Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

D cng on thi mon sinh thai hc 222222

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.87 KB, 32 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN SINH THÁI HỌC
Câu 1: Nhân tố sinh thái là gì? Trình bày đặc điểm, phân loại và ý
nghĩa của nhân tố sinh thái? Ý nghĩa của việc sự tác động tổng hợp
giữa các nhân tố sinh thái?
Trả lời:
nhân tố sinh thái là những thành phần bất kỳ nào của mơi trường có
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của các sinh vật, hoặc
đến đặc tính của mối quan hệ giữa các sinh vật
Phân loại các nhân tố sinh thái
Ta có nhiều cách để phân loại các nhân tố sinh thái:
- Các nhân tố vơ sinh (khí hậu, cấu tạo hóa học của đất, nước... ) và các
nhân tố hữu sinh (kí sinh, ăn mồi, cộng sinh...).
- Các nhân tố độc lập với mật độ và các nhân tố phụ thuộc vào mật độ.
- Sự phân loại khơng gian dựa vào đặc tính mơi trường:
+ Nhân tố khí hậu: nhiệt độ, khơng khí, ánh sáng, mưa...
+ Nhân tố thổ nhưỡng: pH, thành phần cơ giới...
+ Nhân tố thủy sinh: dòng chảy, chất hòa tan...
- Phân loại theo thời gian: ảnh hưởng của sự biến thiên theo năm, mùa
hay ngày đêm (tính chu kỳ).
Đặc điểm của nhân tố sinh thái
Các nhân tố sinh thái không bao giờ tác động riêng lẻ mà luôn tác động
kết hợp với nhau. Nhân tố sinh thái nào cũng có thể trở thành nhân tố
hạn chế trong khơng gian hoặc thời gian.
Ý nghĩa của Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái:
Sự tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật là đồng thời
và tổng hợp. Tuy nhiên, mỗi nhân tố sinh thái có vai trị độc lập tương
đối của nó trong một tổ hợp sinh thái. Thật vậy, hoạt động sống của thực
vật như quang hợp và hô hấp đồng thời phụ thuộc vào các nhân tố khí
hậu (ánh sáng, nhiệt, mưa...) và đất. Mặt khác, các nhân tố sinh thái có
quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó khi một nhân tố thay đổi cũng kéo theo
sự thay đổi của nhân tố khác.




Câu 2: khi điều kiện môi trường biến đổi vượt khỏi giới hạn sinh
thái của lồi thì sinh vật sẽ có những phản ứng gì để duy trì sự sống
của mình? Cho ví dụ?
Trả lời:
khi điều kiện mơi trường biến đổi vượt khỏi giới hạn sinh thái của
lồi thì sinh vật sẽ có những phản ứng để duy trì sự sống của mình:
Nhiều lồi động vật buộc phải “tiến hóa” để thích nghi hơn với mơi
trường sống mới của mình...Thiên nhiên luôn luôn biến đổi, đôi khi theo
chiều hướng xấu đi và các lồi động vật buộc phải “tiến hóa” để có thể
thích nghi với mơi trường sống mới…
1. Đóng băng để tồn tại
Trong khi một số lồi thường tìm cách để tránh bị đóng băng như cá Bắc
Cực, một số lồi động vật khác lại tự tiến hóa để biến việc đóng băng trở
thành cách tồn tại.
Ta có thể thấy hiện tượng này ở các loài ếch, rùa: chúng bị đóng băng
vào mùa đơng, nhưng ngay khi xn đến và băng tan, chúng lập tức sống
lại và hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có giới hạn của nó. Nếu nhiệt độ lạnh
quá mức cho phép và khiến quá 65% nước trong cơ thể ếch bị đóng
băng, chúng sẽ chết.
2. Đóng kén
Đóng kén có thể coi là thành tựu nổi bật nhất của tự nhiên. Đó là q
trình mà các lồi vi khuẩn và cơn trùng tự tạo ra một “bức tường” vô
cùng chắc chắn, ngăn cách với các tác động thế giới bên ngoài như kẻ
thù, va đập, nhiệt độ…
Đóng kén có thể là một tấm chắn bảo vệ vơ cùng hữu hiệu cho các lồi
vi khuẩn, nhưng lại là một mối nguy hại tiềm ẩn cho con người. Đó là
bởi khi những lồi vi khuẩn từ rất nhiều năm về trước mà cơ thể người

không thể chống lại được vẫn cịn có thể tồn tại đến tận ngày nay.
3. Tự tản nhiệt
Có ai từng thắc mắc tại sao tai của các loài voi thường to như vậy? Đây
chính là đáp án cho câu hỏi đó. Hãy thử đặt ra câu hỏi, với những loài
động vật quá to và chậm chạp như voi, khi sống ở nơi có nhiệt độ cao,
chúng sẽ tồn tại thế nào?


Có rất nhiều mạch máu nhỏ trên tai của voi, đây chính là nơi giúp chúng
tỏa bớt nhiệt của cơ thể ra bên ngồi. Với đơi tai càng to, thì chức năng
tản nhiệt của voi càng lớn. Tai loài thỏ cũng có tác dụng tương tự.
4. Chuyển thể thở
Ở vùng nhiệt đới và xích đạo, những thay đổi luân phiên của mùa có thể
là tai họa cho nhiều lồi động vật. Vào mùa mưa, lũ lụt sẽ khiến nhiều
loài động vật mất đất sống, trong khi đó mùa khơ lại khiến các loài thủy
sinh khốn đốn.
Để chống lại sự khắc nghiệt đó, có những lồi đã “tiến hóa”, đó chính là
những lồi cá có phổi và lưỡng phế. Chúng tự hình thành phổi bên cạnh
chiếc mang sẵn có để có thể hít thở trên cạn mà khơng gặp khó khăn gì.
5. Chống đơng lạnh (AFP - antifreeze protein)
Với các lồi động vật biến nhiệt, đặc biệt khi chúng sống ở những nơi
lạnh giá như Bắc Cực, nhiệt độ thấp là mối đe dọa lớn với chúng.
Phân tử protein này có khả năng phát hiện, bám chặt vào tinh thể băng
mới hình thành và ngăn chặn sự lớn lên của nó. Từ đó, chúng cho phép
các tế bào khác tiếp tục thực hiện chức năng của mình. Một dạng protein
tương tự cũng đã được tìm thấy trong một số lồi bọ cánh cứng sống ở
trên cao - nơi có nhiệt độ rất thấp
6. Thay đổi huyết tính
Giống như cá Bắc Cực tạo ra AFP, để sống trong môi trường khắc
nghiệt, một số lồi cũng đã biến đổi huyết tính cho phù hợp. Điển hình

là cá nhà táng và ngỗng đầu sọc châu Á.
Cá nhà táng thường sống ở độ sâu 3km dưới mực nước biển. Dưới độ
sâu này, oxy trong nước nghèo nàn, hơn thế nữa, với một cơ thể dài tới
20m, việc ngoi lên mặt nước để thở là vô cùng “xa xỉ”. Vì vậy, cá nhà
táng đã tự điều tiết cơ thể để có thể lưu giữ được nhiều oxy hơn, giúp cá
nhà táng “trụ” lâu dưới mặt nước.
7. Nhiệt hóa học
Thay vì tổ hợp AFP hoặc chịu đóng băng để tồn tại, lồi cơn trùng đã có
một cách khác để chống chọi với thời tiết giá rét, đó là sử dụng nhiệt hóa
học.
Khơng thụ động như các lồi khác, côn trùng rất năng động; chúng di
chuyển liên tục và khi quá trình vận động cơ bắp này kết hợp với các


chất hóa học trong cơ thể chúng, sẽ tạo ra một lượng nhiệt giống như
một động cơ diesel. Nhiệt này sẽ dùng để sưởi ấm qua mùa đông giá
lạnh.
Để thấy rõ hơn điều này, hãy quan sát loài ong khi mùa đông tới. Chúng
sẽ đứng co cụm lại và liên tục rung người để tạo ra nhiệt.
Câu 3: Nêu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường lên hoạt động
sống của sinh vật? Cho ví dụ?
Trả lời:
Ảnh hưởng của các điều kiện môi trường lên hoạt động sống của
sinh vật:
Hoạt động sống của sinh vật chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện môi
trường, gồm các điều kiện sinh thái chủ yếu, như: ánh sáng, nhiệt độ,
nước, khơng khí, đất.
a)Ánh sáng:
 Ảnh hưởng của ánh sáng đến thực vật:
- Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tồn bộ đời sống của cây (từ khi hạt

nảy mầm đến khi ra hoa, đậu quả). Cường độ ánh sáng khác nhau sẽ ảnh
hưởng khác nhau tới thực vật.
+Cường độ ánh sáng yếu và trung bình: thích hợp cho sự sinh trưởng
của thực vật.
+Cường độ ánh sáng cao: làm tăng sự thoát hơi nước, cây hấp thu nhiều
chất vơ cơ, quang hợp mạnh, tích lũy vật chất nhanh.
Ảnh hưởng của ánh sáng đến hình thái cây: tính hướng sáng, sự
mọc vống, hình thái loại cây, sự tỉa cành tự nhiên.
Ánh sáng ảnh hưởng tới các q trình sinh lý của cây, như: quang
hợp, hơ hấp, thoát hơi nước, sinh sản.
Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phân bố của cây
Ví dụ: Hạt nảy mầm cần ánh sáng: phi lao, thuốc lá, lúa…; và loại
không cần ánh sáng: cà ñộc dược...
 Ảnh hưởng của ánh sáng tới động vật:
Ánh sáng khơng có “giới hạn sinh thái thích hợp” đối với động vật, tất
cả các lồi động vật đều có thể phát triển trong tối và trong sáng. Tuy
nhiên, ánh sáng cũng rất cần thiết cho động vật
Ánh sáng cần cho sự định hướng thị giác trong không gian của
động vật.


Ảnh hưởng của ánh sáng tới sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản và
tử vong của động vật.
Ảnh hưởng của ánh sáng tới cường độ trao đổi chất của động vật,
phân nhóm.
Ví dụ: Tẩy cá chép đẻ sớm, bằng cách hạ mực nước trong ao vào mùa
xuân, để tăng cường độ ánh sáng chiếu trong lớp nước nông và tăng
nhiệt độ nước, giúp cho cá thành thục sớm
b) Nhiệt độ:
 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống thực vật:

Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của thực vật, gồm quang
hợp, hơ hấp, thốt hơi nước, sự hình thành và hoạt động của diệp
lục.
Nhiệt độ ảnh hưởng tới các giai đoạn phát triển cá thể của thực vật.
Nhiệt độ ảnh hưởng tới khả năng thích nghi của thực vật, gồm ba
loại: Thực vật chịu băng giá, chịu nóng và thực vật chịu lửa.
Ví dụ:Những cây thân cỏ sống ở vùng đất cát nóng, có thân chính khơng
phát triển, nhưng có sự phân cành nhiều từ gốc, tạo ra một tán cây sát
mặt đất, có tác dụng hạn chế nhiệt độ
 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống động vật:
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hình thái động vật
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các hoạt động sinh lý của động vật.
Nó ảnh hưởng nhất là đến q trình tiêu hóa và trao đổi khí.
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự trú đông, sinh dục, ngủ hè, ngủ
đông của động vật.
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh sản của động vật. Nhiệt độ
môi trường là nhân tố giới hạn với nhiều loài, nếu cao hơn hoặc
thấp hơn nhiệt độ thích hợp thì nó sẽ ảnh hưởng đến chức phận của
cơ quan sinh sản và làm giảm hay đình trệ cường độ sinh sản.
Ví dụ: Tai của thỏ châu Âu ngắn hơn tai của thỏ châu Phi.

c) Nước:


- Nước cần thiết cho quá trình sinh sản. Sự kết hợp của các giao tử hầu
hết được thực hiện trong mơi trường nước, nước cần thiết cho q trình
trao đổi chất. Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao
- Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất
hữu cơ.
- Nước là mơi trường hồ tan chất vơ cơ và phương tiện vận chuyển

chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng
ở động vật. - Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều
hòa nhiệt độ cơ thể. - Cuối cùng nước giữ vai trị tích cực trong việc phát
tán nịi giống của các sinh vật, nước cịn là mơi trường sống của nhiều
lồi sinh vật.
Các dạng nước trong khí quyển và tác dụng của chúng đối với sinh vật :
- Mù: có tác dụng làm tăng độ ẩm khơng khí, thuận lợi cho sự sinh
trưởng của thực vật và sâu bọ.
- Sương: có tác động tốt vì đó là nguồn bổ sung độ ẩm cho cây khi trời
khơ nóng, cây thường bị héo. Đối với những vùng khô hạn như núi đá
vôi, sa mạc, sương là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh vật trong
vùng. - Sương muối: gây tổn hại lớn cho thực vật nhất là các lồi cây
trồng.
- Mưa. Đóng vai trị quan trọng nhất trong việc cung cấp nước cho các
cơ thể sống→Từ đó nước ảnh hưởng lớn lên hoạt động sống của sinh vật
Ví dụ:Động vật đẳng nhiệt, nói chung có máu nóng trên 37 0C, nên nó
mẫn cảm với nhiệt độ biến động nhiều.
d) Đất:
Môi trường đất ảnh hưởng đến kiểu phân bố của sinh vật: phân bố của
thực vật, vi sinh vật, nấm, động vật đất và động vật lớn trong hang. Các
sinh vật đã có những biến đổi để thích nghi với từng loại mơi trường đó.
 Ảnh hưởng của mơi trường đất đến thực vật:
Chế độ ẩm, độ thơng khí và nhiệt độ cùng với cấu trúc của lớp đất mặt
đã ảnh hưởng đến sự phân bố các loại cây và hệ rễ của chúng .
+ Độ pH của các loại đất khơng giống nhau, nên đã hình thành
những loại thực vật khác nhau.
+Độ pH của ất nếu thay đổi, sẽ làm tính thấm của vỏ bọc động vật
đất thay đổi và từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi nước, khống,
hơ hấp, hệ thần kinh của chúng.



Ví dụ: Hệ rễ của những cây gỗ ở những vùng bị đóng băng phân bố
nơng và rộng.
e) Khơng khí:
Độ đậm đặc của khơng khí thấp, nên ít có tác dụng nâng đỡ. Sinh
vật sống trong khơng khí cần có hệ thống nâng đỡ riêng để giữ
vững cơ thể, đó là mô cơ của thực vật và bộ xương của động vật.
Do lực nâng đỡ của khơng khí rất nhỏ, nên khối lượng và kích
thước của các sinh vật sống trên mặt đất bị hạn chế. Những động
vật lớn nhất ở trên cạn không thể so sánh với cá voi ở dưới nước.
Gió và tác động của gió lên sinh vật. Tác động của gió lên thực vật
theo một hướng liên tục thì các cây thân gỗ hình thành cành về một
phía, tạo nên tán cây có hình cờ bay. Gió mạnh làm thay đổi nhiệt
độ, độ ẩm, làm tăng sự mất nước và tỏa nhiệt của các sinh vật. Gió
khơ (như gió Tây Nam, gió Lào) gây ra tình trạng khơ nóng, cây
thiếu nước nghiêm trọng,… Gió lạnh (gió mùa ðơng Bắc) làm tăng
giá rét, sinh vật kém thích nghi sẽ bị chết.
+ Tác động của gió lên động vật, gió mạnh làm hạn chế khả năng
bay của động vật.
Thành phần của khơng khí:ảnh hưởng tới sinh vật
Ví dụ: Những lồi bị sát khổng lồ của đại Trung sinh cũng vừa sống ở
nước và vừa sống ở cạn
Câu 4: Nêu khái niệm và đặc điểm của quần thể? Vì sao quần thể
được coi là dạng tồn tại của loài? Mối quan hệ giữa những cá thể
trong quần thể?
Trả lời: quần thể sinh vật: là tập hợp các cá thể cùng lồi,cùng sinh
sống trong một khoảng khơng gian xác định, vào một thời gian nhất
định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.
- Quá trình hình thành quần thể:
+ 1 nhóm cá thể cùng lồi-> khu vực mới

+ Các cá thể khơng thích nghi bị tiêu diệt, một số cá thể tồn tại.
+ Các cá thể còn lại dần thích nghi, hình thành các mối quan hệ sinh thái
gắn bó-> quần thề sinh vật ổn định
* Đặc điểm của quần thể:
I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH:


- Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực / số lượng cá thể cái
trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên trong q
trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng thời gian, tuỳ điều
kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.
II. NHÓM TUỔI:
- Người ta chia cấu trúc tuổi thành:
+ Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể.
+ Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể
+ Tuổi quần thể:tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
- Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ từng lồi và điều kiện
sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi
hay xảy ra dịch bệnh … thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá
thể thuộc nhóm tuổi trung bình.
- Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài
nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ: khi đánh cá, nếu các mẻ lưới
đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế è nghề đánh cá chưa khai
thác hết tiềm năng; nếu chỉ thu được cá nhỏ è nghề cá đã khai thác quá
mức.
III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Gồm 3 kiểu phân bố:
1. Phân bố theo nhóm:
- Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm ở
những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở những động

vật sống bầy đàn, các
cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (di
cư, trú đông, chống kẻ thù …)
2. Phân bố đồng đều:
- Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh
gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm giảm sự
cạnh tranh gay gắt.
3. Phân bố ngẫu nhiên:
- Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận
dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.


IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ:
- Là số lượng sinh vật sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần
thể. Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng
nguồn sống trong môi trường, đến khả năng sinh sản và tử vong của cá
thể. Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay tuỳ
theo điều kiện sống.
Quần thể là đơn vị tồn tại của loài trong thiên nhiên bởi vì :
mỗi quần thể khơng phải là một nhóm cá thể cùng lồi được tập hợp
ngẫu nhiên trong thời gian ngắn, mà là một tổ chức cơ sở của lồi, có
lịch sử phát sinh phát triển của nó.
Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
1.Quan hệ hỗ trợ
- Quan hệ hỗ trợ trong QT: Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các
hoạt động : kiếm thức ăn, chỗ ở, chống lại kẻ thù, sinh sản…
- Ý nghĩa: giúp cho các cá thể thích nghi với mơi trường, khai thác tốt
nguồn sống
- Biễu hiện: Hiệu quả nhóm
+ ở TV: Sống thành nhóm-> ngăn cản gió bão, hạn chế thốt hơi nước

+ ở ĐV: Cùng kiếm thức ăn có hiệu quả hơn
VD: Hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thơng, Chó rừng thường quần tụ
từng đàn.
2.Quan hệ đối kháng
- Cạnh tranh cùng lồi : Khi kích thước quần thể vượt q sức chịu đựng
của môi trường, các cá thể cạnh tranh, làm tăng mức tử vong, giảm sinh
sản.
- Hiện tượng ký sinh cùng loài: Trong điều kiện nguồn thức ăn bị giới
han, quần thể có kích thước lớn buộc các cá thể đực phải sống kí sinh
vào con cái.


Câu 5: Tại sao nói mối quan hệ hỗ trợ và quan hệ canh tranh trong
quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với mơi trường
sống của nó để quần thể có thể tồn tại và phát triển ổn định?
Trả lời:
Mối quan hệ hỗ trợ và quan hệ canh tranh trong quần thể là các đặc điểm
thích nghi của sinh vật với mơi trường sống của nó để quần thể có thể
tồn tại và phát triển ổn định vì:
Quan hệ hỗ trợ:
- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt
động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản …đảm bảo cho quần
thể thích nghi với mơi trường sống.
- Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa
nguồn sống của mơi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá
thể.
Quan hệ cạnh tranh:
- Xuất hiện khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và
các nguồn sống khác, con đực tranh giành con cái …Nhờ có cạnh tranh
mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức

độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Câu 6: Vì sao quần thể cần có kích thước ổn định? Muốn có kích
thước ổn định cần có những điều kiện nào? Ý nghĩa của việc nghiên
cứu sự ổn định của quần thể?
Trả lời:
quần thể có kích thước ổn định vì:khi số lượng các thể trong quần thể
quá ít sẽ dẫn tới Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không đủ
khả năng chống chọi với môi trường.Khả năng sinh sản giảm, do cơ hội
gặp nhau giữa con đực và con cái ít (do quá xa nhau);Sự giao phối cận
huyết thường xảy ra, làm quần thể bị thối hóa và đe dọa sự tồn tại của
nó .do vậy quần thể có kích thước quá nhỏ
Nếu kích thước quần thể quá lớn, nguồn sống không đủ đáp ứng, ô
nhiễm, bệnh tật, cạnh tranh càng gay gắt, sẽ dẫn tới hiện tượng di cư
(phát tán) ra khỏi quần thể.
Do đó quần thể phải có kích thước ổn định , để tạo ra một mơi trường tốt
nhất để quần thể đó sống, sinh sản, và phát triển.


Điều kiện để quần thể có kích thước ổn định là:
Không gian sống, các nhu cầu thiết yếu của đời sống như thức ăn, nơi ở,
số lượng cá thể của chính quần thể .
Các rủi ro của mơi trường, nhất là dịch bệnh, vật ký sinh, vật ăn thịt…
cần hạn chế thấp nhất có thể
Ý nghiã của việc nghiên cứu kích thước của quần thể
Để ta đánh giá được mức độ sinh sản của quần thể, mức độ tử vong cuả
quần thể, và sự phân bố hay phát tán của quần thể đó
Câu 7: Trạng thái cân bằng của quần thể là gì? Vì sao trong thiên
nhiên quần thể sinh vật ln có khuynh hướng duy trì và đảm bảo
trạng thái cân bằng để tồn tại?
Trả lời:

Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái quần thể đạt số lượng
cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi
trường để tồn tại và phát triển.
Trong tự nhiên quần thể sinh vật ln có xu hướng phải duy trì và
đảm bảo trạng thái cân bằng để tồn tại vì:
Quần thể cũng như bất kỳ cá thể sinh vật nào sống trong môi trường,
không phải chỉ thích nghi một cách bị động với những thay đổi của mơi
trường mà cịn cải tạo mơi trường theo hướng có lợi cho mình.
Quần thể hay ở mức tổ chức cao hơn (quần xã, hệ sinh thái) sống trong
môi trường vật lý xác định đều có cơ chế riêng để duy trì trạng thái cân
bằng của mình với sức chịu đựng của mơi trường, trước hết là điều chỉnh
kích thước của chúng. Dư thừa dân số là điều rất bất lợi cho quần thể
sống trong mơi trường có giới hạn. Do đó, điều chỉnh số lượng phù hợp
với dung tích sống của mơi trường là một chức năng rất quan trọng đối
với bất ký quần thể nào.
Nguyên nhân điều chỉnh số lượng cá thể:
Do hai nhóm nguyên nhân: do sự thây đổi của các nhóm nhân tố sinh
thái vơ sinh và các nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
 Ngun nhân do nhóm nhân tố sinh thái vơ sinh
Các nhân tố vô sinh là những nhân tố không phuk thuộc vào mật độ,
chúng tác động độc lập và tác động tới mật độ quần thể. Các nhân tố vô
sinh gồm: khí hậu địa hình, thổ nhưỡng, nhiệt độ… trong đó khí hậu là


nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất,
được nghiên cứu nhiều nhất: giá rét mùa đong, lũ lụt thường làm giảm
số lượng, dù mật đọ ít hay nhiều. vào mùa hè ấm áp và có mưa nhiều tạo
điều kiện cho thực vật phát triển, nhờ đó nguồn thức ăn, nơi làm tổ, nơi
cư trú … thuận lợi cho đọng vật gặm nhấm, chim, thú… phát triển cũng
từ đó làm biến động số lượng.

Sự thay đổi của các nhân tố sinh thái vo sinh ảnh hưởng tới trạng thái
sinh lí của các cá thể. Sống trong điều kiên tự nhiên không thuận lợi, sức
sinh sản của các cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con
non thấp,… chúng thường xuyên ở vào tình trạng của vùng chống chịu
thấp hay cao của 1 hay 1 số nhân tố sinh thái, trong giới hạn sinh thái
 Nguyên nhân do các nhân tố sinh thái hữu sinh
Các nhân tố sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi các cá thể của quần thể.
Đó là nhân tố khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác động của nó
phụ thuộc vào mật độ quần thể chịu tác động, chẳn hạn sự dịch bệnh đối
với nơi thưa dâ ảnh hưởng kém hơn so với nơi đông dân. Hiệu suất bắt
mồi của vật ăn thịt kém hiệu quả khi mật đọ con mồi thấp hoặc quá
đông. Các nhân tố hữu sinh thường phụ thuộc vào mật độ.
Nhân tố phụ thuộc vào quần thể thể hiện trong sự cạnh tranh giữa các cá
thể khác,… hay thể hiện sự phụ thuộc mật đọ vào số lượng vật ăn thịt,
chúng tác động đến mức sinh sản, tỷ lệ tử vong, sự phân tán… các ảnh
hưởng này là do chính mật độ quần thể tạo ra.
Ví dụ: Ở chim, sự cạnh tranh về nơi làm tổ ảnh hưởng đến khả năng
sinh sản và nở trứng. khả năng sống sót của con non như cá, hưu, nai …
phụ thuộc vào số lượng kẻ ăn thịt
Mỗi quần thể đều có sự biến động số lượng, nhưng tùy đặt điểm loài
khác nhau mà nhu cầu sống, nơi ở, nơi làm tổ, nguonf thưc ăn sẽ khác
nhau. Vì vậy, sẽ có một nhân tố vơ sinh hay hữu sinh đóng vai trị quyết
định đến sự biến động. ở động vất biến nhiệt là nhân tố vơ sinh. Cịn
động vật đẳng nhiệt là nhân tố hữu sinh.
Vì thế trong tự nhiên quần thể sinh vật ln có xu hướng phải duy trì cá
thể lồi ở một mức ổn định để phù hợp với điều kiện môi trường của
quần thể đó và đạt được trạng thái cân bằng của quần thể.


Câu 8: Quần xã là gì? Phân loại? Tại sao nói quần xã là một cấu

trúc động hở? Sự khác biệt giữa quần thể và quần xã? Cho ví dụ?
Phân biệt ổ sinh thái và nơi ở?
Trả lời:
Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các lồi khác nhau
được hình thành trong một q trình lịch sử, cùng chung sống trong một
khoảng không gian xác định gọi là sinh cảnh. Nhờ các mối quan hệ sinh
thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Phân loại quần xã:
theo lãnh thổ phân bố, gồm có 4 loại:
Sinh địa quần xã (sinh vật cư trú trong sinh quyển): gồm các sinh
vật sống trong các tầng ( tầng nước, tầng cây), sống trong hang,
hốc cây, hốc đá…
Quần xã lục địa, đại dương, biển.
Quần xã cảnh quan vùng địa lí (biơm): gồm các lồi động vật sống
trên một quần hệ thực vật.
Quần xã sinh cảnh: bao gồm những loài sinh vật sống trên một
sinh cảnh.
Quần xã là một cấu trúc động hở:
Phân biệt quần thể với quần xã sinh vật.
- Quần thể là một nhóm cá thể cùng lồi cùng sinh sống trong một
khoảng khơng gian xác định vào một thời điểm nhất định, có khả năng
giao phối sinh ra con cái. Còn quần xã là một tập hợp các quần thể sinh
vật được hình thành trong một q trình lịch sử, cùng sống trong một
khơng gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối quan hệ sinh thái
tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
- Mỗi quần thể đặc trưng bởi một số chỉ tiêu sau: tỉ lệ đực cái, tỉ lệ
nhóm tuổi, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân
bố, khả năng thích ứng và chống chịu với các nhân tố sinh thái của môi
trường. Cịn quần xã gồm nhiều quần thể, trong đó có một vài quần thể
chiếm ưu thế, trong các quần thể chiếm ưu thế có một quần thể tiêu biểu

nhất gọi là quần thể đặc trưng. Mỗi quần xã có một cấu trúc đặc trưng
liên quan tới sự phân bố cá thể của quần thể trong không gian.
- ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh, hữu sinh đến quần thể làm thay đổi
sự phân bố, mật độ, sinh trưởng, sinh sản và cấu trúc quần thể qua mối


quan hệ dinh dưỡng và nơi ở. Còn ảnh hưởng của ngoại cảnh sẽ tạo nên
sự thay đổi có tính chu kỳ của quần xã. Nếu thuận lợi thì quần xã có tính
đa dạng cao, nếu điều kiện sống khắc nghiệt thì quần xã có tính đa dạng
thấp.
- Quần thể khi tồn tại trong một môi trường xác định đều có xu hướng
được điều chỉnh ở một trạng thái số lượng cá thể ổn định gọi là trạng
thái cân bằng thơng qua cơ chế điều hồ mật độ. Cịn quần xã sinh vật là
một cấu trúc động đó là hệ quả tác động qua lại giữa quần xã và môi
trường sống, sự khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi
quần thể dao động trong một thế cân bằng tạo nên trạng thái cân bằng
sinh học trong quần xã. Mối quan hệ với ngoại cảnh và cấu trúc thành
phần loài sinh vật giữa quần thể và quần xã mang tính chất riêng, nhưng
lại có quan hệ chặt chẽ với nhau vì quần xã là một tập hợp gồm nhiều
quần thể.
Ví dụ :
đặc trưng về sự phân bố trong quần xã. Mỗi quần thể hợp thành có sự
phân bố riêng, thường phân bố theo chiều thẳng đứng hay theo chiều
ngang. Các nhân tố sinh thái của môi trường thay đổi, sự phân bố của
chúng cũng thay đổi và khơng giống nhau, có thể một bộ phận, thậm chí
cả quần thể phải di chuyển sang quần thể khác… Như vậy cấu trúc thành
phần loài của quần xã đã bị thay đổi. Quần thể chỉ bao gồm các cá thể
của một lồi, cịn quần xã gồm các cá thể của các quần thể thuộc nhiều
loài.
Phân biệt ổ sinh thái và nơi ở .

- Nơi sống là địa chỉ, nơi cư trú hay nơi thường gặp của loài và được xác
định bởi quần xã thực vật và môi trường vô sinh, nơi mà lồi thích nghi
về mặt sinh học. Ví dụ, tán cây là nơi sống của các loài chim. Ngay tán
cây cũng cung cấp những nơi sống khác nhau và hỗ trợ khác nhau cho
các loài trong đời sống hoang dã.
- Ổ sinh thái "là một không gian sinh thái (hay siêu không gian) được
giới hạn bởi các giới hạn sinh thái mà trong đó các nhân tố sinh thái
quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của cá thể lồi trong khơng
gian


- Ổ sinh thái có thể định nghiã một cách đơn giản là vị trí chun mơn
của một lồi trong quần xã. Theo Odum (1959) thì ổ sinh thái là nghề
nghiệp, cịn mơi trường sống là địa chỉ của lồi đó.
- Ổ sinh thái của một lồi khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư
trú, còn ổ sinh thái thể hiện cách sinh sống của loài đó.
Câu 9: Tại sao nói trong tự nhiên mỗi quần thể khơng thể tồn tại
một cách độc lập tự mình hoàn thành chức năng sống mà phải dựa
vào quần thể khác? Cho ví dụ?
Trả lời:
Trong tự nhiên mỗi quần thể khơng thể tồn tại một cách độc lập tự
mình hồn thành chức năng sống mà phải dựa vào quần thể khác vì:
Sự sống sót, sự dao động và sự phân bố của một lồi sinh vật nào đó
theo khơng gian và thời gian không chỉ phụ thuộc vào môi trường vật lý
(khí hậu, đất) mà cịn phụ thuộc vào các mối quan hệ qua lại giữa các
loài cùng chung sống trong mơi trường này Điều này có nghĩa là các
sinh vật không tồn tại độc lập, ngoại trừ môi trường thí nghiệm. trong tự
nhiên, một quần thể sinh vật khơng tồn tại độc lập mà thường chung
sống và tương tác qua lại với nhiều quần thể sinh vật khác thể hiện qua
các mối quan hệ như quan hệ hỗ trợ hoặc quan hệ đối kháng.Chúng

mang lại lợi ích trực tiếp với nhau về nhiều mặt hoặc làm cho số lượng
các cá thể trong quần thể dao động trong 1 thế cân bằng tạo nên trạng
thái cân bằng sinh học
Ví Dụ :
Kiến ăn rệp giúp cây phát triển tốt cây mang lại nơi ở cho kiến, sư tử ,hổ
,báo ăn thịt các lồi động vật ăn cỏ…….
Câu 10: Tại sao nói trong quần thể diễn thế quần xã giữ vai trò chủ
đạo cịn mơi trường vật lý xác định đặc tính và tốc độ của những
biến đổi đồng thời giới hạn phạm vi của sự phát triển đó?
Trả lời:
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua thời
gian tương ứng với sự biến đổi của mơi trường.
Quần thể diễn thế quần xã giữ vai trị chủ đạo cịn mơi trường vật lý
xác định đặc tính và tốc độ của những biến đổi đồng thời giới hạn
phạm vi của sự phát triển vì:


Bên ngoài - tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã - bao gồm
các nhân tố có lợi cho sự phát triển của sinh vật trong quần xã và các
nhân tố gây hại hoặc gây tử vong cho các sinh vật sống trong quần xã
Bên trong - sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. - vai trị
và sự tác động của lồi ưu thế trong quần xã Vì sao lại nói trong diễn thế
sinh thái, nhóm lồi ưu thế đã "tự đào huyệt chơn mình"
=> Vì các yếu tố từ quần xã tác động vào môi trường sinh thái và ngược
lại nên quần xã giữ vai trị chủ đạo trong diễn thế sinh thái…khơng có
quần xã q trình diễn thế sinh thái sẽ khơng xảy ra.
môi trường vật lý(ngoại cảnh..nhiệt độ ánh sáng độ ẩm….): bởi các lồi
sinh vật đều có 1 giới hạn sinh thái nhất định nên những yếu tố ngoại
cảnh sẽ giúp ngăn cản quá trình biến đổi, mặc khác những yếu tố ngoại
cảnh khơng duy trì ổn định nên sẽ làm thay đổi tốc độ của sự biến đổi

trong quần xã và hệ sinh thái.
Câu 11: Vì sao nói trong mối quan hệ giữa quần xã với môi trường
con người đóng vai trị rất quan trọng làm sinh quyển biến đổi
mạnh mẽ?
Trả lời:
trong mối quan hệ giữa quần xã với mơi trường con người đóng vai
trị rất quan trọng làm sinh quyển biến đổi mạnh mẽ vì:
Quần xã sinh vật sống trong mơi trường khơng chỉ thích nghi với mọi
biến đổi của các yếu tố môi trường một cách bị động mà cịn phản ứng
lại một cách tích cực theo hướng đồng hóa và cải tạo mơi trường để sống
tốt hơn. Do đó, giữa mơi trường và quần xã sinh vật có mối liên quan
chặt chẽ trên cơ sở tương tác lẫn nhau thơng qua các “mối liên hệ
ngược.”.
Sự hình thành đất canh tác cũng là minh chứng rõ rệt cho vai trò cải tạo
đất của các nấm, vi khuẩn, những loài động vật nhỏ bé (giun đất) và thực
vật.
Khi thích nghi với mơi trường, quần xã sinh vật khơng ngừng phát triển
do sự tiến hoá liên tục của các lồi. Sinh cảnh rõ ràng có ảnh hưởng lên
sự phát triển tiến hố của sinh vật, nhưng khơng hồn tồn là ngun
nhân trực tiếp của q trình đó. Ngược lại, sự thay đổi của sinh cảnh
dưới ảnh hưởng của quần xã khó quan sát được trong thời gian ngắn,


nhưng trong quá trình lịch sử địa chất lại rất lớn lao, ví dụ sự tạo thành
các đảo san hơ ở Nam Thái Bình Dương, sự biến đổi của hồ thành
rừng...
Qua đó thấy rằng các thành viên cấu tạo nên quần xã càng ở bậc tiến hoá
cao, càng đứng cuối xích thức ăn, càng có đóng góp nhiều cho quần xã
trong việc làm biến đổi mơi trường.
Và lồi người là một trong những sinh vật phá hại sinh quyển ghê gớm

nhất vì họ khai thác tài nguyên thiên nhiên, bắt nó phục vụ cho mình .
Lồi người, cho đến nay là sinh vật tiến hóa nhất, sinh vật trẻ nhất và vì
vậy mức tàn phá sinh quyển của con người sẽ đi đến mức cao đỉnh . Sự
tăng trưởng dân số của loài người cùng với sự phát triển của nền đại
cơng nghiệp là hai yếu tố chính làm hư hại sinh quyển.
Câu 12: Vì sao nói ngun nhân của sự diễn thế là sự tương tác của
quần xã với ngoại cảnh của nó? Cho ví dụ?
Trả lời:
Ngun nhân dẫn đến diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của
ngoại cảnh lên quần xã, tác động của quần xã lên ngoại cảnh làm
biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh
- Sự diễn thế xảy ra do những biến đổi của mơi trường vật lý, song dưới
sự kiểm sốt chặt chẽ của quần xã sinh vật, và do những biến đổi của các
mối tương tác cạnh tranh chung sống ở mức quần thể. Trong q trình
này, quần xã giữ vai trị chủ đạo, cịn mơi trường vật lý xác định đặc tính
và tốc độ của những biến đổi, đồng thời giới hạn phạm vi của sự phát
triển đó.
- Nếu khơng có những tác động ngẫu nhiên thì diễn thế sinh thái là một
q trình định hướng, có thể dự báo được. Một cánh đồng hoang để lâu
ngày sẽ trở thành trãng cây bụi rồi biến thànhrừng, một ao hồ nông theo
thời gian sẽ bị lấp đầy thành đồng cỏ rồi phát triển thành rừng
Ví dụ: Sự định cư của quần xã thực vật trên môi trường ướt đã tạo ra lớp
vật rụng và xác chết làm cho môi trường trở thành ẩm hoặc khô. Kết quả
dẫn đến quần xã này không thể tiếp tục sống được trên môi trường này
mà phải nhường lại nơi ở cho một quần xã khác. Ví dụ: đảo mới hình
thành trên tro tàn núi lửa, đất mới bồi ở lịng sơng hoặc là sau khi nham
thạch núi lửa đơng đặc và nguội đi, do q trình phong hóa, vùng đất


"mới" ra đời, làm nền cho sự quần tụ và phát triển kế tiếp của các quần

xã sinh vật.
Câu 13: Hệ sinh thái là gì? Tại sao nói hệ sinh thái là một hệ thống
sinh học hoàn chỉnh, là một hệ động lực hở và tự điều chỉnh?
Trả lời:
Hệ sinh thái là: hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển
trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với mơi
trường đó: Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành hệ sinh thái nhỏ
(bể nuôi cá), hệ sinh thái vừa (một thảm rừng, một hồ chứa nước), hệ
sinh thái lớn (đại dương). Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái
đất thành một hệ sinh thái khổng lồ sinh thái quyển (sinh quyển). Hệ
sinh thái bao gồm hai thành phần: Vơ sinh (nước, khơng khí,...) và sinh
vật. Giữa hai thành phần trên ln ln có sự trao đổi chất, năng lượng
và thơng tin.
 Ngồi cấu trúc về thành phần hst cịn có cấu trúc theo chức năng
gồm:
- Các chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn của hst
- Các giai đoạn của quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa NL
- Các gđ của q trình sinh địa hóa
- Sự phân hóa theo k gian và thời gian của hst
- Các q trình phát triển và tiến hóa của hst
- Các quá trình tự điều chỉnh của hst
Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, là một hệ động lực
hở và tự điều chỉnh:
Hệ sinh thái luôn là một hệ động lực hở và tự điều chỉnh, bởi vì trong
quá trình tồn tại và phát triển, hệ phải tiếp nhận cả nguồn vật chất và
năng lượng từ môi trường. Điều này làm cho hệ sinh thái hoàn toàn khác
biệt với các hệ thống vật chất khác có trong tự nhiên.Do là một hệ động
lực cho nên hoạt động của hệ tuân theo các định luật thứ nhất và thứ hai
của nhiệt động học. Định luật I cho rằng: năng lượng không tự sinh ra và
cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, cịn

định luật thứ II có thể phát biểu dưới nhiều cách, song trong sinh thái
học cho rằng: năng lượng chỉ có thể truyền từ dạng đậm đặc sang dạng
khuếch tán, ví dụ, nhiệt độ chỉ có thể truyền từ vật nóng sang vật lạnh,
chứ khơng có q trình ngược lại


Câu 14: Dòng năng lượng được biến đổi như thế nào trong hệ sinh
thái? Hiệu suất sử dụng năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng? Sự
hao phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng do nguyên nhân nào
gây ra?
Trả lời:
Dòng năng lượng được biến đổi trong hệ sinh thái:
- sản lượng sinh vật sơ cấp thô : năng lượng chuyển hóa thành năng
lượng chứa trong mơ.
- sản lượng sinh vật sơ cấp tinh : năng lượng còn lại sau khi sử dụng
cho các hoạt động sống.
- sản lượng sinh vật sơ cấp thô lớn hơn sản lượng sinh vật sơ cấp tinh.
- càng xa sinh vật sản xuất thì sản lượng sinh vật sơ cấp tinh càng giảm
dần.
- năng lượng đi theo dòng và chỉ được sinh vật sử dụng một lần qua
chuỗi thức ăn.
Hiệu suất sử dụng năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng: 90%
Nguyên nhân Sự hao phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng:
Trong cơ thể sinh vật qua mỗi bậc thì năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp
chiếm 70%; năng lượng mất qua chất thải, các bộ phận rơi rụng chiếm
10%; năng lượng chuyền lên bậc cao hơn chỉ khoảng 10%.
Câu 15: Tại sao nói trong một lưới thức ăn của quần xã nếu có càng
nhiều chuỗi thức ăn khác nhau liên hệ tương hỗ với nhau thì cấu
trúc của quần xã càng đa dạng và tính ổn định của quần xã càng
tăng cường?

Trả lời:
Trong một lưới thức ăn của quần xã nếu có càng nhiều chuỗi thức
ăn khác nhau liên hệ tương hỗ với nhau thì cấu trúc của quần xã
càng đa dạng và tính ổn định của quần xã càng tăng cường vì:
Chuỗi thức ăn (quan hệ thức ăn) là một dãy gồm nhiều lồi sinh vật có
quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng
sau. Mỗi lồi được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh
vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng cũng bị sinh vật mắt xích phía sau
tiêu thụ. Các chuỗi thức ăn dày đặc tạo nên các mạng lưới thức ăn
Mà trong chuổi thức ăn gồm có : nhóm sinh vật sản xuất, nhóm sinh vật
tiêt thụ và nhóm sinh vật phân hủy. Vậy 1 lưới thức ăn của quần xã có


nhiều chuổi thức ăn khác nhau thì lưới thức ăn có nhiều nhóm sinh vật
sản xuất, nhiều nhóm sinh vật tiêt thụ và nhiều nhóm sinh vật phân hủy.
mà trong mỗi nhóm sinh vật trên thì lại có nhiều lồi khác nhau è cấu
trúc của quần xã đa dạng Vì
Cấu trúc quần xã càng đa dạng thì lưới thức ăn của quần xã đó có nhiều
sinh vật cùng 1 mức dinh dưỡng hay có nhiều sinh vật sản xuất và các
chuỗi thức ăn này có mối quan hệ tương hổ với nhau, nên khi có 1 sinh
vật nào đó mất đi thì có thể có sinh vật khác nào đó thây thế vào vị trí đã
mất trong lưới thức ăn nên lưới thức ăn vẫn được liên tục. đãm bảo cho
quần xã tồn tại và phát triển vì vậy quần xã sẽ có tính ổn định cao
(Tính chất phức tạp của lưới thức ăn được tạo ra do sự tham gia của
nhiều lồi sinh vật, nhất là những lồi có phổ thức ăn rộng, tức là có khả
năng tham gia vào nhiều bậc dinh dưỡng)
Câu 16: Vì sao trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng điều
quan trọng không phải là trọng lượng của sinh khối mà là thời gian
quay vịng. Quay vịng càng nhanh thì hiệu suất càng cao?
Trả lời:

Khái niệm về sự trao đổi chất và trao đổi năng lượng
Trao đổi chất và trao đổi năng lượng là bản chất của hoạt động sống của
mọi cơ thể sinh vật, là biểu hiện tồn tại sự sống. Sự trao đổi chất của cơ
thể luôn gắn liền với sự trao đổi và chuyển hóa năng lượng. Chính vì
vậy, trao đổi chất và trao đổi năng lượng là hai mặt của một quá trình
liên quan chặt chẽ với nhau.
Khái niệm chung về sự trao đổi chất
Cơ thể sống tồn tại, phát triển trong môi trường và không ngừng liên hệ
mật thiết với mơi trường đó. Nó hấp thụ các chất khác nhau từ mơi
trường ngồi, làm biến đổi các chất đó và một mặt tạo nên các yếu tố cẩu
tạo của bản thân cơ thể sống, mặt khác lại thải vào mơi trường ngồi các
sản phẩm phân giải của chính cơ thể cũng như các sản phẩm hình thành
trong quá trình sống của cơ thể
Sự trao đổi chất bao gồm nhiều khâu chuyển hóa trung gian , bao gồm 2
q trình cơ bản là đồng hóa (tổng hợp) và dị hóa (phân giải) tạo nên
chu kỳ trao đổi chất liên tục giữa chất nguyên sinh và chất nhận vào.biến



×