Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Đồ Án Tbđ.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỰ ĐỘNG CÔNG
NGHIỆP
==========o0o==========

ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN
Mã HP: 13318
Học kỳ: 1 – Năm học: 2022 - 2023

Đề tài: Nghiên cứu tổng quan về công nghệ cắt ống
trong các dây chuyền sản xuất cơng nghiệp. Thiết kế
chương trình điều khiển truyền động điện cho các
động cơ thực hiện
SINH VIÊN
NGUYỄN TRUNG KIÊN

MSV

LỚP

NHÓM

83591

ĐTĐ60ĐH

N02

Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Chun ngành Điện tự động cơng nghiệp



Giảng viên hướng dẫn:
Bộ môn:
Khoa:

TS. Trần Thị Phương Thảo
Điện tự động công nghiệp
Điện – Điện tử

HẢI PHÒNG - 12/2022


ĐỀ TÀI
Đề số 19. “Nghiên cứu tổng quan về công nghệ cắt ống trong các dây
chuyền sản xuất công nghiệp. Thiết kế chương trình điều khiển truyền động điện
cho các động cơ thực hiện”.
Nhiệm vụ cần giải quyết trong đề tài:
1. Nghiên cứu tổng quan về công nghệ, đề xuất thuật toán điều khiển.
2. Thiết kế trang bị điện và truyền động điện (sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp ráp).
3. Viết chương trính điều khiển và mơ phỏng hệ thống.


ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ CHO BÀI THIẾT KẾ MÔN HỌC
Chương 1. Nghiên cứu tổng quan về công nghệ, đề xuất thuật tốn điều khiển
1.1.

1.2.

Tổng quan về cơng nghệ sản xuất ống thép được sử dụng trong nhà máy
1.1.1.


Quy trình cắt phơi

1.1.2.

Tạo ống

1.1.3.

Hàn cao tần

1.1.4.

Định cỡ ống

1.1.5.

Cắt ống

Đề xuất thuật tốn điều khiển

Chương 2. Thiết kế trang bị điện và truyền động điện
2.1. Thiết kế tủ điện nguồn cho hệ thống
2.2. Mạch động lực
2.1.1. Mạch động lực cho hệ thống băng tải
2.1.2. Mạch động lực cho hệ thống cắt ống
2.3. Mạch điều khiển
Chương 3. Viết chương trình điều khiển và mơ phỏng hệ thống
3.1.


Giới thiệu PLC S7-300

3.2.

Xây dựng chương trình và màn hình điều khiển của hệ thống

3.3.

Mơ phỏng hệ thống


LỜI NĨI ĐẦU
Lịch sử phát triển của lồi người gắn liền với lịch sử phát triển của công
cụ sản xuất và quá trình tìm kiếm ra những vật liệu mới. Mỗi vật liệu mới đều để
lại những dấu ấn riêng, vật liệu sau hữu dụng hơn vật liệu trước và đưa nền văn
minh của con người ngày càng trở nên tiên tiến. Trong cơng cuộc khai phá và
tìm kiếm ấy, kim loại sắt có vai trị đặc biệt, nó là phần khơng thể thiếu trong
các cơng trình xây dựng cũng như trong cơng nghiệp. Với vai trị quan trọng như
vậy nên công nghiệp sản xuất thép đã được phát triển mạnh mẽ và trở thành
ngành công nghiệp trọng điểm quan trọng. Trong quy trình sản xuất ống thép,
cơng đoạn cắt ống giữ vai trò rất quan trọng.
Với các lý do trên, em quyết định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tổng
quan về công nghệ cắt ống trong các dây chuyền sản xuất cơng nghiệp.
Thiết kế chương trình điều khiển truyền động điện cho các động cơ thực
hiện”. Mục tiêu của đề tài là xây dựng được trang bị điện cho dây chuyền cắt
ống thép, đi đến thiết kế chương trình điều khiển cho các động cơ. Do kiến thức
còn hạn hẹp, kinh nghiệm cịn hạn chế nên chắc chắn khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Vì thế chúng em rất mong có được sự góp ý từ cơ để có thể hồn thiện
đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Trần Thị Phương Thảo đã giúp đỡ

chúng em rất nhiều trong quá trình tìm hiểu, thiết kế và hồn thiện đề tài đồ án
này.

Hải Phịng, ngày 24 tháng 12 năm 2022
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................7
DANH MỤC HÌNH VẼ......................................................................................8
DANH MỤC BẢNG............................................................................................9
MỞ ĐẦU............................................................................................................10
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CƠNG NGHỆ, ĐỀ XUẤT
THUẬT TỐN ĐIỀU KHIỂN.........................................................................12
1.1

1.2

Tổng quan về cơng nghệ sản xuất ống thép được sử dụng trong nhà máy
12
1.1.1

Quy trình cắt phơi.......................................................................14

1.1.2

Tạo ống.......................................................................................15

1.1.3


Hàn cao tần.................................................................................15

1.1.4

Định cỡ ống................................................................................19

1.1.5

Cắt ống.......................................................................................19

Đề xuất thuật toán điều khiển...................................................................23

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TRANG BỊ ĐIỆN VÀ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN..25
2.1

Thiết kế tủ điện nguồn cho hệ thống........................................................26

2.2

Mạch động lực..........................................................................................28

2.3

2.2.1

Mạch động lực cho băng tải.......................................................28

2.2.2


Mạch lực cho hệ thống cắt ống..................................................30

Mạch điều khiển.......................................................................................31

CHƯƠNG 3. VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN VÀ MƠ PHỎNG HỆ
THỐNG..............................................................................................................36
3.1

3.2

Giới thiệu về PLC S7-300........................................................................36
3.1.1

Giới thiệu chung về PLC............................................................36

3.1.2

Thiết kế của PLC S7-300...........................................................37

3.1.3

Giao tiếp của PLC S7-300..........................................................39

3.1.4

Ứng dụng....................................................................................39

Xây dựng chương trình và màn hình điều khiển của hệ thống................40
3.2.1


Xây dựng màn hình HMI để điều khiển và giám sát hệ thống...41


3.2.2
3.3

Xây dựng chương trình điều khiển trên TIA Portal...................42

Mơ phỏng hệ thống..................................................................................43

KẾT LUẬN........................................................................................................47


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ hoàn chỉnh

LS

Limit Switch

PLC

Programable Logic Controller

SCR

Silicon Controlled Rectifier (Thyristor)


OSC

Oscillator

MCCB

Molded Case Circuit Breaker


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ tổng quan quy trình sản xuất ống thép......................................11
Hình 1.2. Cuộn thép phơi cán nóng.....................................................................12
Hình 1.3. Sơ đồ khối cơng nghệ hàn cao tần.......................................................14
Hình 1.4. Sơ đồ đầu vào hàn cao tần...................................................................15
Hình 1.5. Khối điều khiển cực G cho Thyristor (BSF 1991 – 03)......................16
Hình 1.6. Đầu hàn cao tần...................................................................................17
Hình 1.7. Sơ đồ điều khiển động cơ kéo bệ dao theo phương pháp mới............19
Hình 1.8. Thuật tốn điều khiển cho hệ thống....................................................22
Hình 2.1. Mơ hình hệ thống cắt ống....................................................................24
Hình 2.2. Tủ nguồn điều khiển............................................................................25
Hình 2.3. Động cơ cho băng tải...........................................................................28
Hình 2.4. MCCB đóng/ cắt cho động cơ băng tải...............................................28
Hình 2.5. Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ băng tải..................................29
Hình 2.6. Sơ đồ mạch khí nén điều khiển dao cắt ống........................................29
Hình 2.7. Van điện từ khí nén AIRTAC 4V220-08A.........................................30
Hình 2.8. Xi lanh khí nén để đẩy dao cắt............................................................30
Hình 2.9. Sơ đồ mạch điều khiển cho khâu cắt ống............................................31
Hình 2.10. Cảm biến từ SM12-31010PA/PB......................................................32
Hình 2.11. Rơ le trung gian Omron MY2N-GS..................................................32
Hình 2.12. Sơ đồ đấu nối rơle trung gian 8 chân................................................34

Hình 3.1. PLC Siemens S7-300..........................................................................36
Hình 3.2. Thanh rail cho S7-300.........................................................................38
Hình 3.3. Backplane của S7-300.........................................................................38
Hình 3.4. Chọn trạm PLC S7-300.......................................................................40
Hình 3.5. Màn hình HMI.....................................................................................41


DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG 1.
Bảng 3.1. Bảng liệt kê tín hiệu vào ra của PLC..................................................40


MỞ ĐẦU
1. Tính bức thiết của đề tài
Trong các hệ thống kỹ thuật nói chung và các dây chuyền sản xuất nói
riêng thì việc kết nối và điều khiển các thiết bị đúng với q trình cơng nghệ là
u cầu tối quan trọng trong việc thiết kế và lắp đặt. Việc điều khiển chính xác
các q trình cơng nghê góp phần cho hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả
hơn. Việc nghiên cứu các phương pháp điều khiển và trang bị điện cho các thiết
bị cho phép ta linh hoạt xong việc thiết kế và vận hành. Vì vậy đề tài nghiên cứu
tìm hiểu về cơng nghệ cắt ống trong cơng nghiệp – đi sâu thiết kế chương trình
điều khiển truyền động điện là cần thiết.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Vấn đề nghiên cứu về công nghệ cắt ống đã được nhiều cơng trình đề cập
đến. Tuy nhiên việc nghiên cứu đề tài ứng dụng điều khiển bằng PLC thể hiện
tính linh hoạt hơn trong giải pháp về phần cứng cũng như phần mềm. Điều này
cho thấy đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao và khả thi trong cả mơi trường
công nghiệp.
3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tìm hiểu về cơng nghệ cắt ống – đi sâu

thiết kế trang bị điện ứng dụng điều khiển bằng PLC Siemens S7-300 và phần
mềm Step7.
Đối tượng nghiên cứu: PLC Siemens S7-300, rơ le trung gian, van điện từ
khí nén, Xi lanh khí nén, cảm biến từ và phần mềm Step7.
Phạm vi nghiên cứu: Công nghệ cắt ống trong công nghiệp – Đi sâu thiết
kế chương trình điều khiển truyền động điện
4. Phương pháp nghiên cứu, kết cấu của cơng trình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của máy tạo
khuôn giấy từ đó xây dựng trang bị điện cho hệ thống và chương trình điều
khiển cho hệ thống.


Kết cấu của cơng trình nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu gốm 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về cơng nghệ, đề xuất thuật tốn điều
khiển;
Chương 2: Thiết kế trang bị điện và truyền động điện;
Chương 3: Viết chương trình điều khiển và mơ phỏng hệ thống;
5. Kết quả đạt được của đề tài

Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong việc thiết kế máy cắt ống và làm nền
tảng thiết kế các hệ thống công nghiêp khác.


CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ, ĐỀ XUẤT
THUẬT TỐN ĐIỀU KHIỂN
2.1 Tổng quan về cơng nghệ sản xuất ống thép được sử dụng trong nhà
máy
Sơ đồ quy trỉnh sản xuất ống thép:

Hình 1.1. Sơ đồ tổng quan quy trình sản xuất ống thép

Nguyên liệu để làm ống thép là cuộn thép phơi cán nóng, chúng có bề
rộng từ 1 – 1,5m, dày từ 1 – 5 mm, khối lượng 15 – 20 tấn. Những cuộn phôi
này được đưa lên máy cắt phôi (Slitter) và được xẻ thành những dải nhỏ hơn để
phù hợp với từng loại ống. Sau đây là hình ảnh của cuộn thép phơi cán nóng.

12


Hình 1.2. Cuộn thép phơi cán nóng
Tuỳ theo kích cỡ cuộn phôi mà chúng được đưa đến các dây chuyền tạo
ống khác nhau. Dây chuyền tạo ống (PM) bao gồm nhiều công đoạn:
 Mở cuộn phôi (Uncoiler)
 Tạo ống (Forming)
 Hàn ống (Up set)
 Định hình và cỡ ống (Sizing)
Cơ cấu dẫn động chính là hai động cơ 1 chiều công suất lớn, động cơ kéo
tạo ống 55kW, động cơ định cỡ ống 55kW, truyền động qua các bộ giảm tốc và
tốc độ của hai khâu này được điều chỉnh phù hợp với từng loại ống. Tốc độ động
cơ khâu định cỡ ống luôn được điều chỉnh lớn hơn tốc độ động cơ tạo ống. Giữa
hai khâu tạo ống và định cỡ ống là khâu hàn chập mạch cao tần (tần số hàn lên
đến 35kHz), dòng hàn cũng được điều chỉnh theo từng loại ống. Tại bộ phận tạo
ống dải phơi đã cắt đúng kích thước sẽ được cán trịn dần, khi qua hàn cao tần
hai đầu mép phôi sẽ được hàn lại
Tiếp tục đến khâu định cỡ ống, ở đây ống thép sẽ được định cỡ hoặc tạo
hình vng hay chữ nhật tuỳ theo cách lắp các quả Roll. Sau khi định cỡ và tạo
hình, tại khối định cỡ ống đặt một bộ Encoder (phát xung theo vòng quay 6000
xung/vòng), bộ này sẽ đo chiều dài của đoạn ống được tạo ra, chiều dài đo được
này và chiều dài đo của động cơ Servo kéo bệ dao cắt sẽ được bộ DDS xử lí, sau
đó sẽ so sánh với chiều dài cần cắt và đưa ra tín hiệu cắt.


13


Đối với ống tròn khi cắt xong các đầu ống không được nhẵn nên ống tiếp
tục được đưa đến khâu Facer (doa đầu ống) để gọt 2 đầu ống. Đối với ống cỡ
nhỏ từ 2 inch trở xuống sẽ được qua khâu nắn thẳng.
Để kiểm tra chất lượng ống, tất cả ống tròn được đưa qua khâu kiểm tra
áp lực (Hydrotest), tại đây từng ống sẽ được thử với áp suất 50kg/cm 2 từ các xi
lanh thuỷ lực bơm dung dịch từ hai đầu ống vào, các ống lỗi sẽ bị loại.
Những ống đạt yêu cầu sẽ được đưa vào cơng đoạn xử lí bề mặt bằng cách
nhúng các ống vào các bể chứa dung dịch H 2SO4, NaOH, nước sạch trong nhiệt
độ 50 - 70℃, tại đây ống được tẩy rửa các tạp chất bám trên bề mặt, sau đó
được sấy khơ trước khi mang đi mạ.
Đối với các ống mạ kẽm, từng ống sẽ lăn vào bể kẽm nóng chảy (phương
pháp mạ nhúng), sau vài phút nằm trong bể kẽm từng ống sẽ được lôi lên và cho
đi qua thiết bị thổi khí nén với áp suất 6Kg/cm 2 nhằm thổi sạch kẽm còn bám
trên ống, đảm bảo bề mặt ống phủ 1 lớp kẽm mỏng. Để bên trong ống cũng phải
nhẵn, một máy nén khí khác sẽ thổi khí đi qua lịng ống. Sau đó ống được đưa
vào bể làm mát, in mác và đóng gói.
2.1.1 Quy trình cắt phơi
Bộ phận này làm việc độc lập với dây chuyền tạo ống (có nghĩa là sản
phẩm của cơng đoạn này có thể khơng phải đưa ngay liên tục vào dây chuyền
tạo ống). Các chế độ điều khiển hệ thống này được lấy từ bàn điều khiển và các
LS (cơng tắc hành trình giới hạn độ rộng hẹp của từng loại phơi), sau đó các tín
hiệu này đi vào một bộ PLC, tại đây PLC sẽ xử lý theo chương trình định sẵn và
đưa tín hiệu ra điều khiển các cơ cấu chấp hành trong hệ thống.
Nhiệm vụ của công đoạn này là tạo ra các cuộn phôi nhỏ theo đúng kích
cỡ cho từng loại ống. Để máy chạy liên tục khơng bị gián đoạn thì khi nối giữa 2
cuộc phôi liên tiếp, nhà chế tạo đã thiết kế một hộp chứa phơi. Khi cuộn phơi
chạy cịn 1/3 – 1/4 số lượng thì người vận hành sẽ đưa cuộn phôi mới vào hộp

nối phôi và hàn mép đầu cuộn phơi mới với mép cuối cuộn phôi cũ trong khi
máy vẫn tiếp tục chạy.
14


2.1.2 Tạo ống
Công đoạn tạo ống bao gồm 7 ụ Roll, mỗi ụ Roll gồm có hai Roll nằm
trên dưới hoặc nằm hai bên quay ngược chiều nhau. Các ụ Roll này chuyển động
được nhờ một động cơ 1 chiều kích từ độc lập cơng suất 55kW và mỗi ụ Roll có
kích thước khác nhau nhỏ dần nhằm vê dần hai mép của cuộn phơi thành ống
trịn.
2.1.3 Hàn cao tần
a. Ngun lý tạo dịng điện hàn cao tần

Hình 1.3. Sơ đồ khối cơng nghệ hàn cao tần
Trong đó:
 SCR control: Khối điều chỉnh các cấp điện áp
 Plate trans: Máy biến áp tang áp
 OSC panel: Khối tạo dao động
 Current trans: Máy biến dòng

15


Hình 1.4. Sơ đồ đầu vào hàn cao tần
Nguồn cấp cho hàn cao tần là nguồn 3 pha 380V 50Hz, được đấu qua máy
cắt ACB 1200A và qua 2 biến dòng CT1, CT2 nhằm nhiệm vụ bảo vệ và đo
lường. Tín hiệu của 2 biến dịng này được cấp cho một rơ le EOCR (Electronic
Over Current Relay). Khi dòng hàn lớn hơn dịng đặt của EOCR thì EOCR tác
động và cắt toàn bộ mạch.

Trước khi nguồn điện đưa vào chỉnh lưu tại khối SCR control, mỗi pha
được mắc song song hai cầu chì:
- Một cầu chì bảo vệ 600A, đây là cầu chì lực
- Một cầu chì báo động 5A (Fuse indicator)
Cầu chì báo động 5A là loại cầu chì hiển thị khi có sự cố do nó chịu dịng
điện nhỏ hơn nó sẽ đứt trước. Khi đó nó sẽ tác động vào tiếp điểm trong nó và
báo hiệu có sự cố.
Qua cầu chì bảo vệ điện áp đưa thẳng đến đầu vào của 3 Thyristor cho
từng pha. Để điều khiển cho các Thyristor này người ta dùng bộ điều khiển BSF
1991 – 03.

16


Hình 1.5. Khối điều khiển cực G cho Thyristor (BSF 1991 – 03)
Nguồn nuôi cho bộ BSF 1991 – 03 được lấy từ cuộn thứ cấp của biến áp
(220V xuống 8 – 16V). Để thay đổi điện áp xung mở Thyristor có thể thay đổi
chiết áp Vr và để chiết áp làm việc thì tiếp điểm MC8 đóng lại.
Sau khi được chỉnh lưu, nguồn hàn được đưa vào một biến áp Plate
transformer 380V/ 12kV. Đầu thứ cấp của biến áp này sẽ đưa vào khối dao động
OSCILLATOR PANEL. Điện áp 12kV sẽ tiếp tục được chỉnh lưu cầu 3 pha 6
tia, mỗi tia gồm 33 diod mắc nối tiếp nhau. Đầu cực (-) đấu qua rơle dòng điện
tử EOCR để bảo vệ dòng anode, rơle này đấu song song với một điện trở shunt
20W 0,2Ω. Đầu cực (+) đấu qua bộ lọc CH1, qua cuộn kháng RFCI lọc các sóng
Radio sinh ra trong mạch dao động với số vòng 240, tiết diện 3,2 mm 2 quấn theo
nguyên lý xếp chồng. Trước khi vào anode, đèn dao động ITK120 – 2 cực (+)
đấu qua mạch L-R (R 100W).
Để nung nóng sợi đốt (catode) của đèn dao động, người ta lấy nguồn từ
thứ cấp của máy biến áp Filament Trans (biến áp sợi đốt) 380/18 V.


17


b.

Nguyên lý hoạt động của đèn dao động

Đèn dao động là loại đèn 3 cực anode được nôi bằng nguồn 1 chiều cao
áp, cực catode là sợi đốt được nuôi bằng nguồn xoay chiều thấp áp, còn cực L là
1 lưới chắn. Khi có nguồn cấp cho anode và catode mà lưới L (-) thì sẽ khơng có
dịng điện tử qua được lưới, cịn lưới L tích điện (+) thì sẽ có dịng điện tử chạy
từ catode sang anode tạo ra dòng điện chạy từ anode sang catode qua cuộn dây
hàn xuống mát tạo mạch kín. Tụ C3, C3” mắc song song với cuộn hàn có nhiệm
vụ chia áp tồn bộ nguồn hàn. Điện áp trên tụ C 3” được chia ra tiếp bằng 2 tụ C 4,
C4”, điểm giữa của 2 tụ này quay về lưới, nhờ sự phóng nạp của C 4”, L12, R12
tạo sự trễ tránh dòng lưới không tăng quá nhanh. Đây là khâu phản hồi bởi lưới
càng (+) thì dịng điện tử qua càng nhiều dẫn đến dòng hàn tăng càng nhanh.
Khi hai mép dải phôi gần tiếp xúc nhau, ở đây diễn ra công đoạn hàn cao
tần. Trong lòng ống đặt một lõi sắt non ferit dài khoảng 30cm, đường kính to
nhỏ phụ thuộc vào kích cỡ ống. Cuộn dây hàn được quấn thành dạng vịng có
đường kính to hơn đường kính ống để ống có thể đi qua, dịng điện hàn được
cung cấp từ bộ phận hàn, dịng điện có tần số cao lên đến 35kHz.

Hình 1.6. Đầu hàn cao tần
Hai mép ống được hàn với nhau bằng phương pháp hàn chập mạch, vịng
hàn làm bằng ống đồng bên ngồi bọc lớp cách điện chịu nhiệt, bên trong dẫn
18


nước làm mát. Khi dây hàn có dịng điện hàn chạy qua sinh ra một từ trường

xung quanh nó, đồng thời ống thép xuất hiện dịng Fucơ chạy xung quanh ống.
Dịng Fucơ này có dạng dịng điện vịng, khi hai mép ống hàn tiếp xúc nhau,
dịng Fucơ sẽ bị ngắn mạch làm nóng chảy hai mép ống, do lực ép của hai quả
Roll làm hai mép ống thép gắn chặt với nhau. Sau khi hàn xong có dao đặt trên
mặt ống để cạo sạch xỉ hàn
2.1.4

Định cỡ ống

Cũng giống như ở khâu tạo ống, khâu định cỡ ống gồm 4 ụ Roll, 4 hộp số,
các ụ Roll này được truyền động từ động cơ 1 chiều 55kW. Tuỳ theo cách lắp
các ụ Roll mà ống ra có kích thước và hình dạng mong muốn. Ngồi ra ở bộ
phận này cịn bố trí 1 ụ Roll có nhiệm vụ nắn tương đối thắng ống trước khi cắt
ống. Tốc độ của động cơ khâu định cỡ ống luôn được giữ sao cho nhanh hơn tốc
độ ở khâu tạo ống để ống không bị cong.
2.1.5 Cắt ống
Hiện trong nhà máy vẫn sử dụng 2 phương pháp cắt áp dụng cho 2 loại
ống. Đối với ống to đường kính trên 4 inch, sử dụng phương pháp cắt là dùng tín
hiệu đo khi ống di chuyển chạm vào cơng tắc hành trình sẽ phát tín hiệu cắt. Khi
cắt để kéo cả bệ dao theo ống người ta dùng 1 xilanh thuỷ lực
Phương pháp trên có ưu điểm:
+ Điều khiển đơn giản
+ Giá thành thấp
Nhược điểm:
+ Độ chính xác khơng cao
Đối với các loại ống có đường kính nhỏ hơn 4 inch, được áp dụng một
phương pháp cắt khá hiện đại. Đó là sử dụng động cơ Servo và bộ phát xung đo
chiều dài ống.

19



Hình 1.7. Sơ đồ điều khiển động cơ kéo bệ dao theo phương pháp mới
Trong đó:
PG (Pulse Generator): Bộ phát xung đo chiều dài
1a, 2a - Multiplier: bộ chứa nhớ xử lí tín hiệu đặt
2- Length set Switch: Đặt giới hạn độ dài ống
3a, 3b – Registor: Thanh ghi điều khiển
4a, 4b – Digital analog converter: Bộ mã hố tín hiệu tương tự
4c - Bộ cộng
5 – Speed control: Điều khiển tốc độ
9: Khối bệ dao
10: Đường ống
11: Quả roll lăn theo ống làm quay PG1
T: Máy phát tốc
20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×