Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BẤT THƯỜNG BẨM SINH BÀNG QUANG NIỆU ĐẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.9 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUN
BỘ MƠN CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH

CHUYÊN ĐỀ
BẤT THƯỜNG BẨM SINH BÀNG QUANG NIỆU ĐẠO

Học viên: Nguyễn Trung Phương
Lớp: CKI K23
Chuyên ngành: CĐHA

THÁI NGUYÊN, 2021


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ:

Bàng quang

CT:

Chụp cắt lớp vi tính

NQ:

Niệu quản

MRI:

Chụp cộng hưởng từ

UIV:



Chụp niệu đồ tĩnh mạch


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I.

KHÁI NIỆM DỊ TẬT THẬN - TIẾT NIỆU..............................................2

II.

GIẢI PHẪU BÀNG QUANG, NIỆU ĐẠO.............................................2
2.1. Bàng quang.................................................................................................2
2.2. Niệu đạo.....................................................................................................3
III. CÁC DỊ TẬT BẨM SINH CỦA BÀNG QUANG, NIỆU ĐẠO................4
3.1. Các dị tật bẩm sinh bàng quang..................................................................4
trên siêu âm.......................................................................................................5
3.2. Các dị tật bẩm sinh niệu đạo......................................................................6
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH DỊ TẬT BÀNG
QUANG, NIỆU ĐẠO..........................................................................................9
4.1. Siêu âm.......................................................................................................9
4.2. Chụp niệu đồ tĩnh mạch...........................................................................10
4.3. Chụp cắt lớp vi tính..................................................................................11
4.4. Chụp cộng hưởng từ (MRI)......................................................................12
4.5. Chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng...................................................12
4.6. Nội soi bàng quang...................................................................................14
KẾT LUẬN.....................................................................................................15

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................16


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Bàng quang...........................................................................................3
Hình 2: Niệu đạo…...........................................................................................4
Hình 3: Ống niệu rốn mở...................................................................................5
Hình 4: Xoang ống niệu rốn có nhiễm khuẩn...................................................5
Hình 5: Van niệu đạo sau trên siêu âm..............................................................6
Hình 6: Siêu âm bàng quang...........................................................................10
Hình 7: Túi thừa bàng quang trên siêu âm......................................................10
Hình 8: Hình ảnh túi sa niệu quản trong lịng bàng quang..............................10
Hình 9: Chụp UIV hệ tiết niệu........................................................................10
Hình 10: CT tiêm thuốc cản quang cho thấy tổn thương dạng nang ngay dưới
ường giữa thành bụng với thành dày, ngấm thuốc mạnh, thâm nhiễm quanh tổn
thương..............................................................................................................12
Hình 11: CT không tiêm thuốc cho thấy cấu trúc ống chứa đầy dịch.............12
Hình 12: Chụp niệu đạo bàng quang ngược dịng...........................................14
Hình 13: Các mức độ trào ngược BQ-NQ trên phim chụp bàng quang

14


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị tật bẩm sinh đường tiết niệu và sinh dục là các khuyết tật ở trẻ,
thường xuất hiện ngay khi trẻ mới sinh ra và làm thay đổi hình dạng, chức
năng của các bộ phận trong hệ cơ quan này. Dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu sinh
dục chiếm khoảng 1⁄3 các dị tật bẩm sinh của con người.

Dị tật bẩm sinh có thể chỉ ở một cơ quan, cũng có thể nhiều bộ phận
cùng mắc. Sẽ xảy ra ở các bộ phận như: thận, bàng quang, niệu quản, niệu
đạo, và các bộ phận sinh dục ở nam là dương vật, tinh hồn, cịn đối với bé
gái là âm đạo, buồng trứng và tử cung.
Hiện nay vẫn chưa rõ cơ chế chính xác gây ra dị tật đường tiết niệu sinh
dục ở trẻ. Một số trường hợp là do cha mẹ cũng bị mắc các dị vật tương tự
hoặc mang gen gây ra dị tật rồi di truyền lại cho con. Các dị tật đường tiết
niệu trên có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và tiên lượng tốt nếu được chẩn
đốn và điều trị sớm. Nó có thể nhẹ tức là suốt đời khơng có biểu hiện rối
loạn về lâm sàng, cũng có khi nặng vì có nhiều biểu hiện ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống.
Trên thế giới trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ trong chẩn
đoán và điều trị các dị tật bẩm sinh đường tiết niệu trên. Các phương tiện chẩn
đốn hình ảnh hiện đại, đặc biệt là siêu âm trước sinh đã giúp chẩn đoán được
các dị tật ở giai đoạn rất sớm, vì vậy có thể chủ động vạch rõ kế hoạch điều
trị. Nhiều phương pháp điều trị mới liên tục được nghiên cứu và áp dụng góp
phần cứu sống và cải thiện đáng kể chất lượng sống của nhiều bệnh nhân.
Vì vậy, trong chun đề này tơi trình bày nội dung “Các phương pháp
chẩn đốn hình ảnh dị tật bàng quang, niệu đạo”
Với mục tiêu
1. Trình bày các dị tật bàng quang, niệu đạo thường gặp
2. Mô tả các phương pháp chẩn đốn hình ảnh dị tật bàng quang, niệu đạo


NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM DỊ TẬT THẬN - TIẾT NIỆU
Đường tiết niệu bao gồm thận và đường dẫn niệu. Đường dẫn niệu bao
gồm niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận đóng vai trị tạo nước tiểu, sau
đó nước tiểu được đưa qua hệ thống dẫn niệu bài tiết ra ngoài.
Dị tật thận-tiết niệu bao gồm nhiều loại bất thường về cấu trúc, chức năng,

hình thái khác nhau của hệ thống tiết niệu từ thận đến hệ thống dẫn niệu ngồi.
Có nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ dị tật thận-tiết niệu, chung quy lại
đều là những bất thường về cấu trúc, chức năng, hình thái của thận-tiết niệu từ
lúc sinh ra, mặc dù các dị tật đó được chẩn đốn hoặc chưa được chẩn đốn
tại thời điểm đó.
Dị tật bẩm sinh cơ quan thận-tiết niệu có thể chỉ ở một cơ quan, nhưng
cũng có thể nhiều bộ phận cùng mắc. Nó có thể nhẹ, tức là suốt đời người
khơng có biểu hiện rối loạn về lâm sàng, cũng có khi nặng vì có nhiều biểu
hiện khơng phù hợp với đời sống ngay trước và mới sinh.
II. GIẢI PHẪU BÀNG QUANG, NIỆU ĐẠO
2.1. Bàng quang
* Vị trí, dung tích: bàng quang nằm dưới phúc mạc, trong chậu hông bé,
sau xương mu, trước các tạng sinh dục và trực tràng. Dung tích của bàng
quang rất thay đổi.
* Hình thể ngồi: bàng quang rỗng có hình tứ diện gồm một đỉnh ở
trước, một đáy ở phía sau dưới và một thân nằm giữa đỉnh và đáy. Thân bàng
quang gồm 3 mặt: mặt trên và hai mặt dưới bên. Nơi gặp nhau của đáy và các
mặt dưới bên của bàng quang là cổ bàng quang.
* Cấu tạo và hình thể trong: từ nơng vào sâu các lớp tạo nên thành bàng
quang là: áo thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, áo cơ, tấm dưới niêm mạc và áo
niêm mạc


Hình 1: Bàng quang
2.2. Niệu đạo
* Niệu đạo nam: đi từ lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang tới lỗ niệu đạo
ngoài ở đỉnh quy đầu. Đường đi chia thành 4 đoạn: đoạn trước tiền liệt, đoạn
tiền liệt, đoạn màng và đoạn xốp.
Ðoạn tiền liệt: ở giữa có một gờ gọi là mào niệu đạo liên tiếp với lưỡi
bàng quang ở trên và xuống tận niệu đạo màng ở dưới. Ở 1/3 giữa và 1/3 dưới

của đoạn tiền liệt tuyến mào niệu đạo nở rộng thành một lồi hình bầu dục gọi
là lồi tinh. Giữa lồi tinh có lỗ của túi bầu dục tiền liệt tuyến. Ở 2 bên lỗ túi là
2 lỗ của ống phóng tinh. 2 bên lồi tinh có 2 rãnh, ở đáy rãnh có nhiều lỗ nhỏ
của các tuyến tiền liệt tuyến đổ vào.
Ðoạn màng: có nhiều nếp dọc.
Ðoạn xốp: ngồi các nếp dọc cịn có 2 lỗ đổ của 2 tuyến hành niệu đạo,
lỗ của các hốc niệu đạo và van hố thuyền là 1 nếp ngang ở mặt trên niệu đạo
cách lỗ niệu đạo ngoài khoảng 1 - 2 cm.
* Niệu đạo nữ: Niệu đạo nữ dài 4 cm, rất đàn hồi, có thể dãn đến 1 cm.
Ði từ lỗ niệu đạo trong xuống dưới, hơi ra trước đến lỗ niệu đạo ngoài, nằm
giữa hai môi bé, trước lỗ âm đạo, dưới và sau quy đầu âm vật. Các bờ của lỗ
niệu đạo ngồi hơi lộn ra ngồi. Niệu đạo dính với thành trước âm đạo và
dính với xương mu nhờ các sợi của dây chằng mu bàng quang.


Hình 2: Niệu đạo
III. CÁC DỊ TẬT BẨM SINH CỦA BÀNG QUANG, NIỆU ĐẠO
3.1. Các dị tật bẩm sinh bàng quang
3.1.1. Bàng quang lộ ngoài (bàng quang lộn ngoài)
Là thành sau bàng quang lộ ra ngoài hay bàng quang mở ra ở thành bụng
trước dưới rốn, có thể quan sát niêm mạc bàng quang, chỗ đổ vào bàng quang
của niệu quản và sự bài tiết nước tiểu từ lỗ niệu quản vào bàng quang. Tật này
là do sự không di trú của tế bào trung mô chen vào giữa ngoại bì phủ thành
bụng trước với nội bì của xoang niệu sinh dục ở tuần thứ 4 của phôi kết quả là
khơng hình thành các cơ ở thành bụng trước dưới rốn, thành bụng và thành
bàng quang rách ra
3.1.2. Rò bàng quang - trực tràng
Tật này thường ở nam giới, phân được thải ra ở bàng quang và niệu đạo.
Do vách ngăn giữa bàng quang và trực tràng khơng khép kín trong q trình
phát triển phơi thai.

3.1.3. Rị rốn - bàng quang
Là đoạn niệu nang nằm trong dây chằng rốn bàng quang khơng bị lấp kín
làm thơng bàng quang với rốn, nước tiểu có thể thải ra ngồi rốn.


Hình 3: Ống niệu rốn mở

Hình 4: Xoang ống niệu rốn

trên siêu âm

có nhiễm khuẩn

3.1.4. Van niệu đạo sau
Do màng ngăn tiết niệu - sinh dục không biến mất đi hoàn toàn hoặc do
ống Wolf di chuyển bất thường đổ lệch vào phía trước ổ nhớp và vào gần
đường giữa hơn thay vì phía bên.
Van niệu đạo ở nam giới, nếp gấp ở niệu đạo sau có thể đóng vai trò như
van làm suy yếu lưu lượng nước tiểu. Hậu quả về tiết niệu của van tiết niệu
bao gồm sự ứ đọng nước tiểu, giảm lượng nước tiểu, nhiễm trùng đường tiểu,
tiểu không tự chủ, rối loạn chức năng thần kinh cơ bàng quang trào ngược
bàng quang niệu quản, tổn thương đường tiểu trên, và suy thận. Van niệu đạo
đôi khi xảy ra do tồn tại dây chằng rốn. Vì thai nhi bài tiết nước tiểu vào dịch
ối nên tình trạng tắc nghẽn niệu đạo nghiêm trọng có thể làm giảm nước ối,
do đó có thể gây ra chứng giảm sản phổi, tăng áp phổi, chứng suy hô hấp phổi
và suy hơ hấp. Tăng huyết áp phổi sau đó có thể gây tăng huyết áp hệ thống.
Các trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong chu sinh.
Chẩn đốn thường được thực hiện bằng siêu âm thai trước sinh định kỳ,
thấy cả thận ứ nước và ít nước ối. Các trường hợp nghi ngờ sau khi sinh
(thường do tiền sử dịng nước tiểu bất thường) được chẩn đốn bằng cách cản

trở khơng chụp được bàng quang niệu đạo ngược dịng ngay lập tức.


Hình 5: Van niệu đạo sau trên siêu âm
Phẫu thuật (thường phẫu thuật nội soi) được thực hiện tại thời điểm chẩn
đoán để ngăn ngừa sự suy giảm tiến triển chức năng thận.
Một dị tật ít phổ biến hơn rất nhiều là túi thừa niệu đạo trước, có thể hoạt
động như một van (van niệu đạo trước) và cũng được điều trị bằng phẫu thuật
nội soi.
3.2. Các dị tật bẩm sinh niệu đạo
Các dị tật bẩm sinh của niệu đạo ở trẻ trai thường liên quan đến các bất
thường về cơ thể của dương vật. Ở trẻ gái, dị tật niệu đạo có thể tồn tại nếu
khơng có bất thường về bộ phận sinh dục ngoài. Chỉ định phẫu thuật khi ảnh
hưởng đến chức năng hoặc mong muốn phẫu thuật thẩm mĩ.
3.2.1. Cong dương vật
Sự bất thường này là ở mặt bụng, mặt bên, và độ cong quay của dương
vật, thấy rõ nhất khi dương vật cương và gây ra bởi các mô sợi dọc theo thể
xốp niệu đạo, hoặc bởi sự khác biệt kích thước giữa thể hang. cong dương vật
có thể được kết hợp với dị tật lỗ đái thấp. Nếu biến dạng nặng có thể cần phải
phẫu thuật chỉnh hình.
3.2.2. Lỗ đái lệch trên
Niệu đạo mở ở phần lưng đầu dương vật hoặc thân dương vật, hoặc tại
đường giao cắt hãm dương vật. Ở trẻ em gái, niệu đạo mở ra giữa âm vật và


môi âm hộ hoặc ở vùng bụng. Lỗ đái lệch trên có thể là một phần (trong 15%)
hoặc hồn tồn;nặng nhất là thể lỗ đái lệch trên xảy ra với sự lộn bàng quang.
Triệu chứng và dấu hiệu của lỗ đái lệch trên là tiểu không tự chủ, trào ngược
bàng quang niệu quản, và nhiễm trùng đường tiểu.
Điều trị tật lỗ đái lệch trên là phẫu thuật. Trong dị tật lỗ đái lệch trên

một phần, tiên lượng điều trị là tốt. Trong tật lõ đái lệch trên hoàn toàn,
phẫu thuật tạo hình mình dương vật có thể dẫn đến tiểu khơng tự chủ tái
diễn; vì vậy cần phải tạo hình lại đường ra của bàng quang để kiểm soát
được việc đi tiểu hoàn toàn.
3.2.3. Lỗ đái lệch thấp
Sự bất thường này là do sự thất bại trong quá trình hình thành và hợp
nhất máng niệu đạo. Nó thường gặp trẻ trai, niệu đạo mở ra mặt dưới của
dương vật, tại chỗ giao cắt gốc dương vật và bìu, giữa bìu, hoặc ở đáy chậu.
Bao quy đầu khơng trở nên trịn và xuất hiện như một cái mũ trùm đầu. Lỗ đái
thấp thường liên quan đến cong dương vật.
Tiên lượng cho việc phẫu thuật chỉnh hình thẩm mỹ và phục hồi chức
năng dương vật là tốt. Phẫu thuật chỉ định khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi bao
gồm việc tạo hình niệu đạo đoạn trong dương vật bằng cách sử dụng da thân
dương vật hoặc da đầu đương vật để điều trị cong dương vật.
Tật lỗ đái thấp rất hiếm gặp ở trẻ em gái; lỗ niệu đạo mở vào âm đạo.
3.2.4. Hẹp bao quy đầu và bán hẹp da quy đầu
Hẹp bao quy đầu, là dị tật phổ biến nhất ở dương vật, là co thắt của da
bọc qui đầu làm cho da quy đầu không co rút khỏi đầu dương vật; nó có thể là
bẩm sinh hoặc mắc phải.
Chứng bán hẹp da quy đầu là tình trang da bao quy đầu khơng kéo xuống
phủ kín đầu dương vật.
Hẹp bao quy đầu có thể đáp ứng với corticosteroid bằng cách bơi tại chỗ
xung quanh đầu dương vật và kéo nhẹ nhàng; một số bé trai cần được cắt bao


quy đầu. Bán hẹp da quy đầu nên được điều trị ngay vì sự co thắt đầu dương
vật như một dây buộc, gây ra phù nề và đau đớn. Có thể kéo da bao quy đầu
xuống để làm giảm phù nề đủ để bao quy đầu được khôi phục lại vị trí bình
thường và dùng hai ngón tay cái đẩy đầu đầu dương vật trở lại bao quy đầu.
Nếu kỹ thuật này khơng hiệu quả, thì rạch một đường ở mặt lưng dương vật

được thực hiện bằng cách gây mê cục bộ làm giảm tình trạng này tạm thời.
Khi tình trạng phù nề đã được giải quyết, hẹp bao quy đầu có thể được điều trị
bằng cắt bao quy đầu hoặc corticosteroid tại chỗ.
3.2.5. Các dị tật dương vật khác
Dương vật nhỏ là kết quả từ sự thiếu hụt androgen hoặc giảm nhạy cảm;
gặp ở trẻ thiếu tháng, được điều trị bằng bổ sung testosterone.
Hẹp lỗ niệu đạo dưới: Dị tật này thường mắc phải sau khi cắt bao quy
đầu ở trẻ sơ sinh, hẹp lỗ niệu đạo dưới đôi khi là dị tật bẩm sinh và liên quan
đến tật lỗ đái thấp. Phẫu thuật mở lỗ niệu đạo là cần thiết để điều chỉnh hướng
của dòng nước tiểu theo một hướng xác định.
Chít hẹp niệu đạo: Chít hẹp niệu đạo gây chít hẹp dọc theo phần chiều
dài của niệu đạo. Nó thường gặp ở trẻ em trai, thường mắc phải, và thường là
kết quả của một chấn thương nghiền nát sau khi chấn thương khi cưỡi ngựa.
Chít hẹp niệu đạo bẩm sinh có thể biểu hiện tương tự như van niệu đạo và có
thể được chẩn đốn bằng siêu âm trước khi sinh, hoặc sau sinh do các triệu
chứng và dấu hiệu tắc nghẽn đườn ra của nước tiểu hoặc tồn tại dây chằng rốn
và được khẳng định bởi chụp niệu đạo ngược dòng. Việc điều trị ban đầu
thường là phẫu thuật nội soi mở thông niệu đạo, mặc dù phẫu thuật mổ mở tạo
hình niệu đạo là cần thiết.
Hai niệu đạo và ba niệu đạo: tạo hình niệu đạo là phương pháp phổ
biến nhất. Chống chỉ định chụp bàng quang niệu đạo ngược dòng (VCUG) để
xác định sự khơng có hoặc thiếu hụt sự liên kết giữa các niệu đạo và bàng
quang. Sự can thiệp phẫu thuật hầu như luôn cần thiết.


IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH DỊ TẬT BÀNG
QUANG, NIỆU ĐẠO
4.1. Siêu âm
- Siêu âm là phương tiện sàng lọc đầu tiên cho bệnh nhi có dị tật thận –
tiết niệu mà không gây sang chấn và dễ thực hiện. Siêu âm khơng chỉ để chẩn

đốn mà cịn được dùng để theo dõi tiến triển của bệnh
- Qua hình ảnh siêu âm có thể đánh giá:
+ Độ dày nhu mơ thận.
+ Kích thước, hình dáng đài, đo đường kính ngang lớn nhất của đài thận
(C) và bể thận (P) để lập chỉ số C/P.
+ Tình trạng niệu quản phía dưới.
+ Hình ảnh bất thường tại thận hoặc xung quanh thận.
+ Tính chất ứ nước của thận: trong, hay đục mủ. Đánh giá tình trạng
nhiễm trùng nếu có của thận, từ đó chọn lựa phương pháp điều trị: phẫu thuật
tạo hình, dẫn lưu tạm thời hay cắt bỏ.
+ Hình ảnh thận, niệu quản bên đối diện
+ Dị tật tiết niệu phối hợp: luồng trào ngược BQ-NQ, hẹp khúc nối NQBQ, phình to NQ, thận móng ngựa, thận NQ đơi.

Hình 6: Siêu âm bàng quang

Hình 7: Túi thừa bàng quang trên siêu âm


Hình 8: Hình ảnh túi sa NQ trong lịng BQ
4.2. Chụp niệu đồ tĩnh mạch
Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV) hiện nay vẫn là phương pháp thăm dị
chẩn đốn phổ biến trong bệnh lý thận tiết niệu. Chụp niệu đồ tĩnh mạch
nhằm đánh giá chức năng thận, mức độ ứ nước và vị trí chỗ hẹp. Phát hiện các
dị tật van niệu đạo sau.
Thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch được dùng là Telebrix với liều từ 12ml/kg cân nặng tuỳ theo từng lứa tuổi và thể bệnh. Trong trường hợp tắc
khúc nối khơng thể hiện rõ thì có thể dùng thêm Furosemid liều 0,5- 1mg/kg
cân nặng cơ thể để tăng bài niệu. Triệu chứng đau bụng có thể xuất hiện khi
dùng thuốc lợi tiểu cũng là một dấu hiệu giúp cho chẩn đốn.

Hình 9: Chụp UIV hệ tiết niệu



4.3. Chụp cắt lớp vi tính
Trong hơn một thập kỷ qua, chụp cắt lớp vi tính (CT: Computed
Tomography) đã vượt qua UIV trong đánh giá đường niệu. CT đem lại sự
phân tích rõ ràng về nhu mơ cũng như các thay đổi hình thái đường dẫn niệu
với hình ảnh các lớp cắt liên tiếp nhau. CT giúp chẩn đoán vị trí và ngun
nhân gây tắc.
CT có giá trị trong các trường hợp thận giảm hoặc mất chức năng nhưng
không chụp được niệu quản – bể thận ngược dịng. Ngồi ra, CT cịn giúp
phát hiện sỏi niệu khó quan sát trên phim X – quang không chuẩn bị. Chụp
CT đa lát cắt và tái tạo lại hình ảnh cho phép khảo sát rất tốt hình thái của
đường tiết niệu trên.

Hình 10: CT tiêm thuốc cản quang cho thấy tổn thương dạng nang ngay dưới đường
giữa thành bụng với thành dày, ngấm thuốc mạnh, thâm nhiễm quanh tổn thương


Hình 11: CT khơng tiêm thuốc cho thấy cấu trúc ống chứa đầy dịch (đầu
mũi tên) kéo dài từ bàng quang (bl) tới rốn (umb).
4.4. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Hiện tại, siêu âm là cơ bản cho chẩn đốn hình ảnh trước sinh. Tuy
nhiên, có những trường hợp siêu âm bị giới hạn, đặc biệt khi nghi ngờ nhưng
không kết luận hoặc khó cắt nghĩa được. Trong đánh giá hệ tiết niệu sinh dục
bào thai, siêu âm không cho phép xác định dịng thốt nước tiểu và độ tắc
nghẽn. Nhiều kỹ thuật hình ảnh bổ sung khi siêu âm cịn nghi ngờ. Tuy nhiên,
nhiều phương thức hình ảnh là bất lợi trong trong q trình mang thai (tiếp
xúc phóng xạ ion hóa và xâm nhập). Cộng hưởng từ hệ tiết niệu (magnetic
resonance urography) là kỹ thuật không xâm hại, không liên quan đến phóng
xạ. Sử dụng cộng hưởng từ hệ tiết niệu bào thai để đánh giá bất thường hệ tiết

niệu đã và đang tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây. Phát hiện
các dị tật rò bàng quang trực tràng, rò rốn quàng quang.
4.5. Chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng
Đối với chụp niệu đạo bàng quang, chất cản quang được đưa trực tiếp
vào trong niệu đạo và bàng quang. Kỹ thuật này cung cấp thông tin chi tiết
hơn các phương pháp chẩn đốn hình ảnh khác trong việc đánh giá những
vấn đề sau đây:


- Chẩn đốn các tình trạng bất thường của hình thái bàng quang và
niệu đạo nam.
- Chức năng bài xuất nước tiểu của bàng quang và niệu đạo.
- Túi thừa, u, lao, vỡ bàng quang, bàng quang thần kinh.
- Các vấn đề như hẹp, túi thừa, rò niệu đạo.
- Hiện tượng trào ngược bàng quang niệu quản.
- Tìm nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại
- Tìm kiếm chấn thương bàng quang hoặc niệu đạo
- Tìm nguyên nhân tiểu khơng tự chủ
- Kiểm tra sự phì đại của tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo ở nam
Chống chỉ định với các đối tượng: Bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn
đường tiết niệu tuyệt đối không sử dụng phương pháp này. Nếu có nghi ngờ
nhiễm khuẩn thì cần phải xét nghiệm nước tiểu để xác định rõ ràng.
Để chẩn đốn hẹp niệu đạo sau (ví dụ do hẹp hoặc van niệu đạo) chụp
bàng quang niệu đạo khi rặn tiểu. Không cần chuẩn bị bệnh nhân trước. Biến
chứng bao gồm nhiễm trùng đường niệu và nhiễm trùng huyết.

Hình 12: Chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng


Hình 13: Các mức độ trào ngược BQ-NQ trên phim chụp bàng quang

4.6. Nội soi bàng quang
Nội soi bàng quang có thể được thực hiện trong các trường hợp:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên;
- Có máu trong nước tiểu (tiểu máu);
- Tiểu không tự chủ;
- Phát hiện các tế bào bất thường trong mẫu nước tiểu;
- Đau dai dẳng khi đi tiểu;
- Khó tiểu – có thể do phì đại tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo.
- Rị bàng quang trực tràng
Soi bàng quang được chỉ định khi cần đánh giá về tình trạng của lỗ niệu
quản như lạc chỗ, hình thái lỗ niệu quản,…. Trong trường hợp niệu quản cắm
lạc chỗ, chỉ thấy một lỗ niệu quản ở bàng quang và có thể thấy lỗ niệu quản
lạc chỗ ở cổ bàng quang hoặc niệu đạo. Trong chẩn đốn, dấu hiệu điển hình
là hình ảnh nang nằm ở vùng tam giác bàng quang, thành mỏng, màu sáng
đục, giãn nhịp nhàng theo sóng nhu động của nước tiểu, co lại khi nước tiểu
chảy vào bàng quang qua một lỗ nhỏ.


KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều
trị các dị tật bẩm sinh đường tiết niệu trên. Các phương tiện chẩn đoán hình
ảnh hiện đại, đặc biệt là siêu âm trước sinh đã giúp chẩn đoán được các dị tật
ở giai đoạn rất sớm.
Sau sinh có nhiều phương pháp chẩn đốn hình ảnh để chẩn đoán xác
định dị tật: siêu âm, UIV, MRI, CT, chụp niệu đạo bàng quang ngược dòng,
nội soi bàng quang. Tùy từng trường hợp mà đưa ra chỉ định phù hợp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Bảo. Dị dạng bẩm sinh. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2038.

2. Trần Ngọc Bích, cs. Nghiên cứu chẩn đốn dị tật thai nhi và trẻ sơ sinh,
chỉ định can thiệp trước sinh và điều tri sau sinh. Kết quả khoa học
công nghệ đề tai, Bộ y tế. 2013;
3. Phan Trường Duyệt. Kỹ thuật siêu âm và ứng dụng trong sản, phụ khoa.
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội; 2010:3-34.04:205-214.
4. Nguyễn Thị Hương. Bước đầu nghiên cứu dị tật thận- tiết niệu ở trẻ em
sơ sinh bệnh lý tại bệnh viện nhi trung ương. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ
nội trú các bệnh viện Trường đại Y Hà Nội. 2005;
5. Nguyễn Việt Hùng. Xác định giá trị của một số phương pháp phát hiện
dị tật bẩm sinh của thai nhi ở tuổi 13-26 tuần. Luận án tiến sĩ Y học Đại
học Y Hà Nội. 2006;
6. Nguyễn Quang Quyền. Thận-Tuyến thượng thận. Bài giảng giải phẫu
học, tâp II, Nhà xuất bản Y học. 2004; tập II:183-200.
7. Trần Đình Long. Dị tật thận-tiết niệu-sinh dục thường gặp. Dị tật thậntiết niệu trẻ em 2004;(Nhà xuất bản y học)
8. Trần Đình Long, cs. Nghiên cứu dị tật thận tiết niệu trẻ mới đẻ. Báo
cáo nghiên cứu đề tài cấp bộ, Bộ y tế. 2005;
9. Bondagji N. S. Antenatal diagnosis, prevalence and outcome of
congenital anomalies of the kidney and urinary tract in Saudi Arabia.
Urology annals. 2014;6(1):36-40.
10.Eduardo A, Oliveira, et al. Outcome of fetal urinary tract anomalies
associated

with

multiple

malformations

abnormalities. Prenatal Diagnosis. 2001:129-134.


and

chromosomal



×