Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Vấn đề tăng vốn tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.83 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC




NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VN



ĐỀ TÀI
VẤN ĐỀ TĂNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM




GVHD: PGS.TS: TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
LỚP: NH Đêm 1 – Khóa 22 –Nhóm 11
Danh sách nhóm:
Thái Kim Loan
Võ Anh Khoa
Nguyễn Thị Dung
Mai Thúy Hằng
Lê Thị Kim Tuyên



TP. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2014
Mục lục
I. TỔNG QUAN VỐN CHỦ SỞ HỮU NHTM 4


1. Khái niệm Vốn chủ sở hữu của NHTM 4
2. Đặc điểm: 4
3. Chức năng của vốn tự có 5
3.1. Chức năng bảo vệ: 5
3.2. Chức năng hoạt động: 5
3.3. Chức năng điều chỉnh: 5
4. Phương pháp tăng vốn tự có 6
4.1. Tăng vốn từ nguồn bên trong 6
4.2. Tăng vốn từ bên ngoài 8
4.2.1. Phát hành thêm cổ phiếu mới 8
4.2.2. Phát hành trái phiếu chuyển đổi 9
4.2.3. Một số phương thức khác 9
5. Ý nghĩa của việc tăng vốn tự có 9
II. THỰC TRẠNG TĂNG VỐN CỦA MỘT SỐ NHTM VIỆT NAM 11
1. Vốn điều lệ của một số ngân hàng tại VN: 11
1.1. Ngân hàng chính sách (Nhà nước) 11
1.2. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam 11
1.3. Ngân hàng thương mại 11
2. Thực trạng tăng vốn của một số ngân hàng tại Việt Nam: 14
2.1. Agribank: 14
2.2. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB (sau sáp nhập): 15
2.3. Sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà
Hà Nội (Habubank - HBB): 20
2.4. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – SACOMBANK 21
2.5. Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (Southern bank): 27
3. Những thay đổi sau sáp nhập, hợp nhất 29
4. Hiệu quả sau những thương vụ tăng vốn thông qua M&A 31
III. GIÁI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC TĂNG VỐN CỦA CÁC NHTMCP TẠI VIỆT
NAM 33
1. Dự báo xu hướng thúc đẩy việc mở rộng quy mô vốn tự có của các NHTMCP 33

2. Giải pháp từ phía các NHTMCP 35
2.1. Cân nhắc kỹ việc phát hành cổ phiếu 35
2.2. Chọn cổ đông chiến lược là các tập đoàn ngân hàng nước ngoài và đa dạng hóa
danh mục các đối tác chiến lược 36
2.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở tình hình thực tế, sử dụngvốn tăng thêm
có hiệu quả 37
2.4. Cân đối quyền lợi của các cổ đông khi thực hiện chính sách chia cổ tức bằng cổ
phiếu 38
2.5. Xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tự có tăng thêm rõ ràng và chi
tiết hơn 39
2.6. Các NHTMCP nhỏ nên hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp 40
3. Kiến nghị về phía NHNN và cơ quan Chính Phủ. 41
3.1. Cơ cấu lại hệ thống NHTMCP 42
3.2. Thắt chặt việc cấp phép thành lập ngân hàng mới 42
3.3. Kiểm soát chặt chẽ các phương án tăng vốn mới 43
3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn tự có tăng thêm 44
3.5. Cần có chính sách phát triển thị trường tài chính nhằm giảm đi gánh nặng cho các
ngân hàng 45












































I. TỔNG QUAN VỐN CHỦ SỞ HỮU NHTM
1. Khái nim Vn ch s hu ca NHTM
Vốn thuộc sở hữu của NHTM, tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khỏan mục
tạo nên nguồn vốn (thường chỉ chiếm 5% trong tổng nguồn vốn), nhưng nó có vai trò cực
kỳ quan trọng đối với các NH.
Về mặt kinh tế: Vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng
góp và nó còn tạo ra và bổ sung liên tục trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận
giữ lại và các quỹ của ngân hàng
Về mặt quản lý, theo các cơ quan quản lý ngân hàng, vốn tự có của ngân hàng
chia ra làm hai loại:
Vốn tự có cơ bản (vốn cấp 1) bao gồm vốn điều lệ thực có (vốn ngân sách cấp, vốn
đã góp cổ phần, vốn cổ phần ưu đãi vĩnh viễn), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu
tư phát triển sự nghiệp, lợi nhuận không chia, thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo
quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có)
Vốn tự có bổ sung (vốn cấp 2) bao gồm phần giá trị tăng thêm khi định giá lại tài
sản cố định và các chứng khóan đầu tư, quỹ dự phòng tài chính, trái phiếu chuyển đổi
hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành, giấy nợ thứ cấp có thời hạn dài
Ở VN, theo Luật các tổ chức tín dụng, vốn tự có bao gồm phần giá trị thực có của
vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một sô tài sản nợ khác của TCTD theo quy định của
NHNN
2. Đc đim:
Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của
ngân hàng
Vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh
(thông thường từ 8% đến 10%), tuy nhiên nó lại giữ một vai trò rất quan trọng vì nó là cơ
sở để hình thành các nguồn khác của ngân hàng, đồng thời tạo nên uy tín ban đầu của
ngân hàng.
Vốn tự có ban đầu quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, cụ thể vốn tự có
là cơ sở để xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng. Nó còn là yếu tố để các cơ
quan quản lý dựa vào để xác định các tỷ lệ an toàn trong kinh doanh ngân hàng (Theo

pháp lệnh ngân hàng năm 1990 thì một ngân hàng không được phép huy động vốn quá 20
lần so với vốn tự có vì nó có ảnh hưởng đến năng lực chi trả của ngân hàng)
Theo Luật các TCTD, một ngân hàng khi cho vay đối với một khách hàng thì tổng dư nợ
cho vay cao nhất không được phép vượt quá vốn tự có của ngân hàng
3. Chc năng ca vn t có
3.1. Chức năng bảo vệ:
Trong hoạt đông kinh doanh có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây
ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, đôi khi nó có thể dẫn ngân hàng đến chỗ phá sản.
Khi đó vốn tự có sẽ giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh và đảm bảo
cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên.
Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được sử
dụng để hoàn trả cho khách hàng.
Ngoài ra, do mối quan hệ hỗ tương giữa ngân hàng với khách hàng, vốn tự có còn
có chức năng bảo vệ cho khách hàng không bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng.
3.2. Chức năng hoạt động:
Thể hiện ở chỗ vốn tự có có thể được sử dụng để cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư
chứng khoán nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ
trọng không lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng
không cao. Vì vậy chức năng hoạt đông ở đây cũng chỉ là thứ yếu.
3.3. Chức năng điều chỉnh:
Vốn tự có là đối tượng mà các cơ quan quản lý ngân hàng thường hướng vào đó để
ban hành những quy định nhằm điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, là tiêu chuẩn để
xác định tính an toàn (ví dụ như các ngân hàng không được đầu tư vào tài sản cố định
vượt qúa 50% vốn của ngân hàng). Vốn tự có còn là căn cứ để xác định và điều chỉnh các
giới hạn hoạt động nhằm đảm bảo ngân hàng an toàn trong kinh doanh.
4. Phương pháp tăng vốn tự có
4.1. Tăng vốn từ nguồn bên trong
Chủ yếu do tăng lợi nhuận giữ lại. Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được trong
năm, nhưng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn.
Ưu điểm: Phương pháp này giúp ngân hàng tăng vốn tự có mà không mà

không phụ thuộc vào thị trường vốn nên tránh được các chi phí huy động vốn thả nổi,
không tốn kém chi phí, không phải hoàn trả đồng thời không làm loãng quyền kiểm soát
ngân hàng cũng như không đe dọa đến việc mất quyền kiểm soát của các cổ đông hiện
thời. Tránh được tình trạng làm loãng phần sở hữu ngân hàng và lợi nhuận từ mỗi cổ
phiếu đang nắm giữ của họ trong những năm sau (ví dụ như, nếu ngân hàng phát hành
thêm chứng khoán, một số cổ phần có thể rơi vào tay các cổ đông mới, họ sẽ được dự
phần chia lợi nhuận trong tương lai và tham gia bỏ phiếu đối với các chính sách của ngân
hàng).
Nhược điểm: Chỉ áp dụng với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đều
đặn. Hình thức này không thể áp dụng thường xuyên vì có ảnh hưởng đến quyền lợi của
cổ đông. Tăng vốn từ bên trong có nhiều bất lợi về thuế và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi
sự thay đổi lãi suất và những điều kiện kinh tế mà ngân hàng không thể kiểm soát trực
tiếp. Sự tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng trong những năm gần đây đã bị giảm sút so với
trước, buộc nhiều ngân hàng phải phát hành cổ phiếu và giấy nợ không đảm bảo – nguồn
vốn bên ngoài – để phụ thêm vào nguồn vốn tạo ra từ bên trong.
Phương pháp này phụ thuộc vào:
+ Chính sách phân phối cổ tức của ngân hàng: Dựa vào mức tăng trưởng của
lợi nhuận ròng để đáp ứng nhu cầu vốn, tức là ngân hàng phải đưa ra một quyết định liên
quan đến mức lợi nhuận hiện thời cần phải giữ lại để kinh doanh và mức lợi nhuận chi trả
cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức. Như vậy, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc
ngân hàng phải thống nhất một tỷ lệ duy trì và thanh toán thích hợp từ thu nhập ròng của
ngân hàng. Chính sách này cho biết ngân hàng cần phải giữ lại bao nhiêu thu nhập để
tăng vốn phục vụ cho mở rộng kinh doanh và bao nhiêu thu nhập sẽ được chia cho các cổ
đông. Tỷ lệ thu nhập giữ lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hội đồng quản trị ngân
hàng. Tỷ lệ thu nhập giữ lại quá thấp sẽ làm cho mức tăng trưởng vốn ngân hàng sẽ
chậm, làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, tăng rủi ro phá sản. Ngược lại nếu tỷ
lệ này quá lớn sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông dẫn đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng
sẽ giảm. Chính sách cổ tức tối ưu đối với một ngân hàng là chính sách giúp ngân hàng tối
đa hóa giá trị đầu tư của cổ đông. Ngân hàng chỉ có thể mở rộng số lượng cổ đông khi thu
nhập tính trên mỗi cổ phần ít nhất phải bằng thu nhập tạo ra từ những hoạt động đầu tư có

mức độ rủi ro tương đương.
+ Tốc độ tăng vốn từ nguồn nội bộ: Một tỷ lệ tăng trưởng vốn từ nguồn nội bộ lý
tưởng phải đáp ứng cả hai yêu cầu: Một là, ngân hàng tăng trưởng được tài sản có
(đặc biệt là các khoản cho vay); Hai là, không làm suy giảm quá mức tỷ số vốn / tài sản
của ngân hàng.
Ta có: Tỷ lệ tăng vốn từ nguồn nội bộ (Internal capital growth rate-ICGR)
ICGR= Thu nhập giữ lại/Vốn cổ phần
Công thức trên cho thấy muốn tăng qui mô vốn từ nguồn nội bộ thì phải tăng thu
nhập ròng hoặc tăng tỷ lệ thu nhập giữ lại, hoặc tiến hành đồng thời cả hai. Điều có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ban giám đốc ngân hàng là cố gắng đạt được thành tích
phân phối cổ tức ổn định. Nếu được vậy, các nhà đầu tư hưởng lãi sẽ cảm nhận ít rủi ro
trong sự thanh toán cổ tức đối với họ và ngân hàng sẽ có sức hấp dẫn nhiều hơn đối với
các nhà đầu tư. Nhiều công trình nghiên cứu tại các ngân hàng Tây Âu cho thấy có một
hiện tượng lặp đi lặp lại là giá cổ phiếu của ngân hàng giảm nhanh (thường chỉ trong
phạm vi một tuần) sau khi có sự phân phối cắt giảm phân phối cổ tức. Điều này không
chỉ làm thất vọng các cổ đông hiện thời mà còn làm nản lòng những người tiềm năng
nắm giữ cổ phiếu của ngân hàng. Một chính sách phân phối cổ tức tối ưu cho ngân hàng
là chính sách có thể tối đa hóa giá trị đầu tư của các cổ đông, sao cho ngân hàng có thể
thu hút được các cổ đông mới và giữ chân những cổ đông hiện tại một khi suất thu lợi
trên vốn tự có của các sở hữu chủ ít nhất bằng với tỷ suất lợi nhuận được tạo ra từ các cơ
hội đầu tư khác có rủi ro tương đương. Ngoài ra ngân hàng thương mại cổ phần còn có
thể kết chuyển Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Thặng dư vốn cổ phần hay Chênh lệnh do
chứng khoán phát hành cao hơn mệnh giá vào vốn điều lệ của mình. Tuy nhiên tăng vốn
từ phương cách này chỉ tăng được vốn điều lệ ở mức thấp so với các cách trên do các quỹ
bị giới hạn tỷ lệ so với vốn tự có cấp 1 và vốn điều lệ.
4.2. Tăng vốn từ bên ngoài
4.2.1. Phát hành thêm cổ phiếu mới
- Phát hành thêm vốn cổ phần thường hay vốn cổ phần ưu đãi là một hình thức huy
động vốn phổ thông của các ngân hàng thương mại cổ phần. Với việc phát hành thêm
cổ phần thường thì:

Ưu điểm: Không phải hoàn trả cho người mua cổ phiếu, cổ tức của cổ phiếu
thường không phải là gánh nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm làm ăn thua
lỗ. Phương pháp này làm tăng qui mô vốn nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân
hàng trong tương lai.
Nhược điểm: Chi phí phát hành cao và có thể làm loãng quyền sở hữu ngân hàng,
giảm cổ tức trên mỗi cổ phiếu (EPS), làm giảm khả năng tận dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính
ngân hàng đã có.
( Tỷ lệ đòn bẩy tài chính=Vốn cơ bản/ Tổng tài sản )
- Với việc phát hành cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn thì có đặc điểm sau:
Ưu điểm: Không phải hoàn trả vốn và không làm phân tán quyền kiểm soát ngân
hàng, tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai.
Nhược điểm: Cổ tức phải trả cho các cổ đông là gánh nặng tài chính trong những
năm ngân hàng bị thua lỗ, chi phí phát hành cao, giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu.
4.2.2. Phát hành trái phiếu chuyển đổi
Trái phiếu chuyển đổi là hình thức gọi vốn lai giữa cổ phần thường và nợ.
Trái phiếu chuyển đổi ấn định một khoản thời gian khoản nợ với lãi suất cố định được
chuyển sang cổ phần. Nó trả lãi suất rẻ hơn so với vốn huy động vì cho phép trái chủ trở
thành cổ đông trong tương lai, nhưng lại hấp dẫn về lãi suất hơn cổ đông vì mang rủi ro
chuyển đổi.
Ưu điểm: Chi phí thấp và không làm phân tán quyền kiểm soát của ngân hàng.
Đây là phương pháp hiệu quả vì trái phiếu này được các nhà đầu tư ưa chuộng trên thị
trường.
Nhược điểm: Phải hoàn trả cho người mua trái phiếu khi hết hạn, lãi trả cho
trái phiếu là gánh nặng cho ngân hàng về tài chính tăng chi phí hoạt động, làm giảm khả
năng đi vay về sau của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể thực hiện các biện
pháp tăng vốn từ bên ngoài khác như bán tài sản và thuê lại, chuyển đổi chứng khoán nợ
thành cổ phiếu…
4.2.3. Một số phương thức khác
Các ngân hàng thương mại còn có thể tăng vốn tự có bằng cách bán tất cả hoặc
một phần phương tiện văn phòng của mình và thuê lại từ người chủ mới để phục vụ cho

các hoạt động của mình. Với những giao dịch như vậy, ngân hàng thường thu về những
dòng tiền mặt lớn (có thể tái đầu tư với lãi suất hiện tại) và củng cố sức mạnh về vốn.
Thành công lớn nhất của những giao dịch bán - thuê lại này xảy ra khi lạm phát và tăng
trưởng kinh tế đạt mức cao vì nó làm tăng giá trị thị trường của tài sản so với giá trị sổ
sách được ghi nhận trong các báo tài chính
Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu giúp
ngân hàng củng cố vị trí vốn cổ phần và tránh khỏi những chi phí trả lãi phát sinh từ
những chứng khoán nợ trong tương lai.
5. Ý nghĩa ca vic tăng vn t có
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát triển
mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công
nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nước. Song, cũng như các chủ thể kinh tế khác, các ngân
hàng cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn của quá trình hội nhập.
Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy, năng lực cạnh
tranh khi bước vào hội nhập kinh tế quốc tế còn rất nhiều yếu kém. Biểu hiện quan trọng
và nổi bật là vốn tự có của các ngân hàng thương mại đều nhỏ bé và cơ cấu chưa hợp lý
so với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và thế giới. Như chúng ta đã biết, hoạt động
kinh doanh của ngân hàng thương mại là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp
tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh nghiệp
nào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế. Do đó, trong quá
trình hoạt động các ngân hàng thương mại phải thường xuyên cảnh giác, nghiên cứu,
phân tích, đánh giá, dự báo và có những biện pháp phòng ngừa từ xa có hiệu quả. Ngoài
ra, điều này cũng đòi hỏi ngân hàng tự đánh giá được khả năng chịu đựng rủi ro của
mình. Trên thực tế, ngân hàng có nhiều biện pháp để bảovệ tình trạng tài chính của mình
như: nâng cao chất lượng quản lý, đa dạng hóa các nguồn vốn và danh mục đầu tư, bảo
hiểm tiền gửi và nâng cao vốn chủ sở hữu. Khi tất cả các phương pháp ngăn chặn rủi ro
không còn hiệu quả thì vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ là biện pháp cuối cùng. Vốn chủ
sở hữu bù đắp cho những tổn thất bắt nguồn từ những khoản cho vay và đầu tư thiếu hiệu
quả, từ sự quản lý yếu kém, giúp cho ngân hàng có thể giữ vững được hoạt động cho tới

khi các vấn đề khó khăn được giải quyết. Chỉ khi các khoản thua lỗ của ngân hàng lớn
đến mức tất cả các biện pháp kể cả vốn chủ sở hữu đều không thể khắc phục nổi thì nó sẽ
bị buộc phải đóng cửa. Vốn chủ sở hữu là sự chống đỡ thua lỗ cuối cùng. Vì vậy, để
chống đỡ lại những rủi ro ngày càng cao gây ra từ nhiều nguồn kác nhau, ngân hàng cần
phải nắm giữ nhiều vốn hơn. Khi ngân hàng tăng vốn điều lệ sẽ làm cho năng lực tài
chính của bản thân ngân hàng tăng lên, các rủi ro của khách hàng và của chính ngân hàng
trong quá trình hoạt động kinh doanh được đảm bảo. Tăng vốn tự có còn giúp cho quy
mô vốn của ngân hàng tăng lên, đáp ứng được những yêu cầu về mặt quản lý của Chính
Phủ và NHNN khi mà vấn đề kiểm soát hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên chặt chẽ
hơn nhằm đáp ứng cho yêu cầu hội nhập của nền kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, tăng vốn
tự có góp phần làm cho quy mô của các ngân hàng tăng lên, giúp ngân hàng triển khai
thêm nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới và gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng so
với các ngân hàng nước ngoài. Như vậy, tăng năng lực tài chính thông qua tăng vốn tự có
mang ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng
II. THỰC TRẠNG TĂNG VỐN CỦA MỘT SỐ
NHTM VIỆT NAM
1. Vn điu l ca mt s ngân hàng ti VN:
1.1. Ngân hàng chính sách (Nhà nước)

STT

Tên ngân
hàng
Tên tiếng Anh

Tên
giao
dịch
Vốn điều lệ
tỷ đồng

Trang
chủ
Ngày
cập nhật

1
Ngân hàng
Chính sách Xã
hội Việt Nam
Vietnam Bank
for Social
Policies
VBSP 15.000

vbsp.org.vn

2013
2
Ngân hàng Phát
triển Việt Nam
The Vietnam
Development
Bank
VDB 10.000

vdb.gov.vn

2013

1.2. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam

STT

Tên ngân hàng
Tên giao
dịch
Vốn điều lệ

tỷ đồng
Trang chủ

Ngày cập nhật
1
Quỹ Tín dụng Nhân dân
Trung ương

CCF 1.112

www.ccf.vn



1.3. Ngân hàng thương mại
ST
T
Tên ngân hàng
Vốn
điều lệ
Tên giao dịch Trang chủ
Ngày cập
nhật

1
Ngân hàng Công
Thương Việt Nam
37,234 Vietinbank
http://vietinbank,
vn/
13/07/2013
2
Nông nghiệp 29,606 Agribank
http://agribank,co
m,vn//
31/10/2013
ST
T
Tên ngân hàng
Vốn
điều lệ
Tên giao dịch Trang chủ
Ngày cập
nhật
3
Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
28,112 BIDV
http://bidv,com,v
n//
06/08/2013
4
Ngoại thương 23,174 Vietcombank
vietcombank,com

,vn
30/6/2013
5
Ngân hàng thương mại
cổ phần Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam
12,355 Eximbank, EIB
http://www,exim
bank,com,vn
19/07/2010
6
Sài Gòn 12,295 Sài Gòn, SCB
http://www,scb,c
om,vn
30/09/2013
7
Ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn
Thương Tín
10,739 Sacombank
http://www,saco
mbank,com,vn/
09/12/2011
8
Quân Đội 10,625 Military Bank, MB,
http://www,mbba
nk,com,vn
23/11/2012
9
Á Châu 9,377

Asia Commercial
Bank, ACB
acb,com,vn 30/06/2012
10
Đại chúng 9,000 PVcom Bank
http://www,pvco
mbank,com,vn
16/09/2013
11
Ngân hàng thương mại
cổ phần Kỹ Thương
Việt Nam
8,878 Techcombank
techcombank,co
m,vn
01/04/2011
12
Sài Gòn-Hà Nội 8,866 SHBank, SHB shb,com,vn 12/9/2013
13
Ngân hàng thương mại
cổ phần Hàng hải Việt
Nam
8,000
Maritime Bank,
MSB
msb,com,vn 06/12/2011
14
Ngân hàng Xây dựng
Việt Nam
7,500 VNCB

http://www,vncb,
vn/
02/06/2010
15
Bưu Điện Liên Việt 6,460 LienVietPostBank
http://www,lienvi
etpostbank,com,v
n
29/6/2011
16
Đông Á 6,000 DongA Bank, DAB
dongabank,com,v
n
12/10/2013
17
Tiên Phong 5,550 TienPhongBank
http://www,tpb,v
n
29/12/2012
18
Ngân hàng thương mại
cổ phần Phát triển Nhà
Thành phố Hồ Chí
Minh
5,450 HDBank hdbank,com,vn 28/12/2010
19
Đông Nam Á 5,335 SeABank seabank,com,vn 31/12/2010
ST
T
Tên ngân hàng

Vốn
điều lệ
Tên giao dịch Trang chủ
Ngày cập
nhật
20
Đại Dương 5,000 Oceanbank oceanbank,vn 31/08/2010
21
Việt Nam Thịnh
Vượng
5,000 VPBank vpb,com,vn 03/08/2010
22
An Bình 4,800 ABBank abbank,vn 11/2011
23
Phương Nam 4,000 Southern Bank, PNB

http://www,south
ernbank,com,vn/
19/12/2011
24
Quốc tế 4,000 VIBBank, VIB
http://www,vib,c
om,vn
17/06/2010
25
Phát Triển Mê Kông 3,750 MDB mdb,com,vn 13/11/2009
26
Nam Việt 3,500 NaViBank navibank,com,vn

02/09/2010

27
Phương Đông 3,400
Orient Commercial
Bank, OCB
ocb,com,vn 31/12/2010
28
Bảo Việt 3,150 BaoVietBank, BVB
http://www,baovi
etbank,vn
31/12/2011
29
Đại Á 3,100 Dai A Bank daiabank,com,vn

19/07/2010
30
Ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn Công
Thương
3,080 Saigonbank
saigonbank,com,
vn
31/12/2012
31
Phát triển Nhà Đồng
bằng sông Cửu Long
3,055 MHB
http://mhb,com,v
n/
31/5/2011
32

Dầu khí Toàn Cầu 3,018 GP,Bank gpbank,com,vn 31/12/2010
33
Bắc Á 3,000 NASBank, NASB baca-bank,vn 27/12/2011
34
Bản Việt 3,000
VIET CAPITAL
BANK, VCCB
vietcapitalbank,c
om,vn
12/11/2010
35
Kiên Long 3,000 KienLongBank
kienlongbank,co
m
12/2010
36
Nam Á 3,000 Nam A Bank
namabank,com,v
n
24/10/2011
37
Việt Á 3,000 VietABank, VAB
http://www,vieta
bank,com,vn/
26/07/2010
38
Việt Nam Thương Tín 3,000 VietBank
http://www,vietb
ank,com,vn
23/09/2010

39
Xăng dầu Petrolimex 3,000
Petrolimex Group
Bank, PG Bank
http://www,pgba
nk,com,vn
27/9/2010

 Sơ đồ vốn điều lệ các ngân hàng tại VN:

Vào cuối năm 2011, toàn hệ thống có tất cả 41 ngân hàng thương mại cổ phần
(TMCP) và đã giảm xuống còn 37 ngân hàng cùng với sự xuất hiện của những thương
hiệu mới tính đến những ngày cuối năm 2013
2. Thc trng tăng vn ca mt s ngân hàng ti Vit Nam:
2.1. Agribank:

Năm 2006 : Agribank tăng vốn bằng phát hành trái phiếu 3.000 tỷ đồng.Trái phiếu
tăng vốn của Agribank có thời hạn là 10 năm và 15 năm. Mệnh giá tối thiểu của trái
phiếu là 1 triệu đồng. Lãi suất trái phiếu được ấn định cố định, được trả vào ngày 10/10
hàng năm cho nhà đầu tư và sẽ điều chỉnh tăng lên một lần duy nhất tại thời điểm 5 năm
trước khi đến hạn của trái phiếu.
Đối với kỳ hạn 10 năm, lãi suất cố định 5 năm đầu là 9.80%/năm, 5 năm cuối
trong trường hợp Agribank không mua lại là 10.40%/năm; Đối với kỳ hạn 15 năm, lãi
suất cố định 10 năm đầu là 10.20%/năm và 5 năm cuối trong trường hợp Agribank không
mua lại là 10.80%/năm.
Ngoài ra, với trường hợp nhà đầu tư mua trước ngày phát hành trái phiếu được trả
tiền lãi là 9.80%/ năm đối với kỳ hạn 10 năm hoặc 10.20%/năm đối với kỳ hạn 15 năm
trên số ngày từ ngày mua đến ngày liền kề trước ngày phát hành.
Năm 2010: Bộ Tài chính và Chính phủ đề nghị được tiếp tục bổ sung vốn điều lệ
năm 2010 trên 10.000 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách Nhà nước đề nghị cấp là 4.000 tỷ

đồng.
Tháng 11/2011: Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ
đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng
Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.2. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB (sau sáp nhập):

Cuối năm 2011, lần đầu tiên NHNN chính thức chấp thuận sự hợp nhất tự nguyện
của ba ngân hàng TMCP, là Ngân hàng TMCP Đệ nhất (FicomBank), ngân hàng TMCP
Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), dưới sự bảo
trợ của Ngân hàng Đầu từ và phát triển Việt Nam (BIDV), tên gọi sau hợp nhất là Ngân
hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của 3 ngân hàng:
Đơn vị: Tỷ đồng

Tín Nghĩa

Sài Gòn

Đệ nhất

9T/2011

2010 9T/2011

2010 9T/2011

2010
Vốn điều lệ 3.399 3.399
4.185

4.185 3.000 3.000
Tổng tài sản 58.940 46.414
78.014
60.183 17.100 7.649
Lợi nhuận trước
thuế
579 378
530
544 219 141
Lợi nhuận sau
thuế
432 284
401
405
Tiền gửi khách
hàng
35.029 25.546
40.900
35.121
8.800
(*)
5.360
(*)
Nguồn: Báo cáo T
ài chính Quý 3/2011
(*): Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế v
à dân cư

Tên của ngân hàng sau hợp nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn, có vốn điều lệ
10.583,8 tỷ đồng; tổng tài sản là 153.626 tỷ đồng (bằng vốn điều lệ; tổng tài sản hiện tại

của SCB, FCB, TNB cộng lại).

Cơ cấu sở hữu sau hợp nhất. Nguồn SCB
Ngân hàng sau hợp nhất kế thừa và thực hiện tất cả những hoạt động kinh doanh
hiện tại của SCB, TNB, FCB – những hoạt động mà một NHTM được phép thực hiện.
Đồng thời, kế thừa tòan bộ mạng lưới của ba ngân hàng phù hợp với quy định.
Việc hợp nhất 3 ngân hàng trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cơ bản. Dưới
đây là một số nguyên tắc cơ bản của việc hợp nhất:
 Đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, đặc biệt quyền lợi của
người gửi tiền tại SCB, TNB, FCB;
 Không chấp thuận việc rút khỏi việc hợp nhất bất cứ lý do gì; nghiêm cấm việc phân
tán tài sản dưới mọi hình thức;
 Không thực hiện việc chia tách cổ phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu hay làm
tăng/giảm số cổ phiếu và pha loãng giá trị sổ sách của CP đang lưu hành.
 Toàn bộ người lao động của FCB, TNB, SCB vẫn tiếp tục làm việc tại SCB – tổ chức
sẽ kế thừa toàn bộ lao động, các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ lao động từ
FCB, TNB, SCB và thực hiện mọi công việc liên quan đến người lao động theo quy
định Pháp luật.
 Tỷ lệ hoán đổi cổ phần: 1:1
Đề án hợp nhất 03 ngân hàng nêu rõ: Các biến động tài sản trong khoảng thời gian
từ 0 giờ ngày 01/10/2011 tới ngày hợp nhất sẽ được các ngân hàng theo dõi riêng và
chuyển giao toàn bộ số liệu cho SCB.

Tổng hợp cơ cấu tài sản tại ngày 30/09/2011. Nguồn SCB

Giá trị sổ sách của 3 ngân hàng tham gia hợp nhất sẽ được chuyển giao cho SCB
vào ngày hợp nhất và vốn điều lệ của SCB bằng tổng vốn của 3 ngân hàng tham gia hợp
nhất

Tổng hợp cơ cấu nguồn vốn tại ngày 30/09/2011. Nguồn SCB


Việc hợp nhất được thực hiện theo hình thức chuyển toàn bộ số cổ phần của FCB,
TNB, và SCB để thành SCB, mỗi CP phổ thông của một ngân hàng sẽ được hoán đổi
thành một CP của Ngân hàng TMCP Sài Gòn theo nguyên tắc ngang bằng mệnh giá, cụ
thể:
Ficombank: SCB =1:1; TNB: SCB = 1:1; SCB:SCB= 1:1
Đại hội đồng cổ đông hợp nhất vào ngày 23/12/2011. Hoàn tất công việc hợp
nhất vào quý I/2012.
Nhân sự:
HĐQT ngân hàng hợp nhất gồm 9 thành viên (8 thành viên HĐQT và 1 thành viên
HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2012 – 2017).
Trong đó có 4 thành viên thuộc Ficombank trước hợp nhất, bao gồm: bà Nguyễn
Thị Thu Sương (Chủ tịch HĐQT Ficombank), ông Uông Văn Ngọc Ẩn (Phó chủ tịch
HĐQT), ông Đinh Văn Thành (Phó chủ tịch HĐQT) và ông Trần Thuận Hòa (Thành viên
HĐQT).
Phía TinNghiaBank có ông Vũ Văn Thành (Chủ tịch HĐQT) và SCB có 3 thành
viên là ông Trầm Thích Tồn, ông Phan Vĩ Dân (cùng là Thành viên HĐQT trước đây) và
bà Nguyễn Thị Phương Loan (Thành viên HĐQT độc lập). Riêng ông Võ Thành Hùng
hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT CTCP An Phú.
Thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 5 năm bao gồm 4 người: Ông Lê Khánh Hiền,
bà Phạm Thu Phong, ông Trần Chấn Nam và bà Võ Thị Mười. Trong đó ĐHĐCĐ hợp
nhất đã bầu ông Hiền làm trưởng Ban Kiểm soát.
17/6/2012: SCB đã tiến hành đại hội cổ đông bất thường và bầu ông Lê Khánh
Hiền giữ chức Tổng giám đốc trong nhiệm kỳ 2012-2017, thay ông Uông Văn Ngọc Ẩn.
CEO giám đốc điều hành Uông Văn Ngọc Ẩn mới ngồi ở vị trí 'ghế nóng' của SCB hợp
nhất được 6 tháng. Còn ông Hiền bắt đầu công tác tại SCB từ tháng 1/2010 với vị trí Phó
tổng giám đốc. Sau đó, ông này giữ vai trò Phó chủ tịch Hội đồng quản trị từ tháng
4/2010 đến 23/12/2011, và Trưởng ban kiểm soát từ ngày 1/1 đến 18/6/2012
7/8/2012: ông Trần Ngọc Phương - Phó tổng giám đốc từ chức. SCB hiện có một
tổng giám đốc là ông Lê Khánh Hiền và 7 phó tổng.

15/10/2013: Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã bổ nhiệm
Ông Võ Tấn Hoàng Văn - Phó Tổng Giám đốc giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc thay
Ông Lê Khánh Hiền điều hành SCB và chấp thuận đơn xin từ nhiệm chức danh Tổng
Giám đốc đối với Ông Lê Khánh Hiền vì lý do cá nhân. Ông Văn từng đảm nhiệm vị trí
Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính- ngân hàng tại Công ty Ernst & Young Việt Nam
(E&Y), một trong những công ty hàng đầu thế giới cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế,
giao dịch tài chính và tư vấn.
Về quyền hạn: ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT mới được quyền quyết định một số
vấn đề cơ chế, chính sách hoạt động kinh doanh phát sinh. Cụ thể như được quyền quyết
định về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của SCB, việc thành lập công ty con,
góp vốn, mua cổ phần hoặc rút vốn tại doanh nghiệp có giá trị từ 20% trở lên so với vốn
điều lệ của SCB; đầu tư mua bán tài sản của SCB có giá trị từ 20% trở lên so với vốn
điều lệ của SCB.
Ngân sách hoạt động của HĐQT và BKS năm 2012 phụ thuộc vào kết quả kinh
doanh 2012, và tổng ngân sách hoạt động sẽ bằng khoảng 3% tổng chi phí hoạt động của
năm 2012
Ngày 19/3/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có công văn số
1792/NHNN-TTGSNH chấp thuận Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) được
tăng vốn điều lệ từ 10.583.801.040.000 đồng lên 13.583.801.040.000 đồng thông qua
hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ.
Việc phát hành chia thành 2 đợt. Đợt 1 dự kiến vào tháng 12/2012, SCB phát
hành 30 triệu cổ phần với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông nội bộ và cổ đông sở
hữu trên 1%, tỷ lệ phát hành là 100:3,79.
Đợt 2 phát hành 270 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Đợt 2 dự kiến
diễn ra vào tháng 6/2013, giá phát hành không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu.
Số tiền thu về khoản 3.000 tỷ đồng được sử dụng để trả nợ vay tái cấp vốn (1.000 tỷ
đồng), đầu tư hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin (200 tỷ đồng) và bổ sung nguồn
vốn kinh doanh (1.800 tỷ đồng).
30/9/2013: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chính thức tăng vốn điều lệ từ
10.584 tỷ đồng lên 12.295 tỷ đồng theo hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

2.3. Sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Ngân hàng
TMCP Nhà Hà Nội (Habubank - HBB):
Thương hiệu xây dựng 20 năm của Habubank cũng tan thành mây khói khi ngân
hàng này dính vào hàng loạt khoản vay liên quan đến Vinashin và đành phải ngậm ngùi
chấp nhận xóa sổ khỏi hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Habubank đã cho Vinashin vay
2,745 tỷ đồng, thêm 600 tỷ đồng trái phiếu do tập đoàn phát hành mà ngân hàng mua,
tổng cộng 3,345 tỉ đồng, bằng 83% vốn điều lệ. Theo đề án sáp nhập HBB – SHB,
Habubank luôn thường trực nguy cơ mất khả năng chi trả, và thực tế đã mất khả năng
thanh toán. Tiến hành sáp nhập vào SHB, vốn điều lệ của ngân hàng này tăng lên đáng kể
và đạt gần 8,900 tỷ đồng tính đến tháng cuối năm 2013.


2.4. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – SACOMBANK
2.4.1. Thực trạng tăng vốn của Sacombank từ năm 1995 đến nay:
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch: Sacombank) là
một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991.
Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn
điều lệ khoảng 3 tỷ đồng.



Đơn vị: tỷ đồng
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Vốn
chủ
sở
hữu

1.882


2.804

7.181

7.638

10.289

13.633

14.224

14.224

Chưa
có số
liệu
chính
xác
Vốn
điều
lệ
1.205

2.089

4.449

5.116


6.700 9.179 10.740

10.740

12.425


Trong những năm 1995-1998, Với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là
một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam), Sacombank đã
có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng.(1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại
chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000
cổ đông tham gia góp vốn.)
Năm 2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10%
vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài
chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm
2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm
nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước ngoài.
Các cổ đông chính của Sacombank bao gồm có các cổ đông tổ chức và cổ đông gia đình. Các
tổ chức chủ yếu gồm ANZ, IFC, Dragon Capital và REE là các đối tác chiến lược của
Sacombank. Mỗi tổ chức này nắm giữ từ trên 5% đến trên 10% vốn cổ phần của Sacombank
và có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển của Sacombank. Cổ đông gia đình chính
là gia đình ông Đặng Văn Thành, chủ tịch hội đồng quản trị của Sacombank, nắm khoảng
15% vốn chủ sở hữu của Sacombank.
[
Năm 2006: Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại
HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng.Vốn điều lệ là 23.809 tỷ đồng.
Năm 2007: Phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2007 từ 2.089 tỷ đồng lên 4.449 tỷ đồng
bằng cách phát hành thêm 100% cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ 1:1 (cổ đông sở
hữu 1 cổ phần được quyền mua thêm 1 cổ phần với 1,5 lần mệnh giá) và trả cổ tức năm 2006

theo tỉ lệ 12%/vốn cổ phần.
Năm 2008, Sacombank chỉ phát hành cổ phiếu chia cổ tức , (Sacombank) chính thức tăng
vốn điều lệ từ 4.449 tỷ đồng lên 5.116 tỷ đổng từ nguồn chia cổ tức năm 2007. Toàn bộ 67
triệu cổ phiếu phát hành thêm từ nguồn chia cổ tức nói trên cũng đã nhận được giấy phép
niêm yết bổ sung tại Sở GDCK Tp.HCM.
Năm 2009: Tăng vốn điều lệ từ 5.116 tỷ đồng lên 6.700 tỷ đồng. Sacombank đã thông báo
phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu năm 2009 trong vòng 60 ngày kể từ ngày 28/7/2009 nhằm
mục đích tài trợ các dự án mới, cấp vốn cho các hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu tài sản và
nợ của Ngân hàng. Đối tượng phát hành là các nhà đầu tư, tổ chức, định chế tài chính như
ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm… Trái phiếu được phát hành dưới hình thức ghi sổ,
có mệnh giá là 1 tỷ đồng.
Năm 2010: Tăng vốn điều lệ từ 6700,58 tỷ đồng lên 9.179,48 tỷ đồng theo phương án tăng
vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông Sacombank thông qua ngày 15/3/2010.
Theo phương án tăng vốn điều lệ của Sacombank, Ngân hàng này sẽ thực hiện tăng vốn từ
6.700 tỷ đồng lên 9.179 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ phiếu đăng ký phát hành thêm trên số vốn cổ phần
hiện hữu của Sacombank là 37%. Phát hành thêm 20%/vốn cổ phần cho cổ đông hiện hữu.
Với số lượng chứng khoán phát hành là 134.007.060 cổ phần. Giá trị chứng khoán phát hành
1.340 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện 10:2. Giá phát hành 12.000 đồng/CP
Phát hành cho 2%/vốn cổ phần (13.400.706 cổ phần) cho cán bộ Ngân hàng tương tự, ở mức
12 nghìn đồng/CP
Phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2009 (15%/vốn cổ phần). Số lượng chứng khoán phát
hành: 100.505.295 cổ phần. Giá trị chứng khoán phát hành: 1.005 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện:
20:3
Năm 2011: Tăng vốn điều lệ từ 9.179 tỷ đồng lên 10.740 tỷ đồng. Theo đó, Sacombank đã
phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức năm 2010 là 15%/vốn cổ phần. Bên cạnh đó, Sacombank
cũng sẽ phát hành thêm 15%/vốn cổ phần cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành đều là
10.000 đồng/cổ phiếu.
Ngày 04/01/2012, Sacombank thông báo đã hoàn tất mua vào 100 triệu cổ phiếu quỹ tương
đương 9,3% vốn điều lệ mới của Ngân hàng là 10.740 tỷ đồng. Mua 100 triệu cổ phiếu đồng
nghĩa bỏ ra khoảng 2.000 tỉ đồng trong bối cảnh nhiều ngân hàng cần tiền mặt. Động thái

này có thể là để bảo vệ quyền lợi cổ đông lớn. Mặc dù không phủ nhận việc mua cổ phiếu
quỹ là để che chắn trước lực thâu tóm, một thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank cũng
nêu lên quan điểm của mình: “Có nhiều người nói chúng tôi trục lợi từ Sacombank, nhưng
nếu trục lợi, chúng tôi đã không giữ tỉ lệ cổ phiếu thấp như thế”. Mục đích của việc mua cổ
phiếu quỹ này nhằm góp phần bình ổn thị trường chứng khoán nói chung và bình ổn giá cổ
phiếu STB nói riêng và bảo vệ lợi ích cổ đông Sacombank. Nguồn vốn thực hiện mua lại từ
quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần của Sacombank.
Tuy nhiên, trong năm 2012, vì những lý do khách quan, Sacombank chưa thực hiện được
việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ theo tinh thần Nghị quyết.
Chuyển nhượng cổ phiếu quỹ và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước
ngoài cho đủ tỷ lệ 20%/vốn điều lệ. Điểm đáng chú ý trong kế hoạch tăng vốn điều lệ của
Sacombank là phương án chuyển nhượng 100 triệu cổ phiếu quỹ cho nhà đầu tư nước ngoài
với giá 30.000 đồng/cổ phiếu. Đây là số cổ phiếu mà Sacombank đã mua vào cuối năm 2011
với tổng giá trị 1.506 tỉ đồng. Ngoài ra, Sacombank cũng có phương án phát hành 185 triệu
cổ phiếu cho đối tác chiến lược nước ngoài với giá 30.000 đồng/cổ phiếu để cho đủ tỉ lệ sở
hữu 20%/vốn điều lệ. Theo Sacombank, tổng nguồn thu từ việc chuyển nhượng cổ phiếu quỹ
và phát hành thêm cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài là 8.554 tỉ đồng, trong đó phần chênh
lệch do chuyển nhượng và phát hành cổ phiếu bằng 3 lần mệnh giá cho đối tác nước ngoài
5.196 tỉ đồng Phải thấy rằng, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thì mục tiêu
mà Sacombank đề ra là hết sức táo bạo, đặc biệt là khi ngân hàng này vừa trải qua một năm
đầy sóng gió, biến động.
Cũng trong tài liệu gửi cổ đông, HĐQT Sacombank trình đại hội cổ đông chấp thuận chủ
trương hợp nhất và sáp nhập (M&A) các ngân hàng có định hướng phù hợp và tiềm năng
phát triển vào Sacombank. Kế hoạch M&A dự kiến được ủy quyền cho HĐQT quyết định,
thời gian thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2015.
Diễn biến thương vụ thâu tóm Sacombank:
Eximbank đang là cổ đông lớn, nắm 9,73% cổ phần Sacombank, ước vào khoảng 1.600
tỉ đồng (1.2012). Hồi đầu năm, Eximbank đã gây nên "sóng gió" trên thị trường tài chính khi có
văn bản đề nghị bầu lại toàn bộ Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát của Sacombank tại đại hội cổ
đông lần này. Sau khi Dragon Capital thoái vốn khỏi Sacombank vào tháng 8/2011, đến đầu

tháng 01/2012 thì CTCP Cơ điện lạnh (REE) đăng ký bán ra thị trường hơn 42 triệu cổ phiếu
STB (tương ứng 3,924%) và ANZ cũng chuyển nhượng hơn 103 triệu cổ phiếu (tương ứng
9,61% vốn) cho Eximbank. Động thái thoái vốn của các cổ đông lớn cùng với sự xuất hiện của
Eximbank đã khiến một số nhà đầu tư nhỏ lẻ tỏ ra lo ngại. Hàng loạt những vụ chuyển nhượng
hàng chục cho tới cả trăm triệu cổ phiếu STB cùng với giá trị hàng nghìn tỷ đồng đã được thực
hiện dồn dập hồi tháng 5-6/2012. Đi cùng với đó là hàng loạt các vụ thoái vốn của các cổ đông
lớn (Thành Thành Công, ANZ, REE, Sacomreal, Bourbon Tây Ninh ). Kết quả cuối cùng có lẽ
cũng đã rõ ràng. Đó là sự thay đổi gần như hoàn toàn cơ cấu HĐQT của ngân hàng này, trong đó
có sự xuất hiện của các đại diện từ Ngân hàng Phương Nam và Eximbank chuyển sang; STB bổ
nhiệm 11 vị trí phó tổng giám đốc và 1 vị trị tổng giám đốc trong năm 2012. Ngày 2-11-2012,
Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) thông báo quyết định của Hội
đồng quản trị (HĐQT) về việc ông Đặng Văn Thành sẽ thôi giữ chức chủ tịch HĐQT
Sacombank. HĐQT đã bầu ông Phạm Hữu Phú từ phó chủ tịch thường trực HĐQT lên giữ chức
chủ tịch HĐQT thay cho ông Đặng Văn Thành.
Hai ngân hàng lớn trong khối ngân hàng tư nhân là Eximbank và Sacombank đã có dự định hợp
nhất với nhau. Quá trình hợp nhất cũng phải vài năm nữa mới diễn ra, tuy nhiên, hãy cùng thử
hình dung quy mô của Ngân hàng Sacombank - Eximbank hợp nhất so với các ngân hàng lớn
khác. Nếu sáp nhập thành công, Eximbank và Sacombank sẽ tạo thành một định chế tài chính
lớn nhất trong nhóm ngân hàng cổ phần với quy mô tài sản hơn 300.000 tỷ, vốn điều lệ hơn
23.000 tỷ đồng. Trong lĩnh vực ngân hàng, Eximbank và Sacombank được xem như 2 "ông
lớn" trong khối các nhà băng tư nhân cổ phần với tổng tài sản hàng trăm nghìn tỷ. Eximbank có
vốn điều lệ 12.355 tỷ đồng, tổng tài sản đến 30/9/2012 là hơn 160.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ chỉ
10.739 tỷ đồng, thấp hơn Eximbank một chút nhưng tổng tài sản ở thời điểm tương đương của
Sacombank lại nhiều hơn (đạt 147.000 tỷ đồng). Trên sàn chứng khoán, Eximbank (mã EIB) và
Sacombank (mã STB) đều là những blue-chip trong danh mục của các nhà đầu tư. Eximbank
hiện là cổ đông lớn của Sacombank với tỷ lệ 9,73%. Giá cổ phiếu của Sacombank hiện khoảng
22.000 đồng - nhỉnh hơn Eximbank (có giá khoảng 17.000 đồng). Về tài sản, ngân hàng hợp
nhất sẽ vượt qua ACB để trở thành ngân hàng lớn nhất trong khối các ngân hàng tư nhân. Tuy
nhiên, khoảng cách so với các ngân hàng quốc doanh lớn vẫn còn khá xa.Về vốn chủ sở hữu,
Sacombank - Eximbank hợp nhất có quy mô tương đương với các ngân hàng lớn như Vietinbank

và Vietcombank; thậm chí còn lớn hơn BIDV và bỏ xa so với ACB.Vốn của Vietinbank và
Vietcombank trong 2 năm qua tăng khá nhanh nhờ phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược.

×