Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

giáo trình vẽ kỹ thuật trên máy vi tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 114 trang )

GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu về AutoCAD
AutoCAD là viết tắt các chữ cái đầu tiên theo tiếng Anh:
- Automatic: Tự động.
- Computer: Máy vi tính.
- Aided: Hỗ trợ.
- Design: Thiết kế.
 AutoCAD là một phần mềm hỗ trợ thiết kế, sáng tác trên máy vi tính.
Có 3 đặc điểm nổi bật sau:
- Chính xác.
- Năng suất cao.
- Dễ dàng trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác.
Hiện nay, AutoCAD được sử dụng rộng rãi trong các ngành kỹ thuật (kiến trúc,
xây dựng, nội thất, điện – nước, cơ khí, chế tạo máy …), và thực sự trở thành một
phần mềm hỗ trợ công việc không thể thiếu đối với các kiến trúc sư, kỹ sư.
1.2 Giao diện của AutoCAD
Ðể khởi động AutoCAD 2007, ta có thể thực hiện theo các cách sau:
- Cách 1: Nhấn chuột trái 2 lần vào biểu tượng trên màn hình nền.
- Cách 2: Chọn theo đường dẫn Start\Programs\Autodesk\AutoCAD 2007\
AutoCAD 2007.
Sau khi khởi động, sẽ xuất hiện khung màn hình làm việc của AutoCAD. Toàn
bộ khung màn hình có thể chia làm 4 vùng như sau:
- Vùng 1: Chiếm diện tích phần lớn màn hình, được gọi là phần màn hình dành
cho đồ họa.
- Vùng 2: Chỉ dòng trạng thái. Đây là vùng thông báo về trạng thái (chọn hoặc
không chọn) của bản vẽ.
- Vùng 3: Gồm các Menu lệnh và các thanh công cụ.
- Vùng 4: Vùng nhập lệnh.
Trang 1
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ


- Cross-hair : Ký hiệu 2 sợi tóc theo phương trục X và trục Y của cursor.
- Cursor : Con trỏ chuột.
- UCS Icon : Biểu tượng hệ trục tọa độ của người sử dụng.
Để chỉnh sửa kích thước của Cross-hair:
Menu bar Nhập lệnh
Tools\Options Options hoặc OP
Chọn thẻ Display  Tại mục Crosshair size kéo rê con trượt để thay đổi kích
thước của 2 sợi tóc.
Tương tự để chỉnh sửa kích thước của Cursor:
Chọn thẻ Selection  Tại mục Pickbox size kéo rê con trượt để thay đổi kích
thước của Cursor.
Để tắt mở UCS Icon, chúng ta vào View\Display\UCS Icon\On.
1.3 Các phím tắt chọn lệnh:
Phím tắt Lệnh liên quan
F1 Hiện bảng trợ giúp
F2 Chuyển màn hình từ chế độ đồ họa sang chế độ văn
bản và ngược lại.
F3 (hoặc Ctr + F) Tắt mở chế độ truy bắt điểm (OSNAP).
Trang 2
Vùng 4
Vùng 3
Vùng 2
Vùng 1
UCS Icon
Cross-hair Cursor
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
F7 (hoặc Ctr + G) Tắt mở chế độ hiển thị mạng lưới điểm (GRID).
F8 (hoặc Ctr + L) Giới hạn chuyển động của chuột theo phương thẳng
đứng hoặc nằm ngang (ORTHO).
F9 (hoặc Ctr + B) Tắt mở chế độ bước nhảy (SNAP).

Ctrl + 1 Thực hiện lệnh Properties
Ctrl + 2 Thực hiện lệnh Design Center
Ctrl + A Chọn tất cả đối tượng
Ctrl + C Sao chép các đối tượng được đánh dấu
Ctrl + J Thực hiện lệnh trước đó
Ctrl + K Thực hiện lệnh Hyperlink
Ctrl + N Thực hiện lệnh tạo một bản vẽ mới (New).
Ctrl + O Thực hiện lệnh mở một bản vẽ (Open).
Ctrl + P Thực hiện lệnh in (Plot/Print).
Ctrl + Q Thực hiện lệnh thoát khỏi bản vẽ.
Ctrl + S Thực hiện lệnh lưu bản vẽ (Save).
Ctrl + V Dán các đối tượng vào bản vẽ
Ctrl + X Cắt các đối tượng được đánh dấu
Ctrl + Y Thực hiện lệnh Redo
Ctrl + Z Thực hiện lệnh Undo
Phím ENTER
(hoặc SPACEBAR)
Kết thúc một câu lệnh (hoặc lặp lại lệnh trước đó)
Phím
BACKSPACE ()
Xóa các kí tự nằm bên trái con trỏ.
Các phím mũi tên
(,,,)
Di chuyển con trỏ trên màn hình.
Phím CAPSLOCK Chuyển đổi giữa kiểu chữ thường và chữ in hoa.
Trang 3
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
Phím ESC Hủy lệnh đang thực hiện
Phím DEL Thực hiện lệnh xóa.
Shift (hoặc Ctrl) +

chuột phải
Hiện danh sách các phương thức truy bắt điểm
1.4 Thanh công cụ (Toolbar):
Nhấp chuột phải vào vùng 3 sẽ xuất hiện các hộp công cụ
với từng chức năng khác nhau.

Trang 4
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
Việc sử dụng các hộp công cụ từ Toolbar giúp thực hiện nhanh các lệnh và tiện
sử dụng. Tuy nhiên, nếu cho xuất hiện tất cả các Toolbar lên màn hình sẽ gây khó
quan sát, làm chậm tốc độ của máy. Do đó, chúng ta chỉ cho hiện những Toolbar
cần thiết và hay sử dụng nhất.
1.5 Danh mục (Menu):
AutoCAD 2007 có 12 danh mục, và chúng được xếp ngay bên dưới dòng tiêu
đề. Các danh mục được thiết kế theo dạng kéo xuống (Pull down menu) và sẽ xuất
hiện đầy đủ khi ta nhấp chuột vào chúng. Tên và chức năng của các danh mục được
thể hiện trong bảng sau:
TT Tên danh mục Chức năng
1 File Menu này đảm trách toàn bộ các chức năng làm việc
với File (mở bản vẽ, đóng bản vẽ, lưu bản vẽ,…). Ngoài
ra còn có chức năng định dạng trang in, in bản vẽ.
2 Edit Chỉnh sửa số liệu dạng tổng quát: đánh dấu văn bản
sao lưu vào bộ nhớ tạm thời (Copy), dán (Paste) số liệu
từ bộ nhớ tạm thời ra trang hình hiện tại.
3 View Chức năng thể hiện màn hình AutoCAD: khôi phục
màn hình (Redraw), thu phòng hình (Zoom), đẩy hình
(Pan), …
4 Insert Sử dụng để thực hiện các lệnh chèn khối (Block), các
file ảnh (Raster Image Reference),…
5 Format Sử dụng để định dạng cho các đối tượng vẽ. Các đối

tượng được định dạng có thể là các lớp (Layer), màu sắc
(Color), kiểu đường (Linetype), độ dày của đường
(Lineweight),…
6 Tools Chứa các hàm công cụ đa mục đích với nhiều chức
năng khác nhau như: kiểm tra lỗi tiếng Anh (Spelling);
Trang 5
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
dịch chuyển gốc toạ độ (New UCS); thay đổi màu nền,
kích thước con trỏ, Font chữ hiển thị… (Options);…
7 Draw Là danh mục chứa hầu hết các lệnh vẽ cơ bản: vẽ
đường thẳng (Line), vẽ cung tròn (Arc), vẽ đường tròn
(Circle),…
8 Dimension Bao gồm các lệnh liên quan đến việc ghi và định dạng
đường ghi kích thước trên bản vẽ.
9 Modify Bao gồm các lệnh hiệu chỉnh đối tượng vẽ: xóa
(Erase), sao chép (Copy), lấy đối xứng qua trục
(Mirror), di chuyển (Move),
10 Window Chủ yếu phục vụ việc sắp xếp các tài liệu hiện mở
theo nhiều cách để đạt hiệu quả hiển thị tốt hơn.
11 Help Là Menu hướng dẫn trực tuyến của AutoCAD. Đây là
công cụ quan trọng và hữu ích cho việc tự nghiên cứu và
ứng dụng AutoCAD trong xây dựng các bản vẽ kĩ thuật.
12 Express Bổ sung thêm một số tiện ích cho người sử dụng.
1.6 Lưu bản vẽ:
1.6.1 Lưu bản vẽ hiện hành:
Menu bar Phím tắt Toolbar
File\Save (Lưu bản vẽ hiện hành) Ctrl + S
1.6.2 Lưu thành bản vẽ mới (vẫn giữ lại bản vẽ cũ):
Menu bar Nhập lệnh Phím tắt
File\Save As Save Ctrl + Shift + S

Xuất hiện hộp thoại Save
Drawing As:
Ô Save in: Chọn thư mực lưu bản
vẽ.
Trang 6
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
Ô File name: Đặt tên bản vẽ mới.
Ô Files of type: Chọn định dạng bản vẽ được lưu.
Nhấn nút Save để lưu thành một bản vẽ mới.
1.7 Mở bản vẽ có sẵn:
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
File\Open Open hoặc Ctrl + O
Xuất hiện hộp thoại Select File:
Ô Look in: Vào thư mực
chứa File bản vẽ  Chọn
File bản vẽ.
Nhấn nút Open ở góc dưới
bên phải của hộp thoại để
mở bản vẽ.
1.8 Xuất bản vẽ sang định dạng khác:
Chức năng: giúp chúng ta có thể trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác nhau.
Menu bar Nhập lệnh
File\Export Export
Xuất hiện hộp thoại Export Data:
Ô Save in: Chọn thư mực
lưu bản vẽ.
Ô File name: Đặt tên bản
vẽ.
Ô Files of type: Chọn
định dạng bản vẽ được

xuất ra.
Trang 7
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
Nhấn nút Save để lưu thành một bản vẽ với định dạng mới.
1.9 Phục hồi bản vẽ:
Menu bar Nhập lệnh
File\Drawing Utilities\Recover Recover
Xuất hiện hộp thoại Select File:
Ô Look in: Vào thư
mực chứa bản vẽ cần
phục hồi  Chọn File
bản vẽ
Nhấn nút Open để phục
hồi bản vẽ.
1.10 Đóng bản vẽ, thoát khỏi AutoCAD:
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
File\Exit (Thoát khỏi AutoCAD)
File\Close (Đóng bản vẽ)
Quit hoặc Ctrl + Q
Close
Nếu bản vẽ có sửa đổi thì sẽ xuất hiện hộp thoại.
Chọn Yes nếu muốn thoát và lưu thay đổi bản vẽ.
Chọn No nếu muốn thoát và không lưu thay đổi bản vẽ.
Chọn Cancel nếu muốn hủy lệnh thoát.
Trang 8
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ BẢN VẼ
2.1 Thiếp lập bản vẽ bằng lệnh NEW:
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
File\New New hoặc Ctrl + N

AutoCAD hiển thị hộp thoại Select template
Chọn theo mặc định là acad.dwt
Nhấn nút Open ở góc dưới bên phải của hộp thoại
2.2 Định giới hạn bản vẽ:
Chức năng: giúp chúng ta có thể kiểm soát được vùng vẽ.
Menu bar Nhập lệnh
File\Drawing Limits Limits
Reset Model space limits:
Specify lower left corner or [ON/OFF] <0.0000,0.0000>:

để đồng ý với tọa
độ điểm đầu của giới hạn màn hình.
Trang 9
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
Specify upper right corner <297.0000 , 210.0000>: 29700, 21000

cho giới
hạn màn hình lớn bằng một không gian rộng 29,7 x 21(m) ngoài thực tế.
Trong đó:
- ON: Kiểm tra miền vẽ.
- OFF: Bỏ qua kiểm tra miền vẽ.
- Lower left corner <0.0000,0.0000>: xác định tọa độ góc trái dưới màn hình.
- Upper right corner <297.0000 , 210.0000>: xác định tọa độ góc phải trên
màn hình .
Tùy theo tỉ lệ của bản vẽ và khổ giấy vẽ mà chúng ta sẽ thiết lập lệnh Limits
thích hợp.
Góc phải trên giới hạn màn hình lúc này sẽ bằng: khổ giấy nhân với mẫu số
của hệ số tỉ lệ.
2.3 Định đơn vị bản vẽ:
Menu bar Nhập lệnh

File\Units Units hoặc Un
Xuất hiện hộp thoại Drawing Units:
Trong đó:
Length: Đơn vị đo chiều dài
Ở ô Type có 5 dạng đơn vị đo chiều dài:
- Architectural (dạng kiến trúc) 1' - 3
1/2''
Trang 10
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
- Decimal (dạng thập phân) 15.50
- Engineering ( dạng kỹ thuật) 1' - 3,50"
- Fractional (dạng phân số)
- Scientific (dạng khoa học) 1.55E + 01
(Thường chọn dạng 2: Decimal)
Ô Precision: độ chính xác thập phân.
Thông qua bảng danh sách Precision, chúng ta có thể định kiểu thể hiện cho
các biến số có bao nhiêu chữ số sau dấu phẩy (từ 0 đến 8 chữ số). Nếu chọn như
đang thể hiện trong hộp thoại ở trên, thì các số liệu dạng số khi thể hiện ra màn hình
sẽ chứa 4 chữ số sau dấu phẩy.
Angle: Đơn vị đo góc
Ở ô Type có 5 dạng đơn vị đo góc:
- Dicimal degrees (dạng độ thập phân) 45.0000
- Deg/Min/ Sec (dạng độ/phút/giây) 45d0'0"
- Grads (dạng grad) 50.0000g
- Radians (dạng radian) 0.7854r
- Surveyor's Units (đơn vị trắc địa) N 45d0'0" E
Chọn một trong các dạng đơn vị đo góc muốn dùng. Trong ví dụ là cách thức
thể hiện góc 45
o
trong mỗi dạng tương ứng.

Dạng 2 (Deg/Min/Sec) biểu diễn góc theo toạ độ/phút/giây với các ký hiệu:
d = độ ' = phút '' = giây
Ví dụ: số đo góc 125d30'25.7'' có nghĩa là 125 độ 30 phút 25.7 giây.
Dạng 5 (Surveyor's Units) cũng biểu diễn góc dưới dạng độ/phút/giây nhưng
có các chỉ số định hướng của góc nên giá trị biểu diễn góc luôn nhỏ hơn 90
0
. Các
chỉ số định hướng của góc là N (North - Bắc), S (South - Nam), E (East - Đông), W
(West - Tây) và dạng thức của góc được biểu diễn như sau: < N/S > < giá trị góc >
< E/W >.
Ví dụ biểu diễn góc theo dạng này như sau:
0
o
= E ( Đông)
45
o
=N45d 0' 0'' E ( Đông - Bắc 45
o
)
90
o
= N (Bắc)
Trang 11
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
135
o
= N 45d 0' 0'' W (Tây-Bắc 45
o
)
180

o
= W (Tây)
225
o
= S 45d 0

0
"
W (Tây- Nam 45
o
)
270
o
= S (Nam)
315
o
= S 45d 0

0
"
E (Đông - Nam 45
o
)
207.5
o
= S 62d 30' 0'' W (Tây - Nam 62d 30'0'')
(Thường chọn dạng 1: Dicimal degrees)
Ô Precision: độ chính xác thập phân.
Tương tự như phần khai báo cho thể hiện đơn vị dài, các thể hiện góc cũng có
thể được chọn với độ chính xác thập phân nhất định. Tuỳ thuộc vào kiểu số liệu góc

(Type) mà người sử dụng có thể chọn các cấp chính xác khác nhau.
Insertion scale: Chọn đơn vị tính khi chèn đối tượng vào bản vẽ
Đơn vị này được sử dụng để tính toán khi chèn các đối tượng từ bên ngoài vào
bản vẽ. Nếu lựa chọn đơn vị tính quá lớn hoặc quá bé thì các đối tượng chèn vào
cũng có thể quá lớn hoặc quá bé. Thông thường, đơn vị được chọn là Millimeters.
Direction: Hướng đường chuẩn góc
Thông thường, trong AutoCAD góc có trị số 0d0'0" là góc nằm ngang hướng từ
trái qua phải màn hình (East). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, số liệu nhập có
thể lấy góc cơ sở khác đi chẳng hạn là góc có hướng thẳng đứng - hướng Bắc
(North). Khi đó, chúng ta chọn vào mục sẽ xuất hiện hộp thoại
Direction Control:
 Chúng ta chọn hướng đường chuẩn góc cho phù hợp.
(Thường để theo mặc định là East)
Trang 12
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
Clockwise: Chọn chiều dương của góc
Chiều dương của góc theo mặc định là chiều ngược kim đồng hồ. Nếu chúng ta
muốn thay đổi chiều dương theo chiều kim đồng hồ thì bấm chọn vào .
(Thường để theo mặc định: Chiều dương của góc là chiều ngược kim đồng hồ)
2.4 Lệnh Snap:
Menu bar Nhập lệnh Phím tắt
Tools\Drafting Settings Snap F9 hoặc Ctrl + B
Lệnh Snap điều khiển trạng thái con trỏ chuột (Cursor - giao điểm của hai sợi
tóc). Tắt mở chế độ bước nhảy (SNAP) bằng cách nhấn chuột trái vào nút Snap trên
thanh trạng thái phía dưới hoặc nhấn phím F9.
2.5 Lệnh Grid:
Menu bar Nhập lệnh Phím tắt
Tools\Drafting Settings Grid F7 hoặc Ctrl + G
Lệnh Grid tạo các điểm lưới trên giới hạn bản vẽ khoảng cách các điểm lưới
theo phương X, Y có thể giống nhau hoặc khác nhau tuỳ theo ta định nghĩa trong

hộp thoại Drafting Setting. Tắt mở trạng thái Grid bằng nhấn chuột trái vào nút
Grid trên thanh trạng thái phía dưới hoặc nhấn phím F7.
2.6 Lệnh Ortho:
Menu bar Nhập lệnh Phím tắt
Tools\Drafting Settings Ortho F8 hoặc Ctrl + L
Khi bật chế độ Ortho, các đường sẽ được vẽ theo phương thẳng (dọc hoặc
ngang). Muốn vẽ các đường xiên thì chúng ta phải tắt chế độ Ortho.
2.7 Thiết lập chế độ bản vẽ bằng lệnh Dsettings:
Menu bar Nhập lệnh
Tools\Drafting Settings Dsettings hoặc Ddrmodes
(Có thể gọi lệnh này thông qua việc bấm chuột phải lên nút SNAP, GRID,
POLAR, OSNAP, OTRACK hoặc DYN rồi chọn Settings).
Trang 13
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
Xuất hiện hộp thoại Drafting Settings:
Với các phương pháp hỗ trợ bắt điểm (Object snap) và dò tìm (Tracking) các
đối tượng khi vẽ hình, đảm bảo cho các nét vẽ được bắt đầu và kết thúc đúng ý
muốn, không bị hụt cũng như không bị thừa ra mỗi khi vẽ đối tượng này giao với
đối tượng khác.
2.8 Lệnh Mvsetup tạo khung bản vẽ:
Chức năng: dùng để tổ chức bản vẽ như: chọn hệ đơn vị, tỉ lệ chung cho bản vẽ
và khổ giấy vẽ hiển thị trên màn hình.
Command: Mvsetup ↵
Enable pager Space? [No/Yes] <Y>: Nhập N ↵
Enter units type [Scientific/Decimal/Engineering/Architecturaj/Metric]: Nhập
m (chọn hệ mét) ↵
Enter the scale factor: 100 (Nhập giá trị tỉ lệ) ↵
100 tương ứng với tỉ lệ 1/100
200 tương ứng với tỉ lệ 1/200
Enter the Pager width: 297 (Nhập chiều rộng khổ giấy) ↵

Enter the Pager height: 210 (Nhập chiều cao khổ giấy) ↵
2.9 Quản lý đường nét, màu sắc, độ dày nét vẽ:
Trang 14
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
Trong các bản vẽ AutoCAD các đối tượng có cùng chức năng thường được
nhóm thành một lớp (layer). Ví dụ lớp các nét cắt, lớp các nét thấy, lớp các đường
tim trục, lớp cây xanh, lớp địa hình…
Mỗi lớp có thể gán các tính chất như: Màu (Color), dạng đường (Linetype),
chiều dày nét vẽ (Line weight). Ta có thể hiệu chỉnh trạng thái của lớp như mở
(On), tắt (Off), khóa (Lock), mở khoá (Unlock), đóng băng (Freeze) và tan băng
(Thaw). Các đối tượng vẽ trên lớp có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện trên màn
hình hoặc trên giấy vẽ.
2.9.1 Tạo lớp mới (Lệnh Layer):
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Format\Layer Layer hoặc LA
Xuất hiện hộp thoại Layer Properties Manager:
Trong các bản vẽ AutoCAD các đối tượng có cùng chức năng thường được
nhóm thành một lớp (layer). Ví dụ lớp các nét cắt, lớp các nét thấy, lớp các đường
tim trục, lớp cây xanh, lớp địa hình…
Gán và thay đổi màu cho lớp :
Nhấn vào nút vuông nhỏ chọn màu sẽ xuất hiện hộp thoại Select Corlor. Chúng
ta có thể gán màu cho lớp sau đó nhấn nút OK để chấp nhận.
Trang 15
Nhập
tên
lớp
Kiểu
đường
Chiều
dày

nét vẽ
Tạo lớp mới Xóa lớp Đặt lớp hiện hành
Tắt
mở
lớp
Đóng
băng
lớp
Khóa
một
lớp
Màu
lớp
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
Gán dạng đường cho lớp :
Nhấn vào tên dạng đường của lớp (cột Linetype) khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại
Select Linetype. Sau đó, chọn dạng đường mong muốn và nhấn nút OK.
Lúc đầu, trên bản vẽ chỉ hiển thị một dạng đường duy nhất là Continuous. Để
sử dụng các dạng đường khác, chúng ta nhấn vào nút Load trên hộp thoại. Khi đó
xuất hiện hộp thoại mới Load or Reload Linetype với nhiều dạng đường khác
nhau. Chọn dạng đường cần dùng và nhấn nút OK.

Gán chiều dày nét vẽ :
Nhấn vào cột Lineweight của lớp sẽ xuất hiện hộp thoại Lineweight. Sau đó,
chúng ta chọn chiều dày nét cần gán cho lớp đó rồi nhấn OK.
Trang 16
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
Gán lớp hiện hành :
Chúng ta chọn lớp muốn hiện hành và nhấn nút Set Current (hoặc Alt+C).
Lúc này, bên phải dòng Current layer của hộp thoại sẽ xuất hiện tên lớp hiện hành

mà chúng ta vừa chọn.
Thay đổi trạng thái của lớp:
Để tắt mở layer (On/Off), chúng ta nhấn vào biểu tượng trạng thái . Khi một
lớp được tắt thì các đối tượng của lớp này sẽ không hiển thị trên màn hình.
Chú ý: Các đối tượng của lớp được tắt vẫn có thể được chọn nếu như tại dòng
nhắc "Select objects" của các lệnh hiệu chỉnh chúng ta dùng lựa chọn All để chọn
đối tượng.
Đóng băng và làm tan băng:
Chúng ta nhấn vào biểu tượng trạng thái để đóng băng và làm tan băng
(Freeze/Thaw). Các đối tượng của lớp đóng băng không xuất hiện trên màn hình và
chúng ta không thể hiệu chỉnh các đối tượng này (không thể chọn các đối tượng trên
lớp bị đóng băng kể cả lựa chọn All).
Trong quá trình tái hiện bản vẽ bằng lệnh Regen, Zoom , các đối tượng của lớp
đóng băng không tính đến và giúp cho quá trình thực hiện được nhanh hơn.
Chú ý: Lớp hiện hành không thể đóng băng.
Khoá lớp:
Chúng ta nhấn vào biểu tượng trạng thái để khóa và mở khóa các layer
(Lock/Unlock). Các đối tượng của lớp bị khoá sẽ không hiệu chỉnh được (không
thể chọn tại dòng nhắc "Select objects" ). Tuy nhiên, chúng vẫn xuất hiện trên màn
hình và có thể in chúng ra được.
Xoá lớp :
Chúng ta có thể xoá lớp đã tạo ra bằng cách chọn lớp cần xóa và nhấn nút
Delete Layer (hoặc Alt+D). Tuy nhiên trong một số trường hợp, lớp được
chọn không xoá được mà như lớp 0 hoặc lớp chứa các đối tượng bản vẽ hiện hành.
2.9.2 Nhập các dạng đường vào trong bản vẽ (Lệnh Linetype):
Menu bar Nhập lệnh
Format\Linetype Linetype hoặc LT
Trang 17
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
Dạng đường, màu và chiều rộng nét vẽ có thể gán cho lớp hoặc cho các đối

tượng. Thông thường khi bắt đầu bản vẽ trên hộp thoại chỉ có một dạng đường duy
nhất là Continuous. Để nhập dạng đường ta sử dụng lệnh Linetype hoặc vào menu
Format\LineType xuất hiện hộp thoại Linetype Manager và chọn nút Load như
trong khi tạo lớp ta gán dạng đường cho một lớp nào đó.
2.9.3 Định tỉ lệ cho dạng đường (Lệnh Ltscale):
Menu bar Nhập lệnh
Format\Linetype Ltscale hoặc LTS
Các dạng đường không liên tục: HIDDEN, DASHDOT, CENTER thông
thường có các khoảng trống giữa các đoạn gạch liền. Lệnh Ltscale dùng để định
tỉ lệ cho dạng đường, nghĩa là định chiều dài khoảng trống và đoạn gạch liền. Nếu tỉ
lệ này nhỏ thì khoảng trống quá nhỏ và các đường nét được vẽ giống như đường
liên tục. Tỉ lệ này quá lớn thì chiều dài đoạn gạch liền quá lớn, nhiều lúc vượt quá
chiều dài của đối tượng được vẽ, do đó ta cũng thấy xuất hiện đường liên tục.
Tỉ lệ quá nhỏ Tỉ lệ quá lớn Tỉ lệ hợp lý
Command: Ltscale ↵
Enter new linetype scale factor <1.0000>: Nhập một giá trị dương bất kỳ ↵
Trên hộp thoại Linetype Manager giá trị Ltscale được định tại ô soạn thảo
Global Scale Factor (khi chọn nút Details>)
Trang 18
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
2.10 Lệnh thu phóng màn hình (Zoom):
Chức năng: phóng to hay thu nhỏ hình vẽ đang hiển thị trên màn hình.
Menu bar Nhập lệnh
View\Zoom Zoom hoặc Z
[All/Center/Dynamic/Extents/Previous/Scale/Window/Object] <real time> :
Real time: Sau khi vào lệnh Zoom, chúng ta nhấn phím Enter để vào thực hiện
lựa chọn này (tương đương với nút trên thanh công cụ). Sau đó, chúng ta giữ
phím trái chuột và đưa lên để phóng to hoặc đưa xuống để thu nhỏ bản vẽ hiển thị
trên màn hình.
All: Tùy chọn này cho phép xem trên màn hình toàn bộ hình vẽ (giới hạn được

đặt bởi lệnh Limits). Nếu hình vẽ vượt quá giới hạn, mà hình sẽ hiển thị toàn bộ
hình vẽ này.

Trước khi dùng lệnh Zoom\All Sau khi dùng lệnh Zoom\All
Center: Tùy chọn này cho phép phóng to màn hình quanh một tâm điểm và với
chiều cao cửa sổ.
Specify center point: Chọn tâm khung cửa sổ.
Enter maginification or height < >: Nhập giá trị chiều cao khung cửa sổ.

Trước khi dùng lệnh Zoom\Center Sau khi dùng lệnh Zoom\Center
Dynamic: Ô quan sát được định dạng ban đầu bằng với khung hình chữ nhật
mà ta có thể di chuyển ô này để chọn vùng màn hình cần hiển thị. Dấu X chỉ tâm
của ô quan sát đó, có thể rời dấu X tới vị trí cần thiết rối nhấn chuột trái. Khi đó,
dấu X sẽ được thay thế bằng mũi tên chỉ vào cạnh phải cho phép tăng hay giảm ô
quan sát.
Trang 19
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
Trước khi dùng lệnh Zoom\Dynamic Sau khi dùng lệnh Zoom\Dynamic
Extents: Hiển thị các phần đã vẽ vừa khít màn hình.
Trước khi dùng lệnh Zoom\Extents Sau khi dùng lệnh Zoom\ Extents
Previous: Phục hồi lại hình ảnh Zoom trước đó (tương đương với nút trên
thanh công cụ).
Scale: Tỉ lệ thu phóng hình vẽ so với kích thước thực của chúng khi được định
nghĩa bằng lệnh Limits. Tỉ lệ lớn hơn 1 là phóng to, và nhỏ hơn 1 là thu nhỏ hình
vẽ.
- Để thu phóng tỉ lệ hình vẽ đang hiển thị trên màn hình, chúng ta phải thêm X
sau hệ số tỉ lệ (2x: phóng to 2 lần, .5x: thu nhỏ 0,5 lần).
Window: Phóng to lên màn hình phần bản vẽ xác định bởi khung cửa sổ hình
chữ nhật (tương đương với nút trên thanh công cụ).
Trước khi dùng lệnh Zoom\Window Sau khi dùng lệnh Zoom\ Window

Object: Hiển thị đối tượng được chọn vừa khít màn hình.
Trang 20
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
CHƯƠNG 3: NHẬP TỌA ĐỘ,
PHƯƠNG THỨC TRUY BẮT ĐIỂM
3.1 Hệ tọa độ sử dụng trong AutoCAD:
3.1.1 Hệ tọa độ Đề các:
Để xác định vị trí điểm, đường, mặt phẳng và các đối tượng hình học khác thì vị
trí của chúng phải được tham chiếu đến một vị trí đã biết. Điểm này gọi là điểm
tham chiếu hoặc điểm gốc tọa độ.
Hệ tọa độ Đề các được sử dụng phổ biến trong toán học và đồ hoạ và dùng để
xác định vị trí của các hình học trong mặt phẳng và trong không gian ba chiều.
Hệ tọa độ hai chiều (2D) được thiết lập bởi một điểm gốc tọa độ là giao điểm
giữa hai trục vuông góc: Trục hoành nằm ngang và trục tung thẳng đứng. Trong bản
vẽ hai chiều AutoCAD, một điểm được xác định bằng hoành độ X và tung độ Y
cách nhau bởi dấu phẩy (X,Y). Điểm gốc tọa độ là (0,0). X và Y có thể mang dấu
âm hoặc dấu dương tuỳ thuộc vị trí của điểm so với trục tọa độ. Trong bản vẽ ba
chiều (3D) ta phải nhập thêm cao độ Z.
Tọa độ tuyệt đối:
Dựa theo gốc toạ độ (0,0) của bản vẽ để xác định điểm. Giá trị tọa độ tuyệt đối
dựa theo gốc tọa độ (0,0) nơi mà trục X và trục Y giao nhau. Sử dụng tọa độ tuyệt
đối khi mà chúng ta biết chính xác giá trị tọa độ X và Y của điểm.
Tọa độ tương đối:
Dựa trên điểm nhập cuối cùng nhất trên bản vẽ. Sử dụng tọa độ tương đối khi
chúng ta biết vị trí của điểm tương đối với điểm trước đó. Để chỉ định tọa độ tương
đối ta nhập vào trước tọa độ dấu @.
Trang 21
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
3.1.2 Hệ tọa độ cực:
Tọa độ cực được sử dụng để định vị trí một điểm trong mặt phẳng XY. Tọa độ

cực chỉ định khoảng cách và góc so với gốc tọa độ (0,0). Điểm P1 ở hình vẽ dưới có
tọa độ cực là 100<60. Đường chuẩn đo góc theo chiều dương trục X của hệ tọa độ
Đề các. Góc dương là góc ngược chiều kim đồng hồ hình vẽ.
Để nhập tọa độ cực ta nhập khoảng cách và góc được cách nhau bởi dấu <.
Ví dụ: để chỉ định điểm có khoảng cách 1 đơn vị từ điểm trước đó và góc 45
0
ta
nhập như sau:
@1<45. Theo mặc định, góc tăng theo ngược chiều kim đồng hồ và giảm theo
chiều kim đồng hồ. Để thay đổi chiều kim đồng hồ ta nhập giá trị âm cho góc.
Ví dụ nhập 1<315 tương đương với 1<-45. Chúng ta có thể thay đổi thiết lập
hướng và đường chuẩn đo góc bằng lệnh Units.
Toạ độ cực có thể là tuyệt đối (đo theo gốc toạ độ) hoặc tương đối (đo theo
điểm trước đó). Để chỉ định toạ độ cực tương đối ta nhập thêm dấu @.
3.2 Các phương pháp nhập tọa độ điểm:
Các lệnh vẽ nhắc chúng ta phải nhập tọa độ các điểm vào trong bản vẽ. Trong
bản vẽ 2 chiều (2D) ta chỉ cần nhập hoành độ (X) và tung độ (Y), còn trong bản vẽ
3 chiều (3D) thì ta phải nhập thêm cao độ (Z).
Có 6 phương pháp nhập tọa độ một điểm trong bản vẽ:
a. Dùng phím trái chuột chọn: Kết hợp với các phương thức truy bắt điểm.
b. Tọa độ tuyệt đối: Nhập tọa độ tuyệt đối X,Y của điểm theo gốc tọa độ (0,0).
c. Tọa độ cực : Nhập tọa độ cực của điểm (D<α) theo khoảng cách D giữa điểm với
gốc tọa độ (0,0) và góc nghiêng α so với đường chuẩn.
d. Tọa độ tương đối: Nhập tọa độ của điểm theo điểm cuối cùng nhất xác định trên
bản vẽ. Tại dòng nhắc ta nhập @X,Y. Dấu @ có nghĩa là điểm cuối cùng nhất mà ta
xác định trên bản vẽ.
e. Tọa độ cực tương đối: Tại dòng nhắc ta nhập @D<α
Trong đó:
Trang 22
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ

- D: Khoảng cách giữa điểm ta cần xác định với điểm cuối cùng nhất trên bản
vẽ.
- Góc α là góc giữa đường chuẩn và đoạn thẳng nối 2 điểm.
- Đường chuẩn là đường thẳng xuất phát từ gốc tọa độ tương đối và nằm theo
chiều dương trục X.
- Góc dương là góc ngược chiều kim đồng hồ. Góc âm là góc cùng chiều kim
đồng hồ.
f. Nhập khoảng cách trực tiếp : Nhập khoảng cách tương đối so với điểm cuối
cùng nhất, định hướng bằng Cursor và nhấn Enter.
3.3 Các phương thức bắt điểm đối tượng:
3.3.1 Phương thức truy bắt điểm tạm trú:
Endpoint Dùng để truy bắt điểm cuối của đoạn thẳng, cung tròn, phân
đoạn của pline, mline
Midpoint Dùng để truy bắt điểm giữa của của đoạn thẳng, cung tròn,
Center Dùng để truy bắt tâm của đường tròn, cung tròn, elip.
Node Dùng để truy bắt một điểm (Point) trên đối tượng.
Quadrant Dùng để truy bắt các điểm 1/4 của đường tròn, cung tròn,
Trang 23
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
elip.
Intersection Dùng để truy bắt giao điểm của hai đối tượng.
Insertion Dùng để truy bắt điểm chèn của đối tượng Text (dòng chữ)
và Block (khối).
Perpendicula
r
Dùng để truy bắt điểm vuông góc với đối tượng được chọn.
Tangent Dùng để truy bắt tiếp tuyến của cung tròn, đường tròn, elip,
đường cong Spline.
Nearest Dùng để truy bắt một điểm thuộc đối tượng gần giao điểm
với 2 sợi tóc nhất.

Apparent
intersection
Dùng để truy bắt giao điểm các đối tượng 3D trong một
điểm hình hiện hình mà thực tế trong không gian chúng không
giao nhau.
FROm Phương thức truy bắt một điểm bằng cách nhập toạ độ tương
đối hoặc cực tương đối là một điểm chuẩn mà ta có thể truy bắt.
Trang 24
GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT TRÊN MÁY VI TÍNH – BIÊN SOẠN: THS.KTS.HOÀNG ĐỨC ANH VŨ
Phương thức này thực hiện 2 bước.
Bước 1: Xác định gốc toạ độ tương đối tại dòng nhắc "Base
point" (bằng cách nhập toạ độ hoặc sử dụng các phương thức truy
bắt khác).
Bước 2: Nhập toạ độ tương đối, cực tương đối của điểm cần
tìm tại dòng nhắc "Offset" so với điểm gốc toạ độ tương đối vừa
xác định tại bước 1.
Tracking Trong AutoCAD ta có thể sử dụng lựa chọn Tracking để
nhập toạ độ điểm tương đối qua một điểm mà ta sẽ xác định. Sử
dụng tương tự Point filters và From.
3.3.2 Phương thức truy bắt điểm thường trú:
Menu bar Nhập lệnh
Tools\Drafting Settings Osnap hoặc OS
Hoặc bấm chuột phải lên nút OSNAP rồi chọn Settings sẽ xuất hiện mục
Object Snap trong hộp thoại Drafting Settings:
Chúng ta chọn các phương thức truy bắt điểm cần dùng rồi nhấn OK.
CHƯƠNG 4: CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN
4.1 Vẽ đoạn thẳng Line (L):
Trang 25

×