Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

BAO bì vận CHUYỂN HÀNG hóa HOÀN CHỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 50 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
MÔN: CÔNG NGHỆ BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM

BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU BAO BÌ VẬN CHUYỂN
HÀNG HÓA
GVHD : ĐẶNG THỊ YẾN
SVTH : Huỳnh Tấn Đạt 2005100054
Lê Phan Phương Anh 2005100034
Phạm Thị Trang Đài 2005100081
Lê Thị Thúy Kiều 2005100177
Đoàn Mạnh Cường 2005100129
NHÓM 01 – LỚP 01DHTP1 – CHIỀU THỨ 6 – TIẾT 9,10
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2013
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
MÔN: CÔNG NGHỆ BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM

BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU BAO BÌ VẬN CHUYỂN
HÀNG HÓA
GVHD : ĐẶNG THỊ YẾN
SVTH : Huỳnh Tấn Đạt 2005100054
Lê Phan Phương Anh 2005100034
Phạm Thị Trang Đài 2005100081
Lê Thị Thúy Kiều 2005100177


Đoàn Mạnh Cường 2005100129
NHÓM 01 – LỚP 01DHTP1 – CHIỀU THỨ 6 – TIẾT 9,10
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2013
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC CÁC HÌNH i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ THỰC PHẨM 1
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BAO BÌ THỰC PHẨM 1
1.2. CHỨC NĂNG CỦA BAO BÌ 3
1.3. CHỨC NĂNG THUẬN LỢI TRONG PHÂN PHỐI, LƯU KHO, QUẢN LÝ
VÀ TIÊU DÙNG CỦA BAO BÌ THỰC PHẨM 5
Chương 2. CÁC LOẠI BAO BÌ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA 8
2.1. CẤU TẠO BAO BÌ GIẤY - ỨNG DỤNG 8
2.1.1. Đặc tính 8
2.1.2. Các loại giấy bao gói, thành phần và tính chất ứng dụng 11
2.2. BAO BÌ CARTON 14
2.2.1. Khái niệm 14
2.2.2. Lịch sử hình thành 15
2.2.3. Đặc tính bao bì carton 15
2.2.4. Cấu tạo bao bì carton 16
2.2.5. Cách sắp xếp hộp lon thực phẩm vào bao bì ngoài 22
2.2.6. Quy cách của bao bì vận chuyển 25
2.2.6.1. Quy định về kích thước thùng khối chữ nhật và khối lượng hàng được
chứa đựng 25
2.2.6.2. Ghi nhãn bao bì ngoài 26
2.2.6.3. Ký hiệu bằng hình vẽ cho bao bì vận chuyển hàng hóa (bao bì đơn vị
gửi đi) được quy định theo TCVN 6405:1998 và ISO 780:1997 27
2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thùng carton 30
2.2.8. Ưu nhược điểm của bao bì carton 33

2.2.8.1. Ưu điểm 33
2.2.8.2. Nhược điểm 33
2.2.9. Tiềm năng phát triển và sử dụng bao bì carton 33
2.3. BAO BÌ VẬN CHUYỂN BẰNG GỖ 34
2.4. BAO BÌ VẬN CHUYỂN BẰNG PLASTIC 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
LỜI MỞ ĐẦU
Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển của loài người. Thời kì
sơ khai, thực phẩm đơn giản cả về phương pháp chế biến và bảo quản. Khi khoa học kỹ
thuật phát triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực, thực phẩm cũng tiến những
bước khá nhanh, cách xa so với trình độ chế biến cổ xưa. Cho đến khi xuất hiện sự bổ
sung những kỹ thuật chế biến để ổn định sản phẩm trong thời gian lưu trữ thì một
ngành công nghiệp mới ra đời công nghiệp thực phẩm.
Công nghiệp thực phẩm ra đời kéo theo nghành công nghiệp bao bì phát triển
vượt bậc. Làm thế nào để thực phẩm chế biến công nghiệp có được thời gian bảo quản
lâu và dễ dàng trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng luôn là một đề tài rất
được quan tâm hiện nay. Với những tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay đã cho ra đời
các loại bao bì có tính vượt trội trong vận chuyển hàng hóa, chịu được tải trọng và va
chạm cơ học cao như bao bì vận chuyển bằng gỗ, plastic và đặc biệt là cartons. Hiểu
được tầm quan trọng của bao bì vận chuyển hàng hóa nói chung và thực phẩm nói
riêng, nhóm đã chọn đề tài “TÌM HIỂU BAO BÌ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA”
nhằm tìm hiểu, phân tích các tính năng, ưu nhược điểm của các loại bao bì vận chuyển
để có một cái nhìn tổng quát khi lựa chọn loại bao bì cho từng loại thực phẩm.
Đề tài được chia làm hai chương
- Chương 1. TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ THỰC PHẨM
- Chương 2. CÁC LOẠI BAO BÌ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
Dù đã cố gắng rất nhiều, các thông tin trong bài đều được trích dẫn từ nguồn cụ
thể và đáng tin cậy song rất khó để tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận
được các ý kiến đóng góp của Cô để các bài tiểu luận, nghiên cứu về sau được đầy đủ
và hoàn thiện hơn.

TẬP THỂ NHÓM
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sự đa dạng của bao bì 3
Hình 1.2. Nhiều chủng loại sản phẩm được xếp chung vào một bao bì ngoài hình
khối chữ nhật để tiện lợi sắp xếp trong khi phân phối, lưu kho, vận chuyển 6
Hình 2.1. Công nghệ tráng sáp lên giấy 13
Hình 2.2. Công nghệ phủ (tráng) plastic lên bề mặt giấy 14
Hình 2.3. Bao bì carton đựng hàng hóa các loại 15
Hình 2.4. Thùng carton đựng hàng hóa 16
Hình 2.5. Loại gợn sóng A 17
Hình 2.6. Loại gợn sóng B 18
Hình 2.7. Loại gợn sóng C 18
Hình 2.8. Loại gợn sóng D 18
Hình 2.9. Loại thành đơn 3 lớp 19
Hình 2.10. Loại thành đôi 5 lớp 19
Hình 2.11. Loại thành ba 7 lớp 19
Hình 2.12. Các loại giấy bìa gợn sóng 5 lớp, 7 lớp kết hợp các loại sóng khác nhau
20
Hình 2.13. Phương pháp tạo hình của bao bì giấy gợn sóng 21
Hình 2.14. Các kiểu thùng carton phổ biến 22
Hình 2.15. Các cách xếp hộp tròn vào thùng bìa gợn sóng 23
Hình 2.16. Kích thước của một thùng carton 25
Hình 2.17. Một trong các cách sắp xếp thùng hàng hóa (các đơn vị gởi đi) trên một
pallet để lưu kho 26
i
Hình 2.18. Các loại thùng chứa vật phẩm bằng gỗ 36
Hình 2.19. Thùng chứa đựng được cấu tạo bởi gỗ ghép 36
Hình 2.20. Thùng gỗ chứa đựng hàng hóa 37
Hình 2.21. Thùng gỗ dùng để chứa trái cây 37
Hình 2.22. Gỗ sồi dùng để đựng rượu vang 38

Hình 2.23. Két bằng HDPE chứa chai nước ngọt hoặc chai bia để vận chuyển
phân phối 38
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại nguồn nguyên liệu làm giấy (theo sự phân loại của Cộng hòa
Liên bang Đức) 3
Bảng 2.2. Kích thước bên trong của thùng carton và khối lượng tối đa cho phép
đóng trong một thùng 18
Bảng 2.3. Ý nghĩa, hướng dẫn và lưu ý khi sử dụng các ký hiệu cho bao bì ngoài 22
ii
Chương 1. TỔNG QUAN BAO BÌ GVHD: Đặng Thị Yến
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ THỰC PHẨM
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BAO BÌ THỰC PHẨM
Thực phẩm mà chúng ta sử dụng ngày nay đã trải qua nhiều biến đổi trong lịch
sử. Sự biến đổi đó là kết quả của sự tiến bộ về kỹ thuật, sự văn minh ngày càng cao, sự
thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu ăn uống trong xã hội.
Bao bì thực phẩm có một trong các chức năng quan trọng là chứa đựng và bảo
quản thực phẩm, nên nó phát triển gắn liền với nhu cầu ăn uống của con người theo
từng thời kỳ.
Vào thời xa xưa, thực phẩm được tiêu thụ tại nơi người ta tìm thấy do hái lượm
hay săn bắn. Lúc đó người ta dùng những dụng cụ chứa thiên nhiên như thân cây rỗng,
trái bầu khô, đá rỗng, vỏ sò Ở thời kỳ sau đó, người ta biết cách làm các dụng cụ
chứa tốt hơn từ các vật liệu tự nhiên như biết khoét rỗng gỗ, đá và dùng các bộ phận
của động vật như bọng đái, da, sừng, xương, gân, tóc. Vải lần đầu tiên được làm từ da,
lông. Sọt được đang từ cây nho, cây liễu Người Ncolithic làm được dụng cụ chứa
bằng kim khí và đồ gốm. Một số ly bằng kim loại đầu tiên có dạng giống sừng
Cách đây trên 4000 năm, dân của Moenjo - Daro (một trong những thành phố
đầu tiên của thế giới ở chổ Pakistan ngày nay) biết làm đồ gốm từ đất sét nhiều kích cỡ
khác nhau. Người ta dùng các bình này để giữa lúa mì, lúa mạch. Năm 530 trước công
nguyên, người dân Ba Tư (Persian) cung cấp cho thành phố Ai Cập nước và rượu vang

trong những bình bằng đất.
Thủy tinh được biết vào những năm 1500 trước công nguyên. năm 79 trước
Công Nguyên, người La Mã đã sử dụng chai, lọ thủy tinh, các chậu sành để chứa đựng.
Tuy nhiên người ta thích dùng các túi da hơn để chứa các vật rắn và lỏng.
Các thùng tròn được phát minh bởi bộ tộc Sepape. Người ta gắn các miếng gỗ
với các mọng thật cẩn thận và niềng lại bằng niềng sắt.
9
Chương 1. TỔNG QUAN BAO BÌ GVHD: Đặng Thị Yến
Ở thế kỷ 15, người Trung Hoa buôn bán đồ sứ ở vùng Tây Nam Á Châu và Ai
Cập. Để giảm sự thiệt hại do vật chuyển đi xa, người ta dùng các vật đệm như hạt đậu,
lúa mì nảy mầm, tự bện lại làm cho giảm bớt tổn thất khi vận chuyển.
Do phát triển xã hội, con người tăng dân số tập trung ở các đô thị. Sự công
nghiệp hóa làm cho nhịp sống của con người ở những nước kỹ nghệ hóa trở nên gấp
rút, quí thời gian và tiết kiệm thời gian hơn những nước đang phát triển. Ở những nước
phát triển, người lao động có nhu cầu sử dụng thực phẩm ăn nhanh, chế biến sẳn để có
nhiều thời gian lao động công nghiệp. Nhu cầu đó là động lực khuyến khích sản xuất
thực phẩm công nghiệp có qui mô tập trung lớn, tiêu thụ xa và có thời gian sản xuất
khá lâu.
Sự tiến bộ đồng bộ về khoa học, xã hội học khiến cho con người gia tăng các
hiểu biết về vệ sinh thực phẩm, thẩm mỹ, dinh dưỡng do đó xuất hiện các yêu cầu thực
phẩm cao hơn, cần các kỹ thuật cao hơn. Bao bì thực phẩm do đó cũng thay hình, đổi
chất để có thể đồng hành với kỹ thuật chế biến thực phẩm đang phát triển nhanh chóng.
Thí dụ: như yêu cầu bao bì nấu trong lò vi sóng (lò viva) ở các nước phát triển,
yêu cầu đóng gói vô trùng, yêu cầu bao bì nhựa tuyệt trùng, yêu cầu bao bì tự tiêu
hủy,
Ngày nay bao bì gắn liền với thực phẩm như một công cụ chứa, một phương
tiện bảo quản, một phương tiện vận chuyển, một tính hiệu minh định sản phẩm và một
công cụ gia tăng sự tiện nghi trong sử dụng.
Bao bì thực phẩm rất đa dạng và sử dụng nhiều loại vật liệu như kim loại cứng,
kim loại mềm, thủy tinh, nhựa cứng, nhựa dẽo, giấy, gỗ, các màng kim loại, màng

plastic, màng phức hợp để đạt được các chức năng cần thiết của thực phẩm hiện đại.
10
Chương 1. TỔNG QUAN BAO BÌ GVHD: Đặng Thị Yến
Hình 1.1. Sự đa dạng của bao bì
Do bao bì thực phẩm được làm bởi nhiều loại vật liệu, sự tương tác giữa thực
phẩm và bao bì cần phải được khảo sát và nhất thiết phải tuân thủ các qui định thực
phẩm. Sự tương tác này đôi khi tạo màu không mong muốn trong sản phẩm như tương
tác anthoxian, chlorophull với kim loại. Các kim loại của hộp sắt tan vào thực phẩm
gây nhuy cơ nhiễm độc kim loại. Sự tương tác PVC với cồn có thể làm tan chlorur
vinul vào cồn. Chất này được tin là chất gây nguy cơ ung thư.
Bao bì thực phẩm thể hiện nhiều hình dạng, màu sắc, kích cở để tạo sự tiện lợi
trong hoạt động thương mại, giá cả và tiện nghi sử dụng.
Sự phát triển bao bì cần có một nền kỹ thuật phát triển tòan diện: hóa chất, điện
tử, cơ khí chính xác, quang hóa, cho tới nay, mặt dù đã có rất nhiều tiến bộ, hầu hết
các vật liệu, kỹ thuật tiên tiến về bao bì, đóng gói đều nhập từ nước ngoài.
1.2. CHỨC NĂNG CỦA BAO BÌ
Các nguyên liệu với các thành phần quí được các nhà thực phẩm chọn lựa đưa
vào các công nghệ chế biến tiên tiến, thiết bị đắt tiền trong điều kiện môi trường vệ
sinh hoàn hảo để đạt được kết quả cao nhất về chất lượng thực phẩm như giá trị dinh
dưỡng, giá trị cảm quan, ở cuối của tiến trình chế biến. Các thành quả đó phải được
11
Chương 1. TỔNG QUAN BAO BÌ GVHD: Đặng Thị Yến
bảo vệ tối đa khi đến tay người tiêu thụ, tạo sự tín nhiệm trong thương mại, một
phương tiện thích hợp cho người sử dụng ở xa nơi sản xuất, đôi khi sản phẩm phải chờ
một thời gian dài trước khi tiêu thụ.
Các sản phẩm đó cần có sự trợ giúp của bao bì để đạt được cao nhất các mục
tiêu mong muốn. Nếu sự thiết kế và đóng gói không hợp cách, các bao bì sản phẩm sẽ
dễ hư hỏng hay không tạo được sự thiện cảm, ủng hộ của thị trường. Sự đánh giá và
tiêu thụ sản phẩm ở thị trường mới là sự đánh giá toàn diện và có ý nghĩa.
Bao bì có những chức năng gì? Người ta thấy bao bì có thể thực hiện được các

chức năng chính:
- Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm.
- Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng.
- Thuận tiện trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng.
Hầu hết thực phẩm được vận chuyển tiêu thụ xa và sử dụng trong một thời gian
dài từ khi sản xuất do đó cần được đảm bảo số lượng và chất lượng.
Bao gói được dùng như một phương tiện điều dụng các vật liệu chứa các đơn vị
thực phẩm mong muốn trong các bao bì đơn hay chứa các bao bì thực phẩm đơn. Thí
dụ: Chai chứa thực phẩm, hộp chứa các chai và hộp đóng gói trong những điều kiện sẽ
vận chuyển dễ dàng hơn.
Bao gói cũng có thể được dùng như một phương tiện chế biến như kim loại
được dùng trong việc làm lạnh đông, chân không, áp suất, khử trùng nhiệt của nhiều
thực phẩm do đó nó không phải chỉ có chức năng bảo vệ. Trong một hình dạng xác
định, thực phẩm xác định, quá trình thấm nhiệt có thể được tính toán xử lý.
Bao gói là một sự tiện ích đối với người tiêu thụ. Hộp lon bia vừa là phương tiện
để uống cũng như chế biến, tồn trữ và bao bì phân phối. Nhiều loại bao gói có tác dụng
trong vận chuyển, sửa soạn và tiêu dùng thực phẩm. Tuy nhiên nếu thiết kế bao bì kém
nó sẽ hạn chế việc sử dụng thực phẩm hiệu quả.
12
Chương 1. TỔNG QUAN BAO BÌ GVHD: Đặng Thị Yến
Bao gói là công cụ tiếp thị. Các kiểu dáng sản phẩm, nhãn hiệu là tín hiệu để
phân biệt và giới thiệu hàng hóa dần dà trở nên quen thuộc với người tiêu thụ. Nó có
vai trò trong quảng cáo và cung cấp thông tin đến người tiêu thụ.
Bao gói được dùng có thể là một phương sách tiết kiệm, giảm giá. Một số bao
gói có lợi ích kinh tế như ngăn ngừa sự đỗ vở, dễ dàng vận chuyển, ngăn ngừa nhiễm
bẩn, giảm công lao động. Bao bì có giá một cách hiển nhiên như vật liệu, máy đóng
gói, trọng lượng cần chở thêm do bao bì, thêm vào đó phải chi phí trong xã hội như
xử lý chất thải, ô nhiễm, thay đổi sử tiêu dùng năng lượng, Hệ thống bao gói hiện đại
tạo ra khuynh hướng giảm tiêu thụ nhân lực nhưng tăng sự tiêu thụ điện năng.
1.3. CHỨC NĂNG THUẬN LỢI TRONG PHÂN PHỐI, LƯU KHO, QUẢN

LÝ VÀ TIÊU DÙNG CỦA BAO BÌ THỰC PHẨM
Bao bì làm dễ dàng, an toàn hơn trong việc bốc xếp, vận chuyển.
Bao bì thực phẩm có các chức năng quan trọng trong bảo quản thực phẩm, vận
chuyển, tiện ích trong sử dụng của người tiêu thụ, quảng cáo và trách nhiệm trên sản
phẩm. Do đó bao bì có nhiều yêu cầu. Các yêu cầu này được đặt ra tuy nhiên yêu cầu
thực sự tùy thuộc trên sự yêu cầu phẩm chất của thực phẩm, sự chấp nhận của thị
trường, mục tiêu thương mại, Các yêu cầu này thay đổi theo thời gian và sự phát triển
của các thị trường khác nhau.
Bao bì phải được thiết kế thuận tiện, tiết kiệm cho sự bảo quản sản phẩm, phân
phối, lưu kho, quản lý, tiêu dùng. Do đó lớp bao bì ngoài và việc chứa đựng trực tiếp
sản phẩm, cần phải chọn vật liệu, cấu trúc, thể tích theo khẩu phần, theo tính năng của
thực phẩm được chứa đựng; bên cạnh đó cần có lớp bao bì ngoài kín hoặc hở để thực
hiện chức năng thứ ba của bao bì thực phẩm. Bao bì ngoài được chọn và thiết kế theo
các nguyên tắc:
- Bền vững, chắc chắn
- Dạng khối chữ nhật chứa một số lượng lớn và nhất định đối với một hoặc nhiều
chủng loại thực phẩm.
- Chứa đựng nhiều chủng loại thực phẩm.
13
Chương 1. TỔNG QUAN BAO BÌ GVHD: Đặng Thị Yến
Để dễ dàng phân phối vận chuyển thì bao bì được cấu trúc hình khối chữ nhật để
dễ dàng xếp khối, đóng thành kiện, có kích thước như nhau, để tiện xếp vào kho, chất
chống lên cao tránh hao tổn mặt bằng kho, và cũng tạo sự dễ dàng nhanh chóng trong
khi bốc dỡ, vận chuyển bằng băng tải, bằng xe và kiểm soát số lượng. Do đó những
loại bao bì trực tiếp bao bọc thực phẩm có dạng hình trụ đáy tròn hoặc đáy tam giác, có
dạng túi hoặc bất kỳ luôn cần có lớp bao bì phụ, dạng bao bì hở hoặc kín bao bọc bên
ngoài để bảo vệ cho lớp bao bì này ( bao bì bọc trực tiếp sản phẩm), tạo thành những
khối chữ nhật nhỏ, từ những khối này lại được xếp vào một bao bì dạng khối chữ nhật
lớn hơn. Đó là một nguyên tắc cơ bản trong thiết kế bao bì sản phẩm.
Hình 1.2. Nhiều chủng loại sản phẩm được xếp chung vào một bao bì ngoài hình

khối chữ nhật để tiện lợi sắp xếp trong khi phân phối, lưu kho, vận chuyển
a) và b) Các dạng bao bì bao gói trực tiếp thực phẩm có hình dạng bất kỳ được xếp
vào một bao bì khối chữ nhật nhỏ.
14
Chương 1. TỔNG QUAN BAO BÌ GVHD: Đặng Thị Yến
c) và d) Các dạng chai lọ được xếp vào bao bì ngoài bằng giấy cứng có hình hộp
chữ nhật.
e) Các loại thịt chế biến khác nhau có hình dạng khác nhau được xếp vào cùng một
bao bì ngoài để tạo khối chữ nhật.
Bên cạnh sự thuận lợi trong vận chuyển, cách bao gói nhiều lớp tạo hình khối
chữ nhật cũng giúp sản phẩm tránh hoặc giảm được ảnh hưởng của va chạm cơ học, có
thể gây vỡ, hư hỏng cấu trúc trạng thái sản phẩm thực phẩm.
Sự tạo thành khối, thành kiện chứa đựng một số lượng sản phẩm nhất định như
trên cũng tạo điều kiện quản lý hàng hóa một cách dễ dàng, hiệu quả cao.
Độ bền cao của bao bì ngoài bảo vệ sản phẩm được chồng chất cao trong kho.
Và trong trường hợp rau quả tươi thì sự sắp xếp này vẫn bảo quản được rau quả trong
môi trường lạnh có độ ẩm cao và thích hợp cho vận chuyển đường xa.
Bao bì ngoài có tính năng ổn định từng khối khi xếp thành các kiện cao trong
kho, hệ thống bao bì ngoài này có thể thu hồi để tái sử dụng và sau đó có thể tái sinh
Bao bì ngoài có thể tái sử dụng, tái sinh dễ dàng trong trường hợp bằng vật liệu
giấy bìa cứng.
Các thùng xếp trên pallet theo từng lớp, 2 lớp thùng kề nhau có sự sắp xếp khác
nhau để tránh sự trược của khối thùng và tạo sự vững chắc của khối.
Các loại bao bì khối chữ nhật chứa đựng một số lượng nhất định thường được cấu tạo
bằng giấy bìa cứng có tráng phủ lớp plastic để chống thấm nước, tránh gây hư hỏng
bao bì giấy, đồng thời lớp plastic phủ còn tạo độ trượt tương đối cho các thùng để có
thể tháo rời chúng một cách dễ dàng từ khối hàng hóa đang chồng chất.
15
Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến
Chương 2. CÁC LOẠI BAO BÌ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

2.1. CẤU TẠO BAO BÌ GIẤY - ỨNG DỤNG
2.1.1. Đặc tính
Ngày nay giấy chiếm hơn phân nửa trong tổng số nguyên liệu để làm bao bì.
Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giấy các loại được sản xuất đại trà với giá thành
thấp.
Giấy được sử dụng phổ biến bởi một số tính chất đặc trưng như:
• Tính bền cơ học (tuy không cao như các loại vật liệu khác) - Nhẹ.
• Dễ hủy, không gây ô nhiễm môi trường.
• Tái sinh dễ dàng.
Bên cạnh đó giấy có những khuyết điểm như:
• Dễ rách, thấm nước, thấm khí, tính dễ xé rách càng cao khi hàm ẩm càng
cao.
• Độ ẩm cho phép đảm bảo tính bền của giấy là 6-7%.
• Quy cách được quy định bởi trọng lượng trên một đơn vị diện tích giấy:
g/m
2
.
Để tăng độ bền cơ cho giấy, người ta thường ghép nhiều lớp giấy lại với nhau.
Các loại giấy có chất lượng khác nhau là do sự kết hợp với những loại nguyên liệu
khác nhau. Giấy là vật liệu bao bì lâu đời không gây hại môi trường, đã được xử lí để
có thể tăng cường tính kháng hơi ẩm, chống oxy hóa, kháng vi khuẩn, chống dính, khó
cháy, chống thấm nước, bề mặt có độ trượt cao, độ bóng cao, chống thấm chất béo.
Giấy hiện nay có thể có hàng loạt các tính chất quang học và độ xốp mong muốn, và
bằng cách sử dụng các lớp tráng kép trên một mặt; có thể tái tạo hình ảnh chính xác khi
in ống đồng. Ngoài ra, độ bền cơ học đã khiến cho giấy có khả năng chạy trên máy
căng dãn theo chiều dọc của giấy mà không bị đứt hay xé rách.
Giấy có thể làm từ nguyên liệu rơm rạ, gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, giấy thải, gỗ thân
mềm, gỗ thân cứng.
16
Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến

Cấu tạo của nguyên liệu gỗ: Chất lượng thành phẩm được quyết định bởi
nguyên liệu cellulose ban đầu hơn là các hóa chất phụ gia, đó chính là chiều dài của
cellulose. Sự khác nhau giữa gỗ tỷ trọng cao và tỷ trọng thấp ảnh hưởng lớn đến cấu
tạo của giấy. (Đống Thị Anh Đào, 2011).
Thành phần chính của các tế bào gỗ
Cellulose: Cellulose là một polyme gồm 8000-10000 gốc glucose. Tính chất
của sợi cellulose phụ thuộc độ dài mạch polyme, mức độ thẳng, sự sắp xếp song song
bởi các mạch polyme. Nó không bị hòa tan bởi kiềm, clorin, do đó giấy tẩy trắng chỉ có
thể loại được lượng lignin mà không tổn thất cellulose, nhưng gây giảm đặc tính bền
chắc của sợi cellulose.
Hemicellulose: phân tử lượng thấp gồm 100-200 gốc monomer của xylose,
mannose arabinose, galactose và axit uronic. Hemicellulose tan trong dung dịch kiềm,
có khả năng bị thủy phân và có thể liên kết với các hóa chất phụ gia.
Lignin: là polyme nhiệt dẻo, có nhánh, nhân thơm alkyl, có kích thước cũng
như khối lượng phân tử không ổn định, gồm các monomer là phenyl propane tan trong
kiềm và dung dịch nước clor cho dẫn xuất màu nâu đen và trở nên mềm dẻo ở 160
o
C
pH 4.
Gỗ thân mềm: loại gỗ này gồm 40-50% cellulose, 15-25% hemicellulose, 26-
30% lignin. Thân gỗ mềm có sợi cellulose dài gấp 2,5 lần so với thân gỗ cứng. Thân gỗ
cứng dùng để sản xuất ván, tấm phẳng mịn hơn nhưng kém bền cơ học hơn so với gỗ
mềm. Như vậy phải cắt gỗ sao cho không phá vỡ sợi cellulose để làm giấy được tốt,
bên cạnh đó lignin phải được loại bỏ đi để có thể thu được sợi cellulose và giúp chúng
sắp xếp song songkhi làm giấy. Sợi cellulose có thể bị gãy nát tùy các công đoạn chế
biến giấy.
Trong quá trình chế tạo giấy, các sợi cellulose được sắp xếp lại vị trí bằng áp
suất rất lớn ép lên bề mặt để tạo dạng tấm, có thể dùng phụ gia như casein và protein
đậu nành hoặc tinh bột để tạo lớp áo bên ngoài tấm giấy. Chất màu vô cơ thường chiếm
70-90% chất khô của lớp áo giấy để tạo bề mặt khác biệt cho giấy bên trong, giúp lớp

17
Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến
áo nâng cao tính phẳng, dễ in ấn, chất lượng in cao, tạo những tính chất đặc biệt theo
yêu cầu, các chất tráng để áo giấy được dùng như kaolin, CaCO3, được dùng kết hợp
với các khoáng chất khác để tạo nên độ bóng bề mặt giấy.
Nhờ tiến bộ kỹ thuật mà vật liệu giấy được xử lý để tăng cường tính kháng hơi
ẩm, khó cháy, ngăn được nước, độ trượt cao, độ bóng cao và có các lớp tráng chống
thấm dầu. Giấy hiện nay có thể có hàng loạt các tính chất quang học và độ xốp mong
muốn và bằng cách sử dụng các lớp tráng thích hợp, có khả năng in ấn cao (như giấy
của các tạp chí đắt tiền), ngoài ra độ bền cơ học cao và khả năng chịu lực kéo (theo
chiều dọc) khi chạy trên máy khiến giấy không bị đứt hoặc rách. (Đống Thị Anh Đào,
2011).
Bảng 2.1: Phân loại nguồn nguyên liệu làm giấy (theo sự phân loại của Cộng hòa Liên
bang Đức)
Loại Nguồn nguyên liệu
I Cellulose từ sợi cotton phế thải
II Cotton phế thải cộng với 50% cellulose từ gỗ hoặc rơm rạ
III Cellulose từ rơm rạ, bã mía (không có cellulose từ gỗ)
IV Cellulose từ gỗ ≤ 50%
V Cellulose từ gỗ > 50%
Nguồn: Đống Thị Anh Đào, Kỹ thuật bao bì thực phẩm, Đại học Bách khoa Tp.HCM,
2011.
Loại Nguồn nguyên liệu tráng bề mặt giấy để chống thấm
Các loại vật liệu khác nhau được dùng để nâng cao chất
lượng giấy cũng được đề cập dưới đây
1
Dầu hỏa được sản xuất từ dầu mỏ thô hoặc từ than nâu. Dầu
này có độ thấm cao và điểm nóng chảy nằm giữa 52-56oC.
Nó được thấm vào giấy bằng cách ngâm giấy vào dầu dạng
lỏng, hoặc phun nó lên bề mặt giấy.

2
Sáp hay parafin rắn là nguyên liệu có nguồn gốc từ công
nghệ tinh lọc dầu hỏa được đun đến điểm nóng chảy trên
80oC và thẩm thấu vào giấy hoặc phun lên giấy
18
Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến
3
Màng polyethylen hay polypropylen phủ lên bề mặt giấy
hoặc thẩm thấu dạng nhựa lỏng. Loại giấy được nâng cao
tính chống thấm bằng nhựa thường được dùng trong sản
xuất giấy bìa gợn sóng và giấy bìa cứng để làm những bao
bì vận chuyển.
Những vật liệu plastic khác như là polyvinyl chloride,
polyvinyl acetat, polyvynyl acrylate, cellulose, ete, latex,
thường được dùng để làm các bao bì đẹp mắt. Những vật
liệu này thường được phủ lên mặt giấy và được ép nhiệt.
Giấy được xử lý như vậy gọi là giấy tráng bề mặt, có tính
không thấm nước hay ẩm.
4
Lá nhôm cũng thường được dùng cùng với giấy. Ví dụ như
giấy cải tiến được làm thành ba lớp: lớp thứ nhất thường là
giấy; lớp giữa là Al và lớp thứ ba là lớp polyethylene. Cuối
cùng sản phẩm là một vật liệu bền chắc có thể chống thấm
hơi nước và hơi gas và rất thích hợp cho bao bì thực phẩm.
Nguồn: Đống Thị Anh Đào, Kỹ thuật bao bì thực phẩm, Đại học Bách khoa Tp.HCM,
2011.
Loại nguyên liệu V là loại chất lượng cao vì lượng sợi cellulose từ gỗ có đặc
tính bền cơ cao, và thường sử dụng sợi cellulose mới từ gỗ thường từ gỗ thân mềm.
Sợi cellulose từ vải sợi phế thải hay từ giấy phế thải, được xử lý, tái sinh nhiều lần sẽ
bị ngắn mạch, độ bền cơ kém.

2.1.2. Các loại giấy bao gói, thành phần và tính chất ứng dụng
Giấy dùng để bao gói được chia thành các nhóm theo thành phần phối liệu.
Giấy làm bao bì thực phẩm thường là dạng bao bì hở vì giấy có tính thấm khí
hơi rất cao. Chỉ trường hợp giấy được tráng phủ các màng plastic hoặc màng plastic
với Al lá chống thấm khí hơi rất cao ở mặt trong lẫn mặt ngoài nhằm ngăn cản hoàn
toàn tác động của môi trường ngoài lên thực phẩm được chứa đựng và tác động gây hư
hỏng bao bì. Do đó lượng giấy sử dụng trong ngành thực phẩm rất lớn, trong đó loại
giấy bì cứng, giấy kraft làm carton gợn sóng chiếm lượng cao nhất, còn lượng giấy gói
thực phẩm chỉ ở lượng thấp đối với các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển.
19
Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến
Chỉ riêng Nhật Bản sử dụng một lượng lớn giấy thường là giấy từ nguyên liệu rơm rạ,
đay, cối vừa để gói bánh truyền thống từ ngũ cốc, vừa để trang trí; họ đã dùng giấy
phân bố như sau:
- Giấy bìa cứng làm hộp (bao bì ngoài) để đựng bánh.
- Túi, giỏ xách quà bằng giấy bìa cứng. Tất cả đều được in ấn trang trí đẹp.
Giấy được sử dụng nhiều như thế nhưng sẽ được tái sinh dễ dàng không gây ô
nhiễm môi trường, vừa tận dụng nguồn cellulose của đất nước (đay, cối, rơm rạ, bột
gỗ, gỗ vụn từ ngành xây dựng dân dụng), giảm đi một lượng khá lớn plastic làm các
loại bao bì trong cũng như bao bì ngoài cho loại bánh bảo quản ngắn ngày.
Dưới đây là ký hiệu loại nguyên liệu giấy để bao gói:
- AP 1: 100% hỗn hợp các loại giấy phế liệu.
- AP 2: 30% của AP 1 + 70% giấy phế liệu chất lượng cao hơn.
- AP 3: 25% sợi cellulose loại 2 và 75% giấy phế liệu chất lượng cao hoặc 100%
giấy phế liệu chất lượng cao.
- AP 4: 30% sợi cellulose thuần khiết và 70% giấy vụn chất lượng cao hơn hoặc
100% giấy phế liệu chất lượng cao nhất.
- ZP 1: 100% sợi cellulose từ mắt gỗ (và có thể đến 30% giấy phế liệu).
- ZP 2: 100% sợi cellulose loại 2 tẩy bằng sulfite.
- ZP 3: 100% cellulose loại 2 tẩy bằng sulfite có thể phối đến 30% gỗ hoặc 30%

giấy phế liệu chất lượng cao.
- ZP 4: 65% cellulose thuần khiết đã được tẩy trắng bằng sulfite và được phối
trộn với 35% gỗ.
- ZP 5: 100% sợi cellulose thuần khiết.
- NaP 1: 100% sợi cellulose thuần khiết đã sunfite hóa.
- NaP 2: 50% lượng NaP 1 phối trộn với 50% giấy kraff phế liệu.
Ghi chú:
- Giấy phế liệu chất lượng cao nhất: giấy phế thải từ quy trình sản xuất giấy chất
lượng cao, cắt rìa, cắt theo kích thước, chưa in ấn hay nhiễm bẩn.
- Giấy phế thải chất lượng cao: giấy văn phòng, giấy tập học sinh đã sử dụng.
- Sợi cellulose thuần khiết là cellulose không lẫn hemicellulose hay lignin
- Sợi cellulose loại 2: cellulose từ gỗ vụn hoặc cellulose còn lẫn hàm lượng khá
lớn của hemicellulose hoặc lignin.
20
Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến
- Giấy kraff: là loại giấy có màu hơi nâu, làm từ sợi cellulose được xử lý với muối
nitrium sulfate và không tẩy trắng bằng phương pháp sulfite. Giấy kraff dùng để
làm các loại bao to để đựng ngũ cốc hay xi măng…thường nặng từ 70 – 75
g/m
2
; giấy kraff để chế tạo bìa gợn sóng làm thùng chứa, bao bì đơn vị gởi đi, có
khối lượng 85 – 180g/m
2
. Giấy kraff có thể tẩy được, nhưng khi bị tẩy, độ dai
của nó giảm đi. Hơn 60% sản lượng giấy kraff dùng để làm giấy bìa cứng và
giấy bìa gợn sóng.
- Giấy được cuộn đi qua bể sáp hoặc parafin rắn đã được nấu chảy. Giấy sau khi
được thấm sáp hoặc parafin được cho qua bể nước làm nguội và được sấy khô
cuộn lại.
Hình 2.1. Công nghệ tráng sáp lên giấy (Đống Thị Anh Đào, 2011)

Hạt plastic được gia nhiệt chảy lỏng và được qua máy đùn thổi thành màng và
ghép lên bề mặt giấy.
21
Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến
Hình 2.2. Công nghệ phủ (tráng) plastic lên bề mặt giấy (Đống Thị Anh Đào,
2011).
2.2. BAO BÌ CARTON
2.2.1. Khái niệm
Bao bì carton là một dạng bao bì vận chuyển, được sử dụng phổ biến trong việc
đóng gói sản phẩm. Loại giấy dùng để làm loại bao bì này được chọn tùy thuộc vào
yêu cầu của sản phẩm trong quá trình đóng gói, phân phối, bảo quản, sử dụng và còn
phụ thuộc vào bề mặt và cấu trúc của bao bì. Những loại giấy thường được sử dụng là
giấy tẩy trắng SBB (solid bleached board), giấy không tẩy SUB (solid unbleached
board), giấy boxboard gấp (folding boxboard) hay WLC (white lined chipboard).
Ngoài ra, để tăng khả năng bảo vệ cho giấy, người ta có thể tráng mỏng, phủ giấy hay
nhựa hoặc sử dụng những phương pháp xử lý khác để đáp ứng những yêu cầu cụ thể
của sản phẩm.
Hộp carton đáp ứng được nhiều yêu cầu của quá trình bao gói, có nhiều hình
dạng khác nhau nhưng phần lớn là hình vuông và hình chữ nhật để thuận tiện trong quá
trình vận chuyển. Kích thước và cấu trúc của hộp phụ thuộc vào loại sản phẩm, phương
pháp nhập liệu, cách phân phối và sử dụng hộp.
22
Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến
Hình 2.3. Bao bì carton đựng hàng hóa các loại
2.2.2. Lịch sử hình thành
Lịch sử bao bì thực phẩm nói chung và bao bì carton nói riêng đã cho thấy sự
tiến bộ của công nghệ thực phẩm cùng với công nghệ vật liệu làm bao bì, đồng thời
phản ánh sự phát triển của xã hội loài người qua các thời kỳ.
Cùng với quá trình phát triển lâu đời và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bao bì
carton ngày nay được sản xuất với số lượng lớn và giá thành thấp để phục vụ cho nhiều

lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt là ngành công nghiệp thực phẩm.
Giấy viết làm từ sợi lanh được người Trung Quốc phát minh vào năm 105. Sau
đó, vào thế kỷ 16, người Trung Quốc đã phát minh ra giấy bìa cứng. Kỹ thuật làm giấy
không ngừng phát triển đến giữa năm 1800, giấy bìa gợn sóng được phát minh, mở ra
một kỷ nguyên mới cho ngành bao bì. Năm 1867, công nghệ sản xuất giấy từ bột gỗ
xuất hiện. Đến năm 1903, Carton sóng lần đầu tiên được chấp thuận là vật liệu dùng
vận chuyển đường thủy hợp lệ và thường dùng đễ vận chuyển ngũ cốc.
2.2.3. Đặc tính bao bì carton
23
Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến
Với tiến bộ kỹ thuật hiện nay, bao bì carton gợn sóng có thể có hầu hết các tính
chất cơ học cần thiết như: chịu sự đè nén, va chạm, áp lực trong các điều kiện môi
trường có độ ẩm cao, do tạo nên các lớp sóng, tăng cường số lớp bìa thành 3, 5, 7 lớp.
Ngoài ra có thể tăng độ bền cơ học của các thùng chứa bằng cách gia cường các góc,
các bề mặt đạt độ ma sát thích hợp để không trượt lên nhau, giúp ổn định thùng trên
pallet. Để tăng cường tính cách nhiệt cho thùng, có thể đưa polyurethane xốp vào các
rãnh sóng. Để bảo vệ an toàn cho các kho hàng cũng có thể xử lý thích hợp để hạ thấp
tính bốc cháy của thùng xuống 60%.
Ngoài ra, với tư cách là bao bì được dùng lâu đời, bao bì carton vẫn giữ được
những đặc tính riêng: nhẹ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ in ấn trình bày với
mẫu mã đa dạng chất lượng cao. Chính điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong việc quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm của mình một cách hiệu quả và
có sự lan tỏa mạnh nhất.
Hình 2.4. Thùng carton đựng hàng hóa
2.2.4. Cấu tạo bao bì carton
24
Chương 2. BAO BÌ VẬN CHUYỂN GVHD: Đặng Thị Yến
Giấy bìa gợn sóng thực hiện chức năng đặc biệt quan trọng đó là vật liệu tạo nên
bao bì ngoài hình khối chữ nhật để chứa đựng một lượng lớn đơn vị bán lẻ, giúp thuận
tiện trong phân phối vận chuyển, lưu kho và kiểm tra quản lý. Quá trình cải tiến các

nguyên liệu tạo nên giấy bìa gợn sóng là một trong những bước tiến lớn nhất của thế kỉ
20. Nó được sản xuất trên máy có tốc độ 50-200m/phút, khổ rộng hơn 2m và có thể
được ghép 3, 5, 7 lớp. Những đặc tính về cường lực của nó tùy thuộc vào loại giấy
được dùng, biên độ gợn sóng và chất lượng của keo. Các gợn sóng có hình vòng cung
nhằm mục đích tăng khả năng chịu lực lên cao nhất (như các dàn đỡ vòm, khung hình
vòng cung trong kỹ thuật xây dựng dân dụng cũng như cầu đường). Sau đây là hình
ảnh mô tả quy cách của các loại gợn sóng làm tăng cường độ chịu áp lực và tải trọng
đối với giấy bìa gợn sóng làm bao bì vận chuyển hàng hóa (thùng chứa).
Tùy thuộc vào loại hàng hóa và cách thức sắp xếp hàng hóa mà có những yêu
cầu cường lực khác nhau:
Loại gợn sóng A: có bước sóng dài và chiều cao sóng cao, có đặc tính chịu lực
va chạm tốt nhất. Giấy bìa gợn sóng loại A sẽ được dùng để đóng gói các loại hàng hóa
có thể bị ảnh hưởng bởi va chạm cơ học.
Hình 2.5. Loại gợn sóng A
Loại gợn sóng B: có bước sóng ngắn và chiều cao sóng thấp cũng có khả năng
chịu được va chạm cơ học nhưng đặc biệt có khả năng chịu tải trọng nặng so với loại
gợn sóng A. Do đó, giấy bìa gợn sóng kiểu B chủ yếu được dùng để đóng gói các hàng
hóa có tải trọng cao như đồ hộp.
25

×