Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Báo cáo đánh giá lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.61 KB, 63 trang )




TỔ CHỨC Y TẾ BỘ Y TẾ QUỸ NHI ĐỒNG
THẾ GIỚI CỤC QUẢN LÝ LIÊN HIỆP QUỐC
MÔI TRƯỜNG Y TẾ





BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC
VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM






NĂM 2011










Tháng 8, 2012


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

i

MỤC LỤC

Các từ viết tắt ii
1. Giới thiệu chung 1
2. Tình hình CN&VSMT ở Việt Nam 4
2.1. Tình hình CN&VSMT khu vực ñô thị 4
2.1.1. Tình hình cấp nước ñô thị 4
2.1.2. Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải 9
2.2. Tình hình CN&VSMT khu vực nông thôn 14
2.2.1. Hiện trạng cấp nước nông thôn 15
2.2.2. Hiện trạng vệ sinh môi trường khu vực nông thôn 16
3. Nước, vệ sinh và phát triển: các khía cạnh sức khỏe, xã hội và kinh tế 18
4. Nước, vệ sinh và môi trường 25
5. Cơ cấu thể chế, khung pháp lý và thông tin 29
6. Cung cấp tài chính và ñầu tư cho ngành 38
6.1. Đầu tư cho hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh ñô thị 38
6.1.1. Về cấp nước 38
6.1.2. Về thoát nước: 38
6.1.3. Về vệ sinh ñô thị và xử lý chất thải : 39
6.1.4. Về chính sách tài chính: 39
6.2. Đầu tư cho cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 41
7. Các vấn ñề chính và hạn chế trong lĩnh vực CN&VSMT 46
8. Các kế hoạch và chương trình chính trong lĩnh vực 48
9. Các khuyến nghị của lĩnh vực 51
Lời cảm ơn 56
Tài liệu tham khảo 56

Phụ lục 56



BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

ii


Các từ viết tắt

ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
BCR Tỷ lệ lợi ích-chi phí
BOD Nhu cầu ô xy sinh hóa
CBA Phân tích lợi ích-chi phí
CN&VSMT Cấp nước và vệ sinh môi trường
CLTS Vệ sinh tổng thể do cộng ñồng làm chủ
COD Nhu cầu ô xy hóa học
DHS Điều tra dân số và sức khỏe
DO Ô xy hòa tan
ESI Sáng kiến ñánh giá kinh tế trong lĩnh vực vệ sinh
FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp quốc tế
GDP Tổng thu nhập quốc nội
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
GOS Tổng cục thống kê
GoV Chính phủ Việt Nam
IEC Thông tin, giáo dục và truyền thông
JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
JMP Chương trình ñồng giám sát (WHO, UNICEF)

Kg Kilôgam
KHCN Khoa học công nghệ
KHCNAT Kế hoạch cấp nước an toàn
MDG Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
Mg/l Miligam/lít
NGO Tổ chức phi chính phủ
NTP Chương trình mục tiêu Quốc gia
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
PTEs Các nguyên tố có tiềm năng gây ñộc
PTI Lượng dung nạp cho phép
PTNT Phát triển nông thôn

QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SDD Suy dinh dưỡng
CTR Chất thải rắn
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

iii
TA Hỗ trợ kỹ thuật
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
UBND Ủy ban Nhân dân
UNICEF Quỹ Nhi ñồng Liên hợp quốc
URENCO Công ty Môi trường Đô thị
USD, US$ Đô la Mỹ
USAID Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ
VSMT Vệ sinh môi trường
VWSA Hội cấp thoát nước Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
WHO Tổ chức Y tế thế giới
CNVS Cấp nước và vệ sinh

TXLNT Trạm xử lý nước thải
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

1
1. Giới thiệu chung

Cấp nước và vệ sinh môi trường (CN&VSMT) là một trong những mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ (MDGs) mà Chính phủ Việt Nam ñã cam kết, và lĩnh vực này luôn chiếm vị
trí quan trọng trong ñời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đảng, Chính phủ và nhân
dân Việt Nam ñang rất cố gắng ñể cải thiện ñiều kiện cơ sở hạ tầng, nâng cao ñiều kiện
sống cho người dân, góp phần thúc ñẩy xóa ñói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội
của Quốc gia. Tuy nhiên, vấn ñề CN&VSMT ở Việt Nam vẫn còn phải ñối mặt với rất
nhiều thách thức, ñòi hỏi có thêm nhiều nỗ lực ñể giải quyết. Trong khi ñã có những
khoản ñầu tư ñáng kể ñể giải quyết các vấn ñề nước và vệ sinh, các mục tiêu cần ñạt
vẫn còn ở rất xa. Các công trình nước sạch và vệ sinh cơ bản còn rất thiếu, cũng như ý
thức về hành vi, thói quen vệ sinh ở nhiều nơi còn hạn chế, gây nhiều tác ñộng tiêu cực,
ảnh hưởng ñến cuộc sống của cộng ñồng và chất lượng môi trường.

Trong lĩnh vực CN&VSMT ở Việt Nam, còn thiếu các cơ chế ñánh giá ngành cũng
như các ñánh giá liên ngành liên quan. Hiệu quả phối hợp và trao ñổi thông tin giữa các
cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về cấp nước, vệ sinh và bảo vệ môi trường, kiểm soát
ô nhiễm ở các vùng nông thôn, thành thị, khu công nghiệp, còn rất hạn chế.

Trong khi ñó, ñã có những chương trình, dự án, những hoạt ñộng liên quan ñến cấp
nước và vệ sinh môi trường ñược triển khai hiệu quả ở nhiều nơi. Rất cần thiết thu thập
những bài học kinh nghiệm rút ra từ các hoạt ñộng này, ñể có cơ sở ñánh giá, rút kinh
nghiệm và triển khai nhân rộng hơn nữa.

Từ năm 2009, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ñã hợp tác với Việt Nam, hỗ trợ triển
khai hoạt ñộng “Xây dựng quá trình giám sát, ñánh giá lĩnh vực CN&VSMT ở Việt Nam”.


Các mc tiêu ca quá trình ñánh giá bao gm:
• Tạo ra công cụ dựa vào bằng chứng, nhằm hỗ trợ các quyết ñịnh hướng tới tăng
cường ñầu tư ñể ñạt ñược các mục tiêu về CN&VSMT trên toàn quốc, Mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ, cũng như các mục tiêu của Thập kỷ hành ñộng, của
Năm Quốc tế về vệ sinh;
• Chứng minh mối quan hệ giữa nước sạch, vệ sinh môi trường, sức khỏe và phát
triển kinh tế;
• Hỗ trợ các sáng kiến ñến lập quy hoạch, kế hoạch, các sáng kiến ñổi mới chính
sách liên quan của quốc gia;
• Cunng cấp các hướng dẫn cho các chương trình hỗ trợ kỹ thuật liên quan;
• Sử dụng làm nền tảng hỗ trợ quá trình trao ñổi thông tin thông qua một cơ sở dữ
liệu dựa trên trang Web (hoặc một cơ chế hiệu quả khác) chứa thông tin thu
ñược ñể phân tích ngành.

Quá trình ñánh giá lĩnh vực CN&VSMT ở Việt Nam, thông qua các hoạt ñộng thu
thập, phân tích thông tin, sẽ xây dựng nên các báo cáo lĩnh vực, dựa vào các bằng
chứng thường xuyên trong thực hiện các hoạt ñộng trong toàn lĩnh vực CN&VSMT. Các
báo cáo này sẽ bao gồm một loạt các vấn ñề như tổ chức ngành trong lĩnh vực, những
hạn chế ñối với phát triển trong lĩnh vực, các vấn ñề quản lý và thể chế, vận hành và
bảo dưỡng hệ thống, vv Quá trình ñánh giá trong lĩnh vực này ở Việt Nam sẽ giúp cho
việc thu thập và chia sẻ thông tin giữa các nhà hoạch ñịnh chính sách, các nhà cung
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

2
cấp dịch vụ, các nhà quy hoạch và công chúng từ cấp ñịa phương ñến cấp trung ương
trở nên hài hòa hơn.

Các kt qu mong ñi chính ca quá trình ñánh giá:
• Xây dựng ñược một quá trình thu thập số liệu, thẩm tra thông tin, phân tích có

hệ thống các thông tin này trên phạm vi toàn quốc;
• Xây dựng các Báo cáo cấp quốc gia về ñánh giá, giám sát lĩnh vực CN&VSMT
tại Việt Nam;
• Đề xuất các chính sách và quyết ñịnh dựa vào thông tin nhờ quá trình ñánh
giá ngành, lĩnh vực;
• Có hệ thống thông tin ñáng tin cậy, ñược phân tích hợp lý về kết quả thực hiện
các hoạt ñộng liên quan, thông qua các báo cáo ñánh giá lĩnh vực thường xuyên, và
một hệ thống thông tin dựa trên trang web năng ñộng, ñược cập nhật thường xuyên, với
các số liệu tin cậy.

Quá trình thc hin Báo cáo năm 2011:
Cục Y tế dự phòng và môi trường, nay là Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế là
cơ quan ñầu mối thực hiện Quá trình ñánh giá lĩnh vực CN&VSMT. Ở Giai ñoạn 1 của
Quá trình (2009 – 2010), với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi
ñồng liên hợp quốc (UNICEF), dưới sự chủ trì của Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y
tế, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các chuyên gia tư vấn, các sản phẩm sau ñây
ñã ñược soạn thảo:

(1) Khung cấu trúc và nội dung báo cáo ñánh giá lĩnh vực;
(2) Bộ câu hỏi thu thập thông tin, xác ñịnh nguồn cung cấp và phương thức thu thập
thông tin;
(3) Kế hoạch xây dựng quá trình lập báo cáo ñánh giá và hệ thống CSDL;
(4) Hướng dẫn quản lý hệ thống CSDL và quy trình xây dựng báo cáo ñánh giá.

Báo cáo “Đánh giá lĩnh vực CN&VSMT ở Việt Nam lần thứ 1, năm 2011” là một
trong những sản phẩm của Giai ñoạn 2 của Quá trình ñánh giá nói trên. Đơn vị chủ trì
thực hiện là Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế (TS. Trần Đắc Phu, ThS. Nguyễn
Bích Thủy, CN. Cao Tuyết Hạnh và các chuyên viên). Báo cáo do Tổ chức Y tế Thế giới
– Văn phòng tại Việt Nam hỗ trợ tài chính và kỹ thuật (ThS. Tôn Tuấn Nghĩa, cán bộ
Chương trình Sức khỏe môi trường và chuyên gia tư vấn quốc tế, TS. Jose Hueb). Báo

cáo ñược biên soạn bởi 2 chuyên gia: PGS. TS. Nguyễn Việt Anh (Trưởng nhóm tư
vấn) và PGS. TS. Nguyễn Khắc Hải. Báo cáo ñã ñược các thành viên Nhóm ñánh giá
kỹ thuật (TAT) của các bộ, ngành và chuyên gia tư vấn, KS. Nguyễn Trọng Dương, Hội
Cấp thoát nước Việt Nam cung cấp thông tin, ñọc và nhận xét, góp ý.

Các ni dung chính ñưc ñ cp trong Báo cáo:
Báo cáo ñề cập ñến các hoạt ñộng cấp nước phục vụ ăn uống và sinh hoạt cho
dân cư ở các khu vực ñô thị và nông thôn ở Việt Nam, cũng như các loại hình vệ sinh,
tình hình quản lý chất thải hộ gia ñình và khu dân cư khu vực ñô thị và nông thôn, bao
gồm chất thải lỏng phát sinh từ các hoạt ñộng sinh hoạt cũng như chất thải vật nuôi từ
các trang trại, hộ gia ñình và vệ sinh cá nhân. Báo cáo cũng ñánh giá các hoạt ñộng cấp
nước và vệ sinh trường học, các công trình công cộng ở khu vực nông thôn. Các hoạt
ñộng trên ñược ñặt trong bối cảnh chính trị và kinh tế-xã hội, các ñặc ñiểm ñịa lý ñặc
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

3
trưng, các nguồn tài nguyên liên quan tới CN&VSMT. Theo thời gian, các xu hướng
diễn biến về mức ñộ bao phủ trong lĩnh vực CN&VSMT, xu hướng cấp kinh phí cho lĩnh
vực và tỷ lệ của ngân sách Nhà nước sử dụng cho lĩnh vực CN&VSMT, các chiến lược
và chính sách của Chính phủ nhằm phát triển lĩnh vực, phát triển ngành cũng ñược ñề
cập.

Bám sát theo Khung cấu trúc báo cáo ñã ñược xây dựng từ Giai ñoạn 1, nhóm
chuyên gia ñã phối hợp với các bộ, ngành, thu thập thông tin qua bộ câu hỏi – ñược
phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt ñộng, kết hợp với các cuộc phỏng vấn sâu tại
các bộ, ngành liên quan. Ở giai ñoạn này, việc thu thập thông tin mới chỉ dừng lại ở cấp
các cơ quan trung ương. Trên cơ sở các dữ liệu chính thu thập ñược, nhóm biên soạn
tập trung vào việc ñưa ra các ý kiến nhận ñịnh, ñánh giá, phân tích kết quả thực hiện
hoạt ñộng của ngành, của lĩnh vực và từ ñó ñưa ra các ñề xuất, kiến nghị nhằm cải
thiện tình hình, nâng cao hiệu quả hoạt ñộng trong lĩnh vực.


Thành viên của Nhóm Đánh giá kỹ thuật (TAT) của các bộ, ngành tham gia quá
trình ñánh giá, cung cấp tài liệu, tham gia nhận xét, góp ý cho Báo cáo bao gồm ñại
diện của:

- Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính.
- Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng.
- Văn phòng Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường
Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường, Tổng cục Thống kê.
- Hội Cấp thoát nước Việt Nam.

Đây là báo cáo ñánh giá lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường ñầu tiên ở Việt
Nam. Trong quá trình biên soạn, do có nhiều hạn chế về thời gian, nguồn thông tin, nên
Báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận ñược sự góp ý của Quý vị.
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

4

2. Tình hình CN&VSMT ở Việt Nam
2.1. Tình hình CN&VSMT khu vực ñô thị
Tính ñến cuối năm 2011, theo Bộ Xây dựng, Việt Nam có 753 ñô thị, ñược phân
loại như sau:
- 2 ñô thị ñặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- 3 thành phố trực thuộc trung ương là ñô thị loại I, gồm: Hải Phòng, Đà
Nẵng và Cần Thơ.
- 8 thành phố trực thuộc tỉnh là ñô thị loại I, gồm: Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha
Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên và Nam Định.

- 11 thành phố trực thuộc tỉnh là ñô thị loại II gồm: Biên Hòa; Hạ Long; Vũng
Tàu; Việt Trì; Hải Dương; Thanh Hóa; Mỹ Tho; Long Xuyên; Pleiku; Phan Thiết; Cà
Mau.
- 47 ñô thị loại III, là một thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh
- 42 ñô thị loại IV, là thị xã hoặc thị trấn
- 640 ñô thị loại V, là thị trấn.
Theo Tổng cục Thống kê (GSO, 2011), ñến cuối năm 2010, dân số trung bình cả
nước ước tính 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009, bao gồm dân số nam
42,97 triệu người, chiếm 49,4% tổng dân số cả nước, tăng 1,09%; dân số nữ 43,96 triệu
người, chiếm 50,6%, tăng 1%. Trong tổng dân số cả nước năm 2010, dân số khu vực
thành thị là 26,01 triệu người, chiếm 29,9% tổng dân số, tăng 2,04% so với năm trước;
dân số khu vực nông thôn là 60,92 triệu người, chiếm 70,1%, tăng 0,63%. Mức ñộ tăng
dân số nhanh, ñặc biệt là ở các trung tâm ñô thị lớn, càng gây áp lực lên hệ thống cơ
sở hạ tầng vốn ñã lạc hậu, không bắt kịp với tốc ñộ tăng trưởng và gây thêm những khó
khăn thách thức ñối với lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng, ñặc biệt là cấp thoát nước và vệ sinh
môi trường.
2.1.1. Tình hình cp nưc ñô th
Chính phủ ñã ban hành Nghị ñịnh số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm
2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch bao gồm các hoạt ñộng trong lĩnh
vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trong các hệ thống cấp nước tập trung ở
khu vực ñô thị, nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh
tế (ñược gọi chung là khu công nghiệp). Nghị ñịnh này quy ñịnh các quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân và hộ gia ñình tham gia vào các hoạt ñộng có liên quan ñến sản
xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch ở Việt Nam. Qua một thời gian ngắn áp dụng,
Nghị ñịnh số 124/2011 NĐ-CP ngày 28/12/2011 sửa ñổi Nghị ñịnh 117/2007/NĐ-CP về
sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch cũng ñã ñược kịp thời ban hành, cập nhật
những ñiều chỉnh cho Nghị ñịnh số0 117/2007/NĐ-CP.
Năm 2009, Chính phủ Việt Nam cũng ñã cập nhật các ñịnh hướng phát triển cho
lĩnh vực cấp nước ñô thị. Quyết ñịnh số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 ñã mô tả các
ðịnh hýớng phát triển của ngành cấp nước Việt Nam tại các khu vực ñô thị và khu công

nghiệp tới năm 2025, tầm nhìn ñến năm 2050. Quá trình phát triển cấp nước ñô thị
ñược nghiên cứu nhằm thỏa mãn 100% nhu cầu dùng nước, với ñịnh mức sử dụng
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

5
nước là 120 lít/ người/ ngày, giảm thất thoát nước xuống còn 15% và dịch vụ cấp nước
sẽ hoạt ñộng ổn ñịnh trong 24 giờ/ ngày trong tất cả các ñô thị Việt Nam tới năm 2025.

Bảng 1. Các mục tiêu phát triển cấp nước ñô thị
Chỉ số Loại ñô thị Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025
Loại III hoặc
cao hơn
90
Loại IV 70
90
Diện phủ dịch
vụ (%)
Loại V 50 70
100
Loại III hoặc
cao hơn
120
Loại IV 100
120
Nhu cầu cấp
nước ñơn vị (lít/
người/ngày)
Loại V - 100
120
Loại III hoặc

cao hơn
Loại IV
25 18
Thất thu nước
(%)
Loại V 30 25
15
Loại III hoặc
cao hơn
24
Loại IV -
24
Mức ñộ ổn ñịnh
của dịch vụ (giờ
hoạt ñộng)
Loại V - -
24
(Nguồn: JICA, 2011, Báo cáo nghiên cứu quản lý môi trường ñô thị Việt Nam).
Tỷ lệ bao phủ của dịch vụ cấp nước ñô thị.
Trong thời gian qua, hệ thống cấp nước các ñô thị Việt Nam ñã ñược Đảng,
Chính phủ quan tâm ưu tiên ñầu tư cải tạo và xây dựng, nhờ vậy tình hình cấp nước ñã
ñược cải thiện một cách ñáng kể. Nhiêù dự án với vốn ñầu tư trong nước, vốn tài trợ
của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế ñã và ñang ñược triển khai.
Theo Bộ Xây dựng (ADB, 2010 & MOC, 2009) hiện trạng cấp nước ñô thị toàn
quốc như sau:
- Tại Việt Nam có 68 công ty cấp nước, thực hiện cung cấp nước sạch cho các
khu vực ñô thị. Nguồn nước mặt chiếm 70% tổng nguồn nước cấp và 30% còn lại là
nước ngầm. Có hơn 420 hệ thống cấp nước với tổng công suất thiết kế ñạt 5,9 triệu
m
3

/ngày. Công suất hoạt ñộng cấp nước ñạt mức 4,5 triệu m
3
/ngày tương ñương 77%
công suất thiết kế.
- Tính ñến cuối năm 2010, có 18,15 triệu người dân ñô thị có thể tiếp cận ñược
với nước sạch, chiếm 69% tổng số dân thành thị. Phần trăm số dân sử dụng nước sạch
ở các ñô thị ñược thống kê như sau: 70% dân số ở ñô thị ñặc biệt và ñô thị loại I, 45-
55% dân số ở ñô thị loại II và II, 30-35% dân số ở ñô thị loại IV và 10-15% dân số ở ñô
thị loại V. Theo ñó, lượng nước sử dụng trung bình của các ñô thị là 80-90
lít/người/ngày ñêm; trong ñó tại các thành phố lớn thì lượng nước này là 120-130
lít/người/ngày ñêm (theo nghiên cứu Bench-marking, Ngân hàng Thế giới - Hội Cấp
thoát nước Việt Nam). Các số liệu thực tế nêu trên ñều thấp hơn kế hoạch mục tiêu
quốc gia về phát triển cấp nước ñô thị.
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

6
Hệ thống cấp nước:
- Công suất các hệ thống cấp nước còn hạn chế do sự ñầu tư không ñầy ñủ các
nhà máy xử lý nước, các mạng lưới ñường ống truyền dẫn và phân phối nước sạch.
- Do mạng lưới truyền dẫn và phân phối nước sạch hiện có không ñược cải tạo
và nâng cấp ñồng bộ với các nhà máy xử lý, do ñó, theo Hội Cấp thoát nước Việt Nam,
tỷ lệ rò rỉ và thất thoát nước sạch là 30%, ñặc biệt có một số thành phố tỷ lệ này rất cao
như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lên tới 38-40% (ADB, 2010).
- Mặc dù công suất cấp nước ñô thị hiện tại ñã tăng lên gấp 3 và gấp 2 lần so
với năm 1975 và 1990, tuy nhiên so quá trình ñô thị hóa diễn ra nhanh chóng, rất nhiều
khu công nghiệp, khu ñô thị mới ñược hình thành và dân số ñô thị cũng tăng nhanh
chóng, nên hệ thống cấp nước vẫn chưa ñáp ứng ñược hết nhu cầu của dân cư thành
thị. Do ñó, hai phần ba thị tứ không có hệ thống cấp nước tập trung. Bên cạnh ñó, do
những khó khăn về nguồn vốn ñầu tư cũng như năng lực của các công ty cấp nước, sự
thiếu ñồng bộ khi quy hoạch phát triển hệ thống cấp nước và thực hiện quy hoạch, nên

nhiều hệ thống cấp nước ñã nâng cấp và nâng cao công suất, nhưng không hoạt ñộng
hết công suất.
- Theo số liệu Bench-marking của Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA, 2009),
chỉ có 35 trong số 67 thành phố ñược khảo sát (chiếm 60%) ñảm bảo cấp nước liên tục
24 giờ/ngày. Hầu hết các thành phố còn lại chỉ hoạt ñộng 14-20 giờ/ngày và có 3-4
thành phố chỉ có thể hoạt ñộng 8-10 giờ/ngày. Do việc giảm nhanh áp lực trong hệ
thống phân phối, nước chỉ có thể chảy vào các bể chứa nước dưới ñất của các hộ gia
ñình mà không thể tự chảy lên các bể ở cao hơn. Hơn nữa, chất lượng nước cấp ñến
các hộ gia ñình cũng không hoàn toàn ñảm bảo theo tiêu chuẩn vệ sinh, mặc dù chất
lượng nước xử lý tại các máy nước có thể ñạt các chỉ tiêu của nước cấp. Nguyên nhân
là do, nước ñược phân phối trong ñường ống có áp lực thấp hay không có áp lực hay
thậm chí có áp suất âm, và các ñấu nối bị hỏng, những nguyên nhân trên khiến cho
nước dễ dàng bị thấm khi vận chuyển trong ñường ống nước. Khi áp lực nước bên
trong ống tăng cao ñến mức ñủ cho nước có thể tự chảy (lớn hơn 0,6m/s), những cặn
bẩn lâu ngày trong hệ thống ống có thể chảy lẫn trong ống và làm giảm chất lượng
nước khi nước ñược cấp ñến các hộ gia ñình. Theo như kết quả khảo sát, hiện nay có
khoảng 50% mạng lưới phân phối ñạt tiêu chuẩn nước sạch.
- Theo Bộ Xây dựng, việc tiếp tục cải tạo, mở rộng hệ thống phân phối nước sẽ
là một vấn ñề ưu tiên của ngành cấp nước ñô thị ở Việt Nam. Ở giai ñoạn tới, các
khoảng ñầu tư sẽ tập trung vào các công trình như cống lấy nước thô, ñường ống
truyền tải, nhà máy xử lý nước, ñường ống vận chuyển và ñường ống phân phối.
Ngành nước sẽ phải khắc phục sự chậm trễ, lệch pha giữa sự phát triển của các hạn
mục công trình trên ñể ñảm bảo hiệu suất khai thác của hệ thống là cao nhất.Công
nghệ xử lý nước chủ yếu ở các nhà máy nước với nguồn nước mặt ở Việt Nam là trộn
hóa chất keo tụ tạo bông (phèn, vôi, một số nơi dùng thêm chất trợ keo), lắng, lọc và
khử trùng bằng Clo lỏng hay Javen. Đối với nguồn nước ngầm, công nghệ xử lý phổ
biến nhất là làm thoáng, khử sắt bằng giàn mưa, thùng quạt gió hay tháp làm thoáng
cao tải, lắng tiếp xúc, lọc và khử trùng. Ở nhiều nơi, nhiều doanh nghiệp cấp nước ñô
thị ñã mạnh dạn áp dụng các công nghệ mới trong quản lý hệ thống cấp nước, ñiển
hình là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý mạng lưới cấp nước, kết hợp

GIS và SCADA; lắp ñặt các thiết bị quản lý mạng như thiết bị kiểm soát chất lượng
nước, các van giảm áp trên mạng lưới, các thiết bị phát hiện rò rỉ, thất thoát nước, các
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

7
thiết bị biến tần trong trạm bơm, sử dụng các biện pháp thau rửa ñường ống tiên tiến
như vòi thủy lực, quả mút, vv… .
- Chất lượng nước nhìn chung tại các nhà máy nước cấp cho các ñô thị ñạt tiêu
chuẩn chất lượng nước cấp cho ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT của Bô Y tế. Tuy
nhiên, do chất lượng ñường ống kém và tỷ lệ thất thoát, rò rỉ còn cao, nước cấp ñến hộ
sử dụng thường không ñảm bảo yêu cầu nước uống trực tiếp mà chỉ ñạt tiêu chuẩn
chất lượng nước cấp cho sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT. Đối với các hệ thống cấp
nước nông thôn, việc kiểm soát chất lượng nước còn rất nhiều thách thức và bất cập. Ở
nhiều nơi, vấn ñề ô nhiễm các chất ñộc hại ñang ngày càng nổi cộm như ô nhiễm asen,
các hợp chất nitơ, hóa chất trừ sâu hay hóa chất công nghiệp ñộc hại, vv… Trong bối
cảnh nguồn nước cấp ngày càng bị ô nhiễm, quy trình công nghệ truyền thống không
cho phép loại bỏ các chất ô nhiễm ñặc biệt như chất hữu cơ bền vững, kim loại nặng,
các ion ñộc hại hòa tan, … ñang ñặt ra yêu cầu bảo vệ nguồn nước, cải tiến, nâng cấp
các nhà máy xử lý nước và ñổi mới phương thức quản lý hệ thống cấp nước.
Thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn (KHCNAT)
Khái niệm KHCNAT ñược WHO giới thiệu vào Việt Nam năm 2006 và sau ñó,
các chương trình triển khai KHCNAT ñã ñược WHO (ở khu vực ñô thị) và UNICEF (ở
khu vực nông thôn) thực hiện tại Việt Nam theo phương thức phòng ngừa, kiểm soát và
quản lý nhằm giảm thiểu các yếu tố rủi ro có thể xảy ra từ nguồn nước, nhà máy sản
xuất nước, hệ thống truyền dẫn, phân phối ñến lưu trữ và tới người sử dụng nước.
Bộ Xây dựng ñã ra Quyết ñịnh số 16/QĐ-BXD ngày 31/12/2008 về ban hành quy
ñịnh ñảm bảo cấp nước an toàn. Quyết ñịnh này là một khung pháp lý chuẩn bị, thực
hiện và giám sát KHCNAT nhằm ñảm bảo an toàn trong sản xuất, cung cấp và tiêu thụ
nước sạch. Sáng kiến KHCNAT của Việt Nam ñã ñược WHO, US Aid và Aus Aid hỗ trợ
từ năm 2006. Dự kiến KHCNAT sẽ ñược Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục hỗ trợ ở cấp

quốc gia và sẽ tiếp tục có các hoạt ñộng nhằm thúc ñẩy thực hiện KHCNAT ở các tỉnh/
thành phố.Từ 2006, WHO phối hợp với Bộ Xây dựng và Hội Cấp thoát nước Việt Nam
tập huấn, phổ biến kiến thức và quy trình áp dụng, cũng như tổ chức ñánh giá việc áp
dụng KHCNAT cho tất cả 68 công ty cấp nước tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam tính
ñến cuối năm 2011; ñồng thời tập huấn về ñánh giá bằng Công cụ ñảm bảo chất lượng
KHCNAT cho 15 công ty cấp nước. Trên toàn quốc, ñã có 6 mô hình thí ñiểm áp dụng
triển khai KHCNAT tại Hải Dương, Huế, Vĩnh Long, Hải Phòng, Khánh Hòa, Bà Rịa -
Vũng Tàu và 3 mô hình thí ñiểm cấp thị xã và thị trấn tại Quảng Trị.
Công ty Cấp nước Thừa Thiên - Huế ñã triển khai KHCNAT và công bố an toàn
nước máy dùng ñể uống (‘Tuyên bố cấp nước an toàn’) cho thành phố từ tháng 6/2008.
Công ty Cấp nước Thừa Thiên - Huế hiện ñang mở rộng phạm vi phục vụ sang khu vực
nông thôn, song song với việc thực hiện tiếp KHCNAT tại ñô thị.
Công ty Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu ñang thực hiện KHCNAT tới bước 8, tiến
tới hoàn thành KHCNAT , ñặc biệt là giảm thiểu nguy cơ ñe dọa ô nhiễm nguồn nước.
Hiện tại, phần lớn nguồn cấp nước của Công ty dựa vào nước hồ Đá Đen. Theo kế
hoạch, Công ty Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có thể công bố “Tuyên bố cấp nước an
toàn” sau khi hoàn thành các công trình chuyền tải nước thô từ hồ chứa ñược xây dựng
trên sông Ray.
Ngoài các công ty ñược chọn làm mô hình thí ñiểm trên ñây, chương trình triển
khai nhân rộng KHCNAT do Tổ chức Y tế Thế giới phát ñộng ñã có ảnh hưởng khá sâu
rộng tới các công ty cấp nước khác trên toàn quốc. Các công ty cấp nước lớn như
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

8
Công ty Cấp nước Sài Gòn, Công ty Nước sạch Hà Nội, Công ty Cấp nước Đà Nẵng
cũng ñã có kế hoạch thực hiện KHCNAT. Các công ty cấp nước khác ñang trong giai
ñoạn chuẩn bị triển khai KHCNAT.
Từ năm 2006, UNICEF ñã phối hợp với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn, Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ thực hiện thí ñiểm mô hình cấp
nước an toàn tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, và Đồng Tháp

nhằm tìm kiếm một giải pháp ñể cung cấp nước hợp vệ sinh cho người dân, ñề phòng
các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử
dụng và bảo vệ nguồn nước.
Tuy nhiên, việc triển khai thành công KHCNAT còn phụ thuộc rất nhiều vào việc
nguồn nước có ñược bảo vệ hay không, mà ñiều này phụ thuộc rất nhiều vào sự phối
hợp của các cơ quan chức năng tại ñịa phương, vào quyết tâm và cam kết thực hiện
của Ban giám ñốc các công ty Cấp nước, năng lực và trình ñộ của các cán bộ vận
hành, cũng như các yếu tố ñặc thù của ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của ñịa
phương ñó.
Nguồn nước và bảo vệ nguồn nước tại các ñô thị lớn
Ở thành phố Hà Nội, khu vực ñô thị chủ yếu ñược phục vụ bằng nguồn nước
ngầm. Phần lớn lượng nước ngầm khai thác phục vụ khu vực trung tâm thành phố bao
gồm các quận và khu vực ngoại ô phía tây nam sông Hồng. Kể từ thập niên 90, mối ñe
dọa nguồn nước ngầm ñã ñược báo cáo như mực nước ngầm tại các giếng bị hạ thấp,
lượng nước khai thác giảm, ô nhiễm nước và sụt lún ñất. Vì vậy thành phố ñã cấm khai
thác mới nước ngầm trong khu vực nội thành và ñịnh hướng việc khai thác và sử dụng
nước ngầm trong khu vực nội thành sẽ giảm dần, việc phát triển cấp nước trong thời
gian tới sẽ chủ yếu dựa vào nguồn nước mặt lấy từ sông Đà, sông Hồng và sông
Đuống.
Tại Hải Phòng, năm con sông chính là sông Bạch Đằng, sông Cấm, sông Lạch
Tray, sông Văn Úc và sông Thái Bình chảy qua thành phố và ñổ thẳng vào vịnh Bắc Bộ.
Vì ñây là các con sông bị ảnh hưởng bởi triều cường, nguồn cấp nước chính của thành
phố Hải Phòng là các chi lưu cấp 2, ñược bảo vệ khỏi ảnh hưởng của triều (xâm nhập
mặn). Các cống lấy nước thô ñược ñặt ở khu vực ngoại ô và hiện tại chưa có vấn ñề
lớn về chất lượng nước thô. Số liệu giám sát chất lượng nước do Sở TN&MT thành phố
Hải Phòng thu thập cho thấy nguồn nước mặt ñã có dấu hiệu của ô nhiễm do nước thải
xâm nhập từ các hoạt ñộng sinh hoạt của con người. Thành phố ñã phải tính ñến các
biện pháp bảo vệ nguồn nước trong tương lai.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng phải áp dụng các biện pháp ñối
phó với tình trạng nhập mặn tại các công trình lấy nước thô. Vì các sông ở các tỉnh này

có ñặc trưng của các sông miền Trung Việt Nam, với dao ñộng mực nước theo mùa
lớn, nên việc ñảm bảo cấp nước cần phải xem xét trên quan ñiểm quản lý tổng hợp tài
nguyên nước lâu dài.
Hồ Đá Đen cung cấp 94% nguồn nước cho các khu vực ñô thị lớn như thành phố
Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 2010, mực nước hồ Đá Đen
hạ thấp bất thường do mùa khô kéo dài. Công ty Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu ñã phải
lắp ñặt thêm các máy bơm tại các cửa lấy nước của hồ Đá Đen. Để ñối phó với khó
khăn tương tự, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ñã có kế hoạch cấp nước bổ sung từ một
hồ chứa sẽ ñược xây dựng trên sông Ray sang hồ Đá Đen qua một kênh hở trên quãng
ñường 30 km.
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

9
Sông Đồng Nai là nguồn cấp nước lớn cho thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng
Nai và Bình Dương. Sông hiện ñang phục vụ 74% nguồn nước cấp của thành phố Hồ
Chí Minh, 64% của Đồng Nai và 87% của Bình Dương. Tuy nhiên, một số thông số chất
lượng nước thô ñã vượt giá trị cho phép loại A của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT. Với nguồn nước sông Đồng Nai, quá trình xử
lý nước hiện nay cho phép bảo ñảm tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt, ăn uống trong
ñô thị. Tuy nhiên, nếu vị trí cửa lấy nước thô sẽ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, do tác
ñộng của biến ñổi khí hậu, thì việc ñảm bảo chất lượng nước sẽ rất khó khăn.
Tại công trình lấy nước thô trên sông Sài Gòn, nguy cơ ô nhiễm nước ñã ñến
mức nghiêm trọng. Thành phố Hồ Chí Minh ñang xem xét chuyển công trình lấy nước
thô trên sông Sài Gòn lên xa thượng lưu hơn, tại hồ Dầu Tiếng thuộc tỉnh Tây Ninh.
Nhìn chung, vấn ñề bảo vệ nguồn nước là tối quan trọng, ảnh hưởng ñến chất
lượng cũng như số lượng nước cung cấp tới người sử dụng, ñến hoạt ñộng của doanh
nghiệp cấp nước. Do sự biến ñộng lớn về số lượng và chất lượng nước theo mùa, sự
chồng chéo và những khoảng trống trong quản lý nguồn nước, trong khi nguồn cung
cấp nước sinh hoạt trong phần lớn trường hợp phải chia sẻ với các hoạt ñộng sử dụng
nước, xả nước thải diễn ra trong cùng một lưu vực, nên ngành nước còn ñang phải ñối

mặt với rất nhiều thách thức liên quan ñến vấn ñề bảo vệ nguồn nước. Một số vấn ñề
cần cải thiện liên quan ñến bảo vệ nguồn nước là:
- Cần xây dựng khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên nước giữa
các tổ chức chịu trách nhiệm cấp nước cũng như các tổ chức có liên quan;
- Tăng cường vấn ñề nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước giữa các công ty
cấp nước, các tổ chức hữu quan và người dân;
- Phát triển nguồn nhân lực về bảo vệ tài nguyên nước cho các công ty cấp
nước;
- Quy hoạch nguồn nước hợp lý, ñảm bảo nguyên tắc quản lý tổng hợp tài
nguyên nước, khuyến khích tiết kiệm nước và các biện pháp bổ cập nguồn nước, tái sử
dụng nước;
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các hệ thống khai thác, xử lý, vận chuyển và cung
cấp nước, lồng ghép trong việc thực hiện bảo vệ tài nguyên nước.

2.1.2. Hin trng thoát nưc và x lý nưc thi
Chính phủ ñã ban hành Nghị ñịnh số 88/2007/ND-CP ngày 28/5/2007 về thoát
nước ñô thị và công nghiệp, quy ñịnh các hoạt ñộng liên quan ñến thoát nước trong khu
vực ñô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Nghị
ñịnh quy ñịnh quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân và hộ gia ñình tham gia vào
các hoạt ñộng thoát nước. Đối với khu vực dân cư nông thôn, nếu ñiều kiện cho phép,
Quyết ñịnh cũng khuyến khích xây dựng các hệ thống thoát nước tập trung. Hiện nay,
Nghị ñịnh ñang ñược tiến hành rà soát, cập nhật cho phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Năm 2009, Chính phủ ñã cập nhật Định hướng phát triển thoát nước và nước
thải ñô thị, ban hành Quyết ñịnh số 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009, trong ñó mô tả các
ñịnh hướng phát triển của lĩnh vực thoát nước (thoát nước và xử lý nước thải ñô thị) ở
các ñô thị và các khu công nghiệp tới 2025 và tầm nhìn tới năm 2050.
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

10


Bảng 2. Các mục tiêu phát triển thoát nước và xử lý nước thải ñô thị
Hạng mục Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025
Ngập
Sẽ khắc phục ở
ñô thị loại II hoặc
cao hơn
Sẽ khắc phục ở
ñô thị loại IV hoặc
cao hơn
Sẽ khắc phục ở
tất cả các ñô thị Thoát
nước
mưa
Diện phủ dịch vụ 70-80% >80%
90-95%, 100% ở
các ñô thị loại IV
hoặc cao hơn
40-50% ở ñô thị
loại III hoặc cao
hơn
60% ở ñô thị loại
III hoặc cao hơn
70-80% ở ñô thị
loại IV hoặc cao
hơn

40% ở các ñô thị
loại IV, V và các
làng nghề
50% ở các ñô thị

loại V và các
làng nghề
Diện phủ dịch vụ
của hệ thống thu
gom, xử lý

Nhà máy xử lý
nước thải phân
cấp quản lý ñặt ở
các làng nghề
Toàn bộ nước
thải ñược xử lý

Nước thải công
nghiệp và bệnh
viện
Tất cả các khu
công nghiệp có
hệ thống thoát
nước riêng

Thoát
nước
thải
Các hạng mục
khác
Nhà vệ sinh công
cộng ñược lắp
ñặt tại các ñô thị
loại IV và cao hơn


Đường ống,
cống, kênh
mương sẽ ñược
cải tạo ñể tránh ô
nhiễm môi trường
tại các khu dân
cư tập trung
20-30% nước
thải xử lý sẽ
ñược tái sử dụng
(Nguồn: JICA 2011, Báo cáo nghiên cứu quản lý môi trường ñô thị Việt Nam)

Mức ñộ bao phủ của thoát nước ñô thị
Hệ thống thoát nước ở nhiều ñô thị Việt Nam bắt ñầu hình thành từ thời kỳ thuộc
ñịa (thời thực dân Pháp xâm chiếm nước ta), bị chiến tranh phá hoại nhiều, và ñược
khôi phục lại sau khi ñất nước thống nhất năm 1975. Ở nhiều ñô thị, hệ thống thoát
nước chỉ mới phát triển ñáng kể trong 2 thập kỷ vừa qua, khi ñất nước chuyển sang nền
kinh tế thị trường. Đặc ñiểm của các hệ thống này là thoát nước chung, dùng chung
ñường cống hay kênh mương cho cả nước mưa và nước thải. Các hệ thống thoát nước
ở các ñô thị Việt Nam ñều do các doanh nghiệp công ích nhà nước quản lý (các loại
hình Công ty Thoát nước, Công ty Cấp thoát nước, hay Công ty Môi trường ñô thị, …).
Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia ñình phần lớn ñược xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, rồi
ñổ ra cống thoát nước chung, chảy thẳng không qua xử lý vào nơi tiếp nhận (sông, suối,
hồ, biển). Hiện tại mới chỉ có một số trạm xử lý nước thải ñô thị ñược xây dựng và ñang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

11
hoạt ñộng tại 6 ñô thị: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Buôn Ma
Thuột và Hạ Long. Lượng nước thải ñô thị ñược xử lý ước tính chiếm 10% toàn bộ

lượng nước thải phát sinh (Nguyễn Việt Anh, 2008). Báo cáo Dự án Đánh giá ngành
nước Việt Nam (ADB, 2009) cũng ñề cập ñến một ñánh giá của Bộ Xây dựng và Hội
Cấp thoát nước Việt Nam, cho thấy tỷ lệ bao phủ của dịch vụ thoát nước và xử lý nước
thải còn quá thấp so với dịch vụ cung cấp nước sạch. Tỷ lệ của dịch vụ thoát nước chỉ
ñạt khoảng trung bình 40-50%, với tỷ lệ 70% ở các ñô thị lớn và chỉ 10-20% ở các ñô thị
loại IV, V.
Các ñô thị lớn của Việt Nam chủ yếu ñược hình thành trên vùng ñồng bằng phù
sa, bị ảnh hưởng bởi chế ñộ triều hoặc dao ñộng mực nước theo mùa ở các vùng sông/
biển xung quanh, dẫn ñến việc tiêu thoát nước tự nhiên trở nên khó khăn vào mùa mưa.
Do vậy, úng ngập ñô thị ñược xem là vấn ñề hàng ñầu của thoát nước ñô thị. Vào mùa
mưa, khoảng 30% diện tích các ñô thị vùng ñồng bằng sông Hồng bị ngập do mưa lớn,
với thời gian ngập thường kéo dài từ 1 – 12 tiếng. Mặc dù hệ thống thoát nước ở các
khu ñô thị hay ngập ñược nạo vét, khơi thông dòng chảy thường xuyên, tình trạng ngập
úng vẫn xảy ra, bởi các nguyên nhân sau:
- Các kênh tiêu và cống tiêu bị chặn do quá trình xây dựng, do xây dựng trái
phép hoặc không quy hoạch;
- Nhiều hồ và ao ñã bị lấp ñể xây nhà và làm ñường, làm giảm năng lực trữ và
tiêu thoát nước mưa;
- Với mật ñộ nhà ở và ñường xá bê tông hóa cao, lưu lượng nước mưa tăng
nhanh, do mất thảm thực vật, cây xanh có khả năng làm chậm dòng chảy và thấm;
- Tình trạng xả phế thải bừa bãi, không kiểm soát ñược cũng gây ra tình trạng
tắc nghẽn dòng chảy nước mưa trong hệ thống thoát nước.
Theo Báo cáo ñiều tra cơ bản về Các vấn ñề quản lý vệ sinh các khu vực ñô thị
của Việt Nam (WB, 2010), tỉ lệ dân số ñô thị ñược tiếp cận với dịch vụ vệ sinh năm 2008
là 91%. Công trình vệ sinh hộ gia ñình phổ biên nhất ở các ñô thị là bể tự hoại, chiếm
80% số hộ gia ñình. Tỷ lệ này rất khác nhau ở các ñô thị. Một số vấn ñề tồn tại ñối với
thoát nước hộ gia ñình ở ñô thị là:
- Có nhiều hộ gia ñình có nhà tiêu tự hoại nhưng lại không ñược ñấu nối vào hệ
thống cống chung, do không có mạng lưới cống trong các ngõ. Kết quả là nước thải
chảy vào các rãnh hở hoặc chảy ra xung quanh hoặc ngấm vào ñất.

- Một số hộ gia ñinh có nhà vệ sinh dội nước, xả thẳng chất thải vào cống chung
mà không qua bể tự hoại hay các công trình xử lý cục bộ khác.
- Các bể tự hoại nói chung thường có dung tích nhỏ, trong khi việc hút bùn
không ñược thực hiện ñịnh kỳ. Nhiều hộ gia ñình hàng chục năm không hút bùn bể tự
hoại của mình. Nước thải, do vậy, ñược xả vào các cống chung, có lẫn theo bùn từ các
bể phốt, khiến các cống dễ bị lắng cặn và nặng mùi xú uế, nhất là vào mùa khô.
- Hoạt ñộng hút, vận chuyển và thải bỏ phân bùn bể tự hoại từ các hộ gia ñình,
cơ quan, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh, dịch vụ… ở các ñô thị còn bỏ ngỏ. Chưa có
thành phố nào quản lý tốt ñược hoạt ñộng này. Các doanh nghiệp tư nhân cung cấp
dịch vụ hút phân bùn một cách tự phát, và hầu hết ñều ñang thải bỏ phân bùn bừa bãi
ra các bãi ñất trống, vào mương, cống thoát nước hay trực tiếp ra sông, hồ,… gần nơi
hút phân bùn (ñể tiết kiệm chi phí vận chuyển) mà không bị kiểm soát, gây ô nhiễm môi
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

12
trường và lây lan dịch bệnh. Mỗi năm, theo nghiên cứu của Viện Khoa học và Kỹ thuật
môi trường, lượng phân bùn bể tự hoại phát sinh ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng,
Hồ Chí Minh tương ứng là 189.000, 80.500 và 336.000 m
3
(Nguyễn Việt Anh và nnk,
2012). Các trạm thu gom và xử lý phân bùn bể tự hoại không ñủ ñáp ứng khối lượng
này. Công ty Thoát nước Hải Phòng cung cấp dịch vụ hút phân bùn bể tự hoại miễn phí
cho các hộ gia ñình theo lịch trình, và chi phí này ñược bù ñắp bằng cách trích từ phí
thoát nước của các hộ gia ñình, thông qua ngân sách Thành phố, nhưng cũng chỉ ñáp
ứng ñược một phần nhu cầu của thị trường, và lượng phân bùn ñược ñưa về xử lý tại
trạm xử lý Tràng Cát rất hạn chế. Kinh doanh của các doanh nghiệp công ích hoạt ñộng
trong mảng này ñều bị lỗ và phải bù ñắp từ các hoạt ñộng kinh doanh khác, hay bằng
ngân sách thành phố (Nguyễn Việt Anh và nnk, 2012).
Theo Đánh giá chiến lược và lộ trình cấp nước và vệ sinh của Việt Nam (ADB,
2010), mức ñầu tư cần thiết ñể ñạt ñược mục tiêu phủ hệ thống thoát nước của Chính

phủ dành cho chương trình thoát nước ñô thị trong vòng 10 năm từ 2005 ñến 2015 dự
tính là 1,4 tỷ USD (theo ước tính năm 2004). Theo tính toán của chuyên gia ngành thoát
nước và vệ sinh ñô thị gần ñây, mức ñầu tư cần thiết phải là 4,3 - 16,2 tỷ USD tới năm
2020, tùy thuộc vào công nghệ ñược lựa chọn (Nguyễn Việt Anh, 2008).
Công nghệ thoát nước và xử lý nước thải ñô thị
Hệ thống thoát nước ở các ñô thị Việt Nam hiện nay ñều là loại hệ thống thoát
nước chung, phần lớn ñã hình thành từ lâu, chủ yếu ñể phục vụ tiêu thoát nước thải các
khu vực trung tâm, tiêu thoát nước bề mặt, chống úng ngập dọc các tuyến ñường phố,
rồi dần dần, các công trình xây dựng mọc lên và ñấu nối ñường xả nước thải vào ñó,
tạo nên một hệ thống thoát nước chung với tình trạng xây dựng, vận hành chắp vá,
không ñáp ứng ñược nhu cầu. Nhiều nơi, các tuyến cống có cao ñộ không ñược kiểm
soát, gây lắng cặn và úng ngập, gâp nhiều khó khăn trong quản lý vận hành, bảo dưỡng
và cải tạo. Ở các khu ñô thị mới, hệ thống thoát nước là hệ thống riêng, tuy nhiên, do
nước thải hầu hết chưa ñược xử lý, nước thải và nước bề mặt từ các khu ñô thị này lại
chảy chung trong các tuyến cống tập trung nước dọc các tuyến ñường ngoài khu ñô thị
hay kênh mương thoát nước chính của thành phố.
Một số dự án thoát nước ñô thị ñã triển khai áp dụng phương án thoát nước
riêng, ñiển hình là dự án thoát nước thành phố Buôn Ma Thuột (nguồn vốn Đan Mạch,
ñưa vào sử dụng giai ñoạn 1 từ năm 2008), dự án cấp nước và vệ sinh cho các thị trấn
nhỏ ở Việt Nam (nguồn vốn Phần Lan, bắt ñầu ñưa vào sử dụng).
Về công nghệ xử lý nước thải ñối với các trạm xử lý nước thải tập trung, công
nghệ phổ biến ñược áp dụng là công nghệ bể aeroten với bùn hoạt tính. Một số dự án
áp dụng công nghệ xử lý nước thải chi phí thấp, với hồ sinh học, như dự án thoát nước
ñô thị các tỉnh ven biển miền Trung (Đồng Hới, Lăng Cô,…) của Ngân hàng Thế giới, dự
án xây dựng trạm xử lý nước thải Bình Tân (nguồn vốn Bỉ) ở Thành phố Hồ Chí Minh,…
Một số dự án ñã mạnh dạn áp dụng công nghệ mới: aeroten hoạt ñộng (SBR) theo mẻ
như trạm xử lý nước thải Hạ Long và Bãi Cháy, Quảng Ninh, thuộc dự án vệ sinh 3
thành phố với nguồn vốn Ngân hàng Thế giới, dự án trạm xử lý nước thải Yên Sở (mô
hình BT), hay kết hợp bể aeroten hoạt ñộng theo mẻ và hồ sinh học (trạm xử lư nước
thải Bãi Cháy, Quảng Ninh).

Phương thức xử lý nước thải phân tán cho các cơ sở dịch vụ, sản xuất, cơ sở y
tế, các cụm dân cư ñược áp dụng ngày càng nhiều ở Việt Nam, do nhu cầu ñáp ứng
các tiêu chuẩn môi trường ñối với nước thải ngày càng chặt chẽ, và ưu ñiểm giảm chi
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

13
phí xây dựng cống, tính linh hoạt trong ñầu tư và quản lý. Bên cạnh các sản phẩm nhập
ngoại, ñã xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm công nghệ xử lý nước thải phân tán
do các ñơn vị trong nước nghiên cứu, phát triển hay Việt Nam hóa, như các bể tự hoại
kiểu mới bằng bê tông cốt thép thành mỏng ñúc sẵn (Công ty Thoát nước ñô thị Bà
Rịa– Vũng Tàu), bể xử lý kết hợp kỵ khí và hiếu khí chế tạo sẵn bằng vật liệu composite
theo công nghệ BASTAFAT và AFSB (Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học
Xây dựng), các bể xử lý nước thải phân tán bằng bê tông cốt thép với công nghệ bùn
hoạt tính, công nghệ lọc sinh học, bioten… của nhiều ñơn vị trong nước.
Nhiều giải pháp công nghệ, thiết bị mới cũng ñược áp dụng ngày càng nhiều
trong vận hành và bảo dưỡng mạng lưới, quản lý tài sản, quản lý khách hàng, … như
quản lý mạng lưới thoát nước, quản lý khách hàng trong dịch vụ hút bùn bể tự hoại
bằng GIS, giải pháp thông rửa cống bằng tời vận hành cơ khí, …
Một số vấn ñề còn tồn tại: hiện ở các ñô thị Việt Nam còn rất thiếu các trạm xử lý
nước thải. Tuy nhiên ở nhiều nơi, một số trạm xử lý nước thải ñã ñược xây dựng lại
hoạt ñộng không hết công suất, do việc ñầu tư không ñồng bộ, thiếu cống thu gom
nước thải nên không có nước thải chảy về trạm xử lý. Nhiều nơi hạn chế, giảm thiểu chi
phí, vận hành trạm xử lý không ñúng chế ñộ thiết kế. Nhìn chung, chưa có một nghiên
cứu ñầy ñủ,ñánh giá tình hình áp dụng công nghệ xử lý nước thải ở các ñô thị Việt Nam
và làm cơ sở ñể ñịnh hướng áp dụng các công nghệ phù hợp trong tương lai. Các vấn
ñề: kết hợp giữa bể tự hoại với mạng lưới thoát nước chung, riêng hay hỗn hợp, tổ
chức thoát nước và xử lý nước thải tập trung hay phân tán, vấn ñề tái sử dụng nước
thải, xử lý và tái sử dụng bùn cặn, lựa chọn công nghệ xử lý nước thải, tối ưu hóa vận
hành và bảo dưỡng các công trình trong hệ thống thoát nước… là những vấn ñề cần
ñược quan tâm giải quyết.

Mô hình quản lý dịch vụ
Theo Báo cáo Đánh giá ngành nước Việt Nam (ADB, 2009), có 76 công ty hiện
ñang cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải ñô thị, trong ñó có 49 công ty của
các thành phố trực thuộc trung ương hoặc tỉnh, 23 ñô thị loại IV thuộc tỉnh, và 4 thị trấn
huyện trực thuộc thành phố hoặc tỉnh. Trong số này, chỉ có 4 công ty thuộc các thành
phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu là chuyên về dịch vụ thoát
nước và xử lý nước thải, còn lại các công ty khác vừa cung cấp dịch vụ thoát nước, xử
lý nước thải ñô thị, vừa cung cấp các dịch vụ khác như thu gom chất thải rắn, quản lý
ñường phố, công viên, cây xanh, chiếu sáng ñô thị và nghĩa trang, vv…. Mô hình quản
lý dịch vụ thoát nước hiện nay ở các ñô thị lớn chủ yếu vận hành theo cơ chế ñặt hàng,
trong ñó các doanh nghiệp thoát nước ñược chính quyền thành phố giao quản lý tài sản
của hệ thống thoát nước ñô thị, do chính quyền tỉnh, thành phố làm chủ sở hữu
(mương, cống, xe máy, nhà xưởng, …). Ngân sách vận hành và bảo trì hệ thống thoát
nước và xử lý nước thải ñô thị hoàn toàn lấy từ nguồn ngân sách của thành phố hay
của tỉnh. Nghị ñịnh số 88/2007/ND-CP quy ñịnh sự cần thiết phải thu kinh phí từ các hộ
thoát nước ñủ ñể trang trải chi phí vận hành bảo dưỡng hệ thống thoát nước. Tuy nhiên
phí nước thải phổ biến hiện nay chỉ ñược quy ñịnh là 10% phụ thu trên hóa ñơn tiền
nước, dưới sự giám sát của UBND thành phố. Phí thoát nước này nhìn chung chỉ ñáp
ứng 10 – 20% chi phí vận hành, bảo dưỡng hệ thống thu gom nước thải, chưa kể ñến
chi phí vận hành, bảo dưỡng các trạm xử lý nước thải (nếu có) và các chi phí ñầu tư
quy ñổi hằng năm (khấu hao). Duy nhất chỉ có Thành phố Hải Phòng thu mức phí thoát
nước là 15% giá nước cấp, và ñang dự kiến tăng phí thoát nước theo lộ trình lên ñến
45% giá nước cấp vào năm 2015. Thành phố Sóc Trăng cũng mới nghiên cứu áp dụng
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

14
khung giá nước thải mới, hướng tới bù ñắp ñủ chi phí vận hành của hệ thống thoát
nước và xử lý nước thải. Ở hai thành phố này, trách nhiệm quản lý hệ thống thoát nước
cũng tăng lên. Các hộ gia ñình ở Hải Phòng ñược cung cấp dịch vụ hút bùn bể tự hoại
theo lịch trình miễn phí (nếu ngoài lịch trình thì vẫn trả phí), còn Công ty Công trình ñô

thị Sóc Trăng chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thoát nước ñến cả ñiểm ñấu nối vào
các hộ gia ñình.
Trong quan niệm truyền thống của chính quyền ñô thị, hệ thống thoát nước ñô thị
bao gồm các tuyến cống rãnh, ao hồ và kênh mương mà việc quản lý tương ñối ñơn
giản, không cần nhiều kiến thức và giải pháp kỹ thuật. Tuy nhiên ngày nay khi diện tích
ñô thị ngày càng lớn, tỷ lệ bao phủ dịch vụ ngày càng tăng, nhu cầu tiếp cận dịch vụ của
người nghèo cần ñược ñáp ứng, yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ, nhiều
công nghệ phức tạp hơn ñược áp dụng, yêu cầu chi phí ngân sách cho thoát nước ngày
càng phình to ra, thì cách quản lý truyền thống theo phương thức quản trị tài sản của
chính quyền ñô thị ñối với lĩnh vực thoát nước không còn thích hợp nữa, cần ñược ñổi
mới và chuyển sang phương thức cung ứng dịch vụ thoát nước dựa trên các nguyên
tắc thương mại. Mô hình ñặt hàng – ñấu thầu thực hiện dịch vụ công ích: vận hành, duy
tu, bảo dưỡng hệ thống thu gom và xử lý nước thải là hướng ñi thích hợp trong giai
ñoạn hiện nay cho mảng thoát nước ñô thị, trong khi khối tư nhân chưa tìm thấy sự hấp
dẫn ñầu tư trong các hoạt ñộng này vì các nguồn thu thu không bủ bù ñắp chi phí.
Đối với hoạt ñộng quản lý nước thải bệnh viện, kết quả khảo sát tại 854 bệnh
viện trên toàn quốc của Viện Y học lao ñộng và Vệ sinh môi trường, Bộ Y tế năm 2006
cho thấy: 41% bệnh viện có hệ thống cống thu gom nước thải riêng tách khỏi nước
mưa; 34% bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, nhưng chỉ có 27% hệ thống xử lý
nước thải ñang hoạt ñộng, số còn lại ñã hỏng không sử dụng nữa.
Với khối lượng nước thải trung bình của mỗi bệnh viện dao ñộng từ 20 – 360
m
3
/ngày ñêm, nhiều bệnh viện bố trí xen kẽ trong các khu dân cư và công xả nước thải
chung với hệ thống thoát nước khu dân cư, vấn ñề kiểm soát ô nhiễm môi trường do
nước thải bệnh viện trên toàn quốc ñang là một thách thức lớn. Ngày 15/11/2011, Thủ
tướng Chính phủ ñã ký Quyết ñịnh số 2038/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án tổng thể xử lý
chất thải y tế giai ñoạn 2011 - 2015 và ñịnh hướng ñến năm 2020, trong ñó ñối với
nước thải mục tiêu cụ thể ñến 2015 là:
- 100% các cơ sở y tế tuyến Trung ương, 70% các cơ sở y tế tuyến tỉnh, 50%

các cơ sở y tế tuyến huyện và 100% các cơ sở y tế tư nhân thực hiện xử lý nước thải
bảo ñảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Trong ñó ñến hết năm
2012, 100% các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thực hiện xử lý nước
thải bảo ñảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- 30% các cơ sở y tế còn lại ở tuyến tỉnh, 50% các cơ sở y tế còn lại ở tuyến
huyện và 100% các trạm y tế, nước thải nguy hại tại các cơ sở này ñược xử lý ban ñầu
trước khi thải ra môi trường.

2.2. Tình hình CN&VSMT khu vực nông thôn
Khi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn giai ñoạn 1 (1998 – 2005) và giai ñoạn 2 (2006 – 2011), với sự quan
tâm ñầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ quốc tế và sự tham gia tích cực của nhân dân, một
phần ñáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ñã
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

15
ñược xây dựng, trong ñó vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ñược quan tâm ưu tiên ñầu
tư. Tập quán và hành vi vệ sinh lạc hậu của người dân ñã và ñang ñược cải thiện. Tình
trạng không sử dụng nhà tiêu hoặc sử dụng phân chưa qua xử lý giảm dần ở nhiều ñịa
phương, ñặc biệt ở vùng núi phía Bắc, vùng ñồng bằng sông Hồng. Nhà tiêu ao cá ở
ñồng bằng sông Cửu Long từng bước ñược thay thế bằng nhà tiêu hợp vệ sinh. Môi
trường nông thôn ñang thay ñổi theo hướng tích cực. Tỷ lệ người dân nông thôn ñược
hưởng dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tăng lên. Tuy nhiên, so với
yêu cầu ñặt ra của Chiến lược Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
ñến năm 2020, với chỉ tiêu 100% dân số nông thôn ñược hưởng dịch vụ cấp nước sạch
và nhà tiêu hợp vệ sinh, các thành tựu ñạt ñược vẫn cn rất khiêm tốn, và cn rất nhiều
thách thức ñặt ra ñể có thể hoàn thành ñược mục tiêu này.
2.2.1. Hin trng cp nưc nông thôn
Theo tài liệu Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn giai ñoạn 3 (2011 – 2015), tính ñến năm 2010, tổng số dân nông thôn

ñược sử dụng nước hợp vệ sinh là 48.752.457 người, tăng 8.630.000 người so với cuối
năm 2005, tỷ lệ số dân nông thôn ñược sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên
80%, thấp hơn kế hoạch 5%, trung bình tăng 3,6%/năm. Trong ñó, tỷ lệ số dân nông
thôn ñược sử dụng nước sinh hoạt ñạt QCVN 02/2009:BYT trở lên là 40%, thấp hơn kế
hoạch 10%.
Trong 7 vùng kinh tế - sinh thái, vùng Đông Nam bộ có tỷ lệ số dân nông thôn sử
dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ñạt 90%, cao hơn trung bình cả nước 10%. Thấp nhất
là vùng Tây Nguyên 72% và Bắc Trung bộ 73%, thấp hơn trung bình 8% (Bộ Y tế,
2011).
Một số tiến bộ khoa học - công nghệ cấp nước phù hợp với ñiều kiện ñịa hình,
khí tượng, thuỷ văn của ñịa phương ñã ñược áp dụng. Trong cấp nước nhỏ lẻ ñã cải
tiến và áp dụng công nghệ, kỹ thuật xử lý nước như dàn mưa và bể lọc cát ñể xử lý sắt
và ô nhiễm Asen từ các giếng khoan sử dụng nước ngầm tầng nông. Nhiều thiết bị
ñồng bộ bằng nhiều loại vật liệu phù hợp ñể xử lý nước ñược giới thiệu và áp dụng trên
cả nước. Một số công trình cấp nước tập trung ñã áp dụng công nghệ lọc tự ñộng
không van, xử lý hoá học (xử lý sắt, mangan, asen, xử lý ñộ cứng ), hệ thống bơm
biến tần, hệ thống tin học trong quản lý vận hành Công nghệ hồ treo ñược cải tiến có
quy mô và chất lượng khá hơn góp phần giải quyết khan hiếm nguồn nước ở vùng cao
núi ñá trong mùa khô. Khi xảy ra thiên tai, lũ lụt các ñịa phương ñã sử dụng cloramin B
và Aqua tab, túi PUR ñể xử lý nước phục vụ ăn uống.
Một số mô hình và cơ chế quản lý vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước tập
trung và vệ sinh công cộng phù hợp, bước ñầu có hiệu quả ñã xuất hiện ở nhiều ñịa
phương như mô hình sự nghiệp có thu (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn tỉnh), mô hình doanh nghiệp công tư phối hợp dựa vào kết quả ñầu ra, mô
hình tư nhân ñấu thầu quản lý hệ thống cấp nước
Nhiều ñơn vị cấp nước ñã tổ chức hạch toán, tính ñúng, tính ñủ các chi phí, xây
dựng giá thành nước trên cơ sở Nghị ñịnh số 117/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007
của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Thông tư liên tịch số
95/TTLT-BTC-BXD-BNN trình cấp thẩm quyền phê duyệt giá bán cho người sử dụng.
Nhiều tỉnh ñã ban hành khung giá nước tại ñịa phương với mức giá tính ñúng, tính ñủ

chi phí vận hành bảo dưỡng hợp lý, thu một phần khấu hao cơ bản. Khung giá nước
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

16
này ñã tạo ñiều kiện chủ ñộng cho hoạt ñộng tài chính, thúc ñẩy sự sáng tạo và hấp dẫn
các ñơn vị cấp nước.
Tuy nhiên, còn nhiều mô hình, cơ chế quản lý khai thác các công trình cấp nước
tập trung ở nhiều nơi chưa hiệu quả và thiếu bền vững. Phương thức hoạt ñộng cơ bản
vẫn mang tính phục vụ, chưa chuyển ñược sang phương thức dịch vụ, thị trường hàng
hóa. Việc lựa chọn mô hình quản lý ở nhiều nơi chưa phù hợp, còn tồn tại nhiều mô
hình quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, như mô hình UBND xã, cộng ñồng, tổ hợp tác
quản lý. Năng lực cán bộ, công nhân quản lý vận hành còn yếu. Nhiều ñịa phương
chưa ban hành quy chế quản lý vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước tập trung.
Cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tài chính chưa phù hợp, nên chưa ñảm bảo hoạt
ñộng bền vững của công trình. Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chất lượng nước
chưa ñược quan tâm ñầy ñủ.
Trách nhiệm của người dân trong quản lý, sử dụng, bảo vệ và giám sát công
trình cấp nước chưa cao. Nhiều nơi ñã có công trình cấp nước tập trung với chất lượng
tốt, nhưng tỷ lệ ñấu nối còn thấp, nhiều hộ chỉ dùng nước máy ñể ăn uống, còn sinh
hoạt vẫn dùng nước chưa ñảm bảo vệ sinh.
Nhiều công trình cấp nước nông thôn xây dựng xong nhưng không hoạt ñộng
ñược, hoặc hoạt ñộng kém hiệu quả, gây lãng phí và tác ñộng tiêu cực ñến cuộc sống
của người dân, ñến quan ñiểm và thái ñộ của cộng ñồng với dịch vụ cấp nước và vệ
sinh.
2.2.2. Hin trng v sinh môi trưng khu vc nông thôn
Theo tài liệu Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn giai ñoạn 3 (2011-2015), khoảng 11.436.500 hộ gia ñình nông thôn có
nhà tiêu, chiếm 77% tổng số hộ, trong ñó 8.905.988 hộ gia ñình có nhà tiêu hợp vệ sinh,
tăng 1.762.000 hộ so với khi bắt ñầu thực hiện Chương trình giai ñoạn 2 (2006 – 2011),
trung bình tăng 2%/năm, nâng tỷ lệ số hộ gia ñình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là

40% cuối năm 2005 lên 55% năm 2010, thấp hơn kế hoạch 15%.
Khoảng 32.006 trường học phổ thông, mầm non có nước sạch và công trình vệ
sinh, ñạt 80% thấp hơn kế hoạch 20%. Số trường học có nước sạch và công trình vệ
sinh tăng 4.000 trường so với khi bắt ñầu thực hiện Chương trình giai ñoạn 2, trung
bình tăng 2%/năm. Khoảng 8.675 trạm y tế xã có nước sạch và công trình vệ sinh, tăng
24% so với cuối năm 2005, trung bình mỗi năm tăng 4,6% ñạt 80%, thấp hơn kế hoạch
20%. Số công trình nước sạch và vệ sinh tại chợ nông thôn là 1.537 công trình tăng từ
17% cuối năm 2005 lên 48%, thấp hơn kế hoạch 52% (Bộ Y tế, 2011)
Trong số 9.728 trụ sở UBND xã ñã có 7.003 trụ sở có nước sạch và công trình
vệ sinh, ñạt 72%; trong ñó, 1.459 công trình ñược xây mới trong Chương trình NTP2
giai ñoạn 2006 – 2010 (Bộ Y tế, 2011).
Số chuồng trại chăn nuôi ñược cải tạo và xây dựng mới ñáp ứng việc quản lý
chất thải ñã tăng lên. Đến năm 2010, khoảng 2.700.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi
hợp vệ sinh, chiếm 45% trên tổng số 6.000.000 hộ chăn nuôi; khoảng 18.000 trang trại
chăn nuôi tập trung hầu hết chất thải ñã ñược thu gom và xử lý. Số chuồng trại ñã có
công trình Biogas là 1.000.000 chuồng trại, chiếm gần 17% (Bộ Y tế, 2011).
Việc thu gom, xử lý rác thải cũng bắt ñầu ñược quan tâm, khoảng 3.310 xã và
thị trấn có tổ thu gom rác thải, ñạt 32% trên tổng số 9.728 xã trên cả nước.
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

17
Hiện cả nước có 2.790 làng nghề, phân bố không ñồng ñều giữa các vùng, miền;
miền Bắc khoảng 60%, miền Trung 30%, miền Nam 10%. Một số làng nghề ñã ñược
quy hoạch, chất thải cũng ñã ñược thu gom và xử lý, bước ñầu ñã hạn chế ô nhiễm môi
trường (Bộ Y tế, 2011).
Thông qua hỗ trợ tài chính xây dựng các mô hình thí ñiểm và chương trình tín
dụng ưu ñãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, các mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh chuẩn
theo Quyết ñịnh số 08/2005/QĐ-BYT ñã ñược phổ biến tới cộng ñồng. Cục Quản lý môi
trường y tế, Bộ Y tế ñã biên soạn và ban hành Tài liệu hướng dẫn thiết kế, xây dựng và
bảo quản nhà tiêu hộ gia ñình và công trình công cộng, với gần 20 loại nhà tiêu ñáp ứng

các yêu cầu về vệ sinh cho các vùng miền. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ñã ban hành
mẫu thiết kế công trình vệ sinh cho trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu
học và trường mầm non thân thiện và phù hợp với các ñộ tuổi học sinh. Bên cạnh ñó,
các mô hình bể biogas mới như bể biogas bằng chất dẻo, bằng composit ñúc sẵn, bằng
gạch hay bê tông cốt thép cải tiến, … xử lý chất thải chuồng trại chăn nuôi cũng ñã xuất
hiện. Công nghệ sản xuất phân vi sinh từ phế thải nông nghiệp và chất thải chăn nuôi,
có hay không sử dụng chế phẩm vi sinh cũng ñang ñược áp dụng ở nhiều nơi.
Công tác quản lý vận hành công trình sau ñầu tư ñược quan tâm hơn trước. Các
ñơn vị thực hiện ñã xác ñịnh mục ñích của Chương trình chỉ ñạt ñược khi có cơ chế
quản lý khai thác và sử dụng công trình hiệu quả và bền vững. Tuy vậy, công tác triển
khai, tổ chức thực hiện cũng như năng lực và kỹ năng về CN&VSMT nông thôn còn
nhiều hạn chế và thách thức.
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

18

3. Nước, vệ sinh và phát triển: các khía cạnh sức khỏe, xã hội và
kinh tế
Kết quả ñiều tra vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ Y tế năm 2007 cho thấy cơ
cấu nguồn nước ăn uống, sinh hoạt chính ở các hộ gia ñình vùng nông thôn hiện nay
như sau: 33,1% giếng khoan, 31,2% giếng khơi, 1,8% nước mưa, 11,7% nước máy,
7,5% nước suối ñầu nguồn, 11% nước sông ao hồ, 3,7% nguồn nước khác. Chỉ có
25,1% trong tổng số 2958 mẫu nước xét nghiệm lấy từ các nguồn nước sinh hoạt của
các gia ñình ở nông thôn thuộc 8 vùng sinh thái ñạt tiêu chuẩn vệ sinh về vi sinh.
Tỷ lệ số dân nông thôn ñược sử dụng nước sinh hoạt ñạt QCVN 02:2009/BYT là
40%, 80% trường học phổ thông, mầm non có nước sạch và công trình vệ sinh, 48%
chợ nông thôn có công trình nước sạch và vệ sinh (Bộ Y tế, 2011).
Theo Báo cáo kết quả ñề tài “Nghiên cứu mối liên quan giữa vệ sinh môi trường,
nguồn nước hộ gia ñình và hành vi vệ sinh chăm sóc trẻ của bà mẹ với tình trạng dinh
dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam” do Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với

UNICEF thực hiện năm 2010 cho thấy: Điều kiện nguồn nước, nhà tiêu hộ gia ñình ở
các ñịa bàn ñiều tra không ñồng ñều và còn nhiều khó khăn: 15,1% số gia ñình hiện
vẫn ñang sử dụng nước sông suối/ao hồ làm nguồn nước chính cho ăn uống và sinh
hoạt; 30,4% hộ gia ñình có nguồn nước chính không HVS; 4,6% và 15,3% nguồn nước
có nguy cơ ô nhiễm cao và rất cao. Tỉnh với tỷ lệ nguồn nước hộ gia ñình có nguy cơ ô
nhiễm cao và rất cao: cao nhất là An Giang (54,1%) và thấp nhất là Hà Tĩnh (3,6%).

Hình 1. Tỷ lệ gia ñình có nguồn nước chính ñược ñánh giá
cảm quan là hợp vệ sinh
(Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế - UNICEF, 2010)

Nhiều nghiên cứu gần ñây ñã cho thấy Việt Nam có nguồn nước ngầm ở nhiều
nơi bị ô nhiễm asen khá trầm trọng. Để giảm thiểu tác hại của asen trong nguồn nước,
ngày 25 tháng 8 năm 2006 Bộ Tài Nguyên và Môi trường ra Quyết ñịnh số Số 1115/QĐ-
BTNMT về việc phê duyệt Đề án ''Giảm thiểu tác hại của Arsenic trong nguồn nước sinh
hoạt ở Việt Nam''. Nội dung chính của Đề án gồm:
- Điều tra tổng quan xác ñịnh hiện trạng nhiễm asen trong nguồn nước sinh hoạt
trên phạm vi toàn quốc; khoanh ñịnh các vùng ô nhiễm cần ñiều tra chi tiết.
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

19
- Điều tra xác ñịnh mức ñộ ô nhiễm ở những vùng ñiều tra chi tiết và ñề xuất
pháp khắc phục.
- Điều tra ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm asen tới sức khỏe
cộng ñồng.
- Tổng hợp, ñánh giá hiệu qủa, khả năng áp dụng các công nghệ xử lý asen và
ñề xuất công nghệ xử lý phù hợp ñể áp dụng trong ñiều kiện cụ thể ở các vùng trọng
ñiểm.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về asen trong nguồn nước sinh hoạt. Thông tin, tuyên
truyền về hiện trạng nhiễm asen trong nguồn nước sinh hoạt, tác hại của việc sử dụng

nước ô nhiễm asen tới sức khỏe cộng ñồng và các biện pháp giảm thiểu tác hại.
Năm 2010 Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cơ bản
ñã hoàn thành việc xây dựng bản ñồ khoanh vùng nguy cơ ô nhiễm asen trong nguồn
nước dưới ñất ở 1.385 xã, thuộc ñịa bàn của 207 huyện ở 40 tỉnh trên phạm vi cả nước.
Nguy cơ ô nhiễm asen cao tập trung ở các vùng ñồng bằng Bắc bộ, ñồng bằng sông
Cửu Long và các vùng ñồng bằng ven biển khu vực miền Trung.
Ô nhiễm asen trong nước ngầm có nguyên nhân chủ yếu từ cấu tạo ñịa chất,
ngoài ra còn do asen trong thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp và nước
thải từ các nhà máy hóa chất có asen ngấm theo các kẽ nứt xuống mạch nước ngầm
(WHO, 1999). Việc khai thác nước ngầm quá mức, ñặc biệt là ở một số vùng ñồng bằng
sông Hồng và sông Cửu Long, theo nhiều nhà nghiên cứu, cũng là một nguyên nhân
làm gia tăng ô nhiễm asenic trong nguồn nước ngầm nông.
Kết quả ñề tài KHCN cấp nhà nước KC.10.06/06.10 "Nghiên cứu ảnh hưởng của
ô nhiễm asen trong nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tới sức khỏe, bệnh tật của cộng
ñồng dân cư vùng ñồng bằng sông Hồng và biện pháp khắc phục" năm 2005 - 2007 cho
thấy nhân dân sử dụng nhiều loại nguồn nước, nhưng nước giếng khoan vẫn là một
nguồn chính trong 74,2% hộ gia ñình, trong ñó 90,1% có sử dụng ñể ăn uống, rửa rau,
vo gạo. Có 87,5% gia ñình ñã dùng nước giếng khoan từ 6 ñến 10 năm. Có 88% gia
ñình sử dụng nước giếng khoan trên 10 tháng/năm. Có 77,6% mẫu nước trước lọc có
nồng ñộ asen > 50mg/l, trong ñó 50% mẫu >100mg/l. Tuy nhiên, nước sau khi lọc qua
bể lọc cát tự làm của các hộ dân thì nồng ñộ asen ñã giảm ñi ñáng kể: 85,3% ñã ñạt
tiêu chuẩn cho phép của nước sinh hoạt (<50mg/l), trong ñó có 36,5% có thể dùng ñể
ăn uống.
Theo thống kê năm 2010 của Bộ Xây dựng, tuy có nhiều tiến bộ so với những
năm trước, cho ñến hết 2010 mới chỉ có 62% người dân ñô thị có thể tiếp cận ñược với
nước sạch. Chỉ có 35 trong số 67 thành phố ñược khảo sát (chiếm 60%) ñảm bảo cấp
nước liên tục 24 giờ/ngày. Hầu hết các thành phố còn lại chỉ hoạt ñộng 14-20 giờ/ngày
và có 3-4 thành phố chỉ có thể hoạt ñộng 8-10 giờ/ngày. Tỷ lệ clo dư trong nước tại nhà
máy nước từ 0,3mg/l – 0,5mg/l ñạt 90%, nhưng tỷ lệ clo dư trong nước cấp tại hộ sử
dụng thì chưa có thống kê. Chỉ có khoảng 50% mạng lưới phân phối ñạt tiêu chuẩn

nước sạch.
Theo kết quả ñiều tra vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ Y tế năm 2007, tỷ lệ
nhà tiêu hộ gia ñình vùng nông thôn Việt Nam ñạt tiêu chuẩn vệ sinh theo Quyết ñịnh số
08/2005/QĐ-BYT còn rất thấp. Chỉ có 18% số hộ nông thôn có nhà tiêu ñạt tiêu chuẩn
vệ sinh về xây dựng và sử dụng bảo quản, bao gồm 7,9% nhà tiêu thấm dội nước, 7,7%
nhà tiêu tự hoại, 2,0% nhà tiêu hai ngăn và 0,3% nhà tiêu Biogas. Có 22,5% số hộ gia
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

20
ñình nông thôn Việt Nam có nhà tiêu ñạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, bao gồm 8,8%
thấm dội nước, 8,6% nhà tiêu tự hoại, 4,8% nhà tiêu hai ngăn, 0,4% nhà tiêu Biogas.
Có 22,2% số hộ gia ñình nông thôn Việt Nam có nhà tiêu ñạt tiêu chuẩn vệ sinh về sử
dụng bảo quản, bao gồm 10,2% nhà tiêu tự hoại, 9,0% nhà tiêu thấm dội nước, 2,3%
nhà tiêu hai ngăn, 0,6% nhà tiêu Biogas. 75% số gia ñình ở các vùng nông thôn có nhà
tiêu, nhưng chỉ có 33% số hộ nông thôn Việt Nam có nhà tiêu thuộc loại hợp vệ sinh mà
chưa ñánh giá chất lượng xây dựng, sử dụng. Số hộ gia ñình không có nhà tiêu tập
trung nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và vùng các dân tộc thiểu
số. Người nghèo, người có trình ñộ học vấn thấp, người dân tộc thiểu số, người dân
sống ở vùng núi ít có cơ hội tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh so với người không
nghèo, người học vấn cao, người Kinh, người sống ở vùng ñồng bằng, trung du.
Có 30,1% số hộ nông thôn Việt Nam ñang sử dụng phân người trong sản xuất
nông nghiệp, nuôi cá. Đa số những hộ này không ủ phân hoặc ủ phân không ñủ thời
gian quy ñịnh. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần gây ô nhiễm
phân người ra nguồn nước và môi trường xung quanh (Bộ Y tế, 2007).
Đến năm 2010, khoảng 45% hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh trong tổng
số hộ có chuồng trại chăn nuôi. Số chuồng trại ñã có công trình Biogas chỉ chiếm gần
17%. Việc thu gom, xử lý rác thải cũng mới bắt ñầu ñược quan tâm, khoảng 32% xã và
thị trấn có tổ thu gom rác thải (Bộ Y tế, 2011).
Theo Báo cáo kết quả ñề tài “Nghiên cứu mối liên quan giữa vệ sinh môi trường,
nguồn nước hộ gia ñình và hành vi vệ sinh chăm sóc trẻ của bà mẹ với tình trạng dinh

dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tài Việt Nam” do Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với
UNICEF thực hiện năm 2010 cho thấy tại Bảng 3: 30,9% số hộ gia ñình có nhà tiêu hợp
vệ sinh. Điện Biên và Kon Tum có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh thấp nhất là 4,3% và
10,2%.
Bảng 3. Tỷ lệ nhà tiêu ñạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng và
bảo quản tính trên tổng số hộ ñiều tra
Loại nhà tiêu
Nam
Định
(n=489)

Điện
Biên
(n=494)

Hà Tĩnh

(n=506)

Kon
Tum
(n=403)

Ninh
Thuận
(n=482)

An
Giang
(n=495)


Chung
(n=2869)

Tự hoại 56,0

1,8

15,0

8,9

35,9

14,7

22,3

Hai ngăn 0,8

2,2

9,9

0,2

0,2

0,0


2,3

Chìm có ố
ng thông
hơi 0,0

0,0

0,0

0,2

0,4

0,0

0,1

Thấm dội nước 1,6

0,2

0,6

0,5

9,3

21,8


5,8

Biogas 1,2

0,0

0,4

0,2

0,0

0,0

0,3

Tính chung 59,7

4,3

25,9

10,2

45,9

36,6

30,9


(Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế - UNICEF, 2010)

Kết quả ñiều tra vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ Y tế năm 2007 còn cho
thấy:
Tỷ lệ ñối tượng thường xuyên thực hiện hành vi rửa tay xà phòng trước khi ăn là
12%, sau khi tiểu tiện là 12,2% và sau khi ñại tiện là 15,6%. Nhóm ñối tượng có học vấn
cao, phụ nữ, dân tộc Kinh, ñối tượng sống tại Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ có
tỷ lệ rửa tay xà phòng cao hơn các nhóm tương ứng khác.
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. NĂM 2011

21
Có 11,6% ñối tượng ñược phỏng vấn vẫn thường xuyên uống nước lã. Thói
quen uống nước lã sẽ ñưa ñến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng ñồng
do mắc phải những bệnh dịch lan truyền theo nước.
Tỷ lệ ñối tượng thường xuyên uống nước lã rất cao ở nhóm học vấn thấp, ở
người dân tộc Ba Na, Ê Đê, Vân Kiều, Ra Glai, Mnông và ở vùng Tây Nguyên, Đồng
bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Đến 2010 tình hình vệ sinh cá nhân trong cộng ñồng có khả quan hơn. Theo ñiều
tra của Bộ Y tế, 2010 cho thấy ñã có 59% hộ gia ñình có xà phòng bánh/gel tại chỗ rửa
tay, trong ñó thấp nhất là ở Điện Biên (29,1%). Nhiều bà mẹ/người chăm sóc trẻ chính
thiếu hiểu biết và không thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong chăm sóc
trẻ: 23,8% bà mẹ/người chăm sóc trẻ chính thỉnh thoảng mới rửa tay; 36,2% thường
xuyên rửa tay bằng xà phòng sau ñại tiện, 22,8% rửa tay xà phòng trước khi ăn, 19%
rửa tay xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, và 14,9% rửa tay xà phòng sau khi
ðổ bô, rửa cho trẻ; 41,2% bà mẹ/người chăm sóc trẻ chính ñã không xử lý ñúng phân
của trẻ, như: ñể cho chó, lợn ăn (21,1%), ñổ ra vườn (16,3%), ñổ ra ñồng/sông
(13,6%)…; Tỷ lệ biết những công việc cần làm ñể ñảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn,
khi sử dụng và bảo quản thức ăn ñều thấp: tỷ lệ biết cần rửa tay trước khi chế biến và
trước khi ăn là 36,4%, biết cần ngâm kỹ thực phẩm, rửa sạch rau quả khi ăn sống là
38,9%, biết thức ăn sống, chín phải ñể riêng là 13,8%.



Hình 2. Tỷ lệ thường xuyên rửa tay xà phòng tính trên
tổng số ñối tượng ñược phỏng vấn
(Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế - UNICEF, 2010)
Theo ñánh giá của WASH, 2011 chỉ có dưới 15% dân cư nông thôn rửa tay sau
khi ñi vệ sinh và trước khi ăn và chỉ có khoảng 5% các trường ở nông thôn có sẵn xà
phòng rửa tay cho học sinh.

×