LỜI NÓI ĐẦU
Môn Lý thuyết mạch là một trong những bộ môn cơ sở ngành nằm trong khung
đào tạo ngành Điện- Điện tử của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
Bộ môn Lý thuyết mạch có khối lượng các đối tượng, các vấn đề cần nghiên cứu,
giải quyết để áp dụng vào nhu cầu thực tiễn là tương đối rộng lớn và phức tạp, do
đó môn lý thuyết mạch luôn chiếm một thời lượng lớn của chương trình học. Vì vậy
để học tập, nghiên cứu cũng như tìm hiểu tốt nhất bộ môn Lý thuyết mạch thì một
điều không thể thiếu không chỉ là nắm vững lý thuyết mà cần phải kiểm chứng nó
thông qua các bài thực hành, thí nghiệm. Để có thể hiểu cặn kẽ được nội dung môn
học đó. Đó là phương pháp tốt nhất khiến người học nắm bắt thật nhanh và thật
chắc nội dung chính trong chương trình của môn học này. Để kiểm chứng các kiến
thức lý thuyết của môn học nhóm đã nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng hệ thống bài thí
nghiệm cho học phần Lý thuyết mạch”.
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy
Nguyễn Trung Thành và sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Điện- Điện tử,
chúng em đã hoàn thiện đề tài. Đây là một đề tài rất hay và có tính ứng dụng cao
trong học tập thí nghiệm của sinh viên. Nó sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ cho các thầy
cô trong các bài giảng. Mặt khác nó cũng sẽ là một tài liệu rất hay và bổ ích cha các
bạn sinh viên học tập và nghiên cứu môn học này.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đồ án còn hạn chế và chưa có nhiều kinh
nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô trong khoa Điện - Điện
tử, đặc biệt thầy Nguyễn Trung Thành và thầy Đỗ Quang Huy đã tận tình hướng
dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.
Chúng em xin kính chúc các thầy cô mạnh khỏe và thành công trong công việc!
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tên đề tài 3
1.2. Lý do chọn đề tài: 3
1.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: 3
1.4. Mục đích nghiên cứu. 4
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu. 4
1.7. Quy trình thực hiện đề tài: 4
PHẦN 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHIẾU THÍ NGHIỆM 6
BÀI 1: XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ ĐIỆN DUNG CỦA MẠCH ĐIỆN 6
BÀI 2: XÁC ĐỊNH VỀ THÔNG SỐ ĐIỆN CẢM CỦA MẠCH ĐIỆN 12
BÀI 3: XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ TÍCH CỰC CỦA NGUỒN 17
BÀI 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN LÝ XẾP CHỒNG 21
BÀI 5: KIỂM CHỨNG ĐỊNH LUẬT KIRCHOFF 24
BÀI 6: KIỂM CHỨNG ĐỊNH LÝ NGUỒN TƯƠNG ĐƯƠNG 28
BÀI 7: MÔ PHỎNG MẠCH ĐIỆN 31
BÀI 8: MẠCH RC VỚI TÍN HIỆU HÌNH SIN 33
BÀI 9: MẠCH RL VỚI TÍN HIỆU HÌNH SIN 38
BÀI 10: QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ TRONG MẠCH TUYẾN TÍNH VÀ CHẾ ĐỘ
XÁC LẬP TRONG MẠCH PHI TUYẾN 42
BÀI 11: MẠCH CỘNG HƯỞNG RLC 50
BÀI 12: XÁC ĐỊNH BỘ THÔNG SỐ CỦA MẠNG HAI CỬA 55
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58
3.1. Kết luận. 58
3.2. Khuyến nghị. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.
Tên đề tài
“Xây dựng hệ thống bài thí nghiệm cho học phần Lý thuyết mạch”
1.2.
Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của những tiến bộ về khoa học
kỹ thuật. Sư tiến bộ của khoa học kỹ thuật sẽ giúp thay đổi toàn bộ cuộc sống của
chúng ta. Trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Việt Nam
muốn phát triển một cách vững mạnh thì phải chú trọng đến việc đầu tư cho giáo
dục. Trong đó, nghành giáo dục cần phải nâng cao chất lượng lẫn số lượng đào tạo.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi chúng ta phải đầu tư, phát triển các mô
hình dạy học. Mô hình dạy học giúp giảm chi phí đào tạo và nâng cao chất lượng
giảng dạy. Học sinh có dịp làm quen với các mô hình giống với các hệ thống điều
khiển trên thực tế, do đó có thể rút ngắn được khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế.
Do vậy các Trường học nói chung, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật nói
riêng đang đầu tư, phát triển các công cụ dạy học mang tính chất mô phỏng nhằm
giúp cho sinh viên lĩnh hội kiến thức một cách thấu đáo thông qua phương pháp
trực quan. Qua đó, người học có thể phát triển và vận dụng các kiến thức đã học
một cách hiệu quả nhất theo những yêu cầu cụ thể hiện nay trong những khu chế
xuất, các nhà máy cũng như trong các lĩnh vực có liên quan về điện.
Trước những yêu cầu thực tiễn trên nhóm sinh viên chúng em xin thực hiện
đề tài mô hình dạy học: “Xây dựng hệ thống bài thí nghiệm cho học phần Lý thuyết
mạch ”.
1.3.
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Với đề tài mang tính thực tiễn, vấn đề thực hiện việc thiết kế, thi công và xây
dựng mô hình cũng như bài thực tập của nhóm hoàn chỉnh thật sự có những ứng
dụng rộng rãi trong các trường Kỹ thuật. Đó là điều mà nhóm thực hiện mong muốn
đạt được.
Tuy nhiên thời gian, kiến thức có hạn cũng như những hạn chế khách quan
khác nên đề tài không đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ những kiến thức của môn Lý
thuyết mạch mà chỉ tập chung vào nghiên cứu dựa trên chương trình môn học Lý
thuyết mạch được soạn dành cho sinh viên Khoa Điện – Điện Tử trường đại học Sư
phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
1.4.
Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng được mô hình dạy học sử dụng các linh kiện thụ động, đơn giản
bằng phương pháp trực quan giúp cho sinh viên khoa Điện – Điện Tử thí nghiệm.
Chế tạo được hệ thống các phiếu thí nghiệm phù hợp hệ thống kiến thức lý
thuyết, phù hợp với chương trình và mục tiêu của môn học. Từ đó giúp sinh viên
hiểu sâu sắc hơn kiến thức lý thuyết đã được học trước đó.
1.5.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Sau khi xác định được yêu cầu của đề tài, chúng em đã tiến hành các nhiệm vụ
sau:
- Tìm hiểu nội dung, chương trình môn học Lý thuyết mạch.
- Tiến hành phân tích nội dung trên cơ sở lý thuyết.
- Xây dựng nội dung các bài thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm các bo mạch đã thiết kế.
- So sánh, đối chiếu và rút ra kết luận dựa trên kết quả thí nghiệm, cơ sở lý
thuyết.
- Xây dựng phiếu kết quả.
1.6. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình làm đồ án chúng em đã áp dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
- Thảo luận theo nhóm để thống nhất ý kiến
- Nghiên cứu cá nhân (theo nhiệm vụ đã phân công)
- Thực hiện theo nhóm
1.7. Quy trình thực hiện đề tài:
v
Bước 1: Thảo luận nhóm để đưa ra:
- Hướng giải quyết của đề tài
- Phân công công việc
- Dự kiến hoàn thành công việc
v
Bước 2: Thực hiện công việc được giao (cá nhân hoặc theo nhóm như đã thảo
luận), nếu là thực hiện cá nhân cần phải trao đổi và kết hợp với các thành viên khác,
nếu là thực hiện theo nhóm cần phải thảo luận và đưa ra hướng thống nhất.
v
Bước 3: Tiến hành quá trình thí nghiệm các nội dung đã đề ra. Tính toán, so sánh
giữa lý thuyết với thực nghiệm và rút ra kết luận
v
Bước 4: Tổng kết lại những kết quả đã đạt được và hoàn thành đồ án.
PHẦN II: XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHIẾU THÍ NGHIỆM
BÀI 1: XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ ĐIỆN DUNG CỦA MẠCH ĐIỆN
I.
Mục đích bài thí nghiệm.
- Xác định thông số điện dung C của tụ điện.
- Kiểm tra công thức tính điện dung tương đương của tụ điện mắc song song
và nối tiếp.
- Khảo sát tính chất lưu trữ năng lượng của tụ điện.
- Xác định điện dung trên mạch phân áp.
II.
Chuẩn bị cho bài thí nghiệm.
1.
Thiết bị cho bài thí nghiệm.
TT Các thiết bị Số lượng Trị số
1 Đồng hồ đo 01
2 Bo lắp mạch thí nghiệm 01
3 Nguồn DC 01
4 Bộ dây nối mạch 01
5 Tụ điện phân cực C1 01 470μF
6 Tụ hóa C4, C5 01 1μF
7 Tu gốm C2, Tụ gốm C3 01 100nF, 470nF
2.
Các yêu cầu đối với sinh viên.
- Nắm được các công thức phản ứng của tụ điện với điện áp và dòng điện
chạy qua.
- Nắm được công thức hàm số điện áp phóng và nạp của tụ điện với mạch
điện.
3.
Chuẩn bị thí nghiệm của sinh viên.
TT Yêu cầu Thực hiện
1 Viết công thức tính giá trị của điện dung
cho tụ điện phẳng
C=……………………………
2 Viết biểu thức hàm số trong miền thời
gian của dòng điện qua tụ theo điện áp
đặt vào:
i
C
(t) =………………………
3 Viết biểu thức hàm số trong miền thời
gian của điện áp trên tụ theo dòng điện
chạy qua:
u
C
(t) =………………………
4 Viết biểu thức tính giá trị của tụ điện C là
ghép nối tiếp của C1 và C2
C=……………………………
5 Viết biểu thức tính giá trị của tụ điện C là
ghép song song của C1 và C2
C=……………….……………
III.
Nội dung thí nghiệm.
1.
Thí nghiệm 1: Tính chất lưu trữ năng lượng của tụ điện.
1.1.
Sơ đồ thí nghiệm.
Hình 2.1.1: Tính chất lưu trữ năng lượng của tụ điện.
1.2.
Cắm cầu nối X6-X7, cấp nguồn 9V DC vào đầu X2 và X5, dùng máy hiện
sóng hiển thị dạng sóng trên tụ C1. Sau đó loại bỏ cầu nối X2 (không nối nguồn) và
quan sát giá trị điện áp trong các thời gian khác nhau.
Điện áp trên tụ điện thể hiện như thế nào? Giải thích hiện tượng?
2. Thí nghiệm 2: Tìm giá trị của tụ điện mắc nối tiếp.
2.1. Sơ đồ thí nghiệm: Lắp mạch như hình.
Hình 2.1.2: Khảo sát tụ điện mắc nối tiếp
2.2. Dùng đồng hồ vạn năng, xác định điện dung tổng của tụ nối tiếp C4 với C5.
Tụ điện Điểm đo Điện dung
C4 X13-X16 C
total
=……………
C5
Điện dung tổng của hai tụ nối tiếp là hơn so với điện dung nhỏ nhất thành
phần.
2.3. Điện dung tương đương của tụ C4 nối tiếp C5 xác định theo biểu thức:
Hai tụ điện có thể xem như hai tụ điện phẳng với điện dung được tính theo biểu
thức:
Giải thích giá trị điện dung tương đương bằng công thức trên như thế nào?
3. Thí nghiệm 3: Tìm giá trị của tụ điện mắc song song.
3.1. Sơ đồ thí nghiệm: Cắm các cầu nối X8-X9 và X10-X11.
3.2. Dùng đồng hồ vạn năng, xác định điện dung tương đương:
Tụ điện Điểm đo Điện dung
C2 X8-X5 C
total
=……………
C3
Điện dung tương đương của hai tụ song song là các giá trị của các tụ
thành phần.
4. Thí nghiệm 4: Xác định điện dung trên mạch phân áp RC.
4.1. Nội dung, phương pháp.
Tụ điện là linh kiện phụ thuộc tần số và dung kháng tỷ lệ nghịch với tần số.
Dung kháng tính theo công thức:
ω là tần số góc angular frequency và xác định theo công thức:
Mạch phân áp với điện trở R và một tụ điện C cũng phụ thuộc vào tần số. Ở
tần số cao dung kháng của tụ giảm. Như vậy điện áp U
C
(f) cũng tỷ lệ nghịch với tần
số.
Đồ thị sau thể hiện đáp ứng tần số của mạch (R=1kΩ, C=1μF). Trục tần số
theo tỷ lệ logarit, Trục biên độ theo tỷ lệ tuyến tính. Đáp ứng pha thể hiện ở hình vẽ
dưới.
Từ công thức trên và các điện áp đo được cho phép xác định điện dung của tụ
điện. Biên độ (hoặc giá trị đỉnh đỉnh) của điện áp đầu vào và điện áp trên tụ điện
được đo với một tần số xác định. Nếu biết giá trị điện trở, điện dung của tụ điện
được xác định theo biểu thức:
Tần số đo cần chọn tại những điểm có độ dốc cao trên đặc tuyến biên độ tần
số.
[các tần số cần chọn trong khoảng 100Hz đến 2kHz].
Độ lệch pha cũng có thể dùng để xác định điện dung theo công thức:
Với φ=360
0
.f.Δt (đơn vị độ)
Hoặc φ= 2Π.f.Δt (đơn vị radians)
∆t là khoảng cách thời gian giữa hai điểm không của tín hiệu xoay chiều
4.2. Sơ đồ thí nghiệm: Cắm cầu nối X8-X9
4.3. Nguồn máy phát 500 Hz, 1V/-1V vào chân X2 và X5; Máy hiện sóng kênh
CH1 vào chân X2,
X5; kênh Ch2 vào X9 - X5. Đọc các tín hiệu trên máy hiện sóng và chuyển các dao
động đồ vào hình vẽ dưới đây. Đồng thời cũng ghi lại các thiết lập trên Máy hiện
sóng vào các ô tương ứng.
4.4. Đặt Máy hiện sóng theo các số liệu thích hợp và đọc thời gian giữa hai điểm
không của các tín hiệu (xem hình trên) (Điểm cắt của sườn dương tín hiệu với trục
hoành xác định các điểm không).
Sử dụng ∆t, xác định điện dung của tụ theo công thức:
φ(t) = 360
0
.f.Δt = …… độ
4.5. Đóng Máy hiện sóng và mở cả hai đồng hồ Vôn. Đặt các đồng hồ ở chế độ PP
4.6. Cắm các cầu nối theo Bảng 1 và loại bỏ các cầu nối khác ra khỏi mạch.
Đặt giá trị tần số sao cho điện áp U
C
vào khoảng 0.5 U
0
. Xác định các giá trị cần
thiết và nhập chúng vào bảng dưới. Tính điện dung theo công thức dưới đây.
R = R1 = 1000Ω.
Bảng 1.1
Cầu nối C
nom
U
0
(V
PP
) U
C
(V
PP
) F(Hz) C
mean
X8-X9 100nF
X10-X11 470nF
X12-X13 0,5μF
X12-X14 1μF
Cnom: Các giá trị danh định.
Cmeas: Các giá trị tính được từ các điện áp đo
4.7. Nguyên nhân gì gây sai lệch giữa các giá trị đo và giá trị danh định? Kết quả
trên có khác với kết quả đo bằng đồng hồ RCL metter không?
BÀI 2: XÁC ĐỊNH VỀ THÔNG SỐ ĐIỆN CẢM CỦA MẠCH ĐIỆN
I.
Mục đích bài thí nghiệm.
- Xác định điện cảm mắc song song và nối tiếp.
- Xác định nội trở của cuộn cảm.
- Xác định điện cảm trên mạch phân áp RL.
II.
Chuẩn bị cho bài thí nghiệm.
1.
Thiết bị cho bài thí nghiệm.
TT Các thiết bị Số lượng Trị số
1 Đồng hồ đo 01
2 Osiloscop, máy phát hàm 01
3 Nguồn DC 01
4 Dây nối mạch 01
5 Điện cảm L1 01 10Mh
6 Điện cảm L2 01 20mH
7 Điện cảm L3, L4 01 1mH
8 Điện trở R
1
, R
2
, R
3
01 1kΩ, 100Ω, 10Ω
2.
Các yêu cầu đối với sinh viên.
- Nắm được các công thức phản ứng của cuộn cảm với điện áp và dòng điện
chạy qua.
- Nắm được công thức hàm số dòng điện.
3.
Chuẩn bị thí nghiệm của sinh viên.
TT Yêu cầu Thực hiện
1 Viết công thức tính giá trị của cuộn cảm có lõi
không khí, dạng hình ống trụ có số vòng dây N,
chiều dài l và bán kính ống r.
L=…………………
2 Viết biểu thức hàm số trong miền thời gian của
dòng điện qua cuộn cảm theo điện áp đặt vào:
i
L
(t) =………………
3 Viết biểu thức hàm số trong miền thời gian của
điện áp trên cuộn cảm theo dòng điện chạy qua:
u
L
(t) =……………
4 Viết biểu thức tính giá trị của cuộn cảm L là ghép
nối tiếp của L1 và L2.
Lnt=………………
5 Viết biểu thức tính giá trị của cuộn cảm L là ghép
song song của L1 và L2.
Lss=………………
III.
Nội dung thí nghiệm.
1.
Thí nghiệm 1: Nội trở của cuộn cảm.
1.1.
Sơ đồ thí nghiệm.
Hình 2.1.3: Sơ đồ khảo sát thông số điện cảm.
1.2.
Sử dụng đồng hồ vạn năng, đo nội trở của bốn cuộn cảm. Đặt đồng hồ vạn
năng ở thang ôm và đo các điểm trong bảng sau:
Cuộn cảm Các điểm đo Điện trở
L1 10mH X7-X5 Ω
L2 20mH X9-X5 Ω
L3 1mH X11-X21 Ω
L4 1mH X21-X5 Ω
2.
Thí nghiệm 2: Điện cảm ghép nối tiếp.
2.1.
Sơ đồ thí nghiệm: Cắm cầu nối X10-X11
2.2.
Thiết lập: Máy phát hàm: sóng dạng sin/ U
RMS
= 5V/ tần số 10 KHz.
Máy hiện sóng: 2V/div; DC cuopling; 50µs/div.
Xác định các điện áp đầu vào và đầu ra của mạch bằng Máy hiện sóng và
chuyển các dao động đồ vào khung dưới.
∆t = µs.
Dùng thời gian ∆t để tính độ lệch pha và tính ra giá trị điện cảm.
φ (t) = 360
0
.f.Δt =… độ
So sánh giá trị tính trên với từng giá trị L3 và L4 và rút ra nhận xét:
3. Thí nghiệm 3: Điện cảm L mắc song song.
3.1.
Sơ đồ thí nghiệm: Lắp cầu nối X6-X7 và X10- X11.
3.2.
Xác định các điện áp đầu vào và đầu ra của mạch bằng máy hiện sóng và
chuyển các dao động đồ vào khung dưới.
∆t = µs.
3.3.
Dùng thời gian ∆t để tính độ lệch pha và tính ra giá trị điện cảm.
φ (t) = 360
0
.f.Δt =…… độ
Điện cảm tương đương của hai điện cảm song song là hơn so với điện
cảm nhỏ nhất của các điện cảm thành phần.
Điện cảm tương đương của hai điện cảm mắc song song được tính tương tự
với cách tính điện trở như biểu thức sau:
4.
Thí nghiệm 4: Xác định điện cảm bằng mạch phân áp.
4.1.
Sơ đồ thí nghiệm; Lắp cầu nối X6-X7
4.2. Kết nối thiết bị.
- Máy phát hàm nối với X2 và X5.
- Máy hiện sóng:
Kênh CH1: Nối với X2; nối với X5.
Kênh CH2: Nối với X15; nối với X5.
4.3.
Ghi nhận các tín hiệu trên Máy hiện sóng và chuyển vào các hình vẽ dưới
đây. Đồng thời ghi lại các thiết lập tương ứng.
4.4. Dựa trên thời gian ∆t, Xác định góc lệch pha và tính điện cảm theo công thức
φ (t) = 360
0
.f.Δt = …… độ
4.5. Mở cả hai kênh của máy hiện song. Đặt chúng ở chế độ PP.
4.6. Triển khai đầy đủ các cầu nối theo bảng dưới (loại bỏ mọi cầu nối khác). Điều
chỉnh tần số sao cho U
L
xấp xỉ 0.5 U
0
. Xác định các giá trị và điền vào bảng sau. Sử
dụng công thức sau để tính các điện cảm. R = R1 = 1000Ω.
Cầu nối L
nom
R
S
(Ω) U
O
(V
PP
) U
L
(V
PP
) F(KHz) L
meas
X6-X7 L1 mH
X8-X9 L2 mH
X10-X11
(*)
L3 mH
X10-X21 L4 mH
(*): Khi ngắn mạch L4.
Lnom: Giá trị danh định của cuộn cảm.
Lmeas: Điện cảm tính từ các giá trị điện áp đo được.
4.7.
Những nguyên nhân gì có thể gây ra sai lệch giữa giá trị danh định và tính
toán?
BÀI 3: XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ TÍCH CỰC CỦA NGUỒN
I.
Mục đích bài thí nghiệm.
- Xác định được thông số nguồn: Điện trở trong, suất điện động, dòng điện
nguồn.
- Xác định thông số hệ số chuyển đổi K.
- Xác định công suất của tín hiệu trên tải thuần trở.
II.
Chuẩn bị cho bài thí nghiệm.
1. Thiết bị và linh kiện thí nghiệm.
TT Các thiết bị Số lượng Trị số
1 Đồng hồ đo 01
2 Bo lắp mạch thí nghiệm 01
3 Nguồn DC thay đổi được giá trị 01
4 Dây nối mạch 01
5 Điện trở đo dòng 01 10Ω
6 Điện trở biến đổi 01 10kΩ
2. Các yêu cầu đối với sinh viên.
- Nắm được các khái niệm về thông số phần tử nguồn, công suất trên tải
điện trở.
- Nắm được các xác định các thông số của nguồn dòng, nguồn áp phụ thuộc
vào các thông số.
3. Chuẩn bị thí nghiệm của sinh viên.
TT Yêu cầu Thực hiện của sinh viên
1 Viết công thức liên hệ giữa dòng điện
nguồn và sức điện động trên một nguồn
thực tế:
2 Công thức tính công suất tổn hao trên điện
trở khi biết điện áp và điện trở tải.
3 Xác định điều kiện phối hợp trở kháng
giữa nguồn và tải theo lý thuyết.
4 Liệt kê các thông số của nguồn dòng phụ
thuộc vào dòng: DD
5 Liệt kê các thông số của nguồn dòng phụ
thuộc vào áp: DA
6 Liệt kê các thông số của nguồn áp phụ
thuộc vào dòng: AD
7 Liệt kê các thông số của nguồn áp phụ
thuộc vào áp: AA
III.
Nội dung thí nghiệm.
1.
Sơ đồ thí nghiệm.
Hình 2.1.4: Sơ đồ khảo sát thông số của nguồn.
2.
Đo điện áp hở mạch và dòng điện ngắn mạch.
- Cấp nguồn 9 VDC.
- Hở mạch R
2
nối Vôn kế vào hai điểm X3-X8 và đọc giá trị trên Vôn kế
U
hm
=…………… V
- Ngắn mạch R
do
bằng cách mắc Ampe kế vào hai điểm X3-X8 và đọc giá
trị trên Ampe kế: I
nm
=…………… A
- Từ I
nm
và U
hm
xác định nội trở R
1
= U
hm
/I
nm
:
R
1
= ……….……Ω
3.
Phối hợp trở kháng giữa nguồn và tải (truyền công suất cực đại).
- Nối các điểm X3-X4, X7-X8, X9-X10 sau đó mắc Ampe kế vào X5-X6
để đo dòng điện, mắc Vôn kế vào X6-X9 để xác định điện áp.
Thay đổi giá trị biến trở trong khoảng 8 giá trị rồi điền vào bảng sau:
Bảng 3.1
Lần đo 1 2 3 4 5 6 7 8
Giá trị của tải R
Điện áp trên tải
Công suất
Từ số liệu của bảng 3.1, vẽ đồ thị phụ thuộc của công suất trên tải theo điện trở tải
P=f (R
t
):
- So sánh giá trị R tại điểm cực đại của P với điện trở của nguồn. Kết luận
về điều kiện phối hợp trở kháng:
4.
Xác định thông số của nguồn áp phụ thuộc.
Thay đổi điện áp đầu vào, đo dòng điện đầu ra. Sau đó tính toán dẫn nạp điều
khiển.
Bảng 3.2:
Lần đo 1 2 3 4 5 6 7 8
Điện áp đầu vào
Dòng điện đầu ra
Dẫn nạp điều khiển
Thay đổi điện áp đầu vào, đo dòng điện đầu ra. Sau đó tính toán hệ số truyền đạt.
Bảng 3.3:
Lần đo 1 2 3 4 5 6 7 8
Điện áp đầu vào
Điện áp đầu ra
Hệ số truyền đạt
v
Xử lý kết quả và kết luận:
BÀI 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN LÝ XẾP CHỒNG
I.
Mục đích bài thí nghiệm.
- Kiểm tra tính đúng đắn của nguyên lý xếp chồng trong mạch điện tuyến
tính.
- Thực hành phân tích hoạt động của mạch theo phương pháp giải mạch điện
bằng cách áp dụng nguyên lý xếp chồng.
- Thực hành với mạch 3 nguồn.
II.
Chuẩn bị cho bài thí nghiệm.
1.
Thiết bị cho bài thí nghiệm.
TT Các thiết bị Số lượng Trị số
1 Đồng hồ đo 01
2 Bo lắp mạch thí nghiệm 01
3 Nguồn DC thay đổi được giá trị 03 9V
4 Dây nối mạch 01
6 Điện trở 09 (2-10)kΩ
2.
Các yêu cầu đối với sinh viên.
- Phát biểu được nguyên lý xếp chồng.
- Biết vận dụng nguyên lý xếp chồng để giải mạch điện có nhiều nguồn tác
động.
- Sử dụng phương pháp lý thuyết để tính toán trước một mạch điện cụ thể.
3.
Chuẩn bị thí nghiệm của sinh viên.
Phát biểu nguyên lý xếp chồng:
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
III.
Nội dung thí nghiệm.
1.
Sơ đồ thí nghiệm:
- Lắp mạch thí nghiệm như hình 2.1.5
- Điều chỉnh thông số nguồn và chọn các linh kiện theo bảng 4.1 và bảng
4.2.
- Đặt tên các nút trong mạch thí nghiệm:
Hình 2.1.5: Sơ đồ kiểm chứng nguyên lý xếp chồng.
Bảng giá trị các phần tử trong mạch:
Bảng 4.1
Linh kiện R1 R2 R3 R4 R5 R6 V1 V2 V3
Giá trị 2.7k 10k 10k 4.7k 2.2k 10k 2V 3V 5V
Bảng 4.2
Nguồn V1 V2 V3
Giá trị 5V 9V 12V
2.
Đo giá trị điện áp trong mạch điện.
Đo các giá trị điện áp tại các thời điểm ứng với nguồn V1, V2, V3 và cả V1,
V2, V3 tác động sau:
Lần đo Nguồn tác động Giá trị đo
U
R4
U
R5
U
R6
1 V1
2 V2
3 V3
4 V1, V2, V3
3.
Xử lý kết quả đo.
3.1.
Tính tổng các giá trị điện áp của U
R4
, U
R5
, U
R6
khi từng nguồn V1, V2, V3
tác động trong lần đo 1, lần đo 2, lần đo 3.
U
R4
= …………
U
R5
= …………
U
R6
= …………
3.2.
Kết luận về kết quả đo.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
BÀI 5: KIỂM CHỨNG ĐỊNH LUẬT KIRCHOFF
I.
Mục đích bài thí nghiệm.
- Kiểm tra tính đúng đắn của định luật Kirchoff.
- Xác định giá trị đại số của điện áp và dòng điện, theo chiều dương quy
ước.
- Thực hành với mạch 3 nguồn.
II.
Chuẩn bị cho bài thí nghiệm.
1.
Thiết bị và linh kiện thí nghiệm.
TT Các thiết bị Số lượng Trị số
1 Đồng hồ đo 01
2 Bo lắp mạch thí nghiệm 01
3 Nguồn DC thay đổi được giá trị 01
4 Dây nối mạch 01
6 Điện trở 09 (1-15)kΩ
2.
Các yêu cầu đối với sinh viên.
- Phát biểu được định luật Kirchoff I và II. Lập được các biểu thức tổng
dòng điện và tổng sụt áp trên một mạch điện thực tế.
- Biết vận dụng định luật để giải mạch điện.
- Sử dụng phương pháp lý thuyết để tính toán trước một mạch điện cụ thể.
3.
Chuẩn bị thí nghiệm của sinh viên.
- Phát biểu định luật Kirchoff I:
- Phát biểu định luật Kirchoff II:
III.
Nội dung thí nghiệm.
1.
Sơ đồ mạch điện.
Hình 2.1.6: Sơ đồ kiểm chứng đinh luật kirchoff.
Bảng giá trị linh kiện trong mạch.
Bảng 5.1:
Điện trở R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7
Giá trị 1.5k 1k 10k 2k 1.5k 3.3k 4.7k
Bảng 5.2:
Nguồn V1 V2 V3
Giá trị 5V 9V 12V
2.
Tính toán các thông số mạch điện.
2.1.
Biểu thức dòng điện.
- Chọn điện thế tại nút D là bằng 0, xét các nút A, B, C của mạch điện, viết
biểu thức tổng dòng điện tại các nút đó. Ký hiệu chiều dòng điện trên các nhánh bởi
thứ tự từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.
Bảng 5.3:
Nút Biểu thức dòng điện
A
B
C