Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

hoạt động phục vụ tham quan của các bảo tàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.19 KB, 118 trang )

1

mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo ICOM, bảo tàng “là một tổ chức phi lợi nhuận, phục vụ xã hội và sự
phát triển của xã hội đó, mở cửa cho cơng chúng. Bảo tàng thu mua, gìn giữ,
nghiên cứu, liên lạc và trưng bày các hiện vật vì mục đích giáo dục, thưởng thức
những di sản vật thể và phi vật thể của con người và của môi trường xung quanh
con người”1. Khái niệm bảo tàng được nêu trong Luật Di sản văn hoá của Việt
Nam như sau: “Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự
nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và
hưởng thụ văn hóa của nhân dân”2. Như vậy, bảo tàng ra đời là để phục vụ nhu
cầu hưởng thụ văn hố của tồn thể nhân dân mà khơng vì mục đích thu lợi
nhuận. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
của Việt Nam thì “tính chất phi vụ lợi của bảo tàng được xác định như thế nào
cho đúng với bản chất của nó cũng là một trong những vấn đề sẽ tác động vào
tương lai của tất cả các bảo tàng. Tính phi vụ lợi của bảo tàng thể hiện ở chỗ nó
coi việc phục vụ lợi ích cơng cộng, phục vụ con người làm mục tiêu chính cho
mọi hoạt động của mình. Theo cách hiểu đó, tính phi vụ lợi của bảo tàng không
gạt bỏ (khỏi bảo tàng) mọi dịch vụ tạo nguồn thu bổ sung để nâng cao chất lượng
các hoạt động nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho lợi ích công cộng. Tất cả nhu cầu
chân chính của công chúng tới tham quan bảo tàng cần được nghiên cứu và đáp
ứng với chất lượng dịch vụ cao nhất và giá dịch vụ thấp nhất trong điều kiện cho
Cục Di sản Văn hoá (2005), Hội đồng quốc tế các bảo tàng – Lịch sử và quy tắc đạo đức
bảo tàng, Hà Nội, Tr. 113.
2
Luật Di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2003, Tr. 32.
1



2

phép (không nhằm mục tiêu thu lợi bằng mọi giá)” 3. Nếu nhu cầu của khách
tham

quan

được thoả mãn thì nhất định họ sẽ hứng thú và việc quay trở lại tham quan bảo
tàng sẽ là điều chắc chắn, thậm chí họ cịn có thể giới thiệu cho các đối tượng
khác cùng đến tham quan bảo tàng. Do đó, khách đến với bảo tàng sẽ ngày càng
đơng. Đây chính là tiêu chí đánh giá sự phát triển của một bảo tàng.
Luật Di sản văn hoá được ban hành ngày 29 - 06 - 2001 đã tạo cở sở hành
lang pháp lý cho sự ra đời của một loại bảo tàng hoàn tồn mới ở Việt Nam, đó
là bảo tàng tư nhân. Tuy nhiên, do nhiều lý do, đến nay cả nước chỉ có 6 bảo
tàng tư nhân, trong đó có 3 bảo tàng thuộc tỉnh Hà Tây. Điều đó thể hiện sắc thái
mới trong sự phát triển của ngành Bảo tồn - Bảo tàng ở Hà Tây. Vì vậy, bảo tàng
tư nhân tỉnh Hà Tây phải thực hiện tốt việc phục vụ khách tham quan để thu hút
nhiều hơn nữa khách đến với bảo tàng mình.
Ngày nay, nhu cầu dân trí ngày càng tăng, tỉ lệ thuận với mức sống của
cộng đồng. Công chúng, với tư cách là người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của
bảo tàng, từ chỗ bị động tiếp thu những thông tin được bảo tàng cung cấp đã
chuyển dần sang xu hướng hoàn toàn mới. Họ muốn được tự mình khám phá và
khai thác các bộ sưu tập hiện vật gốc cùng các hình thức dịch vụ khác có trong
bảo tàng. Có thể nói đây là một xu hướng tích cực, mang hơi thở thời đại của
“nền kinh tế tri thức”. Tuy nhiên, trên thực tế, các hoạt động phục vụ khách tham
quan của các bảo tàng tư nhân ở Hà Tây hiện nay chưa thực sự đáp ứng, thoả
mãn nhu cầu hưởng thụ văn hoá của người dân.
ở Việt Nam, bảo tàng tư nhân còn là “một hiện tượng mới” trong giới bảo
tàng. Các vấn đề liên quan đến việc thành lập và giới thiệu về các bảo tàng tư
3


Cục Di sản Văn hoá (2005), Một con đường tiếp cận Di sản văn hoá, Hà Nội, Tr. 176, 177.


3

nhân ở nước ta đã được đề cập trên các phương tiện thơng tin đại chúng như: đài
truyền hình, đài phát thanh, báo chí, mạng Internet... Tuy nhiên, vấn đề phục vụ
khách tham quan, có vai trị đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự tồn tại,
phát triển của bảo tàng tư nhân Việt Nam nói chung, các bảo tàng tư nhân
ở Hà Tây nói riêng thì cịn đang bỏ ngỏ. Cho đến nay, vẫn chưa có cơng trình
nghiên cứu hệ thống nào về vấn đề này. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài
“Hoạt động phục vụ khách tham quan của các bảo tàng tư nhân trên địa bàn
tỉnh Hà Tây - thực trạng và giải pháp” làm Khoá luận tốt nghiệp ngành Bảo tồn
- Bảo tàng.
2. Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận nghiên cứu hoạt động phục vụ khách tham quan tại các bảo
tàng tư nhân trên địa bàn tỉnh Hà Tây:
- Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Sỹ Tốt và gia đình
- Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ
- Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Việc nghiên cứu được tiến hành từ khi các bảo tàng tư nhân
ở Hà Tây được thành lập (tháng 9 - 10/2006) cho đến nay.
- Về không gian: Khoá luận nghiên cứu hoạt động phục vụ khách tham
quan của 3 bảo tàng tư nhân trên địa bàn tỉnh Hà Tây:
+ Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Sỹ Tốt và gia đình (thơn Cổ Đơ, xã Cổ Đơ,
huyện Ba Vì)
+ Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ (thôn Phúc Đức, xã Sài
Sơn, huyện Quốc Oai)



4

+ Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (thôn Nam Quất, xã
Nam Triều, huyện Phú Xuyên).
4. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu khái qt về các bảo tàng tư nhân Việt Nam nói chung, các
bảo tàng tư nhân trên địa bàn tỉnh Hà Tây nói riêng.
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng hoạt động phục vụ khách tham quan tại
các bảo tàng tư nhân ở Hà Tây; tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động phục vụ
khách tham quan của các bảo tàng này.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phục
vụ khách tham quan tại các bảo tàng tư nhân ở Hà Tây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài khoá luận, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin: Duy vật biện chứng và
Duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: Bảo tàng học, Xã hội học, Sử học, Tâm lý học,
Giáo dục học...
- Một số phương pháp khác: tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo sát thực tế,
nghiên cứu tài liệu…
6. Bố cục khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, bố cục khoá luận gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát về các bảo tàng tư nhân ở Hà Tây


5


Chương 2: Hoạt động phục vụ khách tham quan của các bảo tàng tư nhân
ở Hà Tây
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ khách tham quan tại các
bảo tàng tư nhân ở Hà Tây

Chương 1

Khái quát về các bảo tàng tư nhân ở hà tây
1.1. Bảo tàng tư nhân ở Việt Nam
1.1.1. Sự ra đời của các bảo tàng tư nhân ở Việt Nam
Dân tộc Việt Nam có lịch sử ngàn năm văn hiến với nhiều thành tựu rất
đáng tự hào trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nền văn hố Việt Nam
chính là thành quả của quá trình lao động sáng tạo, của các thế hệ người Việt
Nam từ xa xưa. Góp phần thiết thực minh chứng cho đặc trưng văn hố dân tộc
chính là hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, các tài liệu hiện vật bảo tàng.
Chúng là những nguồn sử liệu trực tiếp cung cấp những thông tin quan trọng để
người đương đại có thể tiếp cận, hiểu rõ hơn và nhận thức sâu sắc hơn về xã hội
và văn hố q khứ. Xét dưới góc độ Văn hố học thì đó là những biểu hiện cụ
thể và dễ nhận biết về bản sắc văn hoá Việt Nam.
Hoạt động bảo tồn di tích ở nước ta đã xuất hiện từ cách đây nhiều thế kỷ,
được biết qua những nguồn tư liệu, những dòng bia ký và truyền miệng. ở cấp độ
quốc gia, nhà nước quân chủ đã xây dựng hệ thống văn bản pháp quy thông qua
các đạo luật, sắc phong và bộ máy quản lý của chính quyền trung ương. Tại các


6

làng xã, hệ thống hương ước, tục lệ đều có những điều quy định hướng vào việc
chăm lo xây dựng và bảo vệ các di sản văn hoá của địa phương phù hợp với

truyền thống, phong tục và tư duy của dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử.
Ngày 31 - 08 - 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại cửa biển Đà
Nẵng, chính thức xâm chiếm Việt Nam. Sau khi người Pháp cơ bản đã ổn định
tương đối sự thống trị trên toàn đất nước ta, năm 1898, họ thực hiện chính sách
khai thác thuộc địa lần thứ nhất, trong đó bao gồm cả kế hoạch dùng văn hoá để
phục vụ cho nền kinh tế thực dân. Về hoạt động quản lý các di tích lịch sử - văn
hố trên tồn cõi Đơng Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, họ tiến hành
kiểm kê di tích lịch sử - văn hố và xây dựng một số bảo tàng như: Bảo tàng Địa
chất (1914), Bảo tàng Khải Định (1923), Bảo tàng Hải dương học (1923), Bảo
tàng Động vật (1928), Bảo tàng Blanchard de la Brosse (1929), Bảo tàng Louis Finot (1932) và Bảo tàng H’Parmentier (1939).
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng đã giành chính quyền về tay
nhân dân. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả nặng nề của cuộc kháng
chiến chống Pháp để lại, Đảng và Nhà nước ta vẫn rất quan tâm đến việc giữ gìn
và phát huy tác dụng của các di sản văn hoá của dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp
kháng chiến, kiến quốc và nâng cao dân trí. Đảng ta đã cụ thể hố bằng việc ban
hành các văn bản pháp lý như: Sắc lệnh số 13 (ngày 08 - 09 - 1945), Sắc lệnh số
65 - SL (ngày 23 - 11 - 1945), Chỉ thị số 613/TS (ngày 24 - 07 - 1947)… Trên
quan điểm “hết thảy các viện bảo tàng đều là tài sản của nhân dân lao động và
đều phục vụ lợi ích chung của nhân dân lao động” 4, Nhà nước ta đã tiếp quản và
đổi tên các bảo tàng của người Pháp.
Nguyễn Thị Huệ (2005), Lược sử sự nghiệp Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam từ năm 1945
đến nay, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội, Tr. 51.
4


7

Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, để lại cho nhân dân ta
biết bao khó khăn. Đảng và Nhà nước ta vừa phải lãnh đạo nhân dân tiến hành
hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa tiến hành xây dựng XHCN ở miền Bắc và

chiến tranh chống Mỹ - Nguỵ ở miền Nam tiến tới thống nhất đất nước. Trong
hồn cảnh khó khăn đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính
sách về nhiều mặt như: kinh tế, văn hố, chính trị, xã hội… phù hợp với điều
kiện thực tế, nhằm phát triển từng bước và toàn diện sự nghiệp Bảo tồn - Bảo
tàng ở nước ta. Thời kỳ này, Trung ương Đảng, Chính phủ đã ban hành thêm
nhiều chỉ thị, nghị quyết về bảo tồn các di sản văn hố như: Thơng tư số 38 TT/TW (ngày 28 - 06 - 1956), Thông tư số 954/TTg (ngày 03 - 07 - 1957), Nghị
định số 519/TTg (ngày 29 - 10 - 1957), Văn bản số 81/VG (ngày 07 - 01 - 1958)
… Cùng với đó là sự thành lập các cơ quan lãnh đạo Bảo tồn - Bảo tàng, sự ra
đời một số phòng trưng bày, bảo tàng trung ương và bảo tàng địa phương như:
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1959), Bảo tàng Hải Phòng (1959), Nhà trưng
bày Pác Bó (1970), Nhà trưng bày Kim Liên (1970)…
Năm 1975, khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, tồn Đảng, tồn dân
cùng bước vào giai đoạn khơi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây
dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Sự nghiệp Bảo tồn - Bảo tàng của nước ta thời
kỳ này bắt đầu phát triển đồng bộ trên toàn quốc với sự ra đời của hàng loạt các
bảo tàng tỉnh, thành phố, bảo tàng thuộc các lực lượng vũ trang, bảo tàng chuyên
ngành… Đến năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới kéo theo sự thay đổi
của tất cả các ngành, nghề và các lĩnh vực, trong đó có ngành Bảo tàng. Số lượng
bảo tàng được thành lập ngày càng tăng đáng kể. Theo thống kê gần đây nhất,
Việt Nam hiện nay có 115 bảo tàng và cơ quan làm cơng tác bảo tàng5.
Cục Di sản văn hố (2004), Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá hướng tới những
ngày lễ lớn năm 2005, Lạng Sơn.
5


8

Điểm lại một vài nét về quá trình phát triển của hệ thống bảo tàng ở nước
ta đến năm 2005 cho thấy bảo tàng ra đời ở Việt Nam tương đối muộn, song đã
không ngừng phát triển và đã thu được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, dưới

góc độ đối tượng chủ quản, hệ thống bảo tàng ở nước ta thiếu hẳn một mảng đó
là các bảo tàng tư nhân hoặc hoạt động độc lập (Independent or Private
Museums)6. Trong suốt thời gian dài, nhà nước ta chỉ tập trung xây dựng các bảo
tàng cơng mà chưa có một quy chế nào quy định và cho phép thành lập bảo tàng
tư nhân nên chưa có một bảo tàng tư nhân nào chính thức ra đời.
Bước ngoặt hết sức quan trọng tạo cơ sở cho sự hình thành các bảo tàng tư
nhân đó là sự ra đời của Luật Di sản văn hoá năm 2001. Luật đã cụ thể hoá
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hoá, đáp ứng nhu cầu văn hoá ngày càng cao của nhân dân, góp
phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân
trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Luật đã điều chỉnh
các lĩnh vực hoàn toàn mới và hoàn thiện, nâng cao những vấn đề đã được quy
định trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây cho phù hợp với thực tiễn
và thông lệ quốc tế. Những nội dung được cụ thể hoá qua các quy định của Luật
Di sản văn hoá đã tạo nguồn động lực giúp cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá
trị của di sản văn hố dân tộc có những bước phát triển theo hướng mới. Lần đầu
tiên trong sự nghiệp Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam, một văn bản có tính pháp lý
cao nhất đã đề cập tới vấn đề cho phép tư nhân thành lập bảo tàng. Tiếp đó,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 - 11 - 2002,
hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hoá. Trong Nghị định, điều 36 và điều 37
Timothy Ambrose và Crispin Paine (2000), Cơ sở Bảo tàng học, Bảo tàng Cách mạng Việt
Nam, Hà Nội, Tr. 28.
6


9

đã quy định rõ về việc tổ chức và hoạt động cũng như quyền hạn và nghĩa vụ của
bảo tàng tư nhân. Theo đó, “Bảo tàng tư nhân là bảo tàng thuộc sở hữu của một

hoặc nhiều cá nhân hoặc liên kết giữa cá nhân với tổ chức có vốn đầu tư không
phải vốn nhà nước” và “Bảo tàng tư nhân hoạt động theo quy định của pháp luật
và phải phù hợp với truyền thống văn hoá, thuần phong mỹ tục của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam”7.
Việc Luật Di sản văn hoá và Nghị định hướng dẫn thi hành đề cập tới và
cho phép xây dựng bảo tàng tư nhân đã mở ra một hướng mới cho các nhà sưu
tập tư nhân. Trước đó, khi chưa có điều lệ cho phép thành lập bảo tàng tư nhân,
họ chỉ sưu tầm theo sở thích, làm thú vui cá nhân hoặc chia sẻ với những người
đồng sở thích bằng cách mở phịng trưng bày tại nhà riêng. Đó chính là tiền đề
cho các bảo tàng tư nhân ra đời. Đầu tiên là sự xuất hiện của Bảo tàng Cổ vật
Hoàng Gia thuộc Cơng ty Cổ phần du lịch Hồng Gia (Hạ Long - Quảng Ninh)
vào năm 2002. Bảo tàng này được thành lập trên cơ sở bộ sưu tập cổ vật của ông
Đào Danh Hiến gồm khoảng 300 hiện vật, được trưng bày trên tổng diện tích
600m2. Nội dung trưng bày gồm 2 phần:
- Phần thứ nhất: trưng bày về sưu tập gốm Việt - Hoa, sưu tập điêu khắc
Chăm, tượng và đồ gỗ mỹ thuật.
- Phần thứ hai: trưng bày các hiện vật, hình ảnh về mộ Hán.
Khi mới thành lập, Bảo tàng có 4 cán bộ và nhân viên, trong đó có một
người có trình độ Đại học về chuyên ngành Bảo tồn - Bảo tàng. Bảo tàng thường
xuyên mở cửa đón khách đến tham quan, nghiên cứu.
Luật Di sản văn hoá thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước
ta về sự nghiệp phát triển văn hố nói chung, ngành Bảo tồn - Bảo tàng nói riêng,
7

Luật Di sản văn hố và văn bản hướng dẫn thi hành, Sđd, Tr. 81.


1
0
tạo cơ hội cho ngành Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam phát triển toàn diện hơn. Tuy

nhiên, khi Luật được đưa ra áp dụng vào thực tế thì lại gây nhiều khó khăn cho
các nhà sưu tập tư nhân muốn thành lập bảo tàng bởi sự khái quát, chung chung.
Đó là lý do chỉ có duy nhất một bảo tàng tư nhân “mạnh dạn” thành lập sau khi
Luật Di sản văn hố có hiệu lực thi hành. Xuất phát từ thực tế ấy, ngày 22 - 02 2004, Bộ Văn hố - Thơng tin đã ban hành Quy chế kèm theo Quyết định số
09/2004/QĐ-BVHTT về việc tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân. Quy
chế gồm 5 chương với 16 điều, cụ thể như sau:
Chương I (điều 1 - 5): Những quy định chung
Chương II (điều 6 - 10): Thành lập và giải thể bảo tàng tư nhân
Chương III (điều 11 - 12): Quyền và nghĩa vụ của bảo tàng tư nhân
Chương IV (điều 13 - 14): Chế độ thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Chương V (điều 15 - 16): Điều khoản thi hành.
“Quy chế tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân vừa mới ban hành
kèm theo Luật Di sản văn hoá như là những cơn mưa đầu mùa, sau một thời kỳ
khơ hanh, tưới tắm cho cây chồi văn hố nói chung, sưu tập và bảo tàng tư nhân
nói riêng thêm nhiều nguồn lực và sức sống mới, tạo một khơng khí cởi mở và
hồ hởi trong các nhà sưu tập, chắc chắn sẽ là tiền đề cho bước đột phá trong lĩnh
vực này ở Việt Nam trong những thập niên tới” 8. Quả nhiên, sau khi Quy chế tổ
chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân có hiệu lực thi hành, tính đến nay, nước
ta đã có thêm 5 bảo tàng tư nhân: Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long (Thanh Hố),
Bảo tàng Gốm cổ Gị Sành - Vijaya Chămpa - Bình Định (Bình Định), Bảo tàng
Mỹ thuật hoạ sỹ Sỹ Tốt và gia đình (Hà Tây), Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Phan
Phạm Quốc Quân (ngày 10 - 06 - 2006), Bảo tàng tư nhân trước thách thức của quy chế,
.
8


1
1
Thị Ngọc Mỹ (Hà Tây) và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (Hà
Tây).

Bảo tàng cổ vật Hoàng Long được thành lập ngày 23 - 08 - 2006 theo
Quyết định số 2326/QĐ - UBND của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hố và Cơng
văn số 716/SVHTT - QLVH của Sở Văn hố - Thơng tin tỉnh Thanh Hoá, trên
cơ sở bộ sưu tập của Giám đốc Hồng Văn Thơng. Bảo tàng được đặt tại số 41
đường Đội Cung, phường Đơng Thọ, thành phố Thanh Hố, tỉnh Thanh Hố có
tổng diện tích trưng bày là 350m 2 và diện tích kho bảo quản là 150m 2 với các
trang thiết bị bảo quản tương đối hiện đại. Hiện nay, Bảo tàng có khoảng 6.000
hiện vật, trong đó số hiện vật được trưng bày khoảng 1.000 hiện vật với một số
bộ sưu tập tiêu biểu như: sưu tập đồ đồng, đồ gốm Đông Sơn; sưu tập gốm Lý Trần - Lê; sưu tập gốm Minh - Thanh (Trung Quốc); sưu tập gươm, kiếm đồng;
sưu tập gương đồng; sưu tập đồ trang sức; sưu tập súng thần công… Các hiện vật
được trưng bày trong một không gian chung mà không chia theo chủ đề riêng
biệt.
Ngày đầu mới thành lập, Bảo tàng có 8 nhân sự, gồm: 1 chủ sở hữu Bảo
tàng, 1 Giám đốc điều hành, 1 chuyên viên nghiệp vụ, 1 nhân viên tài vụ và 4
nhân viên an ninh.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định - bà Nguyễn Thị Thanh Bình đã
kí Quyết định số 137/QĐ-CTUBND về việc thành lập Bảo tàng Gốm cổ Gò
Sành - Vijaya Chămpa - Bình Định. Bảo tàng được thành lập trên cơ sở bộ sưu
tập gốm cổ của nhà sưu tập Nguyễn Vĩnh Hảo, do chính ơng và ơng Bùi Xuân
Vinh đồng quản lý. Bảo tàng là một ngôi nhà được ông Nguyễn Vĩnh Hảo thiết
kế theo phong cách kiến trúc đan xen giữa dáng nét độc đáo của tháp Chàm và
khn nhà lá mái nổi tiếng của Bình Định, với diện tích 200m 2, đều dành cho


1
2
trưng bày. Bảo tàng hiện đang trưng bày khoảng 200 hiện vật (trong tổng số
2.300 hiện vật mà Bảo tàng đang lưu giữ), chia thành hai dòng: gốm cổ và gốm
hiện đại. Dòng gốm cổ bao gồm gốm cổ của người Chăm (thế kỉ XI - XV) và
gốm cổ của người Việt xưa (thế kỉ XVII - XVIII), được phân thành bốn nhóm

sản phẩm: đồ thờ tự và trang trí tôn giáo, đồ tế tự và ngự dụng, đồ xuất khẩu và
đồ dân dụng. Dòng gốm hiện đại là các sản phẩm gốm Kim Mơn (Phù Mỹ - Bình
Định), được sản xuất vào thế kỉ XX, do cha của ông Nguyễn Vĩnh Hảo là cụ
Nguyễn Hượt, một nhà sưu tầm và sản xuất đồ gốm, xây dựng. Trong số đồ gốm
trưng bày có những hiện vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao như: tượng nữ
thần bằng đất nung (cao 1m, là tượng Chăm bằng đất nung lớn nhất được tìm
thấy hiện nay), tượng bị thần bằng đất nung, cặp bình tai bèo cổ tiện, đĩa ngự
dụng, bộ đồ ngự dụng men trắng...
Ngồi ra, cịn có một số nhà sưu tập cũng đang có ý định thành lập bảo
tàng tư nhân như: Phạm Chí Thiện (thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương) với sưu tập sách và các kỉ vật chiến tranh, Nam Hương (đường Nguyễn
Thanh Tuyền, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh) với bộ sưu tập cổ vật các
loại, Trần Ngọc Lâm (thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) với sưu
tập các hiện vật liên quan đến nông nghiệp…
Việc mở bảo tàng tư nhân là một bước tiến mang lại sắc thái mới và cần
thiết trong việc gìn giữ và phát huy giá trị của vốn di sản văn hoá của dân tộc.
Đây cũng là một sự kiện đối với các nhà sưu tập tư nhân. Tuy có bước khởi động
hào hứng, song trong giới sưu tập có khơng ít những băn khoăn e ngại khi tiến
hành thành lập bảo tàng tư nhân. Đó là sự khơng rõ ràng, cụ thể của quy chế về
việc đăng ký hiện vật, tiêu chí trưng bày, điều kiện thành lập bảo tàng… Mặc dù
có những khó khăn, song vẫn cịn khá nhiều nhà sưu tập thực sự tâm huyết, họ


1
3
sẵn sàng bỏ ra nguồn kinh phí lớn để đi sưu tầm những hiện vật có giá trị với
mong muốn giữ gìn và phát huy những di sản văn hố quốc gia. Ví dụ như Bảo
tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Sỹ Tốt và gia đình, Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Phan Thị
Ngọc Mỹ hay Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày do một nhóm các
chiến sĩ cách mạng đã từng bị địch bắt đi đày ở nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc xưa

xây dựng nên. Có thể nói, giá trị hiện vật của một vài bộ sưu tập không thể sánh
ngang với “dân buôn đồ cổ”, song họ vẫn đăng ký thành lập bảo tàng tư nhân bởi
họ là những người tâm huyết với những hiện vật có giá trị lịch sử, văn hố, có
tính giáo dục truyền thống sâu sắc. Nhìn ở góc độ tích cực, việc cá nhân đăng ký
thành lập bảo tàng tư nhân đã phần nào trở thành một kênh thông tin tuyên
truyền quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của dân
tộc.
1.1.2. ý nghĩa xã hội của việc thành lập bảo tàng tư nhân ở Việt Nam
Bảo tàng tư nhân là một loại hình bảo tàng cịn hết sức mới mẻ ở Việt
Nam. Tuy nhiên, việc thành lập bảo tàng tư nhân mang nhiều ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, có ý nghĩa xã hội to lớn.
Trước hết, sự ra đời của các bảo tàng tư nhân đã góp phần làm đa dạng
hố các thể loại bảo tàng Việt Nam. Trước đây, trong lịch sử phát triển của
ngành Bảo tồn - Bảo tàng nước ta hồn tồn vắng bóng các bảo tàng tư nhân,
trong khi trên thế giới, loại bảo tàng này đã xuất hiện từ rất lâu. Điều đó thể hiện
sự phát triển chưa thật sự toàn diện của ngành Bảo tồn - Bảo tàng nói riêng, của
sự nghiệp bảo tồn di sản văn hố nói chung ở nước ta. Nhưng từ khi Luật Di sản
văn hoá mà đặc biệt là Quy chế tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân được
ban hành, hệ thống bảo tàng của Việt Nam đã được hoàn thiện hơn, với sự thành
lập của 6 bảo tàng tư nhân. Cùng với đó, sự ra đời của loại bảo tàng này nhằm


1
4
tích cực góp phần vào các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
dân tộc, phần nào hỗ trợ các loại bảo tàng khác đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và
hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
Bảo tàng tư nhân ra đời đã thiết thực triển khai đưa Luật Di sản văn hoá đi
vào cuộc sống, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Các điều lệ trong Luật và văn bản hướng dẫn thi hành đã

cho thấy sự quản lý chặt chẽ và rõ ràng của Nhà nước về giá trị các di sản văn
hoá dân tộc. So với các văn bản pháp quy trước đó, Luật Di sản văn hố có đề
cập đến nhiều điều mới mẻ, trong đó có vấn đề về bảo tàng tư nhân. Để một vấn
đề hoàn toàn mới được duy trì và phát triển khơng phải là dễ, nhất là đối với luật,
bởi khi đưa vào thực tế sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Song, sau khi Luật Di
sản văn hoá được ban hành, đã có một số bảo tàng tư nhân chính thức được thiết
lập. Điều đó thể hiện sự đón nhận của nhân dân nói chung, của các nhà sưu tập
tư nhân Việt Nam nói riêng. Đồng thời cịn cho thấy hướng đi đúng đắn của Nhà
nước nhằm xây dựng một nền văn hoá phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
Bảo tàng tư nhân ra đời đã phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của các địa
phương, huy động mọi nguồn lực của xã hội vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy
các giá trị của di sản văn hoá, gắn kết văn hoá với kinh tế và du lịch, thúc đẩy
kinh tế xã hội phát triển. Các di sản văn hoá được lưu giữ rất nhiều trong nhân
dân. Khi chưa có văn bản luật tạo cơ hội giới thiệu các di sản ấy thì họ chỉ được
phép mở các cuộc triển lãm, trưng bày. Nhưng sau khi Luật Di sản văn hố được
ban hành, thì họ đã có cơ sở pháp lý để thành lập bảo tàng tư nhân. Cũng như các
loại bảo tàng khác, các bảo tàng này luôn cố gắng tạo cho mình những nét đặc
sắc riêng biệt. Đó chính là thế mạnh để thu hút khách tham quan đến nghiên cứu
và hưởng thụ những giá trị văn hố đó. Đương nhiên, khi thu hút được nhiều


1
5
khách tham quan sẽ kéo theo ngành du lịch phát triển. Như vậy, văn hố và du
lịch đã có sự gắn kết với nhau. Văn hoá, du lịch phát triển, tích cực góp phần vào
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, các bảo tàng tư nhân phải tự lực
hồn tồn về vốn, kinh phí hoạt động và tổ chức hoạt động. Vì vậy, địi hỏi các
bảo tàng này phải thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn vốn từ các cơ quan,
đoàn thể, tổ chức, cá nhân cho sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội.
Trong phạm vi ngành Bảo tồn - Bảo tàng, ý nghĩa quan trọng nhất của sự

ra đời các bảo tàng tư nhân ở Việt Nam đó là tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh
giữa các bảo tàng, thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành. Tuy nhiên, vấn đề cạnh
tranh chúng ta nhắc đến ở đây là sự cạnh tranh lành mạnh, không khốc liệt như
chốn thương trường của lĩnh vực kinh tế. Mục đích cuối cùng mà tất cả các bảo
tàng đều hướng tới đó là việc thu hút khách tham quan đến với bảo tàng mình.
“Cơng chúng, những người sử dụng bảo tàng có xu hướng ngày càng tiếp xúc ở
mức độ cao hơn, tích cực hơn, chủ động hơn đối với các sản phẩm của bảo tàng.
Do vậy các bảo tàng cần tạo lập các điều kiện thuận lợi và thích hợp để khuyến
khích người sử dụng tự mình khám phá và khai thác các sản phẩm của bảo
tàng”9. Bảo tàng tư nhân ra đời muộn nhất trong các loại bảo tàng hiện có ở Việt
Nam, vì vậy các bảo tàng này có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các loại hình bảo
tàng “đàn anh” có trước nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động để đạt
được mục đích chung đó. Cịn các bảo tàng đã được thành lập trước đó cũng
khơng thể đứng im, mà phải ln vận động, tìm hiểu, nghiên cứu hướng đi mới
để thu hút được nhiều khách tham quan hơn. Sự cạnh tranh lành mạnh này diễn
ra tất yếu sẽ thúc đẩy ngành Bảo tồn - Bảo tàng của nước ta phát triển.
1.2. Các bảo tàng tư nhân ở Hà Tây
Nguyễn Thị Huệ (2005), Lược sử sự nghiệp Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam từ 1945 đến nay,
Sđd, Tr. 215.
9


1
6
Hà Tây là một trong những tỉnh thành có hệ thống di tích lịch sử - văn hố
dày đặc nhất trong cả nước. Kể từ cuối năm 2006 cho đến nay, Hà Tây cịn là
tỉnh có nhiều bảo tàng tư nhân nhất, chiếm 3 trong số 6 bảo tàng tư nhân được
thành lập trên toàn quốc, chiếm tỉ lệ 50%.
Luật Di sản văn hóa cùng văn bản hướng dẫn thi hành đã mở ra hướng đi
mới cho sự nghiệp Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam. Đặc biệt, Quy chế tổ chức và

hoạt động của bảo tàng tư nhân được ban hành đã cụ thể hố những điều luật cịn
chưa rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự ra đời của các bảo tàng tư nhân.
Trong khi nhiều nhà sưu tập tư nhân còn nhiều băn khoăn về một số điều bất cập
trong Quy chế thì ở Hà Tây, trong thời gian hơn một tháng từ tháng 9 - 2006 đến
tháng 10 - 2006, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã ra Quyết định thành lập 3 bảo
tàng tư nhân theo đơn đề nghị của các tổ chức và nhà sưu tập tư nhân ở Hà Tây.
1.2.1. Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Sỹ Tốt và gia đình
Cách trung tâm thủ đơ Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Bảo tàng
Mỹ thuật hoạ sỹ Sỹ Tốt và gia đình nằm ở xã Cổ Đơ, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
Theo đơn đề nghị thành lập Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Sỹ Tốt và gia đình của hoạ
sỹ Nguyễn La Vng, ngày 10 - 07 - 2006, Giám đốc Sở Văn hố - Thơng tin
tỉnh Hà Tây đã gửi công văn số 313/CV - SVHTT đến Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà
Tây về việc đề nghị thành lập Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Sỹ Tốt và gia đình. Sau
thời gian chờ đợi khơng lâu, ngày 06 - 09 - 2006, Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Sỹ
Tốt và gia đình đã được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động theo Quyết
định số 1526/QĐ - UBND của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây. Bảo tàng
ra đời với tâm nguyện của người vợ cùng các con cháu, tưởng nhớ đến người
chồng, người cha, người ơng thân u đã q cố, đó là hoạ sỹ Sỹ Tốt.


1
7
Hoạ sỹ Sỹ Tốt tên thật là Nguyễn Sỹ Tốt, sinh năm 1919 trong một gia
đình nghèo thuộc xã Cổ Đơ, Ba Vì, Hà Tây. Gia đình có 16 người hoạt động mỹ
thuật, trong đó có 6 người là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và hội viên Hội
Mỹ thuật Hà Tây. Vật lộn với cuộc sống mưu sinh từ nhỏ, nhưng với lòng đam
mê hội hoạ của một cậu bé được sinh ra trong cái nôi nghệ thuật làng Cổ Đô “làng hoạ sỹ”, ông thường tranh thủ những lúc rảnh rỗi vẽ những gì mình thích.
Lúc đầu, ông vẽ bằng than, bằng gạch trên nền bếp, nền sân… Năm 1946, ông
tham gia quân ngũ, từng trải qua các chiến dịch Tây Bắc, chiến dịch Biên giới,
chiến dịch Điện Biên Phủ… Sau đó, ơng theo học lớp đào tạo mỹ thuật kháng

chiến ngắn hạn, tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam khố 1958 1963, đồng mơn với các hoạ sỹ: Tô Ngọc Vân, Huy Oánh, Văn Đa, Quang Thọ,
Thanh Ngọc… Con đường đến với nghệ thuật của Sỹ Tốt xen lẫn với cuộc đời
của một chiến sĩ Cộng sản. Vì vậy, các tác phẩm mỹ thuật của ơng chịu ảnh
hưởng khá sâu sắc hình ảnh của người chiến sĩ, của chủ nghĩa Cộng sản.
Tranh của hoạ sỹ Sỹ Tốt là hiện thân của tính cách, tâm hồn và con người
ông - thuần hậu, chất phác, không duy lý, lập dị, không hoang tưởng, phá
phách… theo “mốt thời thượng” dễ tự đánh mất mình (nếu đó khơng phải là sở
trường, sở đoản tự thân). Ông tâm niệm: dù vẽ theo trường phái nào, suy cho
cùng chỉ là phương tiện cho người nghệ sỹ làm và chơi. Ông đã bộc lộ cách nhìn
và tình cảm của mình với đời sống hiện thực phong phú và đa dạng, vốn tự nó đã
là sự hồn thiện thẩm mĩ mà thượng đế ban cho con người trước khi cành cọ ra
đời.
Trong sáng tạo nghệ thuật, ông sử dụng nhiều chất liệu như: màu dầu, màu
nước, màu bột, mực nho, than, chì… nhưng thành công nhất là các sáng tác bằng


1
8
bột màu và màu dầu. Tất cả đều đồng thuận, nhất quán một bút pháp tả thực sinh
động và rất độc đáo.
Khi còn là giáo viên ở Việt Bắc (1963 - 1976), bằng tình cảm cao sáng
lành mạnh và ý thức của một người thầy nghiêm túc và đầy trách nhiệm, bàn
chân ông đã đi không biết mệt mỏi, luôn khao khát tìm về cội nguồn thơ trẻ với
tình yêu và cốt cách của một người hoạ sỹ. Năm 1976, ông về hưu và mở lớp dạy
vẽ, tiếp thêm nguồn cảm hứng, sự đam mê sáng tác hội hoạ cho con cháu. Cuối
năm 2002, ông qua đời, để lại cho người vợ đã già yếu cùng các con cháu một tài
sản vơ giá là những bức tranh ơng cịn giữ lại và nhiều bằng khen, giấy khen về
những cống hiến của ông đối với nghệ thuật hội hoạ.
Để các thế hệ sau có thêm sự hiểu biết về một hoạ sỹ đã cống hiến hết
mình cho sự nghiệp hội hoạ Việt Nam nói chung, “làng hoạ sỹ” Cổ Đơ nói riêng,

hoạ sỹ La Vuông, con trai của hoạ sỹ Sỹ Tốt đã tập hợp những bức tranh do cha
để lại, đồng thời sưu tầm thêm một số bức tranh trước đây của hoạ sỹ Sỹ Tốt,
thành lập Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Sỹ Tốt và gia đình. Hiện nay, bảo tàng đang
lưu giữ hơn 80 tác phẩm hội hoạ. Ngoài các bức tranh của cố hoạ sỹ Sỹ Tốt và
các thành viên trong gia đình, bảo tàng cịn lưu giữ một số tác phẩm do các hoạ
sỹ của quê hương Hà Tây và một số hoạ sỹ tên tuổi trong làng mỹ thuật Việt
Nam sáng tác. Tuy nhiên, trên hệ thống trưng bày của bảo tàng hiện nay mới chỉ
trưng bày các bức tranh của hoạ sỹ Sỹ Tốt. Theo dự định của hoạ sỹ La Vuông Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Sỹ Tốt và gia đình, trong thời gian gần đây
nhất, sau khi sưu tầm được thêm một số sáng tác của các thành viên trong gia
đình, bảo tàng sẽ được hồn thiện hơn theo đúng cái tên của Bảo tàng hiện nay.
Ngoài ra, Bảo tàng sẽ dành một góc trưng bày nhỏ để giới thiệu một số sáng tác
của các hoạ sỹ khác.


1
9
Bảo tàng được xây dựng với tổng vốn đầu tư 250 triệu đồng trên một khu
đất của gia đình hoạ sỹ La Vng do tổ tiên để lại có tổng diện tích trên 140m 2,
khơng gian dành cho trưng bày chiếm 100m2, chia làm hai tầng:
- Tầng 1: Trưng bày 36 tác phẩm tranh với những bức tiêu biểu như:
“Tiếng đàn bầu” (1963), “Hang Pác Bó” (1963), “Xe tăng” (1968), “Thép ra lò”
(1974), “Mạ trên đất cứng” (1974)…
- Tầng 2: Trưng bày 33 tác phẩm tranh, tiêu biểu như: “Trước sân nhà”
(1968), “Lau đạn” (1968), “Bảo tàng đi săn” (1974)…
Bảo tàng hoạt động trên cơ sở tất cả các thành viên trong gia đình đều
tham gia vào các khâu cơng tác của bảo tàng, từ sưu tầm, đến bảo quản, trưng
bày, hướng dẫn tham quan, trong đó người chịu trách nhiệm chính là Giám đốc
La Vng.
1.2.2. Bảo tàng Mỹ thuật hoạ sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ
Xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây) hôm nay không chỉ nổi tiếng

với danh thắng chùa Thầy mà còn thêm một điều đặc biệt nữa mà không mấy ai
khi đến với Sài Sơn khơng biết đến. Đó là Bảo tàng Mỹ thuật Phan Thị Ngọc
Mỹ. Bảo tàng nằm cách chùa Thầy khoảng 1km, cách Hà Nội 20km theo đường
cao tốc Láng - Hoà Lạc. Từ một phòng tranh mỹ thuật hoạ sỹ - nhà sưu tập Phan
Thị Ngọc Mỹ, sau khi đã có được cho mình những bộ sưu tập mỹ thuật tương đối
phong phú, đã làm đơn xin thành lập bảo tàng. Theo đơn đề nghị của bà, ngày 11
- 10 - 2006, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây đã ra Quyết định số
1710/QĐ - UBND về việc thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Phan Thị Ngọc Mỹ.
Phan Thị Ngọc Mỹ sinh ra và lớn lên tại thôn Phúc Đức, xã Sài Sơn,
huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, nơi có dịng họ Phan Huy nổi tiếng trong lịch sử
nước nhà với những tên tuổi như: Phan Huy Cẩn (1722 - 1784), Phan Huy ích


2
0
(1751 - 1822), Phan Huy Ôn (1754 - 1786), Phan Huy Thực (1778 - 1844), Phan
Huy Chú (1782 - 1840). Bà là hậu duệ đời thứ 6 của danh nhân Phan Huy Chú.
Anh trai của bà là hoạ sỹ Phan Huy Mẫn, cháu là hoạ sỹ Phan Huy Nam. Từ
truyền thống của quê hương và gia đình, Ngọc Mỹ đã sớm tiềm ẩn khả năng
nhạy cảm với nghệ thuật, song bà khơng bắt đầu sự nghiệp tranh của mình bằng
hội hoạ mà học ngành Kinh tế, ra công tác ở trường Đại học Thể dục thể thao.
Rồi bằng niềm say mê nghệ thuật thực sự, bà đã đến với hội hoạ bằng con đường
riêng: sưu tầm và sáng tác tranh. Bà đã tích luỹ được những tác phẩm có giá trị ở
các hoạ sỹ bậc thầy như: Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung, Bùi Xuân Phái, Lưu
Công Nhân, Trần Lưu Hậu, Lê Huy Hoà, Nguyễn Thụ, Sỹ Tốt… rồi tiếp thu
những tinh hoa qua các tranh sưu tầm được. Với phong cách hiện thực mới mẻ,
cảnh sắc nông thôn đã đi vào tranh của Ngọc Mỹ một cách giản dị, nhẹ nhàng
đầy chất thơ. Là một hoạ sỹ tự học nên các sáng tác của bà không bị lệ thuộc vào
một cơng thức nào, vì vậy ln giữ được tính chân thực của một tâm hồn nhạy
cảm, yêu cuộc sống. Tranh của bà hồn nhiên, tươi sáng, đầy trữ tình qua “con

mắt xanh” của một nữ hoạ sỹ, như một nhà mỹ thuật người Pháp nhận xét. Từ
năm 1992 đến nay, bà đã góp mặt trong hàng chục cuộc triển lãm trong và ngoài
nước. Riêng về triển lãm cá nhân, bà đã tổ chức được nhiều cuộc với những quy
mô, chủ đề khác nhau, khi ở Thủ đô Hà Nội, khi ở mảnh đất xứ Đoài. ở đâu triển
lãm của bà cũng gây được sự chú ý và thiện cảm của khán giả.
Không chỉ thành công trong sáng tác, Phan Thị Ngọc Mỹ còn tham gia
vào các hoạt động xã hội khác và đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Phó Giám đốc
Trung tâm UNESCO Mỹ thuật - Môi trường, Uỷ viên Câu lạc bộ Văn nghệ xứ
Đoài, hội viên Hội Mỹ thuật Hà Nội, Uỷ viên Ban chấp hành Câu lạc bộ Sưu tập
tranh nghệ thuật… Mặc dù rất bận rộn, nhưng bà vẫn dành thời gian sưu tầm



×