Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phan tich gia tri hien thuc truyen ngan vo chong a phu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.66 KB, 6 trang )

Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Bài làm
Tơ Hồi là một trong những cây bút lão luyện của làng văn học Việt Nam với
sự nghiệp văn chương đồ sộ bao gồm nhiều thể loại phong phú, độc đáo. Được
mệnh danh là “Nhà văn của thiếu nhi”, giọng văn của Tơ Hồi ln mang
phong vị tự nhiên, hồn hậu, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm. Tác phẩm
nổi bật nhất của ông sau Cách mạng Tháng 8 phải kể đến “Vợ chồng A Phủ”,
một kiệt tác văn chương được thai nghén và hoàn thiện trong chuyến đi thực tế
lên vùng Tây Bắc của tác giả. Với khả năng xây dựng hình tượng nhân vật điển
hình cùng lối viết chân thực, “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm mang giá trị hiện
thực sâu sắc, đả kích và lên án sự bất cơng trong xã hội phân chia giai tầng đã
vùi dập con người đến tận cùng khổ đau, đồng thời bêu riếu bọn cường hào,
thống lý tàn ác, phơi bày những thế lực đen tối tồn tại ở khu vực vùng núi phía
Bắc trước Cách mạng.
Giá trị hiện thực là những điều diễn ra trong cuộc sống, được tác giả khéo léo
lồng ghép vào tác phẩm tạo nên ý nghĩa phản ánh hiện thực của một thời kì,
một chế độ trên nhiều phương diện, góc nhìn khác nhau. Đây là yếu tố cốt lõi
của một tác phẩm văn học, nhất là văn học hiện thực, là bức họa cuộc sống
được sàng lọc một cách kỹ lưỡng nhằm nêu bật lên được những đặc điểm điển
hình của một thời kỳ, giai cấp. Phần lớn giá trị hiện thực của các tác phẩm văn
học đều mang tiếng nói chung của đại đa số quần chúng đương thời, là bản cáo
trạng đối với những thói hư tật xấu và là tiếng lòng thổn thức của những người
thấp cổ bé họng, khơng có tiếng nói trong xã hội.
Với “Vợ chồng A Phủ”, Tơ Hồi đã tự mình thâm nhập vào cuộc sống của
những người lao động Tây Bắc để có thể thấm nhuần được suy nghĩ, cảm nhận
xuất phát từ tấm lòng thiện lương của con người nơi đây. Từ đó, ơng thấu hiểu
được nỗi đau đớn, tủi cực đang ngày đêm day dứt, trăn trở, thông qua ngịi bút
và vốn hiểu biết, Tơ Hồi đã xây dựng một cốt truyện cùng các tuyến nhân vật
Mị, A Phủ,… như một bức tranh sự thật, nói lên cuộc sống bi kịch của nhân
dân lao động cần cù, chăm chỉ, bóc trần bộ mặt hèn ác, xấu xa của những kẻ có
chức quyền trong xã hội.


Đoạn trích kể về số phận nghiệt ngã của nhân vật Mị, một cô gái hiền lành,
chăm chỉ nhưng không may lại mang thân phận “món đồ gạt nợ”, bị gả vào nhà
thống lý Pá Tra do món nợ truyền đời từ cha mẹ để lại. Tại đây, cơ phải làm
việc quần quật, bị bịn rút hết tất cả sự sống và sức phản kháng, tưởng chừng
như khơng có con đường giải thốt nào. Rồi cô gặp được A Phủ, một nạn nhân
của cha con thống lý Pá Tra. Chứng kiến số phận khổ đau giống mình, Mị như
được tiếp thêm nguồn sức mạnh, dám đứng lên chống lại số phận, cùng A Phủ
bỏ trốn, tìm đến một cuộc sống, nơi mà họ có thể sống như một con người thực
thụ.
Giá trị hiện thực của “Vợ chồng A Phủ” được lột tả qua cuộc sống bi kịch của
người lao động vùng Tây Bắc, điển hình là hai hình tượng nhân vật Mị và A
Phủ. Giới thiệu nhân vật Mị, Tơ Hồi khơng chọn cách kể về tên tuổi, quê quán,
hay thậm chí một câu tả dáng hình cũng chẳng được xuất hiện, chỉ vỏn vẹn:
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trơng thấy có một cơ gái
ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô
ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống lý, ăn
của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương,
nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó cịn bao giờ phải
xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải
con gái thống lý: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý.” Đoạn văn mở đầu để lại
cho người đọc một nỗi ám ảnh về kiếp người mịn, một số phận đau thương dai
dẳng khơng dứt. Nét mặt buồn rười rượi của Mị chính là lời tố cáo chân thực
nhất về tội ác của cha con thống lý Pá Tra đã đè nặng lên cả một kiếp người,
khơng chỉ khiến độc giả đau xót, mà cịn khơi gợi sự căm tức, phẫn nộ, cảm
thông với nhân vật.

Cuộc sống giữa địa ngục trần gian của Mị được coi là điển hình, khái qt tồn
bộ những khó khăn, khổ đau mà nhân dân lao động khu vực miền núi phía Bắc
trước Cách mạng. Tơ Hồi mượn hình ảnh của Mị để nêu bật được lên chất
hiện thực về cuộc đời đắng cay, tủi nhục của những người dân hiền lành, chất
phác phải chịu đựng. Bị bắt về làm dâu cho nhà giàu, cuộc đời của Mị từ một
cô gái xinh đẹp, hay lam hay làm thành một “con rùa ni trong xó cửa”, lúc
nào cũng cúi mặt, “mặt buồn rười rượi” lầm lũi, khơng nói năng gì. Chúng coi
cơ là công cụ lao động để làm giàu, “mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi
làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi
nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngơ, lúc nào cũng gài một bó đay trong
cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con
trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này
vùi vào việc cả đêm cả ngày”. Số phận của Mị thậm chí cịn khơng bằng con
trâu, con ngựa trong nhà thống lý. Hơn nữa, cơ Mị cịn bị bóc lột tinh thần đến
mức mất đi sức phản kháng vốn tiềm tàng trong những số phận bất hạnh. Cơ bị
trói, bị đánh tưởng đến chết trong đêm Tết ở Hồng Ngài. Từ một cô gái dám
uống rượu để quên đi sầu khổ, dám chuẩn bị đi chơi trong đêm tình mùa xn,
giờ đây chỉ cịn lại là cái xác không hồn, quanh năm làm lụng, không bao giờ
dám nghĩ đến việc bỏ trốn hay tìm cách thốt ra khỏi số phận bi phẫn của mình.
Để nói về cuộc đời của Mị, Tơ Hồi viết: “Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau,
bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không cịn nghĩ đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử. ở
lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con
trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.”.
Người ta thấy trào lên những cảm thương sâu sắc ở nhân vật, rõ ràng là một
người con gái đang tuổi xuân phơi phới như thế, nhưng lại chỉ quẩn quanh suy
nghĩ mình là con trâu, con ngựa, câm lặng cam chịu làm bạn với cái khổ đau.
Cịn đâu cơ Mị dám trốn nhà Pá Tra về gặp bố mẹ, cịn đâu những tia hy vọng
nhen nhóm, ăn lá ngón để giải thốt cho số phận, và cịn đâu những cuộc chơi
đêm tình mùa xn sơi động, náo nhiệt, những câu hát văng vẳng tìm bạn “tao
khơng có con gái con trai, tao đi tìm người u”. Cuộc sống của Mị gói gọn

trong bốn bức tường, chỉ chừa ra cái ô cửa sổ nhỏ bằng bàn tay. Tưởng như
tuổi xuân và cả cuộc đời Mị sẽ mãi mãi ở ngoài bốn bức tường ấy, chẳng khác
nào bị giam lỏng cả một đời người ở chốn ngục tù trần gian.
Một trong những chi tiết độc đáo nhất tác phẩm mang tính hiện thực sâu sắc là
cảnh cơ Mị bị trói cả đêm ở cột nhà khi A Sử nhìn thấy Mị đang chuẩn bị đi

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


chơi. Đặt vào bối cảnh thực tế, Mị là một cô gái trẻ trung, dồi dào sức sống.
Niềm khao khát được đi tìm bạn bè, đi chơi trong đêm tình mùa xuân là lẽ hiển
nhiên, nhưng, tất cả những tia hy vọng đó của Mị đã lập tức bị dập tắt khi cơ bị
chính người chồng của mình trói đứng vào cột nhà bằng sợi mây một cách tàn
bạo. Cái đau khổ lên đến tột cùng, ngay đến những ước muốn nhỏ nhoi và đơn
giản nhất, Mị cũng không thể thực hiện được. “Mị khơng nói. A Sử cũng khơng
hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mỵ, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một
thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mỵ xõa xuống. A Sử quấn ln
tóc lên cột, Mỵ khơng cúi, khơng nghiêng được đầu nữa. Trói xong, A Sử thắt
cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi phẩy tay tắt đèn, đi ra khép cửa buồng lại.”,
“Cả đêm Mỵ phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau
nhức”, “Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mảnh thịt.”. Cái
đau thể xác có thể diễn tả, nhưng nỗi đau tinh thần như từng vết roi hằn lên tâm
hồn Mị. Cô gái tội nghiệp đến đáng thương ấy, chỉ vì muốn đi chơi như bao
người khác mà bị hành hạ dã man, bị trói đứng trong đêm tối cơ quạnh. Người
đọc bỗng đặt ra câu hỏi rằng, liệu còn biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh như
thế nữa vẫn còn đang tồn tại, biết bao cô con gái sa chân vào làm dâu nhà quan
to, tưởng được sống hạnh phúc, đủ đầy, cuối cùng lại trở thành kiếp trâu ngựa
tủi hờn, nhục nhã. Tơ Hồi khơng trực tiếp lên án xã hội cổ hủ lạc hậu, bất
nhân, coi người như cỏ rác, nhưng thơng qua hình ảnh của Mị, mọi đường nét
thực tại đều được khắc họa một cách chân thực, rõ ràng. Hiện thực về cuộc

sống lao động khổ đau, hiện thực về thân phận mòn mỏi, hiện thực về cái ác
đang ngày ngày hiện hữu, tất cả đều được tác giả khai thác và phơi bày trước
ánh sáng.
Xây dựng hình tượng nhân vật A Phủ, tác giả muốn phản ánh hiện thực về cuộc
sống của người dân lao động tuy xuất thân thấp kém, cuộc đời lam lũ vất vả
nhưng lại chịu thương chịu khó, sức khỏe dồi dào, không may số phận lại rơi
vào tay cha con nhà thống lý độc ác. Cái khổ đau của A Phủ được thể hiện qua
những trắc trở trên đường đời, “Bố mẹ đẻ A Phủ ở Hắng Bìa. Năm xưa, làng
Hắng Bìa phải một trận bệnh đậu mùa, nhiều trẻ con, cả người lớn chết, có nơi
chết cả nhà. Cịn sót lại một mình A Phủ. Có người làng đói bắt A Phủ đem
xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. A Phủ mới mười một
tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở cánh đồng thấp. A Phủ trốn lên núi,
lưu lạc đến Hồng Ngài. Đi làm cho nhà người, lần nữa mùa này sang mùa
khác.”, khi anh bị trói mang về nhà Pá Tra, bị đánh đập tàn bạo bởi bọn trai
làng. Bọn chúng bắt sống anh về như bắt một con vật, đánh đập anh tàn bạo
đến nỗi “môi và đuôi mắt dập chảy máu”. Đỉnh điểm là khi anh làm mất một
con bò, Pá Tra trói đứng anh vào cột, chờ đến khi có người mang hổ về mới tha
cho anh. Bị trói đứng mấy ngày trời, không ăn, không uống, chịu rét, A Phủ
kiệt sức tưởng như chết đi đến nơi. Từ hình ảnh một chàng trai khỏe mạnh, tràn
đầy niềm lạc quan, yêu đời, A Phủ trở thành con trâu cày không công cho nhà
thống lý. Sống trong xã hội thối nát, mục ruỗng ấy, con người khơng cịn có
quyền sống như một con người, tất cả đều bị phụ thuộc vào kẻ có quyền, có
tiền. Sự thật về số phận của những người dân lao động khu vực Tây Bắc trước
Cách mạng Tháng tám là chuỗi những ngày tháng đau thương, nơi con người bị

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


vắt kiệt sức lao động, nơi cái ác ngự trị và tính mạng người dân chỉ giống như
con vật ni trong nhà.

Mị và A Phủ là hiện thân của kiếp đời nơ lệ dưới chế độ phong kiến, được Tơ
Hồi xây dựng từ những chất liệu hiện thực gần gũi nhất, thẳng thắn nhất. Qua
hai nhân vật, tác giả gián tiếp khắc họa cuộc sống và số phận của người dân lao
động trước Cách mạng, là tiếng nói mang tính tố cáo, lên án những kẻ lợi dụng
chức quyền đã vùi dập con người, đứng trên lập trường của nhân dân, bảo vệ
người dân lao động, tố cáo tội ác của quân thù và bọn bất lương.
Giá trị hiện thực còn được tác giá khai thác sắc bén nhằm phơi bày những kẻ
lợi dụng chức quyền, những thế lực đen tối ở miền núi phía Bắc trước Cách
mạng nhằm vùi dập, chà đạp con người. Hình tượng cha con nhà thống lý Pá
Tra, bọn xéo phải, thống quán chính là hiện thân của tội ác áp bức, bóc lột, coi
số phận con người rẻ mạt như trâu ngựa, mặc sức bóc lột, hành hạ. Đặt trong
hồn cảnh đặc trưng của khu vực miền núi xa xơi, hẻo lánh, dân trí thấp, tư
tưởng cổ hủ, lạc hậu và những hủ tục truyền đời, thực dân Pháp đã sử dụng bọn
quan lại như tay sai nhằm kìm kẹp nhân dân lao động dưới ách thống trị, bóc
lột. Chúng tiếp tay cho chính dân ta hãm hại lẫn nhau vì miếng ăn, vì quyền lực,
kẻ có quyền được mặc sức nhũng nhiễu, thu bạc thu vàng, lại được cho muối,
cho thuốc phiện về bán nhằm tư lợi cá nhân. Chính điều này đã làm cho mâu
thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội ta ngày một rõ ràng, nhóm lên lịng căm
thù đối với bọn quan liêu đốn mạt, bê tha. Một trong những đoạn văn miêu tả
chân thực nhất của tác phẩm phải kể đến cảnh A Phủ bị trói, bị đánh phạt vạ. Bị
chịu đòn từ các trai làng, anh chỉ biết đứng im, khơng dám nhúc nhích hay
chống trả vì mang tội đánh con trai thống lý. Cái tàn ác thể hiện ở chỗ, tên A
Sử gây sự đánh nhau, nhưng khi bị đánh lại được bênh vực, được cha đi tìm kẻ
đã đánh con trai mình về hành hạ, trong khi A Phủ, vì khơng có cha mẹ, vì thân
phận hèn kém lại phải chịu đòn, chịu phạt. “A Phủ quỳ chịu tội ở xó nhà,
khơng được dự tiệc hút ấy.”, “A Phủ ra quỳ giữa nhà. Lập tức, bọn trai làng xô
đến, trước nhất, chắp tay lạy lia lịa lên thống lý rồi quay lại đánh A Phủ. A Phủ
quỳ chịu đòn, chỉ im như cái tượng đá... Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc
phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A
Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. Người đánh, người quỳ lạy, kể lể,

chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt
tn qua các lỗ cửa sổ. Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ... Cứ
như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng
hút.”, “A Phủ lê hai cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù. A Phủ cúi sờ
lên đồng bạc trên tráp, trong khi Pá Tra đốt hương, lầm rầm khấn gọi ma về
nhận mặt người vay nợ. Pá Tra khấn xong, A Phủ cũng nhặt xong bạc, nhưng
chỉ nhặt làm phép lên như thế rồi lại để ngay xuống mặt tráp. Rồi Pá Tra lại trút
cả bạc vào trong tráp.”. Tất cả những chi tiết ấy thể hiện sự tàn bạo, coi người
như rơm rác của bọn quan lại, dã man xuống tay đánh đập trong khi bọn chúng
thảnh thơi hút thuốc, chửi bới, thóa mạ. Thật khơng thể tưởng tượng được lại
tồn tại một xã hội thối rữa, nơi nhân phẩm con người không bằng một con vật,
kẻ phạm tội lại là quan tịa, người vơ tội lại trở thành con nợ mạt kiếp, bị đánh
đập tàn ác. Phải chăng, đây chính là những góc khuất đã được thế lực đen tối

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


dung túng để bọn quan liêu mặc sức tung hoành, nhũng nhiễu, bóc lột dân
chúng, bợ đỡ bọn Tây nhằm trục lợi, vơ vét của cải.
Tội ác của cha con thống lý Pá Tra thật không kể xiết, chúng không thương xót
một ai, khơng chừa cả những số phận yếu đuối, khơng có khả năng chống cự.
Thân phận gạt nợ của Mị cũng bắt nguồn từ món nợ giữa bố của thống lý Pá
Tra và bố mẹ Mị “Ngày xưa bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền cưới, phải đến vay
nhà thống lý, bố của thống lý Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ
một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già mà cũng chưa xong nợ. Người
vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.” món nợ truyền đời từ bố mẹ sang con cháu đã
cho thấy sự bóc lột của kẻ nắm quyền, khơng một sự thương xót với người già,
trẻ nhỏ hay cả những gia đình bần hàn, cơ cực. Cái duy nhất bọn chúng quan
tâm là lợi ích, tiền của. Dường như, tình người khơng hề tồn tại với cha con
thống lý Pá Tra. Cuộc đời Mị từ lúc bị lừa bắt về làm dâu, sống lặng lẽ “như

một con rùa ni trong xó cửa”, làm việc quần quật “Tết xong thì lên núi hái
thuốc phiện, giữa năm thì nhặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp…”,
đến khi bị hành hạ cực khổ, bị trói, bị đánh,… giống như một bản án buộc tội
thế lực quan lại độc ác, vơ nhân tính, là bản cáo trạng chân thực nhất về tội ác
của cha con thống lý Pá Tra đã đè nặng lên cả một kiếp người, không chỉ khiến
độc giả đau xót, mà cịn khơi gợi sự căm tức, phẫn nộ, cảm thơng với nhân vật.
Tơ Hồi khơng phê phán một cách trực tiếp, nhưng chính từ những hành động
của thống lý Pá Tra đối với A Phủ và Mị, bị đẩy vào số phận con sâu cái kiến,
người đọc đã nhận ra được bộ mặt bóc lột, lên án gay gắt chế độ quan lại trong
xã hội thực dân nửa phong kiến khu vực miền núi Tây Bắc đã khiến biết bao
con người khỏe mạnh, chịu thương chịu khó trở thành tay sai cho chế độ bóc
lột bạo tàn. Giá trị hiện thực của tác phẩm là phơi bày được bộ mặt xấu xa của
chế độ phong kiến lỗi thời, đốn mạt, nơi những kẻ ác nghiệt nắm mọi quyền
sinh quyền sát trong tay, nơi kiếp người bị rẻ rúng, khơng bằng con trâu, con
ngựa.
Tơ Hồi đã xuất sắc trong việc tái hiện lại bức tranh hiện thực về số phận
những con người khốn khổ nơi vùng núi cao, đồng thời lên án, vạch mặt những
thế lực đen tối đã vùi dập, chà đạp con người. Bằng nghệ thuật miêu tả đặc sắc,
xây dựng tâm lý nhân vật qua hành động, cử chỉ và sự tiến bộ trong suy nghĩ
của nhân vật, tác giả không chỉ khiến cho người đọc hình dung một cách rõ
ràng về những góc khuất trong xã hội xưa mà cịn thể hiện sự thương cảm, xót
xa với những người dân lao động vơ tội. Xét cho cùng, văn học chính là hiện
thực được phản ánh một cách chắt lọc, mục đích của văn học là khơi gợi sự
đồng cảm nơi độc giả. Trên phương diện ấy, Tơ Hồi đã hồn thành một cách
trọn vẹn với tư cách một người quan sát, một nhà truyền đạt, là sợi dây kết nối
giữa bạn đọc và những con người họ chưa từng một lần gặp gỡ.
Giá trị hiện thực của “Vợ chồng A Phủ” là hiện thực cuộc sống của những
người dân Tây Bắc, cần cù, chăm chỉ, chân phương nhưng bất hạnh, khổ cực.
Qua hai hình tượng nhân vật điển hình, tác giả đã khái qt tồn bộ khơng gian
xã hội thực dân nửa phong kiến nơi vùng cao, đồng thời lên án mạnh mẽ, phơi

bày bộ mặt tàn bạo và các thế lực đen tối đã tồn tại và chèn ép con người đến
bước đường cùng. Qua tác phẩm, Tơ Hồi cũng gửi gắm sự nâng niu, trân trọng
đến nhân vật của mình hay chính là những người dân vùng núi phía Bắc, tìm

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


kiếm sự lay động trong lòng độc giả khi chứng kiến những khó khăn, gian khổ
mà nhân vật phải trải qua.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×