Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

TRẦN THỊ THƢƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

TRẦN THỊ THƢƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 8310102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. Nguyễn Thùy Anh

Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng tơi. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, trích dẫn
có nguồn gốc rõ ràng. Các đánh giá, kết luận của luận văn chưa từng được
công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào trước đó.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2022
Tác giả

Trần Thị Thƣơng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cơ trong Khoa Kinh tế Chính trị
trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ tơi trong q
trình học tập cũng như thực hiện Luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thùy Anh đã tận
tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Hải Dương, Ban quản lý khu
công nghiệp tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi thu thập
số liệu trong nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, những người bạn đã cùng đồng hành, hỗ
trợ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luận văn này.
Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ và kính
mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cơ để tơi có điều kiện hồn
thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu quả, hữu ích

khi áp dụng vào trong thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2022
Tác giả

Trần Thị Thƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1

2.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 3

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

5.

Những đóng góp của luận văn ............................................................................. 4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CƠNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ........................................................................ 6
1.1

Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 6

1.1.1 Những nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với các KCN trên cả nƣớc ........... 6
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với các KCN trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng .............................................................................................................. 6
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp 8
1.2.1 Khái quát về khu công nghiệp.............................................................................. 9
1.2.1.1

Các đặc điểm của các khu cơng nghiệp ...................................................... 10

1.2.1.2

Các loại hình khu cơng nghiệp .................................................................... 12

1.2.1.3

Vai trị kinh tế - xã hội của các khu công nghiệp ...................................... 13

1.2.2 Khái quát về quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp ........................... 14
1.2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp ............................. 14
1.2.2.2 Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của Ban quản lý các KCN.................... 16
1.2.3 Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp ................................. 20
1.2.3.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển khu công nghiệp ........................ 20
1.2.3.2 Vận động, thu hút đầu tƣ vào khu công nghiệp ............................................ 20

1.2.3.3 Đào tạo, thu hút nguồn lao động cung cấp cho các DN trong các KCN ..... 24
1.2.3.4 Đảm bảo công tác bảo vệ môi trƣờng tại các KCN ...................................... 25
1.2.3.5 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong các khu công nghiệp.................. 26
1.2.3.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với các khu công
nghiệp ................................................................................................................... 30
1.2.3.7. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp ......................... 34


1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với một số khu công nghiệp ở Việt Nam . 35
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp ở Hƣng Yên ... 35
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp ở Đồng Nai ..... 38
1.3.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp ở Bắc Ninh ...... 38
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hải Dƣơng.............................................. 39
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 42
2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin ........................................................................... 42
2.1.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp ........................................................... 42
2.1.2 Phƣơng pháp thu thập thơng tin sơ cấp ............................................................. 42
2.2 Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp ........................................................................ 43
2.3 Phƣơng pháp thống kê so sánh .............................................................................. 43
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG ............................................................ 45
3.1 Khái quát về tỉnh Hải Dƣơng và tình hình phát triển các khu cơng nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng ....................................................................................... 45
3.1.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Hải Dƣơng ........................................................... 45
3.1.2 Tình hình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng ....... 47
3.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng ............................................................................................................ 52
3.2.1 Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch của Ban quản lý đối với các KCN
tỉnh Hải Dƣơng.................................................................................................... 52
3.2.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc tại các KCN trên địa bàn

tỉnh Hải Dƣơng .................................................................................................... 57
3.2.3 Thực trạng đào tạo, thu hút nguồn lao động, giải quyết việc làm cho lao động
địa phƣơng ........................................................................................................... 60
3.2.4 Thực trạng công tác bảo vệ môi trƣờng tại các KCN ....................................... 62
3.2.5 Thực trạng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động trong
các khu công nghiệp ............................................................................................ 63
3.3 Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hải Dƣơng .................................................................................................... 71
3.3.1 Một số kết quả đạt đƣợc trong quản lý nhà nƣớc đối với các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2015-2020 ............................ 71
3.3.2 Những hạn chế tồn tại trong QLNN tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng ................................................................................................................... 72


3.3.3 Nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng .................................................................. 75
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN VAI TRỊ QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI
DƢƠNG .............................................................................................................................. 78
4.1 Định hƣớng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 .......................................... 78
4.2 Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nƣớc đối với các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng ................................................................. 82
4.2.1 Nâng cao chất lƣợng quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển khu
công nghiệp .......................................................................................................... 82
4.2.2. Nâng cao trình độ chun mơn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ trong
ban quản lý........................................................................................................... 86
4.2.3. Hồn thiện cơng tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động của các khu công
nghiệp ................................................................................................................... 87
4.2.4. Đẩy mạnh hợp tác xúc tiến đầu tƣ với sự tham gia của các cơ quan xúc tiến

đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài. ........................................................................ 88
4.2.5. Tăng cƣờng đào tạo, thu hút nguồn lao động, cung cấp cho doanh nghiệp
trong khu công nghiệp. ....................................................................................... 92
4.2.6. Tiến hành đồng bộ các biện pháp kiểm sốt, bảo vệ mơi trƣờng trong và
ngồi khu cơng nghiệp ........................................................................................ 94
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 99


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên hình/ bảng

Số trang

Bảng 3.1: Tổng hợp quy hoạch khu công nghiệp trên địa bàn

56

tỉnh Hải Dương
Bảng 3.2: Vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn Hải Dương

59

Bảng 3.3: Phân bố lao động tại một số KCN tại Hải Dương giai
đoạn 2018- 2021

61

Bảng 3.4: Kết quả thanh tra, giám sát quản lý các khu công


65

nghiệp tại tỉnh Hải Dương
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát chất lượng cung ứng dịch vụ công tại

65

Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.

DANH MỤC HÌNH

Số trang

Tên hình
Hình 1.1: Mơ hình tổ chức bộ máy Ban Quản lý các khu công
nghiệp

i

19


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQL


Ban quản lý

CCN

Cụm cơng nghiệp

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DN

Doanh nghiệp

GCN

Giấy chứng nhận

GPLĐ

Giấy phép lao động

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn


KCN

Khu công nghiệp

KCNC

Khu công nghệ cao

KCX

Khu chế xuất

KCN, CNN Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp
KT-XH

Kinh tế - xã hội

NĐT

Nhà đầu tư

NN

Nhà nước

NSNN

Ngân sách nhà nước


SXKD

Sản xuất kinh doanh

UBND

Ủy ban nhân dân

QLNN

Quản lý nhà nước
ii


USD

Đơ la Mỹ

VCCI

Phịng Thương mại cơng nghiệp Việt Nam

VĐT

Vốn đầu tư

iii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Khu cơng nghiệp, khu kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng đã trở thành động lực của sự phát triển. Thời gian qua, đóng
góp của KCN, KKT vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước đã khẳng định
tính đúng đắn của chủ trương và mơ hình KCN, KKT. Theo số liệu của Vụ
Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 4 năm
2016, cả nước có 310 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn
85,6 nghìn ha và 16 KKT được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt
nước là 814.792 ha. Trong đó, diện tích đất KCN có thể cho th đạt 57,8
nghìn ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Có 217 KCN đi vào
hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên gần 58,6 nghìn ha và 93 KCN đang
trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện
tích đất tự nhiên hơn 27,1 nghìn ha. Tổng diện tích đất cơng nghiệp đã cho
thuê đạt trên 27,5 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy 48%, riêng các KCN đã đi vào hoạt
động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 69%.
Các KCN, KKT đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm,
tạo thu nhập cho người lao động, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. FDI trong KCN, KKT sử dụng lao động có chun
mơn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ
khu vực và quốc tế, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam để hình
thành đội ngũ lao động của nền cơng nghiệp hiện đại. Đến nay, nhiều trường
cao đẳng hoặc cơ sở dạy đào tạo công nhân làm việc trong KCN đã được xây
dựng. Đặc biệt đã hình thành mơ hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực
giữa các khu cơng nghiệp và nhà trường, góp phần quan trọng giải quyết tình
trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật hiện nay. Dự kiến trong

1



năm 2025, các KCN, KKT thu hút khoảng 550 nghìn lao động trực tiếp, nâng
tổng số lao động làm việc trong KCN, KKT đến cuối năm 2025 vào khoảng
3,85 triệu lao động. Vấn đề nhà ở cho người lao động đã được quan tâm hơn.
Một số địa phương đã khởi cơng và hồn thành các dự án xây dựng nhà ở
cơng nhân KCN, góp phần giải quyết chỗ ở cho công nhân lao động tại các
KCN.
Tại tỉnh Hải Dương trong quá trình xây dựng và phát triển các
KCN, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách để thu
hút vốn của các nhà đầu tư và tăng cường vai trò quản lý của các sở, ban ngành
đối với hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt
động của các KCN trên địa bàn tỉnh còn ở mức thấp, chưa thực sự là “đòn
bẩy” để thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh; chưa đáp ứng được với các
yêu cầu, mong muốn mà chính quyền và nhân dân trong địa phương đề ra.
Tình trạng thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đất trong các KCN chưa cao, việc huy
động các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng chưa cao, vấn đề về môi trường,
công tác quản lý nhà nước đối với các KCN còn nhiều bất cập, cần phải được
nghiên cứu để đổi mới hoàn thiện hơn nữa. Vì vậy, bài tốn được đặt ra là làm
thế nào để hoàn thiện năng lực quản lý nhà nước của cấp chính quyền và Ban
Quản lý khu cơng nghiệp tỉnh Hải Dương đối với hoạt động của các KCN để
đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế.
Từ đó, xây dựng được mơ hình quản lý nhà nước về cơ chế, chính sách
và mơi trường hoạt động tại các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thúc
đẩy nền kinh tế thị trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương ngày càng phát triển
hơn. Từ những nhận thức trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước đối
với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương” làm luận văn thạc sĩ
Kinh tế Chính trị nhằm góp phần giải quyết những hạn chế, bất cập mà thực
tiễn đặt ra tại tỉnh Hải Dương.

2



2. Câu hỏi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ Luận văn này, tác giả tập trung trả lời câu hỏi nghiên
cứu:
- Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương cần có giải pháp gì để hồn
thiện quản lý nhà nước tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn
2022-2025, tầm nhìn 2030?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất giải pháp hồn thiện quản
lý các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh HD trong giai đoạn 2022-2025, tầm
nhìn 2030.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu như đã nêu trên, đề tài tập trung giải
quyết nhiệm vụ nghiên cứu sau:
− Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà
nước tại các KCN.
− Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước tại các KCN trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.
− Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước tại các
KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn 2030.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a, Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước tại các KCN trên
địa bàn tỉnh Hải Dương.
b, Phạm vi nghiên cứu
− Về nội dung: Luận văn phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đề xuất một số giải pháp

3



nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước, góp phần vào sự0 phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
− Về không gian: Các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương
− Về thời gian: Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích thực trạng quản lý
nhà nước tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương dựa trên số liệu của giai
đoạn 2015-2021, định hướng 2025, tầm nhìn 2030.
− Đề tài tiếp cận liên ngành trong đó đi sâu vào Kinh tế chính trị, tác giả nhìn
nhận dựa trên năm khía cạnh sau:
1) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN
2) Vận động, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp
3) Đào tạo, thu hút nguồn lao động cung cấp cho các DN trong KCN
4) Đảm bảo công tác bảo vệ môi trường tại các DN trong KCN
5) Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm phát sinh.
− Luận văn tập trung tiếp cận theo năm khía cạnh chính trong cơng tác QLNN
của Ban quản lý các KCN nhằm phân tích sâu hơn thực trạng quản lý nhà
nước tại các KCN mà khơng bàn về các vấn đề, khía cạnh khác.
5. Những đóng góp của luận văn
-

Đóng góp khoa học: kết quả nghiên cứu trong luận văn góp phần
làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước tại các
KCN của ban quản lý KCN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đóng góp thực tiễn: Từ thực trạng được tác giả phân tích và đưa ra
các giải pháp, kiến nghị của luận văn trực tiếp góp phần hồn thiện
quản lý nhà nước của ban quản lý đối với các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. Ngoài ra, kết quả nghiên
cứu còn mang ý nghĩa tham khảo với đối với thực tiễn quản lý KCN

của các địa phương khác trên cả nước.
6. Kết cấu của luận văn

4


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 4 chương, cụ thể là:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hải Dương.
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với các khu công nghiệp trên địa bản tỉnh Hải Dương.

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1

Những nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với các KCN trên cả

nƣớc
Quá trình hình thành và tác động của các KCN đến phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ là chủ đề đã được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu và cơng bố trong nhiều cơng trình khác nhau, khơng những về mặt

lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn. Những nội dung này được khái quát qua
một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Vũ Đại Thắng (2011), “Hồn thiện cơ chế chính sách phát triển khu
cơng nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế” đã chỉ ra những tồn tại trong việc áp
dụng cơ chế, chính sách vào mỗi địa phương, như hiệu ứng ồ ạt thành lập các
KCN khi chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng; Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các
địa phương về thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN; Các vấn đề về ô nhiễm môi
trường , vấn đề quản lý . Nghiên cứu cũng đề xuất thay đổi cơ chế, chính sách
nhằm đảm bảo cho phát và bảo vệ môi trường các KCN trên phạm vi cả nước.
- TS Lê Thị Thu Hương (2015), “Một số giải pháp hoàn thiện hệ
thống cơ chế, chính sách phát triển các KCN nhằm thúc đẩy quá trình hội
nhập sâu vào kinh tế quốc tế”, Ban Kinh tế Trung Ương. Đề tài đã xây dựng
khung lý thuyết về các chính sách nhằm nâng cao việc phát triển các KCN
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đánh giá thực trạng các cơ chế,
chính sách phát triển các KCN ở Việt Nam trong những năm qua, đã chỉ ra
được các thành tựu và hạn chế; từ những thực trạng đó, tác giả đã đưa ra các
giải pháp hồn thiện các thể chế, chính sách trong điều kiện đất nước hội nhập
kinh tế quốc tế.

6


- Ngơ Sỹ Bích (2015) đã đề cập đến cơng tác xây dựng quy hoạch
phát triển các KCN, tình hình đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào
KCN định hướng và giải pháp phát triển các KCN đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2035 .
- Luận án tiến sĩ kinh tế của TS. Phạm Kim Thư (2016), “Quản lý
nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Đại
học Mỏ- Địa chất. Luận án đã nghiên cứu và đưa ra các phương pháp quản lý
phù hợp với các KCN, KCX trên địa bàn Hà Nội; đồng thời đưa ra các giải

pháp như: Hồn thiện cơ sở hạ tầng, đổi mới chính sách đào tạo; hồn thiện
cơng tác quản lý, thanh tra, kiểm soát nhằm cải thiện năng lực, hiệu quả của
các cấp chính quyền “UBND thành phố Hà Nội và Ban Quản lý khu công
nghiệp) để Thành phố Hà Nội đi đầu trong việc phát triển kinh tế công
nghiệp.
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với các KCN trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng
Nguyễn Văn Hạnh (2017), “Quản lý nhà nước đối với cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải
Dương. Tác giả đã khái quát được từ thực tế về tổ chức bộ máy cơ quan được
kiện toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao qua từng thời kỳ, cơ
bản đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn
Tỉnh. Chỉ ra hạn chế như: việc sắp xếp, bố trí cơ cấu bộ máy của Ban Quản lý
đang bộc lộ một số bất cập; với số lượng dự án đầu tư vào các KCN ngày càng
nhiều, cùng với yêu cầu đẩy mạnh công tác hậu kiểm, nhiệm vụ quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý xây dựng ngày càng phức
tạp, đòi hỏi cần tiếp tục bổ sung lực lượng cơng chức có chun mơn về lĩnh
vực này. Từ đó, tác giả đưa ra giải pháp nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chuyên môn đáp ứng yêu cầu công
việc; nâng cao hiệu quả cơ chế giám sát của nhân dân, doanh nghiệp đối với
bộ máy quản lý.

7


Đào Thị Hồng Lam (2007) “Thực trạng và giải pháp phát triển khu
công nghiệp ở Hải Dương”. Luận văn thạc sĩ Kinh Tế Chính Trị. Tác giả đã
góp phần hồn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng khu công nghiệp
tại tỉnh Hải Dương, làm rõ thực trạng và hạn chế trong hoạt động đầu tư tại các
khu cơng nghiệp từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc

quản lý tại các khu cơng nghiệp tỉnh Hải Dương.
Như vậy có khá nhiều cơng trình nghiên cứu đến vấn đề quản lý nhà
nước tại các khu cơng nghiệp, tuy nhiên lại khơng có cơng trình nào nghiên
cứu tại tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở tổng quan các tài liệu nghiên cứu trên
phạm vi trên cả nước và tại tỉnh Hải Dương, để nâng cao công tác quản lý nhà
nước tại các KCN trên địa bàn tỉnh thì việc đánh giá thực trạng về cơng tác
quản lý nhà nước hiện nay của tỉnh cần phải phân tích rõ từ thực trạng, đánh
giá khách quan, làm cơ sở để định hướng, đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế,
chính sách ưu tiên tập trung có tính thực tiễn cao hơn, làm động lực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế địa phương, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH của tỉnh nói
riêng và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước trong thời gian
tới. Vì vậy, đề tài luận văn dự kiến tập trung làm phân tích, làm rõ thực trạng
quản lý nhà nước tại KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2020,
đánh giá đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý của các
cấp chính quyền tại KCN.
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với các khu
công nghiệp

8


1.2.1 Khái quát về khu công nghiệp
Khu công nghiệp được hình thành ở các nước tư bản có cơng nghiệp phát
triển (Anh, Mỹ…) vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sau đó
mở rộng sang các nước công nghiệp mới như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Singapore… Đến nay, các KCN được phân bố chủ yếu tại các nước Châu Á và
Châu Phi. Ởcác quốc gia, tên gọi của KCN thường gắn với mục tiêu hoạt động
của chính KCN đó. Các tên gọi thường được sử dụng gồm: Export Processing
Zones, Business Park, Science and Research Park, High - tech Centers, Bio Technology Park, Eco - Industrial Park, Industrial Zones, Industrial
Cluster…. Ở Việt Nam, các loại hình KCN phổ biến gồm: KCN truyền thống,

khu chế xuất, KCN hỗ trợ, KCN sinh thái, đặc khu kinh tế... Điều này thể hiện
các quan niệm khác nhau về KCN và do đó, có nhiều định nghĩa, cách hiểu về
KCN.
Theo Tổ chức phát triển cơng nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO): “KCN là
khu có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, chịu sự quản lý riêng, tập trung tất
cả các doanh nghiệp hoạt động theo bất kỳ cơ chế nào (xuất khẩu hàng hoá
và hoặc tiêu thụ nội địa), miễn là phù hợp với các quy định quy hoạch về vị trí
và ngành nghề, một phần đất nằm trong KCN có thể dành cho khu chế xuất”.
Tại Việt nam KCN được đề cập đến từ khi miền Bắc xây dựng khu Gang
thép Thái Nguyên (7/1959), miền Nam xây dựng KCN Biên Hòa (5/1963).
Tuy nhiên, chỉ đến khi có Luật đầu tư nước ngồi năm (1986) khái niệm về
KCN mới được chính thức nêu ra. Tại khoản 14 và 15 Điều 2 theo văn bản
này, “KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho
sản xuất hàng công nghiệp. Đến năm 1997 theo Quy chế KCN, KCX, khu
công nghệ cao (KCNC) ban hành kèm theo Nghị định 36 / CP ngày 24 / 4 /
1997 của Chính phủ, khái niệm KCN được nêu tại khoản 2 và 3 Điều 2 như
sau : KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp có ranh giới đại lý

9


xác định, khơng có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ Tướng Chính
phủ quyết định thành lập, trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Theo Quốc hội thơng qua Luật Đầu Tư số 03/2022/QH15 sửa đổi, theo
đó: “KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy
định của Chính phủ”.
Trong Luận văn này, khái niệm KCN được hiểu theo quy định tại Điều
2, Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định về quản lý KCN và

KKT”, theo đó: “KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục do Chính phủ quy định”. Như
vậy, cách hiểu về KCN theo quy định của Việt Nam gần với quan niệm của
Liên Hợp Quốc do đều nhấn mạnh và làm rõ đặc trưng về kinh tế, phạm vi
khơng gian và tính liên kết trong đầu tư.
Tóm lại có thể hiểu khu cơng nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác
định, khơng có dân cư sinh sống, được quy hoạch tại những vùng có điều kiện
tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó, tập trung các
doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất hàng cơng nghiệp do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập.
1.2.1.1

Các đặc điểm của các khu công nghiệp

- Đặc điểm tự nhiên của khu công nghiệp:
Khu công nghiệp thường được quy hoạch và xây dựng tại những nơi có
vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương như gần các đường giao thông,
thuận tiện trong giao lưu hàng hóa với các trung tâm cơng nghiệp, trung
tâm kinh tế lớn, hay gần cảng biển, sân bay, ….
Khu cơng nghiệp cần có diện tích đất khá lớn, tập trung tại một địa
điểm, địa hình bằng phẳng, thích hợp cho xây dựng các cơng trình cơng

10


nghiệp, gần nguồn nước, có cơ sở hạ tầng thích hợp, hay nguồn tài nguyên dồi
dào.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội của khu công nghiệp

KCN thường tập trung nhiều nhà máy, doanh nghiệp thuộc các ngành
chế biến, chế tạo khác nhau, sử dụng lượng lớn nguyên, nhiên vật liệu, năng
lượng, và thải ra môi trường lượng chất thải khổng lồ. Do tính tập trung sản xuất
cơng nghiệp ở mật độ cao như vậy nên các KCN thường gây ra tác động xấu
cho môi trường như ô nhiễm nước, khơng khí, và tiếng ồn.
- KCN sử dụng lượng lớn lao động nên kéo theo nhiều hậu quả xã hội.
Dễ thấy nhất là vấn đề về người lao động di cư. Lao động di cư rất khó để
quản lý, và sự biến động đột ngột của lượng lao động đổ dồn về các khu công
nghiệptạo nên sức ép, gánh nặng cho hệ thống giáo dục, y tế và nhà ở tại địa
phương đó.
Đây được coi là nguyên nhân tiềm ẩn và gây nên nhiều hậu quả xã
hội cho địa phương. Trong quá trình hoạt động, xung đột nảy sinh tại các
KCN có thể dẫn đến hậu quả là các cuộc đình cơng, bãi cơng với quy mơ, tính
chất khác nhau và dễ lây truyền. Vì vậy, để giảm thiểu bất ổn cho vùng, địa
phương, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương cần thống nhất hành
động, chủ động vào cuộc, tập trung tháo gỡ bất đồng xảy ra giữa người sử
dụng lao động và người lao động, giải quyết các xung đột ngay từ khi mới nảy
sinh.
Tại các KCN cần có các cơ quan quản lý và điều hành chung các vấn
đề trong khu vực. Nếu cơ quan này khơng có chun mơn, và vận hành khơng
tốt thì hiệu quả hoạt động của KCN sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
1.2.1.2

Các loại hình khu cơng nghiệp
Việc phân loại khu cơng nghiệp phải dựa trên những tiêu chí cụ thể

như: khơng gian địa lí, tính chất chun mơn hóa, cơ cấu và đặc điểm sản
xuất, quy mô, sự độc lập hay phụ thuộc, vào trình độ cơng nghệ.

11



- Về khơng gian địa lý: Các KCN được hình thành dựa trên những thế

mạnh khác nhau về tài nguyên cũng như những lợi thế khác nhau ở
những địa bàn khác nhau. Các địa bàn đó có thể chia ra thành địa bàn
trung du hay miền núi, các khu công nghiệp ven biển hay các khu công
nghiệp dọc theo quốc lộ, các khu vực nằm quanh các thành phố lớn,…
- Về tính chất chun mơn hóa, cơ cấu và đặc điểm sản xuất: KCN có thể

chia ra thành các khu cơng nghiệp chun mơn hóa ; các khu cơng
nghiệp tổng hợp hoặc các khu công nghiệp sản xuất chuyên môn hóa
các mặt hàng để xuất khẩu (gọi là các khu chế xuất).
- Về quy mơ: Các KCN có quy mơ lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào vị trí

địa lí, diện tích, số lượng nhà đầu tư cung cấp vốn về KCN đó mà chia
thành: KCN có quy mơ lớn, KCN có quy mơ vừa và KCN có quy mơ
nhỏ. Ở Việt Nam, các KCN được quy ước thành các loại với diện tích
như sau: Quy mơ lớn: trên 300 ha; Quy mô vừa: từ 150 đến 300 ha; Quy
mô nhỏ: dưới 150 ha.
- Về trình độ cơng nghệ: tùy thuộc vào trình độ của khoa học cơng nghệ

có các loại hình KCN khác nhau đó là KCN tập trung nhiều xí nghiệp
cơng nghiệp có trình độ tiên tiến được gọi là KCN cao, hoặc KCN có
trình độ khoa học cơng nghệ trung bình và thấp gọi là các xí nghiệp thủ
công.

12



1.2.1.3

Vai trò kinh tế - xã hội của các khu cơng nghiệp
Các KCN có vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế - xã

hội của đất nước. Đặc biệt là các quốc gia đang trong quá trình cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa. Để phát triển cơng nghiệp một cách hiệu quả, các quốc gia
cần chuẩn bị các nguồn lực như: vốn, đất đai, lao động, công nghệ, … Tuy
nhiên, ở các nước đang phát triển thì việc huy động các nguồn lực cịn gặp
nhiều khó khăn. Chính vì vậy, xây dựng các KCN được cho là bước đi hợp lý
nhằm tận dụng mọi nguồn lực hiện có phát huy dần các ngành cơng nghiệp địa
phương theo hướng hiện đại ngay từ đầu, thu hút vốn đầu tư từ các doanh
nghiệp nước ngồi. KCN có thể coi là nền công nghiệp thu nhỏ, tạo không gian
để nhà nước áp dụng thí điểm các chính sách ưu tiên cho phát triển cơng
nghiệp, điển hình là chính sách về thuế, đầu tư và đất đai. KCN được hình
thành với đầy đủ các điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, giao thông, …. Được
nhà nước ưu đãi về giá thuê đất, các loại thuế, và thủ tục hành chính.
Khi các doanh nghiệp, nhà xưởng được quy hoạch tập trung trở thành
KCN, đây là nơi thu hút lượng vốn và chuyển giao có hiệu quả các thành tựu
khoa học cơng nghệ. Các doanh nghiệp hợp tác và liên kết với nhau trong việc
triển khai áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, tận dụng được lợi thế của
nước đi sau mà rút ngắn được khoảng cách về khoa học kỹ thuật với các nước đi
trước và cùng phát triển, phát triển dây chuyền sản xuất, công nghệ sản xuất,
từng bước phát triển và nâng cao vị thế của ngành công nghiệp trong nước
đồng thời cùng nhau phối hợp trong quy trình xử lý chất thải cơng nghiệp, bảo
vệ mơi trường.
KCN được hình thành và phát triển trở thành cầu nối hội nhập nền
kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới. KCN thường gắn liền với các điều
kiện thuận lợi về địa lý và các loại hình dịch vụ được nhà nước hỗ trợ. Đó là
điều kiện thuận hơi thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Các

doanh nghiệp có vốn nước ngồi sẽ trở thành cầu nối tốt nhất cho doanh nghiệp

13


trong nước tiếp cận với thế giới. Với trình độ quản lý chuyên nghiệp, công nghệ
tiên tiến của các nước đi trước, học hỏi và nâng cao trình độ lao động, nâng
cao công nghệ, kỹthuật và chất lượng sản phẩm.
Vai trò quan trọng của KCN phải kể đến là tạo việc làm cho lao động,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xây dựng và phát triển KCN tại các địa phương
đãthu hút một lượng lớn lao động vào làm việc tại các KCN, mang lại tác động
tích cực tới việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng
đồng dân cư, đồng thời góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp
nên. Phát triển KCN cũng góp phần vào việc phân cơng lại lực lượng lao động
trong xã hội, từng bước nâng cao trình độ, chất lượng lao động trong thị
trường lao động. Cóthể nói, KCN đóng vai trị to lớn trong việc đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ chun mơn kỹ thuật phù hợp với công nghệ tiên tiến áp
dụng vào sản xuất đạt trình độ trong khu vực và quốc tế.
1.2.2 Khái quát về quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp
1.2.2.1

Khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với các khu cơng nghiệp
Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể

quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu
quảcác nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự
vật.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể địnhhướng
điều hành, chi phối v.v... để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai
đoạn lịch sử nhất định. Quản lý nhà nước có thể được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng: “QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước,
bao gồm hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp” . Theo đó, QLNN là các
cơng việc của Nhà nước nói chung, do Nhà nước thực hiện và thơng qua hệ
thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ được giao. Quản lý nhà nước là sự quản lý bằng quyền lực của
nhà nước, ý chí nhà nước, thơng qua bộ máy nhà nước làm thành hệ thống tổ

14


chức điều khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt
được mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, theo những thời gian nhất định với
hiệu quả cao. Quản lý nhà nước là một tất yếu khách quan, mang tính cưỡng
bức, cưỡng chế, mệnh lệnh và tính chính trị rõ nét, đại diện cho cả xã hội.
Theo nghĩa hẹp: “QLNN là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý
hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng
chế của Nhà nước. Chủ thể quản lý nhà nước là cơ quan hay cá nhân có thẩm
quyền trong bộ máy nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý.
Pháp luật là công cụ chủ yếu của quản lý nhà nước. Đối tượng quản lý nhà nước
là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong một quốc gia, là sinh hoạt, đời sống của
xã hội diễn ra trên từng lĩnh vực. Quản lý nhà nước được giới hạn trong phạm
vi lãnh thổ quốc gia và được phân biệt với quản lý mang tính chất nội bộ một
tổ chức xã hội, địan thể, đơn vị, xí nghiệp, một cộng đồng dân cư mang tính
tự quản.
Quản lý nhà nước đối với KCN là một bộ phận của quản lý nhà nước về
kinh tế. Đó là sự tác động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với quá
trình hình thành và phát triển của hệ thống KCN trên một phạm vi lãnh thổ
nhất định của quốc gia thông qua công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và
thực thi các cơ chế chính sách và pháp luật … có liên quan đến KCN nhằm đạt
được mục tiêu đã xác định cho sự phát triển KCN, đáp ứng yêu cầu của tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế và mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh
tế nước nhà.

15


×