lần lượt là 9,8%, 3,3%,
2%.
4
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
120
100
80
60
40
20
0
102
75
58
41
15
Nghiến răng
Ăn cứng
Ăn chuauống nước
ngọt có gas
Chải răng
ngang
Hút thuốc lá
Biểu đồ 3. Thói quen liên quan đến tình trạng nhạy cảm ngà
Nhận xét: Trong 123 đối tượng nghiên cứu, có 102(82,9%) người có thói quen chải răng
ngang, 75(61%) người có thói quen ăn chua hoặc uống nước ngọt có gas, 58(47,2%) người có thói
quen ăn nhai thức ăn cứng hoặc cắn vật cứng, 41(33,3%) người có thói quen nghiến răng và 15(12,2%)
người có thói quen hút thuốc lá.
3.3. Kết quả điều trị nhạy cảm ngà
- Đối với kích thích bằng nước lạnh (n=153 răng cho mỗi nhóm)
Bảng 3. So sánh hi thích bằng nước lạnh (n=153 răng cho mỗi nhóm) quen
Nhóm laser
Thời điểm
ĐSHQ
CSHQ
0
TB ĐLC ( C)
(%)
T0
16,7 3,8
T1
5,1 4,3
30,5
T2
7 5,3
41,9
T3
9,7 6,5
58,1
Nhóm kem
ĐSHQ
CSHQ
0
TB ĐLC ( C)
(%)
16.5 3,9
7,6 4,9
46,1
6,2 4,5
37,6
4,2 4,5
25,5
p*
p**
0,685
<0,001
0,231
<0,001
* kiểm định chi bình phương , ** kiểm định Mann Whitney
Nhận xét: nhiệt độ khởi phát NCN ở cả 2 phương pháp lúc trước điều trị là tương đương nhau
(p=0,685), thời điểm ngay sau điều trị thì CSHQ nhóm kem cao hơn nhóm laser (p<0,001), thời điểm 6
tháng sau điều trị thì CSHQ nhóm kem thấp hơn nhóm laser (p<0,001).
Bảng 4. So sánh hiiệt độ khởi phát NCN ở cả 2 phương pháp lúc trư
Thời điểm
T0
T1
T2
T3
Nhóm laser
ĐSHQ
CSHQ
TB ĐLC
(%)
6,8 1,9
3,5 2,2
51,5
4,2 2,5
61,8
4,9 2,7
72,1
Nhóm kem
ĐSHQ
CSHQ
TB ĐLC
(%)
6,7 1,9
4,6 2,1
68,7
3,8 2
56,7
2,7 2
40,3
p*
p**
0,597
<0,001
0,092
<0,001
* kiểm định chi bình phương , ** kiểm định Mann Whitney
Nhận xét: : điểm số VAS ở cả 2 phương pháp lúc trước điều trị là tương đương nhau (p=0,597).
Thời điểm ngay sau điều trị thì sử dụng laser diode có hiệu quả thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm kem
(p<0,001), 6 tháng sau điều trị, laser có hiệu quả cao hơn có ý nghĩa so với nhóm sử dụng kem
(p<0,001).
Bảng 5. So sánh kết quả điều trị nhạy cảm ngà
5
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
Thời
điểm
T1
T2
T3
Nhóm laser
Tốt
Khá
Kém
n (%)
n (%)
n (%)
96
54
3 (2%)
(62,7%) (35,3%)
10
101
42
(6,5%)
(66%)
(27,5%)
44
77
32
(28,8%) (50,3%) (20,9%)
Nhóm kem
Tốt
Khá
Kém
n (%)
n (%)
n (%)
14
112
27
(9,2%)
(73,2%)
(17,6%)
110
39
4 (2,6%)
(71,9%)
(25,5%)
85
64
4 (2,6%)
(55,6%)
(41,8%)
p*
<0,001
0,216
<0,001
* kiểm định chi bình phương
Nhận xét: ngay sau khi điều trị, tỷ lệ thành công (tốt+khá) của nhóm laser thấp hơn có ý nghĩa
so với nhóm kem (p<0,001). 6 tháng sau điều trị, tỷ lệ thành cơng của nhóm sử dụng laser diode là
79,1% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sử dụng kem GC Tooth Mousse là 58,2% (p<0,001).
IV. BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm chung về đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 123 bệnh nhân với 306 răng nhạy cảm ngà, kết quả
cho thấy giới tính nam chiếm 39,8%, giới tính nữ là 60,2%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p=0,024), kết quả này tương tự với một số nghiên cứu [4], [8] [10], tuy nhiên nghiên cứu của Phạm
Kim Anh và cộng sự năm 2015 [1] khảo sát tình trạng nhạy cảm ngà bằng bảng câu hỏi trên 871 người
trưởng thành ở thành phố hồ chí minh cho thấy tỷ lệ nhạy cảm ngà ở nam và nữ là như nhau, chúng tôi
cho rằng sự khác biệt này là do nghiên cứu của Phạm Kim Anh khảo sát tình trạng nhạy cảm ngà trong
cộng đồng bao gồm cả những người khơng có nhu cầu điều trị trong khi nghiên cứu của chúng tôi tiến
hành trên những bệnh nhân đến khám và điều trị nhạy cảm ngà.
Tuổi được chia làm 4 nhóm trong đó nhóm 18-25 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 39%, nhóm >45
tuổi, nhóm 26-35 tuổi và nhóm 36-45 tuổi có tỷ lệ tương đương nhau kết quả này khác với nhiều
nghiên cứu khác, tác giả Phạm Thị Tuyết Nga năm 2016 [3] nghiên cứu hiệu quả của Laser Diode
trong điều trị răng nhạy cảm ngà trên 147 bệnh nhân có sự phân bố đều giữa các 4 nhóm tuổi, tác giả
Tống Minh Sơn năm 2013 [4] nghiên cứu tình trạng nhạy cảm ngà răng của nhân viên công ty bảo
hiểm nhân thọ tại Hà Nội cho thấy nhóm tuổi nhạy cảm ngà chủ yếu là dưới 40 tuổi. Sở dĩ có sự khác
biệt này chúng tôi cho rằng là do sự khác nhau về tính chất cộng đồng nơi lấy mẫu, nghiên cứu của
chúng tôi tiến hành tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là nơi khám
và điều trị bảo hiểm y tế ban đầu cho tồn bộ sinh viên Trường, do đó lượng bệnh nhân dưới 25 tuổi
chiếm ưu thế.
4.2 Đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và nguyên nhân nhạy cảm ngà
Từ đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan của bệnh nhân có thể chẩn đốn ngun nhân
gây nhạy cảm ngà. Khi xét sự phân bố nhạy cảm ngà theo nhóm răng thì nhóm răng nhạy cảm ngà
nhiều nhất là nhóm răng cối nhỏ và nhóm răng cối lớn với tỷ lệ 77,1% (p<0,001), nhóm răng trước
chiếm tỷ lệ thấp, kết quả này phù hợp với đa số các nghiên cứu của các tác giả khác [1], [3] ,[8] rõ ràng
nhóm răng sau phải chịu nhiều lực chức năng, cận chức năng cũng như tác động của các tác nhân vật
lý, hóa học hơn hẳn nhóm răng trước dẫn đến tình trạng nhạy cảm ngà nhiều hơn. Về vị trí nhạy cảm
ngà trên răng, chủ yếu là ở vị trí cổ răng với tỷ lệ 98% chênh lệch rất lớn so với 2% ở mặt nhai-rìa cắn,
hầu hết các nghiên cứu khác cũng đi đến kết quả này [3] [4] nguyên nhân là do giải phẩu vùng cổ răng
có lớp men mỏng hơn rất nhiều so với mặt nhai-rìa cắn. Yếu tố khởi phát nhạy cảm ngà nhiều nhất là
thức ăn, nước uống lạnh (87,8%) và chua (57,7%), kết quả này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu
6
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
khác [3], [11], [5] Chúng tơi cho rằng, các loại kích thích đều gây nhạy cảm ngà với những mức độ
khác nhau, bằng chứng là kích thích bằng nước lạnh và hơi trong nghiên cứu gây nhạy cảm ngà trên
100% bệnh nhân, tuy nhiên lý do mà kích thích lạnh và chua là than phiền chủ yếu của các đối tượng
nghiên cứu là do có sự tiếp xúc rất thường xuyên trong đời sống hằng ngày đồng thời mức độ nhạy
cảm cao hơn so với các loại kích thích khác.
Các yếu tố liên quan với tình trạng nhạy cảm ngà trong nghiên cứu của chúng tơi bao gồm thói
quen nghiến răng, ăn nhai thức ăn cứng hoặc cắn vật cứng, ăn chua hoặc uống nước ngọt có gas, thói
quen chải răng ngang và hút thuốc lá trong đó, thói quen chải răng ngang có ở 82,9% bệnh nhân, đứng
thứ hai là thói quen ăn chua hoặc uống nước ngọt có gas với 61%, rõ ràng tác động của việc chải răng
sai cách và sự tiếp xúc thường xuyên với axit đã làm tăng sự mòn răng dẫn đến lộ ngà [2], [3]
Khi phân tích nguyên nhân gây nhạy cảm ngà trên răng, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân tụt
nướu chiếm tỷ lệ cao nhất (40,5%), đứng thứ hai là nguyên nhân tiêu cổ răng, chúng tôi cho rằng do
tiêu chuẩn chọn mẫu là những răng nhạy cảm ngà nhưng khơng có chỉ định trám, và rõ ràng tỷ lệ tụt
nướu và tiêu cổ răng đơn thuần được chọn là cao nhất, nhiều răng mịn cổ có nhạy cảm ngà nhưng có
chỉ định trám đã không được chọn vào nghiên cứu này. Thật vậy, nghiên cứu của Hồng Kính
Chương năm 2018 [2] đánh giá kết quả điều trị mòn cổ răng bằng miếng trám composite trên 118
răng mịn cổ có chỉ định trám (độ sâu diện mịn >0,5mm) thì có đến 75,6% trường hợp nhạy cảm
ngà. Vì vậy trong nghiên cứu của chúng tôi xác định tụt nướu là nguyên nhân chủ yếu gây nhạy
cảm ngà.
4.3 Đánh giá kết quả điều trị nhạy cảm ngà bằng laser diode (nhóm I) và kem GC Tooth
Mousse (nhóm II)
Tại thời điểm tức thì, cả hai phương pháp điều trị đều cho thấy mức NCN giảm rõ rệt so với
trước điều trị (p<0,001), nhiệt độ khởi phát NCN và điểm số VAS ở cả 2 phương pháp lúc trước điều
trị là tương đương nhau (p=0,685, p=0,597), thời điểm ngay sau điều trị thì phương pháp sử dụng
Laser Diode có điểm số hiệu quả và chỉ số hiệu quả thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm sử dụng kem GC
Tooth Mousse (30,5% so với 46,1%, p<0,001), thời điểm 3 tháng sau điều trị thì 2 phương pháp có
hiệu quả tương đương nhau (41,9% so với 37,6%, p=0,231), đến thời điểm 6 tháng sau điều trị thì
phương pháp sử dụng Laser Diode có hiệu quả cao hơn có ý nghĩa so với nhóm sử dụng kem GC
Tooth Mousse (58,1% so với 25,5%, p<0,001). Có thể CPP-ACP dễ bị mất đi qua quá trình ăn nhai, vệ
sinh răng miệng trong khi đó, laser gây ra những biến đổi đặc tính và hình thái bề mặt ngà nên duy trì
tính hiệu quả bền vững. Hiệu quả điều trị NCN tại thời điểm tức thì của Laser Diode có sự khác biệt
qua nhiều nghiên cứu, nghiên cứu của Tailor và cộng sự năm 2014 [14] với Laser Diode 0,5W, 120
giây/một răng cho hiệu quả 59,04%. Chỉ số này trong nghiên cứu của Ladalardo năm 2004 [9] là 75%,
hay trong nghiên cứu của Hashim và cộng sự năm 2014 [6] là 72,57%. Trong khi đó, nghiên cứu của
Sicilia năm 2009 [13] sử dụng Laser Diode 810nm, 1,5 – 2,5W trong một phút có CSHQ thấp 36,9%.
Chúng tơi cho rằng sự khác biệt này là do sự khác nhau về thông số sử dụng. Hầu hết các tác giả đều
kết luận hiệu quả điều trị NCN của Laser Diode có sự tăng sau thời gian theo dõi [5], [9] Sử dụng
Laser Diode 810nm, công suất 0,5W, chiếu 10 giây- nghỉ 10 giây cho sự tăng sinh lớp tạo ngà bào
quan sát được trên mơ học [3]. Điều này giải thích lý do tại sao hiệu quả điều trị của laser trên lâm
sàng tăng lên.
Chúng tôi đánh giá sự thành công trong điều trị NCN thông qua tỷ lệ bệnh nhân hết hoặc giảm
NCN. Ngay sau khi điều trị, tỷ lệ điều trị thành cơng (tốt+khá) của nhóm laser là 64,7% thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm kem là 82,4% (p<0,001). Thời điểm 3 tháng sau điều trị, tỷ lệ thành công
của 2 phương pháp là tương đương nhau (p=0,216). Thời điểm 6 tháng sau điều trị, tỷ lệ thành cơng
(tốt+khá) của nhóm laser là 79,1% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kem là 58,2% (p<0,001).
Rõ ràng có thể thấy sự biến thiên ngược chiều về sự thành công của 2 phương pháp điều trị. Đối với
nhóm điều trị bằng Laser Diode có sự chuyển dịch từ kết quả khá, kém sang kết quả tốt, và ngược lại ở
7
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
nhóm điều trị bằng kem GC Tooth Mousse. Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Tuyết Nga năm 2016 [3]
cũng cho kết quả tương tự khi so sánh hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà của Laser Diode với varnish
fluoride. Kết quả này là do sự khác nhau về cơ chế giảm nhạy cảm ngà của 2 phương pháp, kem GC
tooth mousse giảm nhạy cảm ngà chủ yếu bằng cách bít kín ống ngà lộ bằng các vi hạt do đó sẽ bị mất
đi theo thời gian do tiếp xúc với nhiều tác động từ môi trường nếu không được bổ sung liên tục trong
khi đó, Laser Diode gây bít tắc ống ngà bằng sự biến đổi collagen nội tại trong mô ngà và sự gia tăng
lớp ngà thứ cấp [3] do đó tuy khả năng giảm nhạy cảm ngà tức thì kém hơn nhưng hiệu quả lại tăng
sau 6 tháng.
100%
80%
60%
40%
20%
00%
82%
65%
T1
75%
79%
73%
T2
58%
T3
Kem GC Tooth Mousse
Laser Diode
Biểu đồ 1. Xu hướng tuy khả năng giảm nhạy cảm ngà tức thì
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 123 bệnh nhân với 306 răng nhạy cảm ngà chúng tôi rút ra một số kết luận như
sau:
- Vị trí nhạy cảm ngà chủ yếu là cổ răng (98%).
- Răng cối nhỏ có tỷ lệ nhạy cảm ngà cao nhất (58,2%).
- Kích thích khởi phát nhạy cảm ngà chủ yếu là lạnh (87,8%) và chua (57,7%).
- Chải răng ngang và ăn chua, uồng nước ngọt có gas là những yếu tố chính liên quan tình trạng
nhạy cảm ngà.
- Ngun nhân nhạy cảm ngà chủ yếu là tụt nướu (40,5%).
- Sử dụng Laser Diode bước sóng 810 nm, cơng suất 0,5W, khơng kích hoạt đầu laser, chế độ
chiếu liên tục 10 giây chiếu xen kẽ 10 giây nghỉ điều trị nhạy cảm ngà có hiệu quả tại thời điểm tức thì
và sau 6 tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Kim Anh, Trần Ngọc Phương Thảo, Hồng Đạo Bảo Trâm (2015), “Tình
trạng ê buốt răng ở người trưởng thành và một số yếu tố về thói quen ăn uống và
dinh dưỡng liên quan”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 93 (1), tr. 16-23.
2. Hồng Kính Chương (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tìm hiểu các yếu tố
liên quan và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân mòn cổ răng bằng miếng trám
composite tại khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 20162018”, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Phạm Thị Tuyết Nga (2016), “Nghiên cứu hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà”,
Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Tống Minh Sơn (2013), “Tình trạng nhạy cảm ngà răng của nhân viên công ty Bảo hiểm Nhân thọ tại Hà
Nội”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 85 (5), tr. 31-36.
8
TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 22-23-24-25/2019
5. Dilsiz A, Canakci V, Ozdemir A (2009), “Clinical evaluation of Nd:YAG and 685
nm diode laser therapy for desensitization of teeth with gingival recession”,
Photomedicine and Laser Surgery, 27(6), pp. 843-848.
6. Hashim N.T, Gasmalla B.G, Sabahel Kheir A.H (2014), “Effect of the clinical application of the diode
laser (810nm) in the treatment of dentine hypersensitivity”, BMC Research Notes, 7, pp. 31.
7. Favaro Z.L, Soares P.V, Cunha-Cruz J (2019), “Prevalence of dentin hypersensitivity: Systematic review
and meta-analysis”, Journal of Dentistry, 81, pp. 1-6.
8. Joana Cunha-Cruz et al (2013), “The prevalence of dentin hypersensitivity in
general dental practices in the northwest United States”, Journal of the American
Dental Association, 144 (3), pp. 288–296.
9. Ladalardo T.C (2004), “Laser therapy in the treatment of dentine
hypersensitivity, Brazilian Dental Journal”, 15(2), pp. 144-150.
10. Liang X et al (2017), “Prevalence of dentin hypersensitivity among the residents of Xi'an city, China”,
Acta Odontologica Scandinavica, 75(6), pp. 387-393.
11. Rees J.S, Jin L.S, Lam S et al (2013), “The prevalence of dentine hypersensitivity in a hospital clinic
population in Hong Kong”, Journal of Dentistry, 31, pp. 453-461.
12. Ricarte J.M, Matoses V.F, Llácer V.J.F (2008), “Dentinal sensitivity: concept and methodology for its
objective evalution”, Medicina Oral Patologia Oral y Cirugia Bucal, 13(3), pp. 201-206.
13. Sicilia A, Cuesta F.S, Suarez A (2009), “Immediate efficacy of diode laser
application in the treatment of dentine hypersensitivity in periodontol
maintenance patients: a randomized clinical trial”, Journal of Clinical
Periodontology, 36, pp. 650-660.
14. Tailor A, Shenoy N, Thomas B (2014), “To compare and evaluate the efficacy of bifluorid 12, diode
laser and their combined effect in treatment of dentinal hypersensitivity- a clinical study”, Journal of
Health Science, 4(2), pp. 54-58.
15. Wang Y, Que K, Lin L, Hu D, Li X (2012), "The prevalence of dentine hypersensitivity in the general
population in China”, Journal of Oral Rehabilitation, 39(11), pp. 812-820.
(Ngày nhận bài: 10/9/2019- Ngày duyệt đăng: 05/11/2019)
9