Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

NUÔI CẤY MÔ LAN MOKARA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.67 KB, 20 trang )

Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
NUÔI CẤY MÔ LAN MOKARA
PHẦN I. VÀI NÉT VỀ LAN MOKARA:
1.1. Phân loại
Lan Mokara là loài lan thuộc:
 Giới : Plantea
 Ngành: Angiospermatophyta
 Lớp:Monocotyliedoneae
 Bộ: Orchiddales
 Tên lai: Mokara
 Tên Việt Nam: Lan đất
1.2. Nguồn gốc và phân bố
a) Nguồn gốc
Năm 1969, cây Lan lai tên Mokara Wai Liang đầu tiên trên thế giới được chính
thức ra đời ở Singapore, dưới bàn tay tài hoa của C.Y.Mok. Đây là loài lan lai giữa
ba giống Arachnis (lan bò cạp), Ascoentrum và Vanda, do đó có đặc tính nổi bật từ
bố mẹ: dạng hoa và màu sắc đẹp từ Vanda, tăng trưởng nhanh từ Ascocentrum x
Vanda)
b) Phân bố
Phần lớn hoa Lan trên thế giới đều mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới và á nhiệt
đới, nhất là ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ la-tinh. Trên thế giới có từ 25000 đến
30000 loài hoa Lan, gồm khoảng 800 chi.
Loài Lan Mokara được nhập từ Băng và Singapore, hiện nay được trồng với
mục đích thương mại ở nhiều nơi kéo dài từ Philippin đến Nam Á, Hawaii,…
Ở Việt Nam: thuộc vùng nhiệt đới, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cùng với
các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ có điều kiện khí hậu thích hợp cho loại Lan Mokara
phát triển.
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 1
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng Lan và sản lượng lớn nhất cả nước, là
nguồn cung cấp hoa Lan chủ yếu cho TP.HCM.


Bên cạnh đó, Phú Yên với đặc điểm là nơi hội tụ của ba vùng phân bố thực vật
khác nhau: vùng Duyên Hải, vùng thực bì rừng nguyên sinh từ phía Bắc vào theo
dãy Hoàng Liên Sơn đổ ra biển và vùng của nhóm di thực từ phía Nam ra. Do đó,
nơi đây có nguồn Lan rừng quý hiếm và đa dạng. thấy tại Phú Yên mà những nơi
khác khó long tìm kiếm được hoặc nuôi sống được do khác khí hậu, thổ nhưỡng.
Vì thế Phú Yên có bộ sưu tập phong lan thuộc hang phong phú nhất miền trung-
Tây Nguyên với gần 200 giống phong lan trong và ngoài nước.
1.3. Hình thái lan Mokara
Lan Mokara là loài đơn thân, dễ trồng, dễ tách chiết, hệ số nhân cao, sinh
trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Hoa Mokara có nhiều màu
sắc đẹp, thông dụng nhất là màu vàng chanh, có màu hồng sang, màu đỏ, màu tím.
Thường có 8-16 hoa/cành, thời gian chung hoa dài 20-30 ngày.
Thân Mokara luôn mọc cao về phía đỉnh. Sự mọc dài của đỉnh không có giới
hạn nên cây chỉ có một cây phát triển vô hạn theo chiều thẳng đứng. Sự phát triển này
chỉ dừng lại khi ngọn bị tổn thương, lúc đó chồi bên xẻ rách bẹ lá để mọc dài ra thành
nhánh. Các nhánh này cũng phát triển vô hạn về đỉnh. Rễ xẻ bẹ lá chui ra ngoài dọc
theo chiều dài của cây. Phát hoa chỉ xuất phát từ nách lá, ở một bên thân mà không
bao giờ ở đỉnh ngọn.
Hoa Lan Mokara có thể tươi trong hai tuần kể từ khi cắt, phụ thuộc vào giai
đoạn hoa mới nở và điều kiện môi trường.
 Rễ
- Lan là họ sống phụ (bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác. Các dạng thân
gỗ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại thành các bụi dày.
- Rễ làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng, chúng được bao bởi lớp mô hút dày, ẩm
bao gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí, do đó nó ánh lên màu xám bạc.
Với lớp mô xốp đó, rễ có khả năng hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ cây, lấy
nước lơ lửng trên không khí.
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 2
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
 Thân

- Lan có 2 loại thân: đa thân và đơn thân.
- Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giả hành). Đó là bộ
phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô hạn khi sống
bám trên cao.
- Củ giả rất đa dạng: Hình cầu hoặc hình thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác đều đặn hoặc
hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả.
- Cấu tạo củ giả: Gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài là lớp biểu bì
với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ, tránh sự mất nước do mặt trời hun nóng. Đa số củ
giả đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá nó làm nhiệm vụ quang hợp.
 Lá
- Hầu hết các loài phong lan là cây tự dưỡng, nó phát triển đầy đủ hệ thống lá.
- Hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng.
- Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung hay chỉ gấp lại theo gân hình
chữ V.
- Màu sắc lá thường xanh bóng, nhưng có trường hợp hai mặt lá khác nhau. Thường
mặt dưới có màu xanh đậm hay tía, mặt trên là khảm nhiều màu sắc rực rễ.
 Hoa
- Hoa đối xứng qua một mặt phẳng.
- Bên ngoài có 6 cánh hoa, trong đó 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh đài, thường có
màu sắc và kích thước giống nhau. Một cánh đài nằm ở phía trên hay phía sau của hoa
gọi là cánh đài lý, hai cánh đài nằm ở 2 bên gọi là cánh đài cạnh. Nằm kề bên trong và
xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa, chúng giống nhau về hình dạng, kích thước, màu
sắc. Cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới, có hình dạng và màu sắc
khác hẳn với các cánh còn lại gọi là cánh môi. Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của
hoa lan.
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 3
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
- Ở giữa hoa có một trụ nổi lên, đó là bộ phận sinh dục của cây, giúp cây duy trì nòi
giống. Trụ gồm nhị và nhuỵ. Sau khi thụ phấn, các cánh hoa héo, cuống hoa hình thành
quả lan.

 Quả và hạt
- Quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3 - 6 đường nứt dọc. quả có dạng cải dài đến
hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chín, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía
đỉnh và phía gốc.
- Hạt lan rất nhiều, hạt li ti. Hạt chỉ cấu tạo bởi một lớp chưa phân hoá, trên một
mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2 - 18 tháng.
1.4. Các loài Lan Mokara phổ biến ở Việt Nam
Ở Việt Nam, một số loài Mokara có thể được chọn để trổng phù hợp với điều
kiện khí hậu như:
 HOA LAN SẮC TÍM:
• Kenny Ku Kasem’s Delight hoặc Fuch Delight: cho cành hoa rất dài
khỏe, sắc hoa tươi đẹp, thường bán được giá.
• Moorah Blue: tương tự, hoa lâu tàn, càng nở lâu hoa càng trở nên màu
vàng đẹp hơn.
• Aranda Christin X v. Gordon Dillon: hoa tím sậm, cánh tròn.
 HOA LAN SẮC VÀNG:
• Sayan Bonanza: cành tuy ngắn nhưng to khỏe, cánh hoa tròn, kín, màu
vàng, sậm điểm chấm đỏ. Cây phát triển nhanh, mạnh.
• Leuen Gerger Gold: hoa vàng sậm, cành hoa phân nhiều nhánh, bán giá
cao.
• Khaw Phaik Suan và V Charles Goofellow: hoa màu vàng chanh, cánh
hoa tròn kín, cành dài.
• Khaw Phaik Suan và Kultana Gold: hoa màu vàng chanh, đẹp.
 HOA LAN SẮC ĐỎ:
• Chark Kwan Red hoặc Chark Kwan Orange: màu hoa đỏ thắm, cây phát
triển mạnh.
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 4
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
• Aranda Maggy Oei và Ascda Piswong: hoa đỏ thắm, cành dài phân
nhánh, nụ hoa mượt mà, mỗi cây có thể đạt 4,5 vòi hoa.

• Azi mah: chịu nắng, hoa màu hồng đậm. Tuy chậm ra hoa nhưng khi trổ
hoa rồi thì lại rất siêng, cành dài, phân nhiều nhánh đẹp.
• Renanopsis Lena Rowold: đây là cây đặc biệt rất to, giá trị cao. Tuy khó
ra hoa nhưng cành hoa rất to, màu đỏ sậm rất đẹp.
• Hoa Mokara có nhiều màu sắc đẹp, thông dụng nhất là màu vàng chanh,
màu hồng sang, màu đỏ, màu tím, thông thường có 8-16 hoa/cành, thời
gian chung hoa dài 20-30 ngày nên hiện rất được ưa chuộng ở thị trường
Lan cắt cành và được nhiều nhà vườn chọn trồng.
Một số hình ảnh về lan Mokara:
Hình 1.1. Chark Kuan Super Pink
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 5
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật




Hình 1.2. Mokara Chark Kuan Orange
Hình 1.3. Lan Mokara đỏ lá vuốt (Mokara Dear Heart)
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 6
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
Hình 1.4. Lan Mokara vàng chanh (Mokara Full Moon)
1.5. Quá trình tăng trưởng và phát triển của lan Mokara
1.5.1. Giai đoạn nảy mầm của hạt
Hạt Lan Mokara quá nhỏ không có chất dự trữ để sữ dụng lúc nảy mầm nên nó
phải lấy thức ăn từ nấm cung cấp. Trong thiên nhiên, hạt Lan chỉ nảy mầm khi có
được sự cộng sinh với nấm phù hợp. Người ta đã thay thế nấm bằng đường trong môi
trường gieo hạt. Sau khi nảy mầm và chỉ sau khi thành lâp được diệp lục tố ở lá, cây
lan con mới có khả năng sử dụng khí carbonic để tổng hợp ra hydratecarbon cần cho
sự phát triển của nó qua hiện tượng quang tổng hợp. Giai đoạn gieo hạt này được thực
hiện trong các phòng nuôi cấy, nhân giống.

1.5.2. Giai đoạn cây con
Sự phát triển của cây con chịu chi phối của điều kiện bên ngoài đến quá trình
quang tổng hợp. Nước và muối khoáng được cung cấp trong môi trường nuôi cấy, ánh
sáng nhân tạo từ các bóng đèn được sử dụng thay thế cho ánh sang mặt trời. Khi đưa
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 7
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
cây con ra bên ngoài thì các nhu cầu ấy gia tăng hơn nhưng không lớn hơn giai đoạn
cây trưởng thành.
1.5.3. Giai đoạn trưởng thành
Giai đoạn này cây Lan ra rễ, nảy chồi, ra lá nên nhu cầu về ánh sáng, nhiệt độ,
phân bón cao hơn giai đoạn cây con. Đặc biệt đến giai đoạn ra hoa thì nhu cầu ấy càng
khắc khe, nghiêm ngặt hơn. Giai đoạn chuẩn bị ra hoa (thời kì tượng hoa)xảy ra trước
khi thấy các chồi hoa xuất hiện trên cây Lan. Mọi yếu tố tác động vào việc ra hoa phải
được đáp ứng vào giai đoạn này nếu không thì cây Lan sẽ không ra hoa.
Một hiện tượng đáng chú ý trong giai đoạn này là thời kì nghỉ. Thời kì nghỉ có
thể rất ngắn: 1-2 ngày hay có thể kéo dài đến một vài tháng: xảy ra trước khi có hoa
hoặc sau khi hoa tàn của cây Lan. Nếu không được đáp ứng tốt thì cây Lan phát triển
không tốt, có thể tàn lụi hoặc không ra hoa.
1.5.4. Giai đoạn mang hoa, đậu trái và tạo hạt
Các nhu cầu trong giai đoạn này cũng khác so với giai đoạn trưởng thành. Ánh
sáng và nhiệt độ thấp xuống để hoa lâu tàn.
1.6. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lan
Mokara
1.6. Điều kiện phát triển
1.6.1. Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng của lan. Ánh sáng đem năng
lượng cần thiết cho phản ứng quang tổng hợp , nhờ đó cây tạo được chất dinh dưỡng .
Khi ánh sáng ít, cây không tạo đủ dưỡng liệu để sống.
Vì cường độ quang hợp tỉ lệ với cường độ ánh sáng nên vào những ngày nắng,
cây cần nhiều nước và muối khoáng để tạo ra dưỡng chất hơn là lúc trời âm u, đó là lý

do mà ta phải tăng lượng nước tưới và phân bón vào mùa nắng, giảm đi vào mùa mưa,
không nên bón phân vào những ngày âm u, ít nắng.
Ánh sáng cần thiết cho sự quang hợp, cường độ quang hợp tăng theo cường độ
ánh sáng nên đối với Mokara là loài ưa sáng, khi ánh sáng yếu thì cường độ quang
hợp giảm, khi đó cây sẽ thiếu dinh dưỡng, suy yếu hoặc không ra hoa.
1.6.2.Nhiệt độ
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 8
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
Nhiệt độ là một nhân tố có tính chất quyết định đến sự phân bố các loài lan trên
thế giới và sự sinh trưởng , phát triển các loài lan.
Tuy nhiên, nếu nhiệt độ thấm vào cây mà không tỏa ra được thì diệp lục tố sẽ bị
tiêu hủy, lá ngả vàng và phản ứng quang hợp bị đình chỉ.Ngoài ra, nguyên sinh chất
trong tế bào cũng bị đặc quánh lai do mất nước, hậu quả là cây ngừng hô hấp và chết
đi. Trong trường hợp ngược lại, khi nhiệt độ quá thấp, sẽ làm cho nước trong tế bào
của cây kết tinh thành nước đá, làm gia tăng thể tích phá vỡ cấu trúc tế bào.
Mokara thuộc nhóm lan ưa nóng:chịu nhiệt độ ban ngày không dưới 21
o
C, ban
đêm không dưới 18.5
o
C.
1.6.3. Ẩm độ
Yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ẩm độ là mưa, nhưng không phải là
mưa to hay nhỏ mà chính là sự phân bố lượng mưa trong năm: mưa rải rác tạo ẩm độ
cao hơn mưa tập trung.
Cây thiếu nước vì hiện tượng thoát hơi nước xảy ra qua lá. Sự thoát hơi nước là
hiện tượng bốc hơi nên nó tùy tùy thuộc vào độ ẩm. Nếu không khí bão hòa hơi nước
thì không có hiện tượng thoát hơi nước, nhưng nếu không khí khô ráo thì sự thoát hơi
nước gia tăng. Sự thiếu nước xảy ra vào mùa khô, lúc đó lá khô héo rụng đi, cường độ
quang hợp thấp. Tuy nhiên không phải tất cả nước của cây đều bị thải ra ngoài. Thật

ra, nước là thành phần quan trọng chiếm tỉ lệ 60-90% trọng lượng của cây lan. Phần
lớn nước ở dạng tự do hòa tan các chất( như nước ở nhựa cây), chính sự thoát hơi
nước này làm cây héo rụng đi. Như vậy, ta phải tăng cường tưới nước cho lan vào mùa
khô.
Khi chọn địa điểm để thiết lập vườn lan Mokara cần lưu ý 3 loại độ ẩm: ẩm độ
của vùng, ẩm độ của vườn, ẩm độ trong chậu. Sự hài hòa ẩm độ sẽ theo chiều thuận:
từ vùng rộng đến vùng nhỏ hơn, nghĩa là nếu ẩm độ của vùng cao thì ẩm độ của chậu
cũng cao.
1.6.4. Độ thông thoáng
Độ thông thoáng cũng là một yếu tố cần thiết cho lan phát triển tốt. Không khí
nơi vườn lan cần được thay đổi mỗi phút. Lượng không khí luân lưu này không những
cần để làm mát cây mà còn làm thay đổi một lượng CO
2
trong không khí là khoảng
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 9
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
340 phần triệu. Trên mặt lá, lượng CO
2
này còn giảm nhiều vì lien tục bị cây hấp thu.
Vì vậy, không khí cần được thay đổi lien tục để tái lập lượng CO
2
xung quanh lá.
Ở vùng thông thoáng thì rất hầm hơi nhất là khi ẩm độ, nhiệt độ tăng.Càng
thiếu thông thoáng càng dễ gia tăng bệnh cho lan. Nhưng sự thông thoáng quá lớn thì
lại gia tăng sự bốc hơi làm cho môi trường có độ ẩm thấp, sự thoát hơi nước ở cây cao,
cây kém phát triển. Vì vậy, ở nơi quá thông thoáng như sân thượng, nơi đồng trống…
thì phải che chắn xung quanh. Khoảng cách các nẹp che trên giàn che , độ dày của
lưới che, mật độ của cây cũng ảnh hưởng đến độ thông thoáng, nhiệt độ của vườn lan.
PHẦN II. NHÂN GIỐNG MOKARA IN-VITRO
2.1. Giới thiệu phương pháp nuôi cấy In Vitro

Nhân giống in vitro là kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật trong ống nghiệm có chứa
môi trường xác định và trong điều kiện vô trùng. Môi trường nuôi cấy mô thực vật
phải chứa đầy đủ các dinh dưỡng, các chất điều hoà tăng trưởng. Các đặc tính lý hoá
của môi trường nuôi cấy mô phải phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của mô
thực vật. Các bộ phận của thực vật như: lá, hoa, đỉnh sinh trưởng, rễ … đều có thể
dùng làm mô để nuôi cấy.
Do sỡ hữu nhiều đặc tính ưu việt, ngày nay phương pháp nuôi cấy invitro được các
nhà nhân giống sử dụng rộng rãi và hướng tới các mục đích sau:
Tạo được quần thể lớn và đồng nhất trong thời gian ngắn, trong khoảng không
gian giới hạn.
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 10
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
Kiểm soát được đặc tính lý hoá của điều kiện nuôi và dịch bệnh trên giống cây
trồng.
Tiến hành các biện pháp kỹ thuật cải tiến chất lượng cây trồng thông qua nuôi cấy
in vitro.
Nhân nhanh giống cây trồng từ các nguồn nguyên liệu dễ lấy như từ lá, hoa, đốt
thân…
Làm sạch nguồn virus cho cây bằng nuôi cấy mô phân sinh ngọn.
Hình 2.1: sơ đồ các bộ phận dùng nuôi cấy in vitro ở cây lan
A. Chồi: (1) trẻ, (2) già, (3) mới phát triển, ( 4) giả hành và chồi nách. B. phát hoa
với (1) chồi nách, (2) hoa nở, (3) chồi trong quá trình nở. C. mô phân sinh đỉnh. D.
chồi. E. chồi trên trục hoa. F. lá non. G. chồi có thể được hình thành từ (1) chồi
ngọn, (2) chồi và (3) chồi trục hoa. H. Đỉnh chồi. I. quá trình tạo cây con từ các
loại chồi khác nhau
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 11
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
2.2. Quy trình nuôi cấy chồi nách hoa phong lan Mokara
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 12
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật

Hình2.1. Sơ đồ nhân giống lan cấy mô
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 13
CẤY MẨU
(MÔI TRƯỜNG CẤY
MẪU)
CÂY GIỐNG THƯƠNG PHẨM
(XUẤT CÂY TRỒNG NGOÀI
ĐỒNG)
NHÂN CHỒI
(MÔI TRƯỜNG NHÂN
CHỒI)
TẠO RỄ
(MÔI TRƯỜNG TẠO RỄ)
RA CÂY
NGOÀI VƯỜN ƯƠM
(EX VITRO)
KHỬ TRÙNG
MẪU CẤY
CHUẨN BỊ MÔI
TRƯỜNG ĐÚNG CÁCH
CHỌN MÔI TRƯỜNG
THÍCH HỢP
CHỌN MẪU CẤY
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
2.2.1. Chọn mẫu và khử trùng mẫu cấy:
Tách các vảy hành ra từ cây, bóc lần các lá già cho đến khi xuất hiện các mầm
chồi bên mang đỉnh sinh trưởng. Cắt bỏ gốc của mỗi mầm, sau đó khử trùng bằng cách
ngâm trong cồn 70% trong 30 giây, rửa sạch bằng nước cất vô trùng ngâm trong dung
dịch Ca(OCl)2 2% trong 25 phút, việc khử trùng được tiến hành trong tủ cấy. Mô được
rửa lại với nước cất vô trùng 4 - 5 lần.

Mỗi mầm được đặt trong đĩa petri vô trùng và cẩn thận tách các lá non. Sau mỗi
lần tách, nhúng mầm vào cồn 700 trong 1 giây và rửa với nước cất vô trùng.
Chuyển sang một đĩa petri vô trùng khác, tách các lá mầm bằng dao nhọn vô trùng.
Dùng kìm nhọn tách các lớp lá, cắt đỉnh sinh trưởng ra khỏi mô và cấy vào môi
trường nhân giống ban đầu.
Hình 2.2. Cắt mẫu

2.2.2. Nhân giống
Môi trường nhân giống thường là môi trường MS (Murashige Skoog, 1962) có bổ
sung các chất điều hoà tăng trưởng (auxin, cytokinin,…) với tỷ lệ phù hợp tùy loài
nhằm tạo điều kiện cho quá trình nhân chồi.
Nồng độ các chất điều hoà sinh trưởng nên giảm dần trong các lần cấy chuyền sau
đó. Các chất chiết trái cây cũng được đề nghị dùng như nước cốt cà chua, nước dừa,
nước chuối, nước khoai tây nhưng chúng chỉ có hiệu quả trong các lần cấy chuyền
và thể tích cũng không quá 10% thể tích môi trường. Nhiệt độ lý tưởng để nhân giống
Lan là 22
0
C - 26
0
C và tuỳ vào mỗi loài.
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 14
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
Sau 4-8 tuần, đỉnh sinh trưởng chuyển sang màu xanh lục và tạo ra các khối tròn
gọi là thể chồi. Thể chồi được lấy ra khỏi môi trường cấy ban đầu, dùng dao nhọn cắt
làm 4-6 miếng tuỳ kích thước của chồi. Lát cắt được chuyển vào môi trường duy trì
(môi trường phát triển chồi). Mỗi đỉnh sinh trưởng sẽ phát triển ra một thể chồi mới
sau khoảng 4 tuần, có thể cắt tiếp và cấy chuyền sang môi trường mới.
Hình 2.3. Cấy mẫu
2.2.3. Tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro
Khi đạt đến số cây giống cần thiết, ta chuyển thể chồi sang môi trường tạo rễ (môi

trường có lượng auxin tăng lên để kích thích ra rễ). Sau 4 -5 tháng, các thể chồi sẽ
phát triển thành cây con.
Các chất điều hoà tăng trưởng:
a. Auxin: thường dùng ở nồng độ 0,01 mg/l – 10 mg/l, có tác dụng trong
sự phân cắt tế bào, tạo rễ bất định, ức chế sự tạo chồi, giúp sự phát khởi
và sinh trưởng của mô sẹo, cảm ứng sự tượng phôi sinh dưỡng. Có hai
loại Auxin dùng trong nuôi cấy mô
• Auxin thiên nhiên: AIA ( Axid Indol Axetic) do cây tổng hợp ở
các phần non như chồi, lá non, trái non, di chuyển từ ngọn xuống
gốc
• Auxin tổng hợp:
 AIB ( Acid Indol Butyric)
 ANA ( Acid Naphtalen Acetic)
 2, 4 D ( Acid 2, 4- Dichlorophenoxy Acetic)…
b.Cytokinin: thường dùng ở nồng độ o,1mg/l – 10 mg/l giúp sự phân cắt
tế bào, kích thích sự tạo chồi, ức chế sự tạo rễ.
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 15
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
• Adenine ( 50 mg/l – 250mg/l )
• Kinetin ( 0,1 – 5 mg/l )
• BA hay BAP ( 0,1 mg/l – 10mg/l )
Auxin và cytokinin thường được pha thành dung dịch mẫu có nồng độ 1 mg/l,
chúng hoà tan trong NaOH và lưu trữ lạnh ở 0 – 5
0
C.
2.2.4. Chuyển cây ra vườn ươm
Cây con cao 5-7 cm và có từ 3-4 lá có thể chuyển sang cấy vào bầu đất mùn vô
trùng có bổ sung các chất dinh dưỡng. Sau một thời gian cây phát triển ổn định ta
đem chuyển vào chậu. Sau khi chuyển chậu khoảng một tuần mới được bón phân, lúc này
cây đã có đủ sức chống chọi với bệnh tật.

 Sơ đồ tóm tắt quy trình
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 16
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
PHẦN III: MOKARA HẬU NUÔI CẤY MÔ
3.1. Giai đoạn vườn ươm
Tiêu chuẩn cây con khi ra khỏi chai mô:
+ Cây con cao 4cm trở lên (đo theo chiều cao vuốt lá)
+ Lá có màu xanh mướt, mọc thẳng, cứng cáp không bị biến dị.
+ Rễ khỏe, nhiều (có từ ba rễ trở lên), không có rễ hư.
Cây con sau khi cứng cáp được bó rễ bằng xơ dừa mịn đặt trong khay xốp và được đặt
trên luống đã chuẩn bị sẵn. Chuyển lên giàn luống ươm với mật độ trồng:
Cây × cây : 3 - 5cm.
Hàng × hàng : 5cm
3.2. Giai đoạn vườn sản xuất
Tiêu chuẩn cây đem trồng:
- Cây: cao15 – 20cm (tương đương cây trồng từ 1.5 – 2 năm trong vườn ươm). Tốt
nhất phải đảm bảo chiều cao từ 30cm trở lên.
- Cây xanh tươi, khoẻ mạnh không sâu bệnh.
- Số lá trên cây 8-10 lá và số rễ nhiều hơn ba rễ.
• Cách trồng:
Mật độ trồng: Cây x cây : 25 – 30cm
Hàng x hàng : 40 – 45cm
3.3. Chăm sóc
3.3.1. Giai đoạn vườn ươm
* Ánh sáng
Mokara là một trong những loại lan có khả năng chịu nắng tốt nhất, cây trưởng
thành có thể chịu đựng được từ 70-100% nắng tùy giống. Tuy nhiên, đối với cây con
khả năng có thể chịu được tối đa 50% nắng. Phản ứng với ánh sáng của các giống
Mokara là khác nhau nên cần tùy thuộc vào thực tế để điều chỉnh ánh sáng phù hợp.
* Gió

Gió nhẹ là thích hợp giúp nhà lưới được thông thoáng và giảm nhiệt độ ít bệnh. Gió
nhiều làm cây nhanh khô, giảm ẩm nhanh không thuận lợi cho cây sinh trưởng phát
triển.
* Chế độ nước tưới
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 17
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
Ẩm độ

thích hợp cho cây hậu nuôi cấy mô là: 70-75%.
Tùy theo điều kiện thời tiết mà có thể tưới phun sương cho cây mô 2-3 lần/ngày.
Nước tưới phải có độ pH: 5,3-5,8 (các nước giếng mới bơm ở vùng đất Củ Chi thường
có pH rất thấp (4,5-4,8), do đó cần có hệ thống dự trữ nước có bề mặt thoáng, nước
được dự trữ từ 1-2 ngày nhằm nâng pH lên trên 5). Nước cứng (chứa Ca
2+,
Mg
2+
,…),
nước phèn không phù hợp để tưới cho lan.
* Bón phân
Các loại phân thông thường có bán ngoài thị trường có hàm lượng 30:10:10, hoặc
phân cá Fish Emulsion 5-1-1 thì có thể phun cho lan con, liều lượng dùng:
- Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 12: phun ½ liều lượng hướng dẫn, phun 2
lần/tuần.
- Cây từ tháng 12 trở đi phun theo liều hướng dẫn.
3.3.2. Giai đoạn vườn sản xuất
 Tưới nước
Nước phải đảm bảo như nước ở vườn ươm, pH phải đảm bảo từ 5.2 – 5.8. Tuỳ
theo điều kiện thời tiết mà có chế độ tưới thích hợp để đảm bảo độ ẩm không khí từ 50 –
80%. Nếu thời tiết bình thường thì tưới 2 lần/ngày, tưới lúc 9 – 10 giờ sáng và 3 – 4 giờ
chiều. Những ngày nắng gắt và tiết trời khô lạnh nên tưới bổ sung 1 – 2 lần.

 Ánh sáng
Cây mới trồng nên sử dụng 2 lớp lưới 50% . Sau 1 năm cây phục hồi và phát triển tốt
thì tháo lưới từ từ chừa lại 1 lớp. Khi tháo lưới nên chọn thời tiết mát mẻ, và tháo lưới
vào buổi chiều mát để cây không bị sốc đột ngột.
 Dinh dưỡng
Ở giai đoạn này cần chú ý đến liều lượng và nồng độ phân bón, vì nó ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng phát triển và khả năng ra hoa của cây. Khi cây mới trồng nên
phun phân kích thích ra rễ 2 lần liên tục kèm với phân bón lá NPK 30-10-10 để cho
cây nhanh phục hồi. Khi cây ra rễ mạnh thì có thể phun xen kẽ NPK 30-10-10, phân
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 18
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
hữu cơ Humix, Dynamic (2 – 3 tháng một lần) hoặc bánh dầu đã phân huỷ vào những
ngày nắng. Đặc biệt vào những tháng mưa nhiều thì phun xen kẽ NPK 20-20-20 giảm
bớt hàm lượng đạm.
Ngoài ra có thể sử dụng một số chất kích thích sinh trưởng bổ sung như: Vitamin
B1, NAA, Ausin, Cytokynin,… để kích thích rễ và sử lý ra hoa đồng loạt, phát hoa dài
3.4. Vệ sinh vườn lan
- Thường xuyên vệ sinh xung quanh vườn lan cho thông thoáng, nhổ sạch cỏ dại
trong luống và rãnh, thu gom lá vàng, lá bệnh đem đi đốt.
- Cắt bỏ các bông nhỏ ra đợt đầu hoặc những cây còi cọc để dưỡng cây.
3.5. Bổ sung giá thể
Sau khi trồng 1 năm, vỏ đậu phộng mục nhiều hoặc có nhiều rêu, nên rải bổ sung
lớp vỏ đậu mới dày 4 – 5cm.
3.6. Thu hoạch bông
- Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng giống và yêu cầu của khách hàng, nhìn chung
khi thấy bông còn 2 – 3 nụ trên cùng thì tiến hành thu hoạch bông, đối với những hoa
cành dài thì bông nở trước dưới gốc có biểu hiện hơi tàn thì thu hoạch. Nên thu hoạch
vào sáng sớm hoặc chiều mát khi hoa đã ráo sương hoặc nước mưa.
- Bông thu xong mang vào nhà phân loại, đóng gói bằng giấy báo, vận chuyển
đến nơi tiêu

Tài thiệu tham khảo
1. Dương Công Kiên. Nuôi cấy mô tập III. Tủ sách Đại học Khoa học Tự nhiên,
2006.
2. Joseph Arditti. Micropropagation of Orchids. Blackwell Publishing, volume I
and II. 2008
3. K. Kalimuthu, R. Senthilkumar and S. Vijayakumar. In vitro micropropagation
of orchid, Oncidium sp. (Dancing Dolls). Department of Biotechnology,
Hindusthan College of Arts and Science, Coimbatore – 641 028, India. 2006
GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 19
Báo cáo công nghệ sinh học thực vật
4. Samira Chugh, Satyakam Guha, I. Usha Rao Micropropagation of orchids: A
review on the potential of different explants. Department of Botany, University
of Delhi, Delhi110007, India, 2009
Tài liệu từ Internet



GVHD: Phạm Văn Lộc Trang 20

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×