PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh – người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, người
bạn thân thiết của các dân tộc u hịa bình trên thế giới,người chiến sĩ kiệt
xuất của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bị áp bức bóc lột. Người đã
hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, góp
phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tư tưởng của Người là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng
tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng
thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Thời gian qua, em đã may mắn được nhà trường tổ chức đi tham quan
Bảo Tàng Hồ Chí Minh, điểm đó để lại trong em nhiều suy nghĩ và cảm xúc
về vị Chủ Tịch – người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Đi một quãng
đường dài từ … em cảm thấy mệt mỏi vì cái nóng oi bức trên đường đi, ấy
vậy mà vừa đến Bảo Tàng Hồ Chí Minh, khơng khí n tĩnh, gió từ sơng Cà
Ty thổi lên mát rượi, bao nhiêu mệt nhọc dường như tan biến hết. Trong đầu
em lúc này xuất hiện suy nghĩ: Lớp trẻ chúng em chưa một lần có cơ hội được
gặp Bác và khó mà cảm nhận hết tình cảm mà Bác đã dành cho dân tộc Việt
Nam. Có lẽ chuyến đi này sẽ giúp em hiểu thêm nhiều điều bổ ích về Bác.
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của địa phương (2-3)
2.1.1. Giới thiệu chung về Trường Dục Thanh
a. Thông tin cơ bản
Khu di tích trường Dục Thanh tọa lạc tại số 39 Trưng Nhị, phường Đức
Nghĩa, thành phố Phan Thiết. Trường được xây dựng năm 1907 để hưởng ứng
phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc
Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Ý nghĩa của tên trường Dục Thanh là “Giáo
dục thế hệ Thanh thiếu niên thức dậy ý thức dân tộc”.
Khu di tích Dục Thanh là nơi
vinh dự đón thầy giáo Nguyễn Tất
Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) dừng
chân dạy học từ 9/1910 đến 2/1911.
Nơi đây bao gồm các điểm di tích:
Trường Dục Thanh, Nhà Ngư, Nhà
thờ cụ Nguyễn Thông, Nhà Ngọa
Du Sào, cây khế, giếng nước, cùng
một số hiện vật đã gắn nhiều kỷ
Cổng trường Dục Thanh
niệm trong thời gian thầy giáo
Nguyễn Tất Thành dạy học tại đây
b. Nguyễn Tất Thành và quá trình gắn bó với trường
Đây là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất Bình Thuận
lúc bấy giờ. Mục tiêu của trường là mở mang dân trí, khơi dậy ý thức dân tộc,
đi theo phong trào Duy Tân. Đối tượng giảng dạy cảu trường l con em người
yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ.
Thầy Thành (tức Bác Hồ) trong những ngày giảng dạy ở đây( 9/1910
đến 2/1911) đã để lại những tình cảm yêu thương, quyến luyến của các học
sinh, đồng nghiệp, học sinh và nhân dân Bình Thuận.
Trước khi là Anh hùng dân tộc, Bác là một người thầy tận tụy vì học
sinh, tận tâm truyền bá tư tưởng yêu nước đến mọi người, truyền cho họ một
niềm tin mãnh liệt về một cuộc sống tự do, khơng cịn bị áp bức.
Vào những giờ học ngoại khóa ở trường Dục Thanh hay những lúc
rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở
Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, Đình làng Đức
Nghĩa. Đến tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài
Gịn. Đến năm 1912, vì một số lí do nên trường đã bị đóng cửa.
2.1.2. Giới thiệu về bảo tàng Hồ Chí Minh
Đến ngày 19-5-1986, nhân kỉ niệm 96 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận được khánh thành. Bảo
tàng gồm tổng thể các cơng trình lịch sử, văn hóa như: Khu di tích trường
Dục Thanh, nhà Bảo tàng về Chủ tịch Hồ Chí Minh và tượng đài về Người.
Phía trước bảo tàng Hồ Chí Minh
chi nhánh Bình Thuận là tượng đài Bác
Hồ với các cháu thiếu nhi các dân tộc
trong tỉnh. Cơng trình Bảo tàng Chủ tịch
Hồ Chí Minh là cơng trình lịch sử – văn
hóa lớn tiêu biểu cho của người dân
Bình Thuận, cũng là nơi giáo dục tình
cảm yêu nước và truyền thống cách
Tượng Bác Hồ với các em thiếu nhi.
mạng cho con em Bình Thuận.
Nhà bảo tàng được xây dựng ngay bên cạnh trường Dục Thanh với kiến
trúc mới, bên trong giới thiệu đầy đủ về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, tình cảm của Bác với nhân dân Bình Thuận cũng như
lịng biết ơn và tơn kính của nhân dân Bình Thuận đối với Người.
Quần thể di tích trường Dục Thanh bao gồm nhà bảo tàng, di tích
trường Dục Thanh tạo thành khu tham quan học tập rộng 7000m2. Nơi đây
hiện lưu trữ hơn 890 hiện vật, tài liệu hình ảnh có giá trị. Khu di tích trường
Dục thanh mỗi ngày được chăm chút hơn nhưng vẫn giữ nguyên được nét
nguyên sơ của một Dục Thanh học hiệu thời thầy giáo Nguyễn Tất Thành
từng dạy học... để du khách mỗi khi về thăm nơi này lại khơng khỏi bồi hồi
nhớ Bác.
Quần thể di tích Trường Dục Thanh cho chúng ta cảm nhận thêm được
sự vĩ đại của Người, cũng như được đến gần hơn chân dung vị lãnh tụ kính
u của cả dân tộc. Trong dịng chảy bất tận của lịch sử, bao nhiêu biến cố,
bao nhiêu con người từng in dấu trên vùng đất này nay đã thành chuyện quá
khứ. Nhưng dẫu thời gian có trơi qua thì dấu chân lịch sử vẫn là khơng thể
xóa nhịa, hình ảnh của Người trên mảnh đất Bình Thuận này cũng sẽ không
bao giờ mất đi với khu di tích này.
2.2. Cảm nghĩ của bản thân về trường Dục Thanh- Bảo tàng Hồ Chí
Minh
Đến Quần thể di tích Trường Dục Thanh (Bình Thuận) như bước vào
một cảnh phim quay chậm, tái hiện trọn vẹn về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ
Chủ tịch. Hôm nay chúng em đến đây để tưởng nhớ, chiêm nghiệm, học tập
và noi gương Bác Hồ.
Trong cuộc sống có những mảnh đất chỉ một lần đặt chân đến cũng
khiến ta nhớ mãi, có những địa danh tồn tại trong lòng ta như lời gọi của cố
nhân và có những nơi làm ta sống dậy niềm tự hào về một thời oanh liệt, về
những con người được cả thế giới gọi tên với tình cảm thiết tha trìu mến.
Quần thể di tích Trường Dục Thanh - nơi chúng em có dịp tới thăm vào buổi
sáng mùa thu mát mẻ chính là một nơi như thế. Buổi tham quan hôm ấy đã để
lại trong em ấn tượng thật sự sâu sắc cùng những xúc cảm đan xen giữa lòng
tự hào, sự biết ơn và niềm tiếc thương vơ hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh con người có trái tim nhân đạo vĩ đại , hy sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp đấu
tranh cho độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Bước chân vào bên trong
Bảo tàng , cảm giác đầu tiên của em là sự trang trọng, tôn nghiêm.
Thật sự trước đây cứ em đã đọc nhiều sách và tài liệu về Bác nhưng
không hiểu hết sự vĩ đại của Bác như thế nào. Khi tới bảo tàng, được tìm hiểu
cặn kẽ cuộc đời Bác, mới hiểu hết hai từ vĩ đại. Khi đến với bảo tàng em đã
có dịp tận mắt nhìn thấy những bài báo, những bài thơ, những tiểu sử, sự
nghiệp từ thời liên thiếu đến khi Bác cùng Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh
chống thực dân Pháp và Mỹ vẫn thường được nghe trên giảng đường. Đặc
biệt, rất nhiều những lá thư mà Người viết cho những cán bộ của Đảng ta, viết
cho nhân dân ta, và kể cả những lá thư riêng. Qua lời người hướng dẫn, mỗi là
thư Bác viết dù việc công hay tư đều chứa dựng tình cảm dạt dào và nó đã
động viên nhân dân ta quyết tâm, đồn kết để kháng chiến. Ngoài những vần
thơ, những bài báo, các bạn sinh viên cịn có thể hiểu thêm về tư tưởng, tình
cảm và những chặng đường hoạt động của Người qua các di vật, qua những
món quà mà nhân dân ta, cũng như nhân dân trên thế giới gửi biếu Bác.
Hơn nữa, những bài báo, hay dòng tiểu sử đều gồm những hình ảnh dẫn
chứng sinh động ghi lại những khoảnh khắc, sự kiện trong cuộc đời và sự
nghiệp của Bác, trong đó có những ảnh như: Bác Hồ ra thăm các cháu thiếu
nhi miền Nam tập kết ra Bắc ở tỉnh Thanh Hóa (năm 1957); Hồ Chủ tịch thăm
hợp tác xã nông nghiệp Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên (năm 1954); Hồ Chủ
tịch tát nước ở xã Đại Thanh, tỉnh Hà Tây (năm 1958)... đem lại một cảm giác
thật gần gũi và thân quen của nhà lãnh tụ vĩ đại.
Thăm Quần thể di tích Trường Dục Thanh em chúng em cảm nhận rất
rõ sự ra đi của Người đã để lại trong lòng người dân Việt Nam và bè bạn quốc
tế niềm tiếc thương vô hạn. Sau khi xem Bảo tàng, tận mắt nhìn tranh ảnh
hiện vật, tai lắng nghe các cô hướng dẫn viên giới thiệu từng bức ảnh, từng
hiện vật, em càng thêm tin yêu, kính phục con người, đạo đức, sự nghiệp Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Thiết nghĩ, những buổi thực tế như thế này thật ý nghĩa và
bổ ích. Nó làm mỗi người thêm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của
đất nước, hiểu thêm về những danh nhân như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nếu như cảm giác ban đầu trong mỗi sinh viên là được quay trở về với
lịch sử thì càng về sau sự xúc động nghẹn ngào khơng thể dấu kín trên nét
mặt của mỗi bạn khi nghe về những năm tháng cuối cùng của cuộc đời Bác.
Bác khơng có gia đình, khơng có con của mình, nhưng tồn thể dân tộc ta là
đại gia đình, là những người thân yêu nhất của Người. Mong muốn sau cùng
của cuộc đời Bác là được về thăm lại miền Nam nhưng mong muốn đó khơng
thực hiện được và đã trở thành một nỗi day dứt trước khi Người đi xa.
“…… Bác ơi, tim Bác mênh mơng th ế!
Ơm cả non sơng mọi kiếp người…………..”
Thực sự đây là 1 hoạt động vô cùng bổ ích, nó giúp cho học sinh, sinh
viên và tất cả mọi người hiểu được truyền thống yêu nước, quá trình dựng
nước và giữ nước hào hùng của dân tộc mà tiêu biểu trong đó là q trình tìm
đường cứu nước và giành độc lập dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tư
cách là 1 sinh viên, một cơng dân trẻ của đất nước, em thấy mình phải có ý
thức hơn với sự nghiệp phát triển của đất nước. Với ý chí và quyết tâm của
mình, Bác từ 1 thanh niên yêu nước đã đem lại con đường cứu nước cho cả
dân tộc. Và bây giờ mỗi sinh viên với trách nhiệm và vai trị của mình phải
xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp trong thời kì đổi mới, có thể sánh vai
với các cường quốc năm châu Mỗi người sẽ có những cảm nhận của riêng
mình, sẽ có những hình ảnh ấn tượng của riêng mình. Nhưng chung lại, các
bạn sẽ đều cảm thấy được giá trị của buổi học nhận thức, nó đưa ta đến với
nhiều điều thực tế và sinh động hơn, những điều mà có thể trước đây ta chưa
từng nghĩ về nó…
2.3. Kết quả đạt được sau đợt thực tế tại trường Dục Thanh- Bảo tàng Hồ
Chí Minh(6-10)
2.2.1. Thực trạng nội dung nghiên cứu
2.2.1.1. Ưu điểm
-
Bảo tàng nằm ở vị trí thuận lợi tại số 39 Trưng Nhị, phường Đức
Nghĩa, thành phố Phan Thiết. Nằm tại trung tâm tỉnh Bình Định, gần Ga Phan
Thiết, bãi Biển Đồi Dương, bãi biển Phan Thiết nên thường nằm trong Tour
tham quam nghỉ mát. Ngoài ra Quần thể bảo tàng Hồ Chí Minh có vị chí khá
gần đường quốc lộ 1A, thuận lợi cho các đoàn tham quan liên tỉnh.
-
Quần thể Bảo tàng Hồ Chí Minh là ra đời sau khi đất nước được thống
nhất nên có cơ hội tiếp cận với những quan niệm mới nhất và những phương
tiện hiên đại trong lĩnh vực bảo tàng. Vì vậy bảo tàng có thể học hỏi, tận dụng
kinh nghiệm của các bảo tàng đi trước, đồng thời những tư liệu về Bác luôn
nhận được sự quan tâm lơn mọi độ tuổi nên chuỗi bảo tàng có cơ hội phát
triển lớn.
-
Bảo tàng chú trọng đến việc đa dạng hố hoạt động và nâng cao chất
lưọng của mình, tích cực tổ chức các hoạt động trưng bày theo chủ đề, hoạt
động bảo tồn và trình diễn về hoạt động văn hoá các dân tộc. Bên cạnh trưng
bày trong nhà và ngồi trời, bảo tàng cịn tổ chức thường xun các hoạt động
chun đề, trình diễn phịng khám phá tạo nên sức hút mới đối với du khách,
làm cho hình ảnh của bảo tàng không trở nên nhàm chán trong con mắt của
họ.
-
Hiện vật trưng bày của bảo tàng rất phong phú và gần gũi với cuộc
sống. Các hiện vật của bảo tàng không phải chỉ là những cổ vật đắt tiền mà
chủ yếu bao gồm những thứ rất bình dị trong cuộc sống hàng ngày giúp cho
du khách dễ tiếp cận và có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp truyền thống
mà bình dị của Hồ Chí Minh.
-
Trình độ chun mơn của cán bộ cơng nhân viên bảo tàng cũng được
coi như một thế mạnh bởi hầu hết đều được đào tạo bài bản và dày dặn kinh
nghiệm, kỹ năng cũng như nắm rõ về tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2.1.2. Hạn chế
-
Tỉnh Bình Định gồm rất nhiều khu di tích, bảo tàng khác nên bảo
tàng luôn cần sự cạnh tranh để thu hút khách và đặt nền móng cho sự phát
triển trong tương lai, vì thế đòi hỏi bảo tàng phải đổi mới các hoạt động của
mình để có thể thu hút khách đến với bảo tàng nhiều hơn.
-
Các dịch vụ phục vụ khách tham quan ở bảo tàng thực sự chưa
đáp ứng được nhu cầu của khách :
+ Khu trưng bày ngồi trời cịn đơn điệu, chưa được sinh động, phụ
thuộc nhiều vào hướng dẫn viên.
+ Mặc dù với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, nhưng số lượng còn hạn
chế nên nếu du khách là người khơng có chun mơn, kiến thức về thì khơng
thấy được cái hay, cái đẹp.
+Mặc dù đã có một số hoạt động trưng bày chuyên đề song hiện vật
trưng bày của bảo tàng chưa thể làm cho du khách thấy thích thú và muốn tìm
hiểu hết về q trình gây dựng lên nền đọc lập của Bác.
- Nhiều người vơ ý thức đóng giả những bức tượng, bắt chước theo
những hành động của Bác trên các tranh ảnh để chụp hình. Nhưng nó làm mất
sự tơn nghiêm, mất đi giá trị của các hiện vật lịch sử ấy.
2.2.2. Kiến nghị, đề xuất của học viên
2.2.2.1. Đối với trường ………
Trong những năm gần đây, việc học lệch ở các trường phổ thông các
cấp và cả ở đại học diễn ra khá phổ biến. Với xu thế phát triển của thời đại
khoa học công nghệ cùng với sự định hướng từ gia đình, đa số các bạn đều
tập trung học những môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên cịn những mơn
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, lý luận như Pháp luật đại cương, Mác- Lê Lin
và Tư tưởng Hồ Chí Minh thường khơng được chú tâm nhiều.
Ngồi việc củng cố và nâng cao về nhận thức đối với vai trị và vị trí
của các mơn lý luận trong chương trình giáo dục cũng như đổi mới phương
pháp dạy học của giảng viên và phương pháp đánh giá kết quả học tập của
học sinh mà chúng ta đang áp dụng hiện nay, nhìn từ góc độ của một sinh
viên, tôi xin nêu nên ý kiến như sau:
+ Nhà trường nên tổ chức thêm nhiều cuộc tham quan tại bảo tàng có
nội dung phù hợp với chương trình học tập để tạo thêm động lực và sự hứng
thú cho sinh viên. Với hình thức này, các trường nên phân công cho giáo viên
dạy chuyên môn liên hệ trực tiếp với bảo tàng để giảng dạy các bài học,
chuyên đề hay tóm lược chương trình lịch sử của từng cấp học thơng qua
những nội dung có liên quan được thể hiện trong hệ thống trưng bày cố định
của bảo tàng. Việc đổi mới cách dạy và học các môn lý luận thông qua các
cuộc tham quan bảo tàng sẽ tạo ra hứng thú cho các bạn sinh viên, giúp các
bạn dễ thuộc và ghi nhớ lâu hơn còn giáo viên sẽ có những giờ lên lớp ngoại
khóa sinh động, hữu ích và hiệu quả hơn.
2.2.2.2. Kiến nghị, đề xuất đối với bảo tàng Hồ Chí Minh
+ Bảo tàng Hồ Chí Minh cần phối hợp với nhà trường tổ chức các cuộc
trưng bày, triển lãm lưu động tại trường. Vì khơng phải trường nào trên địa
bàn tỉnh Bình Định cũng có đủ điều kiện đưa học sinh, sinh viên đến tham
quan trực tiếp tại bảo tàng nên bảo tàng cần phối hợp với các trường tổ chức
các cuộc trưng bày, triển lãm lưu động theo từng chuyên đề tại trường nhằm
tạo cho các thầy cô, các em học sinh có cơ hội được tận mắt nhìn thấy; tiếp
xúc với các sự kiện, nhân vật lịch sử đồng thời cảm nhận một cách chân thực,
chính xác nhất thơng qua các hình ảnh, hiện vật được trưng bày, triển lãm tại
trường mà trong sách giáo khoa, giáo trình chưa có hoặc có q ít, qua đó các
em lại càng có điều kiện để củng cố kiến thức đã được học trên lớp về môn
lịch sử.
+ Ứng dụng công nghệ thơng tin vừa tăng tính hấp dẫn cho bảo tàng,
hoạt động trải nghiệm cho du khách, vừa giúp giải quyết tình trạng thiếu
hướng dẫn viên tại điểm, nhất là về vấn đề ngôn ngữ. Đối tượng khách đến
bảo tàng đều mong muốn được hiểu biết thêm, có nhu cầu tìm hiểu giá trị văn
hóa, lịch sử, mỹ thuật,… Họ cần hàm lượng nội dung từ các bộ sưu tập, hiện
vật. Các bảo tàng cần số hóa các câu chuyện gắn với các hiện vật, nhờ sự hỗ
trợ của công nghệ (thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường, các ứng dụng (app),
thuyết minh tự động…), có thể dễ dàng truyền tải bằng nhiều ngôn ngữ tới
khách hàng phù hợp và tăng tính hấp dẫn, thú vị cho các hiện vật được trưng
bày;
+ Bảo tàng cần quan tâm đầu tư cho dịch vụ bổ trợ: cửa hàng lưu niệm,
đầu tư thiết kế sáng tạo và sản xuất các sản phẩm lưu niệm gắn với nét đặc
trưng của bảo tàng; khu ẩm thực, cà phê,…
+ Công tác truyền thông phải được chú trọng hơn nữa; kết nối và chủ
động cung cấp thơng tin với cơ quan báo chí, câu lạc bộ nhà báo du lịch.
+ Bảo tàng cần liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp lữ hành, cơ
sở lưu trú du lịch trong việc quảng bá về giá trị của bảo tàng và thu hút du
khách.
+ Cần phải đầu tư và mở rộng quy mô hơn nữa nhưng không làm mất
đi sự tự nhiên vốn có của bảo tàng.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Điều thú vị khi em đến bảo tàng Hồ Chí Minh là có thể tận mắt nhìn
thấy những bài báo, bài thơ, những văn kiện quan trọng mà chúng ta vẫn
thường được nghe trên giảng đường hay qua báo đài. Đặc biệt là những bức
thư mà Người gửi cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ta kể cả những bức thư
riêng. Mỗi lá thư Bác viết dù việc cơng hay tư đều chứa đựng trong đấy tình
càm chân thành, gần gũi và nó đã động viên nhân dân, chiến sĩ quyết tâm
kháng chiến giành lại độc lập, tự do. Ngồi những vần thơ, bài báo chúng ta
cịn có thể hiểu thêm về tư tưởng, tình cảm và cuộc đời hoạt động của Người
qua những di vật, những món quà mà nhân dân ta cũng như nhân dân thế giới
gửi tặng bác.
Qua chuyến khảo sát thực tế này, em cảm nhận được phần nào hình ảnh
Bác hiện lên, vô cùng giản dị và cần kiệm ở nơi đây. Và có thêm nhiều hiểu
biết về cuộc đời Người anh hùng vĩ đại của dân tộc trước khi ra đi tìm đường
cứu nước, cống hiến cả cuộc đời cho nước nhà.
Qua những chuyến tham quan bảo tàng, em được nhìn lại chặng đường
làm việc của Bác, một niềm kính trọng trào dâng trong em. Một con người,
một tư tưởng lớn đã đưa cả đất nước thoát khỏi chiến tranh, xây dựng cuộc
sống ấm no cho nhân dân. Tham quan bảo tàng, em cũng thấy bất ngờ về
chính mình, đã từ lâu em hầu như ít cịn để ý đến những cảm xúc, những suy
tư, trăn trở về cuộc sống, về những người sống quanh mình. Nhịp sống hối hả
của thành thị đã đưa em vào vịng xốy của học tập, làm thêm, tham gia chỗ
này chỗ khác, thời gian rỗi ít ỏi còn lại em chỉ dành cho việc ngủ. Thế nhưng,
sau hơm đi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh em đã gặp lại cảm xúc của mình
cách đây khá lâu, cảm xúc biết ơn những người đi trước, những người đã đổ
máu xương để chúng ta được sống, học tập, làm việc trong một đất nước hịa
bình như ngày hôm nay.
MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của địa phương (2-3)...2
2.1.1. Giới thiệu chung về Trường Dục Thanh.....................................2
2.1.2. Giới thiệu về bảo tàng Hồ Chí Minh...........................................3
2.2. Cảm nghĩ của bản thân về trường Dục Thanh- Bảo tàng Hồ Chí
Minh..........................................................................................................4
2.3. Kết quả đạt được sau đợt thực tế tại trường Dục Thanh- Bảo tàng Hồ
Chí Minh(6-10).........................................................................................7
2.2.1. Thực trạng nội dung nghiên cứu.................................................7
2.2.1.1. Ưu điểm................................................................................7
2.2.1.2. Hạn chế.................................................................................8
2.2.2. Kiến nghị, đề xuất của học viên..................................................8
2.2.2.1. Đối với trường ……….........................................................8
2.2.2.2. Kiến nghị, đề xuất đối với bảo tàng Hồ Chí Minh...............9
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................11