Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Ôn thi Đại học môn Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.36 KB, 55 trang )

Đề:5: Phân tích bài Mộ (Ngục trung nhật kí) của Hồ Chí Minh
Bài Làm
Hồ Chí Minh bò bắt ngày 19/8/1942 tại phố Túc Vinh thuộc TRấn Thiện
Bỏa, tỉnh Quảng Tây (TRung Quốc). Sau đó chính quyền Tưởng Giới Thạch giải
Người ngược trở lại phía biên giới để giam giữa tại nhà ngục huyện Tỉnh Tây;
Đúng ngày quốc khánh trung hoa cũ (10-10), Hồ Chí Minh lại bò “giải vãng
thiên bảo ngục”. Trên đoạn đường trên dưới 100 Km từ Tỉnh Tây đến Thiên
Bảo, Người phải đi bộ trong 2 ngày. Tuy vậy Hồ CHí MInh vẫn tức cảnh sinh
tình, sáng tác 3 bài thơ “Tẩu lộ” (Đi đường); “Mộ” (Chiều tối); “Dạ túc long
tuyền” (Đêm ngủ ở Long Tiền); đó là chưa kể đến bài thơ sáng tác trên chặng
đường này, bài “Mộ” được xem là ánh thợ tuyệt bút.
Phiên âm : Mộ
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ bao ma túc,
Bao túc ma hoàn lô dó hồng.
Dòch thơ
- Chiều Tối
o Chim mỏi về rừng tìm chồn
ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
1
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.
Qua vài nét chấm phá, hai câu đầu của bài thơ đã để lại một bức tiểu hoạ
về cảnh thiên nhiên vùng sơn cước ở thời điểm “Chiều tối”. Những buổi chiều
như vậy đâu có thiều trong văn chương cổ kim ; Nhưng nếu cảnh ấy qua cái nhìn
của một Lý Bạch tiêu diêu, một khuất nguyên u uất chắc chắn sẽ đầy ảm đảm,
thê lương. Còn ở đây, nếu không rỏ xuất xứ, nhiều người sẽ lầm tưởng “Mộ” là
bài thơ của thời Thònh Đường. Có nhiều người nhận xét cảnh thiên nhiên chiều
tối trong bài “Mộ” có cái gì ấm áp, thậm chí có cả niềm vui nửa ở hình ảnh


“chim bay về tổ”; vì nó sẽ được nghỉ ngơi trong tổ ấm của một vòm cây nào đó.
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” khác với “chim bay về tổ”. Nhìn lên trời, Hồ
Chí Minh nhận ra vẽ mệt mỏi, uể oải của cánh chim. Cái nhìn ấy thể hiện tình
cảm nhân ái bao la của người đối với cảnh vật. Cánh chim trong thơ Bác gợi nhớ
cánh chim qua ánh mắt nàng kiều trong thơ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
“Chim hôm thôi thót về rừng”.
Cánh chim trong thơ vương bột, Lý Bạch, Nguyễn Du … thường bay về
chôn vô tận, vô cùng vô đònh, gợi cảm giác xa xâm phiêu bạc, chia lìa. Ngược
lại cánh chim trong thơ Hồ Chí Minh là cánh chim đang tìm với sự sống thường
ngày. Nhờ vậy mà nó hồn và nhuốm đầy tâm trạng hơn.
Cùng với “Quyển điểu quy lâm” là “Cô vân mạn mạn”. Bài thơ dòch khá
uyển chuyển nhưng đã làm mất di vẻ lẻ lôi, trôi nổi, lủng lờ của đám mây.
Người dòch đã bỏ xót chữ “cô” và chưa thể hiện được hết nghóa của hai từ lái
“mạn mạn’ câu thơ dòch:
2
“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Để khiến người đọc nghỉ đến cái nhìn của một du khách. Phải chăng, vì
quá tin vào bảng dòch mà ai đó nói cảnh thiên nhiên trong “chiều tối” là một
cảnh vui. Hình ảnh “cánh chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” – tìm 1 chổ ngủ tạm
qua đêm, và chòm mây lẻ lôi trôi lủng lờ gợi một khung cảnh thiên nhiên hoang
vắng nhưng không ảm đảm, đượm buồn nhưng không thê lương, rộng lớn mênh
mông nhưng đâu có “xanh trong thi vò” … cảnh ấy, tương đồng với tâm trạng của
người bò giải. Vẻ đẹp của bài thơ là ở chổ của bài thơ là ở chổ tác giả không để
lộ cái mệt mỏi, côi đơn của chính mình. Với Hồ Chí Minh mọi nổi buồn niềm
vui dường như điều gắn liền với dân tộc nhân dân mà ít khi phụ thuộc vào cảnh
ngộ riêng của người.
Thơ tứ tuyệt thường bất ngờ ở câu chuyển, bất ngờ mà vẫn phải tự nhiện,
hợp lý liền mạch. Nổi bật lên trên không gian chiếu tối, sâu lắng tỉnh lặng là
hình ảnh con người.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dó hồng
“Sơn thôn thiếu nữ” dòch là “cô em xóm núi” đúng trên bgìng diện nghóa
của từ thì không có gì sai. Nhưng câu thơ dòch đã không thể hiện được cái nhìn
trân trọng của nhân vật trữ tình đối với con người; giọng điệu trang tròng của câu
thơ nguyên tác không hiện diện trong lời thơ dòch (mà nhiều khi giọng điệu còn
quan trọng hơn cả cái được miêu tả). Người phụ nữ đã nhiều lần có mặt trong
thơ chữ hán, nhưng phần lớn họ đều thuộc giới thượng lưu chí ít cũng gần gũi
3
giới thượng lưu. Không rõ trước Hồ Chí Minh đã có một “Sơn thôn thiếu nữ”
thực sự là người lao động bước vào thế giới của nàng thơ hay chưa ? Chỉ biết
rằng việc đặt hình ảnh “Sơn thôn thiếu nữ” ở vò trí trung tâm của bức tranh
phong cảnh chiều tối đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh về
cuộc sống con người. Sự chuyển đổi ấy thể hiện 1 khuynh hướng vận động của
hình tượng thơ và quan điểm nhân sinh của Bác. Trong bất cứ hoàn cảnh nào,
Hồ Chí Minh cũng gắn bó với cuộc sống con người nơi trần thế – đặc biệt là
cuộc sống nhân dân lao động.
Về mặt nghệ thuật, ở hai câu thơ kết, người đọc thấy nhà thơ dường như
không tả, ngòi bút của Người chỉ ghi nhận một cách khách quan “những điều
trong thấy” trong cảnh chiều tối. Điệp ngữ liên hoàn “ma bao túc” nói liì©n
dòng thơ thứ ba với dòng thơ kết đã góp phần diễn tả được cái vòng quay liên
tục, điều đặng của động tác xay ngô. Điều đáng tiết là bài thơ dòch đã không thể
hiện được điều ấy. Để cảm thụ giá trò tiết điệu của câu thơ, không thể không
tiếp xúc với phần phiên âm chữ hán.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dó hồng
Vòng quay của chiếc cối chấm dứt, công việc kết thúc (bao túc ma hoàn)
thì lò than cũng vừa đỏ (lô dó hồng), ánh lửa đỏ ấm nồng xuất hiện thực bất ngờ,
tỏ sáng vào đêm tối. Tài hoa của Hồ Chí Minh là ở chổ tả cảnh thiên nhiên, tả
cảnh chiều tối mà Người không phải dùng đến một tính từ chỉ thời gian nào.
Người dùng ành lửa đỏ để thể hiện thời gian đã tối (trời có tối, lò mới rực hồng).

Hơn nữa, người đọc còn cảm nhận được bước đi của thời gian từ chiều đến tối.
4
Cô gái xay ngô từ khi trời còn ánh sáng; xay xong thì trời đã tối. Phải chăng Hồ
Chí Minh đã có 1 phát hiện mới trong bút pháp tả thời gian. Rõ ràng, ngay cả
khi tả cảnh chiều tối, thơ Hồ Chí Minh vẫn có sự vận động từ bóng tối ra ánh
sáng. Người đọc cảm thấy không hài lòng khi dòch giã thêm vào câu chuyện
một từ “tối”. Nhìn bề ngoại việc thêm vào như vậy có vẽ như vô thưởng, vô
phạt; nhưng nghỉ sâu xa thì chính chữ ấy đã phá vở một quy luật vận đfộng lớn
trong thơ Hồ Chí Minh và không bộ lộ hết tài năng của Người. Chữ “hồng” rất
xứng đáng là “ông thánh thứ 28” của bài thơ. Trong “Ngục trung nhật kí” có
bao nhiêu chữ “hồpng” như vậy ? chữ “hồng” là nơi hội tụ kết tinh ánh sáng của
toàn bài , là hình ảnh của sự sống thường nhật và niềm vui lao động.
Buổi chiều tối rực ánh hồng ở “Mộ” là buổi chiều tối không dẽ gì lặp lại
lần thứ hai trong thơ, ánh hồng ấy không chỉ tảo ra từ chiến bếp lửa bình dò của
một “sơn thôn thiếu nữ” mà chủ yếu được toả ra từ tấm lòng nhân ái, tinh thần
lạc quan của Hồ Chí Minh. Niềm vui của chúng ta khi đọc “Mộ” nói riêng và
thơ Bác nói chung là niềm vui của người được tiếp nhận ánh sáng lấp lánh của
chất thép kì diệu thể hiện trong từng câu, từng chữ của bài thơ .
Dựa vào truyện ký, nhật ký trong tù của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh, hãy giải thích và chứng minh ý kiến : “ Văn thơ Hồ CHí Minh có
phong cách nghệ thuật hết sức phong phú và đa dạng “
Bài làm
5
+ Sinh thời Hồ Chí Minh không hề có ý đò nh xây dựng cho mình một
sự nghiệp văn chương để lại cho đời, nhưng thực tế người đã trở thành một nhà
văn, nhà thơ lớn. Những sáng tác của Bác lại hết sức phong phú, đa dạng về
phong cách nghệ thuật. KHông nói toàn bộ sự nghiệp sáng tác văn học của
người, chỉ cần phân tích mấy tác phẩm truyện và ký người viết vào đầu những
năm 20 của thế kỹ và tập thơ ngục trung nhật ký cũng đủ thấy rỏ điều đó.
+ Vì sao lại có hiện tượng dường như một nghòch lý như vậy ? giải thích

hiện tượng này có nghóa là tìm hiểu qui luật sáng tác văn học độc đao của Hồ
Chí Minh. Có thể nói quan điểm sáng tác nhất quán của Bác là nguyên nhân
tạo nên phong cách nghệ thuật hết sức đa dạng, phong phú của thơ văn Hồ Chí
Minh. Quan điểm sáng tác ấy là : Coi hành vi sáng tác văn chương trước hết
phải phục vụ hết sức hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, phải có đối tượng và
mục tiêu cụ thể thiết thực. Vì vậy trước khi cầm bút, người luôn luôn tự đặt cho
mình các câu hỏi: viết cho ai ( đối tượng) ? viết để làm gì ( mục đích ) ? viết cái
gì ( nội dung ) ? và viết như thế nào ( hình thức ) ? Hồ CHí Minh trên bước
đường hoạt động của mình, từ đông sang tây, từ ngoài nước đến trong nước, tuỳ
từng nơi, từng lúc, tuỳ từng tình huống cụ thể, người đã phải giải quyết bao
nhiệm vụ khác nhau, phải liên kết bao bạn bè gần xa, phải đối phó với bao kẻ
thù lớn nhỏ sau cho phù hợp với chiến lược và sách lược cách mạng từng thời
kỳ. Phục vụ cho những yêu cầu cách mạng cụ thể ấy, nhằm vào những mục tiêu
và đối tượng vận động cách mạng cụ thể rất khác nhau, thơ văn của người tất
nhiên cũng phải hết sức phong phú đa dạng từ nội dung đến hình thức từ tư
tưởng đến phong cách nghệ thuật. Có thể coi đó là quan điểm và qui luật sáng
6
tác văn học độc đáo của Hồ Chí Minh. Quan điểm ấy thể hiện rất rõ qua những
truyện ký và tập thơ Nhật ký trong tù của người.
Trước hết tính chất phong phú đa dạng của phong cách nghệ thuật Hồ
CHí Minh thể hiện ngay ở sự khác biệt hầu như hoàn toàn giữa phong cách viết
truyện ký và phong cách viết thơ Nhật ký trng tù. Nói như Phạm Huy Thông
trong bài tựa bản dòch truyện ký Nguyễn i Quốc : “ Hồ Chủ Tòch đã viết Nhật
ký trong tù bằng chử Hán với phong cách Đường, Tống và đã viết những truyện
ký bằng tiếng Pháp (…) như một ngòi bút phương Tây sắc xảo, rất điêu luyện,
rất Pháp.

Đề:6: Nêu những nét lớn về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh. Kể
tên những tác phẩm văn xuôi và những tác phẩm thơ của Người (trước và
sau cách mạng tháng 8).

Bài làm:
+ Hồ Chí Minh (1980-1969 ), lãnh tụ vó đại của dân tộc Việt Nam, đồng
thời là một nhà văn và nhà thơ lớn. Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh , phong
phú, đa dạng về hình thức, thể loại, phong cách, tuy đều thống nhất trên tinh
thần “thép” của nhà văn – chiến só vó đại+ Hồ Chí Minh viết nhiều tác phẩm
chính luận: Lời kêu gọi, báo cáo chính trò, tài liệu lý luận, truyên truyền, huấn
luyện …. Tuyên ngôn độc lập (1945), lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946),
di chúc là những áng văn học bất hủ, đã đi vào lòch sử và sẽ trường tồn cùng đất
nước.
7
+ Ngoài văn chính luận, Hồ Chí Minh còn có những truyện ngắn, truyện
vui, kòch, truyện viễn tưởng, nhiều tác phẩm châm biếm …. Nổi bật hơn cả
những sáng tác viết bằng tiếng Pháp khi người hoạt động ở Pari, lời than vãn
của bà Trưng trắc, những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, vi hành … kòch
con rồng tre (1925). Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) vừa là văn chính luận,
vừa là tác phẩm đặc sắc.
+ Di sản thơ ca phong phú của Hồ Chí Minh gồm hai loại; thơ ca tuyên
truyền được Người sáng tác từ rất sớm và khá liên tục, rất đa dạng về hình thức
thể loại. Đáng chú ý hơn cả là mản thơ ca tuyên truyền các tầng lớp đồng bào
đứng lên đánh giặc cứu nước trong thời kì Mặt trận Viêt Nam và những bài viết
sau 1945 tặng thanh niên, thiếu nhi, động viên mọi người hăng hái tham gia
kháng chiến ….
+ Trong loại thơ này, những bài thơ chúc tết hàng năm của Hồ CHi Minh
có một sức mạnh truyền cảm và một ý nghỉ đặc biệt.
Về loại thơ trữ tình của Hồ Chí Minh, nổi bật nhất là tập nhật kí trong tù
gồm 133 bài được sáng tác khi người bò bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc).
+Tập thơ cho thấy một tâm hồn cao đẹp tuyệt vời và một phong cách thơ độc
đáo. Những bài thơ trữ tình sáng tác trong thời gian Hồ Chí Minh ở Pác Bó
(1941-1945) và + trong thời kì kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc đều rất hay,
cho thấy hình ảnh tác giả, vò chỉ huy tối cao của kháng chiến, đêm ngày lo việc

nước, đồng thời vẫn ung dung lạc quan và có một tâm hồn rất thi só …
8
+Di sản văn hoạ độc đáo phong phú của Hồ Chí Minh có những giá trò to
lớn đặc biệt về nhiều mặt, chẳng những ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng tình cảm
của người Việt Nam mà còn vò trí quan trọng trong lòch sử văn học Việt Nam.
Tác phẩm;
+ Truyện và kí Nguyễn Ái Quốc (những năm 20).
+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
+ Nhật kí trong tù (1942-1943).
+ Hồ Chí Minh, thơ (1941-1968).
Đề 8: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: " ta
về, mình có nhớ ta Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
Bài làm
"Việt Bắc " là bài thơ đặc sắc của tập thơ "Việt Bắc" (1947-1954) nói riêng
và thơ ca kháng chiến Việt nam giai đoạn 1946-1947 nói chung. Việt Bắc gồm
150 câu thơ lục bát được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10 năm 1954 khi cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, hoà bình lập lại ở miền
Bắc, Trung ương Đảng và chính phủ tạm biệt căn cứ đòa Việt bắc về quản thủ
đô Hà Nội. Mượn hình ảnh, cách nói quen thuộc của ca dao dân ca, " Việt Bắc
cất lên tiếng hát ngợi ca cuộc kháng chiến và con người kháng chiến anh hùng
của dân tộc ta trong " mười lăm năm ấy ai quên ". Xa Việt Bắc trong nổi nhớ
cảnh, nhớ người ở cung bậc cao nhất của tình cảm. Tố Hữu đã xúc động viết
những câu thơ chân tình để ghi lại tâm tư ấy"
9
" ta về, mình có nhớ ta………………………………….
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
Vừa ngọt ngào, đằm thắm như những lời thơ của các đoạn thơ trước hai câu
thơ đầu của đoạn thơ mà ta tìm hiểu vừa là lời hỏi của người ra đi - người cán bộ
kháng chiến, vừa là lời khẳng đònh tình cảm thủy chung son sắc với cảnh với
người Việt Bắc

Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Với nhòp thơ 2,2,2 uyển chuyển nhòp nhàng, với cách xưng hô "mình"- " ta
"quen thân, người về xuôi cất tiếng hỏi" mình có nhớ ta". Hỏi để nhấn, để tăng
tình cảm giữa người ra đi và người đưa tiển. Dấu (.) ở đầu câu thơ làm cho nhòp
thơ chậm lại, ngắt ra như tiếng nói lắng đọng, cảm động của người ra đi. Trước
giây phút chia tay người về xuôi tự bộc bạch lòng mình: "Ta về, ta nhớ hoa cùng
người" nổi nhớ" những hoa cùng người " là nổi nhớ những cảnh vật, con người
Việt Bắc: Nơi ấy đã gắn bó với 'ta" từ những năm tháng tiền khơi nghóa đầy
gian khổ hy sinh đén ngày hôm nay (1954) cả dân tộc ta rạng rở trong ánh hào
quang chiến thắng. Hai câu thơ đầu gợi cho ta nhớ đến hai câu ca dao xưa rất
đẹp nói về tình cảm của lứa đôi lúc họ chia tay nhau:
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười
Tố Hữu đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo hai câu ca dao đó trong lời thơ
của mình một cách rất nhuần nhuyển. Sau nổi nhớ trùm lên không gian Việt
10
Bắc làm câu thơ còn lại là nổi nhớ rất cụ thể về cảnh về người Việt Bắc. Bốn
câu thơ 6 chữ (câu lục) dành cho nổi nhớ cảnh, bốn câu thơ tám chữ (câu bát) là
nổi nhớ người. Từ cặp 6-8 cảnh và người hiện lên hoà quyện với nhau. Đây là
cảnh Việt Bắc của mùa Đông:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Màu sắc Việt bắc ở mùa đông là " rừng xanh" trải dài, trải rộng mênh
mông, đột ngột nổi lên trên nền xanh ấy là hình ảnh" hoa chuối đỏ tươi" đỏ như
ánh lửa thấp sáng sưởi ấm lòng người giữa ngày đông giá lạnh. Con người Việt
Bắc hiện lên quen thuộc trên đèo ca nơi
" nắng ánh dao gài lấp lánh" đó. Viết về mùa đông buốt giá, nghiệt ngã mà lời
thơ vẫn tồn sự ấm áp, phải chăng tình người của Việt bắc đã làm cho Tố Hữu
cảm nhận như vậy? Đông qua, xuân tới:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Xuân đến núi rừng Việt Bắc bừng sáng vì:" mơ nở trắng rừng".Hoa mơ- hoa
xuân tự nhiên của Việt Bắc giăng giăng khắp mọi nẻo đường rừng núi. Màu
trắng mảnh mai tinh khiết của " mơ nở trắng rừng" gieo vào lòng người sự trẻ
trung trong sáng vô ngần. Hoa xuân ấy làm cho "ta" thêm sức sống mới và càng
yêu cuộc sống này hơn. Đi giữa rừng mơ nở hoa đẹp như thực như ảo ấy ta " gặp
người đan nón chuốt từng sợi giang". Tố Hữu , người cán bộ kháng chiến"nhớ'
11
mãi những đôi bàn tay chòu thương chòu khó, khéo léo "chuốt từng sợi giang"
trắng tinh, mềm mại để làm đẹp cho đời. Rồi lại đến mùa hè:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Âm thanh của Việt Bắc là tiếng "ve kêu" đâu đâu trên mọi miền đất nước
cũng rộn rả âm thanh ấy mổi khi hè về. Nhưng " ve kêu" trên núi rừng "Việt
Bắc " lại mang âm hưởng rất riêng mà ít nợi nào có được. Ta đi giữa âm thế giới
âm thanh của rừng ve, thời gian không gian như được đan dệt bằng triệu triệu
những âm thanh réo rắt của tiếng "ve kêu". Màu sắc bạt ngàn của núi rừng Việt
bắc ở mùa xuân là màu xanh điểm màu trắng của hoa mơ, sang hè, nó đột ngột
"đỗ vàng"của những rừng phách. Một màu vàng tươi của " rừng phách" nhuộm
lấy đất trời Việt Bắc. Chỉ bằng một câu thơ 6 chữ Tố Hữu đã thâu tóm được âm
thanh sắc màu rất đặc trưng của Viêït Bắc trong những tháng mùa hạ đầy nắng.
Đi giữa thời gian không gian ấy nhà thơ lại:
Nhớ cô em gái hái măng một mình
"Cô em gái" trẻ trung, chăm chỉ trong công việc thường ngày"hái măng"
mổi khi hè đến đã thành ấn tượng không phai trong tâm hồn người ra đi. Cuối
cùng, trong tâm tưởng nhà thơ là nổi nhớ:
Rừng thu trăng rọi hoà bình.
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Nhớ mùa thu, những đêm thu ở Việt Bắc là Tố Hữu nhớ hình ảnh " trăng rọi

hoà bình", trăng thu đâu đâu cũng đẹp cũng trữ tình, ở Việt Bắc với núi rừng
12
trùng điệp , trăng thu có vẻ đẹp riêng vừa huyền ảo, vừa hùng vó. Ánh trăng gợi
cuộc sống hoà bình yên tỉnh không khói lửa chiến tranh mà muôn đời dân tộc ta
ơ ước. Trong đêm trăng "ta" lại nhớ "tiếng hát ân tình thủy chung", "ai" đã hát
với "ta" trong "mười lăm năm ấy mặn nồng"? "Tiếng hát ân tình thủy chung"
của người Việt Bắc sẻ theo những người cán bộ kháng chiến về xuôi nâng bước
họï bước vào một chặng đường mới của cách mạng đang chờ ở phía trước.
* Mười câu thơ mà chúng ta vừa cảm nhận là một đoạn thơ đẹp về nghệ
thuật hay về nội dung nằm trong 150 câu thơ của bài thơ"Việt Bắc". Hình
ảnh"mình-ta-ai" - nổi "nhớ" như điệp khúc của toàn bài thơ đã được sử dụng
khéo léo ở đoạn thơ này. Với 10 câu thơ mà Tố Hữu đã cảm nhận đầy đủ tinh tế
rung động về cảnh và người Việt Bắc trong 4 mùa thì quả là tài hoa. Nếu không
sống và gắn bó hết lòng với Việt Bắc , nếu không có một trái tim nhạy cảm của
người nghệ só thì Tố Hữu không thể viết được những câu thơ đầy chất hội hoạ
và âm nhạc như vậy. Đọc đoạn trích và cả bài thơ Việt Bắc một lần nữu chúng
ta hiểu thêm, yêu thêm mảnh đất đã từng là" quê hương cách mạng dựng nên
Cộng hoà" .
Đề 9: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ"Tây Tiến" của nhà thơ
Quang Dũng"
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông mã gầm lên khúc độc hành.
13
Bài Làm
Là người lính trong đoàn quân "Tây Tiến", Quang Dũng đã có những ấn
tượng rất sâu sắc với con đường "Tây tiến" và đồng đội đã từng sống chết với
mình từ mùa xuân năm 1947. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vò
khác, bao nhiêu kỷ niệm về con đường " Tây tiến " mà đơn vò bắt đầu hành
quân từ năm 1947 hiện về "chơi vơi" trong tâm hồn thôi thúc nhà thơ viết " Tây

Tiến". Quang Dũng đã giành 8 câu thơ đẹp nhất, đầy tâm huyết khắc hoạ hình
ảnh người lính Tây Tiến, những con người đã sống và chết anh hùng trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai:
Tây tiến đoàn binh không mộc tóc……….
Sông mã gầm lên khúc độc hành.
Dọc theo chặng đường hành quân, hình ảnh người lính Tây Tiến đã được
nhà thơ thể hiện sinh động: lúc thì "sài khao sương lấp đoàn quân mỏi", khi thì"
heo hút cồn mây súng ngưởi trời". Hình ảnh người lính cứ chập chờn hoà vào
con đường Tây Tiến " Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" xa xôi. Với tình
yêu và sự kính phục đồng đội, Quang Dũng đặt tả bức chân dung người chiến só
trong đoàn quân Tây Tiến.
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Đây là bức tranh vừa có nét toàn cảnh vừa có nét cận cảnh miêu tả hình
dáng, tư thế bên ngoài và nhòp đập trái tim giấu trong màu xanh quân phục.
14
Trong tâm trí của nhà thơ, đồng đội hiện về với hình ảnh "Tây Tiến đoàn binh
không mọc tóc". Hình ảnh đó là ấn tượng không thể nào quên được về từng con
người, cả đoàn binh Tây Tiến. Chi tiết "không mọc tóc" của người linh là thực,
cái thực trong sinh hoạt của người lính bấy giờ. Hình ảnh đó còn gợi lên cuộc
sống thiếu thốn bệnh tật của họ giữa nơi rừng thiêng nước độc. Những cơn sốt
rét rừng làm cho người lính "không mọc tóc " được. Vậy mà nhìm vào gương
mặt của cả đoàn binh "không mọc tóc ấy"ta nhận thấy ở họ có nét ngang tàng,
liều lónh pha chút bất cần đời cả đoàn binh tiếp tục được miêu tả khái quát"
quân xanh màu lá dữ oai hùm". "Quân xanh màu lá" màu xanh của quân phục,
của lá ng trang, của nước da sốt rét hoà vào với màu xanh trùng điệp của "
dốc lên khúc khuỷa dốc thăm thẳm". Màu xanh ấy không làm mất đi tư thế" dữ
oai hùm"của ngững con người cắt rừng mà đi, vượt dốc tiến về phía trước. Sau
khi phát hoạ những nét khái quát về người lính, Quang Dũng dừng lại miêu tả

đôi mắt của họ cụ thể" mắt trừng gửi mộng qua biên giới". Từng chiến só, cả
đoàn binh với hình ảnh"mắt trừng" mở to, nghiêm trang bừng bừng lửa quyết
tâm hồn sẳn sàng vượt qua gian khổ, hy sinh hướng về một tụ điểm" qua biên
giới" nơi họ hành quân đến để sát cánh chiến đấu với bộ đội lào anh em. Trong
đôi mắt ấy còn "gởi mộng "ánh lên niềm tin chiến thắng. Nếu Quang Dũng chỉ
miêu tả hình dáng "không mọc tóc - quân xanh màu lá - mắt trừng gởi mộng "
ấy ta cũng cảm nhận được vẻ đẹp cần thiết của người lính trong hoàn cảnh đặc
biệt này: Nhưng họ có vẻ"oai hùm " quá, lạnh lùng quá rất khó gần gủi được.
May thay, Quang Dũng đã nghe thấy nhòp đập trái tim ẩn sau màu xanh quân
phục của họ" đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"! Ngày họ hành quân vượt dốc
băng rừng bằng ý chí kiên cường của người anh hùng. Đêm trong những lúc nghó
15
ngợi hồn họ lại" mơ Hà Nội "về nơi có biết bao nhiêu kỷ niệm. Quê đó là quê
hương của phần đông người lính Tây Tiến. Là những chàng trai tuổi mười tám,
hai mươi tràn trề nhựa sống vì vậy ta không ngạc nhiên trong giấc mơ của họ cứ
chập chờn ẩn hiện" dáng kiều thơm ". thật là đẹp !Cứ đêm đêm " dáng kiều
thơm " của những cô gái ba sáu phố phường hiện lên thướt tha trong tâm hồn
của người lính tây Tiến. Trong đoàn binh ấy đã có "ai quen hơi bén tiếng" với "
dáng kiều thơm" huy chỉ là những rung động đầu tiên trước cái đẹp ngàn năm
hấp dẩn người trai trẻ? Những nhòp đập non trẻ, thầm kín trong trái tim người
lính ấy đẹp và chính đáng biết bao! Trong thơ ca kháng chiến đương thời, ta
nghe được những âm thanh thổn thức rất người ấy trong tâm hồn người lính như
Nguyễn Đình Thi tâm sự:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Đêm bồn chồn nhớ mắt người yêu. ( Đất nước )
Vậy mà có một thời ai đó chê rằng câu thơ "đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm" của Quang Dũng là buồn rất, họ muốn người lính chỉ có ý chí và hành
động chứ không được vương vấn chút tình riêng tư. Quả là họ chưa sống trải,
sống thực như Quang Dũng với người chiến só nên họ không thể hiểu được vì
sao Quang Dũng lại viết câu thơ đầy chất lãng mạn " đêm mơ Hà Nội dáng kiều

thơm "ấy được. Chính tứ thơ này đã làm cân bằng tâm hồn người lính, chính tình
cảm này giúp họ thêm sức mạnh hành quân. Qua cách cảm nhận của Quang
Dũng đồng đội của anh vừa có tính sắt thép lại vừa có trái tim nóng bỏng yêu
thương. Vẻ đẹp thật sự của anh bộ đội Cụ Hồ phải là như vậy!
16
Những người lính Tây Tiến đã sống thực và mộng mơ dường ấy và họ giám
chấp nhận, vượt lên mọi gian khổ, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Bốn câu thơ
còn lại của khổ thơ, Quang Dũng tiếp tục miêu tả một hiện thực bi tráng thường
xảy ra trên con đường Tây tiến:
Rải rác biên cương mồ viển xứ Sông mã gầm lên khúc độc hành !
Với câu thơ 7 chữ, cách ngắt nhòp 4,3, lời thơ phảng phất âm hưởng trầm
lắng, cổ kính như Đường Thi, Quang Dũng đã thể hiện những xúc cảm chân
thành của lòng mình trước sự hy sinh của đồng đội. Vượt qua " ngàn thước lên
cao ngàn thước xuống" xuyên trong rừng núi hoang vu, người lính đã nếm trải
bao nhiêu thiếu thốn và bệnh tật. Vì thế, trước khi đối mặt với quân thù đã có
người " gục lên súng mũ bỏ quên đời" âm thầm lặng lẻ ra đi vónh viển nơi " rải
rác biên cương viển xứ". Lời thơ man mác buồn pha lẫn sự xót xa. Từ láy " rải
rác " gợi lên cái chết cứ bám theo từng bước hành quân của họ. Nhưng " mồ
viển xứ " nơi " biên cương " xa vắng ở chân trời như đánh dấu từng chặng đường
hành quân đầy hy sinh mất mát. Biết thế, người lính vẫn chấp nhận vadừ vượt
lên bởi lời thề thôi thúc : " chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Câu thơ âm
vang hơi thở tràn đầy nhiệt huyết " quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của thời
đại lúc đó.Người lính Tây Tiến cũng như hàng vạn người con ưu tú khác vẫn sẳn
sàng đi theo tiếng gọi cứu nước thiêng liêng của chủ tòch HCM: "Không! Chúng
ta thà hy sinh tất cã chứ nhất đònh không mất nước, nhất đònh không chòu làm nô
lệ". Trước cái chết phẩm chất của người lính càng ngời sáng. Quang Dũng đã
giành tình cãm thiêng liêng nhất cho đồng đội trong giấy phút vónh biệt!
Áo bào thay chiếu anh về đất
17
Sông mã gầm lên khúc độc hành

" Áo bào thay chiếu anh về đất" vừa là hình ảnh thật, vừa là hình ảnh mang
tính ước lệ rất sáng tạo của nhà thơ. Thật ở chổ khi sống họ mặc chiếc áo lính,
lúc chết vẫn mang theo "thay chiếu" mà thôi chứ chẳng có chuyện "da ngựa bọc
thây" như các chinh nhân xưa. Sáng tạo ở chổ nhà thơ thay áo lính thành áo bào
oai nghiêm để an táng đồng đội "về đất" yên nghó ngàn thu. Bởi khi sống người
lính đứng cao sừng sửng "heo hút cồn mây sống ngửi trời" phải là những con
người khoát tấm áo bào uy nghi lọng gió. Và lúc "anh về đất" mẹ phải mang
theo chiếc áo thiêng liêng đó. Trong giấy phút tiển đưa đồng đội về cõi bất tử
Quang Dũng cãm nhận: "sông mã gầm lên khúc đôïc hành" với âm thanh bi
tráng vang động núi rừng hoang vắng. Tiển đưa những người anh hùng "về đất"
trong ân thanh ấy quả là sứng đáng với những người "chiến trường đi chẳng tiết
đời xanh". Ẩn trong "khúc độc hành" của sông mã là nổi lòng tiết thương của
những người sông với đồng đội đã ra đi của mình. Hình ảnh, âm hưởng của tứ
thơ trên thể hiện sự mất mát hy sinh mà không bi l ,có nổi sót xa nối tiết
mà thương tâm của ý chí người đang sống. Ngược lại niềm thương tiết đã
biến thành sức mạnh to lớn thoi thút ngưới lính tiến về phía trước "hồn về sầm
nứa chẳng về xuôi".
Đoạn thơ mà ta vừa cãm nhận là đoạn thơ có sức rung cãm trái tim bạn đọc
nhất trong bài thơ Tây Tiến. Cái đẹp của tứ thơ là cái đẹp của bút pháp lãng
mạng được chấp cánh bay bổng trên một cái nền hiện thực đã trở thành máu thòt
của Quang Dũng. Tất cã được khởi phát từ một tâm hồn gắn bó yêu thương chân
thành với đồng đội của nhà thơ. Tám câu thơ trên và cã Tây Tiến một lần nữa
18
giúp cho các thế hệ bạn đọc hiểu thêm một đoàn binh âm thầm chiến đấu góp
một phần chiến công vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc: "đoàn binh
Tây Tiến !"./.
Đề 10: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn "Rừng xà nu"
của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Bài làm:
Tháng 3 năm 1965 đậm chất sử thi thời đánh mỹ. Trong truyện ngắn

"rừng xà nu" nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu, hình tượng
nghệ thuật đó có sức biểu cảm sinh động cho chủ đề tác phẩm.
Trong tác phẩm văn học, những dòng viết miêu tả cảnh sắc thiên nhiên đều
thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Cảnh bao giờ cũng ẩn chứa tư tưởng, tình
cảm của nhà văn với con người, cuộc sống. Cảm nhận về con người Tây
Nguyên trong những năm tháng đầu chống mỹ cứu nước, ở bài thơ " bóng cây
Khơ nia"(1959)nhà thơ Ngọc Anh chọn cây Kơ nia để làm hình ảnh nghệ thuật
biểu hiện, vì dáng cây, bóng cây Kơ nia gợi lên sự gắn bó yêu thương giữa mẹ
và con, sự sắc son chung thuỷ giữa vợ và chồng. n chứa trong đó là Bắc - Nam
chung một cội nguồn, một tổ quốc Việt nam thống nhất. Trong truyện ngắn "
rừng xà nu", nhà văn Nguyễn Trung Thành lại chọn cây xà nu để làm hình
tượng nghệ thuật. Bởi khi nói đến núi rừng Tây Nguyên ta không thể quên cây
xà nu, một loại cây họ thông có sức sống dẻo dai, mạnh mẻ. Ngay lần đầu gặp
lại cây xà nu, Nguyễn Trung Thành đã có ấn tượng rất sâu sắc: "ấy là một loại
19
cây hùng vó và cao thượng mổi cây cao vút, vạm vở tán lá vừa thanh nhã
vừa rắn rỏi" ( về một truyện ngắn rừng xà nu). Cây xà nu có sức vươn cao , mọc
thẳng, rất ham ánh sáng mặt trời. Ở đâu có cây xà nu là ở đó có rừng xà nu cho
nên bảo giông không thể quật ngã được nó. Những đặc điểm trên của cây xà nu,
rừng xà nu có thể biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp cho những cộng
đồng các dân tộc ở Tây Nguyên. Điều đó đã gợi cảm hứng mảnh liệt để
Nguyễn Trung Thành chọn cây xà nu làm hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm
của mình.
Hình tượng lớn bao trùm toàn tác phẩm là hình tượng cây xà nu, rừng xà nu.
Chính nó đã đem lại sự sinh động, sức khái quát cho tác phẩm. Hình tượng cây
xà nu khơi nguồn cảm hứng dạt dào cho tác giả, nó trở thành biểu tượng để nhà
văn suy ngẫm về mạch sống của tây Nguyên, của đất nước, nhân dân trong cuộc
kháng chiến chống mỹ cứu nước. Mở đầu tác phẩm là hình tượng cây xà nu,
rừng xà nu trong chiến tranh do đế quốc mỹ gây ra:'" hầu hết đạn đại bác đều
rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không

có cây nào không bò thương. Có những cây bò chặt ngang nữa thân hình, đổ ào
ào như một trận bảo. chổ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt,
long lanh nắng hè gay gắt, rồi đần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng
cục máu lớn". Qua nghệ thuật nhân hoá, nhà văn cảm nhận cây xà nu, rừng xà
nu như từng con người cụ thể, như cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên trong
chiến tranh. Những hình ảnh trên gợi cho bạn đọc sự suy tư sót xa căm giận: cây
xà nu, rừng xà nu trong bom đạn khóc liệt hay chính là con người Tây nguyên
ngày đêm chòu đau thương mất mát trước sự man rợ của kẻ thù? Trong giông tố
20
của sự hủy diệt tàn bạo, cây xà nu vẫn vượt lên với sức sống mảnh liệt hiếm
thấy: "Trong rừng ít có loại cây sinh soi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà
nu mới ngã gục, đã có 4,5 cây con mộc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên
lao thẳng lên bầu trời, ciũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế đạn
đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chống lành như trên
một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã
ngã có thế hai ba năm nay rừng xà nu ưởn tấm ngực lớn của mình ra, che chở
cho làng". Rỏ ràng hình tượng cây xà nu ở đây là biểu tượng cho sức sống mảnh
liệt, dũng khí bất khuất, khát vọng tự do và sự hướng về cách mạng của con
người tây Nguyên, cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ hy sinh. Trong tác phẩm, cây xà nu khi thì
tách ra lúc thì hoà nhập với con người Tây Nguyên. Đọc truyện ngắn ta thấy
trùng trùng điệp điệp những hình ảnh" xà nu". Cây xà nu được nhắc 8 lần, đồi
xà nu 4 lần, rừng xà nu 4 lần, khói xà nu 1 lần, ngọn xà nu 2 lần, nhựa xà nu 5
lần, lữa xà nu 2 lần. Hình ảnh xà nu xuất hiện trong tác phẩm, hình ảnh ấy là
một kết cấu trùng điệp đầy âm vang của chất thơ, chất hào hùng. Sau một đêm
về thăm làng, sáng hôm sau Tnú lại ra đi chiến đấu. Trong mắt Tnú :" trận đại
bác hôm qua đã đánh gục mấy cây xà nu to, nhựa ứa ra ở những vết thương đang
đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có
những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê". Hình ảnh trên gợi
cho ta thấy cuộc chiến đấu một mất một còn với đế quốc Mỹ xâm lược đang vào

những ngày tháng rất quyết liệt. Nhân dân Tây Nguyên, nhân dân miền Nam
chấp nhận gian khổ hy sinh; một người ngã xuống muôn người đứng lên tiếp tục
21
chiến đấu với ý chí " nhọn hoắt như một mũi lê" sẳn sàng tiêu diệt quân xâm
lược Mỹ.
Hình ảnh con người Tây Nguyên cũng như cây xà nu, rừng xà nu vậy. Cụ
Mết, người đã đi qua cuộc kháng chiến chống Pháp, đang đi tiếp cuộc kháng
chiến chỗng Mỹ, như cây xà nu lớn sừng sửng giữa đại ngàn Tây Nguyên. Hình
ảnh Tnú, Dít như những cây xà nu trưởng thành tràn đầy nhựa sống, họ đủ sức
gánh vác công việc trọng đại mà Tây Nguyên và đất nước giao phó. Đánh Mỹ
và thắng Mỹ! Hình ảnh bé Heng khẩu súng trên vai bằng chiều cao của nó, là
những cây xà nu đang lớn, phóng nhanh lên bầu trời để tắm ánh nắng. Dân làng
Xô man là một rừng xà nu kiên cường cả Tây Nguyên điệp trùng những rừng
xà nu hùng vó mà bom đạn kẻ thù không thể khắc phục được nó.
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu với sức sống mảnh liệt
đang vươn lên trong giông tố của sự hủy diệt kết thúc tác phẩm,trong mắt của
Tnú" đến hút tầm mắt cũng không thấy già khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp
chạy đến chân trời". Cách kết cấu đầu cuối tương ứng về hình ảnh cây xà nu,
rừng xà nu gây ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc. Màu xanh, sức sống kỳ diệu của
cây xà nu, rừng xà nu gợi cho ta niềm tin tuyệt đối vào những con ngưởi Tây
Nguyên, vào sự nghiệp chống mỹ tất thắng của dân tộc ta.
Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn
Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và bằng tài năng nghệ
thuật của mình đã đem đến cho nó một ý nghóa mới. Những lốp nghóa khác nhau
đẹp đẻ phong phú được bạn đọc tiếp nhận nhờ cách viết vừa tả vừa gợi rất linh
hoạt của tác giả. Bằng cảm hứng sử thi, Nguyễn Trung Thành đã đóng góp cho
22
văn chương Việt nam thời chống mỹ một hình tượng nghệ thuật xuất sắc:hình
tượng cây xà nu! /.
Đề 11: Hãy phân tích hình tượng cây “xà nu” và những vẽ đẹp khác nhau

của các thế hệ người Tây Ngun thời đánh Mĩ “Rừng Xà Nu” của Nguyễn
Trung Thành.
Bài làm:
Tây Ngun mãnh hồn sơng núi, nơi hoang vu, man dại mà chan hòa khát
cháy hạnh phúc con người, nơi đất lửa chiến tranh đau thương mà hào hùng mãnh
liệt sự sống cuộc đời, sự sống tự do. Đằm sâu trong vẽ đẹp bí ẩn mà nồng hậu ấm
áp tình người ấy, mỗi nhà văn đều tìm cho mình một thế giới riêng. Nếu như trong
thổn thức thiết tha lời ca dân tộc Hơrơ “Bóng cây Kơnia” là vẻ đẹp tình u chung
thủy son sắt trong vang “Bài ca chim Chơrao” thì giữa thế giới lãng mạn hồnh
tráng sử thi “Rừng Xà Nu”, Nguyễn Trung Thành lại đưa ta đến với sức sống thiên
nhiên con người man dại, sức sống bất diệt rất Tây Ngun.
Ra đời vào giữa năm 1965 trong những ngày bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ
của Mĩ ở Miền Nam nước ta, tác phẩm thắm đượm khơng khí, tinh thần thời đại.
Dường như qua mỗi trang văn ta được chiêm ngưỡng mỗi trang đời; có cái lay
động của những tâm hồn, nhưng tấm lòng nhiệt huyết kiên cường có cái chân xác
của những nghĩ suy những triết lý chiêm nghiêm thành thực, sâu sắc, có cái linh
thiêng của hơi thở dân tộc hào hùng….
Với tiêu đề vừa quen vừa lạ, Rừng xà nu dường như đã bao chứa được cả cái
khí vị khó qn của đất rừng Tây Ngun, cái nồng nàn linh diệu thanh âm cuộc
23
sống. Tác phẩm Rừng xà nu là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo về cây xà nu và
những nhân vật anh hùng mang những vẽ đẹp khác nhau đó là những con người
tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man.
Với ý định ban đầu viết về đồng bằng nhưng do mới gắn bó sâu nặng với Tây
Nguyên, do sức ám ảnh nghệ thuật về mãnh đất hoang dại đầy bí ẩn mà rất đỗi thân
thương ấm áp nên khi tâm hồn tác giả bật dậy hình tượng xà nu tác phẩm đã ra đời.
Câu chuyện về làng Xô Man đánh Mĩ, về những tấm gương cuộc đời sáng đẹp rạng
ngời được ánh lên từ bức tranh xà nu với vẽ đẹp mở màng, với sức sống man dại.
Tác phẩm nếu đặt tên “làng Xô Man” hay lấy tên nhân dân chính “T’nú” thì có thể
sẽ cụ thể hơn, rõ nét hơn nhưng nó sẽ mất đi sự khái quát, sức gợi mở – điều cốt

yếu với một tác phẩm văn học. Vì thế với cách đặt “Rừng xà nu” nó không chỉ ghi
nhận tâm hồn tình cảm tác giả, mà hơn cả nó còn bao chứa toàn bộ vẽ đẹp tác
phẩm, vẽ đẹp của một thế giới sinh động, ngân vang nồng căng sự sống.
Đi suốt chiều dài tác phẩm, xà nu là hình tượng bao trùm là mạch sống mạch
hồn tác phẩm. Trước hết ta bắt gặp đó là vẻ đẹp rất thực, rất động của núi rừng Tây
Nguyên hiển hiện qua những dáng nét xà nu kiêu dũng, qua những mầm sống căng
ngọt nồng nàn, khúc tráng ca về sức sống bất diệt được mở ra trong một âm điệu
đều đều, chậm rãi mà không kém phần gay gắt, kiên cường “Làng ở trong tầm đại
bác của đồn giặc”. Trong truyện Nguyễn Trung Thành hơn hai mươi lần nói đến
Rừng xà nu ở nhiều gốc độ khác nhau” Cây xà nu, nhựa xà nu, ngọn xà nu, đồi xà
nu, khói xà nu, lửa xà nu, dầu xà nu… và khái quát bao trùm là Rừng xà nu. Một
sự vô tình mà hữu ý của tạo hóa chăng? Cây sinh ra là để che chở cho con người.
Và một điều không tránh khỏi cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không
bị thương, nhưng cái làm nên một rừng xà nu không phải là ở đó, mà ngay trong cái
chết cây vẫn kiêu dũng vẻ đẹp của mình, đổ ào ào như một trận bão. Câu văn
không hề chìm lặng mà như thăng hoa kết tụ trong một vẽ đẹp đến sửng sờ “ở chổ
24
vết thương nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt”. Sự sống
lấn át cái chết và bút lực nhà văn cũng như chạy đua với vẽ đẹp đầy chất thơ của xà
nu, một vẽ đẹp hùng tráng man dại đẩm tố chất núi rừng. Cây xà nu ‘sinh sôi nảy
nở nhanh mạnh bạt ngàn”, “sinh sôi nảy nở khỏe hơn ánh sáng mặt trời” trải dài ra
“đến hết tầm mắt… nối tiếp tới chân trời”. Đặc biệt gây ấn tượng về sức sống bất
diệtcủa cây khi tác giả nhấn mạnh trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở
khỏe như vậy. Bên một cây ngã xuống đã có liền bốn năm cây con vươn dậy lao
thẳng lên bầu trời,chúng lao lên để đón nhận ánh sáng và kỳ diệu làm sao thứ ánh
nắng ấy như chỉ để dành riêng cho loài cây bất diệt này “Từng luồng lớn thẳng tắp,
lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mơ màng”. Có những cây
mới nhu khỏi mặt đất, nhọn hoắc như mũi lê “đại bác không giết nổi chúng, những
vết thương của chúng chóng lành như một thân thể cường tráng”. Câu văn như có
cánh đẫm chất thơ tràn đầy chất nhạc và nõn nà tươi mới hình ảnh, hương vị, đưa ta

đến với vẻ đẹp, sống động rất đổi nên thơ, tráng lệ của cây núi hương rừng. Chất sử
thi của truyện được tạo hình tượng cây xà nu nó được khai thác từ nhiều gốc độ:
đồi xà nu (bốn lần), rừng xà nu (năm lần), với “hàng vạn cây”, “ưởn tấm ngực lớn
của mình che chỡ cho dân làng”.
Trong sự tiếp nối bất diệt, hình tượng dân làng Xô Man đã được hiện lên cây
và người chiếu ứng tỏa sáng làm đẹp lẫn nhau. Nếu như cây đã phải chịu bao đau
thương thì dân làng Xô Man cũng đã nếm trãi biết bao mất mát. Trên mãnh đất này
có biết bao người đã ngã xuống, máu của đồng bào Xô Man, máu của Đảng, của
cách mạng đã thấm quyện, lửa đã cháy trên mười ngón tay Tnú, những đau thương
mất mát chất chồng đã khiến những vết sẹo trong lòng người không lên da non
được… Nhưng trước bao nhiêu đau thương dân làng vẫn không ngã gục. Như cây
xà nu không sức mạnh nào có thể tiêu diệt nổi người dân Xô Man là hình ảnh kiên
định như thách thức với bão tố cuộc đời dòng chảy thời gian.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×