Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích hay và có chọn lọc bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.56 KB, 4 trang )

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHƠNG KÍNH -Phạm Tiến DuậtI.Tìm hiểu chung.
1.Tác giả.
-

Phạm Tiến Duật (1941-2007 ) quê Phú Thọ.
Năm 1964, sau khi tốt nghiệp khoa ngữ văn đại học Tổng Hợp, ơng gia nhập binh đồn
Trường Sơn, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn vào những năm chống Mĩ.
Ông được đánh giá là một trong những nhà văn tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng
thành từ cuộc kháng chiênd chống Mĩ của dân tộc.
Thơ ông chủ yếu viết về thế hệ trẻ VN qua hình tượng người lính và cơ Thanh Niên xung
phong.

2.Văn bản.
a. Xuất xứ: Bài thơ được viết trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” là tác phẩm trong cuộc thi thơ của
báo văn nghệ ( 1969-1970 )
b.Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1969, thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra
gay go, ác liệt.
c.Thể thơ: 7 chữ kết hợp với 8 chữ
d.Nội dung: Bài thơ đã sáng tạo ra hồi tưởng độc đáo: chiếc xe không kính, qua đó khắc họa nổi bật hình
ảnh những người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ cứu nước với tư thế ngang tàng, tinh thần
dũng cảm, thái độ bất khuất, coi thường gian khó, niềm lạc quan sơi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu
giải phóng miền Nam.
II.Tác phẩm.
1.Nhan đề bài thơ.
-

Nhan đề chia làm 2 vế: chất thơ và hiện thực cuộc chiến đấu của quân và dân tộc.
Nhan đề khá dài, tưởng nhua có chỗ thừa ( bài thơ ) nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người
đọc ở cái vẻ độc lạ của nó.

2.Hình ảnh chiếc xe khơng kính làm nổi bật sự khốc liệt của chiến tranh.


-

Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào trong thơ thì thường được “mĩ lệ hóa”,
“lãng mạn hóa” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực.
Người đọc đã bắt gặp chiếc xe tam mã trong thơ Dus-kin, hình ảnh con tàu trong “Tiếng hát con
tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền trong ‘”Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Ở bài thơ này, hình ảnh chiếc xe khơng kính được miêu tả cụ thể, thực đến mức khô khan, trần
trụi.
Mở dâud bài thơ, ta bắt gặp ngay chiếc xe khơng kính. 2 câu thơ đầu nói rõ vì sao chiếc xe khơng
kính. Câu trúc thơ dưới hình thức hỏi-đáp, với 3 chữ “không” đi liền nhau và 2 nốt nhấn “bom
giật”, “bom rung” để lí giải nguyên nhân của những chiếc xe khơng kính. Câu thơ có chút thản
nhiên, ngang tàng, biểu lộ chất kính trong cách nói phóng khống, hồn nhiên.


-

Bom đạn trong chiến tranh đã làm cho chiếc xe thêm trần trụi hơn: khơng có kính, khơng đèn,
khơng mui, thùng xe xước... càng nhấn mạnh hơn sự tồi tàn, rách nát và làm rõ mức độ khốc liệt
của chiến tranh.
 Hình ảnh chiếc xe khơng kính vốn khơng hiếm trong chiến tranh, song phải có một hồn thơ nhảy
cảm như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào trong thơ, trở thành hình tượng độc
đáo của thời chiến tranh chống Mĩ,
3.Hình ảnh chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
Tác giả miêu tả chiếc xe khơng kính nhằm làm nổi rõ hơn hình ảnh người chiến sĩ lái xe. Tuy thiếu đi
những điều kiện vật chất nhưng những người lính vẫn bộc lộ được những phẩm chất cao đẹp, sức
mạnh tinh thần lớn lao của họ.
a. Vẻ đẹp của người lính lái xe trước hết thể hiện ở tư thế ung dung, hiên ngang giữa chiến
trường hiểm nguy.
- Tác giả khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe với tư thế ung dung tuyệt đẹp:
“Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Từ trong buồng lái, họ có cái nhìn khống đạt: nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng, Từ “ung dung” kết
hợp với điệp từ “nhìn” và 2 chữ “ta ngồi” cho ta thấy tư thế ung dung, thong thả, khoan thai,
bình tĩnh, tự tin. Các anh nhìn thẳng vào khó khăn gian khổ mà khơng hề né tránh. Đó là một bản
lĩnh vững vàng, cứng cỏi. Và chỉ có những người lính lái xe với kinh nghiệm dày dặn, từng trải
mới có được thái độ, tư thế như vậy.
- Khổ thơ thứ 2 khắc họa vẻ đẹp của người lính ở tinh thần lạc quan, hồn nhiên, u đời, coi
thường gian khổ:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái”
Những câu thơ tả thực, chính xác đến từng chi tiết. Khơng có kính chắn gió, xe lại chạy nhanh
nên người lái xe phải đối mặt với bao khó khăn, nguy hiểm: nào là “gió vào xoa mắt đắng”, nào là
“con đường chạy thẳng vào tim”, rồi “sao trời”, rồi “cánh chim” như va ném, quăng đập vào
buồng lái, mặt mũi, thân hình. Dường như chính nhà thơ cũng đang ngồi trong buồng lái của
chiếc xe khơng kính nên câu chữ mới sinh động, gợi cảm giác chân thực đến như vậy. Vậy đấy, 2
khổ thơ mới dầu tả thực những khó khăn, gian khổ mà người lính lái xe đã phải trải qua. Tuy khó
khăn, các anh vẫn ung dung, hiên ngang, gan góc chuyển hàng ra tiền tuyến. Lời thơ nhẹ nhõm,
trôi chảy như những chiếc xe vun vút chạy trên đường.
b. Một vẻ đẹp vừa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính đó là tinh thần lạc quan, bất
chấp khó khăn, nguy hiểm, coi thường gia khổ. ( khổ 3 , 4 )
- 2 khổ thơ trên chỉ là những khó khăn, thử thách mơ hồ nhưng đến khổ 3, 4 thì khó khăn ập đến
dồn dập, cụ thể, chân thực:
“Khơng có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Khơng cần phủi phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha



Khơng có kính ừ thì ướt áo
Mưa tn mưa sối như ngoài trời
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khơ mau thơi”
+ Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi
gian khổ: “bụi phun tóc trắng”, “mưa tuôn mưa sối”. Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn
khơng nao núng mà ngược lại các anh càng bình tĩnh, vững vàng hơn.
+ Chấp nhận thực tế câu thơ ấy vẫn tràn đầy niềm lạc quan, sôi nổi: “không có kính ừ thì có
bụi”, “khơng có kính ừ thì ướt áo”. Những tiến ừ thì vang lên như một thách thức, một chấp
nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi.
+ Sau thái độ cứng cỏi, coi thường gian khổ ấy là những tiếng cười đùa tếu táo, ngang tàng,
phớt đời: “Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”, “Chưa cần
thay lái trăm cây số nữa/ Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi”. Vẫn là những câu thơ giản dị như lời
nói thường, giọng điệu vẫn thản nhiên, ngang tàng, hóm hỉnh. Cấu trúc “khơng có”, “ừ thì” được
lặp lại làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính giữa mọi nguy hiểm, gian khổ của cuộc
chiến.
+ Đó là khúc ca vui của tuổi trẻ, những chàng trai mười tám, đơi mươi hịa trong những
hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đọc cân thơ,
ta thấy hiện lên hình ảnh người chiến sĩ lái xe lạc quan, sôi nổi, yêu đời, ngang tàng, phớt đời,
đáng khâm phục.
+ Và cái cười sảng khoái ấy lại khác với cái cười buốt giá trong bài thơ “Đồng chí”, nụ cười
lạc quan, yêu đời ấy rất hiếm gặp trong thơ ca chống Pháp, đó là nụ cười ngạo nghễ của những
con người chiến thắng và tràn đầy niềm tin.
c. Ở 2 khổ thơ tiếp theo nhà thơ đã ghi lại khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí, đồng đội
của những người lính lái xe.
- Chính sự khốc liệt của chiến tranh đã tạo nên tiểu đội xe khơng kính:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.”

+ Từ “trong bom rơi”, từ nơi ác liệt của cuộc chiến khắp mọi miền Tổ Quốc, những chiếc xe
họp thành tiểu đội. Chữ “họ” gợi sự đoàn tụ, gợi sự bảo tồn. Thì ra, vì khơng thể thiếu nhau,
vắng nhau, những người đồng đội ấy vẫn băng qua mưa bom, bão đạn về trong vòng tay của sự
sống và chiến thắng.
+ Cái bắt tay thật đặc biệt “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Hóa ra, xe khơng kính lại là
điều kiện thuận lợi để các anh thể hiện tình cảm, truyền cho nhau sức mạnh. Đồng thời, bồi đắp
tinh thần cho những thiếu thốn về vật chất mà họ đã phải chịu đựng.
- Tình đồng chí, đồng đội còn thể hiện một cách giản din, thân thương, đầm ấm như ruột thịt qua
những giờ phút nghỉ ngơi của họ:
“ Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình ây”
+ Bữa cơm người lính thật đơn giản, họ đặt bếp giữa trời mà khơng sợ địch phát hiện vì
bếp Hồng Cầm đã giấu đi ngọn khói. Bữa cơm tuy đơn giản ngưng ấm áp nghĩa tình. Chỉ một
chữ “chung” thơi, tác giả đã nói lên được sự ấm áp chân thành của tình đồng chí đồng đội.


“Chung bát đũa nghĩa là gia đình ấy” cách định nghĩa về gia đình thật lạ, thật hay, thật tếu mà
cũng thật sâu nặng.
+ Lời thơ tiếp tục tô đậm vẻ đẹp của tâm hồn biết yêu thương, mơ mộng:
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
Trên con đường ra trận, người lính dẫ từng trải qua những đêm thiếu ngủ, họ phải tranh thủ ngủ
trên chiếc võng “chông chênh”. Từ chông chênh gợi bao chặng đường, đèo dốc, hố bom. Câu thơ
“Lại đi, lại đi trời xanh thêm” giúp ta cảm nhận rõ hơn tinh thần lạc quan, tràn đầy niềm tin và hi
vọng của những người lính trẻ trên mn nẻo Trường Sơn đầy bom đạn.
 Chính tình đồng chí, đồng đội đã biến thành động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, hiểm
nguy, chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc thân yêu.
d. Khổ thơ cuối cùng dựng lên hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ và thú vị làm nổi
bật sự khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng thể hiện tuyệt đẹp tình yêu Tổ Quốc và ý chí chiến
đấu vì miền Nam của những người lính lái xe.

- Hai câu thơ: “Xe khơng kính, rồi xe khơng có đèn/ Khơng có mui xe, thùng xe có xước.” Dồn dập
những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống, do đường trường gây ra những chiếc xe bị
hư hỏng nhiều hơn: “khơng có kính”, “khơng có đèn”, “khơng mui”, “thùng xe xước”. Điệp từ
“khơng có” nhắc lại 3 lần như nhấn lên 3 lần thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt thành 4 khúc
như 4 chặng gập ghềnh, khúc khuỷu đầy chông gai, bom đạn...
- Ấy vậy mà những chiếc xe như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn lao ra tiềm
tuyến với 1 tình cảm thiêng liêng:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Khổ thơ cuối đã tạo nên kết cấu câu ở hai phương diện: vật chất và tinh thần. Nói “xe vẫn chạy”
để khẳng định khơng gì có thể cản trở được chiếc xe băng ra tiền tuyến. Bom đạn có thể làm
méo mó chiếc xe nhưng khơng thể đè bẹp được ý chí của những người lính lái xe. “Xe vẫn chạy
vì miền Nam phía trước” tức là vì cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do của Tổ Quốc đang vẫy gọi.
“Trái tim” là một hình ảnh thơ đẹp. Nó có nghĩa là tình u đất nước, có lẽ sống cao đẹp chứa
đựng bản lĩnh hiên ngang và lịng dũng cảm... Đó là trái tim yêu thương, sôi nổi căm thù, trái tim
can trường của người chiến sĩ vì miền Nam thân yêu đang chìm trong máu lửa chiến tranh.
 Bài thơ ca ngợi ý chí kiên cường, hiên ngang, khơng chịu khuất phục của người chiến sĩ lái xe
đồng thời phản ánh khí thế của tồn qn, tồn dân ta, khẳng định ý chí của con người mạnh
hơn cả sắt thép.



×