Tải bản đầy đủ (.pdf) (357 trang)

Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng hồ chí minh về CNXH ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 357 trang )

HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM
CẤP NHÀ NƯỚC KX.04/06-10
“NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
GIAI ĐOẠN 2006-2010”
*********************





BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
(MÃ SỐ KX.04.05/06-10)



Chủ nhiệm đề tài: GS,TS MẠCH QUANG THẮNG



Cơ quan chủ trì đề tài
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH






8096


HÀ NỘI, 3-2010








NHỮNG NGƯỜI BIÊN SOẠN




GS, TS MẠCH QUANG THẮNG (Chủ biên)
PGS, TS PHẠM NGỌC ANH
PGS, TS BÙI ĐÌNH PHONG
TS TRẦN DUY HƯNG
PGS, TS NGUYỄN THANH TUẤN





















CỘNG TÁC VIÊN CHỦ YẾU

GS,VS PHẠM MINH HẠC; PGS,TS NGUYỄN ĐỨC BÁCH; PGS,TS
NGUYỄN QUỐC PHẨM; PGS,TS ĐÀM ĐỨC VƯỢNG; TS LẠI QUỐC
KHÁNH; GS,TS PHAN NGỌC LIÊN; NGUYỄN HUY HOAN; ĐẶNG HỒNG
HOA; TS NGUYỄN ĐÌNH THỐNG; NGUYỄN NHÂM; Th.S CHU LAM
SƠN; NGUYỄN HẢI HIỆP; ThS. NGUYỄN HỮU NHÂN; TẬP THỂ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC
QUỐC GIA Tp.HỒ CHÍ MINH; TẬP THỂ HUYỆN ỦY VÀ BAN QUẢN LÝ
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (BÀ RỊA – VŨNG TÀU);
HUYỆN ỦY PHÚ QUỐC (KIÊN GIANG); HỘI LIÊN HIỆP KHOA HỌC XÃ
HỘI TỈNH QUẢNG ĐÔNG (TRUNG QUỐC);










1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương thứ nhất
VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM – MỘT SỐ
VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

14
I. QUAN NIỆM TỔNG QUÁT VỀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT
TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM
14
1. Quan niệm về vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng - lý
luận
14
2. Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội
17
3. Nội hàm khái niệm vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
20
II. CÁC NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN VẬN DỤNG SÁNG
TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI

26
1. Các nguyên tắc chung (phương pháp luận Hồ Chí Minh) 26
2. Các nguyên tắc bảo đảm sự nghiệp phát triển theo con đường xã
hội chủ nghĩa (phương pháp luận Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội)
……………………………………………………………………….
37
3. Các nguyên tắc thực hiện sự nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội 49
Chương thứ hai
LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM –
TỪ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐẾN NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM

62
I. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM………………………
62

2
1. Giá trị lý luận và thực tiễn quan niệm Hồ Chí Minh về tính tất
yếu của chủ nghĩa xã hội ……………………………………………
62
2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về các đặc trưng và bản chất của
chủ nghĩa xã hội …………………………………………………….
72
3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam ……………………………………………
99
4. Giá trị lý luận và thực tiễn của quan niệm Hồ

Chí Minh về con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ……………………
108
5. Giá trị lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
trong sự nghiệp đổi mới hiện nay…………………………………
133
II. NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI………………………………………………………
137
1. Những thành tựu chủ yếu……………………………………… 137
2. Những hạn chế và nguyên nhân…………………………………. 150
Chương thứ ba
VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀO BỔ SUNG, PHÁT
TRIỂN CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA



156
I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO, PHÁT
TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG
BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
…………………………
156
1. Các nhân tố tác động…………………………………………… 156
2. Những vấn đề đặt ra…………………………………………… 177
II. BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
VÀ CÁC DỰ THẢO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XI CỦA ĐẢNG DƯỚI ÁNH

SÁNG TƯ TƯỞNG HÔ CHÍ MINH……


197

3
1. Sự cần thiết bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 và tính tất
yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay………………………………………………………………….
198
2. Đặc trưng, mục tiêu, cấu trúc, động lực xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam…………………………………………………
210
3. Phương hướng, nội dung cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc……………………………………………………
236
4. Điều kiện và các nhóm giải pháp bảo đảm xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội ở nước ta………………………………………….
241
5. Về dự thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng………………… 251
KẾT LUẬN………………………………………… 254
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………… 260


















4
LỜI MỞ ĐẦU

1. Thông tin chung về quá trình triển khai Đề tài
Mục tiêu của đề tài này là:
- Khái quát một cách có hệ thống những nội dung cơ bản, giá trị lý
luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam; tập trung làm rõ quan niệm của Người về tính tất yếu khách quan,
bản chất, đặc trưng, mục tiêu, động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội;
quan niệ
m về những đặc điểm, phương thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội;
nội dung, bước đi, biện pháp và các điều kiện bảo đảm xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; từ đó khẳng định những quan điểm
sáng tạo của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
- Nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào điều kiện cụ thể của
cách mạng Việt Nam.
- Trên cơ sở đó, đưa ra những cơ sở lý luận-thực tiễn và kiến nghị vận
dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào
điều kiện hiện nay, nhất là đóng góp luận cứ cho việc tổ
ng kết, bổ sung

phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991) theo yêu cầu của Ban Chủ nhiệm Chương
trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KX.04/06-10
“Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 – 2010” do Hội
đồng Lý luận Trung ương chủ trì.
Theo Biên bản của cuộc họp Hội đồng tư
vấn tuyển chọn đề tài thì Hội
đồng rất lưu ý đặt mạnh vào phần vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và cũng có ý là không nên và
cũng rất khó nói rõ giữa cái gì là vận dụng sáng tạo và cái gì là phát triển.
Đề tài được ký Hợp đồng vào tháng 12 năm 2007. Đề tài được đánh
giá, nghiệm thu cấp cơ sở vào ngày 08-4-2010 và 100% thành viên Hội
đồng đã đồng ý sau khi s
ửa chữa theo ý kiến kết luận của Hội đồng sẽ cho
phép đưa ra nghiệm thu cấp nhà nước.
Đề tài đã:

5
- Có 30 cuốn sách và bài được xuất bản và được đăng trên các tạp chí
khoa học liên quan đến đề tài.
- Sưu tầm và xử lý được hàng nghìn trang tư liệu (không kể Hồ Chí
Minh toàn tập và các sách công cụ, văn kiện Đảng khác).
- Tổ chức được 6 cuộc tọa đảm, hội thảo khoa học bàn chuyên sâu về
các chủ đề của đề tài, đáng chú ý là ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn thuộc
Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (Có mời nhiều nhà
khoa học và hoạt động thực tiễn ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh đến tham gia).
- Đã tổ chức đặt hàng, thuê khoán gần 100 chuyên đề theo kế hoạch đã
được Ban Chủ nhiệm Chương trình KX.04/06-10 đã duyệt và đã đưa vào
phụ lục của bản Hợp đồng.

- Đã tổ chức đi nghiên cứu thực tế ở cả trong nước và ngoài nướ
c.
Đáng chú ý là có trao đổi với một số nhà khoa học ở Hội Khoa học xã hội
tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
2. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt
xuất của Việt Nam đồng thời cũng là một nhà tư tưởng lỗi lạc theo đúng
nhất nghĩa của từ đó. Trong khi vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào giải
quyết những v
ấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có
những phát kiến lý luận đặc sắc trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quan
niệm về vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc, về chủ nghĩa xã hội
và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
xã hội ở nước ta là m
ột chủ đề rất khó và rộng lớn. Vấn đề này có giá trị cả
về lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhưng lại rất mới về hướng nghiên cứu và
phương thức tiếp cận mà từ trước đến nay còn ít được đề cập.
Có thể nói, Hồ Chí Minh đã xác lập một hệ thống các quan điểm về
chủ nghĩa xã hội ở nước ta, có tầm khái quát và tầ
m phổ quát cao độ.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không
phải được hình thành ngay một lúc mà có quá trình vận động và phát triển
của nó, trong đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhận thức lý luận với
hoạt động thực tiễn phong phú, rộng lớn. Về cơ bản, các nhà nghiên cứu

6
chia quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam thành hai thời kỳ lớn: Thời kỳ trước năm 1954 và thời kỳ từ năm
1954 đến năm 1969.

Qua các thời kỳ đó, Hồ Chí Minh đã dần dần hình thành và phát triển
hệ thống quan điểm của mình: Từ nhận thức lý tính nâng lên thành cương
lĩnh chính trị của một Đảng; từ cương lĩ
nh chính trị của Đảng biến thành
chương trình hành động thực tiễn của quảng đại quần chúng nhân dân; từ
quan niệm về chủ nghĩa xã hội như là một mơ ước, lý tưởng của loài người,
từ một học thuyết mang bản chất khoa học và cách mạng, từ xu hướng phát
triển của quá trình cách mạng Việt Nam đến quan niệm về chủ nghĩa xã hội
như là một chế
độ xã hội hiện thực, tồn tại trong thực tế.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội qua các thời kỳ đều
mang đậm dấu ấn của lịch sử, thời đại. Các quan điểm của Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa xã hội được phát triển mạnh nhất trong 10 năm (1954 - 1964);
khi đó chủ nghĩa xã hội trở thành chương trình hành động thực tiễn c
ủa
miền Bắc nước ta. Chắc chắn rằng, ở thời kỳ này, Hồ Chí Minh chịu ảnh
hưởng rất lớn các quan điểm về chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã
hội của nhiều đảng cộng sản và công nhân, trong đó có quan niệm về mô
hình chủ nghĩa xã hội hiện thực tập trung, quan liêu, bao cấp. Không chú ý
các nhân tố lịch sử tác động sẽ khó tiếp nhận và làm rõ tính chân xác hi
ện
thực các quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội. Điều chúng tôi
muốn nhấn mạnh ở đây là: là một nhà tư tưởng lỗi lạc, một nhà hoạt động
lý luận-thực tiễn xuất sắc, nhận thức, tư duy về chủ nghĩa xã hội của Hồ
Chí Minh bị chế định bởi bối cảnh, điều kiện lị
ch sử mà Người sống. Sáng
tạo và hạn chế lý luận của Hồ Chí Minh phải được nhận diện và lý giải một
cách lịch sử - cụ thể.
Toàn bộ di sản lý luận đặc sắc của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam cho chúng ta thấy rõ những sáng tạo sau đây của Người:

Một là, sáng tạo trong phương thức tiếp cận tính tất yếu khách quan
củ
a sự ra đời chủ nghĩa xã hội. Phương thức tiếp cận của Hồ Chí Minh là đi
từ cái chung, phổ biến đến cái riêng, cái đặc thù.
Trên phạm vi quốc tế, theo Hồ Chí Minh, sự ra đời của chủ nghĩa xã
hội là quy luật vận động khách quan của lịch sử xã hội loài người; là kết

7
quả tác động tổng hợp của tất cả các nhân tố: Kinh tế, chính trị, xã hội, đạo
đức văn hoá chứ không phải chỉ riêng yếu tố kinh tế, không phải chỉ là tất
yếu kinh tế - kỹ thuật mà là do nhu cầu khách quan giải phóng con người
một cách triệt để theo các cấp độ: Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội -
giai cấp, giải phóng con người để hình thành nên những nhân cách phát
triển tự do theo đúng lu
ận đề của chủ nghĩa Mác: “Sự phát triển tự do của
mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Tổng
kết quy luật vận động của lịch sử xã hội loài người, Hồ Chí Minh khẳng
định một cách chắc chắn: Không có lực lượng nào ngăn trở được mặt trời
mọc; không có lực lượng nào ngăn tr
ở được xã hội loài người tiến lên; cũng
không có lực lượng nào ngăn trở được chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản phát triển.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của chủ nghĩa xã hội như là
kết quả tác động tổng hợp của kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, văn hoá có
ý nghĩa phương pháp luận rất lớn cho việc lu
ận giải tính tất yếu của con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các nước lạc hậu, chậm phát triển.
Đối với các nước phương Đông, Hồ Chí Minh đi đến một nhận thức
hết sức táo bạo: Chủ nghĩa cộng sản không những thích ứng được ở châu
Á, ở phương Đông mà còn thích ứng dễ hơn ở châu Âu. Kết luận này của

Hồ Chí Minh hoàn toàn không võ
đoán, chủ quan mà dựa trên các cơ sở,
chứng cứ lịch sử khách quan về truyền thống tư tưởng-văn hoá, điều kiện
kinh tế-xã hội, về sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản ngay tại các nước này.
Riêng đối với sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản, Hồ Chí Minh cảm nhận rất
rõ: Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư
bản đã chuẩn bị đất rồi; chủ nghĩa xã hội
chỉ cần phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa
thôi.
Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội là sản phẩm
tất yếu của quá trình cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phát triển theo con đường xã h
ội chủ
nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, là sự lựa chọn không phải riêng
của Hồ Chí Minh mà là sự lựa chọn của bản thân lịch sử dân tộc, vì nó đáp
ứng được nhu cầu khách quan của sự phát triển đất nước (độc lập dân tộc,
khát vọng tự do của nhân dân, cơm no áo ấm, cuộc sống hạnh phúc của tất
cả mọi người dân Việ
t Nam), phù hợp với xu thế vận động của lịch sử xã

8
hội loài người. Nó là con đường hợp lý, hợp quy luật theo nghĩa: Chỉ có
chủ nghĩa cộng sản mới đem lại các giá trị làm người chân chính; chỉ có
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị
áp bức và quần chúng lao động khỏi ách nô lệ; cách mạng giải phóng dân
tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được
thắ
ng lợi hoàn toàn và triệt để.
Hai là, sáng tạo trong quan niệm về bản chất đặc trưng của chủ nghĩa
xã hội ở nước ta.

Hồ Chí Minh có một loạt các định nghĩa đơn giản, ngắn gọn, mộc
mạc, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người về chủ nghĩa xã hội. Những định nghĩa
đó phù hợp với các đối tượng khác nhau; vừa là sự tổng kế
t thực tiễn sinh
động, vừa là sự chiêm nghiệm bản thân cuộc sống. Tính ưu việt và bản chất
của chủ nghĩa xã hội thể hiện trên những khía cạnh rất đáng lưu ý
- Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội vì con người; nó có khả năng thoả
mãn các nhu cầu thiết thân của con người; giải phóng con người một cách
triệt để, hướng con người theo các giá trị phổ quát: Chân, thiện, m
ỹ; tạo
điều kiện cho con người tự khẳng định và phát huy hết khả năng của mình.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội của
con người, do con người, vì con người, đạt đến trình độ nhân văn cao cả
nhất mà nhân loại hằng mơ ước.
- Bản chất của chủ nghĩa xã hội, xét trong chiều sâu nhất của nó, mang
tính đạo đức, là biểu t
ượng của sự hoàn thiện nhân cách. Hồ Chí Minh đã
khẳng định: Đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, mọi người sẽ có đạo
đức. Vì thế, chủ nghĩa xã hội hoàn toàn xa lạ với bất kỳ một biểu hiện nào
của chủ nghĩa cá nhân; chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân thì không thể có
chủ nghĩa xã hội đích thực; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội gắn li
ền
với cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, quan hệ xã hội đạt đến lý
tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình; mối quan hệ giữa cá nhân và
tập thể được giải quyết theo hướng hoà hợp, hài hoà, nhân đạo và nhân văn,
văn hoá.
- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ dân chủ triệt để, bảo đảm một cách
thật sự dân là chủ và dân làm chủ mọi mặ
t đời sống của mình. Lần đầu tiên
trong lịch sử xã hội loài người, lý tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái được


9
thực hành trong tất cả các quan hệ xã hội mang một trình độ người hoàn
toàn mới.
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu nước mạnh; giàu có cả về
vật chất và cả về tinh thần; cuộc sống no đủ về vật chất gắn liền với sự
phong phú, lành mạnh của đời sống tinh thần. Sự giàu có của toàn xã hội
không thể diễn ra cùng một lúc mà theo từng tầng nấ
c từ thấp đến cao: Làm
cho người nghèo đói trở nên đủ ăn, người đủ ăn trở nên khá, người khá trở
nên giàu, người giàu thì ngày càng giàu thêm. Quan niệm dân giàu nước
mạnh của Hồ Chí Minh mang tính hiện đại và có sức nặng của hiện thực
cuộc sống.
Ba là, sáng tạo trong quan niệm về mục tiêu, động lực và các lực cản
phát triển của chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu cao nhất của ch
ủ nghĩa xã hội là vì con
người, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân; mọi biểu
hiện của các chế độ xã hội thống trị con người, đi ngược lại lợi ích con
người, xúc phạm các giá trị làm người…đều xa lạ với bản chất đích thực
của chủ nghĩa xã hội.
Động lực quyết định thúc đẩy sự phát triển, luôn làm cho chủ nghĩa xã
h
ội có sức sống, có sức hấp dẫn cũng chính là con người; con người cá
nhân và con người có tổ chức. Trong chiều sâu bản chất con người, Hồ Chí
Minh nhìn thấy nguồn năng lượng tiềm tàng của mọi tiến bộ lịch sử. Người
thấy sức mạnh vô địch của con người khi nó được đặt trên một cội rễ văn
hoá truyền thống vững chắc, khi được giác ngộ lý tưởng cách mạ
ng cao đẹp
theo các giá trị nhân văn, khi con người được đáp ứng, thoả mãn các nhu

cầu, lợi ích của sự sinh tồn, phát triển.
Quán triệt tinh thần của phép biện chứng duy vật mácxít, Hồ Chí
Minh cho rằng, lực cản chủ yếu, lực cản làm mất đi bản chất tốt đẹp, nguồn
năng lượng tiềm tàng, sức sống, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội cũ
ng
chính là nhân tố con người dưới tên gọi “chủ nghĩa cá nhân”. Chủ nghĩa cá
nhân làm cho chủ nghĩa xã hội bị tha hoá, biến dạng, đi ngược lại các giá trị
dân chủ, văn hoá, nhân văn.
Cuộc đấu tranh cho sự sinh tồn, phát triển của chủ nghĩa xã hội được
tiến hành theo cả hai hướng: Chăm lo, nâng đỡ, khuyến khích bản chất tốt

10
đẹp vốn có của con người nhằm phát huy vai trò động lực của nó, đồng thời
tìm mọi biện pháp khắc phục, đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân, bảo đảm cho chủ
nghĩa xã hội đi theo đúng quỹ đạo bản chất đích thực của nó.
Trên cơ sở quan niệm về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã xác lập
một hệ thống các luận điểm về
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh luôn tìm tòi, trăn trở các hình thức, biện pháp, bước đi
của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Sự tìm tòi đó thể hiện rất rõ trên các hướng:
- Hình thành quan niệm về một loại hình quá độ gián tiếp cụ thể phù
hợp với đặc điểm một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu
đi lên ch
ủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa với một tiền đề xuất phát rất thấp.
- Xác định các bước quá độ dần dần, từ thấp đến cao, không chủ quan,
nôn nóng, không đốt cháy giai đoạn mà tuân thủ quy luật khách quan, hợp
với lòng dân: Từ xây dựng, phát triển một nền nông nghiệp toàn diện bảo
đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho toàn dân; xây dựng, phát triể
n hệ

thống tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ bảo đảm các mặt hàng tiêu
dùng thiết yếu cho xã hội; đến tiến hành công nghiệp hoá toàn diện nhằm
cấu trúc lại toàn bộ mọi mặt đời sống xã hội, đặt dân tộc ta lên một trình độ
phát triển cao hơn: Văn minh công nghiệp.
- Sáng tạo phương thức, phương pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa
xã hội mà điều chủ chốt nh
ất là phát huy mọi nguồn lực vốn có trong nhân
dân để làm lợi cho chính nhân dân theo phương châm: Đem của dân, tài
dân, sức dân làm lợi cho dân; biến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
thành sự nghiệp của toàn dân tộc, vì sự chấn hưng và phát triển toàn dân
tộc, của toàn dân, của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước.
- Chú trọng xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, bảo
đảm cho Đảng có đủ ph
ẩm chất, trình độ, năng lực dẫn dắt dân tộc ta xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Gắn lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội
với lý luận xây dựng Đảng cầm quyền, cảnh báo các nguy cơ của Đảng
trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là một đóng góp xuất sắc của Hồ
Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.

11
- Tìm kiếm các cách thức, con đường kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, tranh thủ ngoại lực để tăng cường nội lực xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội cũng là một thành công lý luận đáng ghi nhận
của Hồ Chí Minh.
Hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam cần được nghiên cứ
u thấu đáo để vận dụng và phát triển sáng tạo
trong bối cảnh hiện nay. Đây là một chủ đề rất khó, bước đầu đề tài tìm
hiểu trên một số bình diện sau:
- Các nhân tố dân tộc, thời đại hiện nay khác xa thời Hồ Chí Minh

sống. Vì thế, trong vận dụng và phát triển tư tưởng của Người, cần thận
trọng, không hiện đại hoá, bảo đảm tính chân xác về mặt lị
ch sử; nhận thức
rõ sức sống, sức hấp dẫn trong các quan điểm của Hồ Chí Minh phục vụ
cho công cuộc đổi mới hiện nay, nhất là cho việc bổ sung, hoàn thiện
Cương lĩnh 1991.
- Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh để luận chứng có sức
thuyết phục trên bình diện lý luận và thực tiễn định hướng phát triển đất
nước theo con đường xã hội ch
ủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
- Khai thác triệt để tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội nhằm
xác lập, hoàn thiện mô hình cấu trúc chủ nghĩa xã hội theo bản sắc Việt
Nam, bảo đảm cho con người Việt Nam đứng ở trung tâm của mọi thay đổi
từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, trở thành mục tiêu và động lực
của ti
ến bộ, văn minh và phát triển bền vững.
- Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc
xác định lộ trình, bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức.
Nhiều vấn đề mới phát sinh buộc Đảng ta phải độc lập tự chủ, nâng cao bản
lĩnh chính trị, làm giàu trí tuệ
, xứng đáng là đạo đức, là văn minh dẫn dắt
dân tộc Việt Nam vững bước, tự tin tiến về phía trước.
Tất cả những nội dung trên mà đề tài nghiên cứu chứng minh rằng,
vấn đề đặt ra rất cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong quá trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.
3. Về lịch sử vấn đề nghiên cứu

12
Vấn đề này, Ban Chủ nhiệm đề tài đã viết kỹ trong bản Thuyết minh

đăng ký đề tài cuối năm 2007. Ở đây, chúng tôi nhấn mạnh thêm một số
điểm. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài này, có khá nhiều công
trình khoa học đã được công bố. Đó là các đề tài khoa học cấp nhà nước đã
được nghiệm thu, các cuốn sách đã được xuất bản ở trong nước. Đ
áng kể
nhất là các công trình khoa học sau đây: (i) Nguyễn Duy Quý (Chủ biên):
Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; (ii) Vũ Viết Mỹ
(Chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước KX.02.05 giai đoạn 1991-1995): Tư tưởng
Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; đã xuất b
ản thành
sách Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002;
(iii) Trần Thành (Chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước KHXH.01.03 giai đoạn
1997-2000): Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, đặc biệt là về
chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;
(iv) Nguyễn Đức Bình (chủ biên), Đặng Xuân Kỳ, Nguyễn Duy Quý: Về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Hàng loạt các đề tài khoa học các cấp,
nhiều sách, nhiều bài đăng tạp chí, nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
của các cơ sở đào tạo ở trong nước tuy không chuyên bàn về nội dung liên
quan đến tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhưng ít
nhiều cũng có đề cập. Đề tài này của chúng tôi kế thừa tất cả những kết quả
nghiên cứu đó để đi sâu hơn những vấn đề mà chúng tôi đã đề cập ở trên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu của Đề tài này, chúng tôi tuân thủ theo
phép biện chứng mácxít, trên cơ sở những tài liệ
u thành văn, chủ yếu là
những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh đã công bố trên Hồ Chí Minh

Toàn tập (12 tập) và một số tài liệu của Người chưa được công bố. Chúng
tôi cũng dựa vào kết quả của các đợt khảo sát thực tế trong và ngoài nước.
Một số kết quả nghiên cứu của Đề tài đã được chắt lọc phản ánh trong 4
bản Báo cáo định kỳ gửi lên theo yêu cầ
u của Ban Chủ nhiệm Chương trình
KX.04/06-10. Ngoài phương pháp kết hợp lịch sử với lôgíc, chúng tôi sử
dụng phương pháp phỏng vấn sâu, khảo sát, phân tích thực tế, so sánh
5. Về lực lượng nghiên cứu

13
Chúng tôi đã huy động đông đảo các tập thể và cá nhân các nhà khoa
học, các nhà hoạt động thực tiễn tham gia nghiên cứu hoặc trao đổi ý kiến
trên những vấn đề mà đề tài đã đặt ra.
6. Ý nghĩa của kết quả đạt được
Các sản phẩm của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những cơ
quan và cá nhân nghiên cứu, giảng dạy các cơ sở đào tạo ở hệ thống các
tr
ường học, nhất là ở hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, các học viện trong và ngoài lực lượng vũ trang. Các sản phẩm này
làm tài liệu tham gia tổng hợp các ý kiến của Hội đồng Lý luận Trung ương
gửi Ban Bí thư, Bộ Chính trị Trung ương Đảng.
7. Kết cấu của bản Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứ
u của đề
tài
Bản Báo cáo này, ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham
khảo, có ba chương, trong đó có 6 tiết.
Chắc chắn sản phẩm của bản Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu
này còn có thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi mong nhận được nhiều góp ý của
người đọc.

Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cộng tác viên, cảm
ơn cơ quan chủ trì là Học viện Chính trị-Hành chính quố
c gia Hồ Chí
Minh, cảm ơn Ban Chủ nhiệm Chương trình KX.05/06-10 (Hội đồng Lý
luận Trung ương), các đồng chí Thư ký của Chương trình, Văn phòng Các
chương trình khoa học trọng điểm cấp nhà nước thuộc Bộ Khoa học và
Công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ đã
đặt ra.
Hà Nội, Mùa Xuân năm 2010
TM TẬP THỂ TÁC GIẢ
CH
Ủ NHIỆM ĐỀ TÀI KX.04.05/06-10
GS, TS MẠCH QUANG THẮNG



14
Chương thứ nhất

VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM –
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN


I. QUAN NIỆM TỔNG QUÁT VỀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM

1. QUAN NIỆM VỀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO, PHÁT TRIỂ
N TƯ

TƯỞNG – LÝ LUẬN

Vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng, lý luận trước hết phải xuất
phát từ vị trí, vai trò của công tác tư tưởng, lý luận và từ mục tiêu đổi mới
công tác tư tưởng, lý luận theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và
báo chí. Vị trí công tác tư tưởng, lý luận hiệ
n nay được Nghị quyết đó xác
định là: một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động
của Ðảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của
chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện
các nhiệm vụ cách mạng, khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của
Ðảng về chính trị, lý luận, trí tu
ệ, văn hóa và đạo đức; thể hiện vai trò đi
trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ vị trí đó,
công tác tư tưởng, lý luận phải đóng vai trò quan trọng vào việc bảo vệ và
phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối của Ðảng, làm cho hệ tư tưởng của Ðảng, của giai cấp công
nhân, lý tưở
ng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống
văn hóa dân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong
đời sống tinh thần xã hội.

15
Tiếp đó phải xác định mục tiêu vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng,
lý luận là: củng cố, tăng cường sự thống nhất tư tưởng, chính trị trong
Ðảng, sự đồng thuận về chính trị, tinh thần trong nhân dân; bảo vệ và phát
triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy sức mạnh
của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, của đại
đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao ý

chí phấn đấu thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng đất nước thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, phải góp phần tích cực thực hiện có hiệu
quả cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Ðảng nhằm nâng cao năng lực
lãnh đạo, s
ức chiến đấu của Ðảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, các
tổ chức Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Thông qua vận dụng sáng
tạo, phát triển tư tưởng, lý luận, sẽ vượt qua tình trạng còn không ít lạc hậu,
yếu kém hiện nay; đồng thời phải đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả,
góp phần củng cố tư tưởng, phát triển trình độ lý luận chính trị, tri thứ
c của
Ðảng và hệ thống chính trị nói chung, nhằm góp phần khẳng định vai trò
tiên phong của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Như vậy vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng, lý luận là nhiệm vụ
của toàn Ðảng, của tất cả đảng viên, trước hết là cấp ủy các cấp và bí thư
cấp ủy, của cả hệ thống chính trị với sự tham gia, đóng góp củ
a nhân dân;
trong đó lực lượng nòng cốt là đội ngũ chuyên trách làm công tác tư tưởng,
lý luận của Ðảng. Để vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng, lý luận, phải
phát huy dân chủ, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của toàn Ðảng và toàn
xã hội. Việc vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng, lý luận không được xa
rời tính đặc trưng của công tác này là công tác đối với con người. Do đó,
phải nắm v
ững những vấn đề có tính quy luật riêng của công tác này để có
thái độ, phương pháp khoa học, nhằm kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu định
hướng tư tưởng, lý luận với sự tự nguyện, giữa lý trí với tình cảm, giữa lời
nói với việc làm, giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” làm chính, tích cực đẩy
lùi tiêu cực; phải gắn bó mật thiết và phục vụ có hiệu quả công cuộc xây
d
ựng, bảo vệ Tổ quốc, nhằm góp phần nâng cao đời sống tinh thần và phát

huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đối với công tác tư tưởng, hiện nay, việc vận dụng sáng tạo, phát triển
tư tưởng cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

16
- Nâng cao nhận thức trong toàn Đảng và trong xã hội về vai trò của
công tác tư tưởng và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng đối với
công tác tư tưởng. Việc vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng, lý luận phải
giải quyết mối quan hệ không thể tách rời nhau giữa nâng cao nhận thức và
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Nội dung này có ý nghĩa quyết
định để
Ðảng lãnh đạo công tác tư tưởng. Do đó, yêu cầu hàng đầu là đề cao trách
nhiệm của toàn Ðảng đối với việc vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng;
thí dụ cần xây dựng và thực hiện quy chế toàn Đảng, từ Trung ương đến cơ
sở và mọi đảng viên có trách nhiệm trực tiếp làm công tác tư tưởng hay xây
dựng và thực hiện cơ chế cấp ủy
Đảng tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân
dân.
- Triển khai sâu rộng nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức đối với
các tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ;
trong đó cần nhấn mạnh việc xây dựng và thực hiện các chuẩn mực đạo
đức phù hợp với từng đối tượng, xây dựng cơ chế
giám sát đạo đức, lối
sống của cán bộ, đảng viên và tổ chức thực hiện rộng khắp, có chiều sâu,
thiết thực, hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”.
- Xây dựng và phát triển các giá trị tư tưởng văn học và nghệ thuật.
- Triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình", âm mưu thực hiện đa nguyên
chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực

thù địch.
- Xác định các nhiệm vụ và giải pháp của công tác thông tin đối ngoại
như củng cố tổ chức, tăng cường cán bộ, phương tiện hoạt động và mở
rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả của lĩ
nh vực công tác rất quan trọng này.
- Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách công
tác tư tưởng, lý luận, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật theo hướng
hiện đại để công tác này đáp ứng yêu cầu mới; đặc biệt cần nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn bị xây dựng Chiến lược công tác tư
tưởng trong tình hình mới.
Ð
ối với công tác lý luận, hiện nay việc vận dụng sáng tạo, phát triển lý
luận cần tập trung vào các nhiệm vụ sau: vận dụng sáng tạo và phát triển

17
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm làm rõ những giá trị
bền vững và chỉ ra những vấn đề cần bổ sung, phát triển cho phù hợp với
thực tế đất nước và thời đại; tiếp tục làm sáng tỏ nhận thức về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta; tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận v
ề Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, về đổi mới
phương thức lãnh đạo của Ðảng, về phát huy và thực thi dân chủ trong
Ðảng, về nâng cao tầm trí tuệ, văn hóa của Ðảng; đổi mới và nâng cao
chất lượng giáo dục lý luận trong hệ thống các nhà trường với những yêu
cầu mới nhằm đáp ứng trình độ và nhu cầu ngày càng cao và mới của đảng
viên và nhân dân; khẩn trương xây d
ựng và ban hành quy chế dân chủ
trong hoạt động lý luận và công tác chỉ đạo, quản lý nghiên cứu lý luận.

2. VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ

CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Ở Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất
phát từ thực tế đất nước và thời đại để vận dụng một cách độc lập, sáng tạ
o
chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội phù hợp với đất nước. Cho nên
có thể xuất phát từ phương pháp, quan điểm của Hồ Chí Minh để xây dựng
một quan niệm đúng về vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình Việt Nam giai đoạn hiện
nay.
Một là, học tập sáng tạo tinh thần (phương pháp) x
ử trí mọi việc, đối
với mọi người và đối với bản thân mình đồng thời học tập sáng tạo các
quan điểm nền tảng của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh cho rằng, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin trước hết là
“học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản
thân mình”; đồng thời “h
ọc tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác
– Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế nước ta”.
Theo tinh thần này thì việc vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội trước tiên và cơ bản là học tập sáng tạo phương
pháp làm việc biện chứng ở mỗi người để sự nghiệp phát triển theo con
đường xã hội chủ
nghĩa thực sự là sự nghiệp sáng tạo của bản thân nhân

18
dân, chứ không phải là “sự nghiệp được áp đặt từ trên xuống”. Phương
pháp này được đúc rút từ chính quan điểm của các nhà kinh điển Mác –
Lênin về chủ nghĩa xã hội và cũng đang được thể hiện ngày càng sống
động trong các quan điểm đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa của

Đảng ta.
Các vấn đề “chủ nghĩa xã hội là gì?” và “chủ nghĩa xã hội như
thế
nào?”, theo Hồ Chí Minh, luôn luôn gắn với bản thân con người, với thực
tế đất nước và thời đại; do đó, phải gắn việc học tập sáng tạo của bản thân
mỗi người về những chân lý phổ biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội với việc nắm bắt các chân lý phổ biến của thực tế đất nước và
thời đạ
i nhằm xây dựng được các quan điểm độc lập, tự chủ về chủ nghĩa
xã hội phù hợp với Việt Nam hiện nay. Chỉ như vậy mới bảo đảm sự vận
dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội phù
hợp với Việt Nam hiện nay (tất nhiên là cũng đồng thời phù hợp với thời
đại ngày nay); cụ thể
là phù hợp với công cuộc đổi mới theo định hướng xã
hội chủ nghĩa nhằm xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh
trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Hai là, xuất phát từ thực tế của đất nước hiện nay để tổng kết thực
tiễn nhằm dần dần hiểu được tính quy luậ
t phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa của Việt Nam trên cơ sở nhận thức lại, bổ sung, phát triển
sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, một đường lối đúng chỉ có thể là
đường lối của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội được vận dụng
một cách sáng tạo vào hoàn cảnh c
ụ thể của dân tộc. Theo tinh thần này,
vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là
phải nâng cao việc tu dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh để dùng lập trường,
quan điểm, phương pháp của Hồ Chí Minh mà tổng kết những kinh nghiệm
của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới, phân tích những đặc điểm của Việt Nam

hiện nay, nhằm d
ần dần hiểu được những vấn đề có tính quy luật phát triển
của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay, chứ không phải để học thuộc
lòng từng câu, từng chữ và “làm theo” một cách máy móc tư tưởng Hồ Chí
Minh. “Khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú lý luận bằng những kết

19
luận rút ra từ trong thực tiễn cách mạng nước ta”
1
. Trong việc vận dụng
sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, dù sao cũng không thể cấm bổ sung bằng
cách đưa thêm vào đó những cứ liệu mà Hồ Chí Minh ở thời kỳ mình
không thể có được
2
. Nói một cách khái quát, để vận dụng sáng tạo, phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế Việt Nam để
nhận thức lại, bổ sung và phát triển sáng tạo bằng những kết luận rút ra từ
thực tiễn đổi mới hiện nay.
Quan điểm này phù hợp với quan điểm của các nhà kinh điển Mác –
Lênin. C.Mác đã lưu ý những người xã hộ
i chủ nghĩa Pháp rằng, ông chưa
bao giờ là người mácxít. Ph.Ăngghen cũng nhắc lại với những người theo
chủ nghĩa duy vật kinh tế về quan niệm trên của C.Mác. Ông viết: “Về
quan niệm duy vật lịch sử lúc này có nhiều người bạn dùng quan niệm ấy là
cái cớ để không nghiên cứu lịch sử. Tình hình ấy cũng hoàn toàn giống như
Mác nói về “những người mácxít” Pháp vào cuối những năm 70 (thế kỷ

XIX – người trích). Tôi chỉ biết một điều là tôi không phải là người
mácxít”
3

. V.I.Lênin theo tinh thần này đã khẳng định rằng, lý luận mà
C.Mác và Ph.Ăngghen nêu lên chỉ đặt nền móng cho những người xã hội
chủ nghĩa phát triển hơn nữa về mọi mặt
4
.
Chắc chắn Hồ Chí Minh cũng đồng ý với những quan điểm này của
các nhà kinh điển Mác – Lênin. Cũng như C.Mác, Ph.Ăngghen và
V.I.Lênin, Hồ Chí Minh không muốn nhân danh “tư tưởng” của mình để
giải thích và hành động không đúng với quan điểm, học thuyết của Mác –
Lênin. Và sâu sa hơn, Hồ Chí Minh không tán thành những “vận dụng sáng
tạo, phát triển” nhân danh tư tưởng của Mác – Lênin để thoát ly thực tế đất
nước hiện nay.
Ba là, th
ực hành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội phù hợp
hơn với Việt Nam hiện nay.

1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, H, 2000, t.8, tr.497.
2
Phỏng theo cách diễn đạt về chủ nghĩa Mác trong bài “Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ
và Nam Kỳ” viết năm 1924, nghi là của tác giả Nguyễn Ái Quốc, xem Hồ Chí Minh:
Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000, tr.465.

3
C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, HN, 1997, t.37, tr.603.
4
Xem V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.232.

20
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của tư

tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng sáng tạo, phát triển “tinh thần xử trí mọi
việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình” và “những chân lý phổ
biến” phải gắn với việc thực hành tinh thần xử trí những chân lý phổ biến
đó. Hồ Chí Minh quan niệm: “Do thực hành mà tìm ra sự thật. Lạ
i do thực
hành mà chứng thực sự thật và phát triển sự thật. Từ hiểu biết bằng cảm
giác tiến lên hiểu biết bằng lý trí. Lại từ hiểu biết bằng lý trí tiến lên thực
hành lãnh đạo cách mạng, cải tạo thế giới Và nội dung của thực hành và
hiểu biết lần sau cao hơn lần trước. Đó là nội dung vấn đề hiểu biết trong
duy vật biện chứ
ng. Đó là quan điểm biết và làm thống nhất của duy vật
biện chứng”
1
. Thông qua thực hành nâng tầm hoạt động thực tiễn tiệm cận
với tư duy lý luận; đồng thời thông qua tổng kết thực tiễn định hướng việc
vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp hơn với thực
tế đang biến đổi ngày một sâu sắc hơn ở Việt Nam và thế giới hiện nay.
Từ cách tiếp cận đó, chúng tôi quan niệm v
ận dụng sáng tạo, phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội phù hợp với Việt Nam
hiện nay là: xuất phát từ thực tế của đất nước và thời đại ngày nay để chủ
động học tập, nhận thức lại, bổ sung, phát triển và thực hành một cách
sáng tạo “tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân
mình” và nh
ững chân lý phổ biến của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
xã hội nhằm tổng kết thực tiễn và tiếp tục xây dựng lý luận phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với Việt Nam hiện nay.

3. NỘI HÀM KHÁI NIỆM VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT
TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY

Một là, xác
định những nguyên tắc định hướng đối với việc vận dụng
sáng tạo, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội, về nguyên tắc, không được chệch hướng bản chất, đặc điểm cơ bản của

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, HN, 1995, t.6, tr.257.

21
tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội. Do đó, việc vận dụng sáng tạo,
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội phải có nguyên tắc.
Các nguyên tắc định hướng chung đối với việc vận dụng sáng tạo, phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội không nằm ngoài những quan
điểm nền tảng hay những quan điể
m có tính nguyên tắc của Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa xã hội. Đó là:
- Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là chủ nghĩa xã hội được vận dụng sáng
tạo, phát triển một cách có nguyên tắc hệ thống quan điểm nền tảng của các
nhà kinh điển Mác – Lênin và Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, phù hợp
với Việt Nam và thời đại ngày nay.
- Để kiên định và từng bước thực hi
ện mục tiêu lý tưởng (hay mục tiêu
cuối cùng) của chủ nghĩa xã hội, phải “từ từ từng bậc” tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó, là một cuộc chiến đấu và
chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu rất lâu dài, gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang.
Vì vậy, phải có cách làm, biện pháp và bước đi hợp lý nhằm tiến dần từng
bước lên chủ nghĩa xã h

ội theo phương châm vừa phát triển vừa củng cố; tôn
trọng quy luật khách quan, không chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn.
- Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp sáng tạo của Đảng
và của nhân dân trên cơ sở khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo
của Đảng theo phương châm: thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý
luận, lý luận lãnh đạ
o thực hành; và đem tài dân, sức dân, của dân, làm lợi
cho dân.
- Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công khi giải quyết đúng
mối quan hệ giữa lợi ích xã hội, tập thể và cá nhân, giữa lợi ích các dân tộc
lớn nhỏ, giai tầng xã hội (giai cấp, tầng lớp, cộng đồng tôn giáo, xã hội, văn
hóa) và đất nước, giữa lợi ích quốc gia và quốc tế.
Hai là, vận dụng sáng tạo, phát triển các nguyên tắc, ph
ương pháp
luận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh, do được xây dựng trên cơ sở thế giới quan
duy vật biện chứng, nên có thuộc tính tự đổi mới, tự phát triển để luôn luôn
phản ánh chính xác các điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa không ngừng
biến đổi và phát triển. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng có năng lực thâu thái
tinh hoa tư tưởng - văn hóa dân tộ
c và nhân loại để có thể giữ vai trò nền

22
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho các hoạt động giải thích - cải biến thực tiễn.
Một nhân tố tác động và quy định cơ bản đến thuộc tính tự đổi mới, tự phát
triển của tư tưởng Hồ Chí Minh là phải thường xuyên vận dụng sáng tạo,
phát triển tư tưởng này phù hợp vời thực tế đổi mới theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, nh
ất là trong giai đoạn xây dựng một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc vận dụng sáng tạo, phát

triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội nên được thực hiện theo
các nguyên tắc phương pháp luận sau đây:
Thực chất của công cuộc đổi mới là “chống lại những cái gì đã cũ kỹ,
hư hỏng,
để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”
1
, là tìm tòi phương thức
(con đường) xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với Việt Nam hiện nay.
Công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang tạo điều kiện và
đặt ra yêu cầu mới đối với việc nhận thức lại, bổ sung, phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, nhằm tiếp tục xây dựng, phát triển tư
duy lý lu
ận và hoạt động thực tiễn của Đảng và của nhân dân ngày càng sâu
sắc hơn, sát hợp hơn với thực chất tư tưởng của Hồ Chí Minh (đồng thời
của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin) phù hợp với Việt Nam và thời đại
ngày nay. Sau đây là những điểm đáng lưu ý:
- Phát triển một cách khoa học trên cơ sở các giá trị nhân văn, giàu
bản sắc văn hóa Việt Nam trên con đường tiến lên chủ ngh
ĩa xã hội.
Việc vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh đã và sẽ tạo cơ
sở lý luận - thực tiễn thuận lợi cho việc thực hành một cách phổ biến trong
Đảng, trong dân đường lối tiếp tục đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bởi lẽ, thông qua đó có thể kế thừa, phát huy “phương pháp làm việc biện
chứng” của chủ
nghĩa Mác phù hợp với tư duy trực giác tổng hợp truyền
thống Việt Nam; có thể thực hành lòng nhân ái Việt Nam, cụ thể là thực hành,
bồi dưỡng tình cảm và các hành động cụ thể trong việc giúp đỡ người nghèo,
người bệnh, người già, tôn trọng phụ nữ, nêu gương tốt cho trẻ và giữ chữ Tín
trong quan hệ kinh tế, quan hệ người - người đồng thời trau dồi phẩm chất,
năng lự

c ứng xử văn hóa; có thể thực hành lối ứng xử cân bằng giữa kinh tế
và văn hóa, giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường văn hóa, giữa hội
nhập quốc tế và bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam; có thể thực

1
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội 1989, tr.43.

×