Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Bài giảng Tạo giống cây trồng chuyên khoa 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.01 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN





BÀI GIẢNG
TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG CHUYÊN KHOA 2













Người biên soạn: PGS.TS Trần Văn Minh














Huế, 08/2009

1
CHỌN TẠO GIỐNG KHOAI LANG

1. NGUỒN GỐC CÂY KHOAI LANG
Khoai lang, Ipomoea batatas (L.) Lam…, là một loại cây thân bò thuộc họ bìm
bìm (Convolvulaceae). Trong các loài thuộc Ipomoea có lẽ khoai lang là loài duy
nhất có củ ăn được.
Cây khoai lang có nguồn gốc ở Tân Thế Giới và được thuần hoá từ thời tiền
Columbus và phát tán ra các đảo Thái Bình Dương rồi trở thành một cây trồng quan
trọng ở Niu Zilân (Yen, 1974). Với sự hình thành và phát triển của thương mại quốc
tế, cây khoai lang lan nhanh ra các vùng nhiệt đới. Người Tây Ban Nha mang khoai
lang từ Mêhicô và Philippin, rồi từ đó phát tán ra các đảo khác. Người Bồ Đào Nha
đưa cây khoai lang từ vùng Caribê và Nam Mỹ sang Châu Âu, Châu Phi, Đông
Nam Châu Á và Ấn Độ (Yen, 1976). Cây khoai lang du nhập vào Việt Nam vào
cuối thế kỉ 16 có lẽ từ Phúc Kiến (Trung Quốc) hay đảo Lu-zôn của Philippin.
Khoai lang được trồng cách đây trên 5000 năm. Qua những nghiên cứu mới
đây, nhiều bằng chứng về khảo cổ học, ngôn ngữ học, nông nghiệp và chủng tộc
học chứng tỏ từ Nam Mêhicô xuống Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ, đặc biệt là vùng
Tây bắc, Nam Mỹ là trung tâm khởi nguyên sơ cấp của khoai lang. Yen (1982) đề
xuất 3 con đường mà khoai lang được phát tán và truyền bá từ trung tâm khởi
nguyên, trong đó con đường kamote do người Tây Ban Nha truyền bá trực tiếp từ
Mêhicô sang Philippin qua Hawai và Guam vào thế kỉ 16. Từ Nam Thái Bình
Dương và Philippin khoai lang được phát tán sang các nước châu Á khác, trong đó

có Việt Nam. Ngày nay trung tâm khởi nguyên thứ cấp bao gồm Trung Quốc, Đông
Nam Á, Papua Niu Ghi-nê và Đông Phi.
Việc chọn tạo giống khoai lang có năng suất cao, chống chịu những điều kiện
bất thuận, chất lượng tốt (tinh bột, lượng đường cao, hương vị…), đã và đang trở
thành nhu cầu cấp thiết của sản xuất.
2. PHÂN LOẠI KHOAI LANG
Khoai lang thuộc họ bìm bìm, chi Ipomoea với số nhiễm sắc thể cơ bản là n =
15. Chi Ipomoea có khoảng 500 loài và được phân thành 13 phân chi. Khoai lang
trồng được xếp trong phân chi Batatas với tổng số 13 loài có quan hệ họ hàng với
nhau (Austin, 1983; Huaman, 1992). Trong nội bộ phân chi số nhiễm sắc thể xôma
thay đổi từ 30 (lưỡng bội) đến 60 (tứ bội) và 90 (lục bội). Các loài trong phân chi
này được nghiên cứu nhiều để xác định mối quan hệ họ hàng, đặc biệt nguồn gốc
của khoai lang lục bội và chuyển các gen có ích vào khoai lang.
Khoai lang là một thể lục bội tự nhiên duy nhất trong phân chi Batatas có khả
năng hình thành củ ăn được. Tuy vậy, bản chất và nguồn gốc lục bội vẫn là vấn đề
còn nhiều tranh luận và đến nay vẫn chưa có giả thuyết chắc chắn giải thích và xác
định được các loài tổ tiên tham gia vào sự tiến hoá của khoai lang trồng ngày nay
Nishiyama và cộng sự (1975) cho rằng khoai lang trồng là một thể đa bội cùng
nguồn được chọn lọc từ dạng lục bội tạo thành từ tổ hợp lai giữa một dạng lưỡng
bội (I.Leucantha) và một dạng tứ bội (I.littoralis) trong phức hợp I.trifida. Ngược
2
lại Ting và Kehr (1953) nghiên cứu quá trình phân chia giảm nhiễm ở các giống
khoai lang Mỹ lại cho rằng khoai lang có nguồn gốc đa bội khác nguồn. Jones
(1965) cũng quan sát thấy quá trình phân chia giảm nhiễm bình thường ở 40 giống
nghiên cứu và tần số đa trị tương đối thấp. Điều đó chứng tỏ bố mẹ tiền thân của
khoai lang không có quan hệ thân thuộc và do đó khoai lang có thể là một đa bội thể
khác nguồn.
Nhìn chung vấn đề phân loại và mối quan hệ họ hàng của khoai lang trồng với
các loài hoang dại trong phân chi Batatas còn nhiều điểm chưa thống nhất do tính dị
hợp tử cao của khoai lang, sự tồn tại của nhiều biến dị tương đồng ở nhiều tính

trạng giữa khoai lang và các loài hoang dại và khó khăn trong việc lai giữa các loài.
Martin (1974) cho rằng nguồn gốc khoai lang phải giải thích được khả năng hình
thành củ cũng như màu sắc ruột củ và những đặc điểm khác không phát hiện được ở
các loài hoang dại. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu gần đây phần lớn các nhà
nghiên cứu nhất trí I.trifida (gồm các dạng nhị bội, tứ bội và lục bội) là họ hàng
thân thuộc nhất của khoai lang. Các loài họ hàng này đã và đang được sử dụng để
tăng cường nguồn gen và chuyển các gen có ích vào khoai lang trồng.
3. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH DI TRUYỀN CỦA CÂY KHOAI LANG
3.1. Đặc điểm ra hoa
Hoa khoai lang tương tự như hoa của các loài thuộc họ bìm bìm. Hoa lưỡng
tính, mọc thành từng chùm 5 đến 22 hoa từ nách lá. Mỗi hoa chỉ nở một lần, thường
vào sáng sớm và tàn vào lúc giữa trưa. Trong điều kiện trời mát hoa nở muộn và
kéo dài tới tận chiều. Màu sắc của các bộ phận hoa thay đổi từ trắng đến tím và tím
đậm. Hoa khoai lang hình chuông hay hình phễu. Chiều dài ống tràng dài từ 32 đến
55mm. Năm cánh hoa dính liền nhau và nhị đực gắn vào đế cánh hoa. Mỗi hoa có
một vòi nhuỵ và năm nhị đực. Độ dài nhị thay đổi theo giống và không đều nhau.
Bao phấn thường có màu trắng. Vòi nhuỵ dài 8 – 25mm. Đầu nhuỵ phân 2 thuỳ và
thường có màu trắng. Đáy ống tràng có các hạch chứa mật hấp dẫn côn trùng. Bầu
có hai ngăn và trong mỗi ngăn có hai noãn. Do đó mỗi quả có tối đa 4 hạt. Quả thụ
phấn bằng tay thường chỉ có hai hạt, trong khi đó quả thụ phấn tự do thường có 2 –
3 hạt. Hạt chín già thường có hình đa diện với 2 mặt phẳng còn mặt kia tròn, đường
kính 2 – 5mm, thường có màu nâu sẫm hoặc đen.
Hạt khoai lang có vỏ cứng và có thể duy trì khả năng sống 20 năm hoặc lâu
hơn. Vì vậy hạt thường nảy mầm không đều nếu không xử lí phá ngủ. Để phá ngủ,
ngâm hạt trong dung dịch acid sunfuaric đậm đặc từ 20 – 60 phút, sau đó rửa sạch
bằng nước lã hay trung hoà bằng dung dịch bicacbonat và rửa bằng nước sạch.
Cũng có thể phá ngủ bằng tay hay cơ giới trước khi gieo.
Khoai lang là cây ngày ngắn do vậy ngày dài cản trở quá trình ra hoa. Xử lí
ngày ngắn hay ghép lên các loài dễ ra hoa thuộc chi Ipomoea như Pharbitis nil hay
giống khoai lang có xu hướng ra hoa mạnh như: American Yellow Skin có thể thúc

đẩy sự ra hoa. Ở các nước ôn đới khoai lang thường khó ra hoa, trong khi đó lại ra
hoa rất dễ dàng ở Ha Oai, Cuba, Guam, Philippin, Gia va, Braxin… Ở miền Nam
nước ta khoai lang cũng ra hoa dễ dàng trong mùa khô. Ở miền Bắc, nếu trồng vào
3
đầu tháng 9 hoặc sớm hơn, khoai lang thường ra hoa vào cuối tháng 10 và có thể
kéo dài đến tận tháng 1 hoặc tháng 2. Tuy nhiên nhiệt độ thấp trong khoảng thời
gian này ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng thụ phấn, đậu quả và kết hạt. Ngoài ra sai
khác lớn về tính di truyền của khả năng ra hoa giữa các giống, các yếu tố ngoại
cảnh như độ ẩm đất và lượng đạm cũng ảnh hưởng tới sự ra hoa. Một số giống thể
hiện khả năng ra hoa ổn định từ năm này sang năm khác, trong khi đó một số giống
khác ra hoa thất thường hay không ra hoa trong bất kì điều kiện nào. Giải pháp tốt
nhất đối với vấn đề ra hoa là chọn lọc khả năng ra hoa. Vì thế, trong các chương
trình lai cần phải chú ý tới tính trạng này.
Kỹ thuật lai ở khoai lang tương đối đơn giản vì hoa và các bộ phận của hoa
tương đối lớn. Thời điểm thuận lợi nhất để khử đực là chiều hôm trước và thụ phấn
vào sáng hôm sau. Có thể cách li hoa khử đực bằng giấy bóng mờ hoặc bằng một
mẫu ống hút.
3.2. Tính bất hợp của khoai lang
Khoai lang là cây tự bất hợp. Tính bất hợp và các quá trình hạn chế sự kết hạt
ở khoai lang được coi là sự bất dục và hàng rào cản trở trong việc chọn tạo giống.
Hệ thống tự bất hợp ở khoai lang và các loài thuộc chi Ipomoea là hệ thống bất
hợp bào tử kiểu đa alen. Một loạt các alen ở một lôcút kiểm soát kiểu gen của bố
mẹ. Phản ứng bất hợp được xác định bởi tương tác giữa 2 alen, và tất cả hạt phấn
biểu hiện cùng một kiểu hình bất hợp. Vì thế phần lớn các giống tự bất hợp, một
số giống khác tương hợp và tính tương hợp có thể biểu hiện một chiều.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống phân loại theo các
nhóm bất hợp. Các dòng trong một nhóm bất hợp trong khi đó các dòng giữa các
nhóm tương hợp và có thể lai được với nhau.
Phần lớn các cơ thể bất hợp hay bất dục hoạt động sau quá trình thụ phấn và
thụ tinh. Martin (1981) chỉ ra rằng đa bội thể là nguyên nhân của sự bất dục và gây

ra những sai sót trong quá trình phân chia giảm nhiễm dẫn đến khiếm khuyết trong
bộ gen, phân li và tái tổ hợp làm cho sự phân chia gen mất cân bằng. Một tỉ lệ giao
tử và phôi nhận được các tổ hợp gen không thuận lợi nên không có khả năng hoạt
động đầy đủ trong những hoàn cảnh nhất định.
Do bản chất lục bội, cây khoai lang có độ dị hợp tử cao và thể hiện biến động
di truyền lớn về hình thái như dạng lá, màu sắc vỏ và thịt củ, dạng củ, hàm lượng
chất khô, tinh bột và nhiều tính trạng khác. Chọn giống khoai lang mang đặc điểm
của cả cây sinh sản hữu tính lẫn cây sinh sản vô tính. Mỗi một cây con phát triển từ
hạt thụ phấn tự do hay lai có kiểm soát đều có đặc điểm di truyền khác với những
cây khác và đều có tiềm năng trở thành giống mới. Hơn nữa các kiểu gen tốt xác
định được trong bất kì giai đoạn nào của quá trình chọn giống đều có thể duy trì vô
thời hạn. Do bản chất đa bội sự biểu hiện kiểu hình là kết quả của sự tái tổ hợp các
gen và ưu thế lai. Độ dị hợp tử đối với khoai lang rất cần thiết để duy trì sức sống và
năng suất. Vì vậy các phương pháp chọn giống cần phải hướng vào việc duy trì hay
nâng cao độ dị hợp tử đồng thời lưu ý các hiệu ứng di truyền cộng và tương tác.
3.3. Hệ số di truyền của một số tính trạng
4
Do bản chất lục bội, khoai lang là một loài không thích hợp cho các nghiên
cứu di truyền Mendel. Mỗi lôcut gen có 6 alen nên tỉ lệ phân li trong tổ hợp lai
thường phức tạp. Ở phần lớn các trường hợp, khoai lang biểu hiện hiệu ứng liều
lượng nên sự phân li mang tính liên tục, thậm chí khi tính trạng chỉ kiểm soát bởi
một gen. Đại đa số các tính trạng có ý nghĩa kinh tế mang tính di truyền số lượng.
Các giá trị ước lượng chứng tỏ các tính trạng có thể cải tiến bằng con đường
chọn lọc hỗn hợp. Hơn nữa những nghiên cứu về tương quan cho thấy các tính trạng
tương đối độc lập với nhau cho phép chọn lọc theo trình tự có hiệu quả và kết hợp
các tính trạng có lợi trong một giống tương đối dễ dàng.


Giá trị hệ số di truyền của một số tính trạng chủ yếu ở khoai lang
HỆ SỐ DI TRUYỀN (%)

TÍNH TRẠNG
NGHĨA RỘNG NGHĨA HẸP
Khối lượng củ 71 25 - 57
Số củ 73 – 83 24 - 43
Hàm lượng chất khô - 48 - 65
Tinh bột thô - 57
Chiều dài thân - 60
Màu sắc thịt củ 97 53 - 66
Màu sắc vỏ củ 97 81
Chất xơ - 47
Khả năng kháng sâu hà 79 - 84 34 - 36
Khả năng kháng virus 48 - 93 -

4. CHỌN GIỐNG CÂY KHOAI LANG
4.1. Phương pháp chọn giống
Về cơ bản đối với cây khoai lang có 3 phương pháp thu nhận các giống cải
tiến:
- Thu thập, đánh giá và chọn từ nguồn giống địa phương.
- Nhập các giống đã được tạo ra ở các nước khác và đánh giá chúng trong điều
kiện của mình.
- Chọn tạo giống mới trong chương trình chọn giống riêng.
Chương này chỉ tập trung vào phương pháp cuối cùng, có hai phương pháp lai
cơ bản là phương pháp đột biến và phương pháp lai. Sơ đồ tổng quát được trình bày
trong sơ đồ 1.
4.1.1. Phương pháp gây đột biến cảm ứng
Đột biến cảm ứng ở khoai lang được quan tâm nhiều vì mức đa bội thể cao và
khả năng ra hoa kém kèm theo tính bất hợp lai. Đột biến tự phát ở khoai lang xảy ra
với tần số tương đối cao. Ví dụ người ta đã phát hiện được 23 thể đột biến ở giống
Centennial. Một số giống ưu tú được tạo thành từ phương pháp đột biến như giống
“Beniaka” được trồng gần một thế kỉ ở Nhật Bản. Trước khi kỹ thuật cảm ứng ra

5
hoa được hoàn thiện, công tác cải lương giống khoai lang ở Mỹ chủ yếu giới hạn
trong việc chọn các thể đột biến tốt từ các giống đang trồng trong sản xuất, đặc biệt
là giống Porto Rico.
Tần số và dạng đột biến phụ thuộc vào giống. Phần lớn các đột biến tự phát
hay cảm ứng là các biến đổi màu sắc vỏ củ và thịt củ, trong khi đó tần số đột biến ở
các yếu tố cấu thành năng suất thường thấp. Hơn nữa đa số các đột biến xảy ra theo
chiều hướng không có lợi. Vì thế, việc chọn lọc kỹ lưỡng và liên tục trong vườn sản
xuất hom giống rất cần thiết để loại bỏ các dạng xấu và phân lập các dòng tốt. Ngày
nay công tác chọn giống đột biến tập trung chủ yếu vào biến đổi kiểu cây, tăng hàm
lượng chất khô và tinh bột. Tác nhân đột biến thường sử dụng là tia X và tia gamma
( Co
60
). Bộ phận xử lí thường dùng là hom cắt, tuy nhiên ngọn, củ và lá đều có thể
xử lí đột biến.
4.1.2. Phương pháp lai
Cũng như các loại cây trồng sinh sản bằng hạt khác, sau khi kỹ thuật cảm ứng
ra hoa ở khoai lang được hoàn thiện vào cuối những năm 30, lai là phương tiện chủ
yếu để tạo ra biến dị di truyền nhờ sự tổ hợp các gen từ các dạng bố mẹ khác nhau.
Phương pháp chủ yếu là lai từng cặp và đa giao rồi thông qua chọn lọc để tập hợp
các tính trạng tốt trong một cá thể hay một nhóm cá thể. Phương pháp lai từng cặp
có hiệu quả đối với chương trình cải tiến ngắn hạn ở một số tính trạng nhất định.
Kỹ thuật đa giao ở khoai lang ban đầu được đề xuất làm phương tiện để tăng
khả năng đậu quả và kết hạt trong quá trình chọn giống, ý tưởng này đã hấp dẫn
nhiều nhà chọn giống. Jones (1965) đã đề xuất một quy trình chọn giống nhằm tăng
khả năng tái tổ hợp và tăng sự biểu hiện của các nhóm gen mới. Kỹ thuật chọn
giống này cho phép nhà chọn giống nâng cao tối đa kết quả chọn lọc thông qua tích
luỹ các gen có lợi mà vẫn duy trì được biến dị di truyền cần thiết cho những thế hệ
chọn lọc sau. Phá vỡ mối liên kết có ý nghĩa rất quan trọng để chuyển các tính trạng
có ích từ các loài có quan hệ họ hàng.

4.1.2.1. Vườn lai:
Các dòng bố mẹ có giá trị chọn giống đã chọn, được trồng trong vườn lai, cách
li với các ruộng khoai có khả năng ra hoa khác. Có thể trồng bố mẹ trong chậu để dễ
quản lí, khử đực và thụ phấn bằng tay khi cần tạo ra những tổ hợp lai nhất định theo
quy hoạch. Cũng có thể trồng ngoài đồng ruộng theo sơ đồ thí nghiệm nhất định và
cho phép thụ phấn tự do nhờ côn trùng sẵn có trong tự nhiên. Tuy nhiên bằng con
đường thụ phấn tự do nhà chọn giống chỉ biết được nguồn mẹ của sản phẩm lai.
Trong điều kiện miền Bắc khoai lang ra hoa vào cuối thu đầu mùa đông, để
đảm bảo đủ số hoa để lai nên trồng bố mẹ từ đầu đến giữa tháng 9. Trồng với
khoảng cách sao cho việc đi lại dễ dàng và thuận tiện, tốt nhất khoảng cách giữa
hàng là 1 - 1,2m và cây cách cây trên hàng 1m, mỗi hốc trồng 2 - 3 hom. Số lần lặp
lại thay đổi tuỳ theo phương thức lai, số bố mẹ và khả năng ra hoa. Tuỳ thuộc số bố
mẹ, vườn đa giao có thể sắp xếp theo kiểu ô vuông la tinh hoặc khối ngẫu nhiên
hoàn toàn. Tại mỗi hốc trồng cắm cọc cao khoảng 2m, đánh dấu số dòng làm bố mẹ,
buộc dây theo cọc để tăng khả năng ra hoa, tạo điều kiện thụ phấn bằng tay hoặc
6
côn trùng. Không nên bón nhiều phân đạm sẽ làm thân lá phát triển mạnh và giảm
khả năng ra hoa. Vườn lai cần được kiểm tra sâu bệnh và phun thuốc kịp thời, đặc
biệt đối với các loài sâu hại hoa. Nên sử dụng các loại thuốc tiếp xúc và phun vào
chiều tối để tránh gây hại cho ong và các loài côn trùng thụ phấn khác.
4.1.2.2. Thụ phấn:
Để tiến hành thụ phấn (bằng tay) có kiểm soát cần tuân thủ 4 bước sau:
- Ngăn ngừa côn trùng thụ phấn trước khi thụ phấn bằng tay.
- Thụ phấn bằng tay.
- Ngăn ngừa côn trùng thụ phấn sau khi thụ phấn bằng tay.
- Ghi nhãn.
Kỹ thuật lai khoai lang rất đơn giản vì hoa và các bộ phận của hoa lớn và dễ
nhận biết. Thời gian khử đực ở cây mẹ và chọn hoa thụ phấn ở cây bố tốt nhất từ 3 -
5 giờ chiều. Để khử đực hoa cái, dùng lưỡi lam chia đôi ống tràng từ trên đỉnh
xuống đáy thành hai phần bằng nhau nhưng không làm tổn thương bầu nhuỵ. Nhẹ

nhàng kéo xuôi từng nửa một để loại bỏ nhị đực. Hoa đã được khử đực có thể cách
li bằng giấy bóng mờ, ống hút bằng nhựa hay bằng giấy. Ống giấy có thể tự làm
được với đường kính 7mm. Cùng thời gian trên dùng kẹp giấy kẹp đầu hoa ở cây
dùng làm bố để ngăn ngừa không cho hoa nở. Thụ phấn được tiến hành vào sáng
hôm sau, trùng với thời điểm nở hoa rộ trong ngày, thường từ 7 - 11 giờ sáng. Ngắt
những hoa được kẹp ở cây bố, nhẹ nhàng mở bao ống cách li ở cây mẹ. Nhấc kẹp ra
khỏi hoa bố, xé xuôi cánh hoa để làm cán và xát bao phấn nhẹ nhàng lên đầu vòi
nhụy của cây mẹ. Sau khi thụ phấn, chụp ống cách li lại, ghi nhãn và buộc vào từng
cuống hoa đã thụ phấn. Để ngăn ngừa tạp phấn mỗi lần thay nguồn bố phải rửa tay
hoặc lau sạch, 2 - 3 ngày sau khi thụ phấn bỏ ống cách li cho bầu phát triển.

4.1.2.3. Thu hoạch và bảo quản hạt:
Hạt chín sau 5 - 6 tuần kể từ khi thụ phấn. Thu hoạch từng quả kèm theo nhãn
khi quả đã ngã màu nâu, cuống quả khô và teo lại, tách hạt trong phòng và có thể
gộp chung hạt chắc của cùng bố mẹ vào cùng một bao và ghi chép số hạt thu được.
Hạt khoai lang duy trì sức sống 20 năm trong điều kiện bảo quản tốt (18
0
C và
độ ẩm không khí 50%) và 5 năm trong bình hút ẩm để trong tủ lạnh. Có thể bảo
quản hạt đơn giản hơn trong bình hút ẩm thuỷ tinh dưới đáy rải một lớp silicagel
hoặc gạo rang.
4.1.2.4. Vườn ươm cây con:
Sau khi đã xử lí phá ngủ hạt, có thể gieo trực tiếp ra vườn ươm đã chuẩn bị
trước. Hạt cũng có thể gieo trong đĩa petri để ở trong phòng và gieo hạt ra vườn
ươm khi hạt vừa nứt nanh. Hạt thường được gieo với khoảng cách hàng cách hàng
30cm, cây cách cây 5cm. Thu hoạch dây khi cây con cho 3 - 5 hom ngọn.
4.1.2.5. Đánh giá và chọn lọc:
Sau khi nhân dòng từ cây con, các dòng được đánh giá và chọn lọc theo
nguyên tắc sàng lọc: số dòng giảm dần, số lần lặp lại và số điểm thí nghiệm lại tăng
lên. Ví dụ, thí nghiệm khảo sát sơ bộ có 1.000 - 5.000 dòng với 5 cây/dòng trong

7
khi đó thí nghiệm so sánh năng suất chỉ 10 - 15 dòng với 20 - 30 cây/dòng và lặp lại
4 lần.
Tính trạng đánh giá chọn lọc phụ thuộc vào mục tiêu của chương trình chọn
giống. Để cung cấp một số ý niệm cơ bản, các chỉ tiêu cần đánh giá ở một số khâu
trình bày trong bảng 2.
4.1.2.6. Phổ biến giống:
Công việc của nhà chọn giống chưa hoàn thành nếu giống mới chưa được phổ
biến cho nông dân. Sau khi chọn lọc dựa vào kết quả khảo nghiệm quốc gia và thí
nghiệm trên đồng ruộng giống mới chính thức được công nhận, đặt tên và phổ biến
cho nông dân. Khâu này đòi hỏi phải nhân giống đủ số lượng và chất lượng để cung
cấp cho nông dân. Hom giống 2,5 tháng tuổi thường là tốt nhất nên phải có kế
hoạch phù hợp với thời vụ trồng. Để nhân giống có thể sử dụng hom cắt hoặc củ
nảy mầm. Một hom giống sau 2,5 tháng thường cho 5 hom mới trong khi đó một củ
có thể sản xuất được khoảng 20 hom. Để duy trì độ thuần giống, khi nhân nên chọn
hom giống cẩn thận và thường xuyên theo dõi để loại bỏ dạng lẫn.
Các tính trạng cần đánh giá ở một số khâu trong quá trình
chọn giống
THÍ NGHIỆM PHƯƠNG THỨC
TRỒNG
TÍNH TRẠNG
Vườn ươm
30 x 15cm
1 cây/dòng
Sinh trưởng, chiều dài thân, đường
kính thân, kiểu cây, màu sắc vỏ củ
và thịt củ.
Thí nghiệm khảo sát
sơ bộ
Ô nhỏ, 3 – 5 cây/ô

Chiều dài thân, đường kính, màu
sắc vỏ củ và thịt củ, năng suất (cao,
trung bình, thấp), chất khô, sâu
bệnh, dạng củ.
Thí nghiệm năng suất 4 lần lặp lại 25 cây/ô
Mức độ sâu hại (sâu hà, đục thân,
virus), chiều dài thân, đường kính
thân, màu sắc vỏ củ và thịt củ,
dạng củ, trọng lượng củ thương
phẩm, trọng lượng củ và số củ
dùng được, hàm lượng chất khô,
chất lượng ăn uống.
Thí nghiệm sản xuất Gieo trồng như điều
kiện sản xuất
Sâu bệnh năng suất, thương phẩm
(trọng lượng, số củ), năng suất củ
dùng được, chất lượng ăn uống: tất
cả được đánh giá và chọn lọc với
sự tham gia của người sản xuất.

4.1.3. Phương pháp chọn lọc chu kì
8
Chọn lọc chu kì là một chương trình chọn giống toàn diện đề cập đến cả hai
vấn đề ngắn hạn và dài hạn. Chọn lọc chu kì tạo ra những quần thể có thể di truyền
rộng và có khả năng duy trì tiến bộ chọn giống thường xuyên và lâu dài. Với mỗi
chu kì chọn lọc quần thể chọn giống được cải tiến, tăng tần số gen có lợi và tăng
xác suất tìm ra các dòng có nhiều tính trạng mong muốn.
Có ba bước trong chương trình chọn tạo bằng chọn lọc chu kì.
- Tạo ra quần thể nền bằng cách chọn các dòng bố mẹ và cho chúng giao phối
với nhau ở mọi tổ hợp có thể.

- Gieo trồng, đánh giá và chọn lọc các dòng hình thành từ hạt, và cho các dòng
giao phối với nhau.
- Đưa nguồn gen mới vào vườn lai nếu có.
Trong chương trình chọn tạo giống bằng phương pháp chọn lọc chu kì việc
làm trước tiên là tạo ra quần thể nền hay còn gọi là quần thể nguồn. Để có một quần
thể nền tốt cần phải khởi đầu bằng nguồn di truyền rộng, bằng cách chọn tối thiểu ít
nhất 20 dòng bố mẹ không có quan hệ họ hàng với nhau và có đủ loại tính trạng.
Giao phối giữa các dòng bố mẹ có thể tiến hành bằng tay, nhưng tốt nhất là áp dụng
kỹ thuật đa giao. Việc chọn lọc các dòng hình thành từ hạt chủ yếu dựa vào sự đánh
giá trên đồng ruộng và số vụ đánh giá phụ thuộc vào nguồn lực cụ thể. Tuy nhiên
trong 2 hay 3 chu kì đầu tiên chỉ nên áp dụng cường độ chọn lọc thấp đến trung
bình tạo điều kiện tối đa cho quá trình tái tổ hợp và tăng dần áp lực chọn lọc ở các
thế hệ sau. Trong các chu kì sau có thể đưa một ít dòng có triển vọng từ các chương
trình chọn phương pháp hay nguồn gen mới vào vườn lai. Quy trình chọn tạo giống
bằng phương pháp chọn lọc chu kì được tổng hợp trong sơ đồ sau.

Sơ đồ Phương pháp chọn lọc chu kì ở khoai lang












CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG


1. NGUỒN GỐC CÂY ĐẬU TƯƠNG
Cây đậu tương (Glycine max L. Merrill) có nguồn gốc ở Trung Quốc, đã được
biết đến cách đây 5.000 năm. Vavilop (1951) đã khẳng định đậu tương có nguồn

Chọn 20 – 30 dòng bố mẹ;
Giao phấn tự do

30 dòng được chọn giao phấn tự do

Tiếp tục khảo nghiệm đưa ra giống mới
Đánh giá các
dòng, chọn lọc
Các dòng được
Nguồn gen
mới
9
gốc ở Trung tâm phát sinh cây trồng Trung Quốc. Fukada (1933); Hymowitz (1970)
đã kết luận: đậu tương xuất hiện đầu tiên ở dạng cây thuần hoá từ 1.100 trước công
nguyên, tại vùng Đông bắc Trung Quốc. Từ phía Bắc Trung Quốc đậu tương phát
triển sang Triều Tiên, Nhật Bản, thế kỉ 17 thâm nhập sang châu Âu.
Ở miền Đông và Nam Trung Quốc, đậu tương truyền lan sang các nước Đông
Nam châu Á. Ngày nay nông dân các nước châu Á coi cây đậu tương là một trong
các cây trồng chính.
Ở Việt Nam đậu tương được trồng đã lâu đời. Từ thế kỉ 13 Lê Quý Đôn đã ghi
chép lại trong sách “Vân đài loại ngữ” đậu tương trồng ở một số tỉnh vùng Đông
Bắc, miền Bắc nước ta. Các sản phẩm chính của đậu tương được nhân dân chế biến
phổ biến là: đậu phụ, chao, tương, dầu, sữa, làm bột trong một số loại thực phẩm và
làm kẹo, bánh…
Đậu tương phân bố rộng, được gieo trồng ở nhiều nước trên thế giới, từ 48 vĩ

độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam. Đậu tương có phản ứng chặt chẽ với độ dài ngày, là cây
ngày ngắn điển hình. Theo phản ứng quang chu kì đậu tương được chia ra 13 nhóm
chín khác nhau. Các nhóm chín sớm thích hợp ngày dài và mùa hè ngắn ở phía nam
Canada và Bắc Mỹ. Nhóm chín muộn thích hợp với ánh sáng ngày ngắn của các
vùng nhiệt đới cận xích đạo.
2. PHÂN LOẠI ĐẬU TƯƠNG
Đậu tương có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 40 thuộc họ Fabaceae, họ phụ
Leguminosae ,Việt Nam thường gọi “đậu tương” hoặc “đậu nành”.
Vấn đề phân loại đậu tương cho đến nay chưa được thống nhất. Các nghiên
cứu gần đây nhất đã đưa ra sự phân loại được nhiều người công nhận là của tác giả:
R.C. Palmer, T.Hymowitz và R.L. Nelson (1996). Theo các tác giả này chi Glycine
Willd là hợp lại từ 2 chi phụ: Glycine và Soja (Moench) F.J. Herm.


Các loài chủ yếu của chi Glycine L (Wild) và sự phân số của chúng
LOÀI 2n SỰ PHÂN BỐ
Chi phụ Glycine
1. G. albicans Tind và Craven
2. G. arenaria Tind
3. G. argyrea Tind
4. G. canescens F.j. Herm
5. G. clandestina Wendl
6. G. curvata Tind
7. G. cyrtoloba Tind
8. G. falcata Benth
9. G. hirticaulis Tind và Craven
10. G. lactovirens Tind và Craven
11. G. latifolia (benth) Newell và
Hymowitz


40
40
40
40
40
40
40
40
40 ;
80
40
40

Australia
Australia
Australia
Australia
Australia
Australia
Australia
Australia
Australia
Australia
Australia
Australia
10
12. G. latrobeana (meissn) Benth
13. G. microphylla (Benth) Tind
14. G. Pindanica Tind và Craven
15. G. tabacina (labill) Benth

16. G. tomentella Hayata

Chi phụ Soja (Moench) F.J. Herm
17. G. Soja Sieb và Zucc

18. G.max (L) merrill
40
40
40
40
40 ;
80
38 ;
40
78 ;
80

40

40
Australia
Australia
Australia
Australia, các đảo Nam Thái Bình
Dương
Australia, Papua New, Guinea
Australia, Philippin, Đài Loan

Trung Quốc, Nga, Đài Loan, Nhật
Bản, Triều Tiên - đậu t ương dại.

Đậu t ương trồng hiện nay trên thế
giới có ở nhiều nước.

- Chi phụ: Glycine:
Các loài trong chi phụ Glycine hầu hết là những cây lưu niệm, hoang dại cổ
xưa, được tìm thấy ở Australia, các đảo phía nam Thái Bình Dương, Philippin, Đài
Loan và Đông Nam Trung Quốc. Các loài này không có trong nền nông nghiệp
thâm canh, trừ loài Glycine Canescens F.J. Herm có giá trị trồng làm cỏ khô, dự trữ
thức ăn cho gia súc. Tất cả các loài trong chi phụ này có các bộ gen có thể là nhị
bội, tứ bội và có các dạng lệnh bội (40; 80; 38; 78). Lai giữa các loài trong chi phụ
này rất khó khăn, ít có kết quả. Bằng cách sử dụng nuôi cấy In vitro ở giai đoạn tiền
phôi, có thể thu được một số quả chín khi lai giữa các loài nhị bội của chi phụ này
với loài Glycine max. Một số tổ hợp lai giữa G.max với loại tứ bội là loài G.max
với loại tứ bội là loài G.tomentella có thể thu được hạt lai và cây F
1
, nhưng cây F
1

bất dục.
- Chi phụ Soja (Moench) F.J. Herm
Chi phụ Soja bao gồm loài G.Soja Sieb và Zucc và loài G.max là loài đậu
tương trồng, có ý nghĩa kinh tế và quan trọng nhất. Khi lai trong loài G.max có thể
thu được kết quả trong các tổ hợp lai. Loài G.max là loại cây thân thảo hàng năm,
chưa bao giờ tìm thấy trong trạng thái hoang dại, được gieo trồng ở nhiều nước trên
thế giới.
Loài G. Soja Sieb và Zucc cũng thuộc loại cây thân thảo hàng năm, dạng cây
bò leo với các lá kép có 3 thuỳ nhỏ và hẹp. Hoa tím, hạt nhỏ, cứng tròn có màu đen,
nâu tối. Mọc hoang dại ở các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc Trung Quốc, Liên Xô (cũ),
Triều Tiên, Nhật Bản.
Cả 2 loài G. max và G. Soja và Zucc đều có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 40.

3. ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN SINH SẢN CỦA CÂY ĐẬU TƯƠNG
Đậu tương thường ra hoa sau khi gieo trồng từ 25 – 35 ngày đối với các giống
ngắn ngày chín sớm, các giống chín muộn từ 40 – 50 ngày. Thời gian ra hoa còn tuỳ
thuộc các vụ trong năm. Hoa đậu tương có các màu chủ yếu: tím, hồng, trắng. Các
11
hoa được mọc ra ở nách lá, đầu cành, đầu thân, mỗi cụm hoa có thể từ 3 - 35 hoa.
Hoa đậu tương thường nở vào buổi sáng từ 8 - 9 giờ đến 11 - 12 giờ. Nhiệt độ thuận
lợi cho nở hoa, tung phấn và thụ tinh là 25
0
- 28
0
C, độ ẩm không khí 75 - 80%.
Hoa đậu tương có kích thước rất bé, chiều dài từ 5 - 7mm. Một hoa bình
thường bao gồm các bộ phận: đài hoa hình ống, 5 cánh hoa trong đó có 1 cánh rộng
nhất gọi là cánh cờ, 2 cánh bên và 2 cánh thìa, 2 bó nhị đực dính liền nhau và 1 nhị
đực tách rời, tạo thành 1 hình ống bao quanh nhị cái. Bầu nhụy cái hơi cong về phía
nhị đực tách rời, đỉnh của bầu nhụy là một cụm vòi nhụy. Với cấu tạo hoa như vậy,
đảm bảo cho sự tự thụ phấn của cây đậu tương.
Số quả hạt trên chùm thay đổi từ 2 đến 20 quả và có thể có đến 400 quả/cây.
Quả đậu tương chứa từ 1 đến 5 hạt, thông thường từ 2 đến 3 hạt trên quả. Màu sắc
quả khi non thường có màu xanh, khi chín màu vàng, nâu, xám hoặc đen.
Hình dạng hạt đậu tương có thể hình gần tròn, ovan, dẹt. Màu hạt: vàng, xanh,
đen, nâu. Cấu tạo hạt: bao gồm vỏ hạt, rốn hạt, phôi mầm, nội nhũ. Khối lượng
1.000 hạt thay đổi từ 45g đến 50g. Đậu tương rau yêu cầu khối lượng 1000 hạt từ
300 - 500g.
Đậu tương là cây tự thụ phấn điển hình, tỉ lệ giao phấn tự nhiên từ 0,5 – 1%.
Vào thời gian thụ phấn bó các nhị đực kéo dài ra giống như 1 cái chuông bao quanh
nhụy. Các hạt phấn rơi trực tiếp trên nuốm nhụy, vì thế tỉ lệ tự thụ rất cao. Thời gian
từ khi thụ phấn đến thụ tinh vào khoảng 8 – 10 giờ. Sự tự thụ phấn có thể xảy ra
trước ngày hoa nở ở bên trong nụ hoa. Vì thế ngày hoa nở đầy đủ là ngày thụ tinh

hoặc sau khi thụ tinh.
4. PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG
4.1. Mục đích chung của chọn tạo giống đậu tương
- Năng suất cao, thời gian chín phù hợp cho từng vùng, vụ khác nhau.
- Khả năng chống chịu sâu bệnh, tính chống đổ, chống tách vỏ, chống chịu với
điều kiện môi trường không thuận lợi.
- Khả năng tổng hợp nitơ, thành phần và chất lượng hạt. Ngoài ra trong các
điều kiện cụ thể cho từng khu vực sinh thái và các mục đích sử dụng riêng biệt.
4.2. Thu thập đánh giá nguồn gen
Bằng cách thu thập nguồn gen của các vùng sinh thái khác nhau ở trong và
ngoài nước, có thể là các loài hoang dại, các dòng mới chọn tạo, các giống bao gồm
các kiểu gen khác nhau, có thể thu được các nguồn gen quý như khả năng chống
chịu sâu bệnh.
Các vật liệu từ giống địa phương và nhập nội đều là nguồn gen quý. Sau khi
đánh giá, trồng thủ trong sản xuất, có thể phát triển thành giống tốt.
Khi nghiên cứu đánh giá nguồn gen trên đồng ruộng cần chú ý một số vấn đề
sau: thí nghiệm tập đoàn không cần nhắc lại, cứ sau 10 mẫu giống gieo kèm 1 hoặc
2 đối chứng. Diện tích 1 ô từ 2 - 3m
2
, gieo 2 hàng, khoảng 50cm x 12,5cm, 1 hốc để
2 cây cố định. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
12
- Các chỉ tiêu đánh giá như: màu sắc thân, mầm hoa, lá, vỏ quả, vỏ hạt, rốn hạt,
hình dạng lá, mức độ phát triển lông trên lá. Các chỉ tiêu này sử dụng thang điểm từ
1 đến 7 để đánh giá.
Về khả năng chống chịu sâu bệnh, tính chống đổ, chống tách vỏ, chịu nóng,
chịu lạnh và chịu hạn… Căn cứ vào % và diện tích cây bị hại để cho điểm khi đánh
giá.
Sau khi nghiên cứu, đánh giá nguồn gen, có thể chọn lọc ra các dòng có triển
vọng, phát triển thành giống tốt hoặc có thể dùng làm các dạng bố mẹ trong tổ hợp

lai.
4.3. Phương pháp lai hữu tính đối với đậu tương
Về nguyên tắc và kỹ thuật lai được sử dụng tương tự như các cây tự thụ phấn
khác. Nhưng ở cây đậu tương khi lai, thường số hạt lai thu được không nhiều. Vì
thế trong kỹ thuật lai hữu tính cần chú ý một số điểm sau:
4.3.1. Chọn cây bố mẹ
Các dòng, giống sử dụng làm bố mẹ được tiến hành gieo trồng trên đồng ruộng
tránh đất đai bị nhiễm bệnh, chủ động tưới tiêu, không để cỏ dại, tạo mọi điều kiện
chăm sóc cho các cây sinh trưởng phát triển tốt. Cũng có thể chọn lọc các dạng làm
bố mẹ ngay trong vườn đánh giá nguồn gen. Để biết có thu được hạt lai thực hay
không, khi chọn các dạng làm bố mẹ nên sử dụng cây có hoa tím lai với cây hoa
trắng, dạng thân sinh trưởng hữu hạn với dạng thân sinh trưởng vô hạn. Đến thời kì
ra hoa tiến hành chọn lọc các cây sinh trưởng khoẻ, không bị bệnh, thân to có nhiều
hoa để làm cây mẹ hoặc lấy phấn làm bố cho tổ hợp lai.
4.3.2. Khử đực và thụ phấn
Chọn các chùm hoa trên thân chính, nên tỉa bớt các hoa không cần thiết.
- Các hoa chọn để khử đực phải là hoa phát triển bình thường, hoàn toàn chưa
nở, các tràng hoa mới nhú lên khỏi đài hoa, chưa nhìn rõ các cánh hoa một cách rõ
ràng.
- Khử đực: dùng panh, nhẹ nhàng tách các tràng hoa, sau đó gắp toàn bộ các
nhị đực ra ngoài (cụm 9 nhị đực và 1 nhị đực tách rời thường thấp hơn). Tránh làm
tổn thương bầu nhụy cái.
Thụ phấn: lấy 1 – 2 bao phấn của cây dùng làm bố, đặt vào hoa cái đã khử đực.
Sau khi thụ phấn có thể dùng 1 – 2 lá chét ở gần hoa lai để bao cách li hoa đã lai.
Bằng cách này cũng làm tăng tỉ lệ đậu hạt so với khi lai xong không bao.
Phấn hoa của cây bố có thể bảo quản trong bình hút ẩm ở điều kiện bình
thường để sử dụng trong ngày. Tuy nhiên sau khi khử đực cần tiến hành thụ phấn
ngay là tốt nhất. Thời gian khử đực và thụ phấn được tiến hành trong buổi sáng từ 8
- 11 giờ.
4.4. Phương pháp xử lý đột biến đối với đậu tương

Đậu tương là cây mang lại nhiều kết quả trong xử lí đột biến cảm ứng để tạo ra
các giống và nguồn vật liệu mới.
Sử dụng các tác nhân gây đột biến đậu tương đã đem lại kết quả ở một số nước
trên thế giới và Việt Nam. Thái Lan sử dụng chương trình đột biến để tạo giống đậu
13
tương có khả năng chống bệnh rỉ sắt. Xử lí phối hợp tia  và EMS (Ethylmethane
Sulphonate) đã làm tăng năng suất 6%, tăng hàm lượng protein 2,5% và chín sớm
hơn giống không xử lí 30 ngày (Mekhan jiew, 1981).
Các giống đậu tương của Việt Nam đã được các cơ quan nghiên cứu trong
nước chọn tạo ra bằng phương pháp xử lí đột biến như: DT84, DT90, DT95 và
M103.
Các tác nhân gây đột biến thường sử dụng cho chọn tạo giống đậu tương là tia
 nguồn Co
60
. liều lượng với hạt khô là 18 – 20Krad. Các chất đột biến hoá học có
hiệu quả cao, thuộc nhóm Alkyl, nồng độ thường từ 0,001% đến 0,4%. Ngoài ra các
azide cũng có hiệu quả gây đột biến ở đậu tương.
- Bộ phận xử lí: hạt khô, hạt ướt (đã ngâm nước từ 2 – 3 giờ), hạt nảy mầm, xử
lí khi ra hoa.
- Thời gian xử lí đột biến hoá học từ 3 – 16 giờ tuỳ thuộc vào vật liệu và chất
đột biến. Xử lí trong điều kiện pH = 3, nhiệt độ từ 25 – 35
o
C.
Chú ý mẫu hạt xử lí phải đúng giống và có độ nảy mầm cao (trên 70% cho nảy
mầm), sức sống hạt giống tốt. Sau khi xử lí hoá chất rửa sạch hạt bằng nước lã
nhiều lần, gieo trong điều kiện đất ẩm.
4.5. Phương pháp chọn lọc đối với đậu tương
Về cơ bản các phương pháp chọn lọc đối với cây đậu tương được sử dụng
tương tự như các cây tự thụ phấn khác. Tuy nhiên các phương pháp hay dùng cho
các thế hệ lai hữu tính là: phương pháp chọn lọc 1 hạt (Single – Seed descent),

phương pháp chọn lọc phả hệ (Pedigree). Chọn lọc đối với các giống địa phương,
quần thể tự nhiên, các giống mới đã phát triển trong sản xuất để duy trì quần thể. Có
thể sử dụng phương pháp chọn lọc hỗn hợp hoặc chọn lọc cá thể một lần hay nhiều
lần.
Trong phương pháp phả hệ (Pedigree) ở thế hệ F
2
đơn vị đánh giá là từng cây,
sau khi đánh giá, chọn lọc phải thu hoạch, bảo quản riêng. Thế hệ F
3
nếu có các
dòng thể hiện, khả năng chống đổ và chống bệnh tốt có thể thu hoạch cả dòng. Thế
hệ F
4
đơn vị chọn lọc là dòng, các dòng tốt được thu hoạch và bảo quản riêng, loại
bỏ các dòng xấu. Thế hệ F
5
, sơ bộ đánh giá các dòng tốt, có thể bố trí 2 – 3 lần
nhắc lại, diện tích ô từ 2 – 3m
2
, có đối chứng để chọn ra các dòng triển vọng. So
sánh các dòng tốt đã chọn ở F
5
. Thí nghiệm ở 4 lần nhắc lại, diện tích ô từ 5 –
10m
2
. Các chỉ tiêu nông sinh học được đánh giá đầy đủ. Thí nghiệm được lặp lại 2
– 3 vụ, nhằm chọn ra dòng tốt nhất đưa đi khảo nghiệm giống Nhà nước.
Đối với phương pháp chọn lọc 1 hạt chú ý ở thế hệ F
2
vào thời kì chín ngọn

ngẫu nhiên ở tất cả các cây, mỗi cây 1 quả 3 hạt (trường hợp cây không có quả 3
hạt, có thể ngẫu nhiên 2 quả, loại bỏ bớt số hạt, chỉ giữ lại 1 mẫu 3 hạt).
Ưu điểm của phương pháp 1 hạt: giảm bớt được diện tích gieo trồng và giảm
khối lượng công việc mà vẫn giữ được các biến dị di truyền.
Nhược điểm: có thể bỏ sót một số kiểu gen tốt trong quá trình chọn lọc, nếu
như một mẫu hạt nào đó bị chết đi trong các thế hệ đầu. Ngược lại có những kiểu
14
gen không mong muốn nhưng vẫn giữ lại thế hệ F
4
hoặc F
6
, đáng lẽ phải loại từ thế
hệ F
2
. Thời gian chọn tạo giống lâu, phải chờ đến F
6
.
Ngoài các phương pháp cơ bản đã trình bày ở trên. Vấn đề ưu thế lai ở cây đậu
tương cũng được một số tác giả nêu ra, nhờ phát hiện ra hiện tượng bất dục đực ở
cây đậu tương do 1 cặp gen lặn ms
1
s
1
. Song vấn đề sản xuất hạt lai để phát triển các
giống đậu tương ưu thế lai có nhiều khó khăn, cho đến nay chưa được áp dụng rộng
rãi.
Trong cải tiến quần thể nhằm làm tăng năng suất và tăng hàm lượng protein
người ta đã sử dụng hiện tượng bất dục đực vào chọn lọc chu kì, với mục đích tái tổ
hợp gen được tăng lên và sẽ thu được nguồn gen phong phú.
5. KỸ THUẬT SẢN XUẤT HẠT GIỐNG ĐẬU TƯƠNG

Vật liệu khởi đầu cho sản xuất giống có thể là hạt giống tác giả, hạt giống lấy
từ cơ sở sản xuất. Sản xuất giống được tiến hành qua các giai đoạn sau:
- Năm thứ 1 (vụ thứ 1): gieo vật liệu khởi đầu với số lượng cây để sau này khi
chọn phải được 2.000 – 3.000 cây mới đảm bảo độ di truyền không bị thu hẹp.
Thông thường phải có từ 3 – 4kg hạt gieo ở vụ thứ 1. Tiến hành chọn lọc các cây
sinh trưởng phát triển tốt, đúng với nguyên bản của giống định sản xuất. Quan sát
và chọn lọc vào 2 thời kì: khi ra hoa và chín trước khi thu hoạch, dựa vào các đặc
điểm chính như: dạng cây, dạng lá, màu sắc lá, hoa, vỏ quả, vỏ hạt, rốn hạt, hình
dạng và kích cỡ hạt. Thời gian ra hoa và thời gian chín. Các cá thể chọn được thu
hoạch và bảo quản riêng, tránh mất sức nảy mầm.
- Năm thứ 2 (vụ thứ 2): mỗi cây chọn được từ vụ một đều được lấy ra 20 hạt
đem gieo. Sau mỗi nhóm 9 cá thể gieo kèm 1 giống đối chứng. Chọn thời vụ tốt
nhất để gieo, tất cả các cá thể đã chọn ở vụ thứ 1 được gieo hết, các ô đất có chiều
ngang từ 1 - 2m, chiều dài 30 - 50m. Mật độ gieo 300.000 cây/ha. Tiến hành chọn
lọc các cá thể tốt đúng nguyên bản, thu hoạch đập hạt và tập trung lại bảo quản để
gieo vào vụ tới.
- Năm thứ 3 (vụ thứ 3): Toàn bộ hạt thu được ở vụ thứ 2 đem gieo ở mật độ
350.000 - 400.000 cây/ha, tiến hành chọn lọc loại bỏ các cây không đúng nguyên
bản, các cây bị bệnh vào thời kì ra hoa và chín trước thu hoạch. Hạt thu được ở vụ
này là hạt của thế hệ 1 siêu nguyên chủng.
- Năm thứ 4 (vụ thứ 4): Sản xuất hạt siêu nguyên chủng. Thực chất để tăng số
lượng hạt siêu nguyên chủng, vì toàn bộ hạt đã giữ lại ở vụ thứ 3 được gieo hết, các
tiêu chuẩn chọn lọc và loại thải giống vụ 3.
- Năm thứ 5 (vụ thứ 5): Sản xuất hạt nguyên chủng: Các tiêu chuẩn chọn lọc và
loại thải các cá thể ra khỏi quần thể tương tự vụ 4, nhưng bên cạnh ruộng sản xuất
hạt nguyên chủng phải gieo đối chứng lấy từ vụ thứ 1 và 1 giống đối chứng là giống
hiện đang phổ biến tại địa phương để đánh giá.
Nhân hạt giống xác nhận thường qua 2 vụ, nhân tại các cơ sở Nhà nước, đến
năm thứ 3 nhân lớn ở các cơ sở sản xuất để cung cấp số lượng hạt giống để cung
cấp cho đại trà. Hạt giống các cấp phải được đối chiều đúng tiêu chuẩn Nhà nước

quy định.
15
Các ruộng sản xuất giống được gieo trồng cách li với các giống khác ít nhất 3m.
16
CHỌN TẠO GIỐNG MÍA

1. NGUỒN GỐC CÂY MÍA
Cây mía có nguồn gốc ở nam Thái Bình Dương, vùng quần đảo Ghinê. Có thể
cây mía xuất hiện từ hàng vạn năm về trước, khi quần đảo Á – Úc còn dính liền.
Người ta đã tìm thấy những loài dại thuộc chi Saccharum phân bố rộng khắp ở Ấn
Độ, Trung Quốc, các quần đảo ở nam Thái Bình Dương (Philippin, Indonesia,
Australia).
Ở Trung Quốc và Ấn Độ, nghề trồng mía làm đường có cách đây hơn 2.000
năm. Từ hai nước này, nghề trồng mía được phổ biến rộng khắp vùng Đông Nam Á
và Nam Á (Philippin, Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam…). Cũng từ Ấn Độ, nghề này
được truyền qua phía Tây tới Iran, Ai Cập, Tây Ban Nha, Italia… Các nước vùng
Địa Trung Hải trồng mía khoảng đầu thế kỷ XIII.
Năm 1490, Cristop Colombo đưa mía sang châu Mỹ và tại đây, chúng được
phát triển mạnh ở Trung và Nam Mỹ (Cu Ba, Mexico, Braxin, Pêru…).
Ngày nay, mía được trồng rộng rãi ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới khắp các
châu lục với sản lượng đường đạt trên 80 triệu tấn/ năm chiếm 60 – 70% tổng sản
lượng đường trên thế giới (đường củ cải 30 – 35%).
2. PHÂN LOẠI MÍA
Mía thuộc họ Gramineae (hoà thảo), họ phụ Andropogoneae, tộc
Saccharinnae, chi Saccharum. Chi Saccharum có 10 loài, trong đó chủ yếu có 3 loài
mía trồng và 2 loài dại.
2.1. Các loài mía trồng
2.1.1. Loài Saccharum officinarum L (1753) (mía nhiệt đới, mía quý)
Là loài mía trồng chính, vì vậy tên Saccharum officinarum.L được dùng để chỉ
chung cho các loài mía trồng.

Loài mía này thích hợp vùng nhiệt đới. Đặc điểm chính là: cây to, thịt mềm,
nhiều nước, tỉ lệ đường cao. Nhược điểm chính: tính kháng bệnh thấp. Các giống
địa phương của nước ta thuộc loài S. officinarum có mía voi, mía đỏ, mía tím, mía
mưng…



2.1.2. Loài Saccharum sinense Roxb, Emend, Jesw (1819) (mía Trung Quốc)
Thân nhỏ, lóng hình thót, lá mía hẹp, mềm rủ. Chín sớm, đẻ khoẻ, để gốc tốt.
Loài này phân bố chủ yếu ở vùng nam Trung Quốc, bắc Việt Nam. Các giống mía
Gie của ta thuộc loài này.
2.1.3. Loài Saccharum barberi Jesw (1925) (mía Ấn Độ)
Thích hợp điều kiện á nhiệt đới. Thân nhỏ, lóng hình trụ, tỉ lệ xơ cao. Đặc tính
nông học có lợi là sức sống khoẻ, đẻ khoẻ, bộ rễ phát triển mạnh, chịu hạn tốt,
kháng được nhiều loại sâu bệnh.
2.2. Các loài mía dại

×