Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Quá trình hình thành và phát triển nguyên tắc tập trung dân chủ thep quan điểm của c mác ph.ăngghen, v i lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150 KB, 19 trang )

MỤC LỤ

MỤC LỤC.........................................................................................................i
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC TẬP
TRUNG DÂN CHỦ.....................................................................................3
1.1.

Khái niệm tập trung dân chủ......................................................3

1.1.1.

Khái niệm.................................................................................3

1.1.2.

Ý nghĩ nguyên tắc tập chung dân chủ......................................3

1.2. Quá trình hình thành và phát triển nguyên tắc tập trung dân
chủ thep quan diểm của C.Mác – Ph. Ăngghen và Lênin....................4
CHƯƠNG II: TRỰC TRẠNG NGUYÊN TẮC TẬP CHUNG DÂN
CHỦ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................7
2.1. Một số thành tựu đạt được trong công tác tập trung dân chủ.....7
2.1.1. Trong xây dựng Cương lĩnh, hoạch định đường lối, chủ trương
của Đảng:...............................................................................................7
2.1.2. Trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng......9
2.1.3. Trong công tác cán bộ, nhất là lựa chọn đảng viên để giới thiệu
ứng cử, bầu vào các chức danh lãnh đạo.............................................10
2.1.4. Trong giải quyết mối quan hệ giữa bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo
tập trung của cấp trên và phát huy quyền chủ động của cấp dưới:.....11


2.2. Một số hạn chế trong công tác tập trung dân chủ.......................11
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TẬP
TRUNG DÂN CHỦ...................................................................................13
i


3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nguyên tắc tập
trung dân chủ trong Đảng;...................................................................13
3.2. Tiếp tục hồn thiện, cụ thể hóa, quy chế hóa ngun tắc tập
trung dân chủ trong từng lĩnh vực, từng mặt công tác xây dựng
Đảng........................................................................................................13
3.3. Mở rộng dân chủ đi đôi với củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ
luật trong Đảng......................................................................................14
3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ trong Đảng........................................................14
3.5. Đề cao, phát huy vai trò của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt. 14
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................16

ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng lập và rèn luyện, luôn lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ
chức cơ bản của Đảng. Đó là nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ việc xây dựng tổ
chức và hoạt động của Đảng, vừa bảo đảm cho Đảng có sự thống nhất về ý
chí và hành động, vừa phát huy được dân chủ trong Đảng, tạo nên sức mạnh
to lớn của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn khẳng định tập trung
dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng; phủ nhận

nguyên tắc này là phủ nhận Đảng từ bản chất.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành do Đại hội XI của Đảng
(năm 2011) thông qua nêu rõ: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí
và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm
minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đồn kết
trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân
dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của
Đảng Cộng sản. Thực chất của nguyên tắc này chính là nhằm nâng cao tính
tích cực và năng lực sáng tạo của đảng viên, để các quyết định của Đảng luôn
là sản phẩm kết tinh bởi trí tuệ tập thể và bảo đảm tính kỷ luật tự giác của mỗi
tổ chức đảng và đảng viên khi ý chí của đa số được khẳng định và bắt buộc
phải phục tùng. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt
Nam ln khẳng định và kiên trì thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ. Tôi
đã lựa chọn đề tài “ Quá trình hình thành và phát triển nguyên tắc tập
trung dân chủ theo quan điểm của C.Mác - Ph. Ăngghen, V.I.Lênin ”
Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận, Tài liệu Tham Khảo và Mục Lục, đề
tài gồm 3 nội dung chính như sau:
1


Chương I: Một Số Lý Luận Cơ Bản Về Nguyên Tắc Tập Trung Dân
Chủ
Chương II: Trực Trạng Nguyên Tắc Tập Chung Dân Chủ Tại Việt Nam
Hiện Nay
Chương III: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Tập Trung Dân Chủ

2



PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC
TẬP TRUNG DÂN CHỦ
1.1.

Khái niệm tập trung dân chủ

1.1.1. Khái niệm
Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản
của các tổ chức cộng sản và được trình bày trong điều lệ chính thức của các
Đảng Cộng sản. Lenin, người đầu tiên nhắc tới khái niệm "Tập trung dân
chủ", giải thích rằng tập trung dân chủ là tự do trong thảo luận nhưng thống
nhất trong hành động. Nguyên tắc tập trung dân chủ cũng là nguyên tắc mà
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kêu gọi thực thi mặc dù có thể có cách định
nghĩa khác.
Tập trung dân chủ là sự thống nhất biện chứng giữa hai thành tố tập
trung và dân chủ. Hai thành tố đó khơng mâu thuẫn với nhau mà ln thống
nhất, tác động bổ sung cho nhau. Tập trung trên cơ sở dân chủ, dân chủ có sự
lãnh đạo, được sự bảo đảm của tập trung. Có giữ vững tập trung mới có thể
thực hiện và mở rộng dân chủ. Phát triển và mở rộng dân chủ luôn gắn liền
với giữ vững và tăng cường tập trung, trên cơ sở đó dân chủ càng phát triển
thì tập trung càng vững chắc. Theo đó, mọi cơng việc trong Đảng đều phải
được bàn bạc dân chủ. Mọi đảng viên có quyền được nêu ý kiến của mình,
nhưng khi quyết định thì thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục
tùng cấp trên, toàn Đảng phải phục tùng BCH Trung ương và cao nhất là đại
hội đại biểu toàn quốc của Đảng.
1.1.2. Ý nghĩ nguyên tắc tập chung dân chủ
Theo điều lệ chính thức của các đảng cộng sản, tất cả các cơ quan lãnh
đạo và các bí thư các cấp được bầu bởi các đảng viên, trực tiếp hoặc gián tiếp

thơng qua đại hội tồn thể đảng viên hay đại hội đại biểu đảng viên. Theo quy
3


định chính thức, tổ chức được xây dựng từ dưới lên nghĩa là các đại biểu cấp
dưới sẽ quyết định trong việc bầu chọn lãnh đạo cấp trên. Ý nghĩa dân chủ
của nguyên tắc này là các cơ quan và chức vụ lãnh đạo được hình thành thơng
qua bầu cử, các nghị quyết của Đảng chỉ có thể thơng qua bởi cơ quan được
bầu. Ý nghĩa của tập trung là quyết định của tổ chức Đảng cấp trên là bắt
buộc với các tổ chức Đảng cấp dưới và cuối cùng là bắt buộc mỗi đảng viên
phải chấp hành. Mỗi vấn đề của Đảng sẽ được thảo luận cho đến khi ra nghị
quyết. Sau khi có nghị quyết, mỗi đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh
nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết. Đảng viên dù có
ý kiến khác khi phát biểu cơng khai vẫn phải nói theo nghị quyết chứ khơng
được theo ý mình. Trên thực tế, ý nghĩa tập trung thể hiện rất mạnh mẽ vì nó
tạo ra sự lãnh đạo thống nhất, có thể tập trung sức mạnh của tập thể vào một
mục tiêu cụ thể và che giấu những bất đồng trong nội bộ.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển nguyên tắc tập trung dân chủ
thep quan diểm của C.Mác – Ph. Ăngghen và Lênin
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức quan trọng bậc
nhất trong công tác xây dựng Đảng kiểu mới. Những cơ sở của nguyên tắc
này đã được Các Mác và Ph.Ăng ghen nêu ra lần đầu vào năm 1847 khi tổ
chức "Liên minh những người cách mạng". Và được tiếp tục khẳng định trong
tổ chức "Liên minh Công nhân quốc tế" (Quốc tế I) do chính Các Mác sáng
lập vào năm 1864.
Sau này, cùng với việc phát triển toàn diện nguyên tắc tập trung dân
chủ, V. I. Lênin có tính đến những kinh nghiệm của phong trào công nhân và
những điều kiện lịch sử đã thay đổi. Người cho rằng: "Thực chất của nguyên
tắc này, là sự kết hợp hữu cơ giữa chế độ tập trung với chế độ dân chủ triệt để
vốn có trong bản chất chính trị - xã hội của giai cấp cơng nhân bắt nguồn từ

những địi hỏi của nền sản xuất đại công nghiệp".

4


Tập trung nhằm tạo ra sự thống nhất về mục tiêu, lý tưởng, quan điểm,
đường lối, về tổ chức và hành động của toàn Đảng, làm cho Đảng thống nhất
cao về tư tưởng và hành động. Dân chủ là nhằm phát huy cao nhất trí tuệ, sự
sáng tạo của các tổ chức Đảng và đảng viên để không ngừng nâng cao năng
lực, sức chiến đấu của Đảng. V.I Lênin khẳng định nếu khơng có chế độ tập
trung dân chủ thì Đảng không thể là một đội ngũ tiền phong chiến đấu, thống
nhất và Đảng không tránh khỏi bị chia thành những bộ phận riêng lẽ, tản mạn,
mang tính cục bộ, bản vị. Tập trung dân chủ là nguyên tắc chỉ đạo tồn bộ
cơng tác tổ chức, sinh hoạt và mọi hoạt động của Đảng; nó thể hiện bản chất
và sự sống cịn của Đảng, là tiêu chí để phân biệt chính đảng kiểu mới của
giai cấp cơng nhân, Đảng cách mạng chân chính với các đảng phái khác.
Người nói: "Cách mạng không thể phát triển được nếu không trải qua một
thời kỳ mà mọi người cùng nhau thảo luận rộng rãi về tất cả mọi vấn đề".
Vì thế, Lênin coi việc phủ nhận chế độ tập trung dân chủ là phủ nhận
tính tổ chức và kỷ luật của Đảng, là rơi vào chủ nghĩa cơ hội trong các vấn đề
tổ chức, biến Đảng thành "Câu lạc bộ tranh cải" không có khả năng vạch ra
một cương lĩnh hành động thống nhất, khơng có sức mạnh để tổ chức thực
hiện Cương lĩnh ấy, khơng đủ uy tín để giành được sự đồng tình của quần
chúng trong cuộc đấu tranh lật đỗ chủ nghĩa tư bản, để xây dựng chủ nghĩa xã
hội".
V.I Lênin cũng chỉ rõ mối liên hệ hữu cơ giữa hai mặt tập trung và dân
chủ trong sinh hoạt và hoạt động lãnh đạo của Đảng. Mối liên hệ này, xác
định lãnh đạo tập thể cá nhân phụ trách là nguyên tắc lãnh đạo cao nhất của
Đảng; "Dầu sao và dầu trong trường hợp nào đi nữa, việc tập thể lãnh đạo
cũng cần phải đi đôi với việc cá nhân phụ trách đã được quy định một cách rõ

rệt cho từng người đối với một cơng tác nào đó được quy định một cách chính
xác". Người coi tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những
phong cách của người lãnh đạo. Đồng thời, V.I Lê nin cũng nhấn mạnh "Thảo
5


luận thì thảo luận chung, nhưng trách nhiệm là của từng người"; "Chế độ tập
thể lãnh đạo là cần thiết trong việc thảo luận các vấn đề cơ bản thì cũng cần
có chế độ trách nhiệm cá nhân và cá nhân điều khiển để tránh hiện tượng trốn
tránh trách nhiệm". Cũng về vấn đề này, Người dạy "Lãnh đạo tập thể là điều
cần thiết để giải quyết các công việc của Nhà nước cơng nơng. Nhưng mọi sự
th q về lãnh đạo tập thể, mọi sự lệch lạc đưa đến tình trạng chậm chạp
quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, hiện tượng thiếu tinh thần trách nhiệm,
lấy cớ lãnh đạo tập thể, đó là một tai hại nguy hiểm nhất".
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, ngay từ khi mới thành
lập trong Điều lệ vắn tắt Đảng ta đã ghi rõ: Tổ chức của Đảng phải “tổ chức
theo lối dân chủ tập trung”, “bất cứ vấn đề nào đảng viên đều phải hết sức
thảo luận và phát biểu ý kiến, khi đa số đã nghị quyết thì tất cả đảng viên phải
phục tùng mà thi hành”

6


CHƯƠNG II: TRỰC TRẠNG NGUYÊN TẮC TẬP CHUNG DÂN
CHỦ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Một số thành tựu đạt được trong công tác tập trung dân chủ
Trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 35 năm đổi
mới, Đảng ta ln kiên trì giữ vững và có nhiều thành tựu trong việc cụ thể
hóa, thể chế hóa và thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ trên tất cả lĩnh
vực, hoạt động. Cụ thể là:

2.1.1. Trong xây dựng Cương lĩnh, hoạch định đường lối, chủ trương của
Đảng:
Từ khi thành lập Đảng, đặc biệt là trong những năm đổi mới, những
quyết định lớn, đường lối, chủ trương của Đảng, từ dự thảo Cương lĩnh đến
dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng đều được tổ chức thảo luận dân chủ rộng
rãi, lấy ý kiến của các tổ chức đảng và đảng viên từ cơ sở trở lên, lấy ý kiến
góp ý của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp
nhân dân, được Trung ương thảo luận kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt, phân
tích thấu đáo, nhất là những vấn đề có ý kiến trái chiều trước khi quyết định.
Những vấn đề mới, khó, phức tạp được tổ chức hội thảo, tọa đàm để thảo
luận, trao đổi kỹ, lấy ý kiến chun gia trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Chấp
hành Trung ương quyết định. Từ sau Đại hội VIII của Đảng, đã thành lập Hội
đồng Lý luận Trung ương  - có chức năng tư vấn lý luận chính trị, mở rộng
dân chủ trong hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng. Do vậy, nhiều vấn
đề lý luận và thực tiễn khó, hóc búa, nhờ vận dụng đúng đắn và phát huy
nguyên tắc tập trung dân chủ, đã được các cơ quan lãnh đạo cao nhất của
Đảng nghiên cứu và quyết định, như: xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mơ
hình kinh tế tổng qt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; vấn đề đảng
viên làm kinh tế tư nhân; chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể nhân dân; xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng
7


của nền kinh tế; đẩy mạnh hội nhập quốc tế,... Những vấn đề mới, khó thì
thực hiện thí điểm để tổng kết, rút kinh nghiệm, như thực hiện đầu tư đối tác
cơng - tư; xây dựng chính quyền đơ thị; giao quyền tự chủ cho thành phố trực
thuộc Trung ương;... Thực tiễn cho thấy, Đảng ta càng phát huy dân chủ rộng
rãi thì càng bảo đảm tính tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, trong quyết
định của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, như Đại hội đại biểu Đảng

toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các
cấp. Dân chủ càng được mở rộng thì chế độ tập trung trong Đảng càng được
đề cao; dân chủ phải đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, góp phần tạo nên
sự thống nhất về quan điểm, chủ trương trong lãnh đạo, chỉ đạo.
Đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; điều kiện
xã hội đã thay đổi trên nhiều phương diện kinh tế, văn hóa, con người so với
thời kỳ chiến tranh, thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, cũng như thời kỳ
bao cấp, những năm đầu đổi mới. Vì vậy, việc thực hành nguyên tắc tập trung
dân chủ hiện nay có những yêu cầu và bước phát triển mới so với các thời kỳ
trước. Hiện nay, dân chủ là nhu cầu thiết yếu của cán bộ, đảng viên và nhân
dân, đồng thời là nhu cầu tự thân để phát triển, hồn thiện của một đảng cách
mạng chân chính lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhằm bảo đảm thắng lợi công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong điều kiện mới; đòi hỏi phát
huy dân chủ mạnh mẽ trong Đảng và sự sáng tạo, trí tuệ của mọi đảng viên để
các quyết định của tập thể đúng đắn, có sự thống nhất cao. Việc thực hành
nguyên tắc tập trung dân chủ khơng chỉ là một địi hỏi tất yếu trong tổ chức và
hoạt động của Đảng hiện nay, mà còn là một nguyên tắc cốt yếu trong quản lý
nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân
và vì dân.

8


2.1.2. Trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
Sinh hoạt của các cấp ủy và tổ chức đảng được tiến hành dân chủ, cởi
mở, các cấp ủy viên mạnh dạn trình bày ý kiến riêng của mình; tăng cường
các hình thức giao ban, hội nghị, tọa đàm, tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ chủ
chốt với đảng viên và nhân dân... Từ sau Đại hội IX của Đảng, chế độ thực
hành dân chủ trong Đảng ngày càng được mở rộng, đã thực hiện việc phê

bình, chất vấn tại các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư, hoặc trong thời gian giữa hai kỳ họp (Quy định số 23-QĐ/TW, ngày
15-1-2002, của Bộ Chính trị khóa IX, “Về thực hiện việc phê bình, chất vấn
của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”; Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 86-2012, của Bộ Chính trị khóa XI, “Về thực hiện việc chất vấn trong Đảng tại
các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương”;...). Việc chất vấn và trả lời chất vấn
được mở rộng tới hội nghị cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và áp dụng đối với
toàn thể đảng viên, cấp ủy viên, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp, nhằm
phát huy dân chủ, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất, nâng cao trách nhiệm
và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên, góp
phần ngăn chặn, phịng ngừa vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên (Quy chế
chất vấn trong Đảng, ban hành kèm theo Quyết định số 158-QĐ/TW, ngày
12-5-2008, của Bộ Chính trị khóa X). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4
khóa XI nhấn mạnh: “Phát huy dân chủ thật sự trong Đảng, thực hiện nghiêm
túc Quy chế chất vấn trong Đảng, nhất là chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp
hành Trung ương và cấp ủy các cấp”(9). Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực hiện
nghiêm túc chế độ báo cáo công việc đã làm trước Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương; ban thường
vụ báo cáo cấp ủy cấp mình kết quả giải quyết công việc giữa hai kỳ hội nghị
cấp ủy. Định hình chế độ giao ban định kỳ hằng tháng của lãnh đạo chủ chốt
Đảng và Nhà nước, của thường trực cấp ủy, là cơ sở cho thảo luận thống nhất
và phát huy dân chủ trong Đảng, từ Bộ Chính trị đến thường vụ cấp ủy, sự
9


lãnh đạo, điều hành nhất quán của Quốc hội, Chính phủ và chính quyền địa
phương,...
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, đã ban hành Quy chế làm việc
mẫu của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (Quyết định số 168 QĐTW, ngày 28-12-2018, của Ban Bí thư khóa XII, “Về việc ban hành quy chế
làm mẫu của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương”), xác định rõ chế độ

công tác, thẩm quyền, trách nhiệm của thường trực, thường vụ cấp ủy, nhất là
của bí thư cấp ủy đối với cấp ủy, khắc phục tình trạng lạm dụng quyền lực
của người đứng đầu cấp ủy hoặc núp bóng thường vụ cấp ủy quyết định vượt
thẩm quyền.
2.1.3. Trong công tác cán bộ, nhất là lựa chọn đảng viên để giới thiệu ứng
cử, bầu vào các chức danh lãnh đạo
Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể chế hóa, cụ thể hóa trong Quy
chế bầu cử trong Đảng, thực hiện từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương
(Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9-6-2014, của Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI, “Về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng”); Quy định về phân
cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (Quy định số 105QĐ/TW, ngày 19-12-2017, của Bộ Chính trị khóa XII), xác định quy trình 5
bước lựa chọn nhân sự với những người tái cử và lần đầu tham gia cấp ủy,
hướng theo cơ cấu, tiêu chuẩn của thường vụ cấp ủy, vừa phát huy vai trò
lãnh đạo của tập thể cấp ủy, vừa phát huy dân chủ rộng rãi trong cán bộ chủ
chốt, đảng viên, vừa đề cao trách nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu
trong công tác quản lý cán bộ. Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020  - 2025
đã được tổ chức thành công, đúng kế hoạch, tạo khơng khí phấn khởi, tin
tưởng trong tồn Đảng, tồn dân, có ngun nhân quan trọng là đã thực hiện
quy trình 5 bước lựa chọn nhân sự, phát huy đầy đủ, kịp thời sự tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo của cấp trên với đề cao trách nhiệm cấp ủy từng cấp.

10


2.1.4. Trong giải quyết mối quan hệ giữa bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập
trung của cấp trên và phát huy quyền chủ động của cấp dưới:
Để thực hiện hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ, chúng ta đã đẩy
mạnh việc tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, giảm cấp trung gian, thực chất
là giảm bớt tình trạng phân tán quyền lực vào các tầng nấc trung gian, bảo
đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung và làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm

quyền của các cấp. Tính đến ngày 31-12-2019, bộ máy hệ thống chính trị đã
giảm được 4 đầu mối trực thuộc Trung ương, 97 đầu mối trực thuộc cấp tỉnh;
6 tổng cục và tương đương; 19 cục, vụ, 90 đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung
ương; 3.768 phòng, đội và tương đương; 4.963 đơn vị sự nghiệp công lập,
3.646 đầu mối trong các đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương...; giảm
10.386 cấp trưởng, cấp phó ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức hành chính cấp
tỉnh, cấp huyện; 3.306 cấp trưởng, 4.080 cấp phó ở các đơn vị sự nghiệp cơng
lập địa phương(10). Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường nhằm siết
chặt kỷ luật, kỷ cương, phát huy dân chủ đúng hướng. Phân cấp, phân quyền
ngày càng rõ hơn, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy vai trò chủ động. Tình
trạng cục bộ, mất đồn kết trong cán bộ, đảng viên được chấn chỉnh, xử lý kịp
thời.
2.2. Một số hạn chế trong công tác tập trung dân chủ
Mặc dù vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Vẫn cịn biểu
hiện dao động, hồi nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Cịn tình trạng tùy tiện, thiếu ý thức tổ
chức kỷ luật, không chấp hành nghiêm chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi
phạm. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm. Một số
cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ lãnh đạo thiếu tôn trọng và phát huy quyền
của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới; cán bộ lãnh đạo ở một số nơi còn
11


có biểu hiện gia trưởng, độc đốn, chun quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ
hình thức. Cịn thiếu những quy chế xác định trách nhiệm cụ thể, dẫn đến vừa
có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa khơng
khuyến khích được những cán bộ, đảng viên nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ,
dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Văn kiện Đại

hội XII của Đảng đã chỉ rõ: Ở một số tổ chức đảng, vẫn có tình trạng một số
cấp ủy viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nguyên tắc tập trung
dân chủ, chưa thật sự tôn trọng và thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc.
Cịn tình trạng dân chủ hình thức, thống nhất một chiều, thiếu sự tranh luận,
thảo luận thấu đáo hoặc hiểu khơng đúng ngun tắc này, dẫn đến mất đồn
kết nội bộ ở một số nơi. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trên
thực tế ở nhiều nơi cịn hình thức do khơng xác định rõ cơ chế trách nhiệm,
mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi có sai sót, khuyết điểm khơng ai chịu
trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, khơng rõ trách
nhiệm cá nhân, vừa khơng khuyến khích người đứng đầu nhiệt tình, tâm
huyết, dám nghĩ, dám làm; tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, vô trách
nhiệm, trì trệ, lợi dụng cơ chế tập thể để thực hiện ý đồ cá nhân, hoặc lạm
dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến tháng 8-2020, trong tổng số gần 40
cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, “vi
phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng chiếm
tới 60,5%, dẫn đến cấp ủy bng lỏng vai trị lãnh đạo; năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu giảm sút; nhiều tổ chức đảng rơi vào dân chủ hình thức, đồn kết
xi chiều; người đứng đầu lạm quyền, vượt thẩm quyền, gia trưởng, chuyên
quyền, độc đoán, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành, vi phạm nghiêm
trọng các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm
trọng, nhiều nơi rất nghiêm trọng”. Vi phạm quy chế làm việc, nguyên tắc tập
trung dân chủ “liên quan đến cán bộ lãnh đạo ở nhiều cương vị, từ Ủy viên Bộ
12


Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, sĩ
quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang đến đảng viên được giao thực hiện
chức trách, nhiệm vụ, công vụ; cán bộ đương chức hoặc đã nghỉ hưu nhưng vi
phạm khi cịn đang cơng tác; vi phạm xảy ra ở nhiều loại hình tổ chức đảng,...

dẫn đến vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong nhiều lĩnh
vực
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TẬP
TRUNG DÂN CHỦ
Trong thời gian tới, để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, cần
tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:
3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nguyên tắc tập trung
dân chủ trong Đảng;
Cần làm rõ nội dung, yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ trong
tình hình mới; đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận nguyên
tắc này. Mỗi tổ chức đảng và đảng viên phải nhận thức đúng đắn và thống
nhất về nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Theo đó, dân chủ phải đi
đôi với tập trung; phát huy dân chủ phải đồng thời gắn liền với chống dân chủ
cực đoan, dân chủ không tuân theo kỷ cương, phép nước. Nguyên tắc tập
trung dân chủ phải được thực hiện theo đúng Điều lệ Đảng và trong mối quan
hệ đồng bộ với các nguyên tắc khác, như tự phê bình và phê bình, đồn kết,
thống nhất trong Đảng...
3.2. Tiếp tục hồn thiện, cụ thể hóa, quy chế hóa nguyên tắc tập trung
dân chủ trong từng lĩnh vực, từng mặt công tác xây dựng Đảng.
Cần cụ thể hóa các nội dung cơ bản của nguyên tắc này đã được nêu
trong Điều lệ Đảng bằng những văn bản hướng dẫn cụ thể để các tổ chức
đảng và đảng viên thực hiện. Cấp ủy, tổ chức đảng rà soát, sửa đổi, bổ sung
quy chế làm việc cho phù hợp, bảo đảm đồng bộ, thống nhất và liên thông với
quy chế làm việc của cấp ủy cấp trên và quy định của Trung ương có liên
13


quan; xây dựng quy chế tổ chức và quản lý sinh hoạt tư tưởng; quy trình
chuẩn bị, thảo luận, thơng qua nghị quyết của các cấp ủy; quy định về việc
xem xét, kết luận các đơn, thư khiếu nại, tố cáo...

3.3. Mở rộng dân chủ đi đôi với củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ luật
trong Đảng.
Xây dựng các thiết chế, cơ chế cho phép phát huy thật sự mạnh mẽ dân
chủ, trước hết là bảo đảm thực hiện các quyền của đảng viên, nhất là quyền
được thảo luận, chất vấn, phê bình, thơng tin, bảo lưu ý kiến. Đồng thời, với
mở rộng dân chủ, phải củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng.
Mọi tổ chức đảng và đảng viên phải nghiêm túc chấp hành chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, nói và làm theo nghị quyết của Đảng.
3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ trong Đảng.
Xử lý nghiêm, kịp thời những tổ chức đảng và đảng viên vi phạm
nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ
thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những hành vi
dung túng, bao che cho khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên;
công khai kết quả xử lý. Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy,
tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân
trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và việc giữ
gìn phẩm chất đạo đức, lối sống... Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các
ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tổ chức đảng ở các cơ quan nhà nước, các
đơn vị kinh tế và các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm.
3.5. Đề cao, phát huy vai trò của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt
Trong việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với giữ vững
và chủ động, tích cực phịng, chống tình trạng xa rời nguyên tắc này. Làm rõ
trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, cán bộ chủ chốt trong thực hiện trách
nhiệm nêu gương, nhất là thực hiện các nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể
14


lãnh đạo cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình. Có cơ chế khuyến khích
và bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách

nhiệm vì lợi ích chung.

15


PHẦN III: KẾT LUẬN
Tập trung dân chủ đã trở thành nguyên tắc cơ bản phân biệt đảng cộng
sản với các đảng chính trị khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ của Đảng
Cộng sản Việt Nam, coi nguyên tắc tập trung dân chủ (có lúc Người gọi là
chế độ dân chủ tập trung) là nguyên tắc quan trọng trong xây dựng Đảng.
Người coi tập trung và dân chủ phải luôn luôn đi đôi với nhau; dân chủ phải
đi đến tập trung và tập trung trên cơ sở dân chủ; tập thể lãnh đạo phải đi đôi
với phân công cá nhân phụ trách.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc rường cột để xây dựng
Đảng thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi
người, vừa tạo nên sức mạnh tổng hợp của tổ chức. Nguyên tắc tập trung dân
chủ chỉ đạo toàn bộ, xuyên suốt quá trình xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt
động lãnh đạo của Đảng. Nguyên tắc đó quy định cơ cấu, hình thức tổ chức
của Đảng, phương thức, chế độ thiết lập các cơ quan lãnh đạo của Đảng, xác
lập các quy tắc giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ Đảng và nguyên tắc
này còn chi phối các nguyên tắc khác của Đảng. Đó cũng là nguyên tắc quan
trọng nhất để chỉ đạo mọi hoạt động của tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong
cách làm việc của Đảng. Nó làm cho Đảng được xây dựng thành một đội ngũ
có kỷ luật chặt chẽ, có sức chiến đấu cao, phát huy được tính chủ động, năng
động và sáng tạo của đông đảo cán bộ, đảng viên.
Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế phức tạp các lực lượng thù địch đang
tìm mọi cách để phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ để đi đến phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, một trong những
yêu cầu đặt ra là phải bảo vệ nguyên tắc tập trung dân chủ; coi đó là bảo vệ sự
sống còn của Đảng


16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) V.I Lênin toàn tập, NXBTiến bộ, Matxcơva, 1979, tập 12 trang 279.
(2) Dẫn theo PGS-TS Đức Vượng, "Một trăm năm thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ", TCCS số 7 tháng 4-2006.
(3) Sđd tập 44 trang 207.
(4) V.I Lênin toàn tập, tập 39, NXB Tiến bộ Matxcơva 1977, trang 53.
(5) Sđd trang 486.
(6) Sđd trang 52-53.
(7) Hồ Chí Minh tồn tập,NXBCTQG, H.2000, tập 3 tr7.

17



×