Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tự do hóa tài chính - kinh nghiệm quốc tế và giải pháp đối với Việt Nam thời kỳ sau khi gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 107 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC NGOạI THƯƠNG
Khoa kinh tế THế GiớI Và QUAN Hệ KINH Tế QuốC Tế











LUậN VĂN THạC Sỹ
Đề tài
:
T DO HểA TI CHNH KINH NGHIM QUC T V
GII PHP I VI VIT NAM THI K SAU KHI GIA
NHP WTO








Giáo viên hớng dẫn : PGS.TS. NG TH NHN
Sinh viên thực hiện : NGUYN TH HềA BèNH
Lớp : Cao học 12






Hà Nội - 05/2008
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH THEO WTO
1.1 Khái niệm tự do hóa tài chính
1.2 Tự do hóa tài chính trong WTO
1.2.1 Các quy định của WTO về tự do hóa tài chính
1.2.1.1 Tổng quan Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS
1.2.1.2 Khái niệm dịch vụ tài chính
1.2.1.3 Cam kết tự do hóa dịch vụ tài chính trong WTO
1.2.2 Nội dung và xu hướng tự do hóa tài chính trong WTO
1.2.2.1 Nội dung tự do hóa tài chính trong WTO
1.2.2.2 Đo lường mức độ tự do hóa tài chính theo WTO
1.2.2.3 Xu hướng tự do hoá tài chính tại các nước thành viên WTO
1.3 Tác động của tự do hóa tài chính trong WTO
1.3.1 Lợi ích của tự do hóa tài chính trong WTO
1.3.2 Những mặt trái của tự do hóa tài chính trong WTO
CHƯƠNG II : TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH THEO WTO CỦA MỘT
SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM


1
5
5

6
7
7
9
10
16
16
20
22
28
28
31
33
2.1 Tự do hóa tài chính theo WTO của Hàn Quốc
2.2 Tự do hoá tài chính theo WTO của Thái Lan
2.3 Tự do hóa tài chính theo WTO của Malaysia
2.4 Tự do hóa tài chính theo WTO của Trung Quốc
2.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA
TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ SAU WTO
3.1 Tóm tắt cam kết tự do hoá tài chính theo WTO của Việt Nam
34
39
42
46
53
59

59
3.2 Thực trạng tự do hóa tài chính theo WTO của Việt Nam

3.2.1 Thực trạng thực hiện cam kết tự do hóa tài chính theo WTO
của Việt Nam
3.2.2 Đánh giá chung
3.2.2.1 Những thành công
3.2.2.2 Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình
thực hiện tự do hóa tài chính theo WTO
3.3 Giải pháp cho tiến trình tự do hoá tài chính theo WTO của Việt
Nam từ kinh nghiệm các nước
3.3.1 Định hướng quá trình tự do hóa tài chính theo WTO của
Việt Nam
3.3.2 Các giải pháp chung
3.3.2.1 Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt
3.3.2.2 Thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng ổn định
3.3.2.3 Thực hiện cải cách căn bản, toàn diện hệ thống giám sát
tài chính
3.3.2.4 Tiếp tục cải cách pháp luật về dịch vụ tài chính
3.3.2.5 Nâng cao khả năng dự báo chính sách của chính phủ
3.3.3 Các giải pháp cụ thể
3.3.3.1 Các giải pháp về tăng cường hiện diện thương mại
3.3.3.2 Các giải pháp về tự do hóa dòng vốn quốc tế
3.4 Các kiến nghị
3.4.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước
3.4.2 Kiến nghị đối với hệ thống Ngân hàng thương mại
3.4.3 Kiến nghị đối với Bộ Tài chính
3.4.4 Kiến nghị đối với doanh nghiệp bảo hiểm
3.4.5 Kiến nghị đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước
3.4.6 Kiến nghị đối với các công ty chứng khoán
KẾT LUẬN
63
63


71
71
73

75

75

77
77
79
80

82
83
83
83
87
90
90
91
92
93
93
95
96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ quốc tế
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATS
General Agreement on Trade
Services
Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ
GDP
Gross Domestic Product
Tổng thu nhập quốc nội
OECD
Organization for Economic
Cooperation Development
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
VAFI
Vietnam Association of
Foreign Investors
Hiệp hội các nhà đầu tư tài
chính Việt Nam
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
BHTG


Bảo hiểm tiền gửi
ĐTNN

Đầu tư nước ngoài
NHNN/NHTW

Ngân hàng Nhà nước/Ngân
hàng Trung ương
NHTM

Ngân hàng thương mại
NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN

Ngân hàng thương mại nhà
nước
TCTD

Tổ chức tín dụng
TTCK

Thị trường chứng khoán




DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số thứ tự
Nội dung bảng
Trang
Bảng 1.1
Cấu trúc biểu cam kết dịch vụ
11
Bảng 1.2
Sự di chuyển dòng vốn nội địa/quốc tế theo các cam kết
trong WTO
18
Bảng 1.3
Bảng cán cân thanh toán quốc tế
19
Bảng 1.4
Tỷ trọng cam kết theo phương thức cung cấp dịch vụ và
theo ngành
20
Bảng 1.5
Chỉ số tự do hóa của các nước thành viên WTO trong 2
giai đoạn 1994-2000 và 2001-2006 phân theo mức thu
nhập
23
Bảng 1.6
Chỉ số tự do hóa lĩnh vực bảo hiểm giai đoạn 2001-2006
phân theo khu vực
25
Bảng 1.7
Chỉ số tự do hóa lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2001-2006
phân theo khu vực
26

Bảng 2.1
Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của Hàn
Quốc
34
Bảng 2.2
Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của một
số nước theo các phương thức cung cấp
35
Bảng 2.3
Hiện diện thương mại của các định chế tài chính nước
ngoài tại Hàn Quốc năm 2000
37
Bảng 2.4
Chỉ số tự do hóa tài chính khi cam kết và thực tế thực hiện
39
Bảng 2.5
Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của Thái
Lan
40
Bảng 2.6
Một số thay đổi về mặt chính sách đối với định chế tài
chính nước ngoài sau khi Thái Lan gia nhập WTO
41
Bảng 2.7
Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của
Malaysia
44
Bảng 2.8
Cơ cấu ngành ngân hàng tại Malaysia năm 2007
46

Bảng 2.9
Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của Trung
Quốc theo các phương thức cung cấp
49
Bảng 2.10
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của một số ngân hàng Trung
Quốc
51
Bảng 3.1
Mức độ cam kết tự do hoá tài chính trong WTO của Việt
Nam
62
Bảng 3.2
Lộ trình tự do hóa thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam
77

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tự do hoá tài chính, hay quá trình làm giảm thiểu sự can thiệp của Nhà
nước vào các quan hệ và giao dịch tài chính, là một trong những nội dung quan
trọng của quá trình tự do hoá kinh tế. Tự do hoá tài chính đem lại nhiều lợi ích như
góp phần phân bổ vốn hiệu quả, xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh, thúc
đẩy thương mại quốc tế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về khủng hoảng tài
chính tiền tệ hay suy thoái kinh tế chính trị… Theo nghiên cứu của các chuyên gia
kinh tế, nguy cơ từ tự do hoá kinh tế có thể lấn át các lợi ích đem lại nếu một nước
tiến hành tự do hoá tài chính không dựa trên ổn định kinh tế vĩ mô và hạ tầng cơ sở
vững chắc.

Từ ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương
mại thế giới WTO. Với các cam kết theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
GATS, Việt nam sẽ mở cửa mạnh mẽ thị trường dịch vụ tài chính. Khi hoàn thành
các cam kết trong GATS, Việt Nam sẽ hoàn thành hai nội dung quan trọng của quá
trình tự do hoá tài chính, đó là tăng cường hiện diện thương mại của các tổ chức tài
chính nước ngoài tại Việt Nam và tự do hóa một phần các luồng vốn quốc tế. Theo
nhận định của người viết, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế „người đi sau‟ trong
quá trình thực hiện cam kết bằng cách đúc rút kinh nghiệm thành công cũng như
thất bại của một số nước đi trước có xuất phát điểm tương tự như nước ta. Nghiên
cứu kinh nghiệm của những nước này sẽ giúp Việt Nam nhận thức rõ ràng hơn về
bản chất của quá trình tự do hoá tài chính nói chung và tự do hoá tài chính trong
WTO nói riêng, nhận định được lợi thế và rủi ro của quốc gia khi tự do hoá tài
chính đồng thời tìm ra những bước đi phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực tế
của Việt Nam.
Hiện nay, có 3 cách tiếp cận khi nghiên cứu về tự do hoá tài chính. Cách
tiếp cận thứ nhất đi sâu tìm hiểu về tự do hoá tài chính nội địa, trong đó hạt nhân là
tự do hoá lãi suất. Cách tiếp cận thứ hai nghiên cứu về việc mở cửa thị trường tài
chính đối với các tổ chức nước ngoài. Cách tiếp cận thứ ba tập trung phân tích tự
2


do hoá tài chính thông qua các cam kết của WTO. Cách tiếp cận thứ ba tương đối
mới mẻ và thực tế đến nay cũng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu [12].
Lựa chọn cách tiếp cận thứ ba, người viết chọn đề tài „Tự do hoá tài chính
– Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp đối với Việt Nam thời kỳ sau khi gia nhập
WTO‟ làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc
Ở nước ngoài: Đã có một số tài liệu nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về tự
do hoá tài chính theo các cam kết của WTO như: Financial Services
Liberalization in the World Trade Organization (James Gillespie, 2000, Havard

Law School), Financial Opening Under the WTO Agreement in selected Asian
Countries: Progress and Issues (Jun-Hwan Kim, 2002, ERD Working Paper
No.24, Asian Development Bank), Explaining Liberalization Commitments in
Financial Services Trade (Philipp Harms, Aaditya Mattoo and Ludger
Schuknecht, 2003, World Bank Working Paper), Financial Liberalization under
the WTO and its relationship with the macro economy (Lee-Rong Wang, 2007,
World Bank Working Paper)… Nhìn chung, các nhà kinh tế học nước ngoài
thường đi sâu phân tích về động cơ, mục đích của một nước khi đưa ra các cam kết
tự do hoá tài chính theo WTO; tác động của các cam kết đối với nền kinh tế vĩ mô
của các nước thành viên WTO; mức độ cam kết và thực tế thực hiện cam kết của
các nước thành viên. Một số nhà kinh tế học còn xây dựng công thức lượng hóa
mức độ tự do hoá tài chính trên cơ sở Biểu cam kết dịch vụ tài chính. Những
nghiên cứu như vậy là nguồn tham khảo rất hữu ích cho người viết trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Ở Việt Nam: Cho đến nay có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về tự do hoá tài
chính. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: cuốn sách “Kinh tế Việt Nam
trên đường hội nhập: Quản lý quá trình tự do hoá tài chính” của PGS.TS Trần
Ngọc Thơ (NXB Thống Kê năm 2005), đề tài “Phương pháp luận xây dựng lộ
trình tự do hoá tài chính Việt Nam giai đoạn 2001-2010” do PGS.TS Trần Ngọc
Thơ làm chủ nhiệm đề tài (năm 2004); ngoài ra, có một số tài liệu có tính chất
3


tham luận như Kỷ yếu hội thảo Khoa học “Tự do hoá tài chính – Xu thế và giải
pháp chính sách” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành (NXB Văn hoá
Thông tin năm 2007). Nhìn chung, các nghiên cứu về tự do hoá tài chính của Việt
Nam đến nay chỉ tập trung phân tích tự do hoá tài chính nói chung. Chưa có đề tài
nào đề cập đến tự do hoá tài chính trong khuôn khổ WTO. Đây là luận văn đầu tiên
nghiên cứu có hệ thống về vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề có tính lý luận chung về tự do hoá tài
chính và nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về tự do hóa tài chính sau khi
gia nhập WTO, đề tài hướng đến việc đưa ra những bài học thành công, thất bại
của tự do hóa tài chính trong WTO nhằm đề xuất các biện pháp kiểm soát hiệu quả
quá trình tự do hoá tài chính Việt Nam sau WTO.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu nội dung của tự do hoá tài chính theo WTO
- Phân tích kinh nghiệm các nước về tự do hoá tài chính theo WTO và rút ra
những bài học điển hình về thành công và thất bại của tự do hoá tài chính
- Đánh giá thực trạng quá trình thực hiện các cam kết tự do hóa tài chính
theo WTO ở Việt Nam
- Đề xuất những biện pháp nhằm kiểm soát tiến trình tự do hoá tài chính ở
Việt Nam thời kỳ hậu WTO.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: các cam kết về tự do hoá dịch vụ tài
chính theo quy định của WTO và quá trình tự do hoá tài chính ở một số nước và ở
Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là tự do hóa
tài chính trong WTO, đặc biệt tiếp cận 2 nội dung quan trọng của tự do hóa tài
4


chính nói chung, đó là: hiện diện thương mại trên thị trường tài chính và tự do hoá
dòng vốn quốc tế.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn lấy phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin và
quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế-tài chính làm phương pháp luận. Ngoài
ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, thống kê, phân
tích, đối chiếu, so sánh, diễn giải và quy nạp.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Lý luận về tự do hoá tài chính theo WTO
Chương II: Tự do hóa tài chính theo WTO của một số nước và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam
Chương III: Giải pháp đối với tiến trình tự do hoá tài chính tại Việt Nam
thời kỳ sau WTO
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cám ơn giáo viên hướng dẫn
Tiến sỹ Đặng Thị Nhàn - Trường Đại học Ngoại Thương, thư viện Trường Đại học
Ngoại Thương Hà Nội, Thư viện quốc gia cùng gia đình và đồng nghiệp, những
người đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết. Vì đây là
một đề tài mới, rộng và phức tạp, nên mặc dù có nhiều cố gắng, luận văn chắc chắn
không tránh khỏi thiếu sót và mới dừng lại ở những nghiên cứu bước đầu. Tôi rất
mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để có thể hoàn
thiện đề tài này trong các công trình nghiên cứu về sau.






5


CHƢƠNG I
LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH THEO WTO
1.1 KHÁI NIỆM TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH
Cho đến nay, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về tự do hóa tài chính. Các
học giả thường không định nghĩa trực tiếp tự do hoá tài chính mà tiếp cận khái

niệm đối nghịch „kiềm chế tài chính‟. McKinnon và Shaw, người đặt nền tảng lý
thuyết về tự do hoá tài chính, trong tác phẩm “Tiền và Vốn trong phát triển kinh
tế” (1973) mô tả hệ thống tài chính bị kìm hãm là hệ thống trong đó chính phủ đưa
ra các quyết định về phân bổ tín dụng và lãi suất, quyết định cấp phép và hoạt động
được phép của các tổ chức tài chính và kiểm soát luồng vốn quốc tế [2, tr.6].
Như vậy, đối lập với kiềm chế tài chính, tự do hóa tài chính thực chất là
quá trình xóa bỏ những kìm hãm và những ràng buộc về mặt tài chính hay là
quá trình để các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ vận hành theo cơ chế
thị trường, chuyển vai trò điều tiết tài chính từ bàn tay hữu hình của chính phủ
sang bàn tay vô hình của thị trường, từ quản lý hành chính sang quy luật thị
trường. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ quan hệ kinh tế nào khác, trong các
quan hệ tài chính, vai trò điều tiết của “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình”
không thể hoàn toàn triệt tiêu cho nhau. [2, tr.8]
Nội dung cơ bản của tự do hóa tài chính bao gồm:
+ Tự do hóa lãi suất, hạt nhân của tự do hóa tài chính, theo đó lãi suất do thị
trường quyết định, tùy thuộc vào cung cầu đầu tư, vào mức tiết kiệm và thu nhập
trong nền kinh tế.
+ Loại bỏ kiểm soát tín dụng. Cụ thể, nguồn vốn trong nền kinh tế được
phân bổ dựa trên lãi suất thị trường và mức độ tin cậy của người đi vay chứ không
phải bằng các biện pháp hành chính.
+ Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính
như: đảm bảo quyền tự chủ của các tổ chức tài chính, chấm dứt sự can thiệp vào
công việc hàng ngày của các tổ chức tài chính; xóa bỏ rào cản hành chính gia nhập
6


thị trường dịch vụ tài chính; chấm dứt sự phân biệt đối xử về pháp lý giữa những
loại hình hoạt động khác nhau; cho phép sở hữu tư nhân trong các ngân hàng và tổ
chức tài chính.
+ Tự do hóa luồng vốn quốc tế, xóa bỏ các hạn chế về quản lý ngoại hối và

thực hiện điều hành tỷ giá hối đoái theo cung cầu thị trường. Các dòng vốn được tự
do lưu chuyển tới bất kỳ nơi nào thu được hiệu quả cao nhất, tùy thuộc ý muốn của
nhà đầu tư mà không gặp bất kỳ sự ngăn cản phi kinh tế nào. Thông thường, các
nước sẽ không tự do luồng vốn quốc tế trong những lĩnh vực đặc biệt như an ninh,
quốc phòng và công ích quan trọng. [1, tr.10]
Phân loại tự do hóa tài chính:
Tự do hóa tài chính bao gồm: tự do hóa tài chính nội địa và tự do hóa tài
chính quốc tế.
Tự do hóa tài chính nội địa cho phép các tổ chức tài chính trong nước tự do
thực hiện các dịch vụ tài chính theo nguyên tắc thị trường, các thị trường tài chính
trong nước được khuyến khích phát triển, các công cụ chính sách tiền tệ được điều
hành theo tín hiệu thị trường. Hạt nhân của tự do hóa tài chính nội địa gồm xóa bỏ
kiểm soát lãi suất và phân bổ tín dụng.
Tự do hóa tài chính quốc tế bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự do
hóa giao dịch vốn, mở cửa thị trường tài chính trong nước, cho phép các định chế
trong nước tiếp cận nguồn vốn quốc tế…. [1, tr.11]
1.2 TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH TRONG WTO
WTO là một tổ chức quốc tế thực hiện các chức năng: (1) quản lý việc thực
hiện các hiệp định của WTO; (2) là diễn đàn đàm phán về thương mại; (3) giải
quyết các tranh chấp về thương mại; (4) giám sát chính sách thương mại của các
quốc gia; (5) trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển; (6) hợp
tác với các tổ chức quốc tế khác. Trên cơ sở các hiệp định và các nguyên tắc chung
đòi hỏi các nước thành viên phải ký kết và tuân thủ, hoạt động của WTO nhằm
mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương
mại.
7


WTO không định nghĩa về tự do hóa tài chính cũng không có một quy định
cụ thể nào về tự do hóa tài chính nói chung. Thay vào đó, WTO điều chỉnh những

quy tắc chung về thương mại dịch vụ trong lĩnh vực tài chính trên cơ sở các cam
kết về mở cửa thị trường và đãi ngộ quốc gia. Như vậy, khi nói đến tự do hóa tài
chính trong WTO là nói đến tự do hoá theo biểu cam kết về dịch vụ tài chính, hay
còn gọi là tự do hóa dịch vụ tài chính. Nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, trong
luận văn này, các khái niệm tự do hóa tài chính, tự do hóa tài chính trong WTO
và tự do hóa dịch vụ tài chính được sử dụng thay thế lẫn nhau.
Cần lưu ý rằng, tự do hóa tài chính nói chung và tự do hóa dịch vụ tài chính
là hai khái niệm không đồng nhất. Tự do hóa dịch vụ tài chính được thể hiện thông
qua các cam kết gia nhập WTO về dịch vụ tài chính. Các cam kết này nới lỏng quy
định về hiện diện thương mại của tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường
nước thực hiện cam kết và, trong một số trường hợp, nới lỏng các quy định về di
chuyển các dòng vốn quốc tế ra/vào lãnh thổ của nước đó (sẽ phân tích dưới đây).
Tự do hóa dịch vụ tài chính do đó chỉ là một phần nội dung của tự do hóa tài chính
nói chung: mở cửa thị trường tài chính trong nước đối với các định chế tài chính
nước ngoài (hiện diện thương mại) và tự do hóa dòng vốn quốc tế.
1.2.1 Quy định của WTO về tự do hóa tài chính
1.2.1.1 Tổng quan Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ GATS
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) là một bộ phận không thể
tách rời trong hệ thống pháp lý của WTO và là văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt
động thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên WTO. GATS ra đời như một
trong những kết quả quan trọng của Vòng đàm phán Urugoay. GATS hoạt động
với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng thương mại của mọi nước thành viên và đảm
bảo luật pháp có tính dự báo nhằm phát triển thương mại và đầu tư để tiến dần tới
tự do hoá thương mại dịch vụ.
Theo GATS, dịch vụ được chia thành 12 ngành và 155 tiểu ngành, trong đó
dịch vụ tài chính là ngành dịch vụ lớn nhất.
GATS quy định những nghĩa vụ và nguyên tắc hoạt động trong thương mại
8



dịch vụ như sau:
Nguyên tắc đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN): được xây dựng trên nền tảng của
nguyên tắc không phân biệt đối xử và được quy định tại Điều II.1 của GATS. Điều
này có thể được hiểu là nếu một quốc gia thành viên của WTO cho phép và tạo
điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài nào đó (kể cả nước không phải thành
viên) hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thì cũng phải cho phép và tạo điều kiện
bình đẳng như vậy cho ngân hàng của các thành viên khác hoạt động trong lĩnh
vực ngân hàng, trừ khi nước đó có những ngoại lệ MFN được nêu trong Danh mục
cam kết khi gia nhập. Việc áp dụng nguyên tắc này nhằm đẩy mạnh tự do hoá
thương mại dịch vụ và đạt được mức độ tự do hoá dịch vụ cao như đối với thương
mại hàng hoá giữa các nền kinh tế thành viên WTO.
Nguyên tắc minh bạch và công khai hoá: Minh bạch hay công khai là
nguyên tắc cốt yếu để tiến tới tự do hoá đa phương, được quy định tại Điều III của
GATS. Theo đó, các thành viên có nghĩa vụ công bố và thông báo nhanh chóng
những thay đổi pháp luật, duy trì các điểm hỏi đáp và tiến hành rà soát các văn bản
pháp luật một cách công bằng. Nguyên tắc này cho phép phát hiện những hạn chế
và những biện pháp bảo hộ trái quy định của GATS, tạo điều kiện tốt hơn để các
nhà cung cấp dịch vụ tiếp cận thị trường các thành viên và cùng cạnh tranh.
Nguyên tắc đối xử Quốc gia (NT): được xây dựng trên nền tảng của
nguyên tắc không phân biệt đối xử, là nguyên tắc thể hiện mức độ tự do hoá trên
cơ sở các cam kết của các nước thành viên và được qui định tại Điều XVII của
GATS. Điều này được hiểu là các thành viên phải dành cho các dịch vụ và các nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài sự đối xử giống như họ dành cho dịch vụ và các nhà
cung cấp dịch vụ tương tự trong nước.
Nguyên tắc tiếp cận thị trường (MA): Tiếp cận thị trường là nguyên tắc thể
hiện mức độ tự do hoá trên cơ sở các cam kết của các nước thành viên, được quy
định tại Điều XVI của GATS. Theo điều này, các nước thành viên không được
duy trì hoặc ban hành các biện pháp hạn chế về số lượng, về hình thức của các
pháp nhân và về sự tham gia góp vốn của phía nước ngoài. Ngoài ra, GATS không
9



cho phép các thành viên đưa ra các hạn chế mang tính "nhu cầu kinh tế".
Nguyên tắc “tự do hóa dần dần” (Điều XIX): phản ánh sự chấp nhận
chung là tự do hóa sẽ được thực hiện từng bước.
Nguyên tắc về giải quyết tranh chấp: tất cả các cam kết đều ràng buộc về
mặt pháp lý. Quốc gia bị vi phạm quyền lợi có thể khiếu nại. Nếu chứng minh
được quyền lợi của mình bị vi phạm, quốc gia đó có thể áp dụng các biện pháp
trừng phạt đối với nước vi phạm cam kết. [20], [5]
1.2.1.2 Khái niệm dịch vụ tài chính
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) định nghĩa dịch vụ tài
chính là “bất kỳ dịch vụ nào mang tính chất tài chính được các nhà cung cấp
dịch vụ tài chính cung cấp cho một nước thành viên”. Mặc dù có một danh mục
các dịch vụ tài chính rất chi tiết trong GATS nhưng cho tới nay chúng vẫn chưa
bao gồm hết các dịch vụ tài chính có thể xảy ra trong thực tế.
Các dịch vụ tài chính trong GATS bao gồm:
 Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm
 Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác.
Bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm bao gồm:
 Bảo hiểm gốc
 Bảo hiểm nhân thọ, trừ bảo hiểm y tế
 Bảo hiểm phi nhân thọ
 Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm
 Trung gian bảo hiểm (như môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm)
 Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (như tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và
giải quyết bồi thường)
Ngân hàng và dịch vụ tài chính khác bao gồm:
 Nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng
 Cho vay dưới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng
cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại

 Thuê mua tài chính
10


 Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán
và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng
 Bảo lãnh và cam kết
 Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch,
trên thị trường giao dịch thoả thuận hoặc bằng cách khác như dưới đây:
 Công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền
gửi);
 Ngoại hối;
 Các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như hợp đồng
hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn;
 Vàng khối.
 Môi giới tiền tệ
 Quản lý tài sản, như quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư, mọi hình thức
quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác
 Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán,
các sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác
 Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính cũng như
các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác
 Các dịch vụ tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ
khác đối với tất cả các hoạt động được nêu từ 9 tiểu mục, kể cả tham chiếu
và phân tích tín dụng, nghiên cứu và tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư
vấn về mua lại và về tái cơ cấu và chiến lược doanh nghiệp. [18]
1.2.1.3 Cam kết tự do hóa dịch vụ tài chính trong WTO
Tự do hoá dịch vụ tài chính là việc giảm thiểu, thậm chí xoá bỏ tất cả rào
cản thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính thông qua các cam kết cho phép
các định chế tài chính nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và tài chính

khác thâm nhập thị trường trong nước và được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia.
Các quốc gia thành viên WTO thực hiện cam kết thương mại dịch vụ thông
qua một biểu cam kết có cấu trúc như bảng 1.1
11


Bảng 1.1 Cấu trúc biểu cam kết dịch vụ
Phƣơng thức cung cấp (1) Cung cấp qua biên giới (2) Tiêu dùng ngoài lãnh
thổ (3) Hiện diện thƣơng mại (4) Hiện diện thể nhân
Ngành và phân
ngành
Hạn chế tiếp cận
thị trƣờng
Hạn chế đối xử
quốc gia
Cam kết bổ sung
I. Cam kết chung




(3) Không hạn
chế, ngoại trừ
(1) Không hạn
chế






II. Cam kết cụ thể
cho từng ngành



1. Đối với ngành
dịch vụ tài chính







Nguồn: Tài liệu không chính thức giải thích biểu cam kết dịch vụ, [24]
Một biểu cam kết dịch vụ thường gồm 2 phần chính: cam kết chung áp dụng
đối với tất cả các ngành dịch vụ và cam kết cụ thể đối với từng ngành.
Nếu cam kết theo chiều ngang, các nước thành viên WTO sẽ cam kết tự do
hoá dịch vụ tài chính theo 4 phương thức cung cấp:
 Phương thức 1 (cung cấp qua biên giới): là việc nhà cung cấp nước ngoài
cung cấp dịch vụ qua biên giới cho người tiêu dùng trong nước. Ở đây,
không có sự di chuyển của người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng sang
lãnh thổ của nhau. Ví dụ, một tổ chức tài chính đóng tại nước ngoài nhận
khoản vay hoặc mua bảo hiểm cho người tiêu dùng nội địa.
 Phương thức 2 (tiêu dùng ngoài lãnh thổ): liên quan tới việc sử dụng dịch
vụ ở nước ngoài khi người tiêu dùng di chuyển đến lãnh thổ của nhà cung
cấp. Ví dụ, người tiêu dùng mua các dịch vụ tài chính khi đang du lịch ở
nước ngoài.
12



 Phương thức 3 (hiện diện thương mại): là sự hiện diện thương mại của
nhà cung cấp thành viên tại lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp
dịch vụ tài chính cho người tiêu dùng trong nước. Ví dụ, một ngân hàng
nước ngoài hoặc một định chế tài chính khác thành lập chi nhánh hoặc công
ty con tại lãnh thổ của một quốc gia và cung cấp các dịch vụ tài chính.
 Phương thức 4 (hiện diện thể nhân): bao hàm việc cung cấp dịch vụ thông
qua hiện diện thể nhân của một thành viên tại lãnh thổ của một thành viên
khác. Phương thức này liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ độc lập và nhân
viên của pháp nhân cung cấp dịch vụ, bao hàm cả việc hiện diện tiềm năng,
ví dụ, của nhà tư vấn tài chính độc lập cũng như việc chuyển giao nội bộ
nhà quản lý ngân hàng.
Nếu cam kết theo chiều dọc, các nước sẽ cam kết trên cơ sở hạn chế tiếp
cận thị trường, hạn chế đối xử quốc gia và các cam kết bổ sung:
Cột hạn chế về tiếp cận thị trường: liệt kê các biện pháp duy trì đối với các
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. GATS quy định 6 loại biện pháp hạn chế bao
gồm: (1) hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ; (2) hạn chế về tổng giá trị của
các giao dịch hoặc tài sản; (3) hạn chế về tổng số hoạt động dịch vụ hoặc số lượng
dịch vụ cung cấp; (4) hạn chế về số lượng lao động; (5) hạn chế hình thức thành
lập doanh nghiệp; (6) hạn chế góp vốn của nước ngoài. Biểu cam kết nào liệt kê
càng nhiều biện pháp nói trên thì mức độ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp
dịch vụ nước ngoài càng hẹp.
Cột hạn chế về đối xử quốc gia: liệt kê các biện pháp nhằm duy trì sự phân
biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước với nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài. Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp trong cột hạn chế về đối xử
quốc gia thì sự phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước với các
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng lớn.
Cột cam kết bổ sung: liệt kê các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung
cấp và tiêu dùng dịch vụ nhưng không thuộc về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn
chế về đối xử quốc gia. Cột này mô tả những quy định liên quan đến trình độ, tiêu

13


chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu hoặc thủ tục về việc cấp phép… [24]
Phương pháp cam kết
WTO sử dụng phương pháp chọn - cho (positive approach) khi xác định
phạm vi cam kết. Theo đó, nước thành viên chỉ cam kết mở cửa thị trường cho các
dịch vụ xuất hiện trong Biểu. Với những dịch vụ không xuất hiện trong Biểu, bên
cam kết không có nghĩa vụ nào cả, ngoại trừ nghĩa vụ áp dụng các quy tắc chung
của GATS. Như vậy, các nước được tự do chọn dịch vụ tài chính (ngành và tiểu
ngành) để cam kết và ghi vào trong biểu cam kết gia nhập WTO của mình.
WTO dùng phương pháp chọn - bỏ (negative approach) khi đưa ra cam kết
đối với các dịch vụ được đưa vào Biểu. Theo đó, bên cam kết sẽ liệt kê toàn bộ
các biện pháp hạn chế áp dụng cho dịch vụ có liên quan. Ngoài các biện pháp
này, sẽ không áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế nào khác. Nguyên tắc là như
vậy nhưng một vài Thành viên WTO, khi đi vào từng ngành cụ thể, thỉnh thoảng
vẫn áp dụng phương pháp chọn - cho. Vì vậy, hai cụm từ "không hạn chế, ngoại
trừ" và "chưa cam kết, ngoại trừ" thường được đưa thêm vào Biểu để khẳng định
phương pháp tiếp cận tại một phương thức cung cấp dịch vụ nào đó là chọn - bỏ
hay chọn - cho. [24]
Xét về mức độ cam kết trong biểu cam kết, các nước thường cam kết theo 3
mức độ: cam kết toàn bộ, cam kết kèm theo những hạn chế và không cam kết.
Cam kết toàn bộ: Các thành viên không đưa ra bất cứ hạn chế nào về tiếp
cận thị trường hay đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều dịch vụ hay đối với một
hoặc nhiều phương thức cung cấp dịch vụ. Khi đó, các thành viên sẽ thể hiện trong
Biểu cam kết của mình cụm từ “Không hạn chế” vào các cột và phương thức cung
cấp dịch vụ thích hợp. Tuy vậy, các hạn chế được liệt kê trong phần cam kết chung
vẫn được áp dụng.
Ví dụ: Trong biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về lĩnh vực bảo
hiểm, Việt Nam không hạn chế về đối xử quốc gia theo các phương thức 3 (hiện

diện thương mại) tuy nhiên tổ chức bảo hiểm nước ngoài vẫn bị hạn chế theo cam
kết chung, đó là: các khoản trợ cấp có thể chỉ dành cho các nhà cung cấp dịch vụ
14


Việt Nam; việc giành trợ cấp một lần để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình cổ phần hóa không bị coi là vi phạm cam kết này.
Cam kết kèm theo những hạn chế: Các thành viên chấp nhận mở cửa thị
trường cho một hoặc nhiều ngành dịch vụ nhưng liệt kê tại các cột tương ứng của
Biểu cam kết các biện pháp hạn chế áp dụng cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện trong Biểu cam kết của mình các cụm từ như
“Không hạn chế, ngoại trừ ….” hoặc “Chưa cam kết, ngoại trừ…”. Xuất phát từ
nguyên tắc chọn - bỏ, nếu chỉ liệt kê biện pháp mà không kèm theo một trong hai
cụm từ trên thì đương nhiên hiểu là "Không hạn chế, ngoại trừ …".
Ví dụ: Trong biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về lĩnh vực ngân
hàng và các dịch vụ tài chính khác, Việt Nam chưa cam kết theo phương thức 1
(cung cấp dịch vụ qua biên giới) trong các lĩnh vực dịch vụ được liệt kê, ngoại trừ:
việc cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính cũng như các
phần mềm liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác; các dịch vụ
tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ, kể cả tham chiếu và
phân tích tín dụng, nghiên cứu và tư vấn đầu tư và danh mục đầu tư, tư vấn về mua
lại và về tái cơ cấu và chiến lược doanh nghiệp. Tức là trong các lĩnh vực loại trừ
được liệt kê, tổ chức tài chính nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ trên thị
trường Việt Nam.
Một ví dụ khác, cũng trong lĩnh vực ngân hàng và các dịch vụ tài chính
khác, Việt Nam sẽ dành chế độ ưu đãi bình đẳng giữa các ngân hàng trong nước và
nước ngoài; tuy nhiên, lại đưa ra các hạn chế khi thành lập chi nhánh ngân hàng
nước ngoài như: ngân hàng mẹ có tổng tài sản có trên 20 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm
trước thời điểm nộp đơn hoặc các điều kiện thành lập một ngân hàng liên doanh
hoặc một ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài: ngân hàng mẹ có tổng tài sản

có trên 10 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn…
Không cam kết: Các thành viên có thể duy trì khả năng đưa ra mọi biện
pháp hạn chế tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều
phương thức cung cấp dịch vụ cụ thể. Khi đó, các thành viên sẽ thể hiện trong Biểu
15


cam kết cụm từ “Chưa cam kết”. Trong trường hợp này, các cam kết liệt kê trong
phần cam kết chung vẫn được áp dụng.
Ví dụ: Trong biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về lĩnh vực chứng
khoán, Việt Nam chưa cam kết theo phương thức 1 (cung cấp dịch vụ qua biên
giới) về đối xử quốc gia. Tức là các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ chứng
khoán ở Việt Nam không được hưởng đầy đủ quyền lợi như các tổ chức chứng
khoán trong nước khi cung cấp dịch vụ chứng khoán theo phương thức 1.
Không cam kết vì không có tính khả thi kỹ thuật: trong một số trường hợp,
một phương thức cung cấp dịch vụ có thể là không khả thi về mặt kỹ thuật. Ví dụ,
dịch vụ xây nhà cung cấp qua biên giới. Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện cụm từ
“Chưa cam kết" nhưng ghi chú là "do không khả thi về mặt kỹ thuật". [24]
Một số ngoại lệ về đãi ngộ tối huệ quốc trong cam kết tự do hóa dịch vụ
tài chính:
Ngoại lệ đối với dịch vụ công: theo phụ lục GATS, các cam kết không áp
dụng đối với những dịch vụ được chính phủ cung cấp vì mục đích quản lý hệ thống
tài chính hay vì các mục đích bảo vệ nhà đầu tư, người gửi tiền trong nước.
Trong trường hợp vì lý do an toàn để bảo đảm sự ổn định của hệ thống và
bảo vệ cán cân thanh toán, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp hạn chế thanh
toán ra nước ngoài và sẽ không bị coi là vi phạm quy định đối xử quốc gia, song
khi áp dụng các biện pháp này thì phải áp dụng thống nhất đối với các chủ thể
cung cấp dịch vụ.
Các quy tắc thận trọng: Các quy tắc thận trọng được đưa ra nhằm đảm bảo
một nước thành viên có thể bảo hộ hệ thống tài chính trong nước và các chủ thể

của hệ thống đó thông qua việc áp dụng một loạt các chuẩn mực an toàn
(prudential standards). Về nguyên tắc, các biện pháp thận trọng không nhất thiết
phải phù hợp với nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia và cam kết tiếp cận thị
trường. Tuy nhiên, cơ chế giám sát an toàn không nên bị lạm dụng để tránh thực
hiện cam kết. [3]

16


1.2.2 Nội dung và xu hƣớng tự do hoá tài chính trong WTO
1.2.2.1 Nội dung tự do hoá tài chính trong WTO
Như đã đề cập ở trên, tự do hóa tài chính trong WTO, hoặc tự do hóa dịch
vụ tài chính, chỉ thể hiện một phần nội dung của tự do hóa tài chính, đó là: mở cửa
thị trường tài chính trong nước đối với các định chế tài chính nước ngoài (hiện
diện thương mại) và tự do hóa dòng vốn quốc tế. Cụ thể:
Các cam kết theo phương thức 3 (hiện diện thương mại) biểu hiện chính
sách mở cửa thị trường tài chính trong nước với bên ngoài. Trong một nền kinh tế
có thị trường tài chính đóng, hoạt động tài chính ngân hàng tập trung chủ yếu vào
ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng tư nhân hoặc ngân hàng nước ngoài bị giới
hạn hình thức, lĩnh vực hoạt động, thậm chí đối tượng kinh doanh. Ví dụ: ngân
hàng nước ngoài không được huy động/cho vay bằng đồng nội tệ; ngân hàng nước
ngoài chỉ được phép thành lập chi nhánh, nhà đầu tư nước ngoài không được nắm
giữ quá 30% tỷ lệ vốn điều lệ của ngân hàng trong nước…. Khi một nước đưa ra
cam kết theo phương thức 3 trong WTO, nước đó sẽ xóa bỏ theo mức độ cam kết
các rào cản gia nhập thị trường (6 rào cản như đã nêu trong mục 1.2.1.3) và thực
hiện đối xử bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế, theo đó khuyến khích sự
có mặt của các định chế tài chính nước ngoài tại thị trường trong nước. Thực tế về
hiện diện thương mại của tổ chức tài chính nước ngoài tại đa số các nước gia nhập
WTO có cam kết mạnh theo phương thức 3 đã chứng minh điều này.
Cam kết về tự do hóa dòng vốn quốc tế (tự do hóa tài khoản vãng lai và tự

do hóa tài khoản vốn) được ngầm đề cập đến tại điều XI Hiệp định GATS „…ngoại
trừ các trường hợp nêu trong điều XII (mô tả dưới đây), một nước thành viên
không được áp dụng các hạn chế đối với chuyển tiền quốc tế và thanh toán theo
các giao dịch vãng lai liên quan đến một cam kết cụ thể‟ (điều khoản XI:1) và
„…một quốc gia thành viên không được áp đặt hạn chế đối với bất kỳ giao dịch
vốn nào khi hạn chế đấy mâu thuẫn với cam kết liên quan đến giao dịch đó…‟
(điều khoản XI:2). Ghi chú số 8 (Footnote 8) của điều khoản XVI giới hạn các
trường hợp trong đó một nước thành viên phải cho phép thực hiện giao dịch vốn
17


„Nếu một nước thành viên cam kết tiếp cận thị trường liên quan đến phương thức
cung cấp dịch vụ qua biên giới và nếu việc cung cấp dịch vụ đó đòi hỏi phải di
chuyển vốn qua biên giới, nước thành viên đó phải cam kết cho phép di chuyển
vốn. Nếu một nước thành viên cam kết tiếp cận thị trường liên quan đến phương
thức cung cấp dịch vụ hiện diện thương mại, nước đó phải cam kết cho phép dòng
vốn chảy vào lãnh thổ của mình‟ [3, tr.15]. Như vậy, WTO bắt buộc một nước
thành viên phải tự do hóa giao dịch vãng lai và giao dịch vốn liên quan đến dịch
vụ được cam kết. Trong đó, các cam kết liên quan đến tự do hóa dịch vụ tài chính
theo phương thức 1 (cung cấp dịch vụ qua biên giới) và phương thức 2 (tiêu dùng
ngoài lãnh thổ) bắt buộc kèm theo tự do hóa dòng vốn vào và dòng vốn ra liên
quan đến trực tiếp đến dịch vụ được cung cấp; còn các cam kết liên quan đến
phương thức 3 cung cấp dịch vụ hiện diện thương mại bắt buộc kèm theo tự do hóa
dòng vốn vào liên quan đến dịch vụ được cung cấp (ở thể dưới hình thức vốn và
thiết bị để xây dựng nhà xưởng hoặc vốn liên quan bản thân dịch vụ đó). WTO
không điều chỉnh tự do hóa dòng vốn ra liên quan đến việc cung cấp dịch của một
hiện diện tài chính nước ngoài tại nước thành viên.
Ví dụ: ngân hàng Deutsche Bank ở Singapore cho Tập đoàn Điện lực Việt
Nam vay vốn USD để tài trợ cho dự án thủy điện Sơn La. Trong trường hợp này,
có sự dịch chuyển dòng vốn ngoại tệ (USD) vào lãnh thổ Việt Nam. Khi Việt Nam

cam kết không hạn chế đối với cho vay tài trợ giao dịch thương mại của các tổ
chức tài chính nước ngoài đối với các doanh nghiệp trong nước, điều này cũng
đồng nghĩa với việc Việt Nam phải có những thay đổi tương ứng về mặt chính
sách luật pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức trong nước được vay
vốn tài trợ thương mại ngắn hạn từ nước ngoài như cắt giảm bớt các thủ tục đăng
ký khoản vay, xóa bỏ giấy phép con
Tuy nhiên, không phải cam kết nào về dịch vụ tài chính trong WTO cũng
kéo theo tự do hoá dòng vốn quốc tế. Bảng 1.2 và phụ lục 1 liệt kê một số ví dụ
chứng minh thương mại quốc tế có thể đi kèm hoặc không đi kèm sự vận động các
luồng vốn quốc tế ra/vào lãnh thổ một nước.
18


Bảng 1.2 Sự di chuyển dòng vốn nội địa/quốc tế theo các cam kết trong WTO

Vay bằng đồng nội tệ
Vay bằng đồng ngoại tệ
Vốn vay từ ngân
hàng nước ngoài ở
nước ngoài (cung
cấp dịch vụ theo
phương thức 1)
(a) Chỉ liên quan đến
thương mại dịch vụ
quốc tế
(b) Có sự di chuyển luồng vốn quốc
tế và thương mại dịch vụ quốc tế
Vốn vay từ ngân
hàng nước ngoài
hoạt động tại thị

trường nội địa (cung
cấp dịch vụ theo
phương thức 3)
(c) Thương mại dịch
vụ quốc tế và đầu tư
trực tiếp nước ngoài
(d) Có sự di chuyển luồng vốn quốc
tế, thương mại dịch vụ quốc tế và
đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nguồn: WTO và các tính toán của Wang, Shen và Liang (2007), Financial
Liberalization and its relationship with the macro economy, [16]
Bảng 1.2 cho thấy, trong các trường hợp (a), (c), ngân hàng nước ngoài cho
tổ chức trong nước vay bằng đồng nội tệ, xuất hiện thương mại dịch vụ tài chính
nhưng không có sự dịch chuyển luồng vốn quốc tế vào/ra lãnh thổ của một nước.
Tự do hoá dịch vụ tài chính trong trường hợp này không bắt buộc nước thành viên
phải cam kết tự do hoá dòng vốn quốc tế. Trong các trường hợp (b), (d), ngân hàng
nước ngoài cho tổ chức trong nước vay bằng đồng ngoại tệ, xảy ra thương mại dịch
vụ tài chính kèm theo sự dịch chuyển luồng vốn quốc tế vào/ra lãnh thổ của một
nước. Tự do hóa dịch vụ tài chính do đó bắt buộc phải có sự tự do hóa tương ứng
của dòng vốn quốc tế.
Phụ lục 1 cho thấy trong hầu hết các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và tài chính,
tự do hóa theo phương thức 1 và 2 bắt buộc phải tự do hóa luồng vốn liên quan đến
dịch vụ được cung cấp. Còn tự do hóa tài chính theo phương thức 3 thường không
bắt buộc nước thành viên phải tự do hóa dòng vốn.
Từ bảng 1.3, phụ lục 1 kết hợp với khái niệm về dịch vụ tài chính đề cập ở
phần trên, có thể thấy tự do hóa dịch vụ tài chính sẽ làm thay đổi các thông số trong
hạng mục thường xuyên (hay cán cân vãng lai): các mục 3, 4 (xuất nhập khẩu dịch

×