Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Luận văn thạc sĩ vai trò của nghị viện châu âu trong tiến trình dân chủ hóa ở liên minh châu âu luật văn ths luật 60 38 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG MINH ĐỨC

VAI TRÒ CỦA NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU
TRONG TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ HỐ
Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU

CHUYÊN NGÀNH:
MÃ SỐ:

Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.

HÀ NỘI – NĂM 2006

z

Bùi Xuân Đức


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt


Danh mục các bảng và hình vẽ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU TRONG HỆ THỐNG
THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU.
1.1. Sự ra đời và phát triển của Nghị viện châu Âu.
1.1.1. Quá trình phát triển của Nghị viện châu Âu trong hệ
thống chính trị ở Liên minh châu Âu.
1.1.2. Cơ cấu và chức năng của Nghị viện châu Âu.
1.1.3. Nghị viện châu Âu - Sự ảnh hưởng của mơ hình nghị viện
ở các nước thành viên.
1.2. Nghị viện châu Âu trong mối quan hệ với các thể chế chính
trị ở Liên minh châu Âu.
1.2.1. Quan hệ giữa Nghị viện châu Âu với các thể chế khác ở
Liên minh châu Âu.
1.2.2. Quan hệ giữa Nghị viện châu Âu với Nghị viện quốc gia.
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HỐ Ở LIÊN MINH
CHÂU ÂU VÀ VAI TRỊ CỦA NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU.
2.1. Q trình dân chủ hoá ở Liên minh châu Âu.
2.1.1. Tham gia của người dân vào các quá trình xã hội ở Liên
minh châu Âu.
2.1.2. Thúc đẩy và bảo đảm các quyền con người – quyền công
dân ở Liên minh châu Âu.
2.1.3. Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, đảm bảo cân bằng
quyền lực giữa nước lớn - nhỏ ở Liên minh châu Âu.
2.2. Vai trò của Nghị viện châu Âu trong việc thúc đẩy quá trình
dân chủ ở Liên minh châu Âu.
2.2.1. Nghị viện châu Âu trong việc đảm bảo tham gia của
người dân các quá trình xã hội ở Liên minh châu Âu.
2.2.2. Nghị viện châu Âu trong việc bảo đảm các quyền con
người - quyền công dân EU.


2

z

Trang
1
2
4
5
6
8
8
8
20
32
37
37
39
44
44
45
50
53
60
60
64


2.2.3. Nghị viện châu Âu trong việc giám sát hoạt động của các

thể chế và bảo vệ nước nhỏ ở Liên minh châu Âu.
CHƯƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ XU HƯỚNG
PHÁT TRIỂN CỦA NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU TRONG TIẾN
TRÌNH DÂN CHỦ HỐ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU.
3.1. Những vấn đề đặt ra cho Nghị viện châu Âu trong tiến trình
dân chủ hố ở Liên minh châu Âu.
3.1.1. Nghị viện châu Âu chưa phải là cơ quan lập pháp hoàn
chỉnh.
3.1.2. Hạn chế của Nghị viện châu Âu trong thực hiện giám sát.
3.1.3. Những hạn chế trong quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và
Nghị viện quốc gia – Nhân tố đảm bảo thực thi các giá trị
chung ở Liên minh châu Âu.

70

86
86
86
89

92

3.2. Xu hướng phát triển của Nghị viện châu Âu trong tiến trình
thực hiện dân chủ hố ở Liên minh châu Âu.
3.2.1. Nghị viện có quyền thực hiện phân bổ số ghế ở Nghị viện
cho các nước thành viên.
3.2.2. Thực hiện nguyên tắc bầu cử thống nhất tự do, bỏ phiếu
kín.
3.2.3. Mở rộng thủ tục lập pháp cho Nghị viện châu Âu.
3.2.4. Mở rộng chức năng giám sát ngân sách cho Nghị viện.

3.2.5. Mở rộng vai trò của Nghị viện trong hoạt động giám sát
các thể chế, thẩm quyền của Nghị viện từ “phê chuẩn” sang
“bỏ phiếu” Chủ tịch Uỷ ban châu Âu.
3.2.6. Tăng cường mối quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và Nghị
viện quốc gia.

101

KẾT LUẬN

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

105

PHỤ LỤC

110

3

z

94
97
98
98
99


99


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CFSP: Chính sách an ninh và đối ngoại chung
EC: Cộng đồng châu Âu.
ECB: Ngân hàng Trung ương châu Âu.
ECSC: Cộng đồng than và thép châu Âu.
EMU: Liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu.
EP: Nghị viện châu Âu.
ESCB: Hệ thống Ngân hàng Trung ương châu Âu
EU: Liên minh châu Âu
Euratom: Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
JHA: Chính sách tư pháp và nội vụ
QMV: Phương thức bỏ phiếu theo đa số
SEA: Đạo luật châu Âu thống nhất.
SEM: Thị trường châu Âu đơn nhất.
TEC: Hiệp ước về thành lập Cộng đồng châu Âu.
TEU: Hiệp ước về Liên minh châu Âu.

4

z


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Danh mục các bảng và hình vẽ
Bảng 1.1. Nghị sỹ Nghị viện trong giai đoạn 1951 - đến nay.


Trang
17

Bảng 1.2. Phân bổ đại diện cho các nước thành viên ở Nghị viện
châu Âu.

21

Bảng 1.3. Các Nhóm chính trị ở Nghị viện châu Âu (2004 – 2009).

27

Bảng 1.4. Quá trình phát triển Nghị viện châu Âu qua các hiệp ước.

30

Bảng 2.1. Các nước nhỏ, nước lớn ở Liên minh châu Âu.

56

Bảng 2.2. Tỷ lệ dân số/Nghị sỹ Nghị viện ở Liên minh châu Âu.

57

Sơ đồ 1. Thủ tục tham vấn

110

Sơ đồ 2. Thủ tục hợp tác


111

Sơ đồ 3. Thủ tục đồng quyết định

112

Sơ đồ 4. Thể chế EU và xây dựng chính sách.

113

Phụ lục 1. Những lĩnh vực hiện nay Nghị viện châu Âu áp dụng thủ
tục “đồng quyết định” với Hội đồng Bộ trưởng.

5

z

114


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Q trình liên kết ở Liên minh châu Âu đƣợc thực hiện bắt đầu từ
những năm 50, từ Hiệp ƣớc Paris (1951) thành lập Cộng đồng Than và Thép,
Hiệp ƣớc Rome (1957) thiết lập Cộng đồng Năng lƣợng Nguyên tử châu Âu
và Cộng đồng Kinh tế châu Âu, Đạo luật châu Âu đơn nhất (1986), Hiệp ƣớc
Maastricht (1991), hiệp ƣớc Amsterdam (1997), hiệp ƣớc Nice (2001) và đỉnh
cao là Hiến pháp châu Âu (2004). Quá trình liên kết hội nhập ở EU đƣợc thực
hiện cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từ thị trƣờng chung đến thị trƣờng đơn nhất,

Liên minh kinh tế - tiền tệ và xây dựng một hiến pháp chung. Quá trình liên
kết ở Liên minh châu Âu nhằm thực hiện mục tiêu hồ bình, tự do, dân chủ,
cơng bằng và thịnh vƣợng cho ngƣời dân châu Âu. Nhằm thực hiện mục tiêu
đặt ra, các hiệp ƣớc đã xây dựng mô hình quản lý với các thể chế “siêu quốc
gia” nhƣ Hội đồng Bộ trƣởng, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu, Toà án
châu Âu… Các thể chế này hoạt động nhằm thực hiện và đảm bảo các mục
tiêu và giá trị chung đặt ra ở EU, đồng thời các thể chế phải chịu sự giám sát
của ngƣời dân châu Âu.
Nghị viện châu Âu là một nghị viện “siêu quốc gia” đƣợc bầu cử trực
tiếp trên thế giới theo nguyên tắc phổ thơng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Cùng
với quá trình phát triển của Liên minh châu Âu, Nghị viện châu Âu đƣợc mở
rộng thẩm quyền và khẳng định vai trị của mình trong lĩnh vực lập pháp,
ngân sách, đặc biệt hoạt động giám sát các thể chế ở EU. Nhiều chức năng
của Nghị viện châu Âu đƣợc áp dụng tƣơng tự nhƣ mơ hình Nghị viện ở quốc
gia theo chế độ Cộng hoà Nghị viện. Nghị viện châu Âu đƣợc các hiệp ƣớc

6

z


trao thẩm quyền trong thực hiện và giám sát mục tiêu và giá trị của EU nhằm
đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả và dân chủ ở Liên minh châu Âu…
Những yếu tố trên đòi hỏi phải nghiên cứu rõ hơn về Vai trò của Nghị
viện châu Âu trong tiến trình dân chủ hố ở Liên minh châu Âu là một vấn đề
hết sức cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn.
Luận văn làm sáng tỏ quá trình phát triển của Nghị viện châu Âu; Vị
trí, vai trị của Nghị viện châu Âu trong hệ thống chính trị EU; Q trình dân
chủ hố ở Liên minh châu Âu; Đặc biệt, nghiên cứu vai trò của Nghị viện

châu Âu trong q trình dân chủ hố ở Liên minh châu Âu. Luận văn đƣa ra
một số xu hƣớng phát triển của Nghị viện châu Âu trong việc đảm bảo quá
trình dân chủ hoá ở EU.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, suy luận lơ gích, phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp so sánh
và phƣơng pháp trừu tƣợng khoa học.
4. Kết cấu của luận văn.
Kết cấu luận văn gồm các chƣơng nhƣ sau:
Chương 1. Nghị viện châu Âu trong hệ thống thể chế chính trị của
Liên minh châu Âu.
Chương 2. Q trình dân chủ hố ở Liên minh châu Âu và vai trò của
Nghị viện châu Âu.
Chương 3. Những vấn đề đặt ra và xu hƣớng phát triển của Nghị viện
châu Âu trong tiến trình dân chủ hoá ở Liên minh châu Âu.

7

z


CHƢƠNG 1
NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU TRONG HỆ THỐNG
THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU

1.1. Sự ra đời và phát triển của Nghị viện châu Âu.
1.1.1. Quá trình phát triển của Nghị viện châu Âu trong hệ thống thể chế
chính trị ở Liên minh châu Âu.
Nghị viện châu Âu (EP) là thể chế chính trị quan trọng của Liên minh
châu Âu (EU), đƣợc công dân EU bầu cử trực tiếp 5 năm một lần. Cùng với

Hội đồng Bộ trƣởng, Uỷ ban châu Âu, Nghị viện châu Âu là một trong ba cơ
quan tham gia vào quá trình lập pháp và ngân sách của Liên minh châu Âu.
Để khẳng định đƣợc vị thế trong hệ thống thể chế chính trị EU, Nghị viện
châu Âu đã có những bƣớc tiến khơng ngừng trong lịch sử hơn 50 năm tồn tại
và phát triển của mình [8,19,22,31,41,44]. Tổ chức tiền thân của Nghị viện
châu Âu ngày nay là Quốc hội chung (Common Assembly) ra đời dựa trên
Hiệp ƣớc Cộng đồng Than và Thép Châu Âu. Quá trình phát triển của Nghị
viện châu Âu có thể chia thành những giai đoạn sau:
1.1.1.1. Giai đoạn 1951 – 1957.
Cộng đồng than và thép Châu Âu ra đời (1951) trên cơ sở Tuyên bố
Schuman vào ngày 9 tháng 5 năm 1950, với mục đích gạt bỏ những bất đồng
chính trị giữa nƣớc Đức và Pháp, phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Thể chế
chính trị của Cộng đồng than và thép châu Âu gồm có các thể chế nhƣ Hội
đồng Bộ trƣởng, Uỷ ban cấp cao (tiền thân của Uỷ ban châu Âu ngày nay),

8

z


Quốc hội chung và Tồ án châu Âu. Trong đó, Uỷ ban cấp cao là cơ quan đƣa
ra các quyết định bắt buộc đối với các nƣớc thành viên. Quốc hội chung ra đời
có vai trị làm tăng tính chất dân chủ trong cơ chế ra quyết định của Cộng
đồng than và thép, đặc biệt nhằm kiểm soát hoạt động Uỷ ban cấp cao. Tuy
nhiên, Quốc hội chung không trở thành một “đối trọng” với cơ quan Uỷ ban
cấp cao và vai trò của Quốc hội chung trong giai đoạn này chƣa đƣợc đề cao
trong Cộng đồng than thép châu Âu. Quyền giám sát đối với các thể chế khác
rất mờ nhạt, chỉ có chức năng tham vấn các quyết định của Hội đồng Bộ
trƣởng. Quốc hội chung khơng có thẩm quyền lập pháp mà chỉ có quyền phê
duyệt chƣơng trình hoạt động thƣờng niên do Uỷ ban cấp cao đệ trình.

Chƣơng trình thƣờng niên đƣợc thơng qua với đa số phiếu tuyệt đối của 2/3 số
phiếu của Nghị sỹ Quốc hội chung. Tuy nhiên, trong giai đoạn này Quốc hội
chung là cơ quan có quyền phê chuẩn các thành viên của Uỷ ban cấp cao.
Theo quy định của Hiệp ƣớc Paris (1951), thành viên của Quốc hội
chung đƣợc chỉ định từ Nghị sỹ Nghị viện của các nƣớc thành viên. Cơ cấu
của Quốc hội chung trong giai đoạn này gồm sáu Uỷ ban và một Chủ tịch
Quốc hội.
1.1.1.2. Giai đoạn 1957 – 1979.
Đây là giai đoạn Quốc hội chung phát triển trong bối cảnh Cộng đồng
Kinh tế châu Âu ra đời. Những nỗ lực mở rộng Cộng đồng than và thép châu
Âu thành Cộng đồng Chính trị châu Âu và Cộng đồng Phòng thủ châu Âu thất
bại, khiến các thành viên trong Cộng đồng phải tìm kiếm những kế hoạch liên
kết mới và chuyển hƣớng đi sâu vào liên kết kinh tế. Cộng đồng Năng lƣợng
nguyên tử châu Âu và Cộng đồng Kinh tế châu Âu đã ra đời trong bối cảnh
đó. Năm 1957, các nhà lãnh đạo châu Âu đã quyết định thành lập một Cơ
quan Nghị viện duy nhất cho cả ba Cộng đồng. Quốc hội chung giải tán và

9

z


Nghị viện châu Âu đƣợc thành lập với số Nghị sỹ nghị viện đƣợc mở rộng từ
78 lên 142 Nghị sỹ. Nghị sỹ Nghị viện vẫn chỉ định từ Nghị sỹ Nghị viện các
quốc gia.
Nghị viện châu Âu họp phiên đầu tiên vào ngày 19 tháng 3 năm 1958,
Chủ tịch đầu tiên của Nghị viện châu Âu là ông Robert Schuman, ngƣời đƣa
ra Kế hoạch Monnet thành lập Cộng đồng than và thép châu Âu. Luật thủ tục
hoạt động của Quốc hội chung vẫn đƣợc Nghị viện mới áp dụng, điều này
khiến cho q trình chuyển đổi khơng gây xáo trộn nhiều. Tuy nhiên, theo

quy định của Hiệp ƣớc Rome (1957) Nghị viện mới có những điểm khác về
cơ bản so với Quốc hội chung. Đó là Nghị sỹ của Quốc hội chung có thể đƣợc
bầu cử trực tiếp và Nghị sỹ của Nghị viện châu Âu được bầu cử trực tiếp.
Khác biệt thứ hai thể hiện ở sự lớn mạnh về thẩm quyền chính trị của Nghị
viện châu Âu, cụ thể là Nghị viện có thẩm quyền phê duyệt không chỉ các báo
cáo thƣờng niên, mà tất cả các vấn đề khác nữa của Uỷ ban châu Âu. Những
diễn biến trên cho thấy Nghị viện đã có những bƣớc tiến so với Quốc hội
chung cho dù quyền hạn của Nghị viện đã tăng đáng kể so với tổ chức tiền
thân của nó. Nghị viện châu Âu vẫn khơng có ảnh hƣởng trực tiếp đến q
trình lập pháp, khơng có thẩm quyền kiểm soát ngân sách hạn hẹp của Cộng
đồng.
Một trong những mục tiêu đầu tiên của Nghị viện châu Âu là tiến hành
bầu cử trực tiếp từ các công dân các nƣớc thành viên cho dù vấn đề này đƣợc
quy định tại điều 138 của Hiệp ƣớc Rome (1957) nhƣng vẫn chƣa đƣợc thực
hiện ở cấp độ Cộng đồng. Để đạt đƣợc điều đó, vào tháng 5 năm 1961, Nghị
viện châu Âu đã soạn thảo bản đề án đầu tiên về vấn đề bầu cử trực tiếp (kế
hoạch Dehouse). Bản kế hoạch vạch ra thủ tục bầu cử thống nhất chung cho
cả 6 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, Hội đồng Bộ trƣởng đã khơng để tâm và
trì hỗn xem xét đến bản kế hoạch này cũng nhƣ hai bản báo cáo tiếp theo vào

10

z


năm 1963 và năm 1969. Gặp trở ngại trong thủ tục tiến hành bầu cử trực tiếp,
Nghị viện châu Âu nỗ lực tăng cƣờng vị thế của Nghị viện bằng cách mở rộng
một số quyền hạn đƣợc quy định trong Hiệp ƣớc Rome. Cụ thể, yêu cầu Uỷ
ban châu Âu đệ trình chƣơng trình hoạt động thƣờng niên cho Nghị viện và
Hội đồng phải báo cáo thƣờng xuyên những hoạt động của Cộng đồng cho

Nghị viện châu Âu.
Sang thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Nghị viện đã đạt đƣợc nhiều thành
công hơn. Thứ nhất, vấn đề bầu cử trực tiếp Nghị sỹ Nghị viện. Tuy nhiên,
trong 5 năm sau đó, Nghị viện vẫn khơng đạt đƣợc thoả thuận trong việc tiến
hành bầu cử trực tiếp. Năm 1974, tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Paris, vấn đề bầu
cử trực tiếp lại đƣợc nhắc đến nhƣ một cách cân bằng hợp tác chính trị trong
khu vực. Đạo luật bầu cử châu Âu theo chế độ phổ thông đầu phiếu trực tiếp
đã đƣợc ký kết tại Brussels vào 20 tháng 9 năm 1976. Sau khi đƣợc các Nghị
sỹ Nghị viện thông qua, văn bản có hiệu lực vào 1 tháng 7 năm 1978. Cuối
cùng, từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 6 năm 1979, bầu cử ở Nghị viện châu Âu
đƣợc tiến hành theo chế độ phổ thông, đầu phiếu, trực tiếp. Đây là dấu mốc
quan trọng đánh dấu thời kỳ chuyển đổi từ một Quốc hội chung với Nghị sỹ
do chỉ định sang Nghị viện thành Nghị sỹ đƣợc bầu cử trực tiếp. Thứ hai, bắt
đầu từ 1 tháng 1 năm 1975, Nghị viện châu Âu đạt đƣợc thẩm quyền đặc biệt
trong việc quyết định ngân sách. Nghị viện cùng với Hội đồng Bộ trƣởng xem
xét dự thảo ngân sách. Cụ thể, Nghị viện có quyền thơng qua hoặc bác bỏ bản
ngân sách do Uỷ ban châu Âu đề xuất. Tuy nhiên, Nghị viện châu Âu vẫn chỉ
giữ một vai trò khiêm tốn đối với quá trình thực hiện ngân sách của Cộng
đồng châu Âu, trong khi Hội đồng Bộ trƣởng vẫn là thể chế có thẩm quyền
quyết định trong vấn đề này.
Năm 1973, với việc gia nhập Cộng đồng châu Âu của Anh, Ailen và
Đan Mạch đã làm số Nghị sỹ tăng từ 142 lên 198 ngƣời. Tuy số Nghị sỹ tăng

11

z


lên và đã đạt đƣợc những thành công nhất định nhƣng Nghị viện vẫn chƣa thể
tăng quyền Lập pháp của mình. Trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX, một loạt báo

cáo đƣợc soạn thảo với nội dung tập trung vào cải cách các thể chế của Cộng
đồng, đặc biệt là Nghị viện. Một trong số đó là Báo cáo Vedel (1972) với nội
dung nhấn mạnh đến vấn đề tăng quyền hạn của Nghị viện, đó là Nghị viện có
quyền “đồng quyết định” về lập pháp với Hội đồng Bộ trƣởng.
1.1.1.3. Giai đoạn 1979 – 1993.
Đây là giai đoạn bƣớc ngoặt quan trọng của Nghị viện châu Âu, Nghị
sỹ Nghị viện châu Âu đƣợc bầu cử trực tiếp theo hình thức phổ thông, đầu
phiếu. Cuộc bầu cử trực tiếp các Nghị sỹ Nghị viện đã diễn ra vào 4 ngày từ 7
đến ngày 10 tháng 7 năm 1979. Mặc dù các nƣớc thành viên đã chuẩn bị kỹ
lƣỡng, vận động tích cực và đƣợc báo chí quan tâm cho cuộc bầu cử đầu tiên
ở Cộng đồng nhƣng số cử tri bỏ phiếu lại thấp hơn nhiều so với dự kiến. Ví
dụ, tỷ lệ cử tri bỏ phiếu thấp nhất là ở Anh với 33% cử tri, cao nhất là ở Italia
với 85%. Dù vậy, những Nghị sỹ mới của Nghị viện vẫn tiếp nhận cƣơng vị
của mình với tinh thần phấn khởi và đầy nhiệt huyết. Rất nhiều Nghị sỹ Nghị
viện trƣớc đây đƣợc chỉ định nay đã trúng cử qua cuộc bầu cử trực tiếp. Điều
này cho phép Nghị viện tiếp tục phát triển cho dù phần lớn Nghị sỹ chƣa có
kinh nghiệm chính trị ở cấp độ châu Âu. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên
của Nghị viện là tổ chức lại cơ cấu. Cuộc bầu cử trực tiếp đã tăng gấp đôi số
Nghị sỹ Nghị viện từ 198 lên 410 Nghị sỹ. Do vậy, cơ cấu tổ chức của Nghị
viện đƣợc chỉ định trƣớc đây có thể khơng đƣợc duy trì. Điều đó dẫn tới Luật
Thủ tục mới của Nghị viện đƣợc thông qua vào năm 1981.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử trực tiếp đã không tạo ra đƣợc cuộc chuyển đổi
đƣa Nghị viện châu Âu thành một Cơ quan lập pháp thực sự, mà chỉ thay đổi
không đáng kể thẩm quyền chính trị của Nghị viện đối với các thể chế khác

12

z



của Cộng đồng. Sau cuộc bầu cử, Hội đồng Bộ trƣởng đã thông qua một Chỉ
thị mà không lấy ý kiến của Nghị viện, mặc dù Hiệp ƣớc Rome đã quy định
Hội đồng phải hỏi ý kiến của Nghị viện (thủ tục tham vấn). Chính vì vậy,
Nghị viện đã kiện Hội đồng Bộ trƣởng ra Tồ án châu Âu vì việc vi phạm
Hiệp ƣớc. Toà án châu Âu đã ra phán quyết q trình Lập pháp của Hội đồng
khơng có hiệu lực và yêu cầu Hội đồng và Uỷ ban bắt đầu lại. Cũng trong
phán quyết về vụ “Isoglucose” (Isoglucose case), Toà án châu Âu phán quyết:
Hội đồng Bộ trƣởng phải tham vấn với Nghị viện châu Âu và cho phép Nghị
viện đóng vai trị tích cực trong quy trình lập pháp.
Bên cạnh việc Tồ án châu Âu chính thức thừa nhận vai trò của Nghị
viện, Nghị viện cũng tiến thêm một bƣớc nữa trong việc nâng cao quyền hạn
của mình. Khơng dừng lại ở đó, Nghị viện châu Âu vẫn tiếp tục đẩy mạnh
hoạt động mở rộng thẩm quyền lập pháp với lập luận rằng Nghị viện đã trở
thành đại diện trực tiếp duy nhất của công dân châu Âu. Do vậy, Nghị viện
phải có ảnh hƣởng sâu hơn trong các quyết định lập pháp của Cộng đồng.
Quan điểm này tiếp tục phát triển cùng với sự kiện gia nhập của ba quốc gia
thành viên mới là Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Ba quốc gia này bày
tỏ lo ngại Nghị viện châu Âu là một thể chế đƣợc bầu cử dân chủ nhƣng Nghị
viện lại phải tuân theo ý chí lập pháp của các thể chế khác. Vì vậy, ba quốc
gia này rất ủng hộ việc tăng cƣờng thẩm quyền lập pháp và chính trị của Nghị
viện.
Năm 1981, Nghị viện đƣợc trình bản Kế hoạch (còn đƣợc gọi là kế
hoạch Genscher – Colombo) cho Hội đồng Bộ trƣởng nhằm thúc đẩy phát
triển Cộng đồng. Nội dung chính của Bản kế hoạch tập trung vào hợp tác của
Châu Âu trong các lĩnh vực chính sách đối ngoại và an ninh, chứ không đề
cập đến gia tăng vai trò của Nghị viện. Trên thực tế, Bản kế hoạch lại liệt kê
rõ ràng tám giải pháp cho vấn đề đã nêu, trong đó có giải pháp mở rộng vai

13


z


trị và quyền hạn của Nghị viện. Quyền hạn đó bao gồm báo cáo thƣờng niên
của Hội đồng về liên kết nội khối, tham vấn về các thoả thuận quốc tế và các
Hiệp ƣớc gia nhập, tham vấn giữa Hội đồng và Nghị viện về chỉ định Chủ tịch
Uỷ ban châu Âu.
Kế hoạch Genscher – Colombo đƣợc các nƣớc thành viên xem xét vào
năm 1981 và kết thúc bằng Tuyên bố Stuttgart Solemn đƣợc ký vào tháng 6
năm 1983. Bản Tuyên bố thừa nhận: “Nghị viện của Cộng đồng châu Âu có
vai trị cần thiết trong q trình phát triển Liên minh châu Âu”. Bản kế hoạch
cũng kêu gọi Nghị viện phải đƣợc tham vấn trƣớc khi phê chuẩn Chủ tịch Uỷ
ban châu Âu và “quyết định mọi Hiệp ước quốc tế quan trọng của Cộng đồng
cũng như vấn đề gia nhập Cộng đồng của các quốc gia”. Quan hệ giữa Nghị
viện và các thể chế khác của Cộng đồng đƣợc đẩy mạnh bằng việc yêu cầu
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (Council Presidency) báo cáo trƣớc Nghị viện về
hợp tác chính trị châu Âu. Uỷ ban châu Âu cũng phải trình Nghị viện các báo
cáo thƣờng niên để xem xét và biểu quyết.
Tuy Nghị viện châu Âu đạt đƣợc một số tiến bộ trong việc khẳng định
vị trí, vai trị của mình nhƣng Nghị viện vẫn chƣa thực sự có vai trị trong
Cộng đồng. Vì vậy, nhiều sáng kiến cải cách tiếp tục đƣợc đƣa ra, tiêu biểu
trong số đó là đề xuất của Altiero Spinelli (1984) đã đề xuất một dự thảo
mang tên “Dự thảo Hiệp ước thành lập Liên minh châu Âu”. Bản dự thảo
kiến nghị tăng vai trò tham gia của Nghị viện trong việc giải quyết các vấn đề
ở cấp Cộng đồng theo cơ chế đa số hay “đồng quyết định”. Nghị viện đã
thông qua Dự thảo Hiệp ƣớc vào tháng 2 năm 1984, nhƣng khơng đƣợc các
nƣớc thành viên thơng qua. Thay vào đó, bản dự thảo Hiệp ƣớc trở thành một
phần trong Đạo luật châu Âu đơn nhất mà về sau đƣợc thông qua vào năm
1986 và có hiệu lực vào năm 1987. Sở dĩ bản dự thảo Hiệp ƣớc không bị thất
bại nhƣ những văn bản trƣớc là do có sự ủng hộ của Tổng thống Pháp Fracois


14

z


Mitterrand bằng bài phát biểu trƣớc Nghị viện, kêu gọi cải cách thể chế trong
Cộng đồng châu Âu, mở rộng quyền Lập pháp cho Nghị viện và hạn chế
quyền phủ quyết của Hội đồng Bộ trƣởng.
Việc Pháp bày tỏ thái độ ủng hộ đối với bản dự thảo Hiệp ƣớc khiến
các quốc gia thành viên không thể do dự với những quyết định của mình.
Trong cuộc gặp của Hội đồng châu Âu vào tháng 6 năm 1984 tại
Fontainebleau, Hội đồng châu Âu đã đã đồng ý triệu tập hai Uỷ ban chuyên
trách về Liên minh châu Âu. Hai uỷ ban này đƣợc biết đến với cái tên “Uỷ
ban Dooge” đƣợc giao nhiệm vụ “đưa ra đề xuất tăng cường hoạt động hợp
tác Châu Âu trong lĩnh vực về Cộng đồng và Chính trị”. Bản báo cáo cuối
cùng của Uỷ ban Dooge đƣợc trình trƣớc Hội đồng châu Âu tại cuộc họp ở
Milan (1985) đã đề cập đến việc Nghị viện có quyền “đồng quyết định” với
Hội đồng. Bản báo cáo cũng đề xuất triệu tập một hội nghị liên chính phủ
nhằm xây dựng một dự thảo Hiệp ƣớc về Liên minh châu Âu. Mặc dù có ý
kiến phản đối nhƣng hội nghị vẫn diễn ra vào tháng 6 năm 1985 tại Milan. Tại
hội nghị này, ngồi những vấn đề chính trị quan tâm hội nghị còn bàn những
vấn đề khác nhƣ việc bỏ đa số phiếu ở Hội đồng Bộ trƣởng và thủ tục đồng
quyết định giữa Nghị viện và Hội đồng Bộ trƣởng. Điều này đã đƣợc các
nƣớc thành viên thông qua tại Đạo luật châu Âu thống nhất (1986).
Lúc đầu, Nghị viện khá thất vọng với kết quả của Đạo luật châu Âu
thống nhất. Rất ít nội dung của Dự thảo Hiệp ƣớc đƣợc đƣa vào bản cuối cùng
của Đạo luật. Thủ tục lập pháp nhìn chung đƣợc coi là một sự thay thế tất yếu.
Việc kết hợp thủ tục lập pháp mới, thủ tục hợp tác giữa Hội đồng Bộ trƣởng
và Nghị viện với hai lần đọc đã làm tăng vai trò của Nghị viện trong quá trình

lập pháp. Nhƣng Đạo luật châu Âu thống nhất có một vai trò quan trọng đối
với Nghị viện. Thứ nhất, đạo luật chính thức thừa nhận tên của Nghị viện.
Thứ hai, Đạo luật cũng trao cho Nghị viện quyền phủ quyết vấn đề gia nhập

15

z


của thành viên mới. Tuy nhiên, quan trọng nhất là mở rộng quyền hạn của
Nghị viện. Đó là bổ sung thủ tục hợp tác giữa Nghị viện và Hội đồng Bộ
trƣởng trong một số lĩnh vực nhất định. Thủ tục hợp tác làm cho Nghị viện
tác động trực tiếp đến kết quả Lập pháp thông qua đƣa ra sửa đổi bổ sung của
mình. Thủ tục này nhằm mục tiêu “chế ƣớc” lẫn nhau giữa các thể chế của
Cộng đồng. Đây là bƣớc ngoặt quan trọng, Nghị viện thành cơ quan đồng lập
pháp, có vị trí bình đẳng với Hội đồng Bộ trƣởng.
1.1.1.4. Giai đoạn 1993 - đến nay.
Khơng hài lịng với những cải cách trong Đạo luật châu Âu thống nhất,
Nghị viện đã thúc đẩy một hội nghị liên chính phủ mới nhằm xây dựng và bổ
sung một Hiệp ƣớc mới toàn diện cho Cộng đồng, đồng thời xem xét lại vai
trị bình đẳng hơn cho Nghị viện trong hệ thống thể chế chính trị EU. Một loạt
báo cáo đề xuất những cải cách thuộc những lĩnh vực khác nhau của Cộng
đồng đƣợc đƣa ra. Điển hình là báo cáo Herman, báo cáo này vạch ra con
đƣờng nhất thể hoá cho Cộng đồng châu Âu. Đồng thời báo cáo cũng kêu gọi
Nghị viện đề xuất một Hiệp ƣớc dự thảo mới cho tiến trình này. Tại cuộc họp
của Hội đồng châu Âu (1989), Hội đồng châu Âu đề cập những vấn đề nhƣ:
Hình thành liên minh kinh tế và tiền tệ, cải cách thể chế, mở rộng quyền Lập
pháp của Nghị viện, xây dựng các nguyên tắc dân chủ cho các thể chế Cộng
đồng... Với việc liên tục gây sức ép, Nghị viện đã dần dần lôi kéo đƣợc sự
ủng hộ của một số nƣớc thành viên về những đề xuất của mình. Nghị viện

Italia và Bỉ đều cơng khai ủng hộ đề xuất của Nghị viện đã ra Tuyên bố chung
vào tháng 4 năm 1990 kêu gọi các quốc gia thành viên khác tổ chức Hội nghị
Liên chính phủ lần hai nhằm giải quyết các vấn đề thúc đẩy liên kết chính trị
châu Âu. Năm 1990, tại Hội nghị thƣợng đỉnh Dublin đã quyết định “chuyển
Cộng đồng từ một chủ thể chủ yếu dựa trên liên kết kinh tế và hợp tác chính

16

z


trị sang một liên minh mang bản sắc chính trị (union of political nature), với
chính sách đối ngoại và an ninh chung”.
Bảng 1.1. Nghị sỹ Nghị viện trong giai đoạn 1951 – đến nay.
Năm/Sự kiện

Số Nghị sỹ Nghị viện

1951 - Quốc hội chung
1957 - Nghị viện châu Âu
1973 - Kết nạp Đan Mạch,
Ireland, Anh
1979 - Bầu cử trực tiếp
1981 - Kết nạp Hy Lạp
1986 - Kết nạp Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha
1990 - Thống nhất nƣớc Đức
1995 - Kết nạp Áo, Phần Lan,
Thuỵ Điển
2004 - Kết nạp Ba Lan,

Hungary,
Slovenia,
Séc,
Slovakia, Malta, Látvia, Lítva,
Estonia và Síp

78
142
198

Số quốc gia
thành viên
6
6
9

410
434
518

9
10
12

579
626

12
15


732

25

Nguồn: www.europarl.eu.int

Nhƣ vậy, các nƣớc thành viên đã ký kết một bản Hiệp ƣớc mới, Hiệp
ƣớc Maastricht (1991). Bản Hiệp ƣớc này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 11
năm 1993 đã đổi tên Cộng đồng châu Âu thành “Liên minh châu Âu - EU”.
Hiệp ƣớc Maastricht đã bổ sung cho Nghị viện thủ tục Lập pháp mới, thủ tục
đồng quyết định. Theo đó, Nghị viện châu Âu có quyền bình đẳng với Hội
đồng Bộ trƣởng đối với những dự thảo luật đƣợc đề xuất từ Uỷ ban châu Âu.
Thủ tục lập pháp mới này phức tạp hơn thủ tục hợp tác đƣợc quy định trong
Đạo luật châu Âu thống nhất với việc lập ra “Uỷ ban hoà giải” và tiếp tục đọc

17

z


lần thứ ba. Thủ tục tham vấn và thủ tục hợp tác, Uỷ ban châu Âu vẫn có trách
nhiệm trình các dự thảo luật cho Nghị viện châu Âu và Hội đồng Bộ trƣởng.
Quyền này cũng tạo ra cho Nghị viện châu Âu công cụ đàm phán khi Hội
đồng Bộ trƣởng muốn q trình lập pháp đƣợc thơng qua đúng thời gian. Do
vậy, Hội đồng không thể bỏ qua ý kiến của Nghị viện châu Âu nếu muốn đề
xuất đƣợc thơng qua. Ngồi việc bổ sung thủ tục đồng quyết định, hiệp ƣớc
trao thêm cho Nghị viện quyền phê chuẩn các thoả thuận quốc tế của EU.
Sự kiện thống nhất nƣớc Đức vào năm 1990 đã làm tăng số Nghị sỹ
Nghị viện châu Âu và buộc Liên minh phải phân bổ lại số ghế Nghị sỹ đại
diện cho các nƣớc thành viên. Năm 1995, Liên minh châu Âu tiếp tục mở

rộng với sự gia nhập của Áo, Phần Lan, và Thuỵ Điển, nâng số Nghị sỹ của
Nghị viện lên 626 ngƣời (Xem thêm bảng 1.1).
Bắt đầu từ năm 1996, Nghị viện đã sử dụng quyền bổ sung của mình rất
có hiệu quả. Tỷ lệ những sửa đổi, bổ sung của Nghị viện đƣợc các thể chế
khác thông qua cao hơn nhiều so với các trƣờng hợp trong thủ tục tham vấn
và hợp tác. Quan hệ giữa Hội đồng Bộ trƣởng và Nghị viện châu Âu vẫn tiếp
tục tiến triển là kết quả của việc sử dụng thủ tục đồng quyết định. Mục tiêu
cân bằng quyền hạn giữa ba trụ cột Lập pháp của Liên minh châu Âu tuy vẫn
chƣa đạt đƣợc, nhƣng hệ thống khơng cịn là cộng đồng “lƣỡng đầu”
(bicephelous) nhƣ trong thập kỷ 70 và 80.
Mặc dù Hiệp ƣớc Maastricht là một Đạo luật cải tổ quan trọng nhất kể
từ khi thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (1957), nhƣng những cải cách
thể chế và tăng cƣờng năng lực của EU khơng dừng lại ở đó. Ba năm sau khi
thực hiện Hiệp ƣớc Maastricht, một hội nghị thƣợng đỉnh khác đã đƣợc kêu
gọi nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến mở rộng và phát triển Liên minh
châu Âu theo chiều sâu. Kết quả là Hiệp ƣớc Amsterdam đƣợc thông qua vào

18

z


năm 1997 và có hiệu lực vào năm 1999. Mặc dù trọng tâm của Hiệp ƣớc
Amsterdam không phải là mở rộng quyền hạn của Nghị viện châu Âu, nhƣng
hiệp ƣớc đã tăng đáng kể quyền hạn cho Nghị viện nhƣ:
Thứ nhất, thủ tục đồng quyết định đƣợc đơn giản hoá và mở rộng ngồi
các chính sách nơng nghiệp và cạnh tranh, thủ tục đồng quyết định đƣợc áp
dụng cho tất cả các lĩnh vực mà Hội đồng Bộ trƣởng quyết định thông qua đa
số phiếu. Thủ tục đồng quyết định yêu cầu sự nhất trí của Hội đồng. Nếu Hội
đồng và Nghị viện khơng có khả năng nhất trí hồ giải, dự thảo luật đƣơng

nhiên là bị huỷ bỏ và tồn bộ q trình cần đƣợc tiến hành lại với một sáng
kiến mới của Uỷ ban châu Âu. Điều này vơ cùng quan trọng đối với EP, bởi
nó nhấn mạnh tính bình đẳng giữa Nghị viện và Hội đồng trong hồ giải.
Thứ hai, vai trị kiểm sốt của Nghị viện. Nghị viện có quyền bỏ phiếu
thơng qua chức danh Chủ tịch của Uỷ ban châu Âu.
Thứ ba, Hiệp ƣớc Amsterdam đã chính thức khống chế số Nghị sỹ của
Nghị viện ở con số 700 Nghị sỹ. Hiệp ƣớc Amsterdam cũng quy định số Nghị
sỹ của mỗi quốc gia thành viên theo tỷ lệ tƣơng ứng với dân số của họ và tổng
số Nghị sỹ của Nghị viện không đƣợc vƣợt con số 700 ngƣời. Điều này có
nghĩa là Nghị viện vẫn cần phải phân bổ lại số ghế giữa các thành viên trong
các lần mở rộng tiếp theo.
Ngày 1 tháng 5 năm 2004, Liên minh châu Âu kết nạp thêm 10 nƣớc
thành viên mới từ các nƣớc Trung và Đông Âu. Mở rộng EU đã làm tăng số
lƣợng Nghị sỹ Nghị viện tăng từ 626 lên 732 Nghị sỹ. Đồng thời, q trình
mở rộng của EU sang phía Đơng, Nghị viện châu Âu cũng đƣợc hiệp ƣớc
Nice mở rộng thẩm quyền về lập pháp và giám sát hoạt động các thể chế khác
ở Liên minh châu Âu.

19

z


Nhƣ vậy, sau hơn 30 năm kể từ lần gia tăng quyền hạn quan trọng lần
đầu tiên (Đạo luật Ngân sách 1970), Nghị viện châu Âu đã chuyển từ một
Nghị viện có tính chất tham vấn thành một cơ quan Lập pháp thực sự. Nghị
viện thực sự đạt đƣợc những thành cơng trong q trình cải cách trong suốt
thời gian dài: bầu cử trực tiếp, có quyền trì hỗn, sửa đổi, bổ sung và quyền
phủ quyết quá trình lập pháp và Hiệp ƣớc Maastricht quy định Nghị viện châu
Âu còn đƣợc giao quyền gián tiếp sáng kiến lập pháp. Mặc dù Nghị viện đạt

đƣợc những thành tựu đáng kể trong việc gia tăng quyền hạn của mình, nhƣng
Nghị viện châu Âu vẫn là một đối tác “yếu” trong quy trình lập pháp của Liên
minh châu Âu.
1.1.2. Cơ cấu và chức năng của Nghị viện châu Âu.
Nghị viện châu Âu là một thể chế chính trị đại diện quyền lợi cho các
tầng lớp xã hội ở Liên minh châu Âu do công dân của 25 nƣớc thành viên của
Liên minh châu Âu bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, đầu phiếu, trực tiếp và
bỏ phiếu kín. Hiện nay, Nghị viện châu Âu bao gồm 732 Nghị sỹ, nhiệm kỳ
hoạt động của Nghị viện châu Âu là 5 năm (Xem thêm bảng 1.2). Nghị viện
châu Âu có 1 Chủ tịch và 14 phó Chủ tịch, 20 Uỷ ban chun mơn và 35
Đồn Nghị sỹ. Trụ sở làm việc của Nghị viện châu Âu đƣợc đặt tại
Strasbourg. Nghị viện châu Âu đã xây dựng cơ cấu tổ chức thích hợp để đảm
nhận các chức năng nhiệm vụ của mình [8].
1.1.2.1. Cơ quan điều hành của Nghị viện châu Âu.
1.1.2.1.1. Chủ tịch Nghị viện châu Âu.
Chủ tịch Nghị viện châu Âu có nhiệm kỳ 2 năm 6 tháng và có thể đƣợc
bầu lại. Điều này có nghĩa nhiệm kỳ của Chủ tịch Nghị viện có thời gian bằng
½ nhiệm kỳ của Nghị viện. Chủ tịch và phó Chủ tịch Nghị viện đƣợc bầu theo
đa số phiếu từ trong số các Nghị sỹ trong Nghị viện.

20

z


Bảng 1.2. Phân bổ số Nghị sỹ cho các nước thành viên ở Nghị viện châu Âu
Tên nước
Đức
Anh
Pháp

Italia
Tây Ban Nha
Ba Lan
Hà Lan
Hy Lạp
Cộng hồ Séc
Bỉ
Hungary
Bồ Đào Nha
Thuỵ Điển
Áo
Slovakia
Đan Mạch
Phần Lan
Ireland
Litva
Latvia
Slovenia
Estonia
Síp
Lúcxămbua
Malta
Tổng cộng

Số Nghị sỹ của các nước thành viên trong EP
Trước 2004
Sau 2004
99
99
87

78
87
78
87
78
64
54
54
31
27
25
24
24
25
24
24
25
24
22
19
21
18
14
16
14
16
14
15
13
13

9
7
6
6
6
6
5
626
732

Nguồn: Hiệp ước Nice, 2001.

Với vai trò là Chủ tịch, ngƣời đứng đầu Nghị viện, Chủ tịch có trách
nhiệm theo dõi tất cả các hoạt động của Nghị viện, các Cơ quan cấu thành của

21

z


Nghị viện cũng nhƣ chủ trì các phiên họp tồn thể của Nghị viện. Chủ tịch
đảm bảo tất cả các hoạt động của Nghị viện và các Cơ quan cấu thành đƣợc
tiến hành nhịp nhàng và hiệu quả. Chủ tịch là ngƣời đại diện chính thức của
Nghị viện đối với các vấn đề hành chính, pháp lý và tài chính, các quan hệ đối
ngoại hay các dịp lễ. Chủ tịch có quyền đƣa ra quan điểm trên tất cả vấn đề
quan hệ quốc tế và các kiến nghị nhằm củng cố Liên minh châu Âu. Trƣớc
mỗi hội nghị của Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Nghị viện có quyền đƣa ra các
quan điểm của Nghị viện và các mối quan tâm của Nghị viện về các vấn đề
đƣợc đề cập trong chƣơng trình nghị sự cũng nhƣ các chủ đề khác của Hội
nghị. Chủ tịch có quyền ký vào chƣơng trình ngân sách và đƣa nó vào hoạt

động sau khi bản dự thảo đã đƣợc Nghị viện thông qua lần thứ hai. Chủ tịch
nghị viện cùng với chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng châu Âu sẽ ký vào tất cả các
văn bản Luật đã đƣợc thông qua bằng sự đồng quyết định.
1.1.2.1.2. Phó Chủ tịch Nghị viện.
Nghị viện châu Âu có 14 Phó Chủ tịch, các Phó Chủ tịch là Nghị sỹ
trong Nghị viện và do Nghị viện bầu ra. Trách nhiệm của các Phó Chủ tịch là
khi Chủ tịch Nghị viện vắng mặt, thừa uỷ quyền của Chủ tịch để điều khiển
các phiên họp, các hoạt động cụ thể và thực hiện uỷ quyền tại phiên họp của
Ban lãnh đạo.
1.1.2.1.3. Cơ quan điều hành:
Nghị viện châu Âu có ba cơ quan quản lý, đó là: Ban lãnh đạo
(Bureau); Hội nghị Chủ tịch các Uỷ ban Nghị viện và Hội nghị Ban Chủ tịch.
Trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của các cơ quan điều hành nêu trên nhƣ sau:
Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo của Nghị viện châu Âu bao gồm: Chủ tịch
và 14 phó chủ tịch. 05 Tổng quản (Quaestor) sẽ là thành viên của Ban lãnh

22

z


đạo với tƣ cách tƣ vấn. Nhiệm vụ của Ban lãnh đạo bao gồm: Thực hiện các
quyết định về tài chính và ngân sách của Nghị viện, tổ chức và hành chính
liên quan đến các Nghị sỹ và cơ cấu tổ chức nội bộ của Nghị viện, ban thƣ ký
và các cơ quan khác; Quyết định về các vấn đề liên quan đến nhân sự và quy
định hoạt động của Nghị viện; Quyết định kế hoạch hoạt động của ban thƣ ký
và đƣa ra các quy định về hành chính và tài chính đối với các nhân viên và
ngƣời phục vụ trong Nghị viện.
Ban lãnh đạo sẽ đƣa ra những định hƣớng cho các tổng quản đồng thời
là cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức các cuộc họp của các Uỷ ban tại

các địa điểm khác với nơi làm việc thông thƣờng. Ban lãnh đạo cũng đƣa ra
các quy định thi hành liên quan đến Nghị viện châu Âu và Quy chế hội đồng
số 2004/2003 về các Quy chế cho các Đảng Chính trị ở cấp độ Châu Âu và
các quy định về tài chính của chúng. Cuối cùng, Chủ tịch và/hoặc Ban lãnh
đạo có thể giao cho một hoặc nhiều thành viên của Ban lãnh đạo các nhiệm vụ
chung hoặc riêng trong thẩm quyền của Chủ tịch và/hoặc Ban lãnh đạo, đồng
thời cũng đƣa ra các cách thức và phƣơng tiện để thực hiện các nhiệm vụ đó.
Hội nghị Ban chủ tịch: Hội nghị các Chủ tịch bao gồm Chủ tịch Nghị
viện và ngƣời đứng đầu các Nhóm chính trị trong Nghị viện, Chủ tịch các Uỷ
ban của Nghị viện. Các Nghị sỹ khơng thuộc Nhóm chính trị nào (Nghị sỹ tự
do) cũng có quyền cử hai đại diện tham gia nhƣng khơng có quyền bỏ phiếu.
Cách thức làm việc của Hội nghị là cố gắng đạt đƣợc sự đồng thuận và trong
trƣờng hợp không đạt đƣợc sự đồng thuận, vấn đề sẽ đƣợc đem ra bỏ phiếu.
Hội nghị Chủ tịch các Uỷ ban của Nghị viện có trách nhiệm điều phối
các chƣơng trình hoạt động của Uỷ ban, đoàn Nghị sỹ và hoà giải giữa các Uỷ
ban. Cuộc họp Ban chủ tịch có vai trị quan trọng trong việc soạn thảo chƣơng
trình làm việc của mỗi phiên họp, thành phần và thẩm quyền của Uỷ ban Nghị

23

z


viện, quyền soạn thảo các báo cáo sáng kiến riêng, xây dựng các kế hoạch
chƣơng trình lập pháp của Nghị viện, quyết định vị trí của các Đảng phái
chính trị, các Nghị sỹ tự do và chỗ ngồi của các thể chế khác khi tham dự
cuộc họp của Nghị viện. Hội nghị Ban Chủ tịch có thẩm quyền sắp xếp cơ cấu
tổ chức của uỷ ban, Uỷ ban điều tra, Uỷ ban nghị viện chung, Đoàn Nghị sỹ
thƣờng trực và các Đoàn Nghị sỹ khác. Hội nghị Ban Chủ tịch có quyền xem
xét dự thảo báo cáo và đệ trình Kế hoạch Quản lý hành chính và Ngân sách

của các Nhóm Đảng chính trị cho Ban lãnh đạo.
Ngồi ra, Hội nghị của Ban chủ tịch có vai trị thúc đẩy quan hệ giữa
Nghị viện với các thể chế khác của Liên minh cũng nhƣ với các nƣớc khác
trên thế giới. Hội nghị của Ban chủ tịch chịu trách nhiệm xem xét báo cáo
hoạt động của hai phó chủ tịch phụ trách quan hệ với Nghị viện các nƣớc
thành viên. Hội nghị của Ban chủ tịch thông thƣờng đƣợc tổ chức hai lần
trong một tháng
Hội nghị Chủ tịch các Uỷ ban Nghị viện: Hội nghị Chủ tịch các Uỷ ban
bao gồm chủ tịch của các Uỷ ban thƣờng trực hay các Uỷ ban lâm thời.
Quyền hạn của Hội nghị Chủ tịch của các Uỷ ban rất hạn chế và chỉ dừng ở
mức đƣa ra các khuyến nghị cho Hội nghị Ban Chủ tịch về công việc của các
Uỷ ban và xây dựng dự thảo chƣơng trình hoạt động trong mỗi phiên họp. Hội
nghị Chủ tịch các Uỷ ban Nghị viện có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo
hƣớng dẫn của Ban lãnh đạo và của Hội nghị Ban chủ tịch.
1.1.2.2. Các Uỷ ban của Nghị viện.
Ngoài phiên họp toàn thể Nghị viện để thông qua các nghị quyết, dự
thảo Luật và các vấn đề khác thì hoạt động của Nghị viện thƣờng diễn ra ở
trong các Uỷ ban, Tiểu ban của Nghị viện vì các Uỷ ban, Tiểu ban là nơi thảo
luận, chuẩn bị các kiến nghị, dự thảo nghị quyết, các báo cáo cho phiên họp

24

z


tồn thể xem xét thơng qua. Các Uỷ ban Nghị viện châu Âu nhìn chung đƣợc
tổ chức theo các lĩnh vực cần phải thực hiện. Hiện nay, Nghị viện châu Âu có
20 Uỷ ban với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nhƣ vậy, với 20 Uỷ ban
nêu trên, Nghị viện châu Âu đã đƣợc chun mơn hố cao. Ảnh hƣởng của
Nghị viện đã thực sự bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tại tất cả các

quốc gia thành viên. Hoạt động hiệu quả của các Uỷ ban sẽ đóng góp một
phần quan trọng vào tiến trình thống nhất châu Âu.
Mỗi Uỷ ban Nghị viện bao gồm từ 25 đến 78 Nghị sỹ, trong đó có một
Chủ tịch và hai hoặc ba Phó Chủ tịch làm nhiệm vụ điều hành Uỷ ban mà
mình phụ trách. Các thành viên trong Uỷ ban sẽ đƣợc thông qua tại phiên họp
đầu tiên của Nghị viện và nhiệm kỳ của các thành viên trong Uỷ ban là 2,5
năm. Luật về thủ tục làm việc Nghị viện, các Uỷ ban theo tính chất cơng việc
có thể thành lập một hay nhiều Tiểu ban. Các Tiểu ban có trách nhiệm báo
cáo tới Uỷ ban thành lập ra mình thủ tục và điều kiện làm việc tƣơng tự thủ
tục làm việc trong Uỷ ban. Để đảm bảo Tiểu ban độc lập trong công việc của
mình, các thành viên chính thức trong Uỷ ban Nghị viện thƣờng đƣợc chọn để
thực hiện công việc tại Tiểu ban đó.
1.1.2.3. Các nhóm Đảng chính trị trong Nghị viện châu Âu.
Các hoạt động mang tính Đảng phái trong Nghị viện châu Âu đƣợc
thực hiện chủ yếu thông qua các Nhóm chính trị. Theo những quy định mới
trong Luật về Thủ tục của Nghị viện châu Âu năm 1999, một Nhóm chính trị
bắt buộc phải bao gồm các Nghị sỹ đến từ hai nƣớc thành viên trở lên. Số
lƣợng Nghị sỹ tối thiểu để hình thành một Nhóm chính trị là 23 nếu các Nghị
sỹ này đến từ 2 nƣớc, là 18 nếu là 3 nƣớc và 14 nếu từ 4 nƣớc trở lên.
Các Nhóm đƣợc hình thành và phát triển bắt nguồn từ nhiều lý do. Yếu
tố mang tính chủ đạo và thống nhất trong mọi Nhóm chính trị là xác định một

25

z


×