Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hoá chất bảo vệ thực vật của các đơn vị trong tập đoàn hoá chất việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 81 trang )


1
BỘ CÔNG THƯƠNG
TẬP ĐOÀN HOÁ CHẤT VIỆT NAM
o0o







BÁO CÁO TỔNG KẾT


Đề tài:

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản
phẩm hoá chất bảo vệ thực vật của các đơn vị
trong Tập đoàn Hoá chất Việt Nam





Chủ nhiệm đề tài: TS. Chử Văn Nguyên













8997



Hà Nội, 12/2011



2

BỘ CÔNG THƯƠNG
TẬP ĐOÀN HOÁ CHẤT VIỆT NAM
o0o






BÁO CÁO TỔNG KẾT


Đề tài:


Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản
phẩm hoá chất bảo vệ thực vật của các đơn vị
trong Tập đoàn Hoá chất Việt Nam

(Thực hiện theo hợp đồng số 222.11.RD/HĐ-KHCN ngày 23 tháng 5 năm 2011 giữa Bộ Công
Thương và Tập đoàn Hoá chất Việt Nam)




Người thực hiện: TS. Chử Văn Nguyên, chủ nhiệm đề tài
KS. Nguyễn Hoàng Mai
KS. Trần Tiến Dũng
TS. Phùng Ngọc Bộ







Hà Nội, 12/2011








3



MC LC

LI NểI U 4
CHNG I THC TRNG V XU HNG S DNG THUC BO V THC VT
TH GII V VIT NAM 6
I.1. TINH HèNH V XU HNG S DNG THUC BVTV TRấN TH GII.6
I.2 TèNH HèNH S DNG THUC BVTV VIT NAM..8
I.3 NHU CU PHT TRIN HểA CHT BVTV TRONG TNG LAI 15
CHNG II DNG GIA CễNG THễNG DNG THUC BVTV TRấN TH GII 23
II.1 GI
I THIU MT S THUC BVTV 24
II.2 MT S DNG GIA CễNG THễNG DNG CH PHM THUC BVTV.25
II.2.1 Cỏc ch phm dng rn 27
II.2.2 Cỏc loi ch phm dng lng 29
II.3 MT S DNG CH PHM THUC BVTV TH H MI.31
CHNG III XU HNG PHT TRIN CễNG NGH SN XUT THUC BVTV TRấN
TH GII 35
III.1 QUAN IM V BVTV THEO HNG PHT TRIN NN NễNG NGHI
P BN
VNG35
III.1.1. Quan im trc õy 35
III.1.2 Quan im hin nay gn vi phỏt trin nụng nghip bn vng 35
III.2 XU HNG PHT TRIN CễNG NGH SN XUT THUC BVTV TRấN TH
GII HIN NAY 36
III.2.1 Xu hng nghiờn cu sn xut v ng dng cỏc sn phm mi. 37
III.2.2 p dng cỏc phng phỏp phũng tr giỏn tip 42

III.2.3 nh hng trong lnh vc gia cụng thuc BVTV thõn thin vi mụi trng 44
CHNG IV Thực trạng công nghệ sản xuất gia công thuốc bảo vệ
thực vật ở việt nam 55
IV.1 Năng lực Và CÔNG NGHệ sản xuất. 55
IV.1.1 Đánh giá khái quát. 55
IV.1.2. Sản lợng và giá trị sản xuất 55
IV.1.3. Máy móc thiết bị và trình độ công nghệ ngành thuốc bảo vệ thực vật: 59
IV.2 Công tác quản lý tiêu chuẩn chất lợng sản phẩm và bVMT68
IV.2.1 Công tác quản lý tiêu chuẩn, chất lợng sản phẩm 68
IV.2.2 Công tác quản lý môi trờng 68
CHNG V XUT CC GII PHP PHT TRIN NGNH BVTV VIT NAM N
NM 2020 70
KT LUN 79
TI LIU THAM KHO 80
PH LC 82


4
LỜI NÓI ĐẦU

Một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự tăng trưởng và hiệu quả hoạt
động SXKD của doanh nghiệp là coi trọng công tác khoa học công nghệ và coi khoa học
công nghệ là động lực của quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ngày càng tăng cường áp dụng các công nghệ và
thiết bị hiện đại, bước vào cạnh tranh bình đẳng khi đất nước hội nhậ
p vào thị trường khu
vực và thế giới. Nhiều công nghệ tiên tiến đã được tiếp nhận và khai thác có hiệu quả.
Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và tay nghệ của công nhân ngày được
nâng cao.
Tuy nhiên, ngày nay dưới sự tác động đồng thời của những tiến bộ khoa học và

sức ép từ thị trường đã thúc đẩy công nghệ thay đổi rất nhanh chóng và làm thay đổi vị
thế
cạnh tranh trên phạm vi quốc tế. Các nước phát triển đang đầu tư các nguồn lực vô
cùng to lớn cho phát triển công nghệ nên trình độ công nghệ của họ thay đổi rất nhanh
chóng. Khoảng cách về trình độ công nghệ giữa các nước phát triển và các nước đang
phát triển đang có xu hướng ngày càng lớn. Ở trong nước, các Tập đoàn kinh tế, các
doanh nghiệp khác cũng đang tiến hành những động thái phát triển công nghệ nhằm tăng
cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của mình. Việc đầu tư phát triển công nghệ cao
đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao
sức cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp đang trên đà phát
triển, vấn đề quan tâm chủ yếu không còn là việc liệu có nên phát triển các ngành công
nghệ cao hay không, mà là nên phát triển loại hình công nghệ cao nào phù hợp với thực
trạng SXKD, với khả n
ăng tiếp nhận và làm chủ một cách nhanh chóng và có hiệu quả
nhất .
Do vậy một yêu cầu đặt ra đối với Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam trên
con đường phát triển của mình là phải tiến hành phân tích một cách toàn diện về thực
trạng công nghệ của các ngành sản xuất trong Tập đoàn để biết mình đang ở đâu và phải
định hướng phát triển công nghệ nhằm đạt được s
ự tiến bộ nhanh chóng về công nghệ.
Đối với lĩnh vực thuốc bảo về thực vật (BVTV), trong bối cảnh yêu cầu ngày càng
cao về an toàn cho người sử dụng, an toàn về sinh thái và môi trường, việc gia công, sản
xuất các chế phẩm thuốc BVTV nói riêng và chế phẩm nông hóa nói chung đang phải
chuyển dịch từ những phương pháp, công nghệ truyền thống sang những phương pháp,
công nghệ mới. Trong khi đa số các dạng chế
phẩm thuốc BVTV thông dụng (như EC,
SE, SC, v.v ) vẫn được tiếp tục sản xuất và sử dụng trên cơ sở cải tiến phương pháp gia
công để nâng cao chất lượng sản phẩm, thì có một số dạng chế phẩm mới (như các dạng
chế phẩm có thể kiểm soát mức tiết hoạt chất CR, sử dụng bao đựng tan trong nước, dạng


5
chế phẩm hạt phân tán trong nước - WG, v.v ) cũng đang được nghiên cứu và phát triển
mạnh mẽ.
Đối với các nhà sản xuất thuốc BVTV, việc áp dụng một công nghệ sản xuất có
hiệu quả liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó phải đáp ứng được đúng yêu cầu bảo vệ
cây trồng và mùa màng, yêu cầu về tập quán sử dụng, giá bán sản phẩm, cùng nhiều đòi
hỏi khác v
ề môi trường và một số quy định khác. Tuy nhiên chất lượng và sự phù hợp
của sản phẩm trên thị trường luôn luôn là yếu tố quyết định nhất đối với khả năng cạnh
tranh của sản phẩm.
Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hoá chất bảo vệ thực vật
của các đơn vị trong Tập đoàn Hoá chất Việt Nam ” được đặ
t ra nhằm mục đích nâng
cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hóa chất BVTV cho các doanh nghiệp trong
Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, trên cơ sở định hướng phát triển sản phẩm và
định hướng phát triển công nghệ cho ngành.
Để đạt được mục tiêu đó, đề tài tiến hành thực hiện các nội dung sau:
- Khảo sát thực trạng và xu hướng sử dụng thuốc BVTV trong nước và thế giới.
-
Tổng quan hiện trạng công nghệ sản xuất thuốc BVTV và xu hướng phát triển
trên thế giới.
- Thực trạng công nghệ, gia công các sản phẩm thuốc BVTV ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm BVTV ở Việt Nam đến năm
2020.
Kết quả đề tài có thể làm cơ sở cho các doanh nghiệp sản xuất gia công thuốc
BVTV trong Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam
định hướng trong việc xây dựng
kế hoạch dài hạn sản xuất, gia công các sản phẩm mới và đầu tư các công nghệ hiện đại,
thân thiện môi trường, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm góp phần cải thiện và
ổn định thị trường thuốc BVTV trong nước thời gian tới.


6
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM


Thuốc BVTV là vật tư không thể thiếu được trong nền sản xuất nông nghiệp hiện
đại, để đảm bảo nhu cầu sống ngày càng tăng của dân số thế giới. Thuốc BVTV là một
trong những nhân tố chính, để giữ cho cây trồng có năng suất cao và sản l
ượng ổn định.
I.1. TINH HÌNH VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRÊN THẾ GIỚI
Điểm qua lịch sử phát triển thuốc BVTV trên thế giới:
Từ khi phát hiện khả năng diệt côn trùng của DDT (1939) đã làm thay đổi vai trò
của biện pháp sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp.
1945-1960: Hàng loạt các thuốc trừ sâu ra đời: clo hữu cơ (những năm 1940-
1950); các thuốc lân hữu cơ, các thuốc cacbamat (1945-1950). Chúng có đặc điể
m chung:
- Diệt dịch hại khá nhanh, phổ tác động rộng, hiệu quả ổn định.
- Có độ độc cao với động vật máu nóng và tồn tại khá lâu trong môi trường.
Lúc này, người ta cho rằng: Mọi vấn đề BVTV đều có thể giải quyết bằng thuốc
hoá học. Biện pháp hoá học bị lạm dụng và khai thác ở mức tối đa, thậm chí người ta còn
hy vọng, nhờ thuốc hoá học để loại trừ
hẳn một loài dịch hại trong một vùng rộng lớn.
Trong giai đoạn 1960- 1980: Do thuốc BVTV bị lạm dụng những hậu quả rất xấu
cho môi sinh môi trường đã được phát hiện. Cuối những năm 80 của thế kỷ 20, nhiều
chương trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế dựa vào
thuốc hoá học đã bị thất bại. T
ư tưởng sợ hãi, không dám dùng thuốc BVTV xuất hiện;
thậm chí có người cho rằng, cần loại bỏ không dùng thuốc BVTV trong sản xuất nông

nghiệp. Biện pháp phòng trừ tổng hợp bắt đầu hình thành.
Mặc dù vậy, thời gian này, nhiều loại thuốc BVTV mới có nhiều ưu điểm, an toàn
hơn đối với môi sinh môi trường, vẫn liên tục xuất hiện. Lượng thuốc BVTV được dùng
trên thế giới không những không giảm mà còn t
ăng lên không ngừng.
Từ 1990 đến nay: Vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn bao giờ hết.
Chính phủ nhiều nước đòi hỏi các thuốc BVTV mới phải có hiệu quả cao với dịch hại,
nhưng an toàn với môi trường. Nhiều loại thuốc BVTV mới, trong đó có nhiều thuốc trừ
sâu bệnh sinh học, có hiệu quả cao với dịch hại, nhưng an toàn với môi trường ra đời.
Do hi
ểu biết kỹ hơn về bản chất của các chất hoạt động bề mặt, cộng với sự xuất
hiện nhiều chất phụ gia có nguồn gốc sinh học, và các kỹ thuật mới, đã cho phép nhiều
dạng thuốc BVTV mới rất an toàn, dễ sử dụng ra đời. Biện pháp hoá học đã được thừa

7
nhận. Tư tưởng sợ thuốc bvtv cũng bớt dần. Quan điểm phòng trừ tổng hợp dần hoàn
chỉnh và được phổ biến rộng rãi. Song biện pháp dùng thuốc BVTV vẫn chiếm ưu thế.
Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trên thế giới:
*Mặc dù sự phát triển của biện pháp hoá học BVTV có nhiều thăng trầm, song
tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới tăng lên không ng
ừng, chủng loại ngày
càng phong phú. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1450 - 1500 hoạt chất thuốc BVTV.
Nhưng được dùng phổ biến và thường xuyên khoảng 350-400 hoạt chất.

Bảng 1- Giá trị sản lượng thuốc BVTV trong những năm gần đây
(Số liệu của FAO-2011)
Năm Tổng giá trị ( tỷ USD)
1992 22.00
1997 31.25
2003 33.00

2007 40.56
2010 45.15

Nhiều thuốc mới và dạng thuốc mới an toàn hơn với môi sinh môi trường liên tục
xuất hiện bất chấp các yêu cầu quản lý ngày càng chặt chẽ của các quốc gia đối với thuốc
bvtv và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu để một loại thuốc mới ra đời ngày càng lớn.
*Nhu cầu sử dụng thuốc BVTV ngày càng tăng, nhưng không đồng đều ở các khu
vực và quốc gia. Các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu có lượ
ng thuốc tiêu thụ cao; Châu Á và
Châu Đại dương có mức tăng trưởng cao; Khu vực Châu Phi và Trung cận đông, tiếp đến
là Nam Mỹ tuy lượng tiêu thụ thuốc BVTV thấp, nhưng đều có mức tăng trưởng khá.

Bảng 2- Giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới (tỷ USD)
( Theo BASF và FMC- 2011)

Các năm

Khu vực
1992 1997 2003 2007 2010
Thế giới ( tỷ USD) 22.0 31,25 33,0 40,56 45,15
Tỷ lệ (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Bắc Mỹ ( tỷ USD) 4,20 9,56 10,97 12,74 14,17
Tỷ lệ (%) 21,0 30,6 31,3 31.4 31,4
Châu Âu ( tỷ USD) 7,50 8,13 7.48 10.06 10,79
Tỷ lệ (%) 34,0 26,0 25.7 24.8 23,9
Nam Mỹ ( tỷ USD) 2,40 3,72 4.09 4.99 5,64
Tỷ lệ (%) 11,0 11,9 12,1 12,3 12,5

8
Châu Á và Châu Đại dương

( tỷ USD) 6,00 7,97 7,48 9,82 11,12
Tỷ lệ (%) 27,0 25,5 23,4 24.2 24,6
Châu Phi và Trung cận đông
( tỷ USD) 1,30 1,87 2,88 3,05 3,43
Tỷ lệ (%) 7,0 6,0 7,5 7,3 7,6

* Mức đầu tư về thuốc BVTV và cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc tuỳ thuộc trình
độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước. Trước những năm 1980, thuốc BVTV
được tiêu thụ chủ yếu ở các nước phát triển. Ngày nay, bên cạnh các nước phát triển, thì
các nước đang phát triển cũng tăng cường sử dụng thuốc BVTV.

Bảng 3 – Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại một số
quốc giá năm 2007
(theo ADB- 2008)
Quốc gia Giá trị bình quân
USA/ha
Quốc gia Giá trị bình quân
USA/ha
Nhật 695,00 Thái lan 30,28
Pháp 108,00 Philippin 31,56
Mỹ 28,00 Indonesia 15,47
Brazil 16,86 Malaysia 25,08
Đài loan 83,80
Ấn độ 14,35
Trung
quốc

15,85

I.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BVTV Ở VIỆT NAM

Công tác quản lý thuốc:
Trước năm 1990, nhà nước độc quyền nhập khẩu, quản lý và rồi phân phối thuốc
BVTV. Thuốc BVTV trong thời gian này ít về số lượng, nghèo về chủng loại (khoảng 20
loại thuốc trừ sâu bệnh); đa phần thuốc cũ, có nhiều nhược điểm. Tình trạng phân phối
thuốc không kịp thời; không đáp ứ
ng đúng chủng loại, nơi thừa, nơi thiếu, gây tình trạng
khan hiếm giả tạo, dẫn đến hiệu quả sử dụng thuốc thấp.
Tuy lượng thuốc ít, nhưng tình trạng lạm dụng thuốc vẫn nảy sinh. Để phòng trừ
sâu bệnh, người ta chỉ biết dựa vào thuốc BVTV. Thuốc dùng tràn lan, không đúng kỹ
thuật, phun phòng là phổ biến, khuynh hướng phun sớm, phun định kỳ ra đời, thậm chí
dùng thuốc cả vào những thời điểm không cần thiết; thậm chí còn hy vọng dùng thuốc để
loại trừ hẳn một loài dịch hại ra khỏi một vùng rộng lớn; nên đã để lại nhiều hậu quả xấu
cho môi trường và sức khoẻ con người.
Khi nhận ra những hậu quả của thuốc BVTV, cộng với tuyên truyền quá mức về
tác hại của chúng đã gây nên tâm lý sợ thu
ốc. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20, đã

9
có nhiều ý kiến đề xuất nên hạn chế, thậm chí loại bỏ hẳn thuốc BVTV; dùng biện pháp
sinh học để thay thế biện pháp hoá học trong phòng trừ dịch hại nông nghiệp.
Từ 1990 đến nay, thị trường thuốc BVTV chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp
sang kinh tế thị trường. Năm thành phần kinh tế, đều được phép kinh doanh thuốc BVTV.
Nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kị
p thời, nông dân có điều kiện
lựa chọn thuốc, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân. Lượng thuốc BVTV tiêu thụ qua
các năm đều tăng. Nhiều loại thuốc mới và các dạng thuốc mới, hiệu quả hơn, an toàn
hơn với môi trường được nhập. Một mạng lưới phân phối thuốc BVTV rộng khắp cả
nước đã hình thành, việc cung ứng thuốc đến nông dân rất thuận l
ợi. Công tác quản lý
thuốc BVTV được chú ý đặc biệt và đạt được hiệu quả khích lệ.

Nhưng tình trạng trên, đã gây khó cho công tác quản lý; cho người sử dụng và
việc hướng dẫn kỹ thuật dùng thuốc cũng bị trở ngại. Tình trạng lạm dụng thuốc, tư
tưởng ỷ lại vào thuốc BVTV đã để lại những hậu quả xấu cho sản xuất và sức khoẻ con
ng
ười. Nhiều người còn “bài xích” thuốc BVTV, tìm cách hạn chế, thậm chí đòi loại bỏ
thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp để thay thế bằng các biện pháp khác.
Tuy vậy, vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp vẫn được thừa
nhận. Để phát huy hiệu quả của thuốc BVTV phải phối hợp hài hoà các biện pháp trong
hệ thống phòng trừ tổng hợp; sử dụng thuốc BVTV là giải pháp cuối cùng, khi các biệ
n
pháp phòng trừ khác sử dụng không hiệu quả.
Để quản lý được tốt thuốc BVTV, công tác đăng ký thuốc, một rào cản kỹ thuật
ngăn thuốc xấu vào Việt nam, được thực hiện từ năm 1992. Từ đó số chủng loại thuốc
được đăng ký ở Việt nam ngày càng nhiều (Bảng 4).
Năm 1992, khi mới thực hiên công tác đăng ký, chúng ta mới có 77 hoạt chất.
Nhưng đế
n năm 2010 con số này lên đến 1012 hoạt chất.
Bảng 4 – Số thuốc BVTV được đăng ký tại Việt Nam qua các năm
( Số liệu Cục Bảo vệ thực vật-2011)
Năm Số hoạt chất Số tên thương phẩm
Trước 1992 77 96
1992 96 159
1995 213 590
1997 246 784
2001 304 903
2003 366 1020
2008 744 2240
2009 986 2537
2010 1012 2762



10
Một vấn đề nổi lên là, số tên thương phẩm quá nhiều, gây khó khăn cho sự lựa
chọn của người sử dụng. Vì cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng dạng sản phẩm, nhưng
do chất lượng của nguyên liệu đầu vào, thành phần và kỹ thuật gia công, nên chất lượng
các sản phẩm của các công ty khác nhau là không giống nhau.
Nhiều nhóm thuốc mới, có nhiều ưu điểm như có hiệu lực trừ d
ịch hại cao, an toàn
với môi sinh, môi trường , đặc biệt nhiều thuốc trừ sâu bệnh sinh học, đã được chú ý
đăng ký.
Bảng 5 – Số loại thuốc BVTV trong các nhóm được đăng ký
trong giai đoạn 2008 - 2010
( Số liệu Cục Bảo vệ thực vật - 2011)
Số thuốc được đăng ký qua các năm

2008 2009 1010
Thuốc trừ sâu
Số tên hoạt chất
Số tên thương phẩm

297
966

370
1091

443
1204
Thuốc trừ bệnh
Số tên hoạt chất

Số tên thương phẩm

221
654

264
756

304
828
Thuốc trừ cỏ
Số tên hoạt chất
Số tên thương phẩm

130
400

151
449

160
474
Thuốc khác
Số tên hoạt chất
Số tên thương phẩm

96
220

201

241

105
256
Thuốc tổng số
Số tên hoạt chất
Số tên thương phẩm

744
2240

986
2537

1012
2762
Bảng 5 cho thấy, số thuốc BVTV đăng ký tập trung vào 3 nhóm chính. Trong 3
năm 2008, 2009, 2010 này : thuốc trừ sâu tăng 146, thuốc trừ bệnh tăng 83 và thuốc trừ
cỏ tăng 30 hoạt chất.
Bảng 6 – Thuốc BVTV sinh học được đăng ký qua các năm
( Số liệu Cục Bảo vệ thực vật-2011)
Số lượng đăng ký

Năm
Sinh học Hóa học
Tỷ lệ (%)
Đến 1992 2 99 2,00
1995 4 213
1,85
1997 20 246

8,10
2001 30 304
9,80

11
2003 51 366
13,93
2008 95 744
12,76
2009 98 986
9,90
2010 103 1012
10,70

Trong bảng 6, chúng ta thấy, số hoạt chất sinh học tăng lên nhanh lúc ban đầu;
nhưng về sau, tốc độ tăng chậm dần.
Trong những năm vừa qua, các thuốc BVTV sinh học đã có nhiều ý nghĩa trong
phòng trừ dịch hại ở Việt nam. Bởi các chế phẩm sinh học thế hệ mới có nhiều ưu điểm
hơn các thuốc thế hệ cũ, nhưng không làm mất đi ư
u điểm của các thuốc thế hệ cũ.
Một thành tựu nữa của công tác quản lý thuốc BVTV ở Việt nam là loại bỏ các
thuốc độc hại trong danh mục thuốc BVTV ở Việt Nam. Nhiều thuốc BVTV quá độc với
động vật máu nóng, tồn tại lâu trong môi trường, gây hại đến môi sinh, đã được loại bỏ
và thay vào đó là các thuốc an toàn và hiệu quả hơn. Cho đến nay, trong danh mục thuốc
cấm s
ử dụng gồm 21 thuốc và nhóm thuốc trừ sâu (trong đó có toàn bộ thuốc trừ sâu
thuộc nhóm chlor hữu cơ), 6 thuốc và nhóm thuốc trừ bệnh (chủ yếu các thuốc có thành
phần là kim loại nặng như As, Hg, các thuốc chứa selenium Se), 1 thuốc trừ chuột chứa
talium và 1 thuốc trừ cỏ.
Chúng ta cũng đã thành công trong việc quản lý thuốc hạn chế sử dụng. Từ 22

đầu mối nhập khẩu trước kia, vớ
i thị phần 30-40%, chúng ta đã giảm dần chỉ còn 8 đầu
mối nhập khẩu và thị phần giảm dần, đến nay chỉ nhập khoảng 1000 tấn sản phảm cho
những khâu cần thiết nhất, không thể không sử dụng. Việc cấm và hạn chế một số thuốc
trên , đã không gây hại cho công tác BVTV ở Việt nam.
Bảng 7 – Lượng thuốc BVTV hạn chế sử dụng được nhập kh
ẩu
( Số liệu Cục Bảo vệ thực vật-2010)
Thuốc hạn chế sử dụng

Năm
Tổng lượng
(tấn thương phẩm)
Số lượng (tấn) Tỷ lệ (%)
Trước 1991 7 500 - 8 000
1991 20 300 7 500 - 8 000 36,9 – 39,4
1992 23 100 7 500 - 8 000 32,5 – 34,6
1993 24 800 7 500 - 8 000 30,2 – 32,2
1994 20 389 3 000 14,70
1995 25 666 3 000 11,70
1996 32 751 3 000 9,20
1997 30 406 2 500 8,20
1998 42 738 1 500 5,00
1999 33 715 1 000 2,97
2000 33 637 1 000 2,97

12
2001 36 589 1 000 2,97
Từ 2002 đến nay, lượng thuốc hạn chê luôn xấp xỉ 1.000 tấn thương phẩm


Song, trong công tác quản lý và thanh tra cũng còn có mặt yếu như: Thuốc giả,
thuốc chất lượng kém, thuốc ngoài danh mục, còn trôi nổi trên thị trường, đã gây thiệt hại
cho sản xuất, làm tổn thương đến lợi ích của người nông dân và làm mất lòng tin của
người tiêu dùng vào biện pháp này.
Mặc dù còn nhiều nhược điểm, song phải thừa nhận, công tác quản lý thuốc
BVTV trong thời gian qua, có hiệu quả. Có thể nói, cho đến nay, danh mục thuốc BVTV
ở Việt nam, thuộc vào danh sách của các nước tiên tiến trên thế giới.
Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt nam:
Thuốc BVTV là vật tư không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp nói chung
và Việt nam nói riêng.Lượng thuốc BVTV được sử dụng tăng đều đặn qua các năm, cả về
số lượng và giá trị. Chi phí trên 1 ha canh tác cũng ngày càng tăng cao.Kết quả được thể
hiện qua các bảng 8 và 9.
Bảng 8 – Giá trị
thuốc BVTV nhập vào Việt Nam
( Số liệu Cục BVTV và báo Nông nghiệp Việt nam số 157 (3787))
Thời điểm Giá trị ( triệu USD)
Trước 1990 8,5
1990 9,0
1991 22,5
1992 24,5
1995 100,4
1997 126,0
1998 196,7
2000 158,0
2002 150,0
2003 166,0
2006 291,0
2007 352,0
2008 472,0
2009 488,0

2010 537,0
7 tháng đầu 2011 528,0


Chẳng những giá trị và khối lượng thuốc sử dụng thay đổi, mà cả cơ cấu dùng
thuốc cũng thay đổi , hòa nhập dần vào xu hướng của thế giới.


13

Khoảng vài chục năm trở lại đây, khi nhận thức và hiểu biết về thuốc BVTV của
nông dân được nâng cao, nhu cầu sử dụng nhiều loại sản phẩm cho hầu hết các cây
trồng đều tăng hàng năm. Thực tế số lượng và giá trị thuốc BVTV liên tục tăng trong
những năm qua ở nước ta đã chứng minh điều đó. Tỷ lệ tăng bình quân giai đo
ạn 1991-
2009 là 38,8%/năm (Bảng 9).
Bảng 9. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại Việt Nam
giai đoạn 1991-2009
Tỷ lệ %
Năm
Số lượng
(ngàn tấn)
Giá trị
(triệu USD)
Thuốc trừ
sâu
Thuốc
trừ bệnh
Thuốc
trừ cỏ

1991 20,7 22,5 48,1 35,1 14,3
1992 24,4 24,1 43,8 37,0 17,1
1994 23,2 58,9 54,5 24,4 17,5
1996 32,8 124,2 42,9 29,8 23,2
1998 33,0 196,0 36,7 29,6 21,9
2000 33,6 201,3 39,1 30,0 23,0
2005 50,0 420,0 44,1 31,9 24,0
2009 77,7 720,5 41,2 32,3 23,5
(Nguồn: Cục BVTV – Bộ NN & PT nông thôn)
Thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài dưới
dạng thành phẩm. Phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ gia công đóng gói nhỏ và
tiêu thụ. Theo số liệu thống kê của Vinanet.com.vn, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm
này trong 5 tháng đầu năm 2011 đạt trên 267,4 triệu USD, tăng 13,1 % so với cùng kỳ
năm 2010.
Tỉ lệ của các nhóm thu
ốc BVTV sử dụng tại Việt Nam cũng thay đổi đáng kể:
thuốc trừ sâu giảm dần từ 83,3% năm 1991 xuống còn 44.2 % năm 2009, trong khi đó
tỉ lệ thuốc trừ các loại bệnh, trừ cỏ gia tăng cả về chủng loại và khối lượng.
Nhu cầu về thuốc trừ cỏ ngày càng tăng, không chỉ ở đồng bằng, có điều kiện kinh
tế cao, mà cả
vùng sâu, miền núi . Nguyên nhân chính là do thiếu nhân lực, nên giá trị
ngày công ở nông thôn hiện nay khá cao so với thu nhập của nông dân.

14
10
20
30
40
50
60

1990 1995 2000 2005 2010
Năm
% Tổng số
Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ bệnh
Thuốc trừ cỏ









Hình 1. Sử dụng các loại thuốc BVTV chủ yếu ở Việt Nam

Thuốc BVTV được dùng ở mọi nơi và thường xuyên. Việt nam là một trong
những nước tiêu thụ nhiều thuốc BVTV ở châu Á. Số liệu bảng 10 phản ảnh số lần phun
thuốc trên 2 loại cây trồng, được dùng thuốc BVTV nhiều nhất. Qua bảng cho thấy , số
lần phun trên lúa là 4.94 lần/vụ; còn trên rau là >11 lần/vụ. Ở miền Nam, xu h
ướng dùng
thuốc còn tăng hơn nhiều.
Bảng 10 – Số lần phun thuốc trong một vụ trong năm 2007
(Viện Môi trường Nông nghiệp-2008)
Phun thuốc trên rau ( lần) Phun thuốc trên lúa (lần)
Địa phương
Hóa học Sinh học Tổng Hóa học Sinh học Tổng
Hà nội 3.67 5.61 9.28 3.00 1.86 4.86
Vĩnh phúc 6.29 5.36 11.64 3.57 2.36 5.13

Hà nam 6.11 3.86 9.96 3.50 1.00 4.50
Hà tây 7.68 4.13 11.81 3.25 1.51 4.76
Hải phòng 8.48 3.45 11.93 4.47 0.85 5.32
Hải dương 7.22 5.15 12.37 3.82 1.24 5.06
Trung bình 6.57 4.59 11.16 3.6 1.47 4.94

Trên rau và lúa, được nông dân đầu tư nhiều thuốc BVTV, đặc biệt là các thuốc
sinh học. Đây là chuyển biến về nhận thức rất tốt của nông dân. Họ thấy rằng, chỉ có

15
thuốc sinh học, mới cho phép họ thực hiện được thời gian cách ly, một biện pháp chủ
yếu, cho phép sản xuất rau an toàn và lương thực, thực phẩm sạch. Vì thế , thuốc sinh học
tuy có giá thành hơi cao, nhưng vẫn được nhân dân ưa chuộng. Tỷ lệ nông dân dùng
thuốc sinh học ngày càng tăng.
Theo số liệu của Viện Môi trường Nông nghiệp, trong năm 2007, để bảo vệ cho rau, số
lần phun thuốc bình quân / vụ củ
a người nông dân lên đến > 11 lần ( trong đó có 4,59 lần
dùng thuốc sinh học); tiền đầu tư cho thuốc BVTV lên đến > 2 triệu đồng/vụ ( bảng 11).
Bảng 11- Chi phí bình quân thuốc BVTV trên 1 ha rau/vụ năm 2007
(Viện Môi trường Nông nghiệp)
Loại thuốc đông/lần phun Số lần
phun/vụ
Thành tiền(đ)Tổng chi
Hóa học 123.000 6,57 808 110
Sinh học 260.000 4,59 1 193 450

2 001 560
Chú ý: Chưa kể công phun 15000 - 20000 đ/bình ( giá năm 2007)
Bên cạnh những thành công, biện pháp sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông
nghiệp, đã để lại nhiều hậu quả xấu cho môi trường: làm giảm tính đa dạng của sinh

quần, tạo tính kháng thuốc, gây hiện tượng bùng phát của dịch hại thứ cấp và để lại dư
lượng trên nông sản, đất đai và môi trường. Chính những hậu quả xấ
u này đã gây nên
tâm lý sợ thuốc BVTV.
Trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều cố gắng để khắc phục tư
tưởng ỷ lại của nông dân vào thuốc BVTV, tránh tình trạng lạm dụng thuốc BVTV, để làm giảm
lượng thuốc dùng, tránh những hậu quả xấu do thuốc BVTV gây ra cho môi sinh , môi trường và
con người. Nhiều phong trào đã được phát động, như: Xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp
IPM trên các loại cây trồng (Lúc đầu dựa vào 2 biện pháp: bảo vệ thiên địch và thay giống; sau
này có thêm biện pháp lựa chọn thuốc thích hợp và hạn chế dùng thuốc BVTV); Không phun
thuốc trừ sâu sớm trên lúa; Phong trào "Ba giảm, ba tăng" trên lúa ( giảm phân bón( đặc biệt là
phân đạm), giảm mật độ ( giảm lượng giống gieo sạ), giảm dùng thuốc BVTV; để tăng: năng
suất, tăng chất lượng nông sản và tăng hiệu quả kinh tế). Những phong trào này đã đạt một số
thành quả nhất định, góp phần làm tốt công tác phòng trừ dịch hại.

I.3 NHU CẦU PHÁT TRIỂN HÓA CHẤT BVTV TRONG TƯƠNG LAI
1. Nhu cầu thuốc BVTV ngày càng tăng:
An ninh lương thực là vấn đề luôn được cả thế giới quan tâm do sự gia tăng dân số
hàng năm trong khi diện tích canh tác ngày càng giảm. Theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), dự kiến dân số thế giới vào năm 2025 là 8 tỷ và tăng lên khoảng 10 tỷ vào năm
2050, đặc biệt tăng nhanh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời diện tích canh

16
tác tính trên đầu người giảm từ 0,5 ha năm 1960 xuống còn 0,33 ha vào năm 1996 và dự
kiến chỉ còn 0,2 ha vào năm 2015 [1].
Để đảm bảo nhu cầu lương thực
thế giới, cần tăng năng suất cây trồng
bằng nhiều biện pháp, trong đó sử
dụng các hóa chất bảo vệ thực vật
(BVTV) để phòng trừ sâu bệnh phá

hoại mùa màng là biện pháp quan
trọng, hiệu quả và không thể thiếu
được trong giai đ
oạn hiện nay vì tổn
thất hàng năm trên thế giới về các sản
phẩm nông nghiệp

do sâu bệnh và cỏ dại gây ra là đáng kể (15-50% do nấm bệnh và 20-35% do sâu hại, 15-
25% do cỏ dại).
2. Thị trường thuốc BVTV thay đổi theo nhu cầu sử dụng.
Thị trường các sản phẩm hóa chất phục vụ nông nghiệp toàn thế giới chủ yếu do 25
hãng sản xuất lớn nhất kiểm soát (chiếm
đến 90% doanh thu). Qua số liệu thống kê ở các
nước phát triển trong thời gian gần đây, thuốc BVTV chủ yếu đáp ứng cho các loại cây
lấy hạt như ngô, lúa, đậu tương…trong đó thị phần các loại thuốc diệt cỏ là lớn nhất
(48%), thị phần thuốc trừ sâu nhỏ hơn (28%) và thuốc nấm bệnh còn nhỏ hơn nữa (19%).
Điều này trái ngược với tình hình tiêu thụ thuốc BVTV trước
đây (thuốc từ sâu được sử
dụng nhiều nhất, thuốc trừ cỏ dại còn ít).
Trong số các sản phẩm liệt kê gần đây trong Pesticide Manual, có 881 hợp chất
BVTV khác nhau với 449 thuốc diệt cỏ, 191 thuốc trừ sâu và 114 thuốc diệt nấm. Trong
30 hoạt chất mới, có 20 chất tổng hợp hóa học [5]. Đối với thuốc diệt cỏ, ngoài
glyphosate với doanh thu ổn định hàng năm, các chất tác động theo phươ
ng thức ức
chế men acetolactate synthase (sulfonylurea,
imidazolinones, triazolopyrimidines, pyrimidinyl carboxylates…); ức chế hệ quang
hợp (các hợp chất 1,3,5-triazine, phenylurea, triazinones, pyridazinone,
phenylcarbamate, uracil và nitrile); các axit phenoxyalkanoic và chất ức chế men
acetylcarboxylase như aryloxyphenoxypropionate, cyclohexanedione,
phenylpyrazolines) vẫn giữ được thị phần đáng kể. Gần đây trên thị trường đã xuất hiện

một số thuốc diệt cỏ với phương thức tác động mới là ức chế men
hydroxyphenylpyruvate dioxygenase như chất Sulcotrione được giới thiệu năm 199,
Isoxaflutole năm 1996, Mesotrione năm 2001….

17
Đối với thuốc diệt nấm, các chất tác động theo phương thức ức chế quá trình
demetyl hóa (DMI) như các azole, piperazine, pyridine và pyrimidine chiếm thị
phần 27,7%, các chất ức chế phức III (QoI) như strobilurin chiếm 19,1%; các chất tác
động theo cơ chế hỗn hợp như dithiocarbamates: 7,2%; các sản phẩm của đồng và lưu
huỳnh: 4,8%. Cũng như các thuốc diệt cỏ, gần đây đã xuất hiện các thuốc diệt nấm với
phươ
ng thức tác động mới. Ví dụ, hoạt chất azoxystrobin được giới thiệu năm
1996, hiện nay đã có 14 sản phẩm tương tự trên thị trường với trên 19% thị phần thuốc
diệt nấm. Một số hoạt chất mới khác được giới thiệu gần đây chưa xác định rõ được cơ
chế tác động nhưng có thể liên quan đến quá trình chuyển hóa theo những cách khác
nhau.Ví dụ Ethaboxam được giới thi
ệu năm 2001, Cyflufenamid đăng ký tại Nhật Bản
năm 2002, Proquinazid sử dụng đầu tiên ở châu Âu vào năm 2006, Metrafenone ở
Anh năm 2003, Mandipropamid và Fluopicolide được giới thiệu trong năm 2007 [1].
Thị trường thuốc trừ sâu bao gồm các hợp chất phospho hữu cơ (24,7% thị
phần), dãy pyrethroid (19,5%), dãy carbamat (10,5%), dãy neonicotinoid (15,7%), và các
sản phẩm tự nhiên (gồm cả pyrethrum, nicotin, rotenon và azadirachtin: 7,6%). Riêng các
hợp chất phospho hữu cơ, mặc dù được khám phá vào những năm 1940 nhưng đến nay
vẫn là thị tr
ường thuốc trừ sâu lớn nhất (với Chlorpyrifos, Imidacloprid). Ngoài ra, một
số thuốc mới với phương thức tác động mới cũng đã được giới thiệu. Ví dụ, một thuốc
trừ sâu mới là Flubendiamide do hãng Nihon Nohyaku khám phá và Bayer Crop Science
phát triển năm 2008 có cơ chế tác động khác với các thuốc trừ sâu thông thường (tác
động lên hệ thần kinh) là tác động lên cơ quan cảm thụ ryanodin. Hoặc sản phẩm
Spinosyn của hãng Dow AgroScience cũng có cơ chế tác

động mới là kích hoạt tác nhân
thụ cảm acetylcholine nicotinic, nhưng khác với nicotin và neonicotinoids.
Ngoài ra, một số sản phẩm hết thời hạn đăng ký bảo hành cũng đã được các nhà sản
xuất khác khai thác mạnh nhằm cạnh tranh với công ty sở hữu bản quyền, tạo nên một thị
trường thuốc BVTV rất sôi động và đa dạng trong thời gian gần đây.
Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường thế giới về thu
ốc phòng trừ dịch hại
năm 2011 tiếp tục tăng trưởng so với năm 2010, thể hiện qua Bảng 1 dưới đây: [1]
Bảng 12. Dự báo tăng trưởng thị trường thuốc phòng trừ dịch hại năm 2011 so với
2010 (%)

Khu vực
Thuốc
trừ cỏ
Thuốc
trừ sâu
Thuốc
trừ bệnh
Các loại
khác
Tổng
số
Sản
phẩm
sinh học
NAFTA
0,1 0,6 1,8 0,3 0,4 1,1
Mỹ La tinh
-0,7 0,4 4,2 1,6 0,9 3,2


18
Châu Âu
0,7 1,3 2,4 -0,3 1,4 1,4
Châu Á
3,5 1,4 2,3 0,2 2,4 3,5
Trung Đông
2,6 3,5 6,0 0,7 3,4 4,3
Tổng số
0,9 1,2 2,7 0,3 1,4 2,2
Như vậy, thị trường tiêu thụ thuốc BVTV thế giới đã có những thay đổi trong thời
gian gần đây. Do tính chất độc hại và tồn lưu lâu trong môi trường, gây ảnh hưởng tới sức
khỏe con người và cộng đồng, do tính kháng thuốc của sâu bệnh đối với những sản phẩm
sử dụng nhiều lần, thời gian gần đây đã xuất hiện những chế phẩ
m mới với những
phương thức tác động mới, hiệu quả phòng trừ cao và ít ảnh hưởng tới môi trường và con
người. Trong số các sản phẩm mới này, các thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học
(biopesticides) thể hiện rõ những tính năng ưu việt so với các loại thuốc hóa học trước
đây, đặc biệt trong bối cảnh phải xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Mặc dù hiện nay
trên thế gi
ới, các sản phẩm biopesticide mới chiếm hơn 2% thị trường nhưng dự báo
trong giai đoạn 2010-2015 sẽ tăng 20 % so với các loại thuốc hóa học [3].
Việt Nam là nước nông nghiệp với diện tích canh tác lớn, điều kiện khí hậu thuận
lợi, chủng loại cây trồng phong phú nên dịch hại phát triển đa dạng và quanh năm. Trong
sản xuất nông nghiệp ở nước ta, từ lâu thuốc BVTV đã được sử
dụng và ngày càng phát
triển vì đó là biện pháp quan trọng, không thể thiếu để bảo vệ mùa màng, tăng năng xuất
nông phẩm.
Trong số các cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở nước ta, lúa là cây lương thực
chính và có rất nhiều loại sâu bệnh phá hoại. Do vậy, khối luợng thuốc BVTV sử dụng
trên cây lúa chiếm tỉ lệ lớn nhất so với tổng khối lượng thuốc BVTV sử dụng hàng

năm. Theo s
ố liệu của Công ty Nghiên cứu thị trường Landell Mills của Anh năm
1995 ở Việt Nam, lượng thuốc BVTV sử dụng trên cây lúa chiếm 80,3 %, các cây
trồng khác chỉ chiếm 5 - 11% [6].
Tuy nhiên, cũng như các nước trên thế giới, hiện nay Việt Nam cũng đang gặp
phải những vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, sức khỏe của người và cộng
đồng bị ảnh hưởng và sự thay đổi dầ
n hệ sinh thái theo hướng tiêu cực do sản xuất và
sử dụng một cách bừa bãi các hóa chất BVTV trong thời gian qua.
3. Vấn đề ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái do thuốc BVTV gây ra:
Do các loại thuốc BVTV thường là các chất hoá có độc tính lớn nên mặt trái của
chúng là rất độc hại với sức khoẻ người và động vật máu nóng, đồng thời là đối tượng có
nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản lý chặt chẽ và sử

dụng đúng cách.
- Ô nhiễm môi trường và ảnh hướng tới sức khỏe cộng đồng:

19
+ Thực trạng tại Việt Nam: Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, các loại thuốc
BVTV đã được sử dụng từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên thời kỳ đó, do tình hình phát
sinh, phát triển của sâu hại, dịch bệnh diễn biến chưa phức tạp nên số lượng và chủng loại
thuốc BVTV chưa nhiều. Ngày đó do thiếu thông tin và do chủng loại thuốc BVTV còn
nghèo nàn nên người nông dân đã sử
dụng nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn
lưu lâu trong môi trường.
Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ và thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên
tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy, số lượng và chủng loại thuốc BVTV
sử dụng cũng tăng lên. Việc tăng nồng độ thuốc, tăng số lần phun thuốc, dùng thuốc
BVTV không theo hướng dẫn, lạ
m dụng thuốc BVTV đã gây nên hiện tượng kháng

thuốc, làm thuốc mất hiệu lực và để lại tồn dư hàm lượng chất độc quá mức cho phép
trong nông sản, thực phẩm. Đó cũng là nguyên nhân của tình trạng ngộ độc thực phẩm,
đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của nông sản, hàng hoá trên thị trường thế giới. Ngoài
ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng vứt bao bì thuốc
BVTV bừa bãi sau s
ử dụng khá phổ biến. Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế
thuốc BVTV không đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho động vật
thuỷ sinh.
Theo báo cáo của Cục BVTV-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2006,
kết quả kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau của 4600 hộ nông dân cho thấy
có tới 59,8 % số hộ vi phạm về quy trình sử dụng thuốc. Số hộ không giữ đúng thời gian
cách ly: 20,7%; sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục: 10,31%; sử dụng thuốc hạn
chế trên rau: 0,18%; sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ: 0,73%. Kiểm tra dư
lượng thuốc BVTV trên 373 mẫu rau thì 33 mẫu (chiếm 13,46%) vượt mức dư lượng cho
phép. Hiện tượng nhập lậu các loại thuốc BVTV (bao gồm cả thuốc cấm, thuốc ngoài
danh mục, thuốc hạn chế sử dụng) đang là vấn
đề chưa thể kiểm soát nổi. Tình trạng các
thuốc BVTV cũ tồn đọng không sử dụng hoặc nhập lậu bị thu giữ ngày càng tăng về số
lượng và chủng loại. Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại thuốc BVTV tồn đọng này
được lưu giữ trong các kho chứa không đảm bảo hoặc bị chôn dưới đất không đúng kỹ
thuật nên nguy cơ thẩm lậu và dò r
ỉ vào môi trường là rất đáng báo động. Cùng với thuốc
BVTV tồn đọng, các loại bao bì, đồ đựng thuốc sau khi dùng cũng là nguy cơ ảnh hưởng
tới sức khoẻ cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường.
Do nhu cầu sử dụng tăng, số lượng các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV cũng ngày
càng tăng. Mặc dù thuốc BVTV là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nhưng không phải
cơ sở nào cũng có đầy đủ các
điều kiện đúng quy định. Trong số các đơn vị gia công,
sang chai, đóng gói thuốc BVTV, vẫn còn nhiều cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến việc
cải tiến công nghệ, sử dụng các dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm. Đặc biệt là


20
hệ thống xử lý chất thải (bao gồm khí thải, nước thải, chất thải rắn và bụi) chưa đạt các
tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
+ Hậu quả: Từ thực trạng nhập khẩu, sản xuất, gia công và sử dụng thuốc BVTV
của Việt Nam nêu trên trong những năm qua đã gây ra hậu quả tiêu cực tới sức khỏe con
người và cộng đồng. Theo ước tính của UNICEF, t
ỷ lệ tử vong qua việc tiếp nhiễm hóa
chất BVTV ở các quốc gia đang phát triển là rất cao (chiếm khoảng 1/2 tổng số trường
hợp tử vong trên thế giới, trong khi ở những nước công nghiệp phát triển chỉ chiếm 10
%). Các hoá chất độc hại tồn dư trong môi trường xâm nhập vào cơ thể trong một thời
gian dài qua hiện tượng tích lũy sinh học (bio-accumulation) sẽ ảnh hưởng và tạo nên
những b
ệnh mãn tính phức tạp ở người như ảnh hưởng tới hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ
sinh sản, hệ miễn dịch và có thể làm biến đổi gen, sinh ra quái thai và một số bệnh ung
thư như ung thư màng óc, ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết
Tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất của WHO, hàng năm có đến hơn 8 triệu
người bị nhiễm độc thực phẩ
m do hiện tượng tồn đọng dư lượng hoá chất độc hại, trong
đó có thuốc BVTV. Cụ thể, theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng và Môi trường - Bộ Y
tế, năm 2007 Việt Nam có 4.670 vụ nhiễm độc thuốc BVTV với 5.207 ca, trong đó có
101 ca tử vong, một con số không nhỏ.
- Mất cân bằng sinh thái:
Ô nhiễm từ thuốc BVTV, sẽ “góp phần” làm thay đổi cân bằng sinh học (giảm số
lượng của nhóm sinh vật này và t
ăng số lượng nhóm sinh vật khác), hay nói cách khác,
gây mất cân bằng sinh học tự nhiên. Các thuốc trừ bệnh là chất độc đối với nấm và xạ
khuẩn trong đất. Một số thuốc khác lại ảnh hưởng lên hệ vi khuẩn. Thuốc BVTV tác
động nghiêm trọng và tiêu diệt hàng loạt vi sinh vật và động vật nhỏ nhạy cảm với thuốc.
Từ đó sẽ gây mất cân bằng sinh học trong đất một cách nghiêm trọng và kéo theo s

ự mất
cân bằng về chuyển hóa vật chất trong đất, ảnh hưởng đến hệ thực vật sống trên đất đó.
Kết quả là giảm sự đa dạng trong hệ thực vật, một trong những nguyên nhân gây ra quá
trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, các động vật thủy sinh như cá, tôm, cua,
ếch cũng bị ảnh hưởng, giảm dần về số lượng và chủng loại.
Người ta cũng biết rằng cây trồng độc canh không có các cơ chế bảo vệ sinh thái
cần thiết để chịu đựng sự bùng nổ của quần thể dịch hại. Một số giống cây trồng cho
năng suất cao và chất lượng tốt nhưng dễ bị nhiễm sâu bệnh do sức đề kháng tự nhiên
kém và ảnh hưởng tiêu cực đến các loài thiên địch. Đặc biệt khi sử dụng thuốc BVTV
không đúng có thể gây bùng nổ các đối tượng dịch hại, làm tăng khả năng kháng thuốc và
xuất hiện các đối tượng dịch hại mới. Ở Mỹ đã có công trình nghiên cứu, khảo sát về hậu
quả của sự mất cân bằng sinh thái và đưa ra kết quả: do thiếu kiểm soát tự nhiên, hàng
năm nông dân Mỹ mất khoảng 40 tỷ USD cho phòng trừ sâu bệnh và 8 tỷ USD cho chi
phí bảo vệ môi trường và y tế cộng đồng (như tác động đến động vật hoang dã, thiên

21
địch, thủy sản, nước…) để tiết kiệm được khoảng 16 tỷ USD từ tăng năng suất cây trồng.
Về mặt kinh tế như vậy là quá tốn kém.
Thường thì thuốc BVTV ảnh hưởng tới chất lượng lương thực và thực phẩm của
con người, thức ăn của vật nuôi. Nhưng chúng cũng ảnh hưởng tới môi trường nước và
không khí. Sự ảnh hưởng này tùy theo loại thuốc, nồng độ và cách sử dụng. Các thuốc
BVTV hóa học thường tồn lưu lâu như thuốc clo hữu cơ, một số hợp chất phospho hữu
cơ, carbamat gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, hệ sinh thái. Trong số 12 hợp chất hữu
cơ khó phân hủy có nguy cơ cao do Công ước Stockholm về các chất gây ô nhiễm hữu cơ
khó phân huỷ (POPs) cấm triệt để thì có 8 chất là thuốc BVTV dãy clo hữu cơ như:
Aldrin, Chlordane, DDT, Dieldrin, Endrin, Hexachlor (HCH), Mirex và Toxaphene.
Ngày nay, các loại thuốc này tuy đã bị cấm sử dụng nhưng số lượng còn tồn lưu từ trước
trong một số kho lưu trữ, do không được bảo quản cẩn thận đã ngấm vào đất, nước ngầm.
Ngoài ra, những thuốc đã phun do tồn lưu lâu, chưa bị phân hủy hết, để lại dư lượng
trong nông phẩm và trong đất, gây ô nhiễm nguồn nước. Tất cả các nguồn ô nhiễm này

đều ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng sinh
thái.
Vì vậy, việc sử dụng thuốc BVTV phục vụ nền nông nghiệp bền vững phải đi đôi
với bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Phòng chống ô nhiễm và suy thoái môi
trường do sản xuất, sử dụng thuốc BVTV phải được coi là mục tiêu của công tác
nghiên cứu, quản lư và sản xuất trong lĩnh vực đầy nhạy cảm này.
4. Nhu cầu áp dụng khoa học công nghệ
trong sản xuất các hóa chất BVTV
Thời gian gần đây, việc nghiên cứu tạo ra các hợp chất mới có hoạt tính sinh học
trong lĩnh vực BVTV bị thu hẹp đáng kể. Nếu như trước năm 1980 có hơn 60 công
ty triển khai công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) thì đến năm 2004, số lượng này đã
giảm thông qua việc sáp nhập hoặc đơn giản là không tiếp tục. Ngày nay, chỉ có một số
công ty quan trọng triển khai trong lĩnh vự
c này là Monsanto, FMC, DuPont (Mỹ);
Bayer CropScience, BASF, Syngenta (các nước EU); Sumitomo, Nihon Nohyaku (Nhật
Bản)…
Có nhiều lý do liên quan đến việc giảm số lượng các công ty hóa chất quan tâm
đến nghiên cứu phát triển. Đó là thời gian, chi phí cho nghiên cứu, đăng ký và triển khai
sản phẩm ra thị trường hiện nay lớn hơn nhiều so với hai mươi năm trước đây (chi phí
khoảng 200 triệu USD và phải cần khoảng 10 năm từ khi phát minh ra chất mới đến khi
có sản phẩm đầu tiên đưa ra thị tr
ường). Quá trình này cũng đòi hỏi sự liên kết của nhiều
cơ sở nghiên cứu và các đơn vị sản xuất. Hơn nữa ngày nay vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm đặt ra sự kiểm tra chặt chẽ các sản phẩm mới trong nông phẩm. Ngoài ra, ngày
càng có sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm đang lưu hành…

22
Tuy nhiên, cần ý thực được tầm quan trọng của công tác phòng trừ dịch hại nhằm
tăng năng suất cây trồng. Ở đây, vấn đề là cần giải thích và chứng minh sự an toàn trong
việc sử dụng thuốc BVTV bằng những sản phẩm mới thân thiện với môi trường. Điều

này sẽ không thể thực hiện được nếu như không tăng cường công tác nghiên cứu, áp dụng
KHCN trong canh tác và bảo v
ệ mùa màng.
Thực tế cho thấy các công ty hàng đầu trên thế giới đã tương đối thành công trong
việc nghiên cứu và giới thiệu các sản phẩm mới. Theo thống kê, từ năm 1990 đến 2005,
tổng cộng có 196 hoạt chất mới về BVTV đã được một số hãng lớn đăng ký. Từ đó đến
nay, có thêm 58 chất mới nữa đang trong quá trình triển khai (Bảng 3)[1]. Đa phần các
công ty lớn nhất đặt mục tiêu nghiên c
ứu tổng hợp các hợp chất mới có cấu trúc mới, có
phương thức tác động mới, liều lượng sử dụng ít và an toàn với môi trường và con người.
Những sản phẩm mới này có thể được đăng ký bản quyền và tạo lợi thế lớn cho người
phát minh trước các đối thủ cạnh tranh. Các hợp chất mới được đăng ký thường có hoạt
tính sinh học tốt hơn, thân thiện vớ
i môi trường, đặc biệt các chất có nguồn gốc tự nhiên
hoặc nguồn gốc sinh học nên thích hợp sử dụng trong sản xuất nông nghiệp sạch, phục vụ
nhu cầu ngày càng cao của đời sống.
Bảng 13. Số lượng sản phẩm mới được nghiên cứu và phát triển của một số hãng
lớn trên thế giới.
Hãng
Giai đoạn
1990 - 2005
Đến nay
Bayer
37 9
Syngenta
23 5
BASF
22 7
Dow
21 3

Sumitomo
17 4*
DuPont
10 1
Monsanto
2 0
Các công ty Nhật Bản khác
45 20
Các công ty còn lại
19 9
Tổng số
196 58**
* Hợp tác với các công ty khác
** Một số sản phẩm được cấp phép lần 2 ở nước khác
Trong tương lai, chúng ta vẫn có thể tin tưởng rằng đầu tư cho nghiên cứu và phát
triển các hóa chất BVTV vẫn rất cần cho nông nghiệp và cuộc sống của người dân, ít nhất
trong vòng vài chục năm nữa.

23
CHƯƠNG II
CÁC DẠNG GIA CÔNG THÔNG DỤNG THUỐC BVTV TRÊN THẾ GIỚI

Khoảng 20 năm trở lại đây trong ngành nông hóa đã có nhiều thay đổi về công
nghệ: phát minh ra các hoạt chất mới, thay đổi phương pháp gia công, đóng gói và thay
đổi cách sử dụng. Đồng thời với những sự tiến bộ về công nghệ, người ta cũng thay đổi
cả những quy định trong quản lý sản xuất và sử dụng các loại thuốc bả
o vệ thực vật
(BVTV).
Trên thực tế, công nghiệp nông hóa đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế ở
nhiều nước. Hiện nay trên thế giới sự tăng dân số và sự đô thị hóa, công nghiệp hóa đang

buộc người ta phải chuyển từ quảng canh sang thâm canh và sử dụng đất đai dùng cho
sản xuất nông nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc tiên
đoán dân số toàn thế giớ
i sẽ có 10 tỷ người vào năm 2040 và đặc biệt tăng nhanh ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này dẫn đến yêu cầu càng cao về các sản phẩm
nông nghiệp và kéo theo nhu cầu về thuốc BVTV.
Trong những năm gần đây, người ta chú ý phát triển các loại hoạt chất mới, các
phương pháp gia công mới và đưa ra các chế phẩm ít rủi ro hơn, an toàn hơn, dễ sử dụng
và thân thiện với môi trường hơn. Ngoài ra cũ
ng còn một yêu cầu rất thực tế nữa là lượng
thuốc BVTV được sử dụng trên một diện tích canh tác càng ít càng tốt để giảm giá thành
sản xuất nông nghiệp, vì giá của các chế phẩm thuốc BVTV, nhất là các chế phẩm mới,
thường rất cao. Người ta ước lượng rằng chi phí để phát triển các chế phẩm mới, là vào
cỡ 150 - 200 triệu USD và phải cần mất 7 đến 10 năm từ khi hóa chất được phát minh
đến khi có sản phẩm đầu tiên được đưa ra thị trường. Quá trình này cũng đòi hỏi sự liên
kết của nhiều cơ sở nghiên cứu và các đơn vị sản xuất.
Bởi vì có nhiều hoạt chất được sử dụng, nên thực tế đã có rất nhiều dạng chế phẩm
được gia công, sản xuất. Điều này phụ thuộc vào các tính chất hóa lý của hoạt chất đã
dùng. Tr
ước đây, hầu hết các chế phẩm gia công đều là các dung dịch tan trong nước
thông thường, hoặc là dạng huyền phù đậm đặc trong một dung môi nào đó, hoặc dạng
bột phân tán. Xu hướng mới đây trong gia công các chế phẩm là hạn chế tối đa sử dụng
các dung môi gốc dầu mỏ và thay thế bằng nước hoặc bằng các dung dịch huyền phù
(hoặc nhũ tương) nền nước. Ngoài ra còn có xu hướng không dùng các loại bộ
t khô gây
bụi, đồng thời chuyển sang dùng các loại chế phẩm dạng hạt phân tán trong nước và
không gây bụi.
Sự thay đổi mạnh các công nghệ gia công các chế phẩm nông hóa đã đòi hỏi người
ta ngày càng phải sử dụng nhiều các loại phụ gia sản xuất khác nhau. Quan trọng nhất


24
trong các loại phụ gia này là các chất hoạt động bề mặt (HĐBM). Đây là các chất đóng
vai trò quan trọng làm chất phân tán và huyền phù hóa. Các chất HĐBM được biết trước
đây thường đi từ các chế phẩm tự nhiên (xà phòng). Tuy nhiên hiện nay các chất HĐBM
tổng hợp lại đóng vai trò chính trong lĩnh vực này. Trước đây, các chất HĐBM sunfat và
sunfonat với mạch cacbon dài đã được phát triển mạnh, đến cuối thế kỷ
20 còn ra đời một
số chất HĐBM có một số tính chất riêng do người ta đã thêm vào phân tử của chúng một
số nhóm chức đặc biệt. Ngoài ra các chất HĐBM non - ionic, với nhóm ưa nước chứa
nhóm chức etylen oxit, cũng được sử dụng nhiều. Nhìn chung, các chất HĐBM được
dùng để cải thiện tính thấm nước, tính phân tán, tính tạo nhũ và ổn định dung dịch trong
quá trình gia công chế biến các loại thuốc BVTV.
Các cơ s
ở gia công các chế phẩm thuốc BVTV hiện nay cũng còn phải chú ý đến
vấn đề bao gói, sao cho chế phẩm làm ra phải thực sự an toàn đối với người dùng. Liên
quan đến vấn đề này, các vấn đề như tráng rửa và thải bỏ các loại chai lọ, bao bì đựng chế
phẩm thuốc BVTV cũng là những vấn đề rất quan trọng. Các công trình nghiên cứu cho
thấy khi phun các chế phẩm thuốc BVTV vào cây cối cần bảo vệ, thì chỉ
có 10 - 20%
lượng chế phẩm phun ra bám vào mục tiêu. Phần chế phẩm còn lại sẽ trộn lẫn vào đất,
hoặc chuyển vào môi trường. Như vậy phải thấy ngoài các hoạt chất thì các phụ gia của
chế phẩm cũng tham gia vào quá trình gây ô nhiễm. Vấn đề thải bỏ các chất thải của các
nhà máy sản xuất, gia công thuốc BVTV cũng như của các nông trại có dùng chế phẩm
BVTV, hiện đang là những vấn
đề nhạy cảm được xã hội hết sức lưu ý. Giảm thiểu chất
thải và nước thải bằng cách tái sinh hoặc quay vòng, đang là vấn đề được khuyến khích
và là tiêu điểm trong thiết kế, đầu tư các cơ sở gia công, sản xuất các chế phẩm thuốc
BVTV.
Trong nội dung đề tài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số khả năng công nghệ đang
được áp dụng nhiều trên thế

giới trong lĩnh vực gia công, chế biến và sản xuất các chế
phẩm thuốc BVTV. Nhằm đáp ứng những yêu cầu mới về an toàn và môi trường, những
dạng chế phẩm mới đang là sự lựa chọn của nhiều nhà sản xuất các chế phẩm nông hóa.
Tuy nhiên, tùy điều kiện về đầu tư cũng như đặc tính của hệ cây trồng mà người ta có thể
lựa ch
ọn một số dạng chế phẩm thích hợp nhất.

II.1 GIỚI THIỆU MỘT SỐ THUỐC BVTV
- Thuốc trừ cỏ: Thuốc trừ cỏ có rất nhiều chủng loại, tùy theo kiểu tương tác, theo
phản ứng quang hóa, phản ứng tổng hợp sinh học amino axit, tổng hợp sinh học lipid,
hoặc theo ảnh hưởng tới các hocmon (như hoạt chất 2,4D; MePA ), tới sự phân chia tế
bào, tới sự t
ổng hợp sinh học các xenlulô và tới các hoạt động sống khác của cỏ dại.
- Thuốc trừ sâu: Thông thường các thuốc trừ sâu tác động đến sâu bọ, côn trùng
là theo cơ chế đầu độc các chức năng thần kinh. Cũng do điều này mà nhiều loại thuốc

25
trừ sâu gây ngộ độc không mong muốn đến các đối tượng động vật khác (kể cả thiên
địch) và con người. Các hoạt chất trừ sâu thường dùng là hoạt chất cơ phốtpho (phá hủy
hệ thống enzym của sâu bọ), hoạt chất cacbamat (phá hủy hệ thống enzym của sâu bọ và
gây hậu quả mất nước ở sâu bọ) và giết chết sâu bọ. Các hoạt chất tương tác với các vị trí
phát các tín hiệu thầ
n kinh hoặc vào kênh dẫn ion (như DDT) hoặc tác động vào quá trình
vòng đời của côn trùng, v.v
- Các loại thuốc trừ nấm:
Các loại thuốc trừ nấm được dùng để kiểm soát nấm bệnh trên cây trồng. Có thể có
các loại thuốc phòng ngừa hoặc diệt nấm. Hầu hết các loại thuốc diệt nấm cũng có tính
độc hại và chúng thường có tính diệt nấm bệnh một cách chọn lọc. Các chế phẩm phòng
ngừ
a nấm thường được dùng trước đây là các muối của đồng, thiếc và thủy ngân. Đây

thường là các chất khá độc và ngày nay người ta có xu hướng thay thế chúng bằng các
loại khác ít độc hơn. Cơ chế trừ nấm của các chế phẩm chứa muối kim loại là tác động
lên hệ enzym của nấm bệnh. Ngoài ra người ta còn dùng các chế phẩm chứa các hoạt chất
hữu cơ họ ditiocacbamat (maneb, mancozeb ) và dimetylditiocacbamat (thiram, v.v )
hoặc các chấ
t chứa hyđrocacbon thơm như quitozene, N-trihalometyltio, v.v để phòng
trừ nấm bệnh cho cây. Một số hoạt chất khác lại gây ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào
cùng nhiều cơ chế sinh hóa khác của nấm.
- Các chất điều hòa sinh trưởng cây trồng.
Các chất điều hòa sinh trưởng cây trồng thường chiếm vị trí thứ yếu trong số các
chế phẩm nông hóa do những vấn đề có liên quan đến lượng dư
của các chất này trong
thực phẩm.

II.2 MỘT SỐ DẠNG GIA CÔNG THÔNG DỤNG CHẾ PHẨM THUỐC BVTV
Vào những năm 1980 - 1990, chính phủ các nước và người tiêu dùng đều nhấn
mạnh đến các yêu cầu cao về sản phẩm thuốc BVTV cũng như các vấn đề liên quan đến
gia công các sản phẩm này để đạt được các tính năng thuận tiện nhất cho người sử dụng,
đồng thời sử dụng hiệu qu
ả hơn, dùng liều lượng ít hơn, không độc hại đối với các loài
sinh vật khác và thân thiện với môi trường.
Trước đây, phương pháp hay sử dụng các loại chế phẩm thuốc BVTV là phun
sương, thường với nước, hoặc đôi khi với dầu. Các chế phẩm cũng có thể ở dạng sử dụng
trực tiếp rắc vào đất trồng trọt (xử lý đất) để xử lý hạ
t giống trước khi gieo, hoặc để bảo
quản nông sản trong kho khỏi các tác nhân phá hoại (nấm, côn trùng, chuột ), vì ở một
số nước và khu vực, chính các tác nhân này đã có thể làm thiệt hại đến 30 - 40% mùa
màng.
Các hoạt chất BVTV thường bao gồm hàng loạt hóa chất, mỗi chất có tính chất
hóa, lý và kiểu tác động riêng. Danh mục các chất BVTV gồm các thuốc trừ cỏ, trừ côn

×