Tải bản đầy đủ (.docx) (191 trang)

Chính sách xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 191 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ LÊ VINH

CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC SANG CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA CỘNG HỊA PHÁP
VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Nghệ An - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ LÊ VINH

CHÍNH SÁCH XOAY TRỤC SANG CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA CỘNG HỊA PHÁP
VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 9310201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Bùi Văn Dũng
2. PGS.TS. Đinh Trung Thành


Nghệ An - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu có gì sai
sót tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Nghệ An, 2022
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Lê Vinh


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và quý thầy cô
Trường Đại học Vinh, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Phòng Đào tạo
Sau đại học của Nhà trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án.
Tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn vơ cùng sâu sắc đến PGS.TS Bùi Văn
Dũng, PGS.TS Đinh Trung Thành đã ln tận tình hướng dẫn tơi trong
suốt q trình nghiên cứu và thực hiện Luận án.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp luôn là niềm động viên mạnh mẽ giúp tôi thực hiện Luận án.
Xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt


Nguyên nghĩa
ASEAN Defence Ministers' Meeting (Hội nghị Bộ trưởng

1

ADMM

2

ADMM+

3

ARF

4

APEC

5

ASEAN

6

CA-TBD

7

COVID-19


8

ĐHĐLHQ

cấp do chủng mới của vi-rút corona)
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

9

ĐNÁ
EAS

Đông Nam Á
East Asia Summit (Hội nghị Thượng đỉnh Đơng Á)

quốc phịng ASEAN)
ASEAN Defence Ministers' Meeting Plus (Hội nghị Bộ
trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng)
ASEAN Regional Forum (Diễn đàn Khu vực ASEAN)
Asia - Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác
kinh tế châu Á - Thái Bình Dương)
Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các
quốc gia Đơng Nam Á)
Châu Á - Thái Bình Dương
Coronavirus disease 2019 (Dịch bệnh viêm đường hô hấp

10 EU

European Union (Liên minh châu Âu)


11 EUR

Euro (Đồng tiền chung châu Âu)

12 FDI

Foreign direct investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

13 GDP

Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội)

14 LHQ

Liên Hợp Quốc
North Atlantic Treaty Organization (Tổ chức Hiệp ước

15 NATO
16 Nxb

Bắc Đại Tây Dương)
Nhà xuất bản

17 ODA

Official development assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)

18 QHQT


Quan hệ quốc tế

19 USD

United States Dollar (Đô la Mỹ)


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Các bảng
Bảng 3.1. Gia tăng chi tiêu quân sự của Trung Quốc và các nước Đông
Nam Á (2002 - 2012)............................................................................................81
Bảng 3.2. Số liệu về nhập khẩu vũ khí của các quốc gia và vùng lãnh thổ
khu vực CA-TBD (2014 - 2018)...........................................................................81
Bảng 3.3. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Pháp (2011 - 2019)......................91
Các hình
Hình 3.1. Trao đổi thương mại Pháp - Ấn Độ (2010 - 2019)...............................69
Hình 3.2. Trao đổi thương mại Pháp - ASEAN (2010-2019)...............................73
Hình 3.3. Lộ trình nhóm tàu chiến Pháp triển khai trong chiến dịch
Jeanne d’Arc 2021................................................................................................76
Hình 3.4. Các đối tác chính nhập khẩu vũ khí của Pháp tại châu Á - Thái
Bình Dương (2008 - 2017)....................................................................................82
Hình 3.5. Phân bổ nguồn vốn của Cơ quan phát triển Pháp.................................86
Hình 3.6. Xuất khẩu và nhập khẩu với các đối tác thương mại chính của
Pháp (chiếm % trong kim ngạch thương mại của Pháp).......................................87
Hình 3.7. Điểm CPI của Việt Nam qua các năm..................................................95


MỤC LỤC
A
MỞ ĐẦU

B
NỘI DUNG
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1
Các nghiên cứu liên quan cơng bố trong và ngồi nước
1.2
Một số nhận xét đối với các cơng trình nghiên cứu về các
vấn đề có liên quan đến đề tài
1.3
Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Chương 2 Một số vấn đề lý luận về chính sách xoay trục sang châu
Á - Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp
2.1
Khái niệm chính sách đối ngoại và chính sách xoay trục
sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp
2.2
Mục tiêu và nội dung chính sách xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp
2.3
Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách xoay trục sang
châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp
Chương 3 Thực tiễn triển khai chính sách xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp và tác động đối với
Việt Nam
3.1
Triển khai chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình
Dương của Cộng hịa Pháp từ năm 2012 đến nay
3.2
Đánh giá thực tiễn triển khai chính sách xoay trục sang châu
Á - Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp
3.3
Tác động của chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình

Dương của Cộng hịa Pháp đối với Việt Nam
Chương 4 Dự báo chiều hướng phát triển chính sách xoay trục
sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp và
khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam
4.1
Dự báo chiều hướng phát triển chính sách xoay trục sang
châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp
4.2
Khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam
trong bối cảnh Cộng hòa Pháp xoay trục sang châu Á - Thái
Bình Dương
C
KẾT LUẬN
D
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
E
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
F
PHỤ LỤC

Trang
1
10
10
10
30
31
33
33
40

48
66
66
78
90
106
106
113
141
144
145
155


1
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong một phần tư thế kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới đã
diễn ra hàng loạt biến động trong cục diện địa - chiến lược tồn cầu, an ninh,
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... Trật tự thế giới phát triển nhanh chóng theo
hướng đa cực. Tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải
qua thời kỳ quá độ từ trật tự cũ để tiến tới một trật tự mới.
Quá trình hình thành trật tự thế giới trong hệ thống quan hệ quốc tế
(QHQT) từ thời cận đại đến nay đã và đang chứng kiến ba cuộc chuyển giao
quyền lực lớn. Các cuộc chuyển giao quyền lực này thay đổi cơ bản đời sống
quốc tế trên mọi mặt, từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa, xã hội. Thứ
nhất là sự trỗi dậy của châu Âu từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII dưới tác
động của cách mạng công nghiệp. Ở thời kì này, châu Âu là trung tâm quyền
lực của thế giới. Thứ hai là sự trỗi dậy của Mỹ từ những năm cuối thế kỷ
XIX, nhất là sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), biến Mỹ trở thành siêu

cường chi phối trật tự quốc tế cho tới cuối thế kỷ XX. Thứ ba là sự chuyển
dịch trọng tâm quyền lực từ phương Tây sang phương Đông và phương Bắc
xuống phương Nam khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI, dẫn tới những thay
đổi về tương quan lực lượng giữa các nước lớn trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương (CA-TBD), đẩy cục diện thế giới theo hướng đa cực, đa trung
tâm. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị và học giả nổi tiếng trên thế giới đã khẳng
định thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh như
vậy, hầu hết các chủ thể QHQT, nhất là những nước lớn đều có sự điều chỉnh
chiến lược nhằm tranh giành ảnh hưởng, khẳng định vị thế của mình tại khu
vực này. Sự can dự ngày càng mạnh mẽ của Mỹ, sự lớn mạnh của Trung
Quốc và sự dính líu ngày càng sâu vào các vấn đề khu vực của các cường
quốc trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến việc hình thành cục diện mới cho


2
khu vực CA-TBD.
Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực địa lý rộng lớn, chiếm
46% diện tích tồn cầu gồm các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á,
các quốc gia thuộc châu Đại Dương và các vùng biển cận kề các quốc gia
này thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương. Khu vực này là huyết mạch
thương mại toàn cầu do tập trung nhiều tuyến đường giao thông biển quan
trọng bậc nhất thế giới [3, tr.105-107]. Tuy nhiên trong một thời gian dài sau
Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đây lại là
khu vực ít được Cộng hịa Pháp chú ý. Trong giai đoạn đó, Cộng hịa Pháp
tập trung xây dựng châu Âu, hướng tới các nước láng giềng và coi khu vực
châu Phi là ưu tiên về đối ngoại.
Cộng hịa Pháp là một cường quốc có ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, qn
sự, chính trị mạnh mẽ ở châu Âu và trên toàn thế giới. Quốc gia này là một
trong năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc,
cường quốc hạt nhân, “đầu tàu” của Liên minh châu Âu (EU), đứng đầu Cộng

đồng Pháp ngữ và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng.
Trong bối cảnh CA-TBD ngày càng trở thành trung tâm và động lực tăng
trưởng của kinh tế toàn cầu, các cường quốc trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, đều
đã “xoay trục” sang khu vực này, thì Cộng hòa Pháp cũng xác định chiến
lược đối ngoại là khơng thể đứng ngồi CA-TBD. Chính sách xoay trục sang
CA-TBD của Cộng hòa Pháp thể hiện mong muốn của cường quốc hàng đầu
châu Âu trong việc xích lại gần hơn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một
khu vực có tiềm năng rất lớn về kinh tế. Chính sách xoay trục sang CA-TBD
của Cộng hòa Pháp từ năm 2012 di thi Tng thng Franỗois Hollande n
nay nhm khng nh vị thế một cường quốc Thái Bình Dương trong bối cảnh
mơi trường địa - chính trị khu vực CA-TBD nhiều biến động.
Nhìn lại gần 50 năm quan hệ chính thức Việt Nam - Pháp (1973 - 2022),
có thể thấy đây là mối quan hệ có khởi nguồn, hình thành và phát triển trong
điều kiện đặc biệt. Ngay sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập


3
lại hịa bình tại Việt Nam được ký năm 1973, Cộng hòa Pháp đã thiết lập quan
hệ ngoại giao với Việt Nam. Trong thời kỳ Việt Nam bị bao vây cấm vận,
Cộng hòa Pháp là nước phương Tây duy nhất duy trì quan hệ hợp tác văn hố,
khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo với Việt Nam. Khi công cuộc đổi mới,
hội nhập quốc tế của Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng, quan hệ
Việt Nam - Pháp vượt qua khuôn khổ song phương để dựa vào quan hệ giữa
EU với Việt Nam sau khi Việt Nam thiết lập quan hệ chính thức với EU năm
1990 và ký Hiệp định khung hợp tác năm 1995. Việc hai nước thiết lập quan hệ
Đối tác chiến lược năm 2013 không chỉ phản ánh một mối quan hệ bền chặt
được thiết lập và củng cố trong nhiều thập kỷ trước đó, mà cịn thể hiện mong
muốn và quyết tâm của hai bên đưa quan hệ song phương phát triển vượt bậc
hơn, sâu rộng hơn với một tầm nhìn lâu dài, vững chắc.
Với Cộng hòa Pháp, Việt Nam rõ ràng không phải là một đối tác bị xếp

ở hàng thứ hai trong khu vực. Không chỉ bởi Việt Nam và Cộng hịa Pháp có
các liên hệ lịch sử như đã phân tích lúc đầu, mà cịn bởi vì vai trò mà Việt
Nam đang nắm giữ trong khu vực. Việt Nam là một đối tác đặc biệt quan
trọng với Cộng hòa Pháp trong khu vực và trong những năm tới còn hứa hẹn
còn nhiều hợp tác tiến triển mạnh mẽ hơn, vì ASEAN và EU khá tương đồng
về quy mơ, dân số và sẽ sớm tương đồng cả về trọng lượng kinh tế trong
tương lai không xa. Sau khi xảy ra sự kiện Brexit, mối quan hệ với Cộng hòa
Pháp cũng trở nên cần thiết hơn với khu vực châu Á nói chung và Việt Nam
nói riêng, vì quốc gia này là một trong hai đầu tàu của châu Âu, cùng với
Đức. Nước Pháp cũng có một mức độ đáng tin cậy nhất định trong các vấn đề
an ninh, khi đang thực hiện các chiến dịch quân sự chống khủng bố (tại châu
Phi), bảo vệ hồ bình cũng như trong việc hợp tác quốc phịng tại khu vực
Đơng Nam Á. Trên khía cạnh này, Việt Nam là cửa ngõ quan trọng để Cộng
hòa Pháp tiến vào khu vực và tham gia các thiết chế của khu vực như
ASEAN+3, ASEAN+6…, tức là các sân chơi mà cho đến nay Cộng hòa Pháp
vẫn chưa hiện diện.


4
Vì thế, quan hệ Việt Nam - Pháp trong tương lai sẽ chỉ có thể sâu sắc
hơn, từ khía cạnh chiến lược tổng thể đến lợi ích cụ thể về kinh tế. Cần thấy
rằng đây vẫn là mắt xích yếu của Cộng hòa Pháp trong quan hệ với Việt Nam.
Hai nước Việt Nam và Cộng hịa Pháp đã có các hợp tác phi tập trung rất đa
dạng nhưng quan hệ tổng thể về kinh tế chưa xứng tầm với quan hệ lịch sử và
chính trị hiện có. Hai nước cần tiếp tục làm sâu sắc thêm quan điểm chung về
các vấn đề chiến lược, về cách thức tìm kiếm một sự cân bằng mới trong quan
hệ quốc tế.
Những biến động to lớn của thế giới trong những năm qua đã được
Đảng ta nhận định, đánh giá sâu sắc, súc tích, đầy đủ. Thế giới đang trong
thời kỳ chuyển đổi với nhiều yếu tố khó lường, ảnh hưởng đến Việt Nam theo

các hướng thuận/nghịch khác nhau một cách phức tạp. Trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt
nguyên tắc nền tảng, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ
được khẳng định trong Chỉ thị 32-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 18/02/2019
về tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng trong tình hình
mới; Nghị quyết đại hội XIII, cần không ngừng theo dõi, quan sát, đánh giá
và dự báo sát với tình hình thực tế, chỉ rõ những cơ hội và thách thức đối
ngoại của đất nước. Từ đó, hoạch định chủ trương và chính sách cụ thể để bảo
đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục
tiêu chiến lược mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Với những ý nghĩa lý luận
và thực tiễn như vậy, việc nghiên cứu chính sách xoay trục sang CA-TBD của
Cộng hòa Pháp, đánh giá tác động từ đó khuyến nghị chính sách đối ngoại
cho Việt Nam là vấn đề vơ cùng cấp thiết nhưng chưa có cơng trình nào
nghiên cứu tồn diện và chun sâu. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Chính
sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp và
khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam” làm luận án tiến sĩ
chuyên ngành Chính trị học.


5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hịa Pháp,
đánh giá thực tiễn chính sách và tác động của chính sách đối với Việt Nam,
trên cơ sở đó luận án dự báo chiều hướng phát triển chính sách xoay trục sang
CA-TBD của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của
Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, tổng quan kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học
trong nước và nước ngồi có liên quan đến đề tài, đánh giá những kết quả các

cơng trình đã đạt được, chỉ ra khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai, làm rõ mục tiêu, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến chính
sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp.
Thứ ba, đánh giá thực tiễn triển khai chính sách xoay trục sang CA-TBD
của Cộng hòa Pháp từ năm 2012 đến nay và tác động của chính sách đối với
Việt Nam.
Thứ tư, dự báo chiều hướng phát triển chính sách xoay trục sang CATBD của Cộng hòa Pháp, đề xuất hệ thống quan điểm và khuyến nghị đối với
chính sách đối ngoại với Việt Nam trong bối cảnh Cộng hòa Pháp xoay trục
sang CA-TBD.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hịa Pháp và khuyến
nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung
Nghiên cứu nội dung chính sách, việc triển khai chính sách với một số
đối tác chính, những tác động của chính sách, chiều hướng phát triển chính


6
sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp và khuyến nghị đối với chính
sách đối ngoại của Việt Nam.
3.2.2. Về khơng gian
Khu vực CA-TBD xét về địa chính trị rất rộng. Phạm vi nghiên cứu tập
trung chủ yếu vào các đối tác lớn của Cộng hòa Pháp bao gồm Trung Quốc,
Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
3.2.3. Về thời gian
Nghiên cứu chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp và
tác động đối với Việt Nam từ năm 2012 đến nay. Năm 2012 là thi im bt
u nhim k ca Tng thng Franỗois Hollande và cũng mốc thời gian đánh

dấu việc áp dụng chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; Quan điểm, đường lối đối ngoại của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm:
- Phương pháp thu thập, phân loại và nghiên cứu tài liệu: Đề tài sử
dụng phương pháp để tiến hành việc lựa chọn, phân loại tài liệu thứ cấp theo
nhu cầu nghiên cứu như: các tài liệu về nội dung và q trình triển khai chính
sách đối ngoại của Cộng hịa Pháp; các văn bản chính thức được cơng bố bởi
Chính phủ Pháp, Đảng và Nhà nước Việt Nam; sách, báo, đề tài nghiên cứu
khoa học, luận án tiến sĩ, diễn văn của các nguyên thủ quốc gia, hồi ký, bài
phỏng vấn, các trang mạng internet.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê: Phương pháp này được
sử dụng để phân tích nội dung và đánh giá thực tiễn chính sách xoay trục sang
CA-TBD của Cộng hịa Pháp.


7
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm chỉ ra những điểm
tương đồng và khác biệt trong chính sách đối ngoại qua các nhiệm kỳ Tổng
thống; So sánh mức độ ưu tiên giữa các đối tác khác nhau trong thực tiễn triển
khai chính sách đối ngoại của Cộng hịa Pháp.
- Phương pháp định lượng: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở
chương 3. Thông qua việc thu thập các số liệu, thiết lập các bảng biểu, biểu
đồ để củng cố độ tin cậy và phản ánh dễ dàng, rõ nét hơn các đánh giá về thực
tiễn triển khai chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hịa Pháp trên
phương diện kinh tế.
- Phương pháp lịch sử - logic: Phương pháp này nhằm nghiên cứu bối

cảnh lịch sử cụ thể hình thành, phát triển chính sách xoay trục sang CA-TBD
của Cộng hịa Pháp; Phát hiện những vấn đề có tính quy luật phổ biến lẫn đặc
thù, sự phong phú, đa dạng và khuynh hướng trong chính sách xoay trục của
Cộng hòa Pháp.
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Sử dụng lý thuyết phương pháp hệ
thống - cấu trúc để nhìn nhận, đánh giá chính sách xoay trục sang CA-TBD
trong tổng thể chính sách đối ngoại của Cộng hịa Pháp; Gắn lý luận với thực
tiễn để khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ
Việt Nam - Pháp và trong QHQT nói chung.
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Về mặt lý luận
Đây là cơng trình nghiên cứu có hệ thống chính sách xoay trục sang CATBD của Cộng hịa Pháp. Đóng góp về mặt lý luận của luận án chủ yếu đến từ
việc hệ thống hóa quan niệm về chính sách xoay trục, làm rõ mục tiêu, nội
dung và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách xoay trục sang CA-TBD của
Cộng hịa Pháp.
5.2. Về mặt thực tiễn
- Luận án phân tích thực tiễn chính sách xoay trục sang CA-TBD của


8
Cộng hịa Pháp. Qua đó, Việt Nam và các nước khác trên thế giới cũng có thể
tìm thấy những bài học kinh nghiệm về triển khai chính sách đối ngoại trong
bối cảnh thế giới biến động không ngừng như hiện nay.
- Luận án đánh giá những tác động của chính sách xoay trục sang CATBD của Cộng hòa Pháp đối với Việt Nam.
- Luận án dự báo chiều hướng phát triển chính sách xoay trục sang CATBD của Cộng hịa Pháp trong bối cảnh QHQT có nhiều thay đổi.
- Luận án đề xuất được hệ thống quan điểm và khuyến nghị đối với
chính sách đối ngoại của Việt Nam trên hai bình diện song phương (trong
quan hệ với Cộng hịa Pháp) và đa phương (quan hệ với Cộng hòa Pháp trong
các cơ chế đa phương và quan hệ với các chủ thể QHQT khác), góp phần hiện
thực hóa đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tinh thần

Nghị quyết Đại hội XIII.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được thực hiện xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Những cơng trình nghiên cứu về chính sách xoay trục sang CATBD của Cộng hòa Pháp?
- Nguyên nhân Cộng hịa Pháp xoay trục sang CA-TBD? Mục tiêu, nội
dung chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hòa Pháp?
- Thực tiễn chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hịa Pháp và
những tác động của chính sách này đối với Việt Nam?
- Chiều hướng phát triển chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng
hòa Pháp? Quan điểm và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của Việt
Nam trong bối cảnh Cộng hòa Pháp xoay trục sang CA-TBD?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hịa Pháp đã có những


9
tác động đến khu vực và Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần có những đối sách
để thúc đẩy tiến trình hội nhập, phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ Tổ quốc.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và phụ lục, luận án được kết cấu
thành 4 chương và 11 tiết.


10
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu liên quan cơng bố trong và ngồi nước
1.1.1. Các nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Cộng hịa Pháp

1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Chính sách đối ngoại của Cộng hòa Pháp được rất nhiều các học giả
trên thế giới quan tâm nghiên cứu, phân tích dưới nhiều góc độ, khía cạnh
khác nhau. Đã có nhiều cơng trình được cơng bố, tiêu biểu có thể kể đến các
sách như sau:
Alain Juppé và Louis Schweitzer (đồng chủ biên), Livre blanc sur la
politique étrangère et européenne de la France 2008 - 2020 (Sách trắng về
chính sách đối ngoại và châu Âu của Pháp giai đoạn 2008 - 2020), 2008 [66]
xác định nhiệm vụ đối ngoại của Cộng hòa Pháp trong bối cảnh thế giới và
châu Âu có nhiều biến động; trình bày việc tái cơ cấu Bộ Ngoại giao và châu
Âu để thực hiện các nhiệm vụ này. Nghiên cứu này tiếp cận trực tiếp và cụ
thể vào thể chế chính trị của Cộng hịa Pháp, chỉ ra được một số vấn đề tồn tại
cũng như bước đầu đặt ra vấn đề phải cải tổ cơ quan đối ngoại của Cộng hịa
Pháp, tuy nhiên nó chỉ có giá trị tham khảo trên góc độ chủ thể chính sách.
Cuốn La puissance ou l’influence?: La France dans le monde depuis
1958 (Sức mạnh hay ảnh hưởng?: Nước Pháp trên thế giới từ năm 1958) của
Maurice Vaïsse, 2009 [75] giải đáp cho câu hỏi “Vị thế nào cho nước Pháp
trong thế giới hiện nay?” thông qua việc nghiên cứu các khu vực trọng yếu và
đối tác ngoại giao chính của Cộng hịa Pháp. Trong cơng trình này, tác giả đã
cung cấp một cái nhìn hệ thống về chính sách đối ngoại Pháp trong suốt 50
năm từ sau khi nền Cộng hòa thứ V ra đời. Đề cập đến quan hệ với hai nước
lớn vốn là ưu tiên truyền thống về đối ngoại của Cộng hòa Pháp, tác giả


11
khẳng định quan hệ với Mỹ là nền móng trong hệ thống đồng minh của Cộng
hòa Pháp còn quan hệ với Nga luôn tồn tại trong tư duy về an ninh châu Âu
của Cộng hòa Pháp và EU. Đối với các khu vực châu Phi, châu Mỹ Latinh và
châu Á, tác giả đề cập khái quát những biện pháp để gây ảnh hưởng thông qua
các công cụ ngoại giao đa phương và ngoại giao văn hóa. Đây là một trong

những cơng trình có giá trị tham khảo cao về chính sách đối ngoại của Cộng
hịa Pháp, tuy nhiên, tính thời sự của nghiên cứu còn hạn chế.
Frédéric Charillon, La politique étrangère de la France (Chính sách đối
ngoại của Pháp), 2011 [60] trình bày chính sách đối ngoại của Cộng hịa Pháp
trong hơn 50 năm qua, đi từ phân tích di sản đối ngoại dưới thời De Gaulle
đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của Cộng hịa Pháp trước những
biến động địa chính trị, sự rạn nứt trong QHQT và sự xuất hiện của những
chủ thể QHQT mới. Tác giả cũng phân tích việc thực thi chính sách đối ngoại
của Cộng hòa Pháp từ năm 2007 với các nét nổi bật qua từng nhiệm kỳ Tổng
thống trong nền Cộng hòa thứ V. Phụ lục rất phong phú, bao gồm các bài phát
biểu và tuyên bố chính sách đối ngoại của các Tổng thống Cộng hịa Pháp. Vì
tập trung phác thảo chính sách qua từng thời kỳ Tổng thống dẫn đến nghiên
cứu thiếu cái nhìn tổng thể và chưa làm rõ được những nguyên tắc chỉ đạo
xuyên suốt về đối ngoại của Cộng hòa Pháp.
Cuốn Le monde selon Sarkozy (Thế giới dưới góc nhìn của Sarkozy)
của Pascal Boniface, 2012 [50] giải mã chính sách đối ngoại được thực hiện
bởi Tổng thống Nicolas Sarkozy và ý nghĩa của nó trong năm năm. Nhiệm kỳ
của Nicolas Sarkozy được đánh dấu bằng những biến động ở các nước Ả Rập,
cuộc khủng hoảng thể chế ở châu Âu, sự suy yếu của Mỹ và sự trỗi dậy của
các nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ. Trên hết, trong nỗ lực kiểm sốt
tình hình, Sarkozy thường ưu tiên sự cân bằng quyền lực. Ở cuối cuốn sách,
tác giả lập bảng so sánh chính sách ngoại giao của Cộng hòa Pháp qua các thời
kỳ; khẳng định các vấn đề về chiến lược, địa chính trị và vị trí của Cộng


12
hòa Pháp trên thế giới sẽ vẫn là những nhân tố chính tác động đến hoạch định
chính sách đối ngoại của Cộng hịa Pháp. Cơng trình tập trung nghiên cứu
chính sách đối ngoại của Cộng hòa Pháp dưới thời kỳ Tổng thống Nicolas
Sarkozy nên giá trị tham khảo bị giới hạn trong một giai đoạn lịch sử nhất

định và mang đậm phong cách cá nhân của người lãnh đạo.
Tác giả Michel Foucher (chủ biên), Atlas de l'influence de la France au
XXIe siècle (Bản đồ ảnh hưởng của Pháp trong thế kỉ XXI), 2013 [62] trình
bày tầm ảnh hưởng của Cộng hòa Pháp trên thế giới. Trong các lĩnh vực đa
dạng như nhân đạo, luật pháp quốc tế, khảo cổ học, luật dân sự, nghệ thuật
sống, văn hóa hay sản phẩm xa xỉ, Cộng hịa Pháp đã gây ảnh hưởng khơng
thể phủ nhận trên thế giới trong nhiều thập kỷ. Ảnh hưởng này là một công cụ
quyền lực, nếu được sử dụng một cách khơn ngoan, sẽ rất có lợi cho Cộng
hịa Pháp cả về mặt hình ảnh theo quan điểm kinh tế và chiến lược, là một lợi
thế so sánh với các cường quốc khác. Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng
thể về tầm ảnh hưởng của Cộng hịa Pháp trên thế giới tuy nhiên dàn trải
nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực nên giá trị tham khảo chuyên sâu về đối ngoại
còn hạn chế.
Tài liệu do Jean-Paul Chagnollaud (chủ biờn), La politique franỗaise au
Moyen-Orient (Chớnh sỏch ca Phỏp Trung Đơng), 2016 [59] tập hợp các
bài viết phân tích chính sách của Cộng hịa Pháp đối với khu vực Trung Đông
và các bài phỏng vấn với đô đốc Édouard Guillaud - Tham mưu trưởng Liên
quân Pháp về việc thực thi chính sách ở khu vực này. Nhóm tác giả cũng
khẳng định việc thực hiện chính sách đối ngoại phải đối diện với rất nhiều
thách thức, đặc biệt tại một khu vực phức tạp như Trung Đông. Thông qua
nghiên cứu này, các tác giả đã chứng minh Trung Đông là đối tượng được coi
trọng trong chính sách đối ngoại của Cộng hịa Pháp dựa trên hai lập luận
chính: yếu tố lịch sử đến từ các quốc gia nằm trong hệ thống thuộc địa cũ của
Cộng hịa Pháp; yếu tố chính sách đến từ vị trí địa chiến lược của khu vực.


13
Tuy nhiên, các tác giả đã khơng đặt chính sách Trung Đơng trong tổng thể
chính sách đối ngoại của Cộng hòa Pháp để chỉ ra thứ tự ưu tiên giữa các đối
tượng chính.

Frédéric Bozo, La politique étrangère de la France depuis 1945 (Chính
sách đối ngoại Pháp từ năm 1945), 2019 [51] trình bày chính sách đối ngoại
của Cộng hịa Pháp từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tác giả nhận định
nước Pháp giai đoạn này mặc dù là một cường quốc tầm trung nhưng vẫn
khao khát một tầm vóc lớn hơn trên trường quốc tế. Từ thời kỳ hậu chiến đến
những năm đầu tiên trong nhiệm kỳ năm năm của Tổng thống Emmanuel
Macron, Cộng hịa Pháp xây dựng chính sách đối ngoại đầy tham vọng với
những vấn đề cốt lõi như cuộc tìm kiếm sự vĩ đại, xây dựng châu Âu và tìm
kiếm một trật tự thế giới mới. Nghiên cứu này đánh giá Cộng hịa Pháp có thể
trở nên năng động hơn trong việc khẳng định tầm vóc trên trường quốc tế
nhưng chưa đánh giá được thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại thực sự có
vai trị như thế nào trong nhiệm vụ đó.
Tài liệu với tựa đề Pour l'autonomie stratégique de la France (Tự chủ
chiến lược của Pháp) của Viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia, 2018 [76]
tập hợp những bài viết được trình bày trong diễn đàn thường niên của Viện.
Cơng trình được kết cấu thành ba phần: những nhân tố trước hết tạo ra sự tự
chủ chiến lược của Cộng hòa Pháp, từ năng lực quân sự đến khả năng ảnh
hưởng, bao gồm ngoại giao hải quân, quan hệ với châu Âu và Tổ chức Hiệp
ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vai trò trong Liên Hợp Quốc (LHQ); các
yếu tố tạo nên sức mạnh cứng và sức mạnh mềm của Cộng hòa Pháp, trong đó
nhấn mạnh đến vai trị của cơng nghệ cao như động cơ siêu thanh, máy bay
không người lái và rôbốt, hệ thống phịng thủ mạng, sinh kỹ thuật, trí tuệ nhân
tạo; thiết lập mơ hình tự chủ chiến lược với các tiêu chí đo lường, đề xuất các
giải pháp để Cộng hòa Pháp tăng cường sự tự chủ chiến lược trong thời gian
tới. Phần phụ lục là các thống kê về hợp đồng bn bán vũ khí của Cộng hịa



×