Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ứng dụng mô hình hộp thư cảm xúc vào xây dựng lớp học thân thiên, học sinh tích cực cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.32 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TIỂU HỌC ….

BIỆN PHÁP

ỨNG DỤNG MƠ HÌNH HỘP THƯ CẢM XÚC
VÀO XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC
SINH TÍCH CỰC CHO HỌC SINH LỚP 2

Giáo viên:
Tổ:

NĂM HỌC 2022-2023
1/15


2/15


MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4
2. Thực trạng nghiên cứu ................................................................................... 4
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ..................................................................... 6
Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh lên ý tưởng, tự thiết kế “hộp thư cảm xúc”
trong quá trình xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. ....................... 6
Biện pháp 2: Thực hiện mơ hình “Hộp thư cảm xúc” để học sinh chia sẻ suy
nghĩ và ý kiến của mình trong quá trình học tập và cuộc sống ......................... 8
Biện pháp 3: Sử dụng tiết sinh hoạt lớp để giải quyết các ý kiến nhận được
trong hộp thư cảm xúc ..................................................................................... 11


III. HIỆU QUẢ ................................................................................................... 13
1. Kết luận ........................................................................................................ 15
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 15
2.1. Đối với giáo viên ................................................................................... 15
2.2. Đối với nhà trường................................................................................. 16
2.3. Đối với Phòng GD&ĐT......................................................................... 16

3/15


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2008, ngành Giáo Dục phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đây được xem là một bước tiến lớn của
ngành, xây dựng một mơi trường học tập trong bầu khơng khí vui vẻ. Phong trào
thi đua tích cực này giúp học sinh chủ động, sáng tạo, năng nổ trong học tập và
các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Hiện nay, trương học không
chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học mà còn rèn luyện cho các em
những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với xã hội hiện đại để các hình thành và
phát triển hơn những phẩm chất tốt đẹp, lối sống tích cực.
Cho đến nay, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
vẫn đẩy mạnh triển khai sâu rộng hơn. Toàn ngành giáo dục đã ra sức thực hiện
phong trào thi đua, cải tiến hơn với những yêu cầu cao hơn, thiết thực hơn, phù
hợp hơn với từng địa phương, từng trường học, phù hợp hơn với xã hội hiện đại.
Hơn hết, ở bất kỳ lứa tuổi nào, các em cũng cần nhận được tình yêu thương, sự
thấu hiểu và cả sự tôn trọng cảm xúc. Nhất là lứa tuổi tiểu học, các em có thể thay
đổi tâm lý nếu bị tác động từ bạn bè, thầy cô và môi trường xung quanh các em.
Để rèn luyện cho các em, tơi đã nghiên cứu và phát triển mơ hình hộp thư
cảm xúc, làm tiền đề cho việc xây dựng một mơi trường học tập tích cực, lớp học
thân thiện. Học sinh được bày tỏ cảm xúc, mạnh dạn, tự tin hơn trong khi giao

tiếp, là những cơ hội tốt đẹp để các em phát triển bản thân, khắc phục điểm cịn
yếu.
Chính vì những lý do đó đã thúc đẩy tơi nghiên cứu, trải nghiệm và đồng
thời tích lũy những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài “Ứng dụng mơ
hình hộp thư cảm xúc vào xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
2. Thực trạng nghiên cứu
Trong suốt q trình nghiên cứu đề tài, tơi đã nhận thức rõ ràng về thực
trạng trong công tác giảng dạy và học tập tại trường, có thuận lợi cũng có khó
khăn và cụ thể như sau:
* Thuận lợi
Ban Giám Hiệu nhà trường rất quan tâm tới những trải nghiệm của tồn bộ
học sinh trong suốt q trình học tập các mơn khoa học và hoạt động ngoại khố.
4/15


Các trang thiết bị dạy học như máy chiếu phục vụ q trình học ln được nhà
trường cố gắng sắp xếp đầy đủ.
Sở giáo dục luôn luôn tạo điều kiện để giáo viên tham gia các lớp học tập
huấn, giáo viên được cung cấp đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ.
Không chỉ vậy, phụ huynh học sinh đã rất quan tâm đến vấn đề học tập của
các con, phối hợp với giáo viên để thúc đẩy các con học tập, quan tâm hơn tới các
hoạt động của con trên lớp, trên trường. Ngoài ra, giáo viên cùng phụ huynh ln
cố gắng hết mình để quan tâm tới cảm xúc của các con, nhất là ở lứa tuổi có nhiều
sự thay đổi về tâm lý.
Điều đáng mừng hơn hết là các học sinh rất hưởng ứng các phong trào thi
đua trường lớp, các em có ý thức chủ động hơn trong học tập và mạnh dạn đưa ra
suy nghĩ, bày tỏ quan điểm của mình.
* Khó khăn
Tuy nhiên, ở lứa tuổi chỉ mới lớp 2, các em còn hạn chế nhiều về việc bày

tỏ ý kiến cá nhân, khơng nhiều em có thể mạnh dạn bày tỏ quan điểm trước đông
người, chỉ khi được hỏi đến các em mới trả lời. Điều này cho thấy môi trường
chưa thực sự tạo điều kiện để các em đủ tự tin thể hiện bản thân.
Các hoạt động trong nhà trường cũng khá nhiều, khá bổ ích nhưng chưa
thực sự phong phú
Để kích thích sự tích cực, chủ động học tập thay vì ép buộc các em và để
các em đón nhận kiến thức một cách tốt nhất thì địi hỏi ở người giáo viên rất
nhiều yếu tố. Trước hết là năng lực sư phạm phải vững vàng, yêu nghề, mến trẻ,
khéo léo truyền tải tới các em. Sau đó phải thực sự thấu hiểu, có thể đặt mình vào
hồn cảnh của các em để lắng nghe những tâm sự, giãi bày, những điều khó khăn
các em gặp phải.
Để làm rõ hơn vấn đề này, tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát mức độ thể hiện
cảm xúc của các em học sinh tại lớp 2A và thu được kết quả như sau:
Bảng khảo sát kết quả khảo sát mức độ cảm thơng, chia sẻ của các học sinh
TIÊU CHÍ

Đạt

Trung bình

Chưa đạt

5/15


Học sinh chia sẻ cảm xúc với 7/30
gia đình
23%

17/30


6/30

57%

20%

Học sinh biết có thể chia sẻ 5/30
cảm xúc với thầy cơ
17%

20/30

5/30

66%

17%

Học sinh chia sẻ cảm xúc với 6/30
bạn bè
20%

20/30

4/30

66%

14%


Học sinh sẵn sàng bày tỏ quan 9/30
điểm cá nhân
30%

11/30

10/30

37%

33%

Học sinh có tinh thần tập thể 5/30
và hòa nhập tốt
17%

18/30

7/30

60%

23%

Kết quả của bảng khảo sát cho thấy hầu hết các em học sinh chưa mạnh dạn
chia sẻ cảm xúc cá nhân, chưa dám hịa mình với tập thể và cịn rụt rè trên rất
nhiều phương diện khác. Số liệu cho thấy có tới 7/30 em chưa hoà nhập với tập
thể. Điều này càng thơi thúc tơi nghiên cứu và tìm ra các phương pháp hồn thiện
sáng kiến kinh nghiệm của mình.

II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh lên ý tưởng, tự thiết kế “hộp thư cảm
xúc” trong quá trình xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
* Mục tiêu
Để có thể xây dựng được một lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì trước
hết giáo viên phải đóng vai trị của một người hướng dẫn, người chỉ đường và là
tấm gương sáng để các em noi theo học hỏi. Hình ảnh người giáo viên trong mắt
các em có tốt đẹp thì các em mới thoải mái dưới sự chỉ dạy của thầy cô. Bởi tuổi
của các em còn nhỏ, tâm lý chưa vững vàng, các em có thể học theo, làm theo
mơi trường bên ngồi, từ thầy cơ nhiều hơn nghe theo cha mẹ. Hình ảnh của người

6/15


giáo viên là yếu tố rất lớn quyết định sự thành công trong giao tiếp của các em
với môi trường giáo dục.
Muốn học sinh tích cực, trước hết các em phải u trường, u lớp của
mình, hịa đồng với bạn học. Và mỗi ngày đến trường, các em có thể cảm thấy
vui vẻ, tràn đầy năng lượng thì đó mới là lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
* Nội dung và cách thực hiện
Trong q trình dạy học, tơi nhận thấy rằng có rất nhiều em cảm thấy “mất”
năng lượng khi học tập các môn cơ bản, dường như các em chỉ dừng lại ở mức
tiếp nhận kiến thức thầy cơ dạy các em. Điều này có thể dẫn đến nhiều hệ quả,
các em không hiểu bài, không làm được bài tập trong quá trình học và dần dần
các em thu mình lại vì cảm thấy mình yếu kém hơn các bạn khác. Nhiều em có
thể thấy khơng nhận được sự quan tâm của giáo viên vì khi các em có thể làm
được bài thì giáo viên khơng gọi các em trả bài và ngược lại.
Một trong những nguyên nhân đó gây ra sự sợ sệt phải đi học, điều này có
thể xảy ra ở các em học sinh có tính hướng nội, khó khăn khi hịa nhập với môi
trường mới. Môi trường nhiều người lạ, những kiến thức cần phải học q sức

với các em lại vơ tình gây ra áp lực lớn làm các em không thể bày tỏ cảm xúc của
mình để ai biết, nhiều em cịn khơng muốn đi học. Tơi để ý thấy rằng khi tôi quan
tâm tới cảm xúc của các em nhiều hơn giúp các em cảm thấy nhận được sự yêu
thương từ tơi, ít cảm thấy lo lắng khi đến lớp. Chẳng hạn như việc tôi gọi tên một
học sinh và tương tác bằng mắt khi gọi em trả lời bài học bằng một tâm thế thoải
mái, và nhiều lần như vậy thì trở về sau em học sinh đó khá thoải mái khi tham
gia giờ học của tôi và khả năng tự tin tăng lên rất nhiều.
Để cải thiện sự hoà đồng, mạnh dạn chia sẻ và nâng cao năng lượng tập thể
của các em, tôi đã tổ chức hoạt động để các em tự lên ý tưởng và thiết kế hộp thư
cảm xúc cho chính mình. Điều đầu tiên, tơi muốn lớp học phải làm các em thoải
mái vì được học ở một khơng gian đẹp, an tồn và thân thiện.
Tôi thông báo tới các em rằng chúng ta sẽ có một buổi trang trí lớp học và
góc học tập chung của tất cả các em. Điều này gây ra hứng thú, tò mò cho các
em, nhất là học sinh của tơi lại ở độ tuổi thích tìm tịi, khám phá. Sau đó tơi chuẩn
bị dụng cụ trang trí đủ cho tất cả học sinh đều được trang trí và tham gia trang trí
lớp học. Để các em có ý thức, trách nhiệm và luôn ghi nhớ thực hiện tốt nhiệm
7/15


vụ của lớp học thì tơi để các em trang trí khẩu hiệu như “ Thi đua dạy tốt - Học
Tốt”, “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Lớp học thân thiện - học sinh tích cực”, “ Nói
lời hay, làm việc tốt”,... và giải thích để các em hiểu ý nghĩa của các khẩu hiệu
đó. Ngồi ra, tơi cịn hướng dẫn các em tự làm và trang trí “Hộp thư cảm xúc”
bằng bìa cát-tơng, là nơi để các em có thể tự do nói lên những cảm xúc và suy
nghĩ của bản thân.
Tôi chuẩn bị một số cây xanh để các em trang trí lớp học trở nên đẹp mắt
và thân thiện hơn, cũng giúp các em cảm thấy môi trường thoải mái. Tơi dành
một góc trong lớp để làm góc kỷ niệm, lúc này tơi phát cho các em giấy ghi chú
để các em ghi cảm nhận của mình khi cùng nhau trang trí lớp học, và cảm nhận
của mình khi học trong một mơi trường học tập như thế, cảm nhận về bạn bè và

thầy cơ. Sau đó thì các em sẽ cùng nhau dán giấy ghi lên góc kỷ niệm để các bạn
và thầy cơ cũng có thể đọc.
Sau khi tổ chức hoạt động trang trí lớp học với trọng tâm là tìm hiểu cảm
xúc của các em khi các em được tham gia trang trí lớp học, tơi nhận thấy rằng có
khá nhiều dấu hiệu tích cực, hầu hết các em đều hào hứng khi trang trí lớp học.
Các em được tương tác với nhau nhiều hơn trong lớp học, có thể ghi ra cảm nghĩ
của mình khi được thiết kế lớp học theo ý thích.
* Điểm mới
Việc làm này giúp giáo viên hiểu được tâm tư học sinh của mình, tạo điều
kiện để các em mạnh dạn chia sẻ cảm xúc cá nhân, nói lên những suy nghĩ của
mình về mơi trường học, bạn bè xung quanh và thầy cơ. Điều này cũng khuyến
khích các em tự hiểu rõ hơn về chính mình.
Biện pháp 2: Thực hiện mơ hình “Hộp thư cảm xúc” để học sinh chia
sẻ suy nghĩ và ý kiến của mình trong quá trình học tập và cuộc sống
* Mục tiêu
Mục tiêu của biện pháp này là khuyến khích các em hồ mình với mơi
trường học tập, tâm trạng thoải mái, tự tin hơn thể hiện chính mình, mạnh dạn
bày tỏ quan điểm cá nhân và những mong muốn của mình khi học tập hay trong
mối quan hệ với bạn bè, thầy cô. Điều này là tiền đề để các em thấu hiểu bản thân
tốt hơn và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Các em giỏi giang, học

8/15


9/15



×