Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Hướng dẫn sử dụng sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Tài liệu dành cho cán bộ y tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.12 MB, 69 trang )

Chi tiết xin liên hệ
Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế
138A Giảng Võ - Ba Ðình - Hà Nội
ÐT & Fax: 024-3.8464.060;
Sổ này được tài trợ bởi

SÁCH KHÔNG BÁN

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH-UV-HG

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà

BM

Bà mẹ

CBYT

Cán bộ Y tế

CĐTB

Cô đỡ thôn bản

NHS

Nữ hộ sinh



PNMT

Phụ nữ mang thai

Sổ TDSKBMTE

Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em

TYT

Trạm y tế xã

UBND

Ủy ban nhân dân

VGB

Viêm gan B

YTTB

Y tế thôn bản

1


MỤC LỤC


Giới thiệu về sổ theo dõi SKBMTE...........................................................4
Phần hướng dẫn giới thiệu về gia đình về Sổ theo dõi SKBMTE...........5
Phần hướng dẫn cụ thể ..............................................................................................6
PHẦN I - CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN............................................................9
1. Thơng tin về gia đình..........................................................................................9
2. Thơng tin về trẻ.................................................................................................. 10
3. Thông tin về mẹ................................................................................................. 12
3.1 Tiền sử sản khoa................................................................................... 12
3.2 Tiền sử bệnh tật.................................................................................... 13
3.3. Tiền sử về lần mang thai này.......................................................... 15
3.4. Tiêm phòng uốn ván......................................................................... 16
PHẦN II - CHĂM SÓC THAI NGHÉN.........................................................18
1. Các trang khám thai......................................................................................... 18
2. Các trang khám sức khỏe............................................................................... 25
PHẦN III - CHĂM SÓC TRONG ĐẺ, NGAY SAU ĐẺ MẸ VÀ CON...............26
1. Chăm sóc trong đẻ, ngay sau đẻ.................................................................. 26
2. Chăm sóc ngày đầu sau đẻ mẹ và con...................................................... 29
3. Theo dõi - Chăm sóc tuần đầu sau đẻ mẹ và con.................................. 32
4. Theo dõi tại nhà từ 2 – 6 tuần sau đẻ mẹ và con ................................... 36

2


PHẦN IV. CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM ...............................................40
1. Theo dõi – chăm sóc trẻ tại nhà từ 7 tuần đến 3 tháng tuổi ............. 40
2. Theo dõi – chăm sóc trẻ tại nhà từ 4 - 6 tháng tuổi ............................. 43
3. Theo dõi - chăm sóc trẻ tại nhà từ 7 - 9 tháng tuổi.............................. 45
Biểu đồ tăng trưởng...............................................................................50
Lịch tiêm chủng ở trẻ em và Theo dõi tiêm chủng...............................55
Các trang dành để khám theo dõi sức khỏe trẻ....................................56

Ghi chép của ghi đình về các sự kiện quan trọng
từ lúc mới sinh đến 6 tuổi.......................................................................56
PHẦN V. THÔNG TIN DÀNH CHO BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH..........................57

3


GIỚI THIỆU VỀ SỔ THEO DÕI SỨC KHỎE
BÀ MẸ TRẺ EM
Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (TDSKBMTE) là công cụ cho cả cán bộ
y tế và gia đình theo dõi sức khỏe cho bà mẹ mang thai và trẻ em cho đến
6 tuổi.
Đối với CBYT: CBYT cần ghi chép kết quả khám, chăm sóc, tư vấn và điều
trị cho bà mẹ và trẻ em vào sổ; tham khảo kết quả khám và điều trị các
lần trước, liên quan của bà mẹ và trẻ em khi cung cấp dịch vụ. Sổ cũng
là nơi ghi chép các thông tin về tình trạng dinh dưỡng, tiêm chủng của
bà mẹ và trẻ.
Đối với PNMT/BM và gia đình: Sổ dùng để theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ
em, tình trạng dinh dưỡng và tiêm chủng tại nhà. Sổ cung cấp các hướng
dẫn về chăm sóc sức khỏe mẹ và trẻ trong thời gian mang thai, cuộc đẻ
và sau đẻ cho đến khi trẻ được 6 tuổi. PNMT/BM và các thành viên khác
trong gia đình có thể tìm hiểu thơng tin để nâng cao kiến thức, hiểu biết
về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; Tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà
mẹ và trẻ em tại nhà; Tự ghi chép kết quả theo dõi vào sổ.
Để sử dụng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em hiệu quả, CBYT cần được
tập huấn, giám sát hỗ trợ và trao đổi trong các cuộc họp giao ban hàng
tuần/hàng tháng CBYT cần hướng dẫn cách sử dụng cho PNMT/BM khi cấp
sổ, trong các lần khám thai, khám và theo dõi sức khỏe cho mẹ và con.

4



PHẦN HƯỚNG DẪN, GIỚI THIỆU VỚI GIA ĐÌNH
VỀ SỔ TDSKBMTE
Cán bộ y tế khi phát Sổ TDSKBMTE cho bà mẹ cần giải thích cẩn thận, rõ ràng
về các nội dung và cách sử dụng Sổ cho cả người mẹ và người bố. Nếu cả hai
người đều không biết chữ, cần tìm hiểu trong gia đình, họ hàng có người
biết chữ và có thể giúp mẹ trẻ ghi chép các theo dõi vào Sổ.
Khi phụ nữ mang thai đến cơ sở y tế để khám thai, cán bộ y tế cấp phát Sổ
cần cung cấp những thông tin sau:
Phụ nữ đến khám thai và trẻ em dưới 1 tuổi đến khám bệnh hoặc kiểm
tra sức khỏe (nếu chưa có sổ) đều được cấp sổ này.
Số dùng để theo dõi, ghi chép về tình trạng sức khỏe cho bà mẹ khi
mang thai, sinh đẻ, sau đẻ và sức khỏe của trẻ từ khi mới sinh cho đến
khi được 6 tuổi.
Bà mẹ nhớ luôn mang theo Sổ này khi đi khám thai, khám bệnh, khi sinh
đẻ và cho các lần đưa trẻ đi tiêm chủng, theo dõi sức khỏe hoặc khám
bệnh.
Nhắc bà mẹ và gia đình giữ gìn cẩn thận quyển sổ này cho đến khi trẻ lớn
vì các thơng tin được viết trong Sổ là những theo dõi về sự lớn lên, phát
triển cũng như sức khỏe bệnh tật của trẻ trong những tháng, năm đầu
tiên của cuộc đời bé.
Trường hợp gia đình làm mất Sổ, cần báo ngay cho cán bộ y tế nơi cung
cấp Sổ để xin cấp Sổ khác và điền lại các thông tin cần thiết.
Các hướng dẫn, tư vấn cho bà mẹ bao gồm:
- Mục đích của việc sử dụng Sổ
- Nội dung, thứ tự các phần trong quyển Sổ
- Cách ghi chép, theo dõi các vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng và tiêm
chủng của mẹ và con.


5


PHẦN HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
CBYT cần hướng dẫn cho bà mẹ/người nhà về cách ghi chép và theo dõi cho
từng trang trong quyển Sổ, cụ thể như sau:
Trang bìa
Ghi các thông tin thật cụ thể, rõ ràng. Cần chú ý:
Tên mẹ và trẻ đúng như tên trong hộ khẩu.
Tuổi mẹ: tính theo năm dương lịch. Nếu khơng nhớ ngày dương lịch,
hướng dẫn hoặc giúp người nhà xem lại lịch.
Địa chỉ: ghi theo hộ khẩu.
Nơi ở hiện tại: Cần ghi rõ địa chỉ cụ thể để dễ dàng liên hệ
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Thu Hà, hộ khẩu tại Xã Quế Tân, Quế Võ, Bắc Ninh.
Thường trú tại: Xóm Mới, xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.
Số điện thoại nhà chị Hà: 02183.871339. Chị Hà được cấp sổ tại Trạm y tế xã
Thu Phong ngày 8/1/2016. Chị Hà sinh con gái vào ngày 2/9/2016, đặt tên
con là Trần Thị Hương Giang.
Trang bìa được ghi như sau:
Họ tên mẹ

Nguyễn Thị Thu Hà

Họ tên trẻ

Trần Thị Hương Giang

Địa chỉ:

Xã Quế Tân, Quế Võ, Bắc Ninh


Tuổi: 30

Nơi ở hiện tại: Xóm Mới, Xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình

6

Điện thoại

02183. 871339

Nơi cấp sổ

Trạm Y tế xã Thu Phong Ngày cấp sổ ngày 8 tháng 1 năm 2016


Giới thiệu

Nhắc bà mẹ/người nhà về câu “Bà mẹ nhớ luôn mang theo Sổ này khi đi
khám thai, sinh đẻ, khi đưa con đi tiêm chủng, khám sức khỏe hoặc khám
bệnh” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc này.
Thông điệp gửi gia đình
Nói với người nhà về đọc lời chúc mừng và dặn dị của những người chăm
sóc sức khỏe cho họ để biết là họ được quan tâm thế nào.
Trang Thông điệp gửi cho trẻ
Cán bộ y tế cũng giới thiệu với bà mẹ và người nhà về thơng điệp này. Đây
là lời nhắn nhủ của gia đình và cán bộ y tế đối với trẻ. Qua thông điệp này,
người nhà cũng sẽ cảm nhận được những quan tâm của xã hội, cán bộ y tế
đối với con của họ.
Mong đợi của bố mẹ về con

CBYT hướng dẫn bố mẹ ghi những mong đợi, kỳ vọng về đứa con của họ, ví
dụ như bố mẹ mong con lớn lên khỏe mạnh, trở thành một người sản xuất
giỏi, hay giáo viên, nhân viên y tế hay bất cứ một ước muốn gì đối với con
mình

7


TRANG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI
SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em gồm có năm phần:
PHẦN I: THƠNG TIN CƠ BẢN
PHẦN II: CHĂM SÓC THAI NGHÉN
PHẦN III: CHĂM SÓC TRONG, NGAY SAU ĐẺ MẸ VÀ CON
PHẦN IV: CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM
PHẦN V : THƠNG TIN DÀNH CHO BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH
Các phần khác nhau được phân chia và đánh dấu bằng các vạch mầu khác
nhau ở mép bên trái và bên phải của mỗi trang, trên mỗi vạch mầu có ghi
tiêu đề của từng phần.
Lưu ý
Khi thông tin được ghi vào ô màu trắng: sức khỏe của bà mẹ và/hoặc của
trẻ bình thường.
Khi thơng tin ghi vào ơ màu vàng: có thể là bà mẹ và/hoặc trẻ có vấn đề
về sức khỏe. Trong trường hợp này, bà mẹ và trẻ cần đến cơ sở y tế để
được khám, xử trí, tư vấn trong thời gian sớm nhất.
Trong sổ có các trang dành cho gia đình ghi và các trang dành cho cán bộ y
tế ghi, cụ thể:

8


(a)

Trang có biểu tượng này là trang dành cho phụ nữ mang thai,
bà mẹ và thành viên gia đình theo dõi và ghi chép.

(b)

Trang có biểu tượng này là trang dành cho cán bộ y tế theo
dõi và ghi chép.


PHẦN I. CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN

Cán bộ y tế nói cho người nhà biết là phần này họ tự ghi. CBYT có thể hỗ trợ
họ nếu cần. Bà mẹ hoặc người nhà ghi tuần tự các mục như sau:
1. THƠNG TIN VỀ GIA ĐÌNH
Thơng tin về cha mẹ
Có 1 bảng gồm 3 cột để ghi các thông tin về cha/mẹ của trẻ:
Cột thứ nhất ghi nội dung các thông tin
Cột thứ 2 là thông tin của mẹ
Cột thứ 3 là thông tin về người cha.
Nội dung cần ghi:
Họ và tên: ghi họ tên theo giấy khai sinh. Tên mẹ phải giống tên như ở
trang bìa;
Ngày tháng năm sinh: ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch. Nếu không
nhớ ngày dương lịch, hỏi ngày âm lịch và chuyển đổi sang ngày dương
lịch. Trường hợp bà mẹ khơng nhớ chính xác ngày sinh, qui định ghi ngày
15. Nếu không nhớ tháng sinh, cố gắng khai thác các thông tin, sự kiện
liên quan như ngày Tết, ngày mùa... để ước tính tháng sinh của bà mẹ
một cách chính xác nhất. Nếu khơng nhớ năm sinh, tìm cách hỏi tuổi của

người cùng năm sinh hoặc sinh vào năm con gì... để có thể tính được tuổi
mẹ một cách đúng nhất.
Nghề nghiệp: ghi nghề nghiệp hoặc công việc hiện đang làm
Dân tộc: ghi dân tộc của mỗi người trước khi kết hơn
Trình độ học vấn: ghi số lớp đã hồn thành, ví dụ như lớp 8, lớp 9. Trường
hợp người mẹ/ người cha học hệ 10 năm ghi năm học đã học trên hệ 10
năm, ví dụ đã học xong lớp 5 thì ghi 5/10. Trường hợp chưa đến trường,
lớp nào thì ghi rõ là Không đi học.

9


Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Thu Hà, sinh ngày 15/3/1976, nghề nghiệp giáo viên,
là người Kinh, đã tốt nghiệp trung cấp sư phạm. Chồng chị Hà là anh Trần
Đức Chiến, sinh ngày 25/8/1970, ở nhà làm nông nghiệp, là người Kinh, đã
học hết phổ thông trung học. Phần Thông tin của gia đình trên được ghi
như sau:
Thơng tin về gia đình
Thơng tin

Mẹ

Cha

Họ tên

Nguyễn Thị Thu Hà

Ngày sinh


Ngày 15 tháng 3 năm 1986 Ngày 25 tháng 8 năm 1980

Nghề nghiệp

Giáo viên

Làm ruộng

Dân tộc

Kinh

Kinh

Trình độ học vấn Trung cấp sư phạm

Trần Đức Chiến

12/12

2. THÔNG TIN VỀ TRẺ
Phần đầu ghi đúng các mục như trong giấy khai sinh:
Họ và tên trẻ: đầy đủ họ, tên đệm và tên giống như trong giấy khai sinh
và đúng như ở trang bìa.
Giới tính: ghi rõ Trai hoặc Gái
Ngày sinh: ghi ngày dương lịch
Nơi sinh: ghi đủ thơng tin về nơi sinh, xã/phường, quận/huyện và tỉnh/
thành phố.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Thu Hà sinh 01 cháu gái ngày 2/9/2016 tại Trạm y tế xã
Thu Phong, Huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình, đặt tên cháu là Trần Thị Hương

Giang. Phần Thông tin về trẻ được ghi như sau:
10


Thông tin về trẻ
Họ và tên (ghi đầy đủ)



Trần Thị Hương Giang

Giới tính

Nam,

Ngày sinh:

02/09/2016

Nơi sinh:
Phong,

Trạm y tế xã Thu Phong, Huyện Cao
tỉnh Hịa Bình

Nữ

Chứng nhận khai sinh
CBYT cần khuyến khích gia đình xin chứng nhận giấy khai sinh cho
trẻ càng sớm càng tốt sau khi đưa trẻ về nhà. Xin xác nhận của Ủy ban

nhân dân xã về ngày đăng ký khai sinh của trẻ và được ký tên, đóng dấu
để các thơng tin có giá trị về mặt pháp lý hơn.
Thông tin về thẻ bảo hiểm y tế:
Ghi số thẻ, ngày cấp và ngày hết hạn
Nếu chưa có: cần hướng dẫn gia đình đăng ký lấy thẻ để được hưởng
quyền lợi về chăm sóc, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Ví dụ: Cháu Trần Thị Hương Giang, sinh ngày 2/9/2016, đến ngày 01/10/2016
được cấp thẻ, ngày hết hạn là ngày 01/10/2017, số thẻ bảo hiểm y tế là
123456. Phần Thông tin về bảo hiểm y tế được ghi như sau:
Thông tin về bảo hiểm y tế
Ngày cấp thẻ



Ngày thẻ hết hạn

01/10/2016
01/10/2017

Số thẻ bảo hiểm y tế


1

2

3

4


5

6

11


3. THÔNG TIN VỀ MẸ
3.1. Tiền sử sản khoa
Đây là phần gia đình tự ghi chép về tiền sử các lần mang thai, phá thai và
sinh đẻ của bà mẹ.
Tổng số lần mang thai: (ghi tổng số những lần mang thai bao gồm cả sẩy,
phá thai, thai lưu và cả lần mang thai này (nếu đang mang thai).
Tổng số lần sẩy, phá thai: (ghi tổng số những lần sấy, phá thai)
Tổng số lần thai lưu: (ghi số lần thai chết trong buồng tử cung từ 22 tuần
tuổi đến khi chuyển dạ.)
Tổng số lần đẻ, con sống: (ghi tổng số lần đã đẻ, kể cả những lần đẻ ra
sống, sau đó mới chết).
CBYT cần giải thích rõ cho bà mẹ/người nhà về sự khác biệt giữa thai lưu
và trẻ đẻ ra có dấu hiệu sống nhưng sau đó tử vong. Thai lưu là đẻ ra đã
chết, cịn nếu có một vài dấu hiệu sống như cựa quậy tay chân, thở ngáp
v.v. rồi chết luôn là những trường hợp tử vong sơ sinh, không phải là thai
lưu.
Ví dụ chị Hà, 38 tuổi có 5 lần mang thai bao gồm cả lần mang thai này. Tiền
sử sản khoa chị đã có 1 lần đẻ con sống, 1 lần thai chết trong buồng tử cung
24 tuần tuổi, 1 lần hút thai và 1 lần sẩy thai)
Tổng số lần mang thai: 05
Tổng số lần sẩy, phá thai: 02
Tổng số lần thai lưu: 01
Tổng số lần đẻ, con sống: 01

Tiếp theo ghi các thông tin về trẻ đẻ sống vào bảng dưới đây. Ghi đầy đủ
theo thứ tự ngày đẻ, phương pháp đẻ, giới tính, cân nặng của sơ sinh, tình
trạng Mẹ và Con sau đẻ (sống, bệnh tật, di tật, tai biến hay tử vong). Tiếp theo
với ví dụ trên bà mẹ 36 tuổi, hiện có 1 con trai, 2 tuổi, sinh ngày 7/5/2016, khi
đẻ nặng 3300gram, khơng có bất thường sau đẻ.

12


Ngaytte

.071�/�Q}Q_

.....!.....!.....

.....!.....!.....

...../...../.....

Giai
Phltc:tng phap
«e
tinh cua
tre

Can n,ng
cuatre set
sinh

Bfnh t,t

va bat thlto'ng sau 4e

Ii'.'! dethu'ong
Dae mo
D khac

li'.'ltrai
Dgai

3JO.Qgram

Khong

Daethuong
Dae mo
D khac

Dtrai
Dgai

........ (gr)

D dethuong
Dae mo
D khac

Dtrai
Dgai

........ (gr)


D dethuong
Dae mo
D khac

Dtrai
Dgai

........ (gr)

3.2. Tiền sử bệnh tật
Thu thập thông tin về tiền sử bệnh tật của mẹ có thể ảnh hưởng đến quá
trình thai nghén gồm: tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan, tim mạch,
bướu cổ, dị ứng thuốc, rubella, hoặc các bệnh khác bà mẹ mắc phải.
Trang này vẫn là do bà mẹ ghi nhưng nhân viên y tế nên kiểm tra lại. Nếu
bà mẹ có bất cứ loại bệnh nào đánh dấu vào ô vàng và ghi tiếp vào cột cuối
cùng: Tình trạng điều trị. Nếu khơng có bệnh, đánh dấu vào chữ “Khơng” và
kết thúc trang này.
Ví dụ: Chị Hà bị tăng huyết áp, hiện đang điều trị, các bệnh khác chị không
biết, hiện không phải điều trị bệnh nào. Phần Tiền sử bệnh tật của mẹ ghi
như sau:

13


14


Nếu bà mẹ có bị một bệnh nào đó, cán bộ y tế nên hỏi lại về tình trạng điều
trị. Nếu họ chưa điều trị, khuyên bà mẹ nên đi khám và điều trị. Nếu họ đang

điều trị, nhắc và hướng dẫn bà mẹ về chăm sóc, theo dõi bệnh tật và lựa
chọn nơi sinh đẻ an tồn.
3.3. Thơng tin về lần mang thai này
Phần này vẫn do bà mẹ ghi, CBYT cần kiểm tra lại thông tin khi bà mẹ đến
khám thai lần đầu của lần mang thai này xem có chính xác khơng. Hỏi tuổi
bà mẹ khi có thai, đo chiều cao và đánh dấu vào các cột tương ứng.
Ví dụ: Chị Hà 36 tuổi, thai 1 tháng, cao 1,54m, cân nặng 50 kg.Như vậy với các
thông tin như trên, cách ghi phần Thông tin về lần mang thai này như sau:

Thông tin về chiều cao, cân nặng của thai phụ này là bình thường (được
đánh dấu ở ô màu trắng) nhưng vì thông tin về tuổi bà mẹ nằm trong ơ màu
vàng nên thai phụ này có nguy cơ cho thai nghén.
Cán bộ y tế cần tư vấn, hướng dẫn bà mẹ theo dõi các dấu hiệu có thể xẩy ra,
khuyên bà mẹ nên sinh con ở những cơ sở y tế có thể xử trí được các biến chứng.
15


3.4. Tiêm vắc xin phịng uốn ván
Ở phần này có 2 bảng, một bảng để bà mẹ ghi các mũi tiêm phòng uốn ván
đã được tiêm trước lần mang thai trước và một bảng sau đó để CBYT theo
dõi các mũi tiêm phòng uốn ván được tiêm trong lần mang thai này. Cán bộ
y tế hướng dẫn bà mẹ đánh dấu vào các ơ thích hợp. Nếu bà mẹ đã tiêm rồi
thì ghi lại thời điểm tiêm. Nếu khơng nhớ chính xác ngày, tháng, cố gắng hỏi
xem cách đây bao nhiêu năm để có thể ước lượng được thời gian tiêm cách
lần mang thai này bao lâu.
Ví dụ: Chị Hà đã sinh con cách đây 2 năm. Lần mang thai trước chị được tiêm
2 mũi. Mũi một ngày 15/1/2016, mũi hai ngày 15/2/2016.
Tiền sử về tiêm phòng uốn ván
Mũi tiêm


Tiêm phòng uốn ván trong thời
gian từ 15 tuổi đến trước lần
mang thai này

Hỏi bà mẹ hoặc xem sổ
tiêm chủng

Bảng ghi các mũi tiêm cho lần mang thai này do cán bộ y tế ghi và cần chú
ý ghi đủ các mục gồm: tiêm mũi thứ mấy (chỉ tính với lần mang thai này),
thời gian nào và nhớ ghi ngày hẹn cho lần tiêm sau nếu cần thiết. Cán bộ y
tế cũng nhớ ghi tên và ký vào cột tiếp đó.

16


Ví dụ: Do lần có thai trước đã tiêm 2 mũi uốn ván, nên lần mang thai này chị
Hà chỉ cần tiêm một mũi nhắc lại, ngày tiêm là 15/6/2016.
Tiêm phòng uốn ván cho lần mang thai này

17


PHẦN II. CHĂM SÓC THAI NGHÉN
Phần này bao gồm các trang dành cho cán bộ ghi chép khi bà mẹ đến khám
thai, khám sức khỏe định kỳ cho bà mẹ hoặc khám khi có vấn đề về sức khỏe.
1. CÁC TRANG KHÁM THAI:
Trong thời gian mang thai, thai phụ cần khám ít nhất là 4 lần vào 3 thai kỳ
ở các thời điểm: 1 lần vào 3 tháng đầu, 1 lần vào 3 tháng giữa và 2 lần vào 3
tháng cuối. Hoặc khám định kỳ theo hẹn của cán bộ y tế, trong sổ dành 10
trang cho 10 lần khám thai.

Trước khi ghi kết quá khám thai, cán bộ y tế nhớ thu thập và điền đủ
thông tin ở đầu trang:
Ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng: cố gắng thu thập ngày, tháng theo
dương lịch. Nếu bà mẹ chỉ nhớ ngày âm lịch, cần dùng lịch để chuyển đổi
sang ngày dương lịch. Trường hợp không thể đổi sang ngày dương lịch
được, thì dùng ngày âm lịch nhưng phải chú thích là ngày âm lịch.
Dự kiến ngày sinh:
Theo dương lịch:
- Ngày: lấy ngày đầu của kỳ kinh cuối cộng 7
- Tháng:
Nếu tháng có kinh cuối cùng từ tháng 1 – tháng 3: cộng 9
Nếu tháng có kinh cuối cùng từ tháng 4 – tháng 12: trừ 3
Ví dụ 1. Ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng của chị Vân là 16 tháng 5 năm 2016.
Cách tính dự kiến thời gian sinh là:
Ngày: 16 + 7 = 23
Tháng: 5 – 3 = 2
Như vậy, dự kiến chị Vân sẽ sinh vào khoảng 23 tháng 2 năm 2017
Ví dụ 2. Ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng của chị Hằng là 27 tháng 3 năm
2016. Cách tính dự kiến thời gian sinh là:
18


Ngày: 27 + 7 = 34 (1 tháng và 4 ngày)
Tháng: 3 + 9 = 12
Vì trong phần tính ngày, có 1 tháng và 4 ngày, nên dự kiến tháng sinh sẽ phải
cộng thêm 1 tháng. Như vậy dự kiến chị Hằng sẽ sinh con vào khoảng ngày
4 tháng 1 năm 2017
Nếu sản phụ không nhớ ngày dương lịch, chỉ nhớ ngày âm lịch thì cán
bộ y tế dựa vào lịch mà chuyển ngày âm lịch sang ngày dương lịch.
Nếu có sẵn Thước tính tuổi thai và dự kiến ngày sinh thì sử dụng thước

đó để tính.
Hoặc thai phụ có siêu âm tại lần khám thai này có thể dùng bảng ước
tính tuổi thai theo siêu âm
Hướng dẫn khám thai
Khám toàn thân
- Đo chiều cao cơ thể (lần khám thai đầu).
- Cân nặng (cho mỗi lần khám thai).
- Khám da, niêm mạc, đánh giá có phù hoặc thiếu máu hay không
(cho mỗi lần khám thai).
- Đo huyết áp (cho mỗi lần khám thai).
Khám tim phổi (cho mỗi lần khám thai).
- Khám vú.
- Khám các bộ phận khác khi có dấu hiệu bất thường.
Khám sản khoa
a. Ba tháng đầu
- Nắn trên mu xem đã thấy đáy tử cung.
- Xem có vết sẹo mổ bụng dưới.
- Khám cổ tử cung: nếu nghi ngờ viêm nhiễm đường sinh dục.
- Chỉ thăm âm đạo nếu các dấu hiệu có thai chưa rõ, cần xác định
thêm.
19


b. Ba tháng giữa
- Đo chiều cao tử cung.
- Nghe tim thai khi đáy tử cung đã đến rốn (tốt nhất bằng máy
nghe tim thai, nếu có).
- Cử động thai, số lượng thai, tình trạng ối.
- Nếu nghi ngờ có viêm nhiễm đường sinh dục, đặt mỏ vịt để quan
sát âm đạo, cổ tử cung.

c. Ba tháng cuối
- Tốt nhất nên khám thai mỗi tháng một lần.
- Đo chiều cao tử cung/vịng bụng.
- Nắn xác định ngơi thế.
- Nghe tim thai.
- Đánh giá độ xuống của đầu (trong vòng 1 tháng trước dự kiến đẻ).
- Cử động thai, số lượng thai, tình trạng ối.
- Nếu nghi ngờ có viêm nhiễm đường sinh dục đặt mỏ vịt để quan
sát âm đạo, cổ tử cung.
Hướng dẫn cách đo và ghi chép phần khám thai:
Cách ghi Huyết áp: (tính bằng mmHg)
Ô ghi kết quả Huyết áp (HA) của thai phụ trong các trang khám
thai được chia làm 2 ô. Ghi kết quả HA tối đa và ơ phía trên, trái và
HA tối thiểu và ơ phía dưới, phải.
Hút áp tới đa có giá trị bình thường từ 90-140 mmHg
Huyết áp tối thiểu có giá trị bình thường từ 60-90 mmHg
Nếu có tình trạng tăng hoặc giảm huyết áp (giá trị huyết áp tối đa
hoặc tối thiểu cao hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường nói trên) thì
ghi vào ô Khác (màu vàng)
Cách đo chiều cao tử cung: (tính bằng cm)
Thai phụ cần đi tiểu trước khi đo.
20


Cách đo: thai phụ nằm ngửa trên giường, cán bộ y tế dùng thước
dây đo khoảng cách từ chính giữa bờ trên khớp mu lên đến đáy tử
cung. Chú ý ghi lại thời gian và kết quả đo được, sau đó đối chiếu
với tiêu chuẩn của tháng mang thai.
Nếu sau một tháng mà chiều cao của tử cung không hề thay đổi
kết hợp với một số dấu hiệu như ra máu, cử động thai yếu hoặc

không cử động, tử cung bè ngang… thì cần đến các cơ sở sản khoa
để tìm ngun nhân và xử trí kịp thời. Tham khảo dưới đây là số
liệu chiều cao tử cung trung bình theo tháng tuổi thai (trung bình
tăng 4 cm/tháng tuổi thai)
Tháng mang thai

Chiều cao tử cung (cm)

1 tháng

0 cm

2 tháng

4 cm

3 tháng

8 cm

4 tháng

12 cm

5 tháng

16 cm

6 tháng


20 cm

7 tháng

24 cm

8 tháng

28 cm

9 tháng

32 cm

Cách đo vòng bụng: (tính bằng cm)
Thai phụ cần đi tiểu trước khi đo.
Cách đo: yêu cầu thai phụ nằm ngửa trên giường, cán bộ y tế dùng
thước dây đo khoảng cách từ chính giữa khớp mu lên đến đáy tử
cung. Ghi lại kết quả đo được vào sổ.

21


Cách khám và đánh giá tình trạng da/niêm mạc, kết hợp đánh giá
thiếu máu
Dễ khám nhất là xem lòng bàn tay của sản phụ. Cán bộ y tế đề nghị
sản phụ mở bàn tay ra và so sánh với lòng bàn tay của mình hoặc
của những người xung quanh để đánh giá. Nếu lòng bàn tay của
sản phụ nhợt nhạt hơn người khác là có dấu hiệu của thiếu máu.
Khám da, niêm mạc mắt hoặc bên trong môi cũng để phát hiện

thiếu máu. Nếu phát hiện da xanh, niêm mạc nhợt thì có thể tình
trạng thiếu máu nặng, cần thử huyết sắc tố hoặc chuyển đến cơ sở
y tế có thể làm được.
Khám da cũng phát hiện có bị nhiễm khuẩn hoặc phù khơng.
Cách khám và đánh giá phù:
Dùng ngón tay cái ấn lên vùng mắt cá chân, mu bàn chân hoặc
mặt trước trong xương chầy và giữ vài giây sau đó bỏ ngón tay ra.
Nếu có vết lõm vào là có dấu hiệu phù.
Các xét nghiệm cần thiết
a. Thử Protein nước tiểu:
- Lấy nước tiểu buổi sáng, giữa dòng.
- Dùng que thử Protein (so với gam màu mẫu) hoặc dùng phương
pháp đốt.
- Thử nước tiểu cần làm cho mọi thai phụ vào mỗi lần thăm thai.
- Nếu có sẵn que thử, nên hướng dẫn thai phụ tự làm.
b. Thử Đường huyết:
Tùy theo dụng cụ hoặc xét nghiệm có sẵn ở các cơ sở y tế để đánh giá
có giảm hay tăng đường huyết hay không. Việc đánh giá đường huyết
rất quan trọng nhằm phát hiện thai phụ có triệu chứng của đái đường
trong thời gian mang thai để xử trí kịp thời cho mẹ và có kế hoạch
theo dõi phát triển thai và chuẩn bị chu đáo cho cuộc đẻ an toàn.
c. Thử huyết sắc tố
- Thử huyết sắc tố bằng giấy thử
- Tại tuyến huyện, xã có trang bị xét nghiệm nên định lượng huyết
sắc tố (Hb) kèm thêm định lượng Hematocrit.
22


Xác định thiếu máu: Nếu thai phụ có Hb dưới 11 g/l là bị thiếu máu.
d. Các xét nghiệm khác ( bao gồm cả HIV, Viêm gan, Giang mai,)

- Nếu có thiếu máu thì xét nghiệm phân xem có giun khơng
- Xét nghiệm khí hư (nếu cần).
- Ghi rõ tên các loại xét nghiệm đã làm. Nếu các xét nghiệm trên
bình thường thì ghi vào ô màu trắng. Nếu có xét nghiệm nào bất
thường ghi vào ô Bất thường (màu vàng) kèm ghi chú ở phần tư
vấn, hướng dẫn.
Cách ghi vào ô uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất:
Hỏi và kiểm tra thai phụ đã uống loại nào trong 3 loại trên. Nếu
uống loại nào thì khoanh vào loại thuốc đó và đánh dấu vào ơ «đã
uống». Nếu chưa, đánh dấu vào ơ «chưa uống».
Cách đánh giá và ghi tim thai:
Thơng thường có thể nghe được tim thai bằng ống nghe tim thai
khi thai được từ 20 tuần trở lên. Dùng thiết bị siêu âm có thể nghe
thấy sớm hơn từ tuần thứ 7. Khi thai phụ đến khám thai lần 2 vào 3
tháng giữa của thời kỳ mang thai, bắt buộc cán bộ y tế phải nghe
tim thai. Nhịp tim thai bình thường dao động từ 120 - 160 lần /
phút, cán bộ y tế ghi vào ô trắng. Khi tim thai < 120/lần phút hoặc
> 160 lần/phút là khơng bình thường, cán bộ y tế ghi tần số tim
thai vào ô màu vàng.
Cách đánh giá và ghi về ngôi thai:
Khi thai được 36 tuần hoặc 1 tháng trước khi đẻ. Nếu đầu đã hướng
xuống dưới coi như là bình thường, nếu chưa xuống ghi vào ơ bất
thường và phải theo dõi chặt chẽ.
Cần hẹn khám hàng tuần để theo dõi độ xuống của đầu, nếu vẫn
chưa xuống, nằm ngang hoặc ngược phải chuẩn bị chuyển thai
phụ lên tuyến trên.
Luôn nhớ ghi các kết quả bất thường vào ô màu vàng để lưu
ý khi tư vấn, hướng dẫn bà mẹ cũng như theo dõi hoặc quyết
định xử trí phù hợp.
23



Phần ghi kết luận, tư vấn, hướng dẫn của Cán bộ y tế
Dưới các thơng tin khám tồn thân và xét nghiệm là phần ghi kết
luận, tư vấn, hướng dẫn của cán bộ y tế. Ghi các hướng dẫn cần thiết,
nếu cần dùng thuốc, kê đơn và ghi luôn ở phần này. Nhớ ghi ngày hẹn
cho lần khám thai sau. Trường hợp thai có nguy cơ hoặc có vấn đề bất
thường trong lần khám này, cần hẹn khám sớm hơn tùy theo từng
vấn đề được phát hiện. Cán bộ y tế cần ghi rõ tên, chức danh, ngày
khám và cơ sở y tế ở phần cuối trang.
Ví dụ: Thai phụ khám thai lần 3 vào tháng thứ 8 của thời kỳ thai nghén

21/12/2016

54,6

25

88

hồng
xanh
tái nhợt

Xét
Xét nghiệm khác
nghiệm (Giang mai, viêm
HIV gan, đường huyết...)
Đường huyết


24


×