Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Chuyên đề thực tập thực trạng tổ chức kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ nghệ felix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841 KB, 61 trang )

1

MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..................................................................3
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU..................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY TNHH FELIX....................................6
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Felix...............................6

1.1.1 Thông tin chung về Cơng ty TNHH Felix….......................................................6
1.1.2 Giai đoạn hình thành và phát triển của Felix….................................................6
1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Felix...7

1.2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh..........................................................................7
1.2.2 Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh...........................................................7
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Felix.............................8

1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.................8
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các nhóm chức năng..................................................9
1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Cơng ty TNHH Felix.…10

1.4.1 Tình hình tài chính của Cơng ty Felix.............................................................10
1.4.2 Kết quả kinh doanh của Công ty Felix qua một số năm gần đây.....................11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TỐN TẠI CƠNG

TY

TNHH FELIX............................................................................................................12


2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty Felix........................................12
2.2 Đặc điểm tổ chức cơng tác kế tốn của Cơng ty Felix.......................................13
2.2.1 Chính sách kế tốn áp dụng tại Cơng ty Felix.................................................13
2.2.2 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán.................................................................14

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


2

2.2.3 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán................................................................16
2.2.4 Tổ chức vận dụng hình thức kế tốn................................................................16
2.2.5 Tổ chức vận dụng Báo cáo Tài chính..............................................................17
2.3 Đặc điểm kế tốn các phần hành chủ yếu tại Cơng ty Felix.............................18
2.3.1 Kế tốn TSCĐ tại Cơng ty...............................................................................18
2.3.2 Kế tốn vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán........................................23
2.3.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cơng ty........................24
2.4 Thực trạng kế tốn chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành sản phẩm tại Công
ty TNHH Kỹ nghệ Felix.............................................................................................27

2.4.1. Đặc điểm về kế tốn chi phí NVL trực tiếp của Cơng ty..............................27
2.4.2. Kế tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm...27

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TỐN TẠI CƠNG TY
TNHH KỸ NGHỆ FELIX VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT................................33

3.1 Đánh giá tổ chức kế tốn tại cơng ty TNHH Kỹ nghệ Felix..............................33
3.2 Đánh giá kế tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp tại công ty TNHH Kỹ nghệ

Felix............................................................................................................................. 35

3.3 Một số ý kiến đề xuất...........................................................................................36

KẾT LUẬN................................................................................................................39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................40
NHẬN XÉT KIẾN TẬP
PHỤ LỤC...................................................................................................................41

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN: Bảo hiểm Thất nghiệp
BHXH: Bảo hiểm Xã hội BHYT:
Bảo hiểm Y tế
BQ: bình quân
CBCNV: Cán bộ cơng nhân viên
CP: Chi phí
CPPH: Chi phí phát hành
CSH: Chủ sở hữu
DT: Doanh thu
GTGT: Giá trị gia tăng
HĐQT: Hội đồng quản trị
KPCĐ: Kinh phí Cơng Đồn
KQBH: Kết quả bán hàng

MTV: Một thành viên
TK: Tài khoản
TN: Thu nhập
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ: Tài sản cố định
TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Felix................................................................9
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính của cơng ty trong một vài năm gần đây................11
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán cơng ty TNHH kỹ nghệ Felix..............................12
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức sổ nhật ký chứng từ........................17
Sơ đồ 2.3: Hạch toán chi tiết TSCĐ.............................................................................19
Sơ đồ 2.4: Luân chuyển chứng từ TSCĐ.....................................................................20
Sơ đồ 2.5: Kế toán biến động TSCĐ............................................................................21
Sơ đồ 2.6: Luân chuyển chứng từ khấu hao TSCĐ......................................................22
Sơ đồ 2.7: Hạch toán khấu hao TSCĐ.........................................................................22
Sơ đồ 2.8: Kế tốn tiền mặt.........................................................................................24
Sơ đồ 2.9: Trình tự quản lý lao động...........................................................................25
Sơ đồ 2.10: Luân chuyển chứng từ tiền lương.............................................................26
Sơ đồ 2.11: Hạch toán tổng quát tiền lương và các khoản trích theo lương.................26
Sơ đồ 2.12: Hạch tốn chi phí NVL trực tiếp..............................................................27

Biểu 2.1: Phiếu yêu cầu xuất kho NVL.......................................................................28
Biểu 2.2: Phiếu xuất kho NVL.....................................................................................29
Biểu 2.3: Tính giá thành vật liệu và công cụ dụng cụ..................................................30
Biểu 2.4: Bảng phân bổ số 2 – Phân bổ NVL, CCDC.................................................32
Biểu 2.5: Sổ cái TK 621_ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp........................................32
Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán...................................................................................41
Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.......................................................43
Phụ lục 3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ..........................................................................44

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


5

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu
vực và kinh tế thế giới. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam phải hết sức cố
gắng nhằm tận dụng những thời cơ cũng như sẵn sàng vượt qua những thách thức sẽ gặp
phải trong quá trình hội nhập để tăng cường sức cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
trong hoạt động kinh doanh của mình.
Thước đo hiệu quả kinh tế của mỗi doanh nghiệp là lợi nhuận thu được sau mỗi kỳ kinh
doanh. Do đó bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đặt ra mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận.
Để đạt được mục tiêu này các doanh nghiệp cần phải tổ chức quản lý sản xuất một cách hợp
lý, có hiệu quả và cũng phải tuân thủ đúng đắn các quy định về hoạt động kinh doanh của
đơn vị do Nhà nước đặt ra.
Một trong những công cụ trợ giúp đắc lực và ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng trong công
tác quản lý đặc biệt ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là bộ máy kế toán.
Kế toán là cơng cụ của quản lý với mục đích là quản lý tình hình sử dụng và biến động tăng

giảm cuả tài sản cũng như nguồn hình thành tài sản. Việc tổ chức tốt cơng tác kế tốn góp
phần rất lớn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế và với việc
ngày càng nảy sinh các hoạt động kinh tế hết sức sôi động là sự hoàn thiện dần hệ thống các
quy định, chế độ tài chính kế tốn của Nhà nước. Điều này giúp các đơn vị kinh doanh
thuận lợi hơn trong việc tổ chức cơng tác kế tốn cũng như giúp cho Nhà nước tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định ở các đơn vị kinh doanh.
Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán, để sau này có một kiến thức vững
chắc, đạo đức nghề nghiệp tốt, em đã phải ý thức được việc hiểu biết về kế tốn đóng vai
trị vơ cùng quan trọng đối với ngành học và ước mơ mà mình đang theo đuổi. Thời gian
học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã trang bị cho em một nền tảng kiến thức chuyên
ngành cần thiết, nhưng kiến thức đó phải được áp dụng vào thực tế thì mới biến thành kiến
thức của bản thân được. Và trong quá trình kiến tập kế tốn tại Cơng ty TNHH Kỹ nghệ
Felix, với sự chỉ bảo tận tình của các cơ bác, anh chị trong Cơng ty cũng như sự giúp đỡ
tận tình từ thầy giáo, TS. Phạm Xuân Kiên - Viện Kế toán-Kiểm toán trường Đại học Kinh
tế Quốc dân, em đã hoàn thành Báo cáo kiến tập của mình.
Nội dung báo cáo gồm Ba chương:

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


6

Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Kỹ nghệ Felix
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế tốn tại Cơng ty TNHH Kỹ nghệ Felix
Chương 3: Đánh giá thực trạng tổ chức kế tốn tại Cơng ty TNHH Kỹ Nghệ Felix
thiết kế và một số ý kiến đề xuất.
Bài viết của em chắc sẽ có thiếu sót nhưng em đã có sự đầu tư thời gian và hê

thống thơng tin 1 cách có chọn lọc để mong muốn đem lại cho người đọc một cái
nhìn cụ thể về thực trạng tổ chức kế tốn tại Felix. Vì thế, rất mong có sự đóng góp ý
kiến của thầy, anh chị và các bạn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo – TS. Phạm Xuân
Kiên đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn giúp đỡ em hồn thành công tác kiến tập này.

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KỸ NGHỆ FELIX

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng Ty TNHH Kỹ Nghệ Feix
1.1.1. Thông tin chung về công ty TNHH Kỹ nghệ Felix
- Tên công ty: Công ty TNHH kỹ nghệ FELIX
- Tên tiếng Anh: FELIX Metal Tech Co,..Ltd
- Mã số thuế: 0200690819

- Năm thành lập: 2006
- Ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư: 14/09/2006
- Chứng nhận ISO 9001:2008; ISO 14001:2004
- Điện thoại: (031)3692194, 3692198
- Fax: (031) 3692193

- Website:
- Địa chỉ: Thôn Bắc, xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Ngun, thành phố Hải

Phịng

- Lĩnh vực kinh doanh:
 Cơ khí chính xác – Gia cơng chi tiết, linh kiện, phụ tùng theo u cầu
 Cơ khí – Gia cơng và chế tạo
- Sản phẩm, dịch vụ:
 Chi tiết máy
 Gia cơng cơ khí chính xác các chi tiết máy móc
 Mặt bích cơng nghiệp

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xn Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


8

1.1.2. Giai đoạn hình thành và phát triển của Felix
Nói về tổng công ty Felix Technology:

- Năm 1998 – 1999: Công ty thành lập tại thành phố Ulsan, Hàn Quốc, được cấp
giấy phép đăng kí kinh doanh vào tháng 9/1999

- Năm 2000-2004: Công ty chuyển địa điểm tới thành phố Busan, Hàn Quốc
- Năm 2005: Công ty đạt được chứng chỉ ISO 9001
- Năm 2006: Công ty bắt đầu đầu tư vào Việt Nam với kinh phí 20 nghìn đơla.
- Năm 2007: Công ty rời đến Gimhae, Hàn Quốc.
- Năm 2008-2009: Cơng ty đón nhận nhiều giải thưởng cao q như tiêu chuẩn
ISO 14001, giải thưởng “INNO-BIZ Company” của Gyeongnam SMBA, được
bình chọn là cơng ty xuất khẩu vừa và nhỏ tốt nhất………..


- Năm 2012-2013: Công ty lại chuyển về 85-Mieumsandam3-ro, Busan, Hàn
Quốc
Nói về cơng ty TNHH Kỹ nghệ Felix Việt Nam:
Công ty TNHH Kỹ nghệ Felix là công ty có 100% vốn của Hàn Quốc, được
UBND Thành phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 14/09/2006. Tổng số
vốn đầu tư ban đầu là 20 triệu USD, chuyên sản xuất chế tạo các mặt bích, phụ tùng
phục vụ cho các ngành khai thác dầu khí, đóng tàu.

- Từ năm 2006-2009, công ty tiến hành giải tỏa, đền bù, xây dựng khu tái định cư
nghĩa trang, đường sá cho người dân nằm trong diện giải tỏa.

- Từ năm 2009-2011, cơng ty tiến hành xây dựng nhà máy, văn phịng làm việc,
và chính thức khánh thành và đi vào hoạt động tháng 12/2011
Nhờ có sự sắp xếp cơ cấu quản lý mà công ty đã từng bước ổn định về cơ cấu tổ
chức bộ máy và sắp xếp lại với quy mô, khả năng kinh doanh. Mặt khác, công ty cũng
khơng ngừng nâng cao trình độ quản lý của ban lãnh đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán
bộ, nhân viên. Từ đó doanh thu liên tục tăng trong những năm gần đây, khách hàng
ngày càng đông, đời sống cán bộ ngày càng đc nâng cao, dân cư trong vùng có nhiều
cơ hội việc làm.

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


9

1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Kỹ nghệ
Felix.


1.2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Chế tạo phụ tùng, linh kiện sử dụng trong các ngành cơng nghiệp khai thác dầu
khí, gas, mỏ và năng lượng; chế tạo các sản phẩm đúc, nén, máy móc cơng nghiệp,
quạt cơng nghiệp và các sản phẩm khác phục vụ các ngành công nghiệp bằng kỹ thuật
cao.
1.2.2 Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh
Sau khi bộ phận bán hàng gửi yêu cầu sản xuất xuống bộ phận phân xưởng thì
tại phân xưởng, quản đốc sẽ kiểm tra số lượng NVL cần thiết để sản xuất. Sau khi đáp
ứng đủ số NVL thì quản đốc sẽ phát lệnh sản xuất. Nguyên vật liệu là gang, thép,
kẽm…. được chế biến theo đặc điểm của từng hợp đồng.
Ví dụ, nếu yêu cầu của sản phẩm là sản xuất hàng loạt hoặc u cầu về tính tinh
tế khơng cao thì phân xưởng sẽ đúc khuân rồi tiến hành nung chảy kim loại, sau đó sẽ
đổ hỗn hợp kim loại đang nóng chảy vào khuân, sau đó mang làm lạnh và tập kết tại
kho tạm thời.
Nếu yêu cầu lắp ráp quạt điện công nghiệp, công nhân được giao nhiệm vụ lắp
ráp các linh kiện để hoàn thành sản phẩm và chuyển đến kho tạm thời.
Còn nếu yêu cầu cầu của sản phẩm là sản xuất những chi tiết tinh vi, có yêu cầu
kĩ thuật cao thì phân xưởng cũng sẽ đúc khuân ước chừng theo kích cỡ sản phẩm, sau
khi sản phẩm có dạng phơi ban đầu thì sẽ được chuyển đến dây chuyền thiết kế chi tiết
cho sản phẩm. Tại đây, phôi sản phẩm sẽ được cắt, gọt, cưa…. chế tạo theo đúng kích
cỡ đề ra. Chỉ có một vài công nhân đứng để vận hành và kiểm tra máy cịn đa phần thì
việc chế biến này được lập trình sẵn trên hệ thống máy tính. Sau khi chế biến xong, sản
phẩm sẽ được tập kết tại kho tạm thời.
Tại kho tạm thời, công nhân ở đây tiến hành kiểm tra lại lần cuối sản phẩm
trước khi vận chuyển vào kho. Sẽ có một băng chuyền mang theo sản phẩm chạy dọc

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603



10

kho. Các công nhân ở đây tiến hành kiểm tra lại xem sản phẩm có bị lỗi hoặc có thứ gì
khác lẫn vào sản phẩm khơng. Sau đó, đến cuối đường băng chuyền, sản phẩm sẽ được
phân loại vào các hộp hoặc thùng tùy theo yêu cầu sản xuất và sau đó những sản phẩm
này được vận chuyển vào kho.
Thủ kho sẽ kiểm tra lại số lượng hàng rồi tiến hành bàn giao cho bộ phận bán
hàng theo đúng dự kiến đã định.

1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Felix
1.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Felix
 Phịng tài chính kế tốn
 Phịng sản xuất
 Phịng gia cơng
 Phịng quản lý ngun vật liệu
 Phịng quản lý chất lượng
 Phòng kinh doanh
 Phòng cung ứng (vật tư)
Tiếp đến là các nhân viên trong từng phòng và cuối cùng là các công nhân đang làm
việc tại công ty.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Felix

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603



11

1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các nhóm chức năng
1. Tổng giám đốc
Là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh của cả tổng công ty, là
người chịu trách nhiệm trực tiếp đến hoạt động trước công ty và pháp luật.
Điều hành cả tổng công ty, đảm bảo hoạt động kinh doanh của tổng cơng ty có
hiệu quả, thực hiện mục tiêu kinh tế đặt ra. Quản lý và giám sát hoạt động đầu tư trong
và ngồi nước.
Có quyền bổ nhiệm cấp dưới, phân công khen thưởng, ký luật

2. Giám đốc điều hành
Là người được thuê ngoài hoặc được sự bổ nhiệm của Tổng giám đốc, có nhiệm
vụ giúp việc cho giám đốc, quản lý từng nhà máy, phân xưởng theo hướng phát triển
của Tổng công ty, và báo cáo lại kết quả kinh doanh cho Tổng giám đốc.

3. Phịng tài chính kế tốn
Đây là bộ phận chun quản lý tài chính kế tốn, nhân sự, hành chính. Đứng đầu
là trưởng nhóm, có nhiệm vụ bao qt tình hình hoạt động nhóm mình và triển khai
hoạt động theo mục tiêu của cơng ty. Sau đó sẽ có những trưởng nhóm nhỏ phụ trách

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


12

từng mảng tài chính kế tốn, nhân sự, hành chính.
Mảng tài chính kế tốn bao qt và chi tiết được luồng tiền ra vào của doanh

nghiệp; lập kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch, kế hoạch trung và dài hạn; tìm kiếm
nguồn vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh của đơn vị; thực hiện các quy định về kế
toán, kiểm toán và thuế theo quy định của nhà nước, đồng thời hướng dẫn kiểm tra và
chịu trách nhiệm cơng tác kế tốn; bảo quản và lưu trữ các chứng từ tài liệu kế toán;
quản lý tài sản, tiền vốn, cơng nợ, chi phí kinh doanh...

4. Phịng sản xuất
Đây là nhóm sản xuất rèn, dập mặt bích. Ngun liệu hoặc phôi sản phẩm sau
khi được vận chuyển vào đây sẽ được bộ phận này rèn, dập theo kích thước và đặc
điểm đã được yêu cầu từ trước.

5. Phòng gia cơng
Là nhóm nhận bán thành phẩm từ FP team để tiến hành gia cơng tiếp mặt bích,
sau đó chuyển thành phẩm sang bộ phận kiểm tra chất lượng QM team

6. Phịng quản lý chất lượng
Đón nhận thành phẩm từ bộ phận MP team, sau đó tiến hành kiểm tra chất
lượng, sản phẩm. Ngoài ra, bộ phận này cũng phải giám sát và kiểm tra chất lượng
NVL nhập vào, để đảm bảo NVL khơng bị lỗi trong q trình sử dụng.

7. Phịng quản lý NVL
Nhóm này có nhiệm vụ quản lý NVL, hàng tồn kho, đóng gói bao bì. Sẽ cử nhân
viên trong bộ phận định kì kiểm tra số lượng NVL và hàng tồn kho, sau đó báo về
trưởng nhóm để trưởng nhóm báo về giám đốc điều hành nhằm cân đối NVL và hàng
tồn kho; đồng thời phòng quản lý NVL cũng tiến hành đóng gói bao bì để tiện cho việc
kiểm tra lượng hàng tồn kho.

8. Phòng kinh doanh
Nhóm này sẽ phụ trách mảng bán hàng, maketing, làm sao để sản phẩm của
công ty đến được tay khách hàng nhiều nhất, thúc đẩy doanh số bán hàng, phân phối

sản phẩm tới khách hàng.

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


13

9. Phịng cung ứng
Nhóm này có nhiệm vụ mua hàng, quản lý quy trình mua bán.

1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Felix
1.4.1. Tình hình tài chính của cơng ty Felix
Từ khi thành lập công ty đến hiện nay, Felix luôn tỏ ra là một cơng ty sản xuất
gia cơng mặt bích và lắp ráp đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh trang thiết bị và phụ tùng
thay thế, cơ khí. Bằng chứng là trong một vài năm gần đây, một số chỉ tiêu tài chính
của Felix có những bước tăng trưởng đáng kể.

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính của cơng ty trong một vài năm gần đây

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


1. Tổng tài sản

tính
Đồng

11.703.850.79 13.589.733.296 19.173.284.414

Tài sản ngắn hạn

Đồng

9
1.876.453.238

Tài sản dài hạn

Đồng

9.827.397.561 11.325.742.343 17.109.966.943

2. Nguồn vốn

Đồng

11.703.850.79 13.589.733.296 19.173.284.414

Nợ phải trả

Đồng


9
3.678.546.457

4.564.080.255

7.151.241.252

Nguồn vốn CSH

Đồng

8.025.304.342

9.025.653.041

12.022.043.162

3. DT chưa thuế

Đồng

8.234.321.221

9.323.114.396

13.867.323.687

4. Chi phí


Đồng

7.114.845.977

8.031.144.223

11.977.363.845

5. Thuế TNDN

Đồng

279.868.811

322.992.543

472.489.961

6. LN sau thuế TNDN

Đồng

839.606.433

968.977.630

1.417.469.882

7. Số lượng lao động


Người

120

135

150

8. TN bình quân/người

Đồng

3.203.500

3.402.144

4.122.402

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

2.263.990.953

2.063.317.471

SV: Chu Tiến Cường_11130603


14

Qua bảng trên ta thấy:


* Tổng tài sản:
- Tổng tài sản năm 2014 so với 2013 tăng 1,166 lần hay tăng 16,113% làm cho
tổng tài sản năm 2014 tăng 1.885.882.497 đồng so với năm 2013

- Tổng tài sản năm 2015 so với năm 2014 tăng 5.784.254.600 đồng so với năm
2014, tức là tăng 1,5107 lần hay tăng 42,563%

* Doanh thu:
- Doanh thu năm 2014 tăng so với năm 2013 là 1,322 lần hay tăng 13,22% làm
tổng doanh thu năm 2104 tăng 1.088.793.175 đồng so với năm 2013

- Doanh thu năm 2015 so với năm 2014 tăng 4.544.209.291 đồng so với năm
2014, tức là tăng 1,487 lần hay tăng 48,74% so với năm 2014

* Lợi nhuận:
- Lợi nhuận sau thuế năm 2014 so với năm 2013 tăng 1,154 lần hay tăng
15,41% làm cho lợi nhuận năm 2014 tăng 129.371.197 đồng so với năm 2013

- Lợi nhuận sau thuế năm 2015 so với năm 2014 tăng 1,463 lần hay tăng
46,28% làm cho lợi nhuận năm 2015 tăng 448.492.252 đồng so với năm 2014

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TỐN TẠI CƠNG TY TNHH
FELIX

2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty Felix
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế tốn cơng ty TNHH kỹ nghệ Felix

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên


SV: Chu Tiến Cường_11130603


15

1 Kế toán trưởng

1 Kế
toán
tiền và
thanh
toán

1 Kế
toán
thuế

Kế toán
nguyên
vật liệu,
hàng tồn
kho,
CCDC
và tài sản
cố định

1 Kế
tốn
doanh
thu

bán
hàng;
tiêu
thụ
sản
phẩm;
DT TL

1 Kế
tốn
lương

cơng
nợ
(phải
thu và
phải
trả)

Trưởng nhóm tài chính kế tốn (Kế tốn trưởng)

- Tổ chức chỉ đạo cơng tác hạch tốn kế tốn tại cơng ty, thực hiện đầy đủ các
quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ kế toán và của Nhà nước
ban hành.

- Kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ kế toán cho các bộ phận và tồn cơng ty.
- Theo dõi và hạch toán các khoản thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
- Theo dõi và hạch toán các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước
- Theo dõi và hạch toán doanh thu, chi phí
- Lập báo cáo hàng quý và xác định kết quả kinh doanh.

 Kế toán hàng tồn kho:
- Lập chứng từ nhập xuất, chi phí mua hàng, hoá đơn bán hàng và kê khai thuế đầu
vào đầu ra.
- Tính giá nhập xuất vật tư hàng nhập khẩu, lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ
phận liên quan.

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


16

- Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn
- Kiểm soát nhập xuất tồn kho
- Thường xuyên: kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hoá vật tư
trong kho được sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của
công ty. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán.
- Trực tiếp tham gia kiểm đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao,
bên nhận nếu hàng nhập xuất có giá trị lớn hoặc có yêu cầu của cấp có thẩm quyền
- Tham gia công tác kiểm kê định kỳ (hoặc đột xuất). Chịu trách nhiệm lập biên bản
kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế, nộp về
PKT-TV.
- Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo qui định- Kiểm kê báo số lượng NVL và
hàng tồn kho mỗi quý
 Kế toán TSCĐ:
-

Nhận và cập nhật chứng từ về TSCĐ, kiểm tra xác nhận TSCĐ khi nhập.


-

Lập biên bản bàn giao và bàn giao tài sản cho đơn vị (bộ phận) công ty.

-

Lập và giao biên bản bàn giao trách nhiệm sử dụng tài sản.

-

Cập nhật tăng giảm TSCĐ, lập danh sách tăng giảmTSCĐ từng tháng, năm.

-

Xác định thời gian khấu hao TSCĐ (theo khung qui định nhà nước), tính khấu
hao TSCĐ, chuyển số liệu khấu hao tháng cho từng bộ phận để hạch toán.

-

Lập biên bản thanh lý TSCĐ.

-

Lập thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, Hồ sơ TSCĐ. Lập danh mục hồ sơ, tài liệu tài sản, sắp
xếp và lưu hồ sơ TSCĐ.

-

Kiểm kê TSCĐ 6 tháng hoặc cuối năm.


 Thủ quỹ:
-

Quản lý theo dõi các khoản tiền mặt hiện có tại Cơng ty, chứng từ có giá trị
tương đương tiền. Chỉ được nhập - xuất tiền mặt khi có lệnh thu – chi và có
đủ chữ ký của Giám đốc hoặc của kế tốn trưởng

-

Phát lương hàng tháng cho cán bộ, cơng nhân viên trong Cơng ty

 Kế tốn tiền lương:
-

Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về
số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả
lao động.

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


17

-

Tính tốn chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương,
tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.


-

Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động
tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) và kinh phí cơng
đồn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT,
KPCĐ.

-

Tính tốn và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản
trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh

-

Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách
nhiệm của kế tốn. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương,
quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.

 Kế toán công nợ, phải thu, phải trả:
 Kiểm tra công nợ:
- Khách hàng mua hàng theo từng đề nghị và dựa trên hợp đồng nguyên tắc bán hàng
đã ký, kiểm tra giá trị hàng mà khách hàng muốn mua, hạn mức tín dụng và thời hạn
thanh tốn mà cơng ty chấp nhận cho từng khách hàng.
- Khách hàng mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký, kiểm tra về số lượng hàng,
chủng loại hàng hoá, phụ kiện đi kèm, giá bán, thời hạn thanh tốn.
- Kiểm tra chi tiết cơng nợ của từng khách hàng theo từng chứng từ phát sinh cơng
nợ, hạn thanh tốn, số tiền đã q hạn, báo cho bộ phận bán hàng, cán bộ thu nợ và
cán bộ quản lý cấp trên
- Kiểm tra chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, từng bộ phận theo từng chứng từ
phát sinh công nợ phải trả, hạn thanh toán, số tiền nợ quá hạn, số tiền PP và báo cho

các bộ phận mua hàng và cán bộ quản lý cấp trên
 Theo dõi tình hình thanh tốn của khách hàng, khi khách hàng trả tiền tách các
khoản nợ theo hợp đồng, theo hoá đơn bán hàng.
 Lập thơng báo thanh tốn cơng nợ 
 Kiểm tra số liệu công nợ để lập biên bản xác nhận công nợ với từng khách hàng,
từng nhà cung cấp.
 Kế toán thuế:
-

Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh.

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


18

-

Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng cơ
sở.

-

Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ nhập khẩu

-

Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn Công ty theo tỉ lệ

phân bổ đầu ra được khấu trừ.

-

Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hồn thuế của
Cơng ty.

-

Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế, soạn thông báo các nghiệp vụ qui
định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

 Kế tốn tiền mặt, tiền gửi ngân hàng:
Có nhiệm vụ phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có của doanh nghiệp và
tình hình biến động của vốn bằng tiền đồng thời giám sát việc thu chi và quản lý tiền
mặt, tiền gửi.

2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế tốn của Cơng ty Felix
2.2.1. Chính sách kế tốn áp dụng tại Cơng ty Felix
-

Chế độ kế tốn áp dụng
Trước ngày 01/01/2015, công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành

theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, cịn kể từ ngày 01/01/2015,
Cơng ty áp dụng thơng tư số 200/2015/TT-BTC, Thông tư số 45/TT- BTC, các chuẩn
mực kế tốn Việt Nam do Bộ tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung,
hướng dẫn thực hiện kèm theo.

- Kỳ kế toán áp dụng

Kỳ kế toán áp dụng trùng với năm dương lịch, từ ngày 01/01 đến 31/12

- Đơn vị tiền tệ sử dụng
Doanh nghiệp sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt Nam Đồng
(VNĐ), Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không phải là VNĐ đều được chuyển
đổi thành VNĐ theo tỷ giá hạch tốn tại thời điểm phát sinh.

- Hình thức kế tốn áp dụng
Cơng ty áp dụng hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


19

- Phương pháp tính thuế GTGT
Doanh nghiệp tính thuế và nộp thuế theo phương pháp thuế GTGT được
khấu trừ.
Theo phương pháp này, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ được xác định
như sau:
Số thuế GTGT

=

Thuế GTGT đầu ra

-


phải nộp

Thuế GTGT đầu
vào

Trong đó:
 Thuế GTGT đầu

=

Doanh số hàng bán ra

ra
 Thuế GTGT đầu

chưa thuế
=

Thuế suất thuế
GTGT

Giá NVL, hàng mua vào
chưa thuế

-

x

x


Thuế suất thuế
GTGT

Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tính giá xuất kho theo phương pháp hệ số giá: Đối tượng tập hợp chi phí là tồn

bộ quy trình cơng nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình
đó. Doanh nghiệp quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy
nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có
hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn. Nếu trong q trình sản xuất có sản phẩm
dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở
dang cuối kỳ
Phương pháp kế tốn tài sản cố định và khấu hao
TSCĐ hữu hình được phản án theo Nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao lũy
kế.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá mua, tồn bộ chi phí khác liên
quan trực tiếp đến q trình đưa tài sản vào vị trí và trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ do tự sản xuất hoặc tự xây dựng là chi phí sản xuất, xây dựng

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603


20

cộng với chi phí cho việc lắp đặt và chi phí chạy thử (nếu được áp dụng).
Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử
dụng ước tính của TSCĐ. Tỷ lệ khấu hao hàng năm được thực hiện phù hợp với các

quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Thời gian khấu hao được ươc tính như sau:

-

- Thiết bị văn phịng:

3-7 năm

- Phương tiện vận tải:

7 năm

Chi phí trả trước dài hạn
Chi phí trả trước dài hạn bao gồm giá trị công cụ dụng cụ khơng đáp ứng tiêu

chuẩn là TSCĐ và có thời gian sử dụng ước tính, đem lại lợi ích kinh tế cho Công ty
trên 1 năm, được phân bổ vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ theo phương pháp
đường thẳng trong vòng 3 năm.

2.2.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế tốn
Trước khi có thơng tư 200/2015/TT-BTC, các chứng từ kế tốn tại cơng ty được
lập theo đúng quy định về hình thức biểu mẫu, nội dung chứng từ, số liên lập,… do Bộ
Tài chính quy định. Cịn sau khi áp dụng thông tư 200/TT-BTC, chứng từ của cơng ty
có thay đổi về kiểu cách để giống với đặc điểm loại hình Doanh nghiệp của cơng ty
nhưng đa phần vẫn giống trước kia.
Tổ chức chứng từ là giai đoạn đầu tiên để thực hiện ghi sổ và lập báo cáo do đó tổ chức
chứng từ nhằm mục đích giúp quản lý có được thơng tin kịp thời chính xác, đầy đủ để đưa
ra quyết định kinh doanh. Ngoài ra cịn tạo điều kiện cho việc mã hóa thơng tin và là căn cứ
xác minh nghiệp vụ, căn cứ để kiểm tra kế toán và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp kinh

tế. Công ty đã đăng ký sử dụng các chứng từ trong hệ thống chứng từ kế tốn thống nhất do
Bộ Tài chính ban hành, như: Hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, giấy đề nghị mua hàng,
giấy đề nghị tạm ứng, phiếu thu, phiếu chi, séc chuyển khoản, bảng kiểm kê quỹ, biên bản
giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, hợp đồng thanh lý TSCĐ, hoá đơn bán hàng
của người bán, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, phiếu lĩnh vật tư theo hạn
mức, phiếu xuất kho... Chứng từ phản ánh lao động như Bảng chấm công, giấy chứng nhận
đau ốm thai sản... Ngoài các chứng từ do Bộ Tài chính ban hành, Cơng ty cịn sử dụng một

GV hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên

SV: Chu Tiến Cường_11130603



×