Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 108 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
***


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU
VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN



Họ và tên sinh viên : Trƣơng Thị Thu Hƣơng
Lớp : Anh 6
Khóa : 44
Giáo viên hƣớng dẫn : TS Nguyễn Thu Thủy






Hà Nội - 11/2009
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa quản trị kinh doanh
Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
Mục lục

Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ


Lời mở đầu
Chương 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG
TRÁI PHIẾU 1
1.1. Tổng quan về trái phiếu 1
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu 1
1.1.2. Phân loại trái phiếu 2
1.1.3. Những nguồn lợi tức tiềm năng của trái phiếu 5
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu 5
1.1.5. Rủi ro trong đầu tư trái phiếu 7
1.2. Tổng quan về thị trường trái phiếu 10
1.2.1. Khái niệm về thị trường trái phiếu 10
1.2.2. Vai trò của thị trường trái phiếu 11
1.2.3. Các chủ thể tham gia thị trường trái phiếu 16
1.2.4. Các hình thức giao dịch trái phiếu 20
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu 22
1.3.1. Sự ổn định về kinh tế, chính trị 22
1.3.2. Môi trường pháp lý 23
1.3.3. Sự tham gia của các chủ thể 23
1.2.4. Lòng tin của nhà đầu tư 24
1.4. Định mức tín nhiệm 25
1.4.1. Khái niệm về định mức tín nhiệm 25
1.4.2. Sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống định mức tín nhiệm 25
Kết luận chương 1 27

Trường Đại học Ngoại Thương Khoa quản trị kinh doanh
Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI
PHIẾU VIỆT NAM 28
2.1. Khái lược sự hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu
Việt Nam 28

2.1.1. Cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển của thị trường trái phiếu 28
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu
Việt Nam 30
2.2. Tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam 32
2.2.1. Tình hình phát hành trái phiếu 32
2.2.1.1. Trái phiếu Chính phủ 32
2.2.1.2. Trái phiếu doanh nghiệp 39
2.2.2. Tình hình giao dịch trái phiếu 47
2.3. Đánh giá hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam 50
2.3.1. Đánh giá chung 50
2.3.2. Những kết quả đạt được 52
2.3.3. Những hạn chế 55
2.4. Phân tích nguyên nhân của những hạn chế 59
2.4.1. Quy mô của thị trường còn nhỏ, tính thanh khoản thấp 59
2.4.2. Thiếu đội ngũ các nhà tạo lập thị trường 62
2.3.3. Thiếu tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên biệt 65
2.4.4. Nhận thức của các doanh nghiệp, nhà đầu tư về trái phiếu còn
hạn chế 68
2.4.5. Tính cạnh tranh của trái phiếu còn thấp 70
2.4.6. Hệ thống pháp luật chưa phù hợp 71
Kết luận chương 2 72
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
VIỆT NAM 73
3.1. Nhận định chung về thị trường trái phiếu Việt Nam trong
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa quản trị kinh doanh
Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
thời gian tới 73
3.1.1. Cơ hội và thách thức dể phát triển thị trường trái phiếu trong
thời gian tới 73
3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển thị trường trái phiếu

Việt Nam của Chính phủ 75
3.2. Bài học kinh nghiệm từ phát triển thị trường trái phiếu một số nước
trên thế giới 77
3.2.1. Thị trường trái phiếu Mỹ 78
3.2.3. Thị trường trái phiếu các nước Đông Á 79
3.3. Một số đề xuất nhằm phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 81
3.3.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, khuyến khích tiết kiệm, đầu
tư 81
3.3.2. Đa dạng hoá các các loại trái phiếu, nâng cao tính thanh khoản
cho thị trường 82
3.3.3. Phát triển các nhà tạo lập thị trường nhằm thúc đẩy hoạt động
của thị trường trái phiếu 86
3.3.4. Xây dựng và phát triển hệ thống ĐMTN ở Việt Nam 88
3.3.5. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và nhà đầu tư về
thị trường trái phiếu 91
3.3.6. Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động của
thị trường trái phiếu 92
Kết luận chương 3 94
Kết luận
Tài liệu tham khảo


Trường Đại học Ngoại Thương Khoa quản trị kinh doanh
Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
Danh mụ c chữ viế t tắ t

ADB
Ngân hàng Phát triể n Châu Á
ĐMTN
Đị nh mức tín nhiệ m

KBNN
Kho bạ c Nhà nước
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mạ i
NHTW
Ngân hàng Trung ương
OTC
Thị trường chứng khoán phi tậ p trung
SGDCK
Sở giao dị ch chứng
TPCP
Trái phiế u chính phủ
TPCQĐP
Trái phiế u chính quyề n đị a phương
TPDN
Trái phiế u doanh nghiệ p
TTGDCK
Trung tâm giao dị ch chứng khoán
TTTP
Thị trường trái phiế u





Trường Đại học Ngoại Thương Khoa quản trị kinh doanh
Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển


Danh mục bảng, biểu đồ

Bảng
Bảng 1: Giá trị trái phiếu Chính phủ Việt Nam phát hành từ 2003-2008 32
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng TPCP của các nước Đông Á năm 2007 33
Bảng 3: Kết quả trúng thầu tín phiếu kho bạc từ năm 2000 đến 2007 36
Bảng 4: Tỷ lệ phần trăm giá trị TPCP so với GDP của Việt Nam 38
Bảng 5: Tỷ lệ phần trăm giá trị TPC so với GDP của Trung Quốc và
Hàn Quốc (%) 38
Bảng 6: Khối lượng TPDN của Việt Nam phát hành từ 2005 đến 2008 40
Bảng 7: Tình hình phát hành TPDN của các nước Đông Á từ 2006 đến
tháng 6/2008 41
Bảng 8: Tình hình phát hành TPDN tại Việt Nam từ năm 2006
đến 30/06/2008 42

Biểu đồ
Biểu đồ 1: Giá trị trái phiếu phát hành của Việt Nam từ 2005 đến 2008 44
Biểu đồ 2: Cơ cấu thời hạn trái phiếu của Việt Nam 45
Biểu đồ 3: Lãi suất trái phiếu của Việt Nam 47
Biểu đồ 4: So sánh giá trị trái phiếu niêm yết và giao dịch tại TTGDCK
Hà Nội 49






Trường Đại học Ngoại Thương Khoa quản trị kinh doanh
Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển



PHẦN MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trái phiế u là mộ t công cụ hữu hiệ u giúp chính phủ , chính quyề n
đị a phương và các doanh nghiệ p huy động vố n cho đầu tư phát triể n.
Đồ ng thời, trái phiế u cũ ng là mộ t công cụ trên thị trường chứng khoán
giúp nhà đầu tư mua bán kiế m lợi và hạ n chế rủ i ro. Việ c có mặ t củ a thị
trường trái phiế u đ ã làm đ a dạ ng hơn cho thị trường tài chính, khắ c
phụ c mộ t số hạ n chế củ a thị trường này và tạ o đ iề u kiệ n cho việ c
luân chuyể n vố n đầu tư, nâng cao khả nă ng tiế t kiệ m củ a xã hộ i. Chính
vì vai trò quan trọ ng củ a thị trường trái phiế u mà các nước có nề n kinh
tế thị trường phát triể n và cả các nước có nề n kinh tế đ ang phát triể n
đều quan tâm đến thị trường này.
Ở Việ t Nam, trái phiế u lầ n đầu tiên đ ược phát hành nă m 1983-1985
dưới hình thức trái phiế u xây dựng Tổ quố c. Đến nay Việ t Nam đ ã có
rấ t nhiề u loạ i trái phiế u đ ược phát hành: Trái phiế u chính phủ , trái phiế u
chính quyề n đị a phương, trái phiế u doanh nghiệ p với mụ c đ ích và
thời gian đ áo hạ n khác nhau. Theo đ ánh giá củ a Bộ Tài chính, thị trường
trái phiế u thời gian qua đ ã có sự phát triể n đ áng ghi nhậ n, cụ thể về hệ
thố ng cơ chế , chính sách đối với hoạ t động thị trường trái phiế u
đến nay đ ã đ ược ban hành tương đối đầy đủ, bao quát hầ u hế t các
hoạ t động phát hành và giao dị ch trái phiế u, tạ o ra nề n tả ng cầ n thiế t
để khuyế n khích, thúc đẩy, đ a dạ ng hoá các hình thức huy động vố n
trung dài hạ n thông qua phát hành trái phiế u. Về mặ t đ iề u hành thị trường,
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa quản trị kinh doanh
Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
nă m 2008, thị trường trái phiế u có nhiề u biế n động. Lãi suấ t trái phiế u
Chính phủ tiế p tụ c đ ược đ iề u hành linh hoạ t, theo sát diễ n biế n thực
tế củ a thị trường, đ áp ứng yêu cầ u phát triể n thị trường vố n, từng
bước phố i hợp nhị p nhàng với đ iề u hành chính sách tiề n tệ củ a NHNN

và làm cơ sở cho các hoạ t động huy động vố n trong giai đ oạ n hiệ n nay.
Về mặ t số lượng trái phiế u được phát hành cũ ng không ngừng tă ng.
Tuy nhiên, thị trường trái phiế u Việ t Nam cũ ng biể u hiệ n nhiề u hạ n
chế . Theo số liệ u thố ng kê củ a AseanBondOnline thì đ a số trái phiế u ở
Việ t Nam là trái phiế u Chính phủ , chỉ mộ t số doanh nghiệ p đ ược phép
phát hành trái phiế u như: Tậ p đ oàn đ iệ n lực Việ t Nam, Công ty Tài chính
cổ phầ n dầ u khí, Công ty đầu tư phát triể n đ ườ ng cao tố c… mụ c đ ích
là để đầu tư các dự án dài hạ n. Mặ t khác trên thị trường chứng khoán
nước ta mới chủ yế u diễ n ra các giao dị ch cổ phiế u, còn các giao dị ch
trái phiế u còn hạ n chế , phầ n lớn là mua và nắ m giữ đ ế n đ áo hạ n.
Để nâng cao hiệ u quả củ a việ c huy đ ộ ng vố n, nhằ m thực hiệ n
nhiệ m vụ phát triể n kinh tế - xã hộ i, đ áp ứng nhu cầ u hộ i nhậ p kinh tế
thế giới, thì phát triể n thị trường trái phiế u Việ t Nam trở thành mộ t kênh
huy đ ộ ng vố n nhanh, hiệ u quả , giả i quyế t các nhu cầ u vố n cho các dự án
đầu tư, bù đắp thâm hụ t ngân sách củ a Chính phủ , đ áp ứng nhu cầ u vố n
phụ c vụ cho quá trình sả n xuấ t và tái sả n xuấ t mở rộ ng củ a các doanh
nghiệ p cũ ng như tạ o thêm hàng hoá cho thị trường là nhu cầ u đ ặ t ra đ ố i
với Chính phủ và cả các doanh nghiệ p.
Xuấ t phát từ lý do trên em đ ã chọ n đề tài nghiên cứu về :
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa quản trị kinh doanh
Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
“HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM VÀ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN”
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thứ nhấ t: Hệ thố ng hóa các vấ n đề cơ bả n về trái phiế u và thị
trường trái phiế u
Thứ hai: Trên cơ sở lý luậ n trên đ ánh giá tình hình hoạ t động củ a thị
trường trái phiế u nước ta
Thứ ba: Từ những hạ n chế còn tồ n tạ i đ ưa ra mộ t số đề xuấ t
nhằ m phát triể n thị trường trái phiế u trong thời gian tới


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đố i tượng nghiên cứu củ a khóa luậ n là vấ n đề liên quan đến hoạ t
động phát hành và giao dị ch trái phiế u chính phủ và trái phiế u củ a các doanh
nghiệ p Việ t Nam. Bên cạ nh đ ó khóa luậ n cũ ng xem xét hoạ t động củ a
thị trường trái phiế u mộ t số nướ c như: Mỹ , các nước Đông Á để so sánh
và có cái nhìn tổ ng thể hơn về thị trường trái phiế u nước ta.
Về thờ i gian, giới hạ n nghiên cứu củ a khóa luậ n là hoạ t động củ a
thị trường trái phiế u Việ t Nam từ nă m 2000 đến nă m 2008.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giả i quyế t các mụ c đ ích mà đề tài hướng đến, em đ ã vậ n
dụ ng lý thuyế t các môn họ c: Thị trường tài chính, Tài chính doanh nghiệ p,
Đầ u tư tài chính, Chứng khoán… làm nề n tả ng lý luậ n; bên cạ nh đ ó em sử
dụ ng phương pháp thố ng kê và phương pháp tổ ng hợp số liệ u để đ ánh giá
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa quản trị kinh doanh
Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
về tình hình hoạ t động củ a thị trường trái phiế u Việ t Nam; sử dụ ng
phương pháp so sánh với mộ t số thị trường trái phiế u các nước đ ể đ ánh
giá thêm về thị trường trái phiế u Việ t Nam, vậ n dụ ng kinh nghiệ m củ a
các nước làm cơ sở đề xuấ t các giả i pháp phù hợp, nhằ m thúc đẩy thị
trường trái phiế u Việ t Nam vậ n động và phát triể n.
KẾ T CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Khóa luậ n chia làm 3 phầ n
Ch
ươ
ng 1
: Lý luậ n tổ ng quan về trái phiế u và thị trường trái phiế u
Ch
ươ
ng 2:

Thực trạ ng hoạ t đ ộ ng củ a thị trường trái phiế u Việ t Nam
Ch
ươ
ng 3:
Mộ t số đề xuấ t phát triể n thị trường trái phiế u Việ t Nam


Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
1
Chương 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ
TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
1.1. Tổng quan về trái phiếu
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu
1.1.1.1. Khái niệm
Trái phiếu là một giấy chứng nhận nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể
phát hành (Chính phủ hay doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự
chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời
điểm đáo hạn. Trên giấy chứng nhận nợ này có ghi mệnh giá của trái phiếu và
tỷ suất lãi trái phiếu [6; trang 32].
1.1.1.2. Các đặc điểm của trái phiếu
Một trái phiếu thông thường có các đặc điểm sau:
+ Mệnh giá: là số tiền thanh toán cho người sở hữu trái phiếu tại thời điểm
đáo hạn của trái phiếu. Số tiền gốc được ghi cụ thể trên mỗi trái phiếu. Do đó,
giá trị số tiền gốc còn được gọi là giá trị đáo hạn (maturity value) hay mệnh
giá (face value) của trái phiếu. Ví dụ: tiền gốc của mỗi trái phiếu do Chính
phủ Mỹ phát hành thường là 1.000 USD, ở Việt Nam trái phiếu có mệnh giá
là bội số của 100.000 đồng.
+ Lãi suất định kỳ (coupon): là tỷ lệ lãi hàng năm tính trên mệnh giá trái

phiếu mà tổ chức phát hành phải thanh toán cho người đầu tư trong suốt thời
hạn của trái phiếu.
+ Thời hạn: là thời hạn trái phiếu từ ngày phát hành cho đến ngày đáo hạn.
Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được
gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể
của một bên nào đó. Cụ thể là:
+ Trái phiếu có thể mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán
trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
2
song lại bất lợi cho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao
hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn.
+ Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền
bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ
động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu
này có thể thấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn.
+ Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển
đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ
trở thành người chủ sở hữu của công ty [6; trang 32-34].
1.1.2. Phân loại trái phiếu
1.1.2.1. Căn cứ vào chủ thể phát hành
Trái phiếu được chia thành hai loại chính: trái phiếu Chính phủ
(TPCP), trái phiếu Chính quyền địa phương (TPCQĐP) và trái phiếu doanh
nghiệp (TPDN).
Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương
Là chứng khoán nợ do Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương phát
hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt ngân sách và tài trợ các dự án xây dựng
các cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương.

Khoản nợ này được Chính phủ dùng ngân sách quốc gia để thanh toán. Xuất
phát từ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ hay Chính quyền địa phương, có thể
phát hành trái phiếu: ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Có các loại trái phiếu
tiêu biểu:
- Trái phiếu kho bạc: là trái phiếu nợ trung, dài hạn từ 5 đến 30 năm
hay hơn nữa, do kho bạc phát hành khi huy động vốn để bổ sung bù đắp ngân
sách…
- Trái phiếu đô thị: là trái phiếu dài hạn từ 10 đến 30 năm do Chính phủ
hay Chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn tài trợ cho các dự
án đầu tư hạ tầng.
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
3
 Trái phiếu doanh nghiệp
Là chứng khoán nợ do các doanh nghiệp phát hành với mục đích huy
động vốn cho đầu tư phát triển. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi
muốn huy động một số vốn lớn và có tính chất dài hạn, khi đó doanh nghiệp
là người đi vay và cam kết trả cho người mua trái phiếu cả gốc và lãi theo
những quy định trong hợp đồng phát hành trái phiếu. Để quyết định việc phát
hành trái phiếu doanh nghiệp cần căn cứ vào các nhân tố: tình hình của doanh
nghiệp, tình hình thị trường, tình hình lãi suất ngân hàng, tính chất của dự án
đầu tư. Trái phiếu doanh nghiệp có rất nhiều loại, tùy thuộc vào điều kiện, sự
tính toán của doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những loại trái phiếu
đặc trưng sau để phát hành:
- Trái phiếu thế chấp (mortagage bonds) còn gọi là trái phiếu bảo đảm:
là loại trái phiếu khi phát hành đòi hỏi phải có một lượng tài sản tương ứng ký
thác tại cơ quan ủy thác để đảm bảo chắc chắn khả năng hoàn trả của trái
phiếu. Tài sản thế chấp có thể là nhà máy, thiết bị, chứng khoán (cổ phiếu của
công ty mua của công ty khác, TPCP, TPCQĐP) do công ty nắm giữ. Trái

phiếu thế chấp là loại được xếp hạng bảo vệ cao, có hai loại:
+ Trái phiếu đóng: loại này không cho phép công ty phát hành bất kỳ
một loại chứng khoán bổ sung nào đối với những tài sản đã thế chấp.
+ Trái phiếu mở: loại này cho phép doanh nghiệp phát hành chứng
khoán bổ sung đối với tài sản đã thế chấp theo tỷ lệ qui định. Loại này thường
có lãi suất cao hơn so với trái phiếu thế chấp đóng.
- Trái phiếu tín chấp hay còn gọi là trái phiếu không bảo đảm
(unsecured bonds): là loại trái phiếu chỉ dựa vào uy tín của công ty để phát
hành, công ty không đưa một tài sản gì ra làm vật đảm bảo. Loại này chỉ có
các công ty lớn, có danh tiếng, uy tín mới phát hành.
- Trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds): là loại trái phiếu mà khi
phát hành có kèm điều khoản cho phép người sở hữu trái phiếu đặc quyền,
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
4
được đổi sang một số lượng nhất định cổ phiếu thường với chỉ số và thời gian
chuyển đổi đã được xác định. Đây là loại trái phiếu rất hấp dẫn và dễ bán hơn,
thường được nhiều công ty cổ phần áp dụng.
- Trái phiếu thu nhập (income bonds): là loại trái phiếu mà lợi tức được
trả tùy thuộc vào lợi nhuận của công ty và không cao hơn lãi suất ghi trên trái
phiếu. Đây là loại chứng khoán lai tạp giữa trái phiếu và cổ phiếu thường, nó
có phần ưu tiên về lợi nhuận hơn cổ phiếu có nghĩa là trái chủ nhận được lãi
trước khi cổ đông nhận cổ tức.
- Trái phiếu lãi suất chiết khấu (coupon bonds): là loại trái phiếu được
trả lãi ngay khi phát hành, được khấu trừ vào vốn mua trái phiếu.
- Trái phiếu lãi suất thả nổi (floating rate bonds): là loại trái phiếu có
lãi suất được điều chỉnh theo từng thời không kỳ cho phù hợp với lãi suất trên
thị trường (lãi suất tín dụng) hoặc bị chi phối bởi giá, chẳng hạn như chỉ số
bán lẻ. Đây là loại trái phiếu được bảo hiểm, chống lại được phần nào lạm

phát và sự gia tăng của lãi suất tín dụng ngân hàng. Như vậy, doanh nghiệp
phát hành và những người đầu tư có thể được bảo vệ phần nào trước rủi ro lãi
suất.
- Trái phiếu có thể thu hồi (callable bonds): là trái phiếu có quy định
điều khoản cho phép doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước khi đến hạn,
thường theo giá “gia tăng để giảm bớt nợ” [6; trang 36-42].
1.1.2.2. Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng
 Trái phiếu vô danh: Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên
người chủ trái phiếu cả trên trái phiếu và cả trên sổ người phát hành. Người
cầm giữ trái phiếu là người sở hữu trái phiếu.
 Trái phiếu ghi danh: Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên
và địa chỉ người sở hữu cả trên trái phiếu và sổ người phát hành [6; trang 35].


Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
5
1.1.3. Những nguồn lợi tức tiềm năng của trái phiếu
Người đầu tư khi mua trái phiếu, có thể mong đợi ba nguồn lợi tức tiềm
năng sau:
- Tiền lãi định kỳ: Khoản lãi này được thanh toán mỗi năm một hay nhiều lần
trên cơ sở mức lãi suất cuống phiếu đã ấn định. Mức lãi này là không thay đổi
trong suốt thời hạn của trái phiếu (trừ lãi suất có lãi suất thả nổi). Nó là khoản
thu nhập ổn định của người nắm giữ trái phiếu.
- Lãi của lãi: Nếu các khoản thanh toán lãi định kỳ không bị tiêu dùng mà
được tái đầu tư thì người đầu tư sẽ thu được lãi của lãi. Lãi suất của các khoản
tái đầu tư này tuỳ thuộc vào lãi suất của thị trường vào thời điểm thực hiện tái
đầu tư. Lãi của lãi đôi khi chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng lợi tức của trái
phiếu, nhất là đối với trái phiếu có thời gian đáo hạn dài, trả lãi nhiều kỳ trong

năm hay có lãi suất cuống phiếu cao.
- Lợi vốn: Nếu bán trái phiếu ra với giá cao hơn giá mua vào, thì người đầu tư
thu được một khoản lợi vốn. Ngược lại, sẽ có một khoản thiệt vốn. Lợi vốn
(hay thiệt vốn) xảy ra khi trái phiếu được bán ra, bị mua lại hay đáo hạn
(trong trường hợp trái phiếu được mua cao hơn hay thấp hơn mệnh giá).
Khoản lợi vốn này tuỳ thuộc vào biến động của lãi suất đòi hỏi và của cung
cầu trái phiếu trên thị trường.
Như vậy, lãi suất thực hưởng của trái phiếu có thể khác xa so với lãi suất
danh nghĩa, tức là lãi suất cuống phiếu của trái phiếu. Đo lường lãi suất của
một trái phiếu cụ thể, cần phải có một thước đo phản ánh được cả ba khoản
lợi tiềm năng này [12; trang 178-179].
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu
1.1.4.1. Biến động lãi suất thị trường
Lãi suất thị trường là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc định giá
các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu lãi suất bắt đầu tăng thì lợi tức đối
với trái phiếu bắt đầu thay đổi. Trong trường hợp này, vốn bắt đầu chảy vào
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
6
nơi hứa hẹn có lợi nhuận cao, lúc đó giá của trái phiếu có lãi suất cố định
giảm. Nhìn ở khía cạnh khác, nếu giá trái phiếu giảm do lạm phát tăng thì
việc tăng lãi suất có thể được coi là dấu hiệu của Chính phủ quyết định đẩy lùi
lạm phát. Ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng lãi suất được đền bù bằng việc
triển vọng cải thiện tình hình lạm phát.
1.1.4.2. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
Vòng đời, hay thời hạn của bất kỳ trái phiếu nào cũng đều được xác định
cố định ngay tại thời điểm phát hành. Nó có thể là ngắn hạn (từ 1 đến 5 năm),
trung hạn (6 đến 15 năm), đến dài hạn (từ 15 năm trở lên). Nói chung, thời
hạn càng dài thì lãi suất đề ra của trái phiếu càng có nhiều rủi ro khi đầu tư.

Mối quan hệ giữa lãi suất và thời gian của trái phiếu được gọi là đường cong
lãi suất [15; trang 11-12].
1.1.4.3. Quyền mua lại, bán lại trước hạn
Trái phiếu kèm theo quyền được mua lại cho phép người phát hành mua
lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho
người phát hành song lại bất lợi cho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có
thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu khác cùng thời hạn. Trái phiếu
kèm theo quyền được bán lại trước hạn cho phép người nắm giữ trái phiếu
được quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn.
Quyền chủ động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của
trái phiếu này có thể thấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn
1.1.4.4. Khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu
Trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu trong tương lai thì có
giá cao hơn trái phiếu không có khả năng chuyển đổi [5; trang 88].
1.1.4.5. Cung cầu thị trường
Cũng như các hàng hoá khác, giá trị trái phiếu bị ảnh hưởng bởi cung
cầu thị trường. Khi cung lớn hơn cầu trái phiếu thì giá trái phiếu giảm. Đơn
giản các yếu tố khác, khi cung nhỏ hơn cầu trái phiếu thì giá trái phiếu tăng.
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
7
1.1.4.6. Dự kiến về lạm phát
Nếu lạm phát dự kiến có khả năng tăng thì lãi cố định thanh toán cho trái
phiếu là lãi suất danh nghĩa và như vậy sẽ kém hấp dẫn hơn so với các tài sản
khác có khả năng loại trừ yếu tố lạm phát. Do đó, giá của trái phiếu có lãi suất
cố định sẽ giảm. Và ngược lại, nếu dự kiến lạm phát giảm thì giá của trái
phiếu có lãi suất định định sẽ tăng [15; trang 12].
1.1.5. Rủi ro trong đầu tư trái phiếu
Tất cả các khoản đầu tư luôn tồn tại những rủi ro nhất định. Đầu tư chứng

khoán nói chung và đầu tư trái phiếu nói riêng, có thể gặp một số rủi ro như:
rủi ro lãi suất, rủi ro do lạm phát gây ra, rủi ro tài chính và rủi ro thanh
khoản… Yêu cầu đối với nhà đầu tư là giảm thiểu rủi ro cũng như thiết lập
danh mục đầu tư tối ưu, còn đối với nhà phát hành và nhà quản lý cần đưa ra
các biện pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư và tăng tính hấp dẫn của trái
phiếu. Do đó, việc nhận diện các rủi ro trong đầu tư trái phiếu rất cần thiết.
1.1.5.1. Rủi ro lãi suất
Lãi suất là yếu tố thường xuyên liên tục biến động, phản ánh những thay
đổi về tương quan cung cầu vốn tiền tệ, cung cấp vốn tiền tệ, cung cấp tín
dụng trên thị trường tài chính. Cũng từ đó dẫn đến những thay đổi liên tục về
tỷ suất sinh lời cần thiết của trái phiếu. Giá của một trái phiếu sẽ thay đổi theo
hướng ngược lại với lãi suất thị trường. Khi lãi suất tăng làm cho trái phiếu cũ
với mức lãi suất thấp hơn nên kém hấp dẫn hơn, giá trái phiếu sẽ giảm, trái
phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức giảm giá càng lớn. Ngược lại khi
lãi suất giảm thì giá trái phiếu tăng. Rủi ro lãi suất là rủi ro chính mà nhà đầu
tư phải gánh chịu khi đầu tư trái phiếu.
Các loại trái phiếu đều tiềm ẩn rủi ro lãi suất. Ví dụ, khi Chính phủ thâm
hụt ngân sách sẽ huy động vốn bằng cách phát hành thêm trái phiếu, khi đó
Chính phủ muốn huy động được vốn thì phải tăng lãi suất trái phiếu, còn đối
với các nhà đầu tư chỉ mua khi lãi suất trái phiếu mới phát hành cao hơn lãi
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
8
suất các trái phiếu đang lưu hành, do đó những người đang nắm giữ trái phiếu
sẽ bị thiệt hại do giá trái phiếu giảm. Lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng sẽ dẫn
đến hệ quả, các nhà đầu tư thay vì mua trái phiếu doanh sẽ chuyển sang mua
trái phiếu Chính phủ, do đó lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cũng phải tăng
lên.
1.1.5.2. Rủi ro tái đầu tư

Khoản thu nhập bổ sung từ việc tái đầu tư của trái phiếu còn gọi là lãi
của lãi, phụ thuộc vào mức lãi suất hiện hành vào thời điểm tái đầu tư, cũng
như vào chiến lược tái đầu tư. Sự thay đổi của lãi suất tái đầu tư của một
chiến lược xác định do sự thay đổi của lãi suất thị trường, từ đó dẫn tới tính
không chắc chắn của lợi tức dự kiến nhận được từ trái phiếu, rủi ro này được
gọi là rủi ro tái đầu tư - là rủi ro khi lãi suất để tái đầu tư các dòng tiền giữa
kỳ bị giảm xuống. Rủi ro lãi suất và rủi ro tái đầu tư có những hiệu ứng triệt
tiêu nhau. Rủi ro lãi suất là rủi ro lãi suất tăng làm giảm giá trái phiếu, còn rủi
ro đầu tư là rủi ro lãi suất giảm.
1.1.5.3. Rủi ro thanh toán
Rủi ro thanh toán còn gọi là rủi ro tín dụng, là rủi ro mà người phát hành
một trái phiếu có thể vỡ nợ, tức là mất khả năng thanh toán đúng hạn các
khoản lãi và gốc của đợt phát hành. Trái phiếu chính phủ được coi là không
có rủi ro thanh toán. Trái phiếu doanh nghiệp khác nhau sẽ có mức độ rủi ro
khác nhau. Rủi ro thanh toán được xác định bằng mức xếp hạng tín dụng do
các công ty định mức tín nhiệm ấn định căn cứ vào khả năng thu nhập, khả
năng thanh toán, trình độ quản lý.
1.1.5.4. Rủi ro lạm phát
Lạm phát gây nên sự thay đổi giá trị, sức mua của tiền tệ, từ đó gây nên
những thiệt hại nhất định cho các nhà đầu tư trái phiếu. Lạm phát càng cao,
lãi suất thực của trái phiếu càng giảm, do vậy làm mất giá trị của trái phiếu.
Trái phiếu Chính phủ được coi là an toàn nhất (theo nghĩa là không có khả
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
9
năng không được thanh toán) nhưng vẫn có rủi ro lạm phát. Ngay cả trái
phiếu có lãi suất thả nổi vẫn có thể phải gánh chịu rủi ro lạm phát nếu lãi suất
không phản ánh hết lạm phát. Lạm phát càng cao thì rủi ro đầu tư trái phiếu
càng cao. Trong bối cảnh lạm phát cao để đảm bảo lãi suất thực dương thì lợi

suất trái phiếu phải tăng.
1.1.5.5. Rủi ro tỷ giá hối đoái
Rủi ro tỷ giá là rủi ro thường xảy ra trong hoạt động mua bán quốc tế.
Rủi ro này xảy ra khi tỷ giá của đồng tiền thanh toán có sự thay đổi giữa thời
điểm ký hợp đồng và thời điểm thanh toán thật. Trong đầu tư chứng khoán rủi
ro tỷ giá là rủi ro đối với các chứng khoán phát hành bằng ngoại tệ hoặc rủi ro
đối với nhà đầu tư nước ngoài khi mua chứng khoán của một nước khác. Ví
dụ nếu nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu Việt Nam nhưng được thanh
toán bằng tiền đồng thì khi đồng Việt Nam giảm giá so với đôla Mỹ, nhà đầu
tư sẽ bị thiệt và họ sẽ có lợi trong trường hợp đồng Việt Nam tăng giá so với
đôla Mỹ.
1.1.5.6. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro về khả năng chuyển đổi trái phiếu thành tiền
mặt trên thị trường, bao gồm cả yếu tố thời gian và giá cả chuyển đổi. Để tăng
tính thanh khoản cho trái phiếu, nhà đầu tư buộc phải tăng mức chiết khấu trái
phiếu do đó giá trái phiếu bị đẩy xuống, lúc này nhà đầu tư đã phải gánh chịu
thiệt hại về giá trị. Khoản thiệt hại này sẽ lớn, khi thị trường thiếu tính thanh
khoản và đặc biệt là trong điều kiện chưa có đội ngũ tạo lập thị trường làm
cho nhà đầu tư khó tìm được người mua trái phiếu và khó có thể bán được với
mức giá tốt nhất [12; trang 168-170].



Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
10
1.2. Tổng quan về thị trường trái phiếu
1.2.1. Khái niệm về thị trường trái phiếu
Thị trường trái phiếu là thị trường phát hành và giao dịch các loại trái

phiếu theo quy định của pháp luật. Vì là một bộ phận của thị trường chứng
khoán nên thị trường trái phiếu cũng có hai thị trường chính:
Thị trường sơ cấp: Là nơi phát hành lần đầu trái phiếu ra công chúng,
tạo vốn cho đơn vị phát hành và chỉ tạo ra phương tiện huy động vốn. Tại thị
trường này, giá cả của trái phiếu là giá phát hành. Việc mua bán trái phiếu
trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành. Thông qua vìệc bán
trái phiếu, Chính phủ có thêm nguồn vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư hoặc
chi tiêu của Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường nhằm
tài trợ cho các dự án đầu tư.
Trái phiếu sẽ được phát hành trên thị trường sơ cấp qua nhiều phương
thức khác nhau như bảo lãnh phát hành, đấu thầu… Nguồn cung cấp chủ yếu
cho thị trường này là tiết kiệm của công chúng, của một số tổ chức tài chính
và phi tài chính. Vai trò của thị trường sơ cấp là tạo hàng hóa cho thị trường
giao dịch và làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế [5; trang 115-118].
Thị trường thứ cấp: Là thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi các loại
trái phiếu đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư
hay di chuyển tài sản xã hội. Trên thị trường thứ cấp các nhà bảo lãnh phát
hành và các nhà giao dịch trên thị trường sơ cấp không còn đóng vai trò chào
bán chứng khoán. Thay vào đó, các trái phiếu được mua bán giữa các nhà đầu
tư và tổ chức đầu tư thông qua các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán.
Sự tồn tại của một thị trường thứ cấp năng động sẽ có tác dụng làm cho
trái phiếu có tính thanh khoản cao. Như vậy, trái phiếu sẽ trở nên hấp dẫn hơn
đối với các nhà đầu tư và giảm chi phí vốn cho Chính phủ và các doanh
nghiệp [5; trang 165-166].
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
11
Thị trường trái phiếu sơ cấp và thị trường thứ cấp có những đặc điểm
khác nhau cơ bản về nội dung, mục đích hoạt động và tính chất thị trường. Ở

thị trường sơ cấp nguồn vốn tiết kiệm được thu hút vào công cuộc đầu tư phát
triển kinh tế và vốn mới thật sự vận động từ người tiết kiệm sang người đầu
tư. Còn ở thị trường thứ cấp, việc huy động không làm tăng quy mô đầu tư
vốn, không thu hút thêm được nguồn tài chính mới mà chỉ có tác dụng phân
phối lại quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác, đảm bảo
tính thanh khoản của chứng khoán, không có tác dụng trực tiếp tới việc tích tụ
và tập trung vốn.
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ mật thiết với
nhau, không thể tách rời nhau, là hai bộ phận cấu thành nên một thị trường,
trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề và thị trường thứ cấp là động
lực. Nếu không có thị trường sơ cấp, trái phiếu không được phát hành thì
không thể có thị trường thứ cấp. Ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp,
tức là trái phiếu không được dễ dàng mua đi bán lại thì thị trường sơ cấp
không thể phát triển được. Chính vì vậy, để thị trường trái phiếu hoạt động
hiệu quả cần phải có sự hoạt động của cả hai loại thị trường nói trên.
1.2.2. Vai trò của thị trường trái phiếu
Thị trường trái phiếu (TTTP) là nơi giao dịch mua bán các loại trái phiếu
đã phát hành, các loại trái phiếu này do Chính phủ hoặc Chính quyền địa
phương và các công ty phát hành. TTTP đóng vai trò quan trọng đối với nền
kinh tế, đối với các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư.
1.2.2.1. Đối với nền kinh tế
Thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn nhanh chóng và hiệu quả.
Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện
chức năng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung, dài hạn cho
nền kinh tế. Đây là thị trường có khả năng huy động các nguồn vốn phân tán,
tạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội vào công cuộc đầu tư.
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
12

Đối với Nhà nước/Chính Phủ, toàn bộ các khoản chi tiêu khổng lồ đều
trông chờ vào các khoản thu của ngân sách (trong đó chủ yếu là nguồn thu từ
thuế), nhưng ngân sách không đủ chi, ngân sách Nhà nước luôn đứng trước
nguy cơ thâm hụt. Chính phủ rất cần nguồn tài chính để giải quyết nhu cầu
vốn cho các dự án đầu tư và bù đắp thiếu hụt ngân sách quốc gia. Tài trợ bằng
cách in tiền rất dễ triển khai nhưng thường để lại hậu quả khó lường cả trước
mắt lẫn lâu dài, cả cho mọi thành phần kinh tế, dân cư và Chính phủ. Vì vậy
Chính phủ phải huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu. Tùy theo
mục đích sử dụng, Chính phủ có thể phát hành trái phiếu nội tệ hay ngoại tệ
và với các kỳ hạn khác nhau [15; trang 13].
Thị trường trái phiếu Chính phủ phát triển giúp Chính phủ thực
hiện chính sách tiền tệ. Trên thị trường vốn, trái phiếu là một hàng hóa quan
trọng, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ với đặc tính ít rủi ro nhất đã trở thành
hàng hóa chủ đạo trên thị trường, góp phần hình thành lãi suất trên thị trường.
Trái phiếu do Chính phủ phát hành thu hút một khối lượng vốn tiền mặt
trong lưu thông từ các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế và định chế tài chính
trung gian. Vốn này được đưa vào sử dụng cho nhu cầu đầu tư phát triển, tạo
ra của cải hàng hóa cho xã hội. Nhờ vậy, mà cân đối tiền hàng được điều
chỉnh tích cực, tăng tốc độ vòng quay vốn, giảm áp lực cầu tiền mặt của nền
kinh tế, ổn định môi trường tiền tệ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực tài chính trong nước.
Ngân hàng trung ương (NHTW) theo sự ủy quyền của Bộ Tài chính
thường phát hành loại trái phiếu ngắn hạn để thực hiện nghiệp vụ thị trường
mở. Khi NHTW cần rút bớt khối lượng tiền tệ trong lưu thông về thì NHTW
bán tín phiếu ra, ngược lại khi cần thiết phải đưa tiền vào lưu thông thì
NHTW mua tín phiếu về. Mục đích góp phần thực hiện chính sách tài chính
quốc gia khắc phục tình hình lạm phát, bảo đảm được khối lượng tiền tệ trong
lưu thông một cách hợp lý [15; trang 63-64].
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh


Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
13
Thị trường trái phiếu phát triển làm cho thị trường vốn hoàn thiện
và đa dạng hơn. TTTP có quy mô và độ sâu để hỗ trợ tốt hơn nhu cầu vốn
đầu tư dài hạn trong nền kinh tế, góp phần tạo ra một cấu trúc thị trường vững
chắc mà nó dựa trên cơ sở cân đối giữa thị trường vay nợ ngân hàng, TTTP và
thị trường cổ phiếu trong tương lai. TTTP thúc đẩy sự phát triển bền vững, ổn
định của thị trường vốn [15; trang 65].
Huy động vốn qua loại hình trái phiếu sẽ làm giảm sự tập trung vào hệ
thống ngân hàng. Đặc biệt là TPDN vừa có thể huy động được nguồn vốn dồi
dào từ xã hội vừa góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Nếu trước
đây doanh nghiệp chỉ có nguồn vay duy nhất từ ngân hàng, với sự tồn tại và
phát triển hoạt động của thị trường TPDN đã tạo thêm cho các doanh nghiệp
nguồn cung tín dụng hữu hiệu. Gánh nặng và rủi ro cho vay của các ngân
hàng được san sẻ cho các nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường [15; trang 27].
Như vậy, thị trường TPDN có thể đa dạng hóa nhiều rủi ro hơn hình thức tài
trợ qua ngân hàng, nhờ đó việc tài trợ dài hạn cho các dự án rủi ro cao có thể
thực hiện được. Còn giúp làm giảm chi phí vốn cho nền kinh tế.
Phát triển TTTP sẽ làm giảm sự sự huy động qua hệ thống ngân hàng,
điều này tạo sự cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và cho vay vốn của ngân
hàng, làm giảm nhẹ các “sai lệch kép” và do đó hạ thấp nguy cơ nền kinh tế
đối mặt với khủng khoảng về cán cân vốn như tình hình ở các nước Châu Á
trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998.
Thị trường trái phiếu giúp Chính phủ thực thi có hiệu quả chức
năng quản lý vĩ mô nền kinh tế-xã hội. Đối với Chính phủ, một trong những
chức năng nhiệm vụ quan trọng là quản lý vĩ mô nền kinh tế đảm bảo vai trò
của “người trọng tài” tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi cho toàn bộ nền
kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Thông qua phát hành trái phiếu và đầu tư
bằng vốn trái phiếu Chính phủ góp phần nâng cao hiệu quả của việc phân
Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh


Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
14
phối và tái phân phối nguồn lực tài chính, định hướng hoạt động đầu tư trong
nền kinh tế [15; trang 66].
1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu to lớn về vốn để vận hành và phát
triển. Đối với doanh nghiệp, thường có ba cách để huy động vốn: vay ngân
hàng, phát hành trái phiếu và phát hành cổ phiếu. Đối với từng phương thức
huy động vốn đều có những thế mạnh riêng, tùy theo tình hình cụ thể của nền
kinh tế và của doanh nghiệp, để từ đó doanh nghiệp đưa ra quyết định phương
thức tài trợ tối ưu nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở Việt Nam thường huy
động bằng cách vay ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu hơn là phát hành trái.
Phát hành trái phiếu với các ưu điểm:
- Thứ nhất, phát hành trái phiếu đảm bảo cho doanh nghiệp được sử
dụng một nguồn vốn ổn định và dài hạn, trong khi vay ngân hàng thường là
ngắn hạn hơn. Mặc dù trong một số dự án đặc biệt, ngân hàng thương mại
cũng có thể cho doanh nghiệp vay với thời hạn dài hơn, nhưng với các dự án
lớn ngân hàng lại bị giới hạn đầu tư. Cụ thể, khi doanh nghiệp tài trợ vốn
bằng phát hành trái phiếu không bị hạn chế về quy mô miễn là doanh nghiệp
có phương án sử dụng số vốn huy động một cách hợp lý, có tính khả thi và có
khả năng hoàn trả lãi và gốc cho những người đi vay. Trái lại, phương thức
vay ngân hàng, số vốn tối đa doanh nghiệp được vay lại phụ thuộc vào vốn tự
có của ngân hàng cho vay, nếu số vốn doanh nghiệp cần huy động quá lớn,
việc cho vay phải được tiến hành qua phương thức đồng tài trợ phức tạp hơn
nhiều. Mặt khác, doanh nghiệp phát hành trái phiếu còn có ưu điểm về thời
hạn vay hơn các khoản vay ngân hàng, các doanh nghiệp hoàn toàn tự do
trong việc xác định thời hạn vay. Nếu các doanh nghiệp chú tâm đến kênh
huy động vốn này thì sẽ có lợi thế lớn cho các doanh nghiệp trong nước đủ
sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trong tương lai.

Trường Đại học Ngoại Thương Khoa Quản trị Kinh doanh

Hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam và giải pháp phát triển
15
- Thứ hai, trong trường hợp doanh nghiệp cần vốn nhưng ngại phát
hành cổ phiếu rộng rãi vì sợ phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm pha loãng quyền
sở hữu trong doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp có dự án tốt, nhưng không
muốn phát hành cổ phiếu, vì không muốn lợi nhuận của mình bị chia đều cho
các nhà đầu tư khi phải trả cổ tức cao theo hiệu quả kinh doanh… thì phát
hành trái phiếu là một giải pháp tối ưu. Vì thế, doanh nghiệp không sợ bị thao
túng mà lợi tức chia sẻ cũng chỉ hạn chế trong phạm vi lãi suất trái phiếu khi
phát hành. Ngoài ra, trái phiếu là công cụ huy động vốn có thời hạn nên trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với trái chủ sẽ kết thúc khi trái phiếu đáo hạn,
trong khi doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với cổ đổng nắm giữ cổ phiếu
trong suốt thời gian nó tồn tại.
- Thứ ba, chi phí sử dụng vốn khi phát hành trái phiếu thấp hơn phát
hành cổ phiếu, do đặc điểm của trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi
ro hơn cổ phiếu. Việc đầu tư vào cổ phiếu có mức độ rủi ro cao hơn so với
đầu tư vào trái phiếu, do đó mức bù rủi ro mà nhà đầu tư đòi hỏi đối với trái
phiếu thấp hơn cổ phiếu. Công ty phát hành trái phiếu trả lãi cho trái chủ
không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, trong khi đó
công ty chỉ trả cổ tức cho cổ đông khi kinh doanh có lãi. Hơn nữa, trong
trường hợp công ty giải thể hoặc bị phá sản thì trái chủ được ưu tiên trả nợ
trước rồi mới đến các cổ đông. Chính vì thế, nhà đầu tư luôn đánh giá mức độ
rủi ro của trái phiếu thấp hơn cổ phiếu và tương ứng họ đưa ra mức bù rủi ro
đối với trái phiếu thấp hơn đối với cổ phiếu.
Để tham gia TTTP với tư cách là nhà phát hành, các doanh nghiệp phải
đáp ứng các yêu cầu về độ tin cậy đối với nhà đầu tư như quy mô hoạt động,
hệ thống kế toán – kiểm toán, định mức tín nhiệm… Điều này đặc biệt quan
trọng và không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu ra công

chúng một cách rộng rãi và niêm yết trái phiếu của mình trên sở giao dịch
chứng khoán. TPDN phát hành càng chất lượng thì càng thu hút được nhiều

×