Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tt các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.32 KB, 13 trang )

mục lục của luận văn
Trang
M u
5
Chng 1: Cỏc ti xõm phạm chế độ hơn nhân và gia đình
6
trong luật hình sự Việt Nam

1.1.
1.2.
1.3.

Khái lược sự hình thành và phát triển những quy định về
các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong luật
hình sự Việt Nam
Những quy định của Bộ luật hình sự 1999 về các tội xâm
phạm chế độ hơn nhân và gia đình
Những quy định về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và
gia đình trong pháp luật hình sự một số nước trên thế
giới
Chương 2: Tình hình, nguyên nhân, điều kiện của các tội xâm

6
29
42
47

phạm chế độ hơn nhân và gia đình

2.1.
2.2.


2.3.

Tình hình các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
từ năm 1997 đến 2004
Nguyên nhân và điều kiện của tội xâm phạm chế độ hơn
nhân và gia đình
Dự báo tình hình các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và
gia đình trong thời gian từ năm 2005 đến 2010
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu

47
69
78
82

tranh phịng, chống các tội xâm phạm chế độ hơn
nhân và gia đình ở nước ta

3.1.
3.2.
3.3

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,
chống các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình
Những quan điểm chỉ đạo cần nắm vững nhằm nâng cao
hiệu quả đấu tranh phịng, chống các tội xâm phạm chế
độ hơn nhân và gia đình ở Việt Nam
Các giải pháp nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh
phòng, chống các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia
đình


82

Kết luận

108
111

Danh mục tài liêu tham khảo

1** Expression is faulty **

85
87

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi
trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN). Gia đình tốt, thì xã
hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.
Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình trong cơng cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã thiết
lập chế độ hơn nhân gia đình mới tiến bộ, thay thế cho chế độ hơn nhân gia đình
phong kiến, lạc hậu. Quyết tâm xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình
(HN&GĐ) mới của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện rất rõ trong các Hiến
pháp năm 1946, 1959, 1980 và Điều 64, Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận:
"Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ HN&GĐ. Hôn nhân theo
nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha
mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt. Con cháu có

bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không
thừa nhận việc phân biệt đối xử với các con".
Để đảm bảo thực hiện đúng đắn, đầy đủ chế độ HN&GĐ mới tiến bộ và
tuân thủ triệt để Hiến pháp, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985, cũng như BLHS
năm 1999 đều đã quy định cụ thể các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, góp phần
ngăn chặn, hạn chế và từng bước xóa bỏ những tàn tích của chế độ HN&GĐ
phong kiến, lạc hậu.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng,
diễn biến phức tạp; trình trạng suy thối về chính trị, đạo đức, lối sống, kể cả
trong lĩnh vực HN&GĐ. Đáng chú ý, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
khơng có xu hướng gia tăng, nhưng tính chất và mức độ ngày càng nghiêm
trọng, gây dư luận xấu trong xã hội.
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ và hôn nhân
gia đình cho thấy, mặc dù đây là các tội phạm mà tính chất nguy hiểm cho
xã hội khơng cao, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống gia đình; trên

=1


thực tế, các tội phạm này xảy ra rất nhiều, song việc xử lý bằng các chế tài
hình sự cịn rất hạn chế. Thực tiễn áp dụng các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
cũng đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc, địi hỏi khoa học luật hình sự phải
nghiên cứu, giải quyết để làm sáng tỏ về mặt lý luận như: khái niệm các tội
xâm phạm chế độ HN&GĐ, ý nghĩa của việc quy định các tội phạm này
trong pháp luật hình sự... Trong khi đó, xung quanh những vấn đề này, vẫn
còn rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và
gia đình - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học", mang tính
cấp thiết, khơng những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu

Các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là nhóm tội phạm có tính nhạy cảm
cao, phức tạp, đã được một số nhà luật học trong nước quan tâm nghiên cứu.
Th.S Bùi Anh Dũng đã có cơng trình "Tìm hiểu các tội xâm phạm quyền tự do
dân chủ của công dân, các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình" (Nxb Lao
động, 2003); ThS. Trịnh Tiến Việt đã có các cơng trình: "Một số vấn đề cần lưu
ý khi áp dụng các quy định tại chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia
đình trong BLHS 1999" (Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh, số 1/2003), "Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
trong BLHS 1999" (Tạp chí Kiểm sát, số 4/2002), "Về tội ngược đãi hoặc hành
hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có cơng ni dưỡng mình trong
BLHS 1999" (Tạp chí Kiểm sát, số 9/2002); tác giả Nguyễn Quốc Việt chủ biên
cuốn sách: BLHS mới của nước Cộng hịa XHCN Việt Nam (Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, 2001), trong đó có đề cập chương XV - Các tội xâm phạm chế
độ hơn nhân và gia đình; tác giả Nguyễn Ngọc Điệp có cơng trình "Tìm hiểu
các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình và các tội đối với người chưa
thành niên" (Nxb Phụ nữ, Hà Nội); các tác giả Phan Đăng Thanh và Trương
Thị Hòa có cơng trình: Pháp luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam xưa và
nay, (Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000)..
Các cơng trình nói trên đã đề cập các khía cạnh khác nhau của các tội
xâm phạm chế độ HN&GĐ, nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một

2** Expression is faulty **

cách tồn diện và có hệ thống về nhóm tội phạm này dưới góc độ pháp lý
hình sự và tội phạm học.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh
phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, đề xuất những giải pháp
mang tính hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phịng, chống nhóm

tội phạm này.
Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của các
tội xâm phạm chế độ HN&GĐ; phân tích các quy định của pháp luật hình sự
một số nước trên thế giới về loại tội phạm này.
- Phân tích và đánh giá tình hình, ngun nhân và điều kiện các tội xâm
phạm chế độ HN&GĐ, thực tiễn đấu tranh phịng, chống loại tội phạm này;
dự báo tình tội phạm này trong những năm tới.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng
chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ dưới góc độ pháp
lý hình sự và tội phạm học ở Việt Nam, thời gian từ năm 1997 đến năm
2004.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng

=2


Nhà nước và pháp luật, những thành tựu của các khoa học: triết học, tội
phạm học, luật hình sự, tâm lý học, xã hội học...
Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về
các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của
Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử.
Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: hệ thống,
phân tích, tổng hợp, lịch sử, cụ thể, lơgíc, kết hợp với các phương pháp khác
như so sánh, điều tra xã hội...
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Đây là cơng trình chun khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt
Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách tồn diện, có
hệ thống về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Có thể xem những nội dung
sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về các tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ; những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của các tội phạm này
trong pháp luật hình sự hiện hành.

nghị, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào kho tàng lý
luận về tội phạm học, luật hình sự, cũng như vào cuộc đấu tranh phịng,
chống nhóm tội phạm có tính nhạy cảm cao và phức tạp này.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự,
tội phạm học nói riêng và cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại cơ quan
Cơng an, Viện kiểm sát (VKS), Tịa án.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 110 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 9 mục.

nội dung cơ bản của luận văn
Chương 1
Các tội XÂm PHạM CHế Độ HƠN NHÂN Và GIA ĐìNH
Trong luật hình sự việt nam

- Phân tích, đánh giá những quy định về các tội xâm phạm chế độ

HN&GĐ trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ra
những giá trị hợp lý trong lập pháp hình sự, bổ sung cho những luận cứ và
giải pháp được đề xuất trong luận văn.

Trong chương này, tác giả tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
chung các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ như sự hình thành và phát triển
những quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong luật hình sự Việt
Nam, khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của các tội xâm
phạm chế độ HN&GĐ, những quy định về các tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới.

- Đánh giá đúng thực trạng tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
ở Việt Nam, phân tích, làm rõ nguyên nhân của thực trạng đó.

1.1. khái lược sự hình thành và phát triển những quy định về các tội
xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình trong luật hình sự Việt Nam

- Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.

1.1.1. Giai đoạn từ thời kỳ nhà Lý cho đến trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945

6. ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quan
trọng đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm
phạm chế độ HN&GĐ ở nước ta. Thông qua kết quả nghiên cứu và các kiến

3** Expression is faulty **


=3


Tác giả đã làm rõ sự hình thành và phát triển của các tội xâm phạm chế
độ HN&GĐ từ khi xuất hiện Bộ luật thành văn đầu tiên của Nhà nước ta Bộ Hình thư, được ban hành năm 1042 dưới thời Lý Thái Tông, đặc biệt làm
sáng tỏ những quy định về các tội phạm này trong Quốc triều hình luật (Bộ
luật Hồng Đức) - Bộ luật chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê.
Tác giả cũng đã dẫn chứng Điều thứ 128 Luật hình An Nam thi hành ở
Bắc Kỳ, Bộ luật hình canh cải áp dụng tại Nam Kỳ để chứng minh rằng,
dưới thời thực dân Pháp xâm lược nước ta, Việt Nam vẫn là một nước thuộc
địa nửa phong kiến, chính quyền thực dân và giai cấp địa chủ phong kiến
vẫn duy trì chế độ hôn nhân phong kiến đã tồn tại từ nhiều thế kỷ, thừa nhận
sự cưỡng ép kết hôn của cha mẹ đối với con cái, bảo vệ chế độ nhiều vợ (đa
thê), duy trì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình.
1.1.2. Giai đoạn từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công
cho đến trước khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời
Tác giả đã làm sáng tỏ nguyên nhân vì sao sau khi Cách mạng Tháng Tám
thành cơng, Nhà nước ta chưa có quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
Tác giả cũng đã tập trung làm sáng tỏ nội dung Thông tư số 332-NCPL
ngày 04-04-1966 TANDTC hướng dẫn về xử lý hình sự đối với 8 hành vi vi
phạm nghiêm trọng pháp luật HN&GĐ, đó là các hành vi: tảo hôn, cưỡng ép
kết hôn, cản trở hôn nhân tự do và tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cưới
hỏi, lấy nhiều vợ - lấy vợ lẽ, thông gian, đánh đập hoặc ngược đãi vợ, đánh
đập hoặc ngược đãi con, ngược đãi bố mẹ. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên
hướng dẫn xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật
HN&GĐ kể từ khi Cách mạng tháng Tám thành công. Phương châm, đường
lối chung đối với việc xử lý về hình sự các hành vi vi phạm nghiêm trọng
pháp luật HN&GĐ thời gian này là: kiên trì giáo dục, thuyết phục tuân thủ
pháp luật là chủ yếu, kết hợp biện pháp trừng trị đối với những trường hợp vi
phạm nghiêm trọng pháp luật HN&GĐ.

1.1.3. Giai đoạn từ khi BLHS 1985 ra đời cho đến trước khi ban hành
Bộ luật hình sự 1999

4** Expression is faulty **

Tác giả đã làm rõ bối cảnh của việc nhà làm luật đã quy định các tội
xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình và các tội phạm đối với người chưa
thành niên vào Chương V của BLHS 1985, từ Điều 143 đến Điều 149 và
Điều 150 quy định hình phạt bổ sung. Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt
Nam, việc BLHS 1985 chính thức ghi nhận tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản
trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 143), tội vi phạm chế độ một vợ, một
chồng (Điều 144), tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Điều 145), tội loạn luân
(Điều 146), tội ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ cha mẹ, vợ chồng, con
cái (Điều 147), đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp hình sự của
nước ta. Tác giả cũng đã làm rõ tư tưởng chỉ đạo trong việc xây dựng các
quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong Bộ luật này là: kiên trì
giáo dục và thuyết phục tuân thủ pháp luật, kết hợp biện pháp giáo dục với
biện pháp trừng trị đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Tác giả
đã rút ra đặc điểm chung của các tội phạm thuộc nhóm tội này như sau:
Thứ nhất, các hành vi khách quan cấu thành các tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ thường phải có các tình tiết nghiêm trọng như dùng các thủ đoạn
thơ bạo, xảo quyệt như hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách bằng
của cải.
Thứ hai, đối tượng được bảo vệ chủ yếu là người cao tuổi, phụ nữ và
con cái mà quyền lợi bị các hành vi ảnh hưởng của tàn dư tư tưởng phong
kiến trọng nam, khinh nữ và gia trưởng xâm phạm.
Thứ ba, chủ thể của các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ thường là những
người đã thành niên.
Thứ tư, mức hình phạt được quy định đối với các tội này khơng cao:
mức hình phạt tối đa đối với hầu hết các tội phạm này là ba năm tù, duy nhất

tội loạn ln có mức hình phạt cao nhất là năm năm tù. Như vậy, theo quy
định tại khoản 2 Điều 8 BLHS 1985, nhóm các tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ đều được coi là những tội phạm ít nghiêm trọng.
1.1.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1999 cho đến nay

=4


Tác giả đã làm rõ những điểm mới cơ bản trong những quy định của
BLHS 1999 về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ:

dưới hình thức lỗi cố ý, xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.

Thứ nhất, Chương XV của BLHS 1999 quy định về các tội xâm pham chế
độ hôn nhân gia đình được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Chương V của
BLHS 1985 quy định các tội xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình và các tội
phạm đối với người chưa thành niên. Điểm mới đầu tiên dễ nhận thấy là BLHS
1999, đã có điều chỉnh phạm vi của chương này theo hướng thu hẹp lại chỉ còn
các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ còn các tội phạm đối với người chưa thành
niên, đặc biệt là trẻ em được điều chuyển sang các chương thích hợp khác.

Tác giả đã làm sáng tỏ khách thể của các tội phạm này chính là những
nguyên tắc cơ bản thiết lập chế độ HN&GĐ mới tiến bộ XHCN, đó là các
nguyên tắc: hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình
đẳng; hơn nhân giữa cơng dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo,
giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt
Nam với người nước ngồi được tơn trọng và pháp luật bảo vệ; vợ chồng có
nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; cha mẹ có
nghĩa vụ ni dạy con thành cơng dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ tơn

kính trọng, chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ chăm sóc,
phụng dưỡng ơng bà, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm,
chăm sóc, giúp đỡ nhau.

Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội
phạm, BLHS mới đã bổ sung thêm hai tội danh mới, đó là tội đăng ký kết
hôn trái pháp luật (Điều 149) và tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp
dưỡng (Điều 152).
Trong chương này có một tội duy nhất vẫn được giữ nguyên như quy
định của BLHS 1985. Đó là tội loạn luân (Điều 150).
Thứ ba, BLHS 1999 đã bổ sung, sửa đổi cấu thành tội phạm của một số tội
phạm theo hướng hạn chế bớt khả năng xử lý hình sự đối với các tội này. Trong
lĩnh vực này, chủ yếu là áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và
hành chính để giải quyết. Chỉ xử lý hình sự trong những trường hợp thật cần
thiết khi các biện pháp giáo dục, phịng ngừa, hành chính tỏ ra khơng có hiệu
quả.
1.2. Những quy định của Bộ luật hình sự 1999 về các tội xâm phạm
chế độ hơn nhân và gia đình
1.2.1. Khái niệm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Trên cơ sở phân tích, làm rõ khái niệm hơn nhân, khái niệm gia đình,
tác giả đã đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm các tội xâm phạm chế
độ HN&GĐ như sau: Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện

5** Expression is faulty **

Tác giả cũng đã phân tích những hình thức thể hiện của hành vi khách
quan của các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, làm rõ chủ thể, cũng như mặt
chủ quan của các tội phạm này.

1.2.2. Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của các tội xâm
phạm chế độ hơn nhân và gia đình
Trên cơ sở những quy định củca BLHS 1999 về các tội xâm phạm chế
độ HN&GĐ, Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTCVKSNDTC ngày 25-09-2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, TANDTC, Viện
kiểm sát nhân dân tối (VKSNDTC) cao hướng dẫn áp dụng các quy định tại
chương XV - Các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, tác giả đã làm rõ những
dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội cưỡng ép kết hơn (Điều 146); tội
cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ (Điều 146); tội vi phạm chế độ một vợ
một chồng (Điều 147); tội tổ chức tảo hôn (Điều 148); tội tảo hôn (Điều
148); tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149); tội loạn luân (Điều 150); tội
ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng
mình (Điều 151); tội hành hạ ơng bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có
cơng ni dưỡng mình (Điều 151); tội từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều
152); tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152).

=5


1.3. Những quy định về các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia
đình trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới

2.1.1. Thực trạng và động thái của tình hình các tội xâm phạm chế độ
hơn nhân và gia đình

Nghiên cứu những quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong
pháp luật hình sự của Nhật Bản, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Liên bang
Nga, Vương quốc Thụy Điển, tác giả đã rút ra một số nhận xét như sau:

Nghiên cứu tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, tác giả rút ra
một nhận xét sau đây:


Thứ nhất, những quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong
pháp luật hình sự của các nước Nhật Bản, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào,
Liên bang Nga, Vương quốc Thụy Điển, rất khác nhau, phụ thuộc vào điều
kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng nước.
Thứ hai, hầu hết các nước (trừ Liên bang Nga) đều có quy định về tội vi
phạm chế độ một vợ, một chồng, điều đó thể hiện các nhà lập pháp các nước
đó đều có quan điểm chống chế độ đa thê, đa phu như các nhà lập pháp nước
ta. Tuy nhiên, do quan niệm về quan hệ tình dục của các nước khác nhau, chỉ
có BLHS Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào quy định về tội loạn luân, còn các
nước khác không đề cập tội phạm này.
Thứ ba, tương tự như pháp luật hình sự của Việt Nam, pháp luật hình sự
các nước này đều quy định các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ thuộc nhóm
tội phạm ít nguy hiểm cho xã hội, cho nên hình phạt được áp dụng chủ yếu
thuộc các loại hình phạt khơng tước tự do.
Chương 2
tìNH HìNH, NGUYÊN NHÂN, ĐIềU KIệN của
các TộI XÂm PHạM CHế Độ HƠN NHÂN Và GIA ĐìNH
Trong chương này, tác giả tập trung nghiên cứu, làm rõ tình hình,,
nguyên nhân và điều kiện các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, dự báo tình
hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ từ 2005 đến 2010.
2.1. Tình hình các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình từ
năm 1997 đến 2004

6** Expression is faulty **

Thứ nhất, các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được xét xử sơ
thẩm, chiếm tỷ lệ là rất nhỏ trong tổng số các vụ án hình sự được xét xử theo thủ
tục sơ thẩm. Từ năm 1997 đến năm 2004, tỷ lệ các vụ án về các tội xâm phạm
chế độ HN&GĐ được xét xử sơ thẩm trong tổng số các vụ án hình sự được xét xử

sơ thẩm, đạt cao nhất là 0,55% vào năm 1998 và thấp nhất vào năm 2003 là 0,032%.
Thứ hai, từ năm 2001, số vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
được xét xử sơ thẩm giảm mạnh. Nguyên nhân là do BLHS 1999 có hiệu lực
từ ngày 01- 07-2000, được xây dựng theo hướng thu hẹp phạm vi xử lý hình
sự đối với các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Vì vậy, trong thời gian này,
mặc dù số lượng vụ án hình sự được giải quyết sơ thẩm có tăng, nhưng số
lượng các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ lại giảm mạnh.
Tác giả cũng đã phân tích thực trạng và động thái của tình hình từng tội
xâm phạm chế độ HN&GĐ cụ thể.
Nghiên cứu kết quả xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
của Tòa án trong cả nước từ năm 1997 đến 2004, tác giả rút ra nhận xét sau:
Thứ nhất, các hình phạt khơng tước tự do ít được áp dụng đối với các bị
cáo phạm tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
Thứ hai, hình phạt tù có thời hạn được áp dụng rất phổ biến với loại tội
phạm này. Đây là vấn đề cần phải được xem xét lại, vì các tội xâm phạm chế
độ HN&GĐ thường là loại tội phạm ít nghiêm trọng và nếu áp dụng hình
phạt khơng tước tự do thì hiệu quả cao hơn, vì sẽ có tác dụng tốt hơn đối với
việc duy trì và củng cố mối quan hệ về HN&GĐ của người phạm tội.
Tác giả cũng đã phân tích kết quả xét xử các vụ án về từng tội xâm
phạm chế độ HN&GĐ cụ thể.
2.1.2. Nhân thân người phạm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và
gia đình

=6


Nghiên cứu nhân thân người phạm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ,
tác giả đã rút ra nhận xét:
Thứ nhất, năm 1997 số cán bộ, công chức phạm tội là 05 người, chiếm
tỷ lệ 0,023%; năm 1998, cũng là 5 người, chiếm tỷ lệ 0,02%; năm 1999, chỉ

có 02 người phạm tội chiếm tỷ lệ 0,01%. Từ 2000 đến 2004 khơng có đối
tượng nào là cán bộ, cơng chức, phạm các tội này.
Thứ hai, trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2004, chỉ có 03 đảng
viên phạm tội vào năm 1997, 1998. Từ năm 1999 đến nay, khơng có đảng
viên nào phạm vào nhóm tội này.
Thứ ba, số người phạm tội chủ yếu là trên 30 tuổi. Sở dĩ có tình trạng
phạm tội như vậy, vì như phân tích ở trên trong số vụ án về các tội xâm
phạm chế độ HN&GĐ, thì các vụ án về tội về vi phạm chế độ một vợ, một
chồng là chiếm đa số. Thực tế ở độ tuổi từ 18 đến 30, thì các gia đình thường
mới được xây dựng nên cịn hạnh phúc. Sau 30 tuổi, thì các cuộc hơn nhân
bắt đầu có xu hướng rạn nứt và quan hệ ngoại tình mới thường xảy ra.

gái ở địa vị thấp hèn, bị phụ thuộc, chịu sự bất bình đẳng cả về mặt vật chất
hoặc tinh thần. Gia đình phong kiến đề cao đạo đức chung thủy giữa vợ và
chồng, nhưng lại chấp nhận chế độ đa thê. Nguời chồng có quyền lấy nhiều
vợ. Còn người vợ phải chung thủy với chồng, sau khi chồng chết không được
tái hôn, hay khi chồng đối xử tàn bạo, hắt hủi, chồng lấy thêm vợ lẽ... thì phải
chịu đựng. Do coi trọng con trai, nên gia đình thúc ép người phụ nữ phải sinh
đẻ nhiều lần để có con trai. Đó cũng là lý do để người chồng có thể bỏ vợ "vì
sinh con một bề", hoặc lấy thêm nhiều vợ khác để kiếm con trai nối dõi tông
đường.
Tác giả cho rằng, cùng với việc kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền
thống gia đình Việt Nam, chúng ta cịn phê phán và loại bỏ những tàn dư của
chế độ HN&GĐ phong kiến, lạc hậu vẫn đang là căn bệnh từng bám rễ, ăn sâu
trong xã hội cũ giờ đây vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và hành động của nhiều
người.
2.2.2. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến sự tác động tiêu cực
của nền kinh tế thị trường

Thứ tư, trong số người phạm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, từ năm

1997 đến 2004, nam giới là 936 người, chiếm tỷ lệ 89%; nữ giới là 110 người,
chiếm tỷ lệ 11%. Người phạm tội là nữ giới chủ yếu phạm tội vi phạm chế độ
một vợ, một chồng, tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có cơng ni dưỡng mình. Về dân tộc, trong số người phạm các tội
xâm phạm chế độ HN&GĐ có 53 người ở các vùng dân tộc ít người, chiếm tỷ
lệ 5%. Chỉ có 16 người tái phạm trong số 1046 người phạm các tội xâm phạm
chế độ HN&GĐ, chiếm tỷ lệ 1,53%. Trong đó năm 1998, có số người tái phạm
cao nhất là 7 người; Các năm 2003, 2004 không có bị cáo nào là tái phạm.

Tác giả đã phân tích, làm rõ những nguyên nhân và điều kiện liên quan
đến sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Đó là các biểu hiện tiêu
cực xã hội nảy sinh, các giá trị chuẩn mực, đạo đức truyền thống bị phá vỡ, tính
chất cạnh tranh gay gắt đã làm xuất hiện sự đố kỵ, ích kỷ; lối sống thực dụng và
tác động của đồng tiền đang tác động đến cuộc sống các gia đình; chủ nghĩa cá
nhân, ích kỷ của mỗi thành viên gia đình đang có nơi, có lúc trỗi dậy.

2.2. Nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm chế độ hơn
nhân và gia đình

2.2.3. Các cơ quan bảo vệ pháp luật còn bộc lộ nhiều thiếu sót, yếu kém
trong đấu tranh phịng, chống các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình

2.2.1. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến tàn dư của chế độ hơn
nhân và gia đình phong kiến, lạc hậu

Tác giả đã phân tích, làm rõ những thiếu sót, yếu kém trong đấu tranh
phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ của các cơ quan bảo vệ pháp
luật. Đó là nhận thức của nhiều cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ
quan có liên quan chưa quán triệt đầy đủ của các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về chống vi phạm chế độ HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ


Tác giả đã phân tích, làm rõ những nguyên nhân và điều kiện liên quan
đến tàn dư của chế độ HN&GĐ phong kiến, lạc hậu, đó là tư tưởng trọng
nam khinh nữ thống trị trong gia đình, đẩy người phụ nữ, người vợ, người con

7** Expression is faulty **

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của
quá trình mở cửa, tăng cường giao lưu và hội nhập quốc tế, nhất là ảnh
hưởng của lối sống phương Tây đối với đạo đức xã hội, HN&GĐ.

=7


HN&GĐ, chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc đấu tranh này với việc
thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên thực tế, loại
tội phạm này xảy ra rất nhiều, nhưng việc xử lý hình sự cịn nhiều hạn chế do
sự bng lỏng quản lý của các cơ quan chức năng. Các hành vi vi phạm chế
độ HN&GĐ được thực hiện một cách cơng khai hoặc bán cơng khai mà
khơng có sự can thiệp nào của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tình hình này đã
tồn tại trong một thời gian khá dài và tạo nên tâm lý khinh nhờn coi thường
phép nước.

thường xun, liên tục trên quy mơ tồn quốc, nên hiệu quả chưa cao, chưa
vững chắc.

Cơng tác phịng ngừa các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ của các cơ quan
bảo vệ pháp luật do chưa có sự phân cơng, phân nhiệm cụ thể, chưa chuyên sâu,
cho nên hiệu quả hoạt động chưa cao; ít tổng kết, nghiên cứu thực hiện các biện
pháp phòng ngừa theo chuyên đề, cấp cơ sở ít quan tâm, nghiên cứu, cho nên chưa

rút ra được quy luật, đặc trưng hoạt động của những người phạm các tội xâm
phạm chế độ HN&GĐ trên từng địa bàn, khu vực; cơng tác tham mưu cho cấp
ủy, chính quyền tiến hành các biện pháp phòng ngừa ở một số địa bàn còn hạn
chế.

Thứ năm, vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc
tuyên truyền, phổ biến pháp luật HN&GĐ chưa cao, chưa bám sát những
thông tin mới về cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ, nhất là các phương thức, thủ đoạn phạm tội mới; chưa có những
phóng sự, thơng tin chun đề hấp dẫn thu hút được nhân dân nhằm tạo ra
được làn sóng dư luận mạnh mẽ đấu tranh phịng, chống vi phạm pháp luật
HN&GĐ và các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.

2.3.4. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật
Phân tích cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ
nói chung, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế
độ HN&GĐ nói riêng, tác giả đã rút ra những mặt yếu kém sau đây:
Thứ nhất, nội dung tuyên truyền còn nghèo nàn, chưa đi sâu, chưa cụ
thể, chưa phản ánh đầy đủ thông tin về các quy định của pháp luật về chế độ
HN&GĐ, thơng tin về tình hình vi phạm chế độ HN&GĐ, các tội xâm phạm
chế độ HN&GĐ, hậu quả gây ra cũng như thơng tin về tình hình xử lý hành
chính và xử lý hình sự những hành vi phạm tội.
Thứ hai, chưa chú ý đầy đủ tới đặc điểm đối tượng cần tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội
xâm phạm chế độ HN&GĐ, nên hoạt động này chưa chú trọng đến các khu vực dân
cư có nhiều vi phạm, cịn mang tính chất cào bằng, chung chung, kém hiệu quả.
Thứ ba, phương pháp, hình thức tuyên truyền cịn đơn điệu, thiếu minh
họa kém hấp dẫn, nên tính thuyết phục chưa cao. Hoạt động tuyên truyền
thường mang tính chất chiến dịch, quy mô nhỏ, cục bộ, chưa mang tính


8** Expression is faulty **

Thứ tư, chưa có biện pháp cụ thể, thiết thực để bồi dưỡng kiến thức
pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm
chế độ HN&GĐ cho cán bộ và nhân dân, các cơ quan, xí nghịêp, đồn thể,
chưa kết hợp tốt việc giáo dục ý thức pháp luật XHCN với giáo dục đạo đức,
lối sống có văn hóa để tạo thành thói quen tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực
HN&GĐ.

Thứ sáu, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật HN&GĐ, những quy
định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ chưa khơi
dậy được phong trào cách mạng của quần chúng tự giác chấp hành những
quy định về HN&GĐ.
2.3. Dự báo tình hình các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia
đình trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010
Trên cơ sở phân tích tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong
thời gian qua, diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, xã hội, cũng như tình
hình HN&GĐ trong thời gian tới đã được phân tích ở trên, tác giả dự báo
tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong thời gian tới ở nước ta sẽ
diễn biến phức tạp, chứa đựng nhiều yếu tố bất định, khó lường. Các tội xâm
phạm chế độ HN&GĐ sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả xấu về kinh tế, văn
hóa, xã hội. Tình hình phạm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ từ 2005 đến
2010 sẽ có sự tăng giảm thất thường, trong hai năm đầu có thể tăng, sau đó
sẽ giảm và tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội như sự ngang nhiên vi phạm chế độ một vợ một
chồng, thủ đoạn hành hạ, ngược đãi cha mẹ, vợ chồng, con cái ngày càng
thâm độc, gây dư luận xấu trong xã hội ngày càng gia tăng.

=8



Chương 3
Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng
những quy định của pháp luật tố tụng hình sự
về thi hành hình phạt tử hình
Trong chương này, tác giả nghiên cứu sự cần thiết phải nâng cao hiệu
quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, những quan
điểm của Đảng và Nhà nước cần quán triệt trong việc nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng, chống các tội xâm phạm HN&GĐ và các pháp nâng cao hiệu
quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong thời gian tới.
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả đấu tranh phịng, chống
các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình
Tác giả đã phân tích những u cầu mang tính định hướng của sự cần
thiết của việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm
chế độ HN&GĐ, đồng thời đi sâu phân tích những yêu cầu sau:
Thứ nhất, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN
của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ hai, yêu cầu phải khắc phục những yếu kém của pháp luật hình sự
về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
Thứ ba, yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của đất
nước ta.
Thứ tư, yêu cầu làm phong phú thêm kho tàng lý luận pháp lý hình sự
về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
3.2. Những quan điểm chỉ đạo cần nắm vững nhằm nâng cao hiệu
quả đấu tranh phịng, chống các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia
đình ở Việt Nam
Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng,
chống tội phạm nói chung, phịng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
nói riêng, tác giả cho rằng, cần nắm vững các quan điểm chỉ đạo sau đây:


9** Expression is faulty **

Thứ nhất, cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính
lâu dài. Cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể phù hợp với từng ngành, từng
địa phương, từ việc bổ sung hoàn chỉnh cơ sở pháp lý của cuộc đấu tranh,
đến việc khẳng định giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam, hạn
chế sự xuống cấp đáng lo ngại về đạo đức và sự phân hóa gia đình - biểu
hiện mặt trái của nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, phải coi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
nói chung, pháp luật HN&GĐ, pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ nói riêng là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, liên tục, có ý nghĩa
quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh này.
Thứ ba, đi đôi với các biện pháp giáo dục, cần phải kiên quyết xử lý về
mặt hành chính, dân sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về HN&GĐ,
kịp thời giáo dục, răn đe người vi phạm để ngăn ngừa họ tiếp tục vi phạm trở
thành người phạm tội. Đồng thời, cần xử lý kiên quyết đối với mọi trường
hợp phạm tội xâm phạm chế độ HN&GĐ để giáo dục, phòng ngừa chung.
Thứ tư, cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
phải được tiến hành trên cơ sở tiến hành đồng bộ các biện pháp, nhất là các
biện pháp đổi mới chính sách, pháp luật về HN&GĐ, đổi mới các chính sách
về lao động, bảo hiểm, y tế đối với người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em. Hiệu
quả của cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ phụ
thuộc vào tính đồng bộ, tính hệ thống của các biện pháp.
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phịng, chống
các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình
3.3.1. Hồn thiện những quy định của pháp luật hình sự về các tội
xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình
Qua nghiên cứu các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, tác giả đã luận chứng

sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung đối với tội đăng ký kết hôn trái pháp luật
được quy định tại Điều 149 BLHS 1999; tội loạn luân được quy định tại
Điều 150 BLHS 1999; tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,

=9


con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình được quy định tại Điều 151 BLHS
1999.
3.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Cơng an, Viện kiểm
sát, Tịa án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
1. Đối với Cơ quan Cơng an
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ, tác giả cho rằng Cơ quan Công an phải tập trung làm một số công
tác sau đây:
Thứ nhất, phải tăng cường công tác điều tra cơ bản, kịp thời nắm được
tình hình những người vi phạm pháp luật HN&GĐ, để từ đó phân loại đối
tượng, có biện pháp xử lý thích hợp.
Thứ hai, phải sử dụng các biện pháp xác minh, làm rõ hoạt động của
những người vi phạm pháp luật HN&GĐ, nhất là nhũng người thường có
hành vi bạo hành trong gia đình có hệ thống và số đối tượng có biểu hiện
phạm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
Thứ ba, tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục số đối tượng vi
phạm pháp luật HN&GĐ ở cơ sở.
Thứ tư, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, huy
động toàn dân tham gia đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung, các tội
xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng.
2. Đối với Viện kiểm sát
Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, VKS có vai trị rất quan trọng

trong việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh chống các tội xâm
phạm chế độ HN&GĐ. Tác giả cho rằng, để hoạt động của VKS đạt hiệu quả
cao, cần giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất, VKS các cấp cần làm tốt công tác phối hợp giữa các lực
lượng trong ngành và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ án phạm tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ.

10** Expression is faulty **

Thứ hai, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, chính
trị, kiến thức về pháp luật HN&GĐ đối với kiểm sát viên, cán bộ làm công
tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
Thứ ba, phải phân công và quy rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong kiểm
sát tuân theo pháp luật đối với các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
Thứ tư, tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra; kịp thời biểu dương, phổ
biến kinh nghiệm của những nơi làm tốt công tác kiểm sát việc tuân theo
pháp luật, thực hành quyền công tố đối với các vụ án về các tội xâm phạm
chế độ HN&GĐ, đồng thời có hình thức xử lý nghiêm minh đối với những
tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng oan, sai, trái pháp luật hoặc bỏ lọt tội phạm.
3. Đối với Tòa án
Đối với TAND các cấp, thì việc áp dụng đúng, thống nhất những quy định
của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong công tác
xét xử các vụ án về các loại tội phạm này là vấn đề rất quan trọng. Tác giả
cho rằng, để làm tốt việc xét xử đối với các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
theo chúng tơi, ngành Tịa án cần:
Thứ nhất, TANDTC cần tổ chức Hội nghị chuyên đề hướng dẫn công
tác xét xử về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, trong đó chú ý vấn đề định
tội danh, các căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt, các nguyên tắc áp dụng

các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, bảo đảm việc xét xử các vụ án về
các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được đúng đắn.
Thứ hai, TAND các địa phương cần phối hợp với Cơ quan điều tra,
VKS tiến hành rà sốt lại tồn bộ các vụ án về các tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ thuộc thẩm quyền xét xử của cấp mình. Tập trung nghiên cứu,
đánh giá giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà
xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật, công bố kết quả xét xử trên các
phương tiện truyền thơng đại chúng để có tác động giáo dục, phòng ngừa,
răn đe, cũng như động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực trong
cuộc đấu tranh phịng, chống các tơi xâm phạm chế độ HN&GĐ.

= 10


Thứ ba, cùng với việc áp dụng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình
sự đúng trong khâu xét xử, Tòa án các cấp cần chú ý phát hiện thiếu sót và
các hành vi vi phạm pháp luật khác trong quan hệ HN&GĐ, các nguyên
nhân và điều kiện phát sinh tội phạm.
Thứ tư, hiệu lực và hiệu quả của việc xét xử các vụ án về các tội xâm
phạm chế độ HN&GĐ phụ thuộc rất nhiều vào khâu thi hành án hình sự, thi
hành phần dân sự trong bản án hình sự.
Trong lĩnh vực này, ngành Tịa án cần có sự phối hợp chặt chẽ với VKS,
các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định hình sự của Tịa
án, bảo đảm bản án, quyết định hình sự của Tịa án về các vụ án phạm tội xâm
phạm chế độ HN&GĐ đã có hiệu lực pháp luật đều được thực hiện trên thực tế.
3.3.3. Biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hôn nhân
và gia đình, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm
chế độ hôn nhân và gia đình
Tác giả đã phân tích, làm rõ mục đích, nội dung, hình thức hoạt động
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp lụât HN&GĐ, các tội xâm phạm chế

độ HN&GĐ.
Tác giả cho rằng, để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, bên cạnh việc nâng cao trách nhiệm của
các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức, đồn thể có liên quan, cần thiết
phải đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật HN&GĐ thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Bảo vệ
và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình,
Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, Hội Nơng dân Việt Nam, Hội Cựu
chiến binh Việt Nam, giáo viên giảng dạy pháp luật trong các trường, phóng
viên, biên tập viên chuyên mục HN&GĐ của các báo, đài phát thanh, vô
tuyến truyền hình, cho cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án,
VKS, Tư pháp…

11** Expression is faulty **

3.3.4. Biện pháp về tăng cường sự phối hợp giữa Cơng an, Viện kiểm
sát, Tịa án với các tổ chức, đồn thể có liên quan trong đấu tranh phịng,
chống các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình
Để nâng cao hiệu đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ, tác giả cho rằng, cần làm tốt sự phối hợp giữa Cơng an, VKS, Tịa
án và sự phối hợp giữa các cơ quan này với các tổ chức, đồn thể có liên
quan. Để làm tốt sự phối hợp giữa Cơng an, VKS, Tịa án trong đấu tranh
phịng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, cần làm tốt một số việc
sau đây:
Một là, cần giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ các cơ quan bảo vệ pháp luật
có ý thức phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm
chế độ HN&GĐ, tránh đùn đẩy trách nhiệm; giải quyết kịp thời các ý kiến
khác nhau giữa các cơ quan trong quá trình tiến hành tố tụng, nhằm phát huy
sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

Hai là, phải phối hợp trong cơng tác nắm tình hình, quản lý, xử lý tốt tin
báo về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
Ba là, sự phối hợp hoạt động giữa Cơng an, VKS, Tịa án trong họat động
điều tra, truy tố xét xử là biện pháp quan trọng phát huy sức mạnh tổng hợp
của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm
phạm chế độ HN&GĐ; sự phối hợp này còn nhằm hạn chế và khắc phục
những sai lầm của mỗi cơ quan, bảo đảm tính khách quan, chính xác trong
q trình giải quyết vụ án.
Bốn là, tăng cường phối hợp đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án về
các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, nhất là các vụ án về tội loạn luân phức
tạp, dư luận quan tâm, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Trong sự phối hợp hoạt động, phải bảo đảm đúng nguyên tắc, kiên quyết
chống các biểu hiện của chủ nghĩa quan liêu, bè phái, cục bộ.
3.3.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống các
tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình
Để tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống các tội
xâm phạm chế độ HN&GĐ, tác giả kiến nghị:

= 11


Thứ nhất, phổ biến rộng rãi và tổ chức thực hiện các điều quốc tế, trong
đó có các điều ước quốc tế về bảo vệ quyền phụ nữ, quyền trẻ em mà Nhà
nước ta đã ký kết hoặc gia nhập.
Thứ hai, phải nhận thức đầy đủ những thuận lợi, khó khăn của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, hợp tác về tư pháp hình sự, trong đó có hợp tác đấu tranh
phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ để chủ động triển khai các
hoạt động xây dựng và hồn thiện những quy định của pháp luật hình sự, trong
đó có những quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ theo lộ trình hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất

nước.
Thứ ba, cần vận động các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và nước
ngồi, phục vụ việc tìm hiểu kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống các tội
xâm phạm chế độ HN&GĐ, hỗ trợ việc tăng cường năng lực, hiệu quả công
tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Thứ tư, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, cần cử các
đồn cán bộ gồm các nhà hình sự học, tội phạm học hàng đầu của đất nước
đi nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về lập pháp hình sự, đấu tranh phịng,
chống tội phạm nói chung, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng.
Kết luận
1. Hơn nhân và gia đình là một nhóm quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh
của rất nhiều ngành luật. Luật HN&GĐ quy định về chế độ HN&GĐ, trách
nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc củng cố chế độ HN&GĐ
Việt Nam. Luật dân sự cũng điều chỉnh lĩnh vực HN&GĐ thông qua việc
điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ, chồng và các thành
viên khác trong gia đình như giám hộ, đại diện, ni con ni, thừa kế, tài sản,
quyền sở hữu... Luật hình sự không quy định quyền và nghĩa vụ nhân thân hay
tài sản giữa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình mà chỉ bảo vệ quan
hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình thơng qua
việc quy định một loạt các hành vi bị coi là tội phạm và hình phạt tương xứng
với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi đó. Trong BLHS 1999, các tội

12** Expression is faulty **

xâm phạm chế độ HN&GĐ được quy định tại chương XV Phần các tội phạm (từ
Điều 146 đến Điều 152) bao gồm các tội cụ thể sau: tội cưỡng ép kết hôn (Điều
146); tội cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ (Điều 14); tội vi phạm chế độ một
vợ một chồng (Điều 14); tội tổ chức tảo hôn (Điều 14); tội tảo hôn (Điều 14); tội
đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149); tội loạn luân (Điều 150); tội ngược
đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình (Điều

151); tội hành hạ ơng bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni
dưỡng mình (Điều 151); tội từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152); tội trốn
tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152). Bộ luật đã bổ sung ba tội danh mới, đó
là tội đăng ký kết hơn trái pháp luật và tội từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng và
trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Đây là sự bổ sung cần thiết, kịp thời của Nhà
nước ta khi các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ ở nước ta đang có xu hướng
gia tăng, phá hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
2. Tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ ở nước ta hiện nay vẫn
đang diễn biến phức tạp. Hậu quả của nhóm tội này không những gây tác hại
hết sức nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người cao tuổi,
phụ nữ, trẻ em và các thành viên khác trong gia đình, mà còn làm băng hoại
thuần phong, mỹ tục, xâm hại chế độ HN&GĐ tiến bộ XHCN, gây ảnh
hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội.
Một trong những nguyên nhân và điều kiện chủ yếu làm phát sinh, tồn
tại, và phát triển nhóm tội này là do người dân chưa nhận thức đúng và đầy
đủ về pháp luật HN&GĐ, và ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa
cao. Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ,
những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
còn nhiều hạn chế, kém năng động, thiếu sức thuyết phục, chưa phù hợp với
từng loại đối tượng. Đáng chú ý, các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu kiên
quyết, chưa nghiêm khắc, cịn có biểu hiện bng lỏng trong đấu tranh phòng,
chống các vi phạm pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ..
3. Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực,
tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong thời gian tới sẽ còn diễn
biến phức tạp, tiếp tục gây ra những thiệt hại to lớn đối với tính mạng, sức
khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em và các

= 12



thành viên khác trong gia đình, ảnh hưởng xấu tới trật tự an toàn xã hội của
đất nước. Trong thời gian tới, để đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm
chế độ HN&GĐ có hiệu quả, cần làm tốt các biện pháp cơ bản sau đây:
- Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật hình sự về các tội
xâm phạm chế độ HN&GĐ cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã
hội, tình hình, diễn biến của các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật HN&GĐ, cũng
như tác hại của các hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm
chế độ HN&GĐ là biện pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp
hành, tạo ra thói quen tuân thủ pháp luật về lĩnh vực này của người dân. Nội
dung tuyên truyền pháp luật HN&GĐ phải thiết thực, dễ hiểu; hình thức
tuyên truyền cần đa dạng, phong phú, phù hợp với từng loại đối tượng và địa
bàn dân cư; cách làm phải thường xuyên, liên tục.
4. Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là nhiệm
vụ rất khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài.
Cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể phù hợp với từng ngành, từng địa
phương, từ việc bổ sung hoàn chỉnh cơ sở pháp lý của cuộc đấu tranh, đến
việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật… Vì
vậy, phải coi đây là cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các
ngành, đặt dưới sự lãnh đạo thường xuyên, thống nhất của các cấp ủy Đảng.
Phải phát động phong trào quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống các
tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, đồng thời phát huy vai trị nịng cốt của các
tổ chức, đồn thể như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Bảo vệ, chăm
sóc bà mẹ và trẻ em Việt Nam, ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình,
Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam... Trong lãnh đạo, chỉ đạo, phải luôn
luôn bám sát các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là pháp
luật HN&GĐ, để có những biện pháp, chủ trương sát thực, có hiệu quả. Chỉ
trên cơ sở tiến hành đồng bộ các biện pháp trên, phát huy sức mạnh tổng hợp
của tồn bộ hệ thống chính trị, mới có thể nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh

phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ hiện nay ở nước ta.

13** Expression is faulty **

= 13



×