PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây cao su là một cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, được
trồng chủ yếu ở vùng xích đạo có tên khoa học là “Hevea” sản phẩm chính
của nó là nhựa mủ cao su tự nhiên được sử dụng cho nhiều ngành sản xuất kể
cả công nghiệp nặng và công nghiệp hàng tiêu dùng. Nước ta nằm trong khu
vực khí hậu nhiệt đới, có điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trường và
phát triển của cây cao su. Với lợi thế này Việt Nam đã trở thành nhà xuất
khẩu cao su thiên nhiên đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Trong năm 2008, Việt
Nam đã xuất khẩu gần 900 ngàn tấn cao su thiên nhiên với giá xuất khẩu
khoảng 2.000USD cho một tấn, thu về một khoản ngoại tệ khoảng 2 tỷ
đô la Mỹ. Đến năm 2010 ngành sản xuất cao su thiên nhiên đạt mức tăng
trưởng vào khoảng 13,4% . Kể từ năm 1897, thời điểm cây cao su được đưa
vào trồng ở Việt Nam, đến nay đã hơn 100 năm. Đầu tiên được trồng ở
Quảng Bình, Kom Tum nhưng với qui mô nhỏ sau đó được trồng rộng ra ở
Phủ Quỳ Ngệ An, Đắc Lắc và Lâm Đồng…
Nông trường Tây Hiếu II nằm trên địa bàn xã Nghĩa Hiếu, huyện
Nghĩa Đàn nằm về phía tây bắc Nghệ An có nhiều tiềm năng để phát triển
cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày trong đó có cây cao su. Là loại cây
công nghiệp dài ngày, đồng thời cũng là cây lâm nghiệp, cây cao su ngoài giá
trị kinh tế cao, còn là loại cây bảo vệ và chống xói mòn đất. Cũng là loại cây
dễ trồng, đầu tư chủ yếu một lần và thời gian thu hoạch kéo dài trên 30 năm.
Đât trồng cao su phải là đất có tầng canh tác dày để kéo dài được thời gian
khai thác mủ. Đây là điều kiện tiên quyết để cây cao su phát triển mạnh mà
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất đỏ Nghĩa Đàn. Trong thời kì hiện
nay khi nên kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập vào tổ chức thương mại thế
giới WTO, đặt ra cho nền nông nghiệp nước ta nói chung và ngành sản xuất
1
cao su nói riêng nhiều cơ hội và thách thức. Hiện nay, vấn đề đặt ra cho các
hộ ở nông trường là làm sao để nâng cao năng suất cũng như chất lượng cao
su nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Vì vậy chúng tối tiến hành nghiên cứu
đề tài: “ Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cao su ở Nông
Trường Tây Hiếu II “
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sản xuất cao su ở nông trường Tây Hiếu 2, phân
tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cao su, từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cao su
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề
nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản xuất cao su.
- Đánh giá thực trạng sản xuất cao su của các hộ ở nông trường Tây
Hiếu 2
- Tìm ra những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất cao su ở nông
trường
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cao su của nông trường
Tây Hiếu 2.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản
xuất cao su.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ trồng cao su ở nông trường Tây Hiếu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: Đề tài được nghiên cứu ở nông trường Tây Hiếu 2
nằm trên địa bàn xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Giới hạn về thời gian: đề tài được nghiên cứu từ ngày 20 tháng 1 năm
2011 đến ngày 26 tháng 5 năm 2011.
2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm,định nghĩa
- Năng suất; Năng suất cây trồng
Năng suất là mối quan hệ giữa sản lượng của một đơn vị kinh tế và các
đầu vào được sử dụng để sản xuất ra sản lượng đó.
3
Năng suất cây trồng là sản lượng sản phẩm chính của một loại cây
trồng thu hoạch được bình quân trên một đơn vị diện tích gieo trồng trong
một vụ hoặc một năm. Năng suất cây trồng là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp
của ngành trồng trọt. Năng suất cao hay thấp chẳng những ảnh hưởng đến
sản lượng mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của trồng trọt. Năng suất là
yếu tố quan trọng của quá trình tăng trưởng kinh tế, đặc biệt khi nền kinh tế
đang chuyển sang giai đoạn phát triển chiều sâu.
Năng suất = Sản lượng / Diện tích
Năng suất và sản lượng cây trồng: Sản lượng cây trồng có hai chỉ tiêu
là sản lượng ngoài đồng ( hay sản lượng tại gốc ) và sản lượng thực thu. Chỉ
tiêu năng suất tính theo sản lượng ngoài đồng phản ánh khả năng của đất đai
và trình độ kỹ thuật canh tác. Năng suất tính theo sản lượng thực thu phản
ánh kết quả sản xuất và làm căn cứ tính toán cân đối sản phẩm.
Năng suất và diện tích: Diện tích có hai chỉ tiêu là diện tích gieo trồng
và diện tích thu hoạch. Nếu tính theo diện tích gieo trồng thì nó phản ánh
đúng kết quả phấn đấu nâng cao năng suất trên toàn bộ diện tích. Còn tính
theo diện tích thu hoạch thì chỉ tiêu năng suất và sản lượng phản ánh được
khả năng của đất đai và kỹ thuật canh tác.
- Sản lượng cây trồng là toàn bộ sản phẩm chính của một loại cây trồng thu
được trên toàn bộ diện tích gieo trồng của cây trồng đó trong một vụ hoặc cả
năm.
Sản lượng cây trồng là chỉ tiêu số lượng tổng hợp của ngành trồng
trọt. sản lượng cây trồng có mối quan hệ chặt chẽ với năng suất.
Sản lượng = Năng suất x Diện tích
- Diện tích gieo trồng; diện tích canh tác.
4
Diện tích canh tác: là diện tích đất thường xuyên được cày bừa, cuốc,
xới để gieo trồng các cây trồng hàng năm.
Diện tích gieo trồng là diện tích trên đó có gieo cấy một loại cây trồng
nào đó trong một vụ hoặc một năm đối với cây trồng hàng năm. Còn đối với
cây lâu năm- cây được trồng một lần và sử dụng trong nhiều năm, diện tích
này được gọi là diện tích trồng cây lâu năm.
Trên cùng một diện tích có thể gieo trồng một hoặc hai loại cây trồng
đồng thời trong một vụ, vì thế trong một năm thông thường diện tích gieo
trồng lớn hơn diện tích canh tác.
- Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội phản ánh mặt chất
lượng của hoạt động kinh tế và đặc trưng của mọi hình thái kinh tế - xã hội.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị
được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Nếu chỉ đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ
mới là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế.
Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và phân
bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế.
2.1.2 Đặc điểm chung về cây cao su
2.1.2.1 Đặc điểm sản xuất của cây cao su
Ngành sản xuất cao su là một ngành sản xuất nông nghiệp, do vậy có
đầy đủ đặc điểm chung của ngành sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có đặc
trưng riêng:
5
Là cây công nghiệp dài ngày với chu kỳ kinh doanh dài, bình quân 35
đến 40 năm. Thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới, có khả năng
sinh trưởng và phát triển tốt trên các loại đất như: đất đỏ bazan, đất đỏ vàng
trên đá sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ…, có tầng canh tác dày, mực nước
ngầm cao và có thể trồng được trên đồi núi có độ dốc 5 – 8 độ. Là loại cây ít
sâu bệnh, đầu tư lao động chăm sóc ít hơn so với cây trồng dài ngày khác.
Cây cao su khác với cây dài ngày khác là thời gian thu hoạch của cao
su liên tục trong năm chỉ trừ thời gian nhiệt độ quá thấp và thời kỳ thay lá, do
vậy tính thời vụ của cao su rất thấp so với cây khác. Mặc dù vậy đây là loại
cây có thời gian kiến thiết cơ bản khá dài ( 5 – 7 năm), điều này làm kéo dài
thời gian thu hồi vốn.
Cây cao su thường được trồng xa nơi tiêu thụ và cung cấp vật tư nên
chi phí vận chuyển chiếm tỷ lệ khá cao. Không những thế sản phẩm của cây
cao su thường là mủ tươi, đặc điểm của loại mủ này rất dễ đông, nếu để lâu
mủ đông lại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của mủ chế biến. Cho nên các công
ty trồng và khai thác cao su luôn gắn liền với khâu chế biến, làm như thế sẽ
khắc phục được các hiện tượng bất lợi trên và giảm được chi phí vận chuyển.
Như vậy, đối với các doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất cao su cần phải trải
qua hai giai đoạn đó là: Giai đoạn sản xuất mủ tươi và giai đoạn chế biến.
2.1.2.2 Chu kỳ năng suất cây cao su
Cao su là cây công nghiệp dài ngày, chu kỳ sản xuất kinh doanh phải
trải qua hai thời kỳ: Thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.
6
Đồ thị 1: chu kỳ năng suất của cây cao su
* Thời kỳ kiến thiết cơ bản (I) ( 0 – t
1
) trong sản xuất cao su thường
kéo dài 5 -7 năm. Đây là thời kỳ hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả
đối với thời kỳ kinh doanh: Ở thời kỳ này nếu vườn cây được sử dụng tốt,
đầu tư chăm sóc hợp lý, giữ được mật độ thì thời kỳ kinh doanh sẽ cho năng
suất cao, chất lượng mủ tốt. Ngược lại nếu không được chú trọng trong quá
trình chọn giống cũng như chăm sóc sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng vườn
cây khi đưa vào kinh doanh và khó có thể khắc phục được. Do vậy, cần phải
chú trọng trong việc chọn giống cũng như đầu tư chăm sóc vườn cây ở thời
kỳ này, tránh tình trạng đầu tư tràn lan không đem lại hiệu quả.
* Thời kỳ kinh doanh (t
1
– t
4
) có thể chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn đầu (t
1
– t
2
) được tính từ khi vườn cây được đưa vào khai
thác đến khi ngừng sinh trưởng ( khoảng 4 - 6 năm). Giai đoạn này năng suất
mủ còn thấp nhưng lại tăng nhanh qua các năm, yêu cầu đầu tư chăm sóc
7
0 (I) t
1
t
2
t
3
t
4
thời gian
Năng suÊt
cao, do cây đang giai đoạn trưởng thành lại phải chịu khai thác, hiệu quả kinh
tế ở giai đoạn này thường thấp.
- Giai đoạn giữa (t
2
– t
3
) được tính bắt đầu từ khi cây trưởng thành cho
đến năng suất ổn định, đến khi cây bắt đầu giảm năng suất (khoảng 20 – 25
năm). Giai đoạn này vườn cây cho năng suất cao, ổn định, yêu cầu đầu tư
chăm sóc đều qua các năm, hiệu quả kỹ thuật xét cho từng năm và cả giai
đoạn thường cao.
- Giai đoạn cuối (t
3
– t
4
) được tính từ khi cây bắt đầu giảm năng suất
đến khi thanh lý ( khoảng 4 – 6 năm) giai đoạn năng suất vườn cây thấp,
giảm nhanh, yêu cầu đầu tư chăm sóc giảm, hiệu quả kinh tế thường thấp.
Như vậy ta thấy đối với cây cao su khi đánh giá hiệu quả của nó ở một
thời điểm nhất định phải xem xét mình đang đánh giá ở giai đoạn nào của
thời kỳ kinh doanh. Nếu đánh giá thuộc giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối thì
không chính xác vì hiệu quả của giai đoạn này thường thấp, hoặc đánh giá
vào giai đoạn giữa thì có thể hiệu quả lại quá cao từ đó các kết luận dễ dẫn
đến sai lầm. Do vậy khi đánh giá phải xem xét vấn đề này một cách cụ thể để
tránh sự nhầm lẫn và có các kết luận chính xác hơn.
2.1.2.3 Vai trò của sản xuất mủ cao su
- Sản xuất mủ cao su tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con
người. Cao su là loại cây cho sản lượng mủ cao, phẩm chất tốt nhất trong các
loại cây cho mủ. Cao su là một trong bốn nguồn nguyên liệu cơ bản của nền
công nghiệp hiện đại ( than đá, dầu hóa, gang thép, cao su ). Cao su có tác
dụng lớn trong các lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng…
Trong xã hội hiện nay có tới 50000 loại sản phẩm có chất liệu cao su, như
một áo đi mưa cần 1kg cao su khô, một ô tô cần 240kg cao su khô và một
máy bay cần 600kg cao su khô.
8
Từ khi phát hiện ra cây cao su là cây có nhiều mủ, cao su đã được phát
triển ở nhiều vùng trên thế giới đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Từ năm 1910
cây cao su đã phát triển rất mạnh và nhanh ở nhiều nơi, trung tâm là Châu Á
như: Ấn Độ, Malayxia, Indonexia, Thái Lan, Trung Quốc… với diện tích gần
5 triệu ha, chiếm 92% diện tích cao su và 90% tổng sản lượng cao su toàn thế
giới. Theo thống kê gần đây, tổng diện tích cao su thế giới đã lên tới trên 6
triệu ha với tổng sản lượng 5 triệu tấn. Trong đó các nước tư bản dùng rất
nhiều và tăng nhanh: năm 1959 dùng 2,1 triệu tấn đến năm 1970 đã dũng đến
7 triệu tấn ( kể cả cao su nhân tạo ) [Đoàn Thị Nhàn, 1997]. Từ số liệu thống
kê cho thấy mức chênh lệch giữa cung – cầu, cung ra bao nhiêu tiêu thụ hết
và hầu như không có dự trữ. Trung Quốc, Malayxia, Indonexia, Thái Lan và
nhiều nước khác là các nước đã và đang tiến hành phát triển trồng cây cao su
và đó còn trở thành phần thu chính của họ. Điều mà chúng ta nên quan tâm là
ở tất cả các nước trên thế giới đều có nhu cầu sử dụng đồ dùng cao su mặc dù
không phải là các nước sản xuất cao su nhưng nhu cầu của họ rất cao. Cùng
với dân số trên thế giới ngày một tăng thêm, đời sống của con người không
ngừng cải thiện. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là khoa học kỹ
thuật về sản xuất đồ dùng cao su tạo ra nhiều loại sản phẩm hiện đại tiện lợi
và hấp dẫn người tiêu dùng. Nên nhu cầu tiêu thụ cao su ngày càng tăng lên.
- Sản xuất cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao đời
sống nhân dân. Trong sản xuất kinh doanh, cao su là cây thu được lợi nhuận
gấp 7 – 10 lần so với cây lương thực. Hiện nay cay cao su trở thành mặt hàng
xuất khẩu có giá trị kinh tế cao của các nước trồng và chế biến cao su nói
chung và Việt Nam nói riêng. Có thể khẳng định rằng sản phẩm từ cao su là
sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu đời sống hàng ngày của con người trên thế
giới, với lượng tiêu thụ ngày càng nhiều với giá ổn định. Cây cao su đã khẳng
định được vị trí của mình trong tập đoàn cây công nghiệp dài ngày và ngành
9
sản xuất cao su thiên nhiên là một ngành sản xuất có hiệu quả. Ngành đã sử
dụng trên 120000 lao động, đảm bảo đời sống cho trên 300000 nhân khẩu
trong nông nghiệp, trên 20 năm qua toàn ngành đã sản xuất hơn 110000 tấn
mủ khô, trong đó xuất khẩu gần 900000 tấn với giá trị bình quân khoảng 750
triệu USD thu nhập bình quân hiện nay cho toàn ngành bình quân khoảng
450000 – 500000 đồng/người/tháng. Sản xuất cao su góp phần nâng cao thu
nhập nhất là các nước đang và chậm phát triển, giúp cải thiện đời sống nhân
dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là đồng bào trung du
miền núi giúp dân xóa đói giảm nghèo.
- Sản xuất cao su góp phần chống xói mòn bảo vệ môi trường. Việt Nam
là nước nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều rất thuận lợi cho cây trồng
sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên lượng mưa không phân bố đều trong
năm, sông suối nước ta thường ngắn và dốc nên thường xuyên gây ra lũ lụt
trong năm. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có thân cây là gỗ. Vì vậy
việc phát triển cây cao su có tác dụng to lớn đối với môi trường, thảm cao su
dày có thể chống xói mòn bảo vệ đất nhất là ở các vùng đất dốc, khả năng
chống xói mòn là rất lớn, bên cạnh đó có khả năng phủ xanh đất trống đồi núi
trọc, tạo cân bằng sinh thái bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Sản xuất cao su tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế. Với nhu cầu ngày
càng tăng về sản phẩm cao su trên thế giới. Cao su đã trở thành sản phẩm
hàng hóa để tiến hành trao đổi, các nước có lợi thế về cây cao su sẽ tiến hành
xuất khẩu góp phần tăng tích lũy về tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng
thời mở rộng quan hệ kinh tế với các bạn hàng quốc tế. Hiện nay cây cao su
là một trong những cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Khối lượng sản
xuất và xuất khẩu là rất lớn, trong khi đó Việt Nam là nước có điều kiện thời
tiết khí hậu thích hợp, hơn nữa giá lao động lại rẻ nên không có lý do gì mà
chúng ta không tiến hành trồng cây cao su.
10
Do cao su được tiêu thụ ở nhiều nước trên thế giới ngay cả các nước
không trồng cũng có nhu cầu tiêu thụ cao su, như vậy sản xuất cao su trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng
quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Trong
tương lai sản xuất cao su sẽ tạo điều kiện để mở rộng quan hệ kinh tế với
nhiều nước khác nhằm mục đích đưa nền kinh tế đất nước ngày càng phát
triển.
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh gía kết quả sản xuất
* Giá trị sản xuất (GO)
Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm trên một đơn vị
diện tích trong một vụ sản xuất hay trong một năm.
GO =
∑
=
n
i 1
Q
i
*P
i
Q
i
: là khối lượng sản phẩm loại i
P
i
: là đơn giá sản phẩm
n: số sản phẩm
* Chí phí trung gian( IC)
Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử
dụng trong quá trình sản xuất như: giống, phân bón, làm đất, bảo vệ thực
vật…
IC =
∑
=
n
j
Cj
1
C
j
: là các khoản chi phí thứ j trong một vụ sản xuất
11
* Gía trị tăng thêm (VA)
Là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất một đơn vị
diện tích trong một vụ.
VA = GO – IC
* Thu nhập hỗn hợp (MI)
Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm thu nhập của
công lao động và lợi nhuận khi sản xuất 1 đơn vị diện tích trong một vụ.
MI = VA – ( A + T )
A: Phần giá trị khấu hao tài sản cố định và các chi phí phân bổ.
T: Thuế nông nghiệp
* Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (T
GO
)
Là tỷ số giá trị sản xuất của sản phẩm thu được bình quân trên 1 đơn vị
diện tích với chi phí trung gian của 1 vụ.
T
GO
=
TC
GO
Đơn vị tính chỉ tiêu tỷ suất có thể hiểu là số lần hay chính là giá trị sản
xuất thu được ( tính bằng 1000 đồng) chi phí 1000 đồng bỏ ra sản xuất.
* Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (T
VA
)
Tính bằng phần giá trị tăng thêm tính trên một đơn vị với chi phí bỏ ra
cho sản xuất.
12
T
VA
=
IC
VA
* Tỷ suất thu nhập hỗn hợp
T
MI
=
IC
MI
TMi là giá trị thu nhập hỗn hợp tính bằng tiền (1000 đồng) thu được
khi đầu tư 1000 đồng chi phí trung gian.
* Thu nhập hỗn hợp bình quân trên một công lao động
Thu nhập hỗn hợp (MI) của 1 ha
HI = …………………………………………
Tổng số ngày công lao động cho 1 ha
* Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh; Là
một khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một
hoạt động sau khi đã trừ mọi chi phí của hoạt động đó.
Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất cao su trên thế giới
Cây cao su thiên nhiên cùng họ thực vật với cây khoai mì, nguồn gốc
xứ Brasil, Nam Mỹ, tên khoa học là Hevea brasiliensis. Khoảng năm 1878,
tàu Chasseloup Laubat chở 7000 hột giống cao su Brasil sang Á Châu Sri
LanKa (trước đây là Ceylan), Singapore và Inđônexia. Trồng thử thấy mọc
13
tốt các năm 1888 – 1911 ở các Vuờn Bách Thảo Singapore và Sri Lanka. Nên
các chính quyền thuốc địa Âu Châu đã di dời cây cao su về trồng ở các nước
Á Châu, thay vì khai thác cao su thiên nhiên ở Nam Mỹ, tại châu nguyên
quán lại còn dễ nhiễm bệnh tàn phá nặng nề cây cao su là bệnh đốm cháy lá.
Năm 1930, mức sản xuất cao su thiên nhiên đã đạt 467.000 tấn, nhất là ở Mã
Lai, nhờ cấp đất dễ dàng, nhờ áp dụng cả hai thể thức khai thác là tiểu điền
thường đa dạng, xen kẻ cây ăn trái, rau đậu hay hoa màu hàng niên – ( dưới
100 Ha ) và đồn điền (công ty tư bản ngọai quốc). Trong khi các nơi khác chỉ
khai thác theo phương thức đồn điền như ở Việt Nam (11.000 tấn) Ấn độ
(9.000 tấn), Thái Lan (4.000 tấn), Inđônexia (3.000 tấn). Sau Thế chiến thứ
hai, vào năm 1950, Malaysia vẫn duy trì địa vi hạng nhất của mình (761.000
tấn) nhưng Inđônexia đã tiến lên hàng nhì (487.000 tấn ), Thái Lan hạng ba
(111,000 tấn ). Việt Nam chiếm hạng tư ( 92,000 tấn). Hai mươi năm sau, vì
chiến tranh tiếp diễn, mức sản xuất của Việt Nam tụt dốc nặng nề, chỉ còn
28.000 tấn vào năm 1970, trong khi đó Ấn độ gia tăng đến 90.000 tấn, Trung
Quốc xuất hiện với cao su trồng ở đảo Hải Nam, mức sản xuất lên đến 40.000
tấn. Các nước Mã Lai Á (1.269.000 tấn), Inđônêxia (805.000 tấn), Thái Lan
(287.000 tấn) vẫn tăng đều sản xuất cao su thiên nhiên. Năm 1990, Thái Lan
tiến nhanh, mức sản xuất vươn lên hàng nhì (1.271.000 tấn) không mấy thua
kém Mã Lai Á (1.291.000 tấn) trên Inđônêxia (1.262.000 tấn). Mức sản xuất
Ấn độ (324.000 tấn) và Trung Quốc (264.000 tấn) tăng nhiều. Mức sản xuất
Việt Nam có phần phục hồi (103.000 tấn), nhưng đã bi Ấn độ và Trung Quốc
bỏ xa. Diện tích cao su Mã Lai Á, sau thập niên 1980, đã giảm đi rỏ rệt, vì
chính phủ và dân gian cho rằng khai thác cao su thiên nhiên lợi tức kém hẳn
cọ dầu (oil palm), chỉ trung bình 2.000 kg/ha ở các đồn điền cao su, trong khi
năng suất là 5.000 kg dầu ở cọ dầu. Diện tích cao su Mã lai Á chỉ còn
1.600.000 ha (490.000 ha đồn điền và tiểu điền la 11.205 000 ha). Trong năm
1990, diện tích cao su Thái Lan là 1.884.000 ha, Inđônexia là 3.155.000 ha.
14
Diện tích cao su VN năm 1990 là 250.000 ha, thua kém hẳn Trung Quốc
(603.000 ha) và Ấn độ (451.000 ha). Diện tích đồn điền cao su Mã Lai Á,
năm 1996, gỉảm mau lẹ (chỉ còn 219.000 ha) so với diện tích cao su tiểu điền
(1.120.000 ha), những mức sản xuất vẫn nhiều,nhờ chính sách phổ biến các
tinh dòng cao su năng xuất cao của những thế hệ đầu Trung Tâm Khảo cứu
Mã lai RRIM tuyễn chọn. 95% cao su đồn điền và tiểu điền Mã Lai trồng,
tháp các tinh dòng năng xuất cao. Trung Quốc cũng có 75% diện tích cao su
tháp tinh dòng tuyễn chọn năng suất cao: Thái Lan cũng có đến 52%. Nhưng
diện tích trồng tinh dòng cao su cao năng ở Indônêxia là 17% và Việt Nam
còn tệ hơn nữa chỉ 15%. Năm 2006, Thái Lan sản xuất 2.690.000 tấn,
Inđônexia 2.450.000 tấn, Mã lai Á 1.126.000 tấn, Ấn Độ 772.000 tấn, và
những nước con lại là 1.702.000 tấn, trong tổng số sản xuất trên thế giới là
8.890.000 tấn.
Tình hình xuất nhập khẩu cao su cũng diễn ra khá nhiều trên thế giới.
Sản lượng cao su xuất khẩu trên thế giới năm 1990 là 4110 nghìn tấn, tốc độ
tăng bình quân thời kỳ 1980 – 1990 là 1,96%. Về nhập khẩu sản lượng nhập
khẩu cao su thế giới năm 1990 là 4250 nghìn tấn. Các nước sản xuất và xuất
khẩu chủ yếu là các nước đang phát triển của Châu Á. Sản lượng của những
nước này năm 1990 là 4622 nghìn tấn chiếm 89,4% sản lượng cao su của thế
giới, sản lượng cao su tiêu dùng trong các nước đang phát triển Châu Á năm
1990 là 935,5 nghìn tấn bằng 20,6% sản lượng cao su của khu vực này. [Trần
An Phong, 1997].
Thời vàng son của cao su thiên nhiên, mệnh danh là vàng trắng là ở các
thập niên 1910-1940, lúc giá cả cao su thiên nhiên là 45-50 xu Mỹ một kg.
Lợi lộc rất to lớn cho các đồn điền thiết lập nhiều trên các đất tốt phì nhiêu
(đất latosol đỏ và đỏ nâu) nhiệt đới ở vĩ tuyến 10 độ Nam Bắc đường xích
15
đạo. Cao su mọc tốt nhất khi nhiệt độ trung bình là 20-28 độ C và lượng mưa
hàng năm là 1800–2000 mm. Nhưng cũng vì vậy mà các nước tân tiến đã cố
chế tạo ra những cao su nhân tạo, cao su tổng hơp (artificial, synthetic
rubber) nhóm elastomers, thay thế cao su thiên nhiên ở ngành công nghệ chế
biến. Làm giá cao su thiên nhiên giảm nhiều. Các elastomers tổng hợp cạnh
tranh lớn với cao su thiên nhiên là polychloroprene, SBR, polybutadiene,
EPDM, polyurethane, butyl rubber, polypropylene.
Vào thập niên 1980, tiêu thụ cao su nhân tạo thay thế, chiếm 70% tổng
số cả hai lọai; tiêu thụ cao su thiên nhiên chỉ còn 30% tổng số. Tuy nhiên
ngày nay, mức tiêu thụ và giá cả cao su thiên nhiên có phần tái gia tăng, vì
giá dầu lửa gia tăng, công nghệ nhất là công nghệ xe hơi các nước như Trung
Quốc, Ấn Độ dùng nhiều cao su thiên nhiên, và khuynh hướng tiết kiệm năng
lượng hóa thạch bằng sản phẩm tái sinh thiên nhiên, thân thiện sinh thái hơn.
Đến năm 2000 sản lượng sản xuất và xuất khẩu cao su của các nước đang và
chậm phát triển có tốc độ tăng trưởng 3% một năm. Năm 2001, giá cao su
thiên nhiên lên mức cao nhất sau 27 năm giá thấp (ngày 13 tháng 6/2001 giá
lên đến, 2.81 đô la Mỹ một kgr ở thị trường Tokyo). Hy vọng mức tiêu thụ
cao su thiên nhiên nhiên phục hồi đến 40% mức tiêu thụ cả hai loại cao su
vào năm 2015, theo ước lượng chuyên viên quốc tế. Mức gia tăng tiêu thụ
cao su thiên nhiên sẽ vào khoảng 2,4% một năm từ 2007 đến 2015. Sản phẩm
chế tạo sơ khởi thành nguyên liệu cao su thiên nhiên xuất khẩu cũng đa dạng
hơn là dạng lá xông khói – RSS (rubber smoking sheets). Năm 1991, các
dạng cao su thiên nhiên xuất khẩu của Thái Lan là: cao su kỹ thuật đăc thù –
TRS, RSS, cao su đen vớt lớp mặt – Skim Black, DĐS, mủ cô dặc. 70% cao
su thiên nhiên được dùng để làm thành các chất dính, lớp dưới thảm, các đai
dây chuyền máy, các linh kiện tế bào và bột nổi , các ổ quay cầu, bộ phận xe
hơi, các đồ điện thổi phồng được. Những ứng dụng mà cao su nhân tạo không
16
thay thế được cao su thiên nhiên là các lốp xe vận tải chở nặng nề, các lốp xe
buýt, máy bay, hay nhựa latex ở ngành y khoa v.v… Ngành làm lốp xe tiêu
thụ gần 70% cao su thiên nhiên trên thế giới và mức thay thế bằng cao su
nhân tạo những thập niên qua chỉ vào khoảng 2% một năm.
Những nước tiêu thụ cao su chủ yếu của thế giới là những nước công
nghiệp phát triển, không có điều kiện sản xuất cao su thiên nhiên, nhưng có
khả năng lớn về sản xuất cao su nhân tạo. Các nước này có tiềm lực về kinh
tế chính trị, quân sự phân định thị trường tiêu thụ nông sản nói chung và cao
su nói riêng. Họ có khả năng can thiệp rất hiệu quả vào việc trao đổi giá cả
buôn bán cao su trên thị trường thế giới. Xu hướng chung về sản lượng cao
su tiêu thụ, nhập khẩu của các nước này tăng bình quân 1,5 – 2%. Riêng các
nước Tây Âu ổn định tăng không đáng kể, còn các nước xuất khẩu chủ yếu là
các nước đang phát triển và chậm phát triển, có điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho việc phát triển cao su thiên nhiên, giá lao động rẻ thiếu vốn…
2.2.2 Tình hình sản xuất cao su ở Việt Nam
Thời vàng son, trồng và sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam là các
năm 1920- 1940. Năm 1930 đã khai thác trên 10.000 ha, sản xuất 11.000 tấn.
Năm 1950, sản xuất 92.000 tấn, trên diện tích khai thác gần 70.000 ha. Nhờ
chính quyền thuộc địa cấp đất (đa số là các đất đỏ latosol tốt miền Đông Nam
bộ và Tây Nguyên) hầu như cho không (trả tượng trưng 1 đồng bạc Đông
Dương đương thời) và tài trợ phần lớn bằng ngân khoản lãi suất nhẹ của
Ngân Hàng Đông Dương, cho tư bản Pháp thiết lập các đồn điền (công ty
khai thác) lớn như Công Ty Đất đỏ (Compagnie des Terres rouges, SIPH,
Công ty đồn điền Michelin, ở các tỉnh miền Đông và CHPI ở Tây
Nguyên…). Xuất khẩu cao su và gạo lúc đó là hai vú sữa cho nền kinh tế Việt
Nam. Nhưng khác với gạo kỹ thuật do người Pháp và thị trường do người
Hoa đảm trách, ngành cao su hoàn toàn trên phương diện kỹ thuật lẫn thị
17
trường là do Pháp chủ trì. Dân Việt chỉ là nhân công cạo mủ. Lúc đầu bị
Thực Dân bóc lột sức lao động tận cùng.
Cuối thập niên 1950 và đầu thập 1960, Việt Nam phát động phong trào
cao su tiểu điền (small holding), như Mã Lai Á, Inđônexia, Thái lan và Tich
Lan. Nhưng với những đặc tính khác biệt, nhất là ở chương trình cao su dinh
điền. Các tiểu điền cao su dinh điền thiết lập liên canh liên địa thành diện tích
lớn, trồng tháp các tinh dòng năng suất cao lúc đó là các tinh dòng GT1, PB
86 v.v… Những tinh dòng này do các đồn điền Công ty Pháp du nhập trồng
thành công năng suất 1000-2000 kg/ha từ các trung tâm khảo cứu cao su tư
nhân, tư bản Hà Lan ở Inđônexia. Do cố kỹ sư canh nông Pháp Richard, thân
thiện dân Việt, nguyên là một kỹ sư Công Ty Đất đỏ, đích thân chọn đúng
tinh dòng trồng ở các đồn điền cao su Pháp, đem phổ biến ở các địa điểm
dinh điền. Một số tiểu điền cao su Việt Nam chi trồng các giống cao su xa cạ,
năng suất kém cỏi hay nhiều lắm là trồng giống TJ1, cũng là môt cao su du
nhập trước nhất vào Viêt Nam từ Inđônêxia, năng suất không cao bằng GT1,
PB86 …
Chương trinh cao su dinh điền dự trù phát triển đến 200,000 ha, không
những ở những sinh thái thích hợp ở miền Đông Nam bộ và ở tỉnh Đặc Lắc,
mà còn mở rộng ở Tây Nguyên, cao độ 700- 900 m, như ở các tỉnh Pleiku và
Kontum. Trung tâm thực nghiệm Ea Kmat được chọn là vườn gổ tháp đại trà,
cung cấp cho đầy đủ gổ tháp tinh dòng cao năng và đặc biệt còn trồng thử
nghiệm một số tinh dòng mới của Trung Tâm khảo cửu Mã Lai RRIM, mua
lén được Kuala Lumpur đem về Ea Kmat thử nghiệm thêm. (Mua lén vì
RRIM không chịu giải tỏa các tinh dòng mới tuyển ra ngọai quốc, cũng như
các đồn điền Pháp không chịu cung cấp các tinh dòng cao su cao năng cho
các tiểu điền cao su Việt Nam cạnh tranh quyền dộc tôn của đồn điền Pháp).
18
Trong hơn 5 năm, từ 1958 đến 1963, diện tích cao su dinh điền đã lên đến
30.000 ha.
Năm 1962, chương trình cao su được mở rộng tài trợ và giúp đỡ kỹ
thuật thêm cho các tư nhân Viêt Nam và ngay cả cho các đồn điền nào muốn
mở rộng thêm tích khai thác hay trồng lại nhiều vườn cao su đã già cỗi, khai
thác đã trên 30-40 năm rồi. Chưong trình cao su Viêt Nam dự trù diện tích
cao su tiểu điền năng suất cải thiện là 500.000 ha, nghĩa là bằng diện tích cao
su tiểu điền Mã Lai và Inđônexia các thập niên này.
Chiến tranh tàn khốc đã làm tan hoang các đồn điền công ty và nhất các
cao su tiểu điền dinh điền, đang trên đà phát triển mạnh các năm 1962-63.
Trong thập niên 1970, chính sách phát triển tập thể không còn hỗ trợ lề lối
phát triển tư nhân tiểu điền cao su nữa. Mức sản xuất cao su giảm thảm hại,
chỉ còn 28.000 tấn. Chính sách đổi mới cho phép tiểu nông thuê khai thác
tiểu điền 50 năm, đã đem lại phần nào sinh khí cho cao su Việt Nam, tuy rằng
không nhiều, vì giá cả cao su vào thập niên thập niên 1980 cũng giảm mạnh,
các tiểu điền cũng như đồn điền cũ (công ty quốc doanh không trồng được
các tinh dòng mới cao năng). Năm 1990, diện tích cao su Việt Nam là
250.000 ha và mức sản xuất là 103.000 tấn, và ước lượng diện tích tinh dòng
cao năng chỉ có 15%. Trong khi đó diện tích cao su Thái Lan, phần lớn là tiểu
điền đã lên đến 1.884.000 ha, 52% bằng tinh dòng năng suất cao, mức sản
xuất mủ khô là 1.786.000 tấn. Inđônexia đã trồng một diện tích cao su là
3.155.000 ha, nhưng sản xuất ít hơn Thái Lan 1.429.000 tấn, vì chỉ có 17%
diện tich trồng tinh dòng cao năng.
Áp dụng lề lối khai thác “mới“ ở những sinh thái cao su biên tế để Việt
Nam mau đạt diện tích trồng 1 triệu ha, sản xuất được 1 triệu tấn cao su.
19
Năm 2006, theo thống kê Việt Nam đã trồng được 528.000 ha cao su.
Phần lớn tăng gia diện tích nằm trong chương trình thực hiện đến năm 2010,
dự liệu trồng 1 triệu ha cao su trong khuôn khổ trồng lại 5 triệu mẫu rừng, bị
tàn phá vì lế lối du canh làm rẫy. Tăng gia diện tích khai thác cao su này lẽ dĩ
nhiên là phải trồng cao su ở những sinh thái mới, biên tế đối với sinh thái tốt
cho cao su mọc tốt đã kể trên: ẩm độ ít hơn, lượng mưa ít hơn, đất đai nghèo
nàn hơn, gió mạnh hơn làm cây lớn đổ gục, cao độ hay vĩ tuyến xa xích đạo
làm cho nhiệt độ thấp hơn 20 độ C nhiều tháng trong năm. Như cao su phát
triển ở các tỉnh vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Tây: các tỉnh Hà tĩnh,
Nghệ An, Thanh Hóa. Cao su phát triển ở cao độ, thập niên qua, ở Vùng Vân
Nam, tộc dân Hmong (Mường) quận Menlung, thượng lưu sông Mê Kông,
Trung Quốc (nay đã trồng trên 10.000 ha) hay ở các vùng xa xích đạo Bắc
nước Lào Nam Tha, OudomXay, từ các năm 1994-1995 (do Thái Lan hay
Trung Quốc tài trợ, nay đã bắt đầu cạo mủ) thường chỉ khai thác được 7
tháng một năm, thay vì 10 tháng một năm ở đảo Hải Nam-Trung Quốc, và 11
tháng mỗi năm ở các tỉnh Tây Nguyên hay miền Đông Nam Bộ Việt Nam.
Cây cao su cũng chậm lớn hơn ở cao độ hay ỏ vĩ tuyến xa xích đạo, vì nhiệt
độ thấp : phải 8- 10 năm, vỏ mới cạo mủ được. Nhưng cây thấp, đường kính
thân nhỏ thi trồng các hàng cây cao su với tỉ trọng cao hơn 400-500 cây/ha
thay vì 350 cây/ha, bù chì lại năng suất. Để dân chúng dễ hưởng ứng hơn
trồng cao su, ở những vùng mới tái tạo rừng phải theo chế độ khai thác tiểu
điền, nhân công gia đình, đã thành công trồng 600 000 ha cà phê vối ở Việt
Nam và tiểu điền cũng thành công ở Mã Lai trước thập niên 1980,hay từ lâu
ở Thái Lan, Inđônexia và Ấn Độ. Trồng theo thế nông lâm, xen kẽ với cây ăn
trái cải thiện (chuối, mảng cầu - na tây nhãn vải, đao lông, mận, mơ, cây hạch
quả, mít, đu đủ….) và nếu cần cả rau hoa nữa, thích nghi cho mỗi địa
phương, bổ sung bằng những hoa màu hàng niên như khoai lang, khoai mỡ
20
( khoai tía ) khoai mì (sắn), bắp giống mới lai hay không lai. Giúp dân thu lợi
tức mỗi năm trong khi chờ vỏ cây đủ lớn, đủ dày để có thể cạo mủ.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm
2009, tổng diện tích cây cao su đạt 674.200 ha, tăng 42.700 ha (13,5%) so với
năm 2008. Trong đó, diện tích cho khai thác là 421.600 ha (chiếm 62,5%
tổng diện tích), với sản lượng đạt 723.700 tấn, tăng 9,7 % so năm 2008. Diện
tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (64%), kế đến là Tây
Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10 %). Diện tích cây cao su ở
vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10.200 ha (chiếm 1,5%). Trước nhu cầu cao su
thiên nhiên của thế giới ngày càng gia tăng, cũng như lợi ích nhiều mặt của
cao su, về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, Việt Nam đã ban hành nhiều
chính sách đồng bộ nhằm thúc đẩy hơn nữa phát triển cây cao su. Cao su là
loại cây trồng không những có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới mà
còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở vùng
sâu, vùng xa. Theo phân tích, trồng một ha cao su trong điều kiện thâm canh
bình thường với mức đầu tư cơ bản khoảng 70 triệu đồng, chi phí hàng năm
khoảng 8-10 triệu đồng cho cả chu kỳ 27 năm ( trong đó, thời gian cho khai
thác mủ là 20 năm), với năng suất bình quân đạt 1,7 tấn/ha, giá bán 2.000
USD/tấn (khoảng 37 triệu đồng) thì lãi bình quân vào khoảng 25 triệu đồng
ha. Trồng cao su tốn ít chi phí nhưng cho lãi suất rất cao. Hiện cao su là cây
trồng đứng thứ 2 về tỷ suất lợi nhuận, chỉ sau cây cà phê. Nhu cầu tiêu thụ
cao su của thế giới tăng trong khi nguồn cung ở nhiều nước đang có chiều
hướng giảm. Đây sẽ là cơ hội thúc đẩy sự phát triển của cao su Việt Nam, do
tiềm năng của cao su còn rất lớn. Từ năm 2010, nhu cầu cao su thiên nhiên sẽ
tăng trưởng liên tục đến 2020. Riêng trong năm 2010, mức tiêu thụ cao su
thiên nhiên 10,43 triệu tấn, tăng 8% so năm 2009, các năm sau đó tăng
khoảng 3,5% hàng năm. Trong khi đó, 3 nước đứng đầu về sản xuất và cung
21
ứng cao su là Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang thu hẹp diện tích và sản
lượng cao su bằng chính sách thay thế các cây trồng khác như cọ, dầu tràm…
Hơn nữa, cao su thiên nhiên sẽ chiếm ưu thế so với cao su tổng hợp do xu
hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng tăng. Do đó,
cây cao su đang được đặt nhiều kỳ vọng. Năm 2009, mặc dù ngành cao su
không đạt kim ngạch xuất khẩu cao như năm 2008 nhưng vẫn có những bước
phát triển tiếp tục về diện tích (tăng 13,5%), sản lượng (tăng 9,7%), năng suất
(tăng 3,8%), lượng xuất khẩu (tăng 10,8%) và lượng cao su tiêu thụ trong
nước (tăng 20%). Điều này cho thấy, khả năng chống đỡ của cao su trong bối
cảnh suy thoái kinh tế là rất lớn. Hiện nay diện tích cao su của Việt Nam
được xếp thứ 6 (chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích cao su thế giới), sản lượng
xếp thứ 5 (khoảng 7,7% tổng sản lượng cao su thế giới) và xuất khẩu đứng
thứ 4 (khoảng 9%). Năm 2010 giá trị cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt
Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay với kim ngạch 2,388 tỷ USD. Cao su
trở thành nông sản xuất khẩu thứ 2 sau gạo và đứng thứ 4 trên thế giới.
Tính đến hết năm 2010, cao su Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 80 quốc gia
và vùng lãnh thổ.
Trong 3 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu cao su đạt khoảng 179 nghìn tấn, trị
giá ước đạt 798 triệu USD, tăng 48% về lượng và tăng 50% về giá trị so với
cùng kỳ năm 2010.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cao su ở Việt nam 2006 – 2010
Năm Diện tích (ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
2006 528.000 1,05 553.500
22
2007 562.500 1,07 600.000
2008 631.500 1,03 653.501,1
2009 674.200 1,07 723.700
2010 715.000 1,08 770.000
Nguồn: Tổng hợp của Hiệp hội cao su Việt Nam
Đông Nam Bộ là vùng có điều kiện sinh thái thích hợp nhất ở Việt
Nam để phát triển cây cao su. Tại đây, vườn cao su kinh doanh được phát
triển sớm nhất từ năm 1906 và trở thành vùng cao su truyền thống. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, tác hại của gió lốc trở nên đang kể, làm ảnh
hưởng giảm sản lượng và thanh lý sớm trên vài nghìn hecta cao su. Năm
2007 diện tích cao su ở Đông Nam Bộ là 379.000 ha chiếm 67,4% so với
diện tích cao su cả nước. Năm 2008 diện tích cao su của vùng tăng lên là
408.330 ha nhưng so với cơ cấu cao su của cả nước lại giảm chiếm 64,7%
diện tích cao su cả nước. Đến năm 2009 diện tích cau su của vùng đạt
431.488 ha chiếm 64% diện tích cao su cả nước, và năm 2010 đạt 437.400 ha
chiếm 61,2% diện tích cao su cả nước. Nhìn chung diện tích cao su của vùng
tăng qua các năm nhưng % cơ cấu so với cả nước lại giảm.
Tây Nguyên là vùng cao su lớn thứ 2 của Việt Nam. Cây cao su được
trồng thử tại đây từ năm 1920 và phát triển diện rộng từ 1957. Phần lớn diện
tích có cao trình từ 400- 700m, môi trường có một số yếu tố bất thuận cho
sinh trưởng và sản lượng của cây cao su như nhiệt độ thấp có thể đến dưới
5,5
o
C, mưa kéo dài nhiều ngày làm giảm ngày cạo mủ, gió mạnh trong mùa
khô làm cây thiếu nước, độ ẩm cao trong mùa mưa dễ tăng bệnh trên cây cao
su, cậy chậm sinh trưởng do giờ chiếu sang ít. Tuy nhiên, những bộ giống
thích nghi và một số biện pháp kỹ thuật tiến bộ đã làm tăng năng suất cây cao
23
su đạt được thỏa đáng tại vùng này. Từ năm 2007 đến năm 2010 diện tích cao
su của vùng tăng liên tiếp quá các năm, cơ cấu % so với cả nước cũng tăng.
Năm 2007 diện tích cao su của vùng là 123.000 ha chiếm 21,95%, đến năm
2010 diện tích là 190.243 ha chiếm 26,6% diện tích cao su cả nước.
Duyên hải Miền Trung là vùng cao su lớn thứ 3 của cả nước, cây cao
su được trồng ở bắc trung bộ từ năm 1958 và phát triển quy mô lớn trong
những năm 1960. Từ những năm 1990 cay cao su được phát triển trở lại Bắc
trung bộ và mở rộng đến Nam trung bộ. Vùng này có nhiều yếu tố làm hạn
chế sinh trưởng và sản lượng của cây như gió bão có thể làm gãy đổ khá
nghiêm trọng, mưa tập trung với lượng lớn tron g thời gian ngắn (có thể 400
– 600mm/tháng ) trong tháng 9 đến tháng 11, nhiệt độ thấp kéo dài trong
tháng 12 đến tháng 3 và có thể xuống dưới 5 – 10
o
C ít nắng, nhiều ngày c ó
sương mù, nhiệt độ mùa khô cao có thể 40 – 41
o
C kèm gió nóng. Tuy nhiên,
ở vùng kín gió, những giống cao su ít đổ gãy được trồng đúng vụ, và chăm
sóc tốt có thể đạt năng suất khá cao. Trong những năm 2007 đến 2010 diện
tích cao su của vùng tăng liên tục qua các năm. Năm 2007 diện tích cao su là
56.540 ha chiếm 10% diện tích cao su của cả nước, đến năm 2010 diện tích
cao su tăng lên là 72.357 ha chiếm 10,1 % diện tích cao su của cả nước.
Vùng Tây Bắc là vùng mới phát triển cây cao su từ năm 2006. Vùng
này có yếu tố môi trường hạn chế đến sinh trưởng và sản lượng cây cao su
như nhiệt độ thấp, đất đồi dốc, ít nắng, nhiều ngày có sương mù (40 – 60
ngày/năm). Đặc biệt nhiệt độ thấp có thể xuống dưới 3
o
C làm cây cao su có
thể chết ngọn hoặc chết cả cây. Thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su Ở
Tây Bắc có thể đến 7 – 8 năm, chậm hơn vùng Đông nam bộ và Tây Nguyên
1 -2 năm. Tuy nhiên, thực hiện theo chủ trương chính sách của nhà nước thúc
đẩy phát triển triển cây cao su ở vùng này trong nhưng năm qua diện tích cáo
su của vùng liên tục tăng. Năm 2007 diện tích cao su của vùng là 3.960 ha
24
chiếm 0,7% diện tích cao su cả nước, nhưng đến năm 2010 diện tích cao su
của vùng đạt 15.000 ha chiếm 2,1 % diện tích cao su cả nước.
Bảng 2.2: Diện tích và cơ cấu diện tích cao su các vùng từ năm 2007 –
2010
Vùng trồng
2007 2008 2009 2010
DT (ha)
CC
(%)
DT (ha)
CC
(%)
DT (ha)
CC
(%)
DT (ha)
CC
(%)
ĐôngNam
Bộ
339.000 67,4 408.330 64,7 431.488 64 437.400 61,2
Tây
Nguyên
123.000 21,9 156.400 24,8 165.179 24,5 190.243 26,6
Miền
Trung
56.540 10 62.130 9,8 67.420 10 72.357 10,1
Tây Bắc 3.960 0,7 4.640 0,7 10.113 1,5 15.000 2,1
Tổng 562.500 100 631.500 100 674.200 100 715.000 100
25