Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

đề tài tín dụng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.84 KB, 38 trang )

Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU
Trong thời đại nền kinh tế thị trường trở thành một nền kinh tế của toàn
cầu thì doanh nghiệp là một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế, là nơi quyết định
về các quá trình sản xuất được đưa ra. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp
phải sử dụng các đầu vào để sản xuất ra đầu ra (sản phẩm, dịch vụ). Tại sao các
doanh nghiệp lại cần vay vốn trong quá trình kinh doanh? Thứ nhất, quá trình kinh
doanh đòi hỏi phải có khoảng cách thời gian từ khi mua nguyên liệu để đưa vào
Thực hiện: Nhóm 12 1
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
sản xuất cho đến khi bán được sản phẩm và thu tiền bán hàng. Trong trường hợp
này doanh nghiệp cần vốn ngắn hạn để mua nguyên vật liệu và đáp ứng các chi
dùng thường ngày khác. Thứ hai, doanh nghiệp cần đầu tư mua sắm máy móc để
mở rộng qui mô sản xuất. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần các nguồn vốn
dài hạn hơn để có thời gian thu hồi vốn. Trong trường hợp các nguồn vốn nội tại
của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu (ngắn và dài hạn) thì doanh
nghiệp cần vay vốn từ bên ngoài. Nhưng trong tình hình nền kinh tế thế giới và
trong nước vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, vấn đề tiếp cận nguồn vốn
vay từ các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp bị hạn chế. Mặc dù Nhà nước chủ
trương kiềm chế lãi suất, nhưng lãi suất hiện nay vẫn ở mức cao nên tình hình vay
vốn ngân hàng của doanh nghiệp từ đầu năm 2010 tới nay rất khó khăn. Doanh
nghiệp hiện tại vẫn phải vay vốn với lãi suất từ 14% một năm trở lên. Đây là một
gánh nặng, vì các chính sách mà Chính phủ đã ban hành trong năm 2009 nhằm hỗ
trợ doanh nghiệp, như hỗ trợ 4% lãi suất, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm
50% thuế suất thuế giá trị gia tăng,…đã hết hạn từ cuối năm 2009. Theo tổng kết
sơ bộ 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy, số doanh nghiệp tiếp cận vốn vay chưa tới
50% số hồ sơ mà các doanh nghiệp có nhu cầu vay. Do đó, việc tiếp cận nguồn tín
dụng thương mại được các nhà kinh doanh quan tâm nhiều hơn. quan hệ tín dụng
thương mại được hình thành trong điều kiện thành phẩm của doanh nghiệp thừa


vốn là nguyên, nhiên, vật liệu của doanh nghiệp thiếu vốn, nếu quan hệ mua bán
chịu được thực hiện trong một thời hạn nhất định thì cả hai đều có lợi. Vì có sự
khác biệt về chu kỳ sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp, nên việc thừa vốn
ở doanh nghiệp này và thiếu vốn ở doanh nghiệp khác là hiện tượng phổ biến và có
tính tất yếu.
Thực hiện: Nhóm 12 2
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG
THƯƠNG MẠI
I. TÍN DỤNG
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế
hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín
dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã.
Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan
hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay
mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay
mượn bằng tiền tệ.
Cho vay, còn gọi là tín dụng, là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người
cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển
giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời
gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã
vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi.
II. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình
thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất -
kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa. Hành
vi mua bán chịu hàng hóa được xem là hình thức tín dụng - người bán chuyển
giao cho người mua quyền sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định,
Thực hiện: Nhóm 12 3

Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
và khi đến thời hạn đã được thỏa thuận, người mua phải hoàn lại vốn cho
người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu.
2. Phân loại tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là loại tín dụng rất phổ biến trong tín dụng quốc tế, là
loại tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp cấp cho nhau vay, không có sự tham
gia của ngân hàng hoặc cũng có thể hiểu là loại tín dụng được cấp bằng hàng
hóa dịch vụ chứ không phải bằng tiền. Có ba loại tín dụng thương mại
a. Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu (gọi là tín dụng xuất khẩu) :
Là loại tín dụng do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hóa. Tím dụng xuất khẩu được cấp dưới hình thức chấp nhận hối
phiếu và mở tài khoản.
- Cấp tín dụng bằng chấp nhận hối phiếu tức là thương nhân nhập khẩu ký
chấp nhận trả tiền vào hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để nhận bộ chứng từ
hàng hóa thông qua ngân hàng hoặc người xuất khẩu gửi trực tiếp cho họ. Thời
hạn của loại tín dụng này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên bán và mua.
Tuy nhiên để phòng tránh rủi ro, luật các nước thường can thiệp bằng cách định ra
thời hạn cho loại tín dụng này. Ví dụ, luật nước Anh, Pháp quy định thời hạn từ 30
đến 90 ngày, luật Mỹ là 180 ngày, luật Nhật Bản quy định từ 180 đến 360 ngày.
- Cấp tín dụng bằng cách mở tài khoản tức là thương nhân xuất khẩu và
thương nhân nhập khẩu ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó qui
định quyền của bên bán được mở một tài khoản để ghi nợ bên mua sau mỗi
chuyến giao hàng mà bên bán đã thực hiện. Sau từng thời gian nhất định, người
mua sẽ phải thanh toán số nợ đó bằng chuyển tiền, chuyển Séc hoặc bằng Kỳ
phiếu trả tiền ngay.
b. Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu (gọi là tín dụng nhập khẩu):
Thực hiện: Nhóm 12 4
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
Là loại tín dụng do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu để nhập hàng
thuận lợi. Hình thức tồn tại của loại tín dụng nay là tiền ứng trước để nhập hàng.

Việc ứng tiền trước có tính chất khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nếu
người xuất khẩu thiếu vốn do phải thực hiện các hợp đồng xuất khẩu có kim
ngạch lớn thì tiền ứng trước mang tính chất tín dụng; còn ngược lại, nếu
người xuất khẩu không tin vào khả năng thực hiện hợp đồng của người nhập
khẩu mà bắt phải đặt cọc cho việc giao hàng, tiền ứng trước mang tính chất là
vật đảm bảo thực hiện hợp đồng. Khoản tiền ứng trước được hoàn trả bằng cách
khấu trừ dần vào số tiền hàng theo tỷ lệ cố định hoặc theo tỷ lệ tăng dần hoặc chỉ
một lần vào chuyến hàng giao cuối cùng.
c. Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu :
Các ngân hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho
các nhà xuất nhập khẩu mà thông qua nhà môi giới, loại hình này sử dụng rộng
rãi ở các nước Anh, Đức, Bỉ và Hà Lan. Người môi giới là các công ty lớn, có vốn
vay được từ các ngân hàng, hình thức cấp tín dụng rất đa dạng. Ví dụ cấp cho nhà
xuất khẩu gồm cho vay không phải cầm cố hàng hóa, cho vay cầm cố chứng từ
hàng hóa, cho vay chiết khấu hối phiếu, Mọi tín dụng của người môi giới đều
là tín dụng ngắn hạn.
3. Đặc điểm của tín dụng thương mại
- Vốn cho vay theo tín dụng thuơng mại là hàng hoá hay một bộ phận của vốn
sản xuất chuẩn bị chuyển hoá thành tiền, chưa phải là tiền nhàn rỗi.
• Người cho vay (chủ nợ) và ngừoi đi vay (con nợ) đều là những doanh
nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá.
• Khối luợng tín dụng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng giá trị của khối
luợng hàng hoá đuợc đưa ra mua bán chịu.
Thực hiện: Nhóm 12 5
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
-Một điều khoản tín dụng thương mại mà các doanh nghiệp thường thỏa thuận
khi sử dụng hình thức tín dụng này là: “2/10 Net 30” có nghĩa là nếu trả tiền mặt
trong vòng 10 ngày kể từ khi mua hàng, người mua sẽ được chiết khấu 2%
trên giá cả hàng bán, người mua sẽ phải trả toàn bộ giá bán sau 10 ngày và
được trả chậm trong vòng 30 ngày.

- Để đảm bảo người mua chịu trả nợ đúng hạn, bên cạnh sự tin tưởng, người
bán chịu còn đòi hỏi phải có một chứng cứ pháp lý, đó chính là tờ giấy chứng
nhận quan hệ mua bán chịu nêu trên, tờ giấy chứng nhận này có thể do chủ nợ lập
để đòi tiền, hoặc do con nợ lập để cam kết trả tiền, nó được gọi là “kỳ phiếu
thương mại” hay “thương phiếu”. Vì vậy, thương phiếu ra đời trên cơ sở quan
hệ mua bán chịu giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Trong quá trình phát triển,
thương phiếu dần dần biến đổi tính chất, từ một giấy chứng nhận nợ thông thường
trở thành một công cụ lưu thông tín dụng có thể thực hiện được chức năng phương
tiện lưu thông và phương tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt trong nền kinh tế.
4. Công cụ lưu thông của tín dụng thương mại
Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là giấy nhận
nợ, được gọi là kỳ phiếu thương mại hay gọi tắt là thương phiếu. Thương phiếu
là chứng chỉ có giá ghi nhận yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không
điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.
a. Phân loại thương phiếu
Dựa trên cơ sở người lập:
- Thương phiếu do người mua chịu lập ra gọi là lệnh phiếu.
- Thương phiếu do người bán chịu lập ra gọi là hối phiếu.
Dựa trên phương thức ký chuyển nhượng:
- Thương phiếu vô danh: là loại thương phiếu không ghi tên người thụ hưởng,
có thể chuyển nhượng nhưng tính rủi ro cao.
Thực hiện: Nhóm 12 6
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
- Thương phiếu đích danh: là loại thương phiếu có ghi tên người thụ hưởng,
an toàn nhưng không chuyển nhượng được.
- Thương phiếu ký danh: là loại thương phiếu có ghi tên người thụ hưởng,
nhưng trong thời gian chưa đến hạn thanh toán người ta vẫn có thể chuyển nhượng
bằng cách ký hậu.
b. Phân biệt “lệnh phiếu” và “hối phiếu”
- Hối phiếu (Bill of exchange-là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện dưới dạng

văn bản), tôi ký phát một hối phiếu yêu cầu bạn khi nhìn thấy hối phiếu hoặc sau 1
thời hạn nhất định sau khi nhìn thấy hối phiếu phải trả cho tôi một khoản tiền nào
đó vô điều kiện (thường thì nó được hình thành trong thanh toán quốc tế chẳng
hạn như tôi chuyển 1 lượng hàng hóa cho khách hàng và đồng thời tôi ký phát một
hối phiếu thông qua ngân hàng thu hộ của tôi tại nước ngoài sẽ giúp tôi nhận hàng
và yêu cầu khách hàng của tôi phải ký chấp nhận thanh toán vào mặt trước của hối
phiếu khi đó tờ hối phiếu chính thức có hiệu lực và ngân hàng thu hộ mới chính
thức giao hàng cho khách hàng của tôi).
Hối phiếu là quyền nằm trong tương lai, hối phiếu là hối thúc người khác thanh
toán nợ trong tương lai. Đến hẹn mà không thanh toán thì sẽ chịu phạt bằng lãi
xuất ngân hàng. Hối phiếu là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Hối phiếu
có mệnh giá và có thể chuyền tay nhau cho đến ngày đáo hạn.
Thực hiện: Nhóm 12 7
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
- Lệnh phiếu (Promissory notes-là giấy nhận nợ vô điều kiên) chẳng hạn tôi
là 1 khách hàng của bạn nhưng do khó khăn hay bạn muốn tạo cho tôi thuận lợi về
vốn khi tôi gặp khó khăn bằng cách bán chịu hàng hóa khi đó tôi sẽ ký phát một
lệnh phiếu nhận nợ vô điều kiện một khoản tiền nào đó và trả vào một thời điểm
nào đó và trao cho bạn khi đó tôi sẽ nhận được hàng hóa tôi cần với sự giúp đỡ
của bạn bằng hình thức mua chịu).
Lệnh phiếu là quyền có sẵn ở hiện tại, ra lệnh cho ai đó phải thanh toán tiền
cho mình hoặc cho bên thứ ba. Thường thì lệnh phiếu được làm với ngân hàng
mình có tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng phải thanh toán tiền cho ai đó hoặc cho
chính mình, hay ủy nhiệm chi.
Một số điểm khác nhau giữa hối phiếu và lệnh phiếu:
+ Hối phiếu do chủ nợ lập, còn lệnh phiếu do người thiếu nợ lập.
+ Hối phiếu thông thường có 3 người quan hệ với nhau: Người phát hành hối
phiếu (người phát lệnh), người trả tiền theo hối phiếu (người thu lệnh) và người
hưởng thụ.
+ Còn lệnh phiếu thường có 2 người liên hệ: người phát lệnh phiếu và người

hưởng thụ.
Thực hiện: Nhóm 12 8
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
+ Hối phiếu thường gồm hai bản, lệnh phiếu chỉ có một bản chính do con nợ
phát ra để chuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó.
c. Tính chất của thương phiếu:
- Tính trừu tượng: Trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát
sinh khoản nợ mà chỉ ghi các thông tin về số tiền phải trả, thời hạn trả tiền và
người trả tiền.
- Tính bắt buộc: Qui định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ
hưởng đúng hạn, không được phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền.
- Tính lưu thông: Thương phiếu được chuyển nhượng từ người thụ hưởng
sang người khác bằng phương pháp ký hậu, nó có thể chuyển hoá ra tiền khi mang
đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. Tính chất này khiến thương phiếu trở
thành một loại phương tiện thanh toán thay cho tiền trong thời gian hiệu lực và
mệnh giá thương phiếu.
d. Pháp luật về thương phiếu
Pháp luật về thương phiếu thương mại xuất hiện từ lâu (khoảng cuối thế kỷ XI
đầu thế kỷ XII) ở các nước Phương Tây, đáp ứng các yêu cầu tất yếu, khách quan
từ hoạt thương mại. Và ngày nay, thương phiếu được xem là một công cụ tín
dụng, một phương tiện thanh toán hữu hiệu trong hoạt động thương mại.
Xuất phát từ vai trò kinh tế của thương phiếu, các nước đã chú trọng xây dựng
một cách có hệ thống và tương đối cụ thể các quy phạm pháp luật nhằm tạo môi
trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của thương phiếu. không chỉ dừng lại ở hệ
thống pháp luật trong nước, trên phương diện quốc tế, pháp luật thương mại quốc
tế cũng đòi hỏi phải có sự thống nhất về luật pháp liên quan đến thương phiếu,
trong chừng mực có thể đạt được, để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của thương
nhân cũng như để bảo đảm một cách hữu hiệu sự tồn tại và hoạt động của thương
Thực hiện: Nhóm 12 9
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ

phiếu. Điển hình là Công ước Geneve ngày 7 tháng 6 năm 1930 về hối phiếu và
lệnh phiếu đã được ký kết.
Từ đó đến nay, pháp luật thương mại quốc tế đã có rất nhiều các văn bản điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thương phiếu. Hơn nữa, điều
này nhằm đáp ứng với tình hình phát triển kinh tế thế giới nói chung.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ áp dụng cơ chế tập trung, bao cấp. Nhà nước can
thiệp rất sâu trong hoạt động kinh tế. Các tổ chức kinh tế, công dân chưa được tự
do kinh doanh: pháp luật kinh doanh nói chung cũng như pháp luật thương mại
chưa được chú trọng. Điều này chỉ thật sự được đổi mới và phát triển từ khi Đảng
và Nhà nước chuyển hướng phát triển nền kinh tế nước ta theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong hoàn cảng đó, thương phiếu và pháp luật thương phiếu chỉ được đề cập
trong những năm gần đây: Luật Thương Mại 1997. Pháp lệnh Thương phiếu
được UBTVQH thông qua ngày 24/12/1999, có hiệu lực từ ngày 01/07/2000,
và Nghị định số 32/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/07/2001 (gọi tắt là NĐ 32)
hướng dẫn chi tiết thi hành pháp lệnh thương phiếu. Tuy nhiên, những văn bản
pháp luật vừa nêu vẫn được coi là chưa đủ để có một mội trường pháp lý thuận
tiện cho thương phiếu hoạt động
5. Vai trò của tín dụng thuơng mại
- Đối với doanh nghiệp:
+ Tín dụng thuơng mại là kênh tài trợ vốn thuận tiện cho doanh nghiệp trong
điều kiện tài chính hiện tại. Trong thực tế, do có sự khác biêt về chu kỳ sản xuất –
kinh doanh giữa các doanh nghiêp, việc thừa vốn ở doanh nghiệp này và thiều
vốn ở doanh nghiệp kia là hiện tượng phổ biến và có tính tất yếu. Trong điều kịên
thành phầm của doanh nghiệp thừa vốn lại là nguyên, nhiên, vật liệu của doanh
nghiệp thiếu vốn, nếu quan hệ mua bán chịu đuợc thực hiện trong một thời hạn
Thực hiện: Nhóm 12 10
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
nhất định thì cả hai đều có lợi. Đó chính là quan hệ tín dụng thuơng mại. so với
những điều kiện ràng buộc của các kênh tài trợ từ việc phát hành cổ phiếu, trái

phiếu và vay ngân hàng thì nguồn tài trợ thông qua chiếm dụng vốn của đối tác
đuợc doanh nghiệp khia thác triệt để do những nguyên nhân sau:
• Quan hệ tín dụng thuơng mại chủ yếu dựa trên cơ sở tín chấp, không co
những ràng buộc về tài sản thế chấp cho khoản tín dụng mà doanh
nghiệp đuơc thụ huởng ngoài việc thực hiện đúng với cam kết thanh
toán cho nhà cung ứng.
• “Nguời cho vay” – nhà cung ứng thuờng không yêu cầu doanh nghiệp
xuất trình phuơng án sản xuất kinh doanh hay chứng minh tính minh
bạch của báo cáo tài chính mà chỉ cần doanh nghiệp thực hiện đúng
cam kết doanh số hai bên đã thoả thuận.
• Trong quan hệ mua bán chịu, ngừoi mua thuờng có nhiềi lợi thế hi7n
nguời bán do sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng, từ đó doanh nghịêp
có nhiều cơ hội đàm phán các điều khoản tín dụng thuơng mại có lợi
hơn cho mình, cụ thể như đê nghị ngày công nợ lâu hơn hay hạn mức
mnợ lớn hơn.
• Có đuợc tín dụng thuơng mại từ nàhcung ứng, doanh nghiệp sẽ có
nguồn đầu vào ổn định để hoạch định những kế hoạch sản xuất, kinh
doanh dài hạn của đơn vị mình. Hơn nữa, những đối tác lâu dài với nhà
cung ứng còn đuợc hỗ trợ tư vấn thêm về kỹ thuật sản phẩm, đào toạ kỹ
năng bán hàng cho nhân viên và đuợc cung cấp những thông tin thị
trờng giúp doanh nghiệp có thể ứn phó truớc những biến động của
ngành mà có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
+ Đưa hàng hoá ra thị trờng nhanh hơn, hạn chế các rủi ro giảm giá do tồn kho
lâu ngày.
+ Phát triển hệ thống khách hàng trung thành và giao dịch thuờng xuyên.
Thực hiện: Nhóm 12 11
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
+ Gia tăng doanh sô bán và chiếm lĩnh một khu vực thị trờung nào đó.
- Đối với xã hội:
+ Tín dụng thuơng mại góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

hông qua việc mua bán chịu, tín dụng thưong mại tài trợ nguồn vốn lưu động cho
các doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
+ Tín dụng thuơng mại góp phần làm phong phú nguồn hàng hoá trên thị
truờng, bằng việc cấp hạn mức tín dụng cho các kênh phân phối, đại lí của các nhà
sản xuất đã đưa hàng hoá tới tay ngừoi tiêu dùng nhanh hơn và đáp ứng tốt hơn
nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
+ Tín dụng thuơng mại còn góp phẩn ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm
cho xã hội. nền kinh tế phát triển với hệ thống các nhà phân phối hoạt động hiệu
quả sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội.\
6. Ưu - nhược điểm của tín dụng thương mại
a. Trong nước
Ưu điểm:
- Tín dụng thương mại góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hóa, làm cho chu kỳ sản xuất rút ngắn lại.
- Tín dụng thương mại tham gia vào quá trình điều tiết vốn giữa các doanh
nghiệp một cách trực tiếp mà không thông qua bất kỳ cơ quan trung gian nào.
Thực hiện: Nhóm 12 12
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
- Tín dụng thương mại được cấp giữa các doanh nghiệp quen biết, uy tín nên
có lợi thế là thủ tục nhanh, gọn, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và góp phần đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.
- Tín dụng thương mại góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu
thông, làm giảm chi phí lưu thông xã hội.
- Tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp
vụ chiết khấu, bảo lãnh và thu hộ thương phiếu, sẽ giúp ngân hàng tăng thu nhập
nhưng ít rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Trong trường hợp người đi vay vốn ngân hàng nhận nợ bằng lệnh phiếu, khi
cần thiết, ngân hàng có thể bán khoản nợ này để thu nợ trước hạn bằng cách
chuyển nhượng lệnh phiếu cho ngân hàng khác. Đây là một giải pháp chứng khoán
hoá các khoản cho vay của ngân hàng.

- Tín dụng thương mại tạo ra thương phiếu bổ sung hàng hoá cho thị trường
mở, tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương thực hiện tốt công tác điều hoà khối
tiền trong lưu thông.
- Tạo thuận lợi với doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên với nhà cung cấp.
Nhược điểm
- Về quy mô: lượng giá trị cho vay bị hạn chế do tín dụng thương mại được
cấp bằng hàng hoá nên doanh nghiệp cho vay chỉ có thể cung cấp được cho một số
doanh nghiệp nhất định - những doanh nghiệp cần đúng thứ hàng hoá đó để phục vụ
sản xuất hoặc bán ra. Hơn nữa, Tín dụng thương mại là do các nhà doanh nghiệp
cung cấp và họ chỉ cung cấp với khả năng giới hạn của họ. Nếu người đi vay có nhu
cầu cao hơn thì người cho vay không thể đáp ứng được.
Thực hiện: Nhóm 12 13
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
- Về phạm vi : Phạm vi hẹp, chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp, hơn nữa là chỉ
thực hiện được giữa các doanh nghiệp quen biết, tín nhiệm lẫn nhau và chỉ đầu tư
một chiều, không có quan hệ cho vay ngược lại.
- Về thời gian : thời hạn tín dụng ngắn thường là dưới 1 năm, điều kiện kinh
doanh và chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp có thể không phù hợp nhau, do vậy
khi thời gian mà doanh nghiệp cho vay muốn cung cấp không phù hợp với nhu cầu
của doanh nghiệp cần đi vay thì tín dụng thương mại không thể xảy ra.
- Là loại tín dụng không có đảm bảo nên rủi ro dễ phát sinh.
- Do tính trừu tượng của thương phiếu, sẽ dẫn đến tình trạng hai doanh nghiệp
thông đồng nhau lập ra thương phiếu khống (thương phiếu không phát sinh từ quan
hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. Chính điều
này đã làm cho cơ sở đảm bảo của thương phiếu là tín dụng hàng hoá không thể tồn
tại, số tiền cho vay được ngân hàng phát ra không có cơ sở đảm bảo.
- Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ thương phiếu (Người bán chịu hàng hoá,
người được chuyển nhượng thương phiếu, ngân hàng bảo lãnh…) chưa thật sự có
lòng tin đối với thương phiếu và khả năng chuyển hoá ra.
- Pháp lệnh thương phiếu vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên tính khả thi

vẫn còn kém.
b. Quốc tế:
Ưu điểm:
- Đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội khi mà các nguồn
vốn trong nước còn hạn chế.
- Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế một cách nhanh chóng
- Mở rộng quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới
Nhược điểm:
Thực hiện: Nhóm 12 14
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
- Tín dụng quốc tế có rủi ro do bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá hối
đoái quốc tế.
Thực hiện: Nhóm 12 15
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
CHƯƠNG II. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÍN DỤNG
THƯƠNG MẠI
Bất cứ khi nào một công ty mua hàng từ nhà cung cấp và được quyền trả
chậm hơn thời điểm mua hàng thì khi đó họ được cấp tín dụng thương mại. Nói
chung, tín dụng thương mại là nguồn tài trợ ngắn hạn phổ biến và quan trọng nhất
đối với các công ty. Các doanh nghiệp càng nhỏ thì càng phụ thuộc nhiều vào tín
dụng thương mại để tài trợ cho hoạt động vì họ gặp khó khăn hơn trong việc huy
động vốn từ ngân hàng hay các nhà cho vay khác trên thị trường tài chính.
Hồ sơ ghi chép tín dụng thương mại của bạn là cách chủ yếu mà các công ty
đánh giá xem liệu có nên hợp tác làm ăn với bạn không, và theo phương thức nào.
Các công ty dựa vào mức độ giá trị tín dụng thương mại của công ty bạn để đưa ra
những quyết định chắc chắn, bao gồm việc:
• Có nên bán cho bạn không?
• Có nên cho bạn vay không?
• Bạn có đủ vững chắc để làm đối tác không?
• Có nên cho bạn thuê những thiết bị cần thiết để phát triển kinh doanh không?

• Có nên tăng những khoản nợ tín dụng của bạn không?
• Có nên giúp bạn tiêu thụ hàng tồn kho với giá cả cạnh tranh?
• Có nên giúp bạn tiêu thụ hàng tồn kho với giá cả cạnh tranh?
• Bạn có chiếm ưu thế so với những công ty có sức cạnh tranh trong thị trường
của bạn không?
Thực hiện: Nhóm 12 16
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
Tín dụng thương mại bao gồm rất nhiều dữ liệu miêu tả về việc kinh doanh
của bạn, ví dụ như ngày bắt đầu, các kỹ năng và kinh nghiệm của ban lãnh đạo, số
nhân viên và doanh số bán hàng hàng năm. Loại thông tin này được liệt kê trong hồ
sơ tín dụng thương mại của bạn, cùng với điểm số và tỷ lệ mà bắt nguồn từ những
hành vi trong công việc kinh doanh trước đây của bạn để tiên đoán việc kinh doanh
trong tương lai. Ví dụ, khả năng và sự sẵn sàng thanh toán hoá đơn đúng thời hạn của
bạn trong quá khứ được nhìn nhận là khả năng và việc bạn thanh toán đúng thời hạn
là rất có thể xảy ra trong tương lai.
Tín dụng thương mại là một nguồn tài trợ tự nhiên, nghĩa là nó tự động tăng
lên qua các giao dịch kinh doanh thông thường.
I. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TIN DỤNG THUƠNG MẠI
Quan hệ tín dụng thuơng mại đuợc hoạt động trên các nguyên tắc sau:
- Quan hệ tín dụng thuơng mại là quan hệ mua bán chịu hàng hoá dựa trên sự
tin tuờng và tín nhiệm.
- Tín dụng thuơng mại hoạt động trên cơ sở phân tán rủi ro và phân loại khách
hàng theo nhu cầu phát triển.
- Đối tuợng giao dịch là hàng hoá, nguyên vật liệu.
- Giá trị hoàn trả sau thời gian đuợc phép trả chậm thông thuờng bằng đúng
giá trị ban đầu lúc mua bán.
Thông thuờng quy trình cấp tín dụng có các buớc sau:
Buớc 1: thẩm định năng lực tài chính, kinh doanh của khách hàng và khả
năng phát triển của khách hàng mới thành khách hàng tiềm năng.
Buớc 2: theo dõi lịch sử giao dịch mua bán qua một thời gian nhất định.

Buớc 3: đánh giá kế hoạch cam kết doanh số của khách hàng với nhà cung
cấp.
Buớc 4: quyết đinh cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng.
Thực hiện: Nhóm 12 17
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
II. CHI PHÍ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI
Trong truờng hợp giá mua chịu và giá mua trả tiền ngay có sự chênh lệch,
thuờng là chênh lệch của việc phải chịu giá cao hơn thì cho phí tín dụng thuơng mại
chính là chênh lệch giữa giá bán chịu và giá trả tiền ngay.
Thông thuờng càc nhà cung cấp thuờng kèm theo các điều kiện chiết khấu để
khuyến khích khách hàng sớm trả tiền. ví dụ một giao dịch tín dụng thuơng mại có
quy định điều kiện chiết khấu “2/15 net 40” trên hoá đơn, có nghĩa là nguời bán sẽ
chiết khấu 2% trên giá trị của hoá đơn mua hàng nếu nguời mua trả tiền trong 15
ngày kể từ ngày giao hàng. ngừoi mua sẽ phải trả toàn bộ giá bán rong 15 ngày và
đuợc trả chậm trong 40 ngày.
Trong truờng hợp này, chi phí của tín dụng thuơng mại là chi phí mà khi
nguời mua không thanh toán đuợc tiền trong thời hạn đuợc huởng chiết khấu. trong
trùơng hợp này đã mất khoản chiết khấu mà có thể coi là chi phí cơ hội mà doanh
nghiệp phải trả để đựoc sử dụng khoản tiền mua hàng trong thời gian kể từ sau ngày
đuợc huởng chiết khấu. chi phí này tính cho 1 năm, có thể đuợc tính như sau:
Tỷ lệ chi phí = x
trong đó: i - tỷ lệ chiết khấu
n - số ngày mua chịu
t - thời gian huởng chiết khấu (ngày)
Như vậy, Chi phí tín dụng thuơng mại là những chi phí, phí tổn khi thực
hiện chính sách tín dụng và chấp nhận tín dụng. Chi phí của tín dụng thương mại
được xác định bằng công thức:
ví dụ: tín dụng thuơng mại với điều kiện “3/10 net 45”, ta có:
tỷ lệ chiết khấu i=3%
số này mua chịu n=45 (ngày)

thởi gian huởng chiết khấu t=10 (ngày)
Thực hiện: Nhóm 12 18
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
do vậy: tỷ lệ chi phí/năm = 31,8%/năm
III. QUẢN TRỊ TÍN DỤNG THUƠNG MẠI
Tín dụng thuơng mại là nguồn tài chính ngắn hạn rất quan trọng và thuờng
chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản lưu động của các doanh nghiệp thuơng mại. do
vậy, việc quản trị tín dụng thuơng mại các doanh nghiệp thuờng tập trung vào các
vấn đề sau:
Điều kiện bán hàng
- Các công cụ tín dụng thưong mại
- Phân tích tín dụng
- Quyết định tín dụng
- Chính sách thu nợ
1. Điều kiện bán hàng
Không phải lúc nào các thuơng vụ cũng đều liên quan đén tín dụng mà nó tuỳ
thuộc vào các quan hệ thuơng mại, loại sản phẩm, nhu cầu thu hồi vốn nhanh hay các
yêu cầu về quy cách sản phẩm của nguời mua mà nguời bán có các điều kiện bán
hàng tuơng ứng, chẳng hạn như:
- Nếu doanh nghiệp sản xuất theo quy cách do khách hàng yêu cầu hay đòi hỏi
chi phí giao hàng lớn, có thể doanh nghiệp yêu cầu nguời mua ứng tiền mặt truớc khi
giao hàng.
- Nếu là những khách hàng không giao dịch thuờng xuyên, thì điều kiện bán
hàng là thu tiền ngay khi giao hàng.
- Nếu sản phẩm có giá trị cao và thời gian sản xúât dài ngày thì doanh nghiệp
có thể đặt điều kiện bán hàng là thanh toán theo tiến độ công việc khi sản xuất sản
phẩm.
- Nếu doanh nghiệp có nhu cầu quay vòng vốn nhanh cũng như khuyến khích
khách hàng thanh toán trứoc hạn, tuỳ theo nhu cầu đặc điểm của từng doanh nghiệp,
Thực hiện: Nhóm 12 19

Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
các điều kiện sau đây đuợc dùng khá phổ biến:
+ Điều kiện “r/n net 30” (đã nêu ở trên).
+ điều kiện “r/n EOM net 60”: thích hợp với các khách hàng có mua hàng
thừơng xuyên và đều đặn hàng tháng. giải thích như sau, nếu khách hàng đực phép
thanh toán sau 60 ngày kể từ ngày lập hoá đơn nhưng thanh toán truớc hạn trong
vòng n ngày cuối tháng thì đực huờng khoản chiết khấu hay giảm giá do thanh toán
truớc hạn là r%. với điều khoản thanh toán này giúp cho doanh nghiệp có thể thu hồi
phần lớn các khoản nợ vào cuối tháng.
Khi xem xét để quyết định điều kiện bán hàng như thế nào là phù hợp nhất
cho từng khách hàng, doanh nghiệp thuờng cân nhắc các vấn đề sau:
• Công việc làm ăn của khách hàng có độ rủi ro cao hay thấp
• Khách hàng có giao dịch thuờng xuyên và ổn định với doanh
nghiệp hay không? mức độ đ1ong góp doanh số của họ như thế
nào đối với doanh nghiệp?
• Khả năng thanh toán của khách hàng lớn hay nhỏ, đúng hạn
hay thuờng quá hạn?
• Khách hàng có cần nhiều thời gian để xác minh chất luợng
hàng hoá hay không?
• Hàng hoá chúng ta đang bán đuợc đánh giá như thế nào trên thị
truờng.
IV. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THUƠNG MẠI
Tín dụng thuơng mại có thể hình thành một yếu tố quan trọng trong chính
sách giá cả cuả các doanh nghiệp. nhà cung cấp có thể áp cụng chính sách tín
dụng cho tất cả các khách hàng nhưng có thể gia hạn tín dụng cho khách hàng
bằng cách cho phép họ trả tiền sau ngày đến hạn. Đây là một hình thức tiếp cận
linh hoạt và khôn ngoan về chính sách phân biệt giá nhờ đó mà những nhà cung
cấp có thể tạo cho mình một chính sách giá linh hoạt hơn đối thủ cạnh tranh mà
Thực hiện: Nhóm 12 20
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ

không sợ bị trả đũa và giúp hạn chế sự chiến tranh về giá. Đây là cách tiếp cận
phù hợp khi mà các đối thủ cạnh tranh trên thị truờng có sức mạnh trong canh
tranh về giá.
Các lý thuyết tài chính cho rằng các doanh nghiệp phải đầu tư vào tín dụng
thuơng mại nếu giá trị hiện tại ròng của lợi nhuận mà doanh nghiệp có đuợc lớn hơn
so với chi phí đầu tư vào khoản phải thu. Tuy nhiên trong thực tế thì việc đánh giá
này là rất khó khăn.
Các quyết định về tín dụng thuơng mại cũng có thể đuợc nhìn nhận trên quan
đuểm dài hạn, nó vuợt ra ngoài các con số trên bảng cân đối kế toán. Nó giúp nhà
cung cấptìm cách thiết lập mối quan hệ kinh doanh lâu dài với khách hàng ngay sau
khi giao dịch lần đầu thông qua một chính sách tín dụng hợp lí, linh hoạt. đấy có thể
xem như một chiến luợc đầu tư tìm cách giữ chân khách hàng và tạo ra một cơ sở
khách hàng ổn định hơn.
1. Đạt đuợc những thông tin giá trị từ đối tác tín dụng thuơng mại
Cung cấp tín dụng thuơng mại cho khách hàng tạo ra các thông tin có giá trị
cho các doanh nghiệp, ví dụ như những khách hàng từ chối các khoản chiết khấu
cũng có nhiều khả năng sẽ gặo vấn đề về lưu luợng tiền mặt và đòi hỏi cần phải giám
sát chặt chẽ các khách hàng này.
Vì người bán thuờng xuyên theo dõi nguời mua, có mối quan hệ trong ngành,
liên tục giám sát và đánh giá quá trình thanh toán của khách hàng. Quan trọng hơn là
những thông tinnày là một phần tất yếu trong quan hệ mua bán nên không cần phải
tốn chi phí để có đuợc thông tin. nguời mua chịu lệ thuộc vào hệ thống cung cấp của
nguời bán nên tất yếu chịu sự kiểm soát của nguời bán một cách tự nguyện. nguời
bán tránh đuợc rủi ro do nhận tiền mặt thuờng xuyên, tăng hiệu quả quản lí bằng
cách sử dụng lao động chuyên môn hoá, thu thập thông tin về uy tín của nguời mua
trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Duy trì lợi thế cạnh tranh và nâng cao hình ảnh công ty
Thực hiện: Nhóm 12 21
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
Trong các ngành có tính cạnh tranh cao, các điều khoản thanh toán không phù

hợp đuợc đưa ra bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau có thể giảm giá trị cổ đông. Các
công ty có một chính sách tín dụng linh hoạt sẽ có khả năng kỉêm soát nợ xấu
1

những khoản phải thu hiện hành giúp duy trì khả năng linh hoạt về tài chính, tối ưu
hoá tài sản của công ty.
Tín dụng thưong mại cung cấp một cơ hội để nâng cao hình ảnh của công ty,
xây dựng uy tín và cải thiện lòng trung thành của khách hàng.
3. Tín dụng thuơng mại làm tăng giá trị cổ đông.
Nhiều doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các công ty đuợc niêm yết, xác định giá
trị cổ đông là mục tiêu chính của họ, tập trung vào cực đại hoá dòng ngân lưu
2
dài
hạn cho mỗi đơn vị kinh doanh trong công ty. Một phuơng pháp then chốt phân tích
các giá trị của cổ đông là phuơng pháp định giá hay cụ thể là giá trị hiện tại ròng.
Phuơng pháp này quan tâm tới thời điểm xuất hiện các dòng tiền và giá trị hiện tại
của chúng, do đó việc đưa ra các quyết định sẽ có tác động làm tối đa hoá giá trị vốn
chủ sở hữu. bằng cách này, nó cung cấp một khuôn khổ cho việc liên kết các quyết
định quản lí và chiến luợc để tạo ra giá trị. đặc biệt ưu điểm của nó là giúp các nhà
quản lí tập trung vào các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng hoặc điều khiển giá trị.
4. Các định chuẩn tín dụng
Là các quy định áp dụng nhằm xác định khách hàng nào thanh toán tín
dụng đều đặn và số luợng tín dụng chấp thuận cho từng loại khách hàng. việc quy
định các định chuẩn tín dụng ngầm yêu cầu một sự đánh giá chất luợng tín dụng
1 Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 của
Ngân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4
(nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).” Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi
và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các ngân hàng thương
mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
2 Dòng ngân lưu là toàn bộ những khoản thu chi bằng tiền mặt. Những khoản không thu chi bằng tiền như

khấu hao, thuế trì hoãn thì ko được đưa vào.
Thực hiện: Nhóm 12 22
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
mà ta có thể hiểu trong ngôn ngữ ngành là khả năng không thanh toán đuợc của
khách hàng.
Một số biện pháp để đo luợng chất luợng tìn dụng:
• Phuơng pháp chuẩn đoán “5Cs”
Là phuơng pháp truyền thống đuợc sử dụng để đánh giá chât luợng tín dụng,
bao gồm.
o Tư cách tín dụng (Character): là thái độ tự giác đối với việc thanh toán
nợ của khách hàng.
o Khả năng thanh toán (Capacity): là chủ htể coi xét khả năng thanh toán
nợ của khách hàng.
o Vốn (capital): là thuớc đo một điều kiện tài chính của doanh nghiệp.
o Vật thế chấp (Collateral): liên quan đến tài sản mà khách hàng có thể
thế chấp để đảm bảo cho món nợ của mình.
o Điều kiện kinh tế (Condition): liên quan đến sự phát triển nền kinh tế
nói chung và mức độ phát triển của từng vùng địa lý hay kinh tế nói
riêng có ảnh huởng đến việc thanh toán của khách hàng đối với món nợ
của nó.
• Phuơng pháp thống kê: thuờng đuợc áp dụng rộ rãi trong đánh giá
chất luợng tín dụng của khách hàng. Phuơng pháp này dựa trên các số
liệu thống kê về thanh toán của từng cá nhân khách hàng để phân tích
và đánh giá khách hàng.
• Các nguồn thông tin tín dụng: có 2 nuồn thông tin tín dụng quan
trọng là:
o Thông tin từ các hiệp hội tín dụng
o Nguồn thông toin bên ngoài có thể có đuợc tứ các báo cáo tín
dụng của chi nhánh với các thông tin về thu hồi tín dụng và nó
đuợc bán để lấy tiền hoa hồng.

Tiêu chuẩn tín dụng có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp.
Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách tín dụng, trong khi công ty không phản
Thực hiện: Nhóm 12 23
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
ứng lại điều này, thì nổ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì tín dụng là
yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu. Công ty xem xét một số
mô hình ra quyết định trong quản trị các khoản phải thu:
5. T h ờ

i

h ạ

n
tín dụng

Thời hạn bán hàng chỉ độ dài thời gian mà tín dụng đuợc mở cho 1 khách
hàng và tỉ lệ chiết khấu nếu họ trả sớm. Về cỏ bản có những điều khoản bán hàng
như sau:
 Không cấp tín dụng: là thanh toán tiền mặt lúc giao hàng, nguời bàn không
mở tín dụng.
 Thời hạn tín dụng: khi mở rộng tín dụng, nguời bán xác định cụ thể thời gian
tối đa mà khách hàng phải thanh toán.
 Chiết khấu tiền mặt: ngoài việc mở rộng tín dụng, công ty có thể đưa ra chiết
khấu tiền mặt nếu hoá đơn đuợc thanh toán trong thời kì đầu của thời hạn bán
hàng. Chiết khấu tiền mặt là sự giảm giá cho những người mua nào thanh
toán sớm. Một ví dụ tiêu biểu: Nếu người bán ghi là “2/10 net 30” có nghĩa
việc thanh toán được kéo dài trong vòng 30 ngày, nhưng người mua có thể
được lợi 2% trên giá nếu thanh toán hóa đơn trong vòng 10 ngày. Những chiết
khấu này khá phổ biến và phục vụ cho mục đích cải thiện tính thanh

khoản của người bán và làm bớt phí tổn thu nợ cũng như lượng nợ khó đòi.
(Lưu ý rằng chiết khấu tiền mặt khác với chiết khấu thuơng mại
3
và chiết khấu
theo số luợng
4
.)
 Bán hàng tín dụng theo mùa: nếu sản phẩm của công ty có tính chất mùa vụ,
họ có thể áp dụng ngày mùa để chiết khấu. Với chính sách chiết khấu theo
mùa, công ty thuyết phục khách hàng mua hàng sớm hơn, tiết kiệm chi phí lưu
3 Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng
mua hàng với khối lượng lớn.
4 Chiết khấu số lượng là sự giảm giá cho những người mua nhiều. Chiết khấu này phải được áp dụng
cho mọi khách hàng nhằm khích lệ họ mua nhiều nhờ đó giảm được nhiều phí tổn và tăng được tổng lợi
nhuận của công ty.
Thực hiện: Nhóm 12 24
Đề tài: Tín dụng thương mại Việt Nam Môn: Nhập môn Tài chính tiền tệ
kho và đồng thời lại tăng khả năng “giữ khách hàng”.
Thời hạn tín dụng chịu ảnh huởng bởi các yếu tố:
• tính chất kinh tế của sản phẩm
• tình trạng của nguời bán
• tình trạng của người mua
• giảm giá hàng bán
6. Chiết khấu bán hàng (chiết khấu nhờ trả sớm)
Chiết khấu nhờ trả truớc đuợc áp dụng để tăng tốc độ thu hồi khoản phải thu
và giảm đầu tư vào khoản phải thu và các chi phí liên quan. Bù lại các khoản tiết
kiệm hay lợi ích này, công ty phải mất đi chi phí chiết khấu trên phần doanh thu của
các hoá đơn. Tỷ lệ chiết khấu tối ưu sẽ đực hình thành tại điểm mà chi phí biên và lợi
nhuận biên cân bằng nhau.
7. Chính sách thu nợ

Chính sách thu hổi nợ liên quan đến các thủ tục mà công ty sử dụng để thu hồi
các khoản nợ quá hạn. các thủ tục này bao gồm các hoạt động như gửi thư đến cho
khách hàng, điển thoại, hỏi thăm và cuối cùng là các hoạt động mang tính luật pháp.
một trong những biến số cơ bản nhất của chính sách này chính là số tiền chi cho các
thủ tục thu hồi.
V. RỦI RO
Doanh nghiệp gặp rủi ro hoạt động là hiện tuợng kinh tế khách quan trong
kinh tế thị truờng, hậu quả của nó là sự xung đột lợi ích của các chủ thể khác nhau
tham gia vào các quan hệ kinh tế. bên cạnh đó rủi ro sẽ dẫn đến doanh nghiệp mất
khả năng thanh toán, gây nên xung đột lợi ích của nhà đầu tư, người lao động và
ảnh huởng tới phát triển kinh tế xã hội. rủi ro tín dụng xuất hiện khi doanh nghiệp
không có khả năng thanh toán các khoản nợ đên hạn. nhận biết những dấu hiệu này
là cần thiết cho công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiêp đồng thời cung cấp
thông tin cảnh báo với các nhà đầu tư và chủ nợ.
Thực hiện: Nhóm 12 25

×