Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

tổng quan về muối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.84 KB, 5 trang )

TỔNG QUAN VỀ MỐI
Mối (termite) có tên khoa học là Isoptera, thuộc lớp Insecta,
ngành Arthropoda, giới Animalia.
 Khu vực tìm thấy: khu vực nhiệt đới.
 Chế độ ăn uống: động vật ăn cỏ.
 Kích thước: 0.4-1.2cm( 0.15-0.47in)
 Số loài: 2800.
 Tuổi thọ trung bình: 2 năm.
 Tình trạng bảo tồn: ít quan tâm.
 Màu: đỏ, đen, trắng, nâu.
 Loại da: vỏ cứng.
 Môi trường sống: rừng và các khu vực có độ ẩm cao.
 Thức ăn chính: thực vật hữu cơ, gỗ, cỏ.
 Các loài ăn mối:chim, bò sát, động vật có vú.
 Tính năng đặc biệt:kích thước cơ thể nhỏ và các tổ rất lớn.
Mối là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là
nhóm côn trùng có 'tính xã hội' cao. Chúng lập thành vương
quốc sớm nhất.
Tại sao gọi mối là côn trùng xã hội

Mỗi nhóm cá thể đóng vai trò riêng biệt. Đàn mối chỉ tồn tại khi
có đủ các nhóm này, mỗi nhóm là mỗi đẳng cấp có chức năng
riêng như xã hội con người
Mối là một loại côn trùng xã hội đa hình thái. Do sự chuyển hóa
về chức năng, mối phân hóa thành các dạng khác nhau về hình
dạng và cấu tạo cơ thể: mối vua, mối chúa, mối cánh, mối lính,
mối thợ trong cùng một đàn. Mối sinh sản là các dạng mối có
khả năng sinh sản như mối cánh trưởng thành, mối chúa, mối
vua. Mối vô sinh là các dạng không có khả năng sinh sản hoặc
cơ quan sinh dục đã bị tiêu giảm như mối lính, mối thợ.
Trên thế giới mối có trên 2700 loài. Các loài có đặc điểm khác


nhau. Chúng khác nhau về cấu trúc tổ (có loài làm tổ nổi trên
mặt đất, có loài làm tổ chìm, có loài làm tổ trên cây), đặc điểm
dinh dưỡng (có loài chuyên ăn gỗ khô, có loài chuyên ăn gỗ ẩm,
có loài chuyên ăn mùn), có loài đắp đường mui, có loài không
đắp đường mui khi đi kiếm ăn, có loài ăn bên ngoài có loài
chuyên ăn bên trong gỗ….
Mối được biết đến như detritivores, có nghĩa là họ ăn phân hủy
thực vật. Khoảng 10% của 4.000 loài mối ước tính khác nhau
được biết đến như là loài gây hại, vì chúng có thể gây ra thiệt hại
cho các tòa nhà và đất nông nghiệp.
Là loài côn trùng, bộ Cánh đều (Isoptera), sống ở các vùng nhiệt
đới, hàng năm gây thiệt hại rất lớn cho nhiều loại cây trồng và
cho các công trình kiến trúc, kho tàng, đê điều, (Tại Ấn Độ,
ước tính hàng năm trị giá số cây cốc bị mối làm hại tới 280 triệu
rupi).
Mối thường sống thành những tập đoàn lớn. Một số xây tổ ở rất
cao. Mối chúa và mối vua (nhỏ hơn mối chúa) sống ở trung tâm
của tổ.
Thức ăn của mối: Mối thích ăn chất cellulose, của gỗ. Mối thợ
có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất
chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối
có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải
cellulose thành đường cung cấp cho mối.
Nguồn thức ăn của mối chủ yếu là các sản phẩm thực vật, trong
đó thành phần quan trọng nhất là chất xơ (cellulose). Vì vậy đối
tượng bị mối gây hại rất đa dạng.
- Thực vật sống: Nhiều loài mối lấy thức ăn từ cây sống, đặc biệt
là vào mùa khô hạn, cây sống còn cung cấp nước cho chúng,
nhất là các cây còn non như bạch đàn, chè sắn và các cây trồng
khác.

- Thực vật khô: Ruột của loài mối nhà tiêu hoá được chất xơ nên
ngoài gỗ, tre nứa tất cả các sản phẩm đựoc chế biến từ thực vật
như giấy, vải…đều bị chúng phá hoại. Trên đường đến nguồn
thức ăn, mối có thể đục qua nhiều loại vật liệu khác như xốp
cách âm, cao su, đồng thời mang theo đất và độ ẩm làm nhiều
máy móc bị hư hỏng theo.

Các loại mối khác nhau thường ăn chất xơ của gỗ ở trạng thái
khác nhau. Mối nhà thích ăn gỗ thông màu trắng, Trám
trắng…còn tốt nguyên; một số loại mối đất lại ăn những loại gỗ
đã hơi bị mục. Với kỹ thuật nhử mối để tiêu diệt cần quan sát và
lựa chọn loại mồi thích hợp và tác động thêm các chất dinh
dưỡng như nước đường, nước cháo hoặc các chất dẫn dụ khác.
Hoạt động

Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có
hơn 200 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh
đen.
Sinh sản

Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ
bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái
giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối
đực là mối chúa, chuyên giao phối, mối cái là mối hậu, chuyên
đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi
làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra
đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và
mối lính.
Nguồn:



/>quan-ve-loai-Moi-32/




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×