Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.35 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta vừa mới kỷ niệm tròn 1 năm ngày gia nhập tổ chức Thương Mại
Thế Giới WTO cách đây không lâu.Gia nhập vào tổ chức này là một trong
những thành tựu lớn của chúng ta trong thời kỳ đổi mới .Điều này đã chứng tỏ
thế giới đã công nhận những cố gắng nỗ lực và thành tựu trong tăng trưởng kinh
tế của chúng ta trong giai đoạn vừa qua.Bên cạnh đó, việc gia nhập tổ chức này
cũng mở ra một loạt cơ hội cũng như đặt ra rất nhiều thách thức trên con đường
hội nhập.Một trong những vấn đề đó là phải giảm tỷ lệ đói nghèo trong dân
cư,thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo,đồng thời đảm bảo tăng trưởng
một cách bền vững.Điều này cũng đã được đề cập đến trong các Văn kiện Đại
hội Đảng,gần đây nhất là Đại hội Đảng X, Đảng đã xác định đường lối phát triển
kinh tế của nước ta là: “Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng
bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội…”
Một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa như lời dạy của Hồ Chủ Tịch là xóa đói giảm
nghèo toàn diện.
Vậy làm thế nào để “tấn công” vào nghèo đói? Câu hỏi này đã được rất
nhiều nhà hoạch định chính sách đưa ra lời giải đáp và cũng đã tìm ra được
nhiều hướng đi hiệu quả.Tuy nhiên,dưới sự hướng dẫn của cô giáo,chúng em
vẫn xin đưa ra hiểu biết của em liên quan tới vấn đề này và đề xuất một số giải
pháp dưới đây.Do thời gian hạn hẹp và nguồn tiếp cận thông tin còn hạn chế nên
bản báo cáo của chúng em còn nhiều thiếu sót.
1
A- ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐÓI NGHÈO
I - Thế nào là đói nghèo?
- Tiếp cận theo khía cạnh đa chiều: Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều
phương diện như: thu nhập hạn chế, thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để
bảo đảm tiêu dùng lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít
được tham gia vào quá trình ra quyết định…..
Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP


(The United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)
tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan ( 9/1993 ) đã đưa ra định nghĩa chung về đói
nghèo như sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội
thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của
địa phương.”
1. Nghèo khổ về thu nhập
Phạm vi nghèo khổ ngày càng mở rộng. Trước đây thì nghèo khổ thường gắn
với sự thiểu thốn trong tiêu dùng. Nhưng từ những năm 1970 – 1980, nghèo khổ
được tiếp cận theo nhu cầu cơ bản gồm: tiêu dùng, dịch vụ xã hội và nguồn lực.
Từ giữa những năm 1980 đến nay, tuy nghèo khổ được tiếp cận theo nhu cầu cơ
bản gồm: tiêu dùng, dịch vụ xã hội, nguồn lực và tính dễ bị tổn thương. Đối với
các nước đang phát triển thì việc đánh giá, phân tích nghèo khổ chủ yếu là dựa
vào tiêu chí thu nhập.
Chúng ta muốn biểu thị “nghèo khổ” bằng một con số có ý nghĩa để so sánh
xem đâu là nước giàu, đâu là nước nghèo, vùng nào giàu hơn và vùng nào nghèo
hơn….Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm
+, “Nghèo khổ tuyệt đối”
+, “Nghèo khổ tương đối”
2
a, Nghèo tuyệt đối về thu nhập: là tình trạng không đảm bảo mức thu nhập hay
chi tiêu tối thiểu cần thiết để đáp ứng những nhu cầu vật chất tối thiểu cần thiết
để đáp ứng những nhu cầu vật chất tối thiểu để con người có thể tồn tại như
lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở….
b, Nghèo tương đối về thu nhập: là tình trạng không đảm bảo mức tiêu chuẩn để
có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định. Đây là
những người cảm thấy bị tước đoạt của cải mà đại bộ phận những người khác
trong xã hội được hưởng, đó là một biểu hiện bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập.
Dù đã có những khái niệm về nghèo đói, song việc xác định nhóm người nghèo

cũng không phải là đơn giản, những khó khăn gặp phải:
- Việc xác định mức nghèo là một vấn đề chủ quan gây khó khăn cho việc so
sánh giữa các nước.
- Mức thu nhập tối thiểu cần thiết sẽ biến đổi theo tiêu chuẩn của mức sống
theo thời gian, theo quốc gia và theo khu vực.
Các nhà kinh tế đã sử dụng phương pháp là xác định “giới hạn nghèo khổ”
(chuẩn nghèo). Chúng ta lựa chọn xác định giới hạn nghèo dựa vào chi tiêu của
các hộ gia đình liên quan chặt chẽ đến phúc lợi hơn là thu nhập (vì có thể thu
nhập cao nhưng dùng để trang trải cho những việc khác như: quốc phòng, quân
sự… người dân thì vẫn nghèo đói)
WB đã đưa ra “ngưỡng nghèo”: Ngưỡng nghèo là chỉ tiêu có thể đảm bảo
mức cung cấp năng lượng tối thiểu cho con người 2100 calo/người/ngày đêm
tương ứng 1USD/1 người/1ngày.Đây là ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm vì
với mức chi tiêu đó, ngoài cung cấp mức năng lượng tối thiểu để tồn tại thì
không còn có thể chi tiêu cho bất cứ một nhu cầu nào khác.
Ở Việt Nam, theo phương pháp của Bộ LĐ – TB và XH (dựa trên thu nhập
của hộ gia đình) giai đoạn 2001-2005 (dựa vào điều kiện của đất nước trong
từng giai đoạn)
( Theo Tổng cục thống kê)
3
Thành thị: 150.000 đ/người/tháng tức 1.800.000 đ /người/năm
Nông thôn đồng bằng: 120.000 đ/người/ tháng tức 1.440.000 đ/người/năm
Nông thôn miền núi hải đảo: 80.000 đ/người/ tháng tức 960.000 đ/người/năm.
Giai đoạn 2006 -2010:
Thành thị: 260.000/1người/1tháng
Nông thôn: 200.000/1người/1tháng.
Vậy so với ngưỡng nghèo chung của các nước đang phát triển do WB quy định
thì ngưỡng nghèo của Việt Nam thấp hơn nhiều → nước ta có thu nhập thấp
chậm phát triển.
2, Nghèo tổng hợp( được đo bằng chỉ số HPI)

Liên Hợp Quốc đưa ra khái niệm trong “Báo cáo về phát triển con người” năm
1997. Nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị sự nghèo khổ đa chiều của
con người, là sự thiệt thòi theo ba khía cạnh cơ bản nhất về cuộc sống
+, Thiệt thòi trên khía cạnh chính sách lâu dài và khỏe mạnh (xác định bằng
tỉ lệ người dự kiến không thọ quá 40 tuổi).
+, Thiệt thòi về trí thức (Tỉ lệ mù chữ )
+, Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế (tỉ lệ người không tiếp cận được với các dịch
vụ y tế, nước sạch và tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng).
II - Đặc điểm của người nghèo
Chúng ta đã có những tiêu chuẩn để xác định được nhóm người nghèo: Những
người có mức thu nhập hay mức chi tiêu dưới mức tối thiểu là những người
nghèo trong xã hội. Từ phân tích trên, ta thấy đặc điểm chung của nhóm người
nghèo:
- Thiếu phương tiện sản xuất đặc biệt là đất đai. Đại bộ phận nhóm người
nghèo sống ở nông thôn và chủ yếu là tham gia vào hoạt động nông nghiệp.
- Không có vốn hay rất it vốn, thu nhập mà họ nhận được chủ yếu là lao động
tự tạo việc làm. Họ chủ yếu là những người ở thành thị tập trung ở khu vực
phi chính thức.
- Thu nhập bình quân đầu người thấp, sức mua thực tế trên đầu người thấp.
4
- VD: Ở Việt Nam: Thu nhập bình quân đầu người trong năm của nhóm người
nghèo(giai đoạn 2001-2005)
Ở thành thị: <=1.800.000 đ
Nông thôn đồng bằng: <=1.440.000đ
Nông thôn miền núi hải đảo: <=960.000 đ
Theo WB, đối với các nước đang phát triển thì chi tiêu bình quân đầu người
trong ngày là: <=1 USD
- Trình độ giáo dục thấp, tuổi thọ thấp, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao.
- Số phụ nữ có thu nhập nhiều hơn nam ở hầu hết các nước đang phát triển. Do
đó, những gia đình có phụ nữ làm chủ hộ thường nằm trong số nhóm người

nghèo nhất trong xã hội.
- Thiếu viếc làm hoặc việc làm không ổn định, bấp bênh do trình độ học vấn
thấp.
5
II- Đặc điểm kinh tế của người nghèo
Chúng ta đã có những tiêu chuẩn để xác định được nhóm người nghèo: Những
người có mức thu nhập hay mức chi tiêu dưới mức tối thiểu là những người
nghèo trong xã hội. Từ phân tích trên, ta thấy đặc điểm chung của nhóm người
nghèo:
- Thiếu phương tiện sản xuất đặc biệt là đất đai. Đại bộ phận nhóm người
nghèo sống ở nông thôn và chủ yếu là tham gia vào hoạt động nông nghiệp.
- Không có vốn hay rất ít vốn, thu nhập mà họ nhận được chủ yếu là lao động
tự tạo việc làm. Họ chủ yếu là những người ở thành thị tập trung ở khu vực
phi chính thức.
- Thu nhập bình quân đầu người thấp, sức mua thực tế trên đầu người thấp.
- VD: Ở Việt Nam: Thu nhập bình quân đầu người trong năm của nhóm người
nghèo(giai đoạn 2001-2005)
Ở thành thị: <=1.800.000 đ
Nông thôn đồng bằng: <=1.440.000đ
Nông thôn miền núi hải đảo: <=960.000 đ
Theo WB, đối với các nước đang phát triển thì chi tiêu bình quân đầu người
trong ngày là: <=1 USD
Ngoài những đặc điểm kinh tế trên còn có một số đặc điểm sau:
- Trình độ giáo dục thấp, tuổi thọ thấp, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao.
- Số phụ nữ có thu nhập nhiều hơn nam ở hầu hết các nước đang phát triển. Do
đó, những gia đình có phụ nữ làm chủ hộ thường nằm trong số nhóm người
nghèo nhất trong xã hội.
- Thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, bấp bênh do trình độ học vấn
thấp.
III - Nguyên nhân nghèo đói của Việt Nam

1.Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn:Người nghèo thường thiếu nhiều
nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn lực.
Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ không thể đầu tư vào nguồn vốn
6
nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi
nghèo đói.
Các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng không có đất đang có xu hướng tăng
lên. Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh lương thực của người
nghèo cũng như khả năng đa dạng hóa sản xuất, để hướng tới sản xuất các loại
cây trồng với giá trị cao hơn. Đa số người nghèo lựa chọn phương án sản xuất tự
cung, tự cấp, họ vẫn giữ các phương thức sản xuất truyền thống với giá trị thấp,
thiếu cơ hội thực hiện các phương án sản xuất mang lợi nhuận cao hơn. Và vì
vậy đã đưa họ vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó.
Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ
sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động, thực vật; nhiều yếu tố đầu
vào sản xuất như: điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón... đã làm tăng
chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm.
Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng. Sự hạn chế của
nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất,
áp dụng khoa học công nghệ, giống mới.
Bên cạnh đó, việc thiếu các thông tin, đặc biệt là các thông tin về pháp luật,
chính sách và thị trường, đã làm cho người nghèo ngày càng trở nên nghèo hơn.
2. Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định .
Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội
kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu
cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của
mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, trình độ học
vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi
dưỡng con cái... đến không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương
lai.

Số liệu thống kê về trình độ học vấn của người nghèo cho thấy khoảng 90%
người nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Kết quả điều tra
mức sống cho thấy, trong số người nghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học
7

×