Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập nguyên lý kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.47 KB, 75 trang )

HỆ THỐNG
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

1


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KẾ TOÁN
A. TRẮC NGHIỆM:
1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kế tốn:
a. Kế tốn là việc ghi chép số liệu.
b. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra số liệu.
c. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế, tài
chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
d. Các câu trên đều sai
2. Kế tốn cung cấp thơng tin cho các đối tượng nào sau đây:
a. Các cơ quan quản lý của Nhà nước.
b. Các nhà quản trị doanh nghiệp.
c. Các nhà đầu tư, các chủ nợ.
d. Tất cả các đối tượng trên.
3. Đối tượng nghiên cứu của kế toán gồm:
a. Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
b. Tài sản và nguồn vốn
c. Tài sản, nguồn vốn và sự vận động của tài sản.
d. Không phải các câu trên.
4. Phải thu khách hàng thuộc đối tượng kế toán nào sau đây:
a. Tài sản

c. Vốn chủ sở hữu


b. Nợ phải trả

d. Chi phí

5. Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm:
a. Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
b. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
c. Doanh thu và chi phí
d. Các câu trên đều sai
6. Một khoản phải trả người lao động thuộc:
a. Vốn chủ sở hữu

c. Nợ phải trả

b. Tài sản ngắn hạn

d. Các câu trên đều sai.

7. Yêu cầu nào sau đây của kế tốn địi hỏi phải phản ánh trung thực hiện trạng,
bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế:
a. Kịp thời

c. Trung thực

b. Dễ hiểu

d. Đầy đủ
2



8. Tổng tài sản của doanh nghiệp được xác định bằng:
a. Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
b. Nguồn vốn + Vốn chủ sở hữu
c. Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
d. Câu a hoặc c.
9. Cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán tại Việt Nam là:
a. Chính phủ

c. Tổng Cục thuế

b. Bộ Tài chính

d. Các câu trên đều sai

10. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán là:
a. Đơn vị tiền tệ

c. Đơn vị thời gian lao động

b. Đơn vị hiện vật

d. Tất cả các câu trên.

11. Văn bản pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật kế toán tại Việt Nam là:
a. Luật kế toán

c. Chuẩn mực kế toán

b. Chế độ kế toán


d. Các câu trên đều sai

12. Đối tượng kế toán nào sau đây khơng phải là tài sản:
a. Hàng hóa

.

b. Phải trả người bán.

c. Phải thu khách hàng.
d. Tạm ứng.

13. Nguyên tắc kế tốn nào sau đây khơng cho phép kế tốn cơng bố nợ phải trả
thấp hơn thực tế:
a. Giá gốc.

c. Trọng yếu

b. Thận trọng

d. Phù hợp

14. Tại Việt Nam, Bộ Tài chính ban hành:
a. Luật kế tốn

c. Chế độ kế toán doanh nghiệp

b. Chuẩn mực kế toán

d. Câu b và c.


15. Nguyên tắc kế toán nào sau đây cho phép trong thực hành kế tốn có thể mắc
phải những sai sót nhỏ, khơng ảnh hưởng đến bản chất của báo cáo tài chính:
a. Cơ sở dồn tích.

c. Trọng yếu.

b. Thận trọng.

d. Giá gốc.

16. Điều nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thận trọng:
a. Phải cẩn thận trong việc ghi chép, tính tốn số liệu.
b. Khơng cơng bố giá trị tài sản lớn hơn thực tế.
c. Không công bố nợ phải trả nhỏ hơn thực tế
d. Câu b và c.
3


17. Đối tượng kế toán nào sau đây thuộc vốn chủ sở hữu:
a. Tiền gửi ngân hàng

c. Lợi nhuận chưa phân phối

b. Tạm ứng

d. Thuế phải nộp Nhà nước

18. Phải trả cho người bán là đối tượng kế toán nào sau đây:
a. Tài sản


c. Vốn chủ sở hữu

b. Nợ phải trả

d. Chi phí

19. Những văn bản pháp lý nào sau đây chi phối cơng tác kế tốn của một đơn
vị:
a. Luật kế toán

c. Chuẩn mực kế toán

b. Chế độ kế toán

d. Tất cả các câu trên

20. Đối tượng sử dụng thơng tin của kế tốn quản trị là:
a. Các nhà quản trị của doanh nghiệp

c. Các nhà đầu tư

b. Các cơ quan quản lý nhà nước.

d. Tất cả các đối tượng trên.

B. BÀI TẬP:
Bài 1.1: Phân loại các đối tượng kế toán trong bảng dưới đây theo các loại: Tài sản,
nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (VCSH)
Các đối tượng kế tốn


Tài sản

1- Tài sản cố định hữu hình
2- Phải trả người bán
3- Công cụ, dụng cụ
4- Tiền mặt
5- Vay
6- Tiền gửi ngân hàng
7- Phải trả, phải nộp khác
8- Phải thu khách hàng
9- Sản phẩm dở dang
10- Lợi nhuận chưa phân phối
11- Thuế phải nộp cho Nhà nước
12- Phải trả người lao động
4

Nợ phải trả

VCSH


13- Tạm ứng cho nhân viên
14- Tiền ký quỹ ngắn hạn
15- Khoản tiền ký quỹ đã nhận
16- Tiền cho vay
17- Nguyên vật liệu

Bài 1.2: Một doanh nghiệp có các tài liệu sau:
Các khoản mục tài sản và nguồn vốn


Số tiền (1.000đ)

1- Nhà xưởng

500.000

2- Nguyên vật liệu

215.000

3- Thuế phải nộp cho Nhà nước

30.000

4- Phải thu của khách hang

50.000

5- Tiền mặt

50.000

6- Thiết bị văn phòng

50.000

7- Bàn ghế làm việc tại văn phòng

15.000


8- Lợi nhuận chưa phân phối

80.000

9- Vay

200.000

10- Phương tiện vận tải

20.000

11- Tiền gửi tại ngân hàng

90.000

12- Phải trả người bán

100.000

13- Tạm ứng cho nhân viên

5.000

14- Máy móc thiết bị

600.000

15- Phải trả người lao động


10.000

16- Chi phí sản xuất dở dang

15.000

17- Cơng cụ dụng cụ

10.000

18- Thành phẩm

50.000

19- Quỹ đầu tư phát triển

10.000
5


20- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

1.240.000

Yêu cầu: Phân biệt các khoản mục tài sản, nguồn vốn. Tính tổng tài sản, tổng
nguồn vốn.
Bài 1.3: Cơng ty NAH có tình hình tài sản và nguồn vốn tại ngày 31/12/201x như sau
(Đơn vị tính: triệu đồng):
Vốn đầu tư của chủ sở hữu


3.600

Vay ngân hàng

550

Quỹ đầu tư phát triển

300

Tài sản cố định hữu hình

3.300

Nguyên vật liệu

600

Tiền mặt

200

Tiền gửi ngân hàng

375

Phải thu khách hàng

350


Phải trả khác

150

Công cụ dụng cụ

100

Phải trả người bán

250

Tạm ứng cho nhân viên

25

Sản phẩm dở dang

500

Lợi nhuận chưa phân phối

150

Phải trả người lao động

450

Yêu cầu:

1. Phân loại tài sản và nguồn vốn của cơng ty NAH.
2. Tính các chỉ tiêu sau: Tổng tài sản, tổng nguồn vốn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu.
Bài 1.4: Số liệu về tài sản và nguồn vốn của công ty NXT vào đầu năm 201x như sau
(đơn vị tính: triệu đồng):
Vốn đầu tư của chủ sở hữu

900

Nguồn vốn đầu tư xây dựng

50

Nhà xưởng

90

Phải thu khác

10

Tiền nộp ký quỹ

22

Thiết bị văn phòng

100

Lợi nhuận chưa phân phối


15

Tiền mặt

13

Thuế phải nộp Nhà nước

18
6


Máy móc

500

Nguyên vật liệu

100

Tạm ứng cho nhân viên

1

Tiền gửi ngân hàng

100

Văn phịng làm việc


90

Cơng cụ dụng cụ

20

Phải trả người lao động

6

Vay ngân hàng

80

Hàng hóa tồn kho

20

Thành phẩm tồn kho

20

Phải trả khác

5

Quỹ đầu tư phát triển

30


Phải trả người bán

10

Phải thu khách hàng

15

Sản phẩm dở dang

15

Quỹ khen thưởng, phúc lợi

2

Yêu cầu:
1. Phân loại tài sản và nguồn vốn của công ty NAH.
2. Xác định: Tổng tài sản, Nợ phải trà và Vốn chủ sở hữu.
Bài 1.5: Công ty XYZ được thành lập với sự tham gia góp vốn của 3 thành viên X, Y
và Z. Tại thời điểm bắt đầu hoạt động các thành viên góp vốn như sau (đơn vị tính:
triệu đồng):
1. Thành viên X:
- Hàng hóa:

100

- Nguyên vật liệu:

250


- Tiền mặt:

120

- Máy photocopy:

50

2. Thành viên Y:
- Tiền mặt:

100

- Ơ tơ:

500

Đồng thời công ty chấp nhận trả nợ thay thành viên Y một khoản vay ngân hàng
ngắn hạn là 100
3. Thành viên Z:
- Nhà làm trụ sở:

2.000

- Thiết bị sản xuất: 1.000
7


Đồng thời công ty chấp nhận trả nợ thay cho thành viên Z một khoản vay dài hạn

ngân hàng là 1.200
Yêu cầu: Cho biết các chỉ tiêu tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty
XYZ khi mới thành lập. Xác định vốn chủ sở hữu của từng thành viên.
Bài 1.6: Vận dụng phương trình kế toán để trả lời các câu hỏi sau:
a. Tài sản của công ty ABC là 650.000, vốn chủ sở hữu là 360.000. Nợ phải trả của
công ty là bao nhiêu?
b. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty NAH lần lượt là 95.000 và 32.000.
Tài sản của công ty là bao nhiêu?
c. Nợ phải trả của công ty NXN bằng 1/3 tổng tài sản, vốn chủ sở hữu là 120.000.
Xác định nợ phải trả của công ty.
d. Vào đầu năm, tài sản của công ty NTA là 220.000 và vốn chủ sở hữu là 100.000.
Trong năm tài sản tăng 60.000 và nợ phải trả giảm 10.000. Xác định vốn chủ sở
hữu của công ty vào cuối năm.
Bài 1.7: Vận dụng các nguyên tắc kế toán đã được học, bạn hãy trả lời các tình
huống sau đây. Cho biết nguyên tắc kế toán nào được bạn vận dụng trong mỗi tình
huống.
a. Bạn hồn tất việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và đã gửi hóa đơn đến cho
khách hàng trong năm 2016 nhưng sẽ thu tiền trong năm 2017. Đây có phải là
doanh thu của năm 2017 không? Tại sao?
b. Công ty NXN mua một thiết bị sản xuất với giá trị là 2.000 triệu đồng. Thiết bị
này có thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm. Hàng năm, kế toán sẽ ghi nhận giá trị
của thiết bị này vào chi phí kinh doanh của cơng ty là bao nhiêu?
c. Trong tháng 9/2016 Ga Sài Gòn bán được rất nhiều vé tàu lửa của các chuyến tàu
trong tháng 12/2016. Ga Sài Gòn sẽ ghi nhận tiền bán vé này vào doanh thu của
tháng 9 hay tháng 12 năm 2016?
d. Cơng ty NTA có tổng doanh thu trong năm 2016 là 5.000 tỷ đồng. Báo cáo tài
chính năm 2016 công ty đã gửi các cơ quan chức năng theo qui định. Tuy nhiên,
sau đó, kế tốn cơng ty phát hiện đã bỏ sót khơng ghi nhận một khoản doanh thu
tiền lãi không kỳ hạn của năm 2016 với số tiền là 2 triệu đồng. Kế tốn cơng ty có
cần thiết phải lập lại báo cáo tài chính để bổ sung khoản doanh thu bị bỏ sót này

khơng?

8


Chương 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH
A. TRẮC NGHIỆM:
1. Báo cáo nào sau đây khơng phải là báo cáo tài chính doanh nghiệp:
a. Bảng cân đối kế toán
b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
d. Các câu trên đều sai
2. Thông tin nào sau đây được cung cấp thông qua báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh:
a. Tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định.
b. Kết quả kinh doanh trong một thời kỳ.
c. Tình hình thu chi tiền trong một thời kỳ.
d. Các câu trên đều sai.
3. Thông tin về các luồng tiền của doanh nghiệp được trình bày ở báo cáo tài
chính nào sau đây:
a. Bảng cân đối kế toán
b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
d. Thuyết minh báo cáo tài chính
4. Nghiệp vụ rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt sẽ làm:
a. Tổng tài sản giảm.
b. Tổng tài sản tăng
c. Tổng tài sản không đổi
d. Các trường hợp trên đều có thể xảy ra.
5. Nghiệp vụ bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng sẽ làm:

a. Tăng luồng tiền thu vào.
b. Giảm luồng tiền thu vào
c. Tăng luồng tiền chi ra.
d. Giảm luồng tiền chi ra
6. Thông tin về tổng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
tại một thời điểm được trình bày ở báo cáo nào sau đây:
a. Bảng cân đối kế toán
b. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
9


c. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
d. Cả 3 báo cáo trên.
7. Lãi gộp trong kỳ của công ty ABC là 550. Giá vốn là 300. Doanh thu trong kỳ
của ABC là:
a. 250

b. 300

c. 550

d. 850

8. Trên bảng cân đối kế toán tài sản được phân loại thành:
a. Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
b. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
c. Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
d. Các câu trên đều sai.
9. Báo cáo nào sau đây cung cấp các số liệu tại một thời điểm:
a. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
c. Bảng cân đối kế tốn
d. Khơng phải các câu trên
10. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập dựa trên sự cân bằng nào
sau đây của kế toán:
a. Tài sản = Nguồn vốn
b. Kết quả kinh doanh = Doanh thu, thu nhập – Chi phí
c. Lưu chuyển tiền thuần = Tổng thu – Tổng chi
d. Tất cả các câu trên
11. Bảng cân đối kế tốn của cơng ty XYZ có tổng nợ phải trả là 20.000, vốn
chủ sở hữu là 33.000. Điều này có nghĩa là:
a. Tổng tài sản của cơng ty là 53.000
b. Tổng nguồn vốn của công ty là 53.000
c. Câu a và b đều đúng
d. Câu a và b đều sai.
12. Cơng ty MNQ có tổng tài sản là 180.000, vốn chủ sở hữu là 120.000. Nợ phải
trả của công ty là:
a. 40.000

b. 50.000

c. 60.000

d. 70.000

13. Trên bảng cân đối kế toán, nguồn vốn được phân loại thành:
a. Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
b. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
10



c. Nợ đến hạn trả và nợ chưa đến hạn trả
d. Các câu trên đều sai
14. Lợi nhuận gộp trong kỳ của công ty NTA là 120.000, doanh thu thuần là
800.000. Giá vốn hàng bán sẽ là:
a. 600.000

b. 680.000

c. 920.000

d. Không phải các câu trên.

15. Nghiệp vụ vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán sẽ làm:
a. Tổng nguồn vốn không đổi
b. Tổng nguồn vốn tăng
c. Tổng nguồn vốn giảm
d. Các câu trên đều sai.
16. Trong kỳ, luồng tiền thu vào là 100, luồng tiền chi ra là 80. Lưu chuyển tiền
thuần trong kỳ là:
a. 20

b. 80

c. 100

d. Không thể xác định

17. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là (500). Điều này có nghĩa là:
a. Luồng tiền thu vào > Luồng tiền chi ra

b. Luồng tiền thu vào < Luồng tiền chi ra
c. Luồng tiền thu vào = Luồng tiền chi ra
d. Các câu trên đều sai.
18. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thuộc loại báo cáo:
a. Thời kỳ

c. Thời kỳ kết hợp thời điểm

b. Thời điểm

d. Tất cả đều sai

19. Mục đích cơ bản của việc lập các báo cáo tài chính là:
a. Cung cấp thơng tin cho các đối tượng có liên quan.
b. Đánh giá năng lực của kế toán
c. Xác định số thuế phải nộp
d. Tất cả các câu trên
20. Công ty TNHH NAH có tài liệu sau:
Tài sản đầu kỳ: 300.000

Tài sản cuối kỳ: 450.000

Nợ phải trả đầu kỳ: 180.000

Nợ phải trả cuối kỳ: 140.000

Giả sử trong kỳ ngoại trừ lợi nhuận thì các khoản mục khác thuộc vốn chủ sở hữu
không thay đổi, lợi nhuận trong kỳ sẽ là:
a. 40.000


b. 80.000

c. 150.000

11

d. 190.000


B. BÀI TẬP:
Bài 2.1: Căn cứ các tài liệu ở các bài tập 3 của chương 1, hãy lập bảng cân đối kế tốn
của cơng ty NAH tại ngày 31/12/201x.
Bài 2.2: Cơng ty ABC có tài liệu về các đối tượng kế toán vào đầu tháng 1/201x như
sau (đơn vị tính: triệu đồng):
- Tiền mặt:

100

- Tiền gửi ngân hàng:

150

- Phải thu khách hàng:

150

- Phải trả người bán:

125


- Nguyên vật liệu:

120

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu:

1.505

- Tài sản cố định hữu hình:

1.150

- Hao mịn TSCĐ

150

- Thành phẩm:

250

- Vay ngắn hạn:

115

- Hàng hóa

20

- Lợi nhuận chưa phân phối


45

Trong tháng có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Chủ sở hữu góp thêm vốn bằng tiền gửi ngân hàng là 500.
2. Trả tiền mặt mua nguyên vật liệu 50.
3. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 100.
4. Dùng lợi nhuận để trích lập quỹ đầu tư phát triển là 30.
Yêu cầu:
a. Lập bảng cân đối kế toán đầu tháng.
b. Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng.
Bài 2.3: Hồn thành bảng cân đối kế tốn sau đây của cơng ty NXT bằng cách điền
vào các ơ có dấu ???
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 201x
ĐVT: đồng
Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn

Số tiền

Nguồn vốn

Số tiền

??? A. Nợ phải trả

110.000.000

- Tiền mặt


20.000.000 - Vay ngắn hạn:

???

- TGNH

70.000.000 - Phải trả người bán
12

35.000.000


- Phải thu khách hàng

15.000.000 - Thuế phải nộp Nhà
nước

- Nguyên vật liệu
- Thành phẩm

??? - Phải trả người lao động

15.000.000
8.000.000

50.000.000

B. Tài sản dài hạn

420.000.000 B. Vốn chủ sở hữu


- TSCĐHH

460.000.000 - Vốn đầu tư của CSH

400.000.000

??? - Quỹ đầu tư phát triển

???

- Hao mòn TSCĐ

- LN chưa phân phối
Tổng cộng

600.000.000

Tổng cộng

???

40.000.000
???

Bài 2.4: Doanh nghiệp NAH có tài liệu phát sinh trong quý 3/201x như sau (đơn vị
tính: đồng):
- Doanh thu bán hàng:

980.000.000


- Hàng bán bị trả lại:

30.000.000

- Giá vốn hàng bán:

650.000.000

- Chi phí bán hàng:

45.000.000

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

50.000.000

- Doanh thu hoạt động tài chính:

70.000.000

- Chi phí tài chính:

28.000.000

- Thu nhập khác:

155.000.000

- Chi phí khác:


110.000.000

Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 3/201x của cơng ty NAH.
Bài 2.5: Hồn thành báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 201x sau đây của
công ty NXT bằng cách điền vào các ơ có dấu ???
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 201x
ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu

SỐ TIỀN
???
50.000.000

3. Doanh thu thuần

750.000.000

4. Giá vốn hàng bán

???
13


5. Lợi nhuận gộp

250.000.000


6. Doanh thu hoạt động tài chính

100.000.000

7. Chi phí tài chính

???

8. Chi phí bán hàng

60.000.000

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

40.000.000

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập hoạt động khác

???
120.000.000

12. Chi phí hoạt động khác

???

13. Lợi nhuận hoạt động khác

100.000.000


14. Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế

300.000.000

Bài 2.6: Hồn thành báo cáo lưu chuyển tiền tệ sau đây của công ty ABC bằng cách
điền vào các ơ có dấu ???
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(Theo phương pháp trực tiếp)
-

Chi tiền
Thu tiền từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
Tiền chi trả cho người lao động
Tiền chi tiêu lãi vay
Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

Số tiền
1.800
(100)
(200)
(50)
200
(150)

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

- Số dư tiền đầu kỳ
- Số dư tiền cuối kỳ

14

???
600
???


Chương 3: TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP
A. TRẮC NGHIỆM
1. Trên thực tế biểu hiện của tài khoản là:
a. Các sổ kế toán
b. Các chứng từ kế toán
c. Các tài khoản chữ T
d. Các câu trên đều đúng
2. Nguyên tắc nào áp dụng để ghi chép trên các tài khoản tổng hợp?
a. Nguyên tắc thận trọng
b. Nguyên tắc ghi đơn
c. Nguyên tắc ghi sổ kép
d. Tất cả đều sai
3. Nghiệp vụ “Vay ngắn hạn ngân hàng 100.000.000đ nhập quỹ tiền mặt” sẽ
làm cho:
a. Tổng tài sản cao hơn tổng nguồn vốn 100.000.000đ
b. Một khoản mục tài sản tăng, một khoản mục vốn chủ sở hữu giảm
c. Một khoản mục tài sản giảm, một khoản mục nợ phải trả tăng.
d. Tổng tài sản tăng 100.000.000đ, tổng nguồn vốn tăng 100.000.000đ.
4. Nghiệp vụ “Chi tiền mặt trợ cấp cho nhân viên 20.000.000đ do quỹ phúc lợi
đài thọ” làm cho:

a. Tài sản giảm 20.000.000đ, nợ phải trả giảm 20.000.000đ
b. Tài sản giảm 20.000.000đ, nợ phải trả tăng 20.000.000đ
c. Tài sản tăng 20.000.000đ, vốn chủ sở hữu giảm 20.000.000đ
d. Tất cả đều sai
5. Điểm giống nhau giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản:
a. Cùng sử dụng đơn vị tính: hiện vật, thời gian lao động, tiền tệ
b. Cùng phản ánh tài sản và nguồn vốn
c. Cùng phản ánh doanh thu và chi phí
d. Cùng phản ánh tài sản và nguồn vốn trong một thời kỳ nhất định
6. Tài khoản “Hao mòn tài sản cố định” có số dư cuối kỳ:
a. Bên Nợ
b. Bên Có
c. Cả hai câu trên đều sai
15


d. Cả hai câu trên đều đúng
7. Các tài khoản điều chỉnh giảm (như tài khoản 229, 214…) có nguyên tắc ghi
chép:
a. Giống nhóm tài khoản mà nó điều chỉnh
b. Ngược lại với nhóm tài khoản mà nó điều chỉnh
c. Cả hai câu trên đều sai
d. Cả hai câu trên đều đúng
8. Điều nào sau đây là đúng khi nói về kết cấu của TK 131 – Phải thu khách
hàng:
a. Số phát sinh tăng bên Có

c. Số dư bên Có

b. Số dư bên Nợ


d. Có thể có số dư bên Nợ và số dư bên Có

9. Để lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ, kế toán căn cứ vào:
a. Số phát sinh tăng của tất cả các tài khoản
b. Số phát sinh giảm của tất cả các tài khoản
c. Số dư đầu kỳ của tất cả các tài khoản
d. Số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản và các sổ chi tiết
10. Bảng cân đối tài khoản được xem là cân đối khi:
a. Tổng số dư đầu kỳ bên Nợ = Tổng số dư đầu kỳ bên Có
b. Tổng số phát sinh bên Nợ = Tổng số phát sinh bên Có
c. Tổng số dư cuối kỳ bên Nợ = Tổng số dư đầy kỳ bên Có
d. Tất cả đều sai
11. Tài khoản dùng để phản ánh:
a. Sự biến động của từng đối tượng kế toán dưới thước đo hiện vật
b. Sự biến động của từng loại tài sản dưới thước đo hiện vật
c. Sự biến động của từng loại nguồn vốn dưới thước đo bằng tiền.
d. Sự biến động của từng đối tượng kế toán dưới thước đo bằng tiền.
12. Nguyên tắc ghi chép trên tài khoản tài sản:
a. Số dư đầu kỳ bên Có
b. Số phát sinh tăng bên Nợ
c. Số phát sinh giảm bên Nợ
d. Số dư cuối kỳ bên Có
13. Nguyên tắc ghi chép trên tài khoản nguồn vốn:
a. Số dư đầu kỳ bên Có
16


b. Số phát sinh tăng bên Nợ
c. Số phát sinh giảm bên Có

d. Số dư cuối kỳ bên Nợ
14. Định khoản giản đơn là định khoản:
a. Có liên quan đến 1 tài khoản
b. Có liên quan đến 2 tài khoản
c. Ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có nhiều tài khoản
d. Ghi Nợ nhiều tài khoản đối ứng với ghi Có một tài khoản
15. Định khoản phức tạp là định khoản:
a. Có liên quan đến 1 tài khoản
b. Có liên quan đến 2 tài khoản
c. Ghi Nợ một tài khoản đối ứng với ghi Có một tài khoản
d. Có liên quan từ 3 tài khoản trở lên.
16. Kế toán tổng hợp là kế toán:
a. Phản ánh chi tiết từng đối tượng kế toán.
b. Ghi chép số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản cấp 1
c. Sử dụng thước đo hiện vật, thời gian lao động, tiền.
d. Các nội dung trên.
17. Kế toán chi tiết là:
a. Ghi chép tỉ mỉ, chi tiết từng đối tượng kế toán
b. Phản ánh trên tài khoản cấp 2 và sổ chi tiết.
c. Sử dụng thước đo hiện vật, thời gian lao động, tiền.
d. Các nội dung trên.
18. Để phục vụ công tác kiểm tra số liệu ghi chép trên các tài khoản tổng hợp,
kế toán lập:
a. Bảng cân đối kế toán

c. Bảng tổng hợp chi tiết

b. Bảng cân đối tài khoản

d. Các nội dung trên


19. Để phục vụ công tác kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản với các sổ chi
tiết liên quan, kế toán lập:
a. Bảng cân đối kế toán

c. Bảng tổng hợp chi tiết

b. Bảng cân đối tài khoản

d. Các nội dung trên.

20. Nguyên tắc ghi sổ kép không áp dụng đối với các tài khoản nào sau đây:
a. Các tài khoản tài sản, nguồn vốn

c. Các tài khoản ngoài bảng
17


b. Các tài khoản doanh thu, chi phí

d. Câu a và b.

B. BÀI TẬP
Bài 3.1: Đầu tháng, số dư tiền mặt tồn quỹ là 100.000.000 đ. Trong tháng phát sinh
các nghiệp vụ sau:
1. Chi tiền mặt mua nguyên liệu nhập kho 60.000.000 đ.
2. Nhập quỹ tiền mặt 50.000.000đ do khách hàng thanh toán nợ.
3. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 20.000.000đ.
4. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 150.000.000đ.
5. Dùng tiền mặt trả nợ vay ngân hàng 90.000.000đ.

6. Bán hàng thu bằng tiền mặt 15.000.000đ.
Yêu cầu: Hãy mở, ghi và khoá sổ tài khoản “Tiền mặt”.
Bài 3.2: Đầu tháng, tài khoản “Phải trả cho người bán” có số dư là 100.000.000đ.
Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế tài chính sau:
1. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 150.000.000đ, trả nợ người
bán 20.000.000đ.
2. Mua dụng cụ về nhập kho trị giá 30.000.000đ, chưa thanh toán người bán
3. Trả nợ người bán bằng tiền mặt 10.000.000đ, bằng chuyển khoản
50.000.000đ.
4. Mua hàng hóa về nhập kho chưa thanh toán người bán 200.000.000đ.
5. Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán nợ người bán 110.000.000đ
Yêu cầu: Hãy mở, ghi, và khoá sổ tài khoản “Phải trả cho người bán”.
Bài 3.3: Đầu tháng, tài khoản “Vay và nợ th tài chính” có số dư là 200.000.000đ.
Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay 150.000.000đ.
2. Vay ngân hàng mua hàng hoá về nhập kho trị giá 130.000.000đ.
3. Chi tiền mặt trả nợ vay 90.000.000đ.
4. Vay ngân hàng trả nợ người bán 50.000.000đ.
5. Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán nợ vay 75.000.000đ.
Yêu cầu: Hãy mở, ghi, và khoá sổ tài khoản “Vay và nợ thuê tài chính”.
Bài 3.4: Tại một doanh nghiệp trong tháng phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 160.000.000đ.
2. Khách hàng trả nợ 30.000.000đ bằng tiền gửi ngân hàng.
3. Nhập kho lơ hàng hố trị giá 150.000.000đ thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
18


4. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác 15.000.000đ.
5. Mua một thiết bị sản xuất trị giá 200.000.000đ thanh toán bằng tiền gửi ngân
hàng.

6. Chi tiền mặt mua công cụ dụng cụ trị giá 12.000.000đ.
7. Bán hàng thu bằng tiền mặt 12.000.000đ.
8. Mua nguyên liệu nhập kho chưa thanh toán người bán 20.000.000đ.
9. Chi tiền mặt trả lương cho nhân viên 46.000.000đ.
10. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho nhà cung cấp 28.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 3.5: Tại một doanh nghiệp trong tháng phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán 50.000.000đ.
2. Chủ sở hữu góp vốn bằng một tài sản cố định hữu hình trị giá 850.000.000đ.
3. Mua nguyên vật liệu chưa thanh toán cho người bán 54.000.000đ.
4. Chi tiền mặt 25.000.000đ để thanh toán các khoản phải trả khác.
5. Dùng lợi nhuận bổ sung quỹ đầu tư phát trỉển 40.000.000đ.
6. Chủ sở hữu góp thêm vốn cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng
500.000.000đ.
7. Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán các khoản cho nhà nước 25.000.000đ.
8. Mua cơng cụ nhập kho chưa thanh tốn cho người bán 10.000.000đ.
9. Dùng tiền gửi ngân hàng trả lương cho nhân viên 70.000.000đ.
10. Vay ngắn hạn 50.000.000đ gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
Bài 3.6: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng như sau:
1. Vay dài hạn ngân hàng mua một thiết bị sản xuất có trị giá 1.000.000.000đ.
2. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi mua hàng hóa là 30.000.000đ
3. Nhập kho hàng hóa trị giá 50.000.000đ, cơng cụ dụng cụ trị giá
10.000.000đ, chưa thanh toán cho người bán
4. Chuyển khoản thanh toán nợ cho người bán 30.000.000đ, nộp thuế cho Nhà
nước 30.000.000đ.
5. Nhận vốn góp liên doanh bằng chuyển khoản 200.000.000đ và một phương
tiện vận tải trị giá 800.000.000đ
6. Xuất kho vật liệu để sản xuất sản phẩm trị giá 300.000.000đ, cho bộ phận
quản lý phân xưởng trị giá 40.000.000đ

19


7. Tiền lương phải trả của công nhân sản xuất là 90.000.000đ, quản lý phân
xưởng là 23.000.000đ.
8. Bán hàng chưa thu tiền khách hàng 42.000.000đ.
9. Khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản 30.000.000đ, bằng tiền mặt
10.000.000đ
10. Nhận tiền khách hàng ký quỹ để làm đại lý của công ty trị giá 500.000.000đ.
Bài 3.7: Tại một doanh nghiệp có tình hình như sau:
1. Nhập kho nguyên vật liệu 90.000.000đ, công cụ 3.000.000đ chưa thanh toán
cho người bán.
2. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi mua hàng 20.000.000đ, và trả các
khoản phải trả khác 15.000.000đ.
3. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ cho người bán 80.000.000đ, và thanh
toán cho nhà nước 20.000.0000đ.
4. Dùng lợi nhuận để bổ sung quỹ đầu tư phát triển 60.000.000đ.

5. Cổ đơng góp vốn cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 50.000.000đ, bằng tiền
gửi ngân hàng 250.000.000đ.
6. Xuất kho vật liệu dung để sản xuất sản phẩm 75.000.000đ, phục vụ phân
xưởng 15.000.000đ.
7. Tiền lương phải thanh tốn trong tháng của cơng nhân sản xuất 53.000.000đ,
nhân viên phẩn xưởng 17.000.000đ.
8. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 100.000.000đ, và nhập quỹ
tiền mặt 30.000.000đ.
9. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp 50.000.0000đ bằng tiền gửi ngân hàng,
10.000.000đ bằng tiền mặt.
10. Nhập kho công cụ mua bằng tiền tạm ứng 12.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.

Bài 3.8: Tại một doanh nghiệp có tình hình như sau:
1. Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 80.000.000đ, thanh tốn bằng chuyển
khoản 50%, phần cịn lại nợ người bán.
2. Chi tiền mặt 100.000.000đ nộp vào tài khoản tiền gửi ngân hàng.
3. Khách hàng thanh toán nợ 15.000.000đ bằng tiền mặt, 45.000.000đ bằng
tiền gửi ngân hàng.
4. Bán hàng thu bằng tiền mặt 18.000.000đ.
20



×