Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Báo Cáo Ngành Bán Lẻ Tạp Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 23 trang )

Báo Cáo Ngành

c

13/03/2017

Đánh giá
Ngành

TĂNG TỶ TRỌNG
Bán lẻ tạp hóa

Nội dung
I.
II.
III.
IV.
V.

Tổng quan thị trường bán lẻ Việt
Nam
Những nhà bán lẻ hiện tại
Kết quả kinh doanh
Sự phát triển trong tương lai
Khuyến nghị cổ phiếu

Đủ cơ hội cho tất cả
Quan điểm đầu tư:
-

Cơ cấu dân số vàng và nền kinh tế bùng nổ mở ra cơ hội lớn cho ngành bán


lẻ.

-

Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng vượt bậc CAGR là 22% trong giai đoạn 2009- 2014,
cơ hội cho sự phát triển của kênh bán lẻ hiện đại vẫn rất lớn nhờ sự chưa
phát triển của kênh này và việc mở rộng đô thị hóa của Việt Nam

-

Vì khơng có người thống trị cơ hội được chia đều cho tất cả các nhà bán lẻ
hiện tại và sắp vào Việt Nam

-

Tiềm năng dài hạn sẽ bù đắp kết quả kinh doanh thất vọng trong ngắn hạn.

-

Thơng tư mới khi có hiệu lực sẽ tạo nhiều điều kiện hơn cho các doanh nghiệp
nội địa.

Lê Thị Nụ
(+84 8) 3914 8585 - Ext: 1460

www.kisvn.vn

Rủi ro:

Báo Cáo Ngành


-

Một số nhà bán lẻ đang ghi nhận lỗ triền miên gia dấy lên câu hỏi về cơ sở hạ
tầng cho sự phát triển của ngành bán lẻ nội địa.

-

Cạnh tranh ngày càng gia tăng với sự tham gia của nhiều nhà đấu tư.

-

Sự phát triển của Thương mại điện tử là mối đe dọa lớn lên kênh tạp hóa.

-

Khơng có nhiều cơng ty bán lẻ có thể đầu tư cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Nhưng chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều đợt phát hành ra cơng chúng và tăng
vốn của các nhà bán lẻ để đáp ứng nhu cầu

Trang 1


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

I.Tổng quan thị trường bán lẻ Việt Nam
1.


Cửa hàng truyền thống vẫn chiếm ưu thế

Bán lẻ truyền thống và hiện đại tại châu Á
Nguồn: Nielsen
100%
80%
Đại siêu thị
Siêu thị

60%

Siêu thị mini
Cửa hàng tiện lợi

40%

Cửa hàng truyền thống
Cửa hàng thuốc

20%

Khác
0%
2012

2013

2014

Theo Nielsen, năm 2014, cửa hàng tạp hóa truyền thống là kênh bán hàng

lớn nhất chiếm 50% tổng giá trị bán lẻ tại châu Á. Đặc biệt, trong thị trường
bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), kênh này chiếm tỷ trọng lớn với 70%
doanh số tại một số thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
và Jakarta, Indonesia. Tuy nhiên, vị trí thống lĩnh của kênh truyền thống
đang suy giảm khi kênh bán lẻ hiện đại hoặc các chuỗi đang mở một cách
nhanh chóng nhờ vào những lợi thế cạnh tranh như dịch vụ khách hàng, cơ
sở vật chất, khuyến mãi, v.v.
2.

Tiềm năng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế nhanh đã cải thiện chất lượng cuộc sống của người
Việt Nam, kéo theo tăng trưởng về chi tiêu. Theo đó, GDP bình qn đầu
người tăng trưởng kép 8.6% trong giai đoạn 2010-2016 (Nguồn:
Euromonitor) và được kỳ vọng duy trì ở tốc độ này trong tương lai, mang
đến cơ hội lớn cho các ngành liên quan tới tiêu dùng.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam
Nguồn: Euromonitor

USD
2,500
2,000
1,500
1,000
500
0
2010

2011


2012

2013

2014

2015

2016

Báo Cáo Ngành

Trang2


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khốn KIS Việt Nam

Thêm vào đó, tổng giá trị hàng hóa và bán lẻ của Việt Nam cũng đã ghi
nhận mức tăng cao ở mức 14.5% hàng năm trong giai đoạn 2010-2016, gia
tăng tỷ trọng của mình trong GDP từ 70% năm 2010 lên gần 76% năm
2016. Nói cách khác, tiêu dùng nội địa đóng vai trị quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam.

Tổng giá trị hàng hóa và bán lẻ Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê

Ngìn tỷ đồng
4,000

3,000
2,000
1,000
0
2010

3.

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Những yếu tố chính tác động tới kênh bán lẻ hiện đại trong nước
Trước tiên, theo Nielsen, tầng lớp có thu nhập trung bình tại Việt Nam (thu
nhập khả dụng hàng ngày ít nhất là $16) sẽ tương ứng đạt 44 triệu và 95
triệu trong năm 2020 và 2030 từ mức 8 triệu năm 2012. Cơ cấu dân số
vàng, dân số đông và gia tăng tầng lớp thu nhập trung bình giúp thị trường
bán lẻ Việt Nam trở nên tiềm năng, đặc biệt kênh bán lẻ hiện đại.

Thống kê dân số theo quốc gia, 2016
Nguồn: Euromonitor
400


Triệu người

300

năm
50
40
30

200
20
100

0

10

Dân số
Tuổi trung vị

0

Thứ hai, tỷ lệ đơ thị hóa thấp là một nhân tố chính khác đóng góp vào sự
phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam. Tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam
năm 2015 đạt 33.6%, thấp hơn mức 54%, 44%, 50% và 75% tương ứng
của Indonesia, Phillipines, Thái Lan và Malaysia. Sự gia tăng dân số thành
thị sẽ kích thíc sự phát triển của kênh bán lẻ hiện đại trong tương lai nhờ
vào sự mở rộng khu vực thành thị và thay đổi hành vi tiêu dùng của người
dân thành thị.


Báo Cáo Ngành

Trang3


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khốn KIS Việt Nam
Tỷ lệ đơ thị hóa (2015)
Nguồn: Ngân hàng thế giới

Singapore

100%

Malaysia

74.70%

Indonesia

53.70%

Thái Lan

50.40%

Philippines


44.40%

Việt Nam

33.60%

Thực tế, những nhà bán lẻ tạp hóa hiện đại tại Việt Nam đã ghi nhận mức
tăng trưởng vượt bậc so với các nước trong khu vực ASEAN. Theo
Euromonitor, doanh số của những nhà bán lẻ này đạt 2.4 tỷ USD trong năm
2014, tương ứng mức tăng trưởng kép 21.8% trong giai đoạn 2009-2014.

Tăng trưởng CAGR bán lẻ tạp hóa hiện đại
2009-2014
Nguồn: Euromonitor
22%
18%

11%

10%
7%
2%

Việt Nam

Indonesia

Malaysia

Thái Lan


Singapore

Philippines

Số lượng cửa hàng trên 1 triệu dân
Nguồn: Bloomberg, KISVN
364

139
7

19

172

384

404

183

50

Số lượng cửa hàng trên một triệu dân tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều so
với các quốc gia phát triển khác như Hàn Quốc, Nhật Bản. So với
Báo Cáo Ngành

Trang4



Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

Indonesia, đất nước co đặc điểm dân số giống với Việt Nam và kênh bán lẻ
truyền thống đang thống trị, con số này cũng nhỏ hơn. Chúng tôi tin tưởng
rằng thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam rất tiềm năng, còn nhiều cơ
hội.
II.

Những nhà bán lẻ hiện tại
Chia theo qui mô vật lý, chuỗi bán lẻ tạp hóa hiện đại được phân loại thành
đại siêu thị, siêu thị, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi. Cuộc cách mạng gần
đây của điện thoại thông minh đã phát triển một kênh bán lẻ khác là thương
mại điện tử, một kênh thật sự đã trở thành một mối đe dọa đối với kênh tạp
hóa.
Trong thị trường bán lẻ nội địa, Hợp tác xã Saigon Co.op và Tổng công ty
Hapro hiện diện trên tất cả các kênh. Nhà bán lẻ Nhật Bản AEON, vào Việt
Nam năm 2011 và mở siêu thị đầu tiên năm 2013 cung đã tham gia vào hầu
hết các kênh ngoại trừ siêu thị mini.
Đáng ngạc nhiên là, kênh siêu thị mini hiện tại chỉ có sự tham gia của 6 nhà
bán lẻ (chỉ có 1 doanh nghiệp nước ngồi) tuy nhiên có số lượng cửa hàng
lớn nhất. Trong khi đó, sự cạnh tranh trong các kênh khác gay gắt hơn khi
nhìn vào số lượng các nhà bán lẻ hiện tại và dự định gia nhập.
1. Đại siêu thị

STT

1


2
3
4

Chuỗi

Số lượng đại siêu thị
M.Bắc M. TRung
M.Nam

Co.opXtra

AEON
Mall
MM Mega
Market
E’s mart

1
5

5

Hình thức

Nhận xét

2


+ Co.op Exta Thu Duc: độc
lập
+ Co.op Extra Tan Phong:
“trong nhà” (SC VivoCity
của Saigon Co.op)

Thẻ thành viên Co.op có thể sử dụng
trên tất cả các kênh bán lẻ của Saigon
Co.op bao gồm: Co.opXtra, Co.op Mart,
Co.opFood, Co.op và Co.opSmile

3

Độc lập

Một điểm dừng chân đáp ứng nhu cầu
mua sắm và giải trí

9

Độc lập

Tập trung kênh B2B

1

Độc lập

Báo Cáo Ngành


Trang5


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

AEON và Co.opXtra (liên doanh giữa Saigon Co.op và công ty tại Singapore
NTUC Fairprice) chủ yếu tập trung tại miền Nam trong khi MM Mega Market
hiện diện trên khắp Việt Nam.
Hà Nội: 1

Cụ thể, cửa hàng Co.opXtra đầu tiên được mở vào tháng 05.2013 tại quận
Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) và cửa hàng thứ hai được mở vào tháng
04.2015 tại quận 7 (Thành phố Hồ Chí Minh). AEON có vẻ tích cực hơn khi
mở 4 siêu thị trong 2.5 năm. AEON Mall Tân Phú tại quận Tân Phú (Thành
phố Hồ Chí Minh) đi vào hoạt động tháng 01.2014. AEON Mall Bình Dương
(Tỉnh Bình Dương), AEON Mall Long Biên (Thành phố Hà Nội) và AEON
Mall Bình Tân (Thành phố Hồ Chí Minh) lần lượt đi vào hoạt động vào tháng
11.2014, tháng 10.2015 và tháng 07.2016.

Hanoi: 3
Quảng Ninh, Hải Phòng: 2

Là một trong những nhà bán lẻ vào Việt Nam sớm nhất năm 2002, MM
Mega Market, trước đây được biết đến với tên gọi Metro Cash and Carry,
đã mở rộng hệ thống trên khắp Việt Nam. Giống như hai đối thủ coi Thành
phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của Việt Nam, gần một nửa số đại
siêu thị MM Mega Market được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
phía Nam.


Bình Định, Đak Lak, Nha Trang,
Nghệ An, Đà Nẵng: 5

Tp.HCM: 2
Bình Dương: 1
Tp. HCM: 3
Vũng Tàu, Đồng Nai, Kiên
Giang, Cần Thơ, An Giang,
Bình Dương: 6

HCMC: 1

Đáng chú ý, khi Co.opXtra và AEON bắt đầu mở đại siêu thị của mình năm
2013 cũng là lúc MM Mega Market dừng việc mở rộng, giữ số lượng cửa
hàng ở con số 19.
Nhà bán lẻ tham gia kênh đại siêu thị muộn nhất Emart, được phát triển bởi
tập đoàn Nhật Bản Shinsegae. Đại siêu thị Emart đi vào hoạt động vào
tháng 12.2015 tại quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

HCMC: 2

2. Siêu thị
STT
1
2
3
4
5
6

7
8

Chuỗi
Co.op mart
Big C
AEON Citimart
AEON Fivimart
Vinmart
LotteMart
Hapromart
Unimart- Seika

M.Bắc
5
14
24
20
2
16
4

Số lượng siêu thị
M. Trung
M. Nam
20
60
6
13
18

1
2

28
10

Format
Hầu hết đọc lập
Hầu hết đọc lập
Hầu hết đọc lập
Hầu hết đọc lập
Hầu hết” trong nhà”
Hầu hết đọc lập
Hầu hết đọc lập
Hầu hết đọc lập

Dĩ nhiên, có nhiều nhà bán lẻ tham gia kênh này hơn kênh đại siêu thị. Hiện
tại, có 8 nhà bán lẻ chính (cả nước ngồi và trong nước) đang cạnh tranh
để giành thị phần. Hơn một nửa số siêu thị đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh
và các tình miền Nam.
Mặc dù có hệ thống bán lẻ lớn nhất, nhà bán lẻ tư nhân trong nước Co.op
chủ yếu tập trung tại miền Nam. Hơn 70% siêu thị Co.opmart ở miền Nam,
điều này không chỉ thể hiện nơi thành lập của nhà bán lẻ này mà còn cho
thấy sự sôi động của thị trường miền Nam- hiện tại đang được chia sẻ bởi
khá nhiều nhà bán lẻ hiện tại. Hiện tại có tới 32 siêu thị Co.op tại Thành phố
Hồ Chí Minh và chỉ có 1 siêu thị tại Hanoi.

Báo Cáo Ngành

Trang6



Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

Đi chi tiết hơn về về Thành phố Hồ Chí Minh, khá là dễ hiểu khi hầu hết các
siêu thị được đặt tại vùng đệm với sự hiện diện cuẩ tất cả các chuỗi nhờ
vào việc gia tăng đơ thị hóa. Tại các quận trung tâm, 3 trên 4 siêu thị AEON
Citimart ở quận 1 trong khi Co.opmart trải đều các quận 1, 3,5.
Phân bố siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

Quận trung tâm: Quận 1, 3, 5
Quận vùng đệm: 2, 4, 6, 7, 8, 9,10, 11,
12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gị
Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ
Đức
Huyện ngoại thành: Nhà Bè, Hóc Mơn,
Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ

Big C và LotteMart chỉ có siêu thị tại quận vùng đệm. Mặc dù VinMart mở
chuỗi siêu thị của mình một cách tích cực, Co.opmart tiếp tục thống lĩnh
vùng này với 21 siêu thị. Tại huyện ngoại thành, Co.opmart cũng là nhà bán
lẻ lớn nhất với 8 siêu thị trong khi chỉ có 2 siêu thị AEON Citimart.
Ngược lại với sự tập trung của Co.opmart tại miền Nam, mạng lưới bán lẻ
của VinMart và BigC trải dài khắp Việt Nam. Gia nhập thị trường sau nên
VinMart tỏ ra năng nổ hơn so với BigC. VinMart, một thành viên của tập
đoàn nội địa Vingroup, mở siêu thị đầu tiên, dưới hình thức “trong nhà” vào
tháng 10.2014 tạ Hà Nội và phát triển lên con số 49 trong 2 năm. Việc mở
rộng của chuỗi được thực hiện một cách nhanh chóng thơng qua việc tự

phát triển và sáp nhập các đối thủ hiện tại. Trong khi đó, BigC đã gia nhập
Việt Nam rất sớm từ năm 1998 với siêu thị đầu tiên tên Cora tại tỉnh Đồng
Nai (thuộc về Vidémia trước khi bán cho Casino năm 2003 và Central
Group năm 2015). Cuối năm 2016, chuỗi có 34 siêu thị.
AEON gia nhập kênh siêu thị một vài năm trước thông qua việc mua 49%
cổ phần của 18 siêu thị Citimart tại Thành phố Hồ Chí Minh và 30% của
Fivimart tại Hà Nội. Những chuỗi này đã được đổi tiên thành AEON-Citimart
and AEON-Fivimart.
Cả Hapromart và Unimart- Seika hầu hết thuộc về và được vận hành bởi
công Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Không giống với những đối thủ
khác, cơng ty có trụ sở tại Hà Nội này có vè chậm hơn và thực tự đang ở lại
phía sau. Mạng lưới của chuỗ chỉ có 20 siêu thị bao gồm siêu thị Hapromart
(thành lập năm 1998) và 4 siêu thị Unimart- Seika (2006) và đặt tại Hà Nộ
và các tỉnh miền Bắc.
Lotte, tập đoàn Hàn Quốc, đã mở siêu thị khắp tại Việt Nam. Trong số 14
siêu thị, 10 siêu thị (bao gồm 4 siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh) ở miền
Nam, 2 siêu thị tại miền Trung và 2 siêu thị tại Hà Nội. Giống như VinMart
Báo Cáo Ngành

Trang7


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

của Vingroup, LotteMart chủ yếu được xây dựng trong các trung tâm
thương mại được phát triển bởi các công ty liên quan.
3. Siêu thị mini


Số lượng cửa hàng
Nguồn: KISVN tổng hợp
808

10

26

46

C Express

HaproFood

Bachhoaxanh

100

100

SatraFood

Co.op Food

Vinmart+

Đối với chuỗi có kích thước nhỏ hơn này, lợi thế về sự tiện lợi và dịch vụ
khách hàng của kênh hiện đại bị che lấp bởi độ tươi và rẻ của chợ truyền
thống (ít nhất trong tâm lý của hầu hết các bà nội trợ Việt Nam). Mặc dù sự
gia tăng gần đây về những lo lắng liên quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm,

hầu hết người Việt Nam vẫn thíc mua cá và thịt tươi vào buổi sáng và nấu
ăn vào buổi chiều hơn là bảo quản đồ ăn đông lạnh trong tủ lạnh cả tuần.
Hành vi tiêu dùng của người dân trong nước lý giải tại sao hầu hết siêu thị
thị mini chỉ tập trung vào thành phố cấp 1 như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội nơi mà sự ngày càng có nhiều nhân viên văn phịng giành phần lớn thời
gian cho công việc hơn là nấu ăn. Một vài trường hợp ngoại lệ cửa hàng
Co.op Food ở một số tỉnh miền Nam và mạng lưới toàn quốc của VinMart.
Tại miền Bắc, Haprofood là chuỗi siêu thị mini điều hành bởi công ty Siêu
thị Hà Nội, công ty con của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Mặc dù Tổng
công ty Thương mại Hà Nội phát triển chuỗi này khá sớm, Haprofood có vẻ
như đang đi sau những đối thủ khác, thể hiện đặc điểm tiêu biểu của các
công ty Nhà nước.
Tại miền Nam, giống như việc mở rộng kênh siêu thị, Vingroup cũng là nhà
bán lẻ năng nổ nhất trong kênh siêu thị mini. Cụ thể, mặc dù Co.op Food và
Satra Food lần lượt mở siêu thị đầu tiên năm 2008 và 2011, những chuỗi
này hoàn toàn nhỏ bé so với chuỗi VinMart+ (100 sới 800) mới chỉ được mở
trong năm 2014. Việc gia tăng nhanh chóng của chuỗi VinMart+ cũng đến
từ việc tự phát triển và sáp nhập. Trong khi Co.op Food và SatraFood chỉ
hiện diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới của VinMart+ trải dài cả
nước.
Bachhoaxanh của Tập đoàn Thế Giới Di Động cũng rất năng nổ. Chuỗi này
đã phát triển lên 46 cửa hàng cuối năm 2016, một năm kể từ ngày siêu thị
đầu tiên được mở cửa. Giai đoạn thử nghiệm ban đầu bao gồm 50 cửa
hàng đã thành công khi mục tiêu doanh thu 500 triệu/cửa hàng/tháng đã đạt
Báo Cáo Ngành

Trang8


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG


CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

được. Chủ tịch HĐQT chia sẻ giai đoạn 2 sẽ có khoảng 300 cửa hàng trong
năm 2017 và đạt mục tiêu EBITDA dương. Thay vì phát triển mạng lưới
trước như VinMart và VinMart+, Bachhoaxanh tiếp cận một cách thận trọng
hơn, phát triển một cụm cửa hàng có lời, sau đó sẽ nhân rộng mơ hình lên
con số hàng trăm.
Chuỗi
C Express
Bachhoaxanh
SatraFood
Co.op Food
VinMart+

M.Bắc
(trừ Hà Nội)

Hà Nội

M. Trung

Tp.HCM + M.Nam
10
46
85
100

396


10

35

367

Ghi chú
Chỉ ở Tp.HCM
Chỉ ở Tp.HCM
Chỉ ở Tp.HCM

Tp.HCM: 347 cửa hàng
M.Nam: 20

4. Cửa hàng tiện lợi

Số lượng cửa hàng
Nguồn: KISVN tổng hợp

208
160
126
71
20

38

128

87


39

Hơi khác so với hình thức siêu thị mini nơi mà khách hàng có thể tìm thấy
đồ ăn sống, cửa hàng tiện lợi chỉ bán sản phẩm đồ ăn sẵn, mở cửa 24/7,
hướng tới sinh viên, nhân viên văn phịng… những người khơng có thời
gian nấu ăn.
Cửa hàng tiện lợi cũng có sự tham gia của nhiều nhà bán lẻ, chỉ sau kênh
siêu thị. Hầu hết là những nhà bán lẻ nước ngồi có tiếng như MinistopNhật Bản, Familymart- Nhật Bản, Shop and Go- Singapore, B’s mart- Thái
Lan, Circle K- Hoa Kỳ và chuỗi sắp gia nhập thị trường Seven Eleven- Nhật
Bản, trong khi Co.op và Hapromart và Foocomart, Zakkamart là những nhà
bán lẻ nội địa.
Không giống như kênh siêu thị mini với sự thống trị của nhà bán lẻ trong
nước, rõ ràng kênh này đang bị dẫn dắt bởi nhà bán lẻ nước ngoài đến từ
các nước phát triển nơi mà người dân đã quen với mơ hình này với rất
nhiều kinh nghiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh là vùng đất màu mỡ cho ngành bán lẻ khi 87% cửa
hàng tiện lợi được đặt tại đây. Tại Hà Nội chỉ có sự tham gia của 3 nhà bán
lẻ bao gồm Circle K (tới Hà Nội năm 2015), Shop and Go và Hapromart (bắt
nguồn từ Hà Nội).
Báo Cáo Ngành

Trang9


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

Hiện tại, Circle K là chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Việt Nam với 208 cửa

hàng kể từ khi cửa hàng đầu tiên được mở tháng 12.2008.
Trong năm 2013, Family Nhật Bản bán phần vốn trong công ty TNHH Vina
Family cho BerliJucker Plc, một vài cửa hàng Familymart bị đổi tên thành
B’s mart, làm giảm số lượng cửa hàng Familymart. Sau đó, cả Familymart
và B’s mart đã phát triển đáng kể. Cụ thể, từ 28 cửa hàng năm 2013, số
lượng cửa hàng Familymart đã tăng lên 126 cuối năm 2016. Tương tự, B’s
mart cũng đã tăng lên 160 cửa hàng năm 2016 từ con số 11 năm 2013.
Qua đây có thể thấy nhà bán lẻ người Thái có vẻ năng nổ hơn nhà bán lẻ
Nhật Bản.
Kể từ khi mở cửa năm 2014 là người gia nhập thị trường cuối cùng,
Zakkamart chỉ hiện diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi các chuỗi
cửa hàng tiện lợi khác chỉ tập trung tại các quận trung tâm, Zakkamart tập
trung tại quận vùng đệm như quận 2, 7, 9, Thủ Đức.,,
Trong khi Hapromart, đang được vận hàng bởi Công ty Siêu thị Hà Nội, một
công ty của Tổng công ty Thương mại Hà Nội, chỉ hiện diện tại Hanoi,
Foocomart, trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh,
có 38 cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và 1 cửa hàng tại tỉnh Đak
Nông. Mặc dù Hapromart và Foocomart đã phát triển nhiều năm, theo
chúng tôi, mạng lưới hiện tại của những chuỗi này khá khiêm tốn mặc dù
nhận được sự hỗ trợ từ công ty mẹ.
Cuối năm 2016, Saigon Co.op đã phát triển chuỗi cửa hàng tạp hóa hiện đại
với tên gọi Co.op Smile. Cụ thể, chuỗi này vừa được tự phát triển và
nhượng quyền. Một vài cửa hàng còn bán cả thức ăn sống đóng gói như
siêu thị mini. Thời gian hoạt động của chuỗi từ 6h đến 21h trong khi các cửa
hàng tiện lợi thường mở cửa 24/7. Thêm vào đó, Co.op Smile cũng cung
cấp các dịch vụ như thanh tốn hóa đơn internet, truyền hinh, chuyển
tiền…Theo chúng tơi, đây có thể là chiến lược của Saigon Co.op để tận
dụng kênh bán lẻ truyền thống vốn đang thống trị thị trường bán lẻ Việt
Nam.
Seven- Eleven là chuỗi cửa hàng tiện lợi của Tập đoạn Seven & I. Cuối

năm 2016, chuỗi này đã hiện diện tại 18 quốc gia với khoảng 61,500 cửa
hàng trên toàn thế giới. Theo Nikkei, giữa năm 2015, công ty tại Hoa Kỳ 7Eleven ký hợp đồng với Seven System Vietnam để phát triển chuỗi này tại
Việt Nam với mục tiêu 100 cửa hàng trong 3 năm và 1,000 cửa hàng trong
vòng 10 năm. Để phục vụ cho việc khai trương cửa hàng tại Thành phố Hồ
Chí Minh năm 2017, nhà bán lẻ Nhật Bản đang tuyển dụng một vài vị trí cao
gồm giám đốc cửa hàng, nhân viên bán hàng, nhân viên phát triển cửa
hàng, chuyên viên marketing và chuyên viên đào tạo.
Chuỗi
Ministop
Co.op
Family mart
Shop and Go
B’s mart
Circle K
Hapromart
Foodcomart

Hà Nội

M.Bắc
(trừ Hà Nội)

M.Trung

Tp. HCM
71
87
117
108
160

153

20
51
20
1

M.Nam
(trừ Tp.HCM)
9
4

38

Báo Cáo Ngành

Trang10


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

5. Thương mại điện tử
Nhờ vào sự phổ biến của điện thoại thông minh đối với người Việt Nam,
thương mại điện tử tại Việt Nam cũng phát triển một cách đáng kể. Vì vẫn
đang trong giai đoạn phát triển ban đầu nên những nhà bán lẻ hiện tại đang
cạnh tranh để giành tập khách hàng.

Qui mô và tốc độ tăng trưởng thương mại

điện tử B2C Việt Nam
Nguồn: VECITA

5

38%
4.07
37%

Tỷ USD

4
2.97

3

37%

36%

2.2
2

35%

35%

1

34%


0

33%
2013

2014

2015

Qui mô thị trường

Tăng trưởng

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng vượt
trội trong một vài năm qua. Theo đó, qui mô thị trường tăng 37% lên 4.1 tỷ
USD trong năm 2015, vượt qua các nước trong khu vực và cho thấy tiềm
năng lớn của thị trường này tại Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử 2015
Nguồn: VECITA
37%

13.50%

11.20%
5.90%
1.70%

1.40%

Trung Quốc Hàn Quốc

Indonesia

Australia

Ấn Độ

Việt Nam

Theo CBRE Việt Nam, khoảng 50% người tiêu dùng (tương đương khoảng
50 triệu) sẽ sử dụng điện thoại thơng minh và máy tính bảng đề mua sắm
thường xuyên hơn trong 2 năm tới. Chúng tôi kỳ vọng rằng thương mại điện
tử sẽ có thể tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong tương lai.
Vì tiềm năng lớn, ngày càng nhiều nhà bán lẻ đang gia nhập vào mảng kinh
doanh này. Bên cạnh các nhà bán lẻ online thuần túy như Lazada (công ty
Báo Cáo Ngành

Trang11


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

con của Alibaba), Tiki (công ty tư nhân nội địa), Sendo (công ty liên kết của
FPT), Vatgia… những nhà bán lẻ tạp hóa cũng đang phát triển hệ thống
thương mại điện tử của riêng mình.
Chủ sở hữu
Vingroup

Mobile World Group

Chuỗi bán lẻ
Vinmart/Vinmart+
Bachhoaxanh

Aeon
Lotte
Central Group

AEON Mall
Lotte
Big C

Hệ thống thương mại điện tử
Adayroi.com
Thegioididong.com,
Dienmayxanh.com
Vuivui.com
AeonEshop.com
Lotte.vn
Zalora.vn

Hiện tại, Lazada có số lượng người truy cập nhiều nhất theo sau là
Thegioididong.com và Tiki. Ngày thứ sáu mua sắm Online 25.11.2016 và
02.12.2016, mặc dù tổng lượng truy cập của Lazada tăng đột biến trong
tháng 12, con số này của Thegioididong.com và Tiki lại giảm. Đáng chú ý,
thegioididong.com ghi nhận mức giảm liên tục trong tổng lượng truy cập.

Tổng lượng truy cập của các trang web, 2H2016

Nguồn: Similarweb

35

lazada

30

thegioididong.com

Triệu lượt

25

Sendo
Tiki

20

Vatgia

15

Adayroi
10

Hotdeal.vn

5


Zalora

0
Jul-16

Aug-16

Sep-16

Oct-16

Nov-16

Dec-16

Trong khi Lazada, Tiki và Sendo và Adayroi ghi nhận mức tăng trưởng ấn
tượng về tổng lượng truy cập, các trang web khác đi ngang hoặc suy giảm.
Sự tham gia của các nhà bán lẻ lớn nước ngoài như Central Group
(Zalora), Alibaba (Lazada), AEON (AeonEshop) làm cho mảng kinh doanh
này ngày càng sôi động.
Một vài báo điện tử gần đây ghi nhận rằng mảng kinh doanh online vẫn
đang lỗ. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng rằng việc gia tăng thói quen mua sắm
trực tuyến sẽ cải thiện lợi nhuận của những nhà bán lẻ thương mại điện tử.
6. Tóm lược q trình phát triển
Thời gian mở các cửa hàng đầu tiên của các chuỗ được thể hiện qua biểu
đồ sau:

Báo Cáo Ngành

Trang12



Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khốn KIS Việt Nam

*G7Mart đóng cửa năm 2011
Chủ sở hữu của các chuỗi được thể hiện qua bảng dưới đây
Kênh

Chuỗi

Chủ sở hữu

MM Mega Market

Big C Supercenter PCL

Hypermarket
AEON Mall
Co.op Extra
Co.op mart
Big C
AEON Citimart
Supermarket

AEON Fivimart
Emart
Lottemart


Công ty TNHH AEON
Vietnam
Công ty TNHH Saigon Cooperative Fairprice
Liên hiệp hợp tác xã Sài
Gòn (Saigon Co.op)
Central Group – Thái Lan
Công ty CP Xây dựng Phát
triển Đầu tư Đông Hưng
Công ty CP Đầu tư Nhất Việt
Nam
Emart Vietnam Ltd
Tập đồn Lotte Vietnam
Shopping

VinMart

Vingroup

Unimart- Seika

Cơng ty siêu thị VHSC

Ghi chú
Tiền thân là Metro Cash and Carry
Năm 2016, Metro AG bán chuỗi này cho Land
International Pte Ltd, một công ty con của TCC
Holdings Co Ltd, với tổng giá trị là 655 triệu Euro,
tương đương với EV/sales là 1.3x. Chủ sở hữu mới
sau đó bán cho người anh em Big C Supercenter
PCL.

Công ty con của công ty TNHH AEON, Nhật Bản.
SagionCo.op giữ 64% và NTUC Fairprice Singapore
giữ 36%
Năm 2016, Casino Group bán Big C Vietnam với
tổng giá trị 1 tỷ euro cho Central Group, tương
đương với 2015 EV/sales là 1.8x, EV/EBITDA là
20.4x và EV/EBIT là 34.4x
Tiền thân Citimart
AEON Co Ltd giữ 49%
Tiền thân Fivimart
AEON Co Ltd giữ 30%

Vingroup mua 70% của Oceanmart vào 03.10.2014,
100% của Vinatextmart vào 10.04.2015 và 100%
của Maximark vào 26.10.2014, sau đó đổi tên thành
Vinmart/Vinmart+.
Cơng ty con của Haprogroup – Tổng công ty Thương

Báo Cáo Ngành

Trang13


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

Hapromart
Co.op Food
SatraFood
Minimarket


Bachhoaxanh

Công ty CP Long Bien và
Công ty siêu thị Hà Nội
Saigon Co.op
Công ty TNHH Thương mại
Saigon (SATRA)
Công ty CP Thương mại
Bách Hóa Xanh

Haprofood

Cơng ty siêu thị Hà Nội

VinMart+
C Express

Vingroup
Central Group

Circle K

Family mart
Co.op

Red Circle Company,
Vietnam

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam
mại Hà Nội.

Tiền thân Seiyu Hanoi, được phát triển bởi nhà bán
lẻ Nhật Bản Seiyu năm 1998 và đổi tên thành
Unimart in 2005.
Hai công ty con của Haprogroup – Tổng cơng ty
Thương mại Hà Nội

Tập đồn thế giới di động nắm 99.95%
Công ty con của Haprogroup – Tổng công ty Thương
mại Hà Nội
Xem VinMart
Công ty nhượng quyền : Alimentation Couche- Tard,
Canada
Red Circle Company là công ty con 100% của Công
ty TNHH Quốc tế Golden Resource có trụ sở tại
Hong Kong

Cơng ty TNHH Cửa hàng
tiện lợi Vietnam Famiy
Saigon Co.op

Ministop

Công ty TNHH Ministop
Vietnam

Shop and Go

Công ty CP Shop and Go

Convenience

store
B’s mart

Công ty TNHH B’s mart

Hapromart

Công ty siêu thị Hà Nội

Zakkamart

Zakka JSC

7- Eleven

Seven System Vietnam

Co.op smile

Saigon Co.op và người
được nhượng quyền

III.

Tiền thân là G7 Mart Ministop được vận hành bởi
liên doanh giữa Công ty TNHH Ministop, một công ty
con của công ty TNHH AEON và Công ty Thương
mại G7, công ty của công ty CP Trung Nguyên.
Năm 2015, G7 rời khỏi liên doanh và Công ty TNHH
Ministop bắt đầu hợp tác với Sojitiz.

Trước năm 2013, một vài cửa hàng Familymart
được vận hành bởi Familymart Japan and một vài
cửa hàng bởi Công ty TNHH VinaFamilymart, liên
doanh giữ Familymart Japan (49%) và Tập đoàn
Phú Thái (51%).
Sau năm 2013, Familymart Japan bán cổ phần trong
liên doanh cho BerliJucker Plc, một thành viên của
TCC Holdings công ty liên quan với Tập đồn Phú
Thái. Sau đó, những cửa hàng được vận hành bởi
liên doanh được đổi tên thành B’s mart..
Công ty con của Haprogroup – Tổng công ty Thương
mại Hà Nội
Công ty nhượng quyền: 7-Eleven Inc, công ty con tại
Mỹ của Seven & I Holdings Group.
Seven System Vietnam được thành lập bởi IFB
Holdings – tập đoàn đang vân hành chuỗi Pizza Hut
chain tại Việt Nam
Một vài cửa hàng tự phát triển và một vài là được
nhượng quyền

Kết quả kinh doanh
Thị trường bán lẻ hiện tại cho thấy một bức tranh khác nhau về lợi nhuận
của các doanh nghiệp trong ngành. Trong khi một vài nhà bán lẻ lâu đời với
mơ hình lớn như Co.opmart, Big C có lợi nhuận, mơ hình mới và nhỏ hơn
như Circle K, VinMart và VinMart+, Bachoaxanh đang ghi nhận kết quả kinh

Báo Cáo Ngành

Trang14



Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

doanh khá thất vọng. Độ phủ mạng lưới và tập khách hàng đang là ưu tiên
của các kênh mới như siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và Thương mại điện
tử.
Đại siêu thị
Kể từ khi MM Mega Market ngưng việc mở rộng năm 2013, kết quả kinh
doanh của chuỗi này cũng suy giảm. Cụ thể, sau khi tăng trong giai đoạn
2010-2012, doanh thu của chuỗi này giảm dần trong giai đoạn 2013-2015.
Doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng cũng ghi nhận xu hướng tương tự
nhưng xu hướng giảm dài hơn. Mỗi cửa hàng kiếm được 812 tỷ đồng năm
2010, tăng 925 tỷ đồng năm 2011 sau đó giảm dần xuống 649 tỷ đồng năm
2015, điều này do sự gia tăng số lượng đại siêu thị nhưng tổng doanh thu
lại suy giảm.
Trên phương diện khả năng sinh lợi, theo Tổng cục thuế- Bộ Tài chính,
Metro Cash & Carry (tên cũ của MM Mega Market) đã ghi nhận lỗ trong suốt
giai đoạn 2002-2014 ngoại trừ năm 2010. Tuy nhiên trong năm 2015, điều
tra của cơ quan thuế kết luận rằng chuỗi này đã chuyển giá và ghi nhận chi
phí khơng phù hợp với chuẩn kế tốn Việt Nam để gia tăng lỗ. Nói cách
khác, kết quả kinh doanh của Metro Cash & Carry Việt Nam thực sự tốt hơn
số liệu báo cáo.

Doanh thu và số lượng siêu thị MM Mega Market Việt Nam
Nguồn: Metro Group
16,000

20

18

Tỷ đồng

14,000

16
12,000
14
10,000

12

8,000

10
2010

2011

Doanh thu

2012

2013

2014

2015


Số lượng siêu thị

Siêu thị
Trong giai đoạn 2010-2015, số lượng siêu thị Big C tăng gấp đôi từ 14 lên
32 siêu thị (+129%), làm tăng gấp đôi doanh thu từ 6,523 tỷ đồng lên 14,259
tỷ đồng (+119%). Tuy nhiên, doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng hàng
năm giảm dần xuống 460 tỷ đồng năm 2015 từ 588 tỷ đồng năm 2011.

Báo Cáo Ngành

Trang15


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

Doanh thu và số lượng siêu thị Big C
15,000

35

13,000

30

11,000

25


9,000

20

7,000

15

5,000

Cửa hàng

Tỷ đồng

Nguồn: Casino Group

10
2010

2011

2012

2013

Doanh thu

2014

2015


Số lượng siêu thị

Về khả năng sinh lợi, biên LN ròng cua Big C giảm dần trong giai đoạn
2011-2015 mặc dù doanh thu tăng trưởng.

Biên LN ròng của Big C
Nguồn: Casino Group
1.6%

1.39%
1.21%

1.2%

0.98%
0.83%

0.8%

0.72%

0.4%
0.0%
2011

2012

2013


2014

2015

Đối với LotteMart, trong giai đoạn 2010-2015, số lượng cửa hàng tăng từ 2
lên 11, thúc đẩy doanh thu tăng từ 696 tỷ đồng lên 2,450 tỷ đồng. Không
giống với xu hướng giảm của doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng của
Big C, con số này của Lotte duy trì ở mức khoảng 400 tỷ đồng. Trong 6
tháng đầu năm 2016, doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng qui năm cải
thiện một chút lên 426 tỷ đồng. Lợi nhuận của chuỗi này vẫn chưa được tiết
lộ.

Báo Cáo Ngành

Trang16


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

Doanh thu và số lượng siêu thị Lotte
Nguồn: Công ty TNHH Lotte Shopping
5,000

16

12

3,000

8
2,000

Cửa hàng

Tỷ đồng

4,000

4

1,000
-

0

Doanh thu

Số lượng siêu thị

Siêu thị mini
Kênh mới này đã bùng nổ trong thời gian gần đây từ việc tham gia tích cực
của 2 nhà bán lẻ nội địa Vingroup và Thế giới di động.
Hiện tại, VinMart & VinMart+ của Vingroup đang lỗ dự việc mở rộng cực kỳ
nhanh như đã nói ở trên. Chuối này đang tái cấu trúc hoạt động của mình
và chúng tơi kỳ vọng kết quả kinh doanh của chuỗi sẽ cải thiện trong tương
lai nhờ hiệu quả lợi thế từ qui mô (khi so sánh giữa độ phủ hiện tại của
chuỗi so với các đối thủ khác) và hành vi của người tiêu dùng nội địa thay
đổi đáng kể. Năm 2016, doanh thu và lợi nhuận ròng của mảng bán lẻ bao
gồm VinMart, VinMart+, VinPro, Vin DS, Adayroi ghi nhận ở mức 15,383 tỷ

đồng và -3,424 tỷ đồng, tương đương biên lợi nhuận ròng ở mức -22.3%.
Gia nhập thị trường cuối năm 2015, Bachhoaxanh cũng vẫn chưa có lợi
nhuận. Năm 2016, doanh thu và lợi nhuận đạt 249 tỷ đồng và -54 tỷ đồng,
biên lợi nhuận ở mức 21.7%. Tháng 1.2017, doanh thu thuần ghi nhận ở
mức 0.9 tỷ đồng, tương đương với cuối năm 2016 cho thấy khơng có sự cải
thiện đáng kể của chuỗi.
Cửa hàng tiện lợi
Chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Circle K báo lỗ trong 5 năm qua. Trong khi
doanh thu của chuỗi này liên tục gia tăng, khoản lỗ của Circle K cũng tăng
trong giai đoạn 2012-1H2016. Tuy nhiên, mảng thương mại gạo của công ty
mẹ tại Hong Kong đang tạo ra đủ lợi nhuận để bù đắp khoản lỗ tại công ty
con tại Việt Nam, giúp cho cả tập đồn vẫn có lợi nhuận. Circle K sẽ tiếp tục
mở rộng tại Việt Nam trong những năm sắp tới.

Báo Cáo Ngành

Trang17


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

Doanh thu và lợi nhuận của Circle K
Nguồn: Công ty TNHH Golden resources development International
600
500
400
300


Doanh thu

200

Lợi nhuận ròng

100
0
-100

2012

2013

2014

2015

1H2016

-200

IV.

Sự phát triển trong tương lai
Trong giai đoạn 2012-2015, tỷ trọng của siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi
trong tăng bán lẻ tăng ở hầu hết các quốc gia châu Á- Thái Bình Dương
ngoại trừ Úc và Hàn Quốc. Đáng chú ý, Trung Quốc ghi nhận mức thay đổi
lớn nhất với tỷ trọng tăng từ 48% năm 2012 lên 60% năm 2015.


Tỷ trọng siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi
trên kênh hiện đại
Nguồn: Bloomberg

100%

80%
Úc
Trung Quốc

60%

Đài Loan
Nhật Bản

40%

Indonesia
Hàn Quốc

20%

Thái Lan
0%
2012

2013

2014


2015

Năm 201, tỷ trọng siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi trong kênh bán lẻ hiện
đại của Việt Nam đã đạt mức 88%. Trong tương lai, các kênh có thể phát
triển với tốc độ giống nhau và chia sẻ tiềm năng tăng trưởng của thị trường
chung.
Ngành bán lẻ đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của
ngành sản xuất. Như đã phân tích ở trên, tiềm năng của ngành bán lẻ Việt
Nam đã thu hút rất nhiều nhà bán lẻ nước ngoài- những đối thủ đang che
mờ càng nhà bán lẻ trong nước. Để mở rộng sự bảo hộ cho các nhà bán
lẻ nội địa, Chính phủ đang sự thảo một thơng tư mới để thay thế thông tư
23/2007/NĐ-CP. Quản lý chặt hơn về việc đầu tư của các liên doanh bán
lẻ nước ngồi, thâu tóm các doanh nghiệp bán lẻ nội địa, ENT (kiểm tra

Báo Cáo Ngành

Trang18


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

nhu cầu kinh tế1) đối với việc phát triển hệ thống của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi,v.v sẽ được thực hiện.
Nói chung, nhờ vào cơ cấu dân số vàng và sự mở rộng đơ thị hóa, qui mơ
của thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam sẽ có thể mở rộng đang kể trong
tương lai tới. Chúng tôi tin tưởng rằng kết quả kinh doanh mờ nhạt ở trên
của một vài chuỗi chỉ là ngắn hạn và các nhà bán lẻ nước ngoài và trong
nước hiện tại và sắp vào Việt Nam đều có cơ hội lớn trong dài hạn.


1 Việc thành lập thêm một cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được xem xét trong từng trường hợp, dựa trên nhu
cầu kinh tế của khu vực đó. Một vài điều kiện bao gồm số lượng các cơ sở bán lẻ hiện tại, sự ổn định của thị trường, mật dân số của khu
vực nơi mà cơ sở bán lẻ mới sẽ được mở. Tuy nhiên, đối với các cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2, kiểm tra nhu cầu kinh tế là không
cần thiết trong hầu hết các trường hợp. Thêm vào đó, việc kiểm tra nhu cầu kinh tế đối với các nhà bán lẻ đến từ châu Âu sẽ được dỡ bỏ
sau 5 năm kể từ ngày hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU có hiệu lực vào ngày 05.10.2016.
Báo Cáo Ngành

Trang19


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG
Cổ Phiếu

MWG

Giá thị trường (VND)
Giá mục tiêu (VND)

Bán lẻ
169,800
195,000

Tỷ lệ tăng giá bình quân năm

14.8%

Suất sinh lợi cổ tức

0.9%


Suất sinh lợi bình quân
năm
VND,000
200

Thuận lợi:
-

Thị trường Campuchia sẽ bù đắp cho sự giảm tốc tăng trưởng doanh thu
của chuỗi Thegioididong.com tại thị trường trong nước
Sự mở rộng của chuỗi Dienmayxanh sẽ duy trì tăng trưởng doanh thu của
Thế giới di động trong 1-2 năm tới. Khả năng sinh lợi tốt hơn từ lợi thế từ
qui mơ che mờ chi phí đầu tư cho thương hiệu trong ngắn hạn.
Thành công ban đầu trong giai đoạn thử nghiệm của Bachhoaxanh giúp
cho chuỗi trở nên tiềm năng hơn. Chúng tơi kỳ vọng có khoảng trên 3,000
cửa hàng Bachhoaxanh tại các thành phố hớn của Việt Nam trong một vài
năm tới. Khả năng thành công cao hơn nhờ vào những kinh nghiệm và
hiểu biết trong ngành bán lẻ của Thế giới di động.

-

Biểu đồ giao dịch
4,000

150

-

3,000


100

2,000

50

1,000

0

0
'000 CP

YTD
8.4%
2.8%

1T
3T
-2% 11.3%
-2% 2.8%

12T
115%
91.7%

Nguồn: Stoxplus, so với VNI

Thống kê


13/03/17

Thấp/Cao 52 tuần (VND)
SL lưu hành (triệu cp)
Vốn hóa (tỷ đồng)
Vốn hóa (triệu USD)
% khối ngoại sở hữu
SL cp tự do (triệu cp)
KLGD TB 3 tháng (cp)
VND/USD
Index: VNIndex / HNX

72.6k-173.2k
153.9
26,131
1,149
49%
85
312,892
22,747
710.17/87.02
Nguồn: Stoxplus

Cơ cấu sở hữu

13/03/17

Công ty TNHH Tư vấn Đầu
tư Thế giới Bán lẻ

Công ty TNHH Tri Tâm
PYN Fund Elite (Non- Ucits)
Mekong Enterprise Fund II
NT Asian Discovery Master
Fund
Khác

Bất lợi
-

Diễn biến giá cổ phiếu (%)
Tuyệt đối
Tương đối

CTCP Đầu tư Thế giới di động (HSX: MWG) thay đổi cơ
cấu tăng trưởng

15.7%

5,000

13.81%
10.36%
5.35%
5.2%
4.76%
60.52%

Nguồn: Stoxplus


CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

-

Trụ cột lớn nhất Thegioididong.com có thể sớm ghi nhận sự suy giảm
doanh thu
Chi phí thương hiệu gia tăng ảnh hưởng tới lợi nhuận trong ngắn hạn
Bachhoaxanh vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Các chuỗi bán lẻ hiện
tại vẫn đang ghi nhận lỗ

Khuyến nghị
Chúng tôi định giá mỗi cổ phiếu MWG ở mức 195,000 đồng vào cuối năm
2017 dựa trên phương pháp tổng giá trị các chuỗi. Vì vậy chúng tơi
khuyến nghị TĂNG TỶ TRỌNG.
Tỷ đồng
DT Thuần (tỷ đồng)
Tăng trưởng (%)
LN hoạt động (tỷ đồng)
Biên lợi nhuận (%)
LN khác
LNST (tỷ đổng)
Biên lợi nhuận (%)
SLCP lưu hành (triệu cp)
EPS (hiệu chỉnh, VND)
Tăng trưởng (%)
ROE (%)
Nợ ròng/VCSH (%)
PE (x)
PB (x)
EV/EBITDA (x)

Cổ tức (VND)
Suất sinh lợi cổ tức (%)

2015

2016E

2017E

2018E

25,253
60
1,401
5.5
22.8
1,076
4.3
147
7,297
53
54
69
22.7
9.8
16.3
0
0.0

44,613

77
2,071
4.6
54.9
1,578
3.5
154
10,246
40
50
99
16.2
6.7
11.5
1,500
0.9

66,414
49
2,875
4.3
81.8
2,220
3.3
159
13,991
34
46
97
12.1

4.6
8.1
1,500
0.9

80,485
21
3,555
4.4
99.1
2,761
3.4
159
17,403
24
39
56
9.8
3.2
6.4
1,500
0.9

Báo Cáo Ngành

Trang20


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG
MƠ HÌNH TÀI

CHÍNH MWG
Đvi:̣ Tỷ đồng

Giá TT:
170k VND
2015

Giá MT:
195k VND
2016

Vốn hóa:
26.131 tỷ VND
2017E
2018E

CTCP Chứng khốn KIS Việt Nam

CĐKT VÀ DÒNG TIỀN
(Tỷ đồng)
Vòng quay phải thu (x)
Vòng quay HTK (x)

2014

2015

2016E

2017E


416.1
6.0
10.6
1,783
587
-205

278.5
5.2
8.4
1,964
1,280
-584

278.5
5.2
8.4
2,690
1,885
-100

278.5
5.2
8.4
1,607
847
-100

25,253


44,613

66,414

80,485

60

77

49

21

Vòng quay phải trả (x)

21,330

37,399

55,725

67,326

Thay đổi vốn lưu động

Biên LN gộp (%)

15.5


16.2

16.1

16.4

Chi phí BH& QLDN

2,600

5,222

7,923

9,731

Dịng tiền khác

EBITDA

1,598

2,457

3,728

4,535

Dịng tiền tự do


-1,301

-1,863

-1,603

1,186

Biên lợi nhuận (%)

6.3

5.5

5.6

5.6

Phát hành cp

Khấu hao
Lợi nhuận từ
HĐKD
Biên LN HĐKD (%)

197

387


853

980

Cổ tức

1,401

2,071

2,875

3,555

5.5

4.6

4.3

4.4

38

120

182

203


36.9

17.3

15.8

17.5

22.8

54.9

81.8

99.1

310

428

555

690

22

21

20


20

1,076

1,578

2,220

2,761

4.3

3.5

3.3

3.4

0
2
1,303
1,709
26,651
2,484
0
2,484
17
69
1.1
7,266


0
220
2,083
3,792
28,734
3,841
0
3,841
25
99
1.5
14,854

0
238
1,841
5,633
30,577
5,823
2
5,821
37
97
1.51
18,677

0
238
-949

4,684
29,628
8,347
2
8,345
53
56
1.03
20,252

2014

2015

2016E

2017E

54

50

46

39

20

14


13

14

ROIC (%)

20.7

15.1

14.1

15.0

WACC (%)

10.0

9.2

9.1

10.7

PER (x)

23.3

16.6


12.1

9.8

PBR (x)
PSR (x)

10.0
1.0

6.8
0.5

4.6
0.4

3.2
0.3

EV/EBITDA (x)

16.7

11.7

8.2

6.5

1.1

0.0

0.6
0.9

0.5
0.9

0.4
0.9

Doanh thu thuần
Tăng trưởng (%)
GVHB

Chi phí lãi vay rịng
Khả năng trả lãi
vay(x)
Lãi/lỗ khác
Thuế
Thuế suất hiệu
dụng (%)
Lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận (%)

4

1

1


2

1,072

1,577

2,219

2,760

147

154

159

159

7,297

10,246

13,991

17,403

22

40


34

24

Cổ tức (VND)

0

1,500

1,500

1,500

Tỷ lệ trả cổ tức (%)

0

14

11

9

Lợi ích CĐ thiểu số
LN cho Cty mẹ
Số lượng CP (triệu)
EPS hiệu chỉnh
(VND)

Tăng EPS (%)

-

EBITDA = DT thuần – (GVHB – Khấu hao) – Chi phí BH & QLDN
EBIT = EBITDA – Khấu hao
Chi phí lãi vay rịng = Chi phí lãi vay – lãi tiền gửi
Lãi/lỡ khác gồm lãi/lỗ hoạt động tài chính, lãi lỗ từ LDLK và lãi/lỗ khác
Tỷ lệ trả cổ tức = Cổ tức đã trả / LN ròng cho công ty mẹ

Capex

Thay đổi nợ ròng
Nợ ròng cuối năm
Giá trị doanh nghiệp (EV)
Tổng VCSH
Lợi ích cổ đơng thiểu sớ
VCSH
Giá trị sổ sách/cp (VND)
Nợ ròng / VCSH (%)
Nợ ròng / EBITDA (x)
Tổng tài sản
-

Nợ ròng = Nợ – Tiền & tương đương tiền

CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SINH
LỢI VÀ ĐỊNH GIÁ
ROE (%) (không gồ m
lợi ı́ch CĐ thiể u số )

ROA (%)

EV/sales (x)
Suất sinh lợi cổ tức (%)

Báo Cáo Ngành

Trang21


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khốn KIS Việt Nam

Liên hệ:
Trụ sở chính HCM
Tầng 3, Maritime Bank Tower
180-192 Nguyễn Công Trứ, Q1, TP.HCM
Tel: (+84 8) 3914 8585
Fax: (+84 8) 3821 6898

Chi nhánh Hà Nội
Tầng 6, CTM Tower
299 Cầu Giấy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (+84 4) 3974 4448
Fax: (+84 4) 3974 4501

Phịng Phân tích Doanh nghiệp
Trưởng phịng Phân tích
Doanh nghiệp

Hồng Huy, CFA
(+84 8) 3914 8585 (x1450)


Chuyên viên Phân tích –
Dầu khí, Logistics
Trần Hà Xuân Vũ
(+84 8) 3914 8585 (x1459)


Chuyên viên Phân tích –
Tiêu dùng
Lê Thị Nụ
(+84 8) 3914 8585 (x1460)


Chuyên viên Phân tích –
Bất động sản
Hồng Thế Trung
(+84 8) 3914 8585 (x1457)


Phịng Phân tích Vĩ mơ
Trưởng phịng Phân tích Vĩ

Bạch An Viễn
(+84 8) 3914 8585 (x1449)


Phòng Khách hàng Định chế

Giám đốc Quan hệ Khách
hàng định chế
Lâm Hạnh Uyên
(+84 8) 3914 8585 (x1444)


Báo Cáo Ngành

Trang22


Báo Cáo Ngành – Bán lẻ tạp hóa – TĂNG TỶ TRỌNG

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam

Nguyên tắc khuyến nghị
TĂNG TỶ TRỌNG: nếugiá mục tiêu cao hơn 15% hoặc hơn (bao gồm suất sinh lợi cổ tức) so với giá thị trường.
TRUNG LẬP: nếu giá mục tiêu cao/thấp hơn -5 đến15% (bao gồm suất sinh lợi cổ tức) so với giá thị trường.
GIẢM TỶ TRỌNG: nếu tổng tỷ suất sinh lợi 12 tháng (bao gồm cổ tức) thấp hơn -5%.

Khuyến cáo
Bản báo cáo này do Công ty Cổ phần Chứng khốn KIS Việt Nam (KIS) phát hành với sự đóng góp của các chuyên gia của
KIS được nêu trong báo cáo. Báo cáo này được viết nhằm mục đích cung cấp thông tin cho khách hàng là các tổ chức đầu
tư, các chuyên gia hoặc các khách hàng cá nhân của KIS tại Việt Nam.
Bản báo cáo này không nên và không được diễn giải như một đề nghị mua hoặc bán hoặc khuyến khích mua hoặc bán bất
cứ khoản đầu tư nào. Khi xây dựng bản báo cáo này, chúng tơi hồn tồn đã khơng cân nhắc về các mục tiêu đầu tư, tình
hình tài chính hoặc các nhu cầu cụ thể của các nhà đầu tư. Cho nên khi đưa ra các quyết định đầu tư cho riêng mình các
nhà đầu tư nên dựa vào ý kiến tư vấn của chuyên gia tư vấn tài chính độc lập của mình và tùy theo tình hình tài chính cá
nhân, mục tiêu đầu tư và các quan điểm thích hợp khác trong từng hoàn cảnh.
Khi viết bản báo cáo này, chúng tôi dựa vào các nguồn thông tin công khai và các nguồn thông tin đáng tin cậy khác, và

chúng tôi giả định các thông tin này là đầy đủ và chính xác, mặc dù chúng tơi khơng tiến hành xác minh độc lập các thông tin
này. KIS không đưa ra, một cách ẩn ý hay rõ ràng, bất kỳ đảm bảo, cam kết hay khai trình nào và khơng chịu bất kỳ một
trách nhiệm nào đối với tính chính xác và đẩy đủ của những thông tin được đề cập đến trong báo cáo này.
Các nhận định, đánh giá và dự đoán trong báo cáo này được đưa ra dựa trên quan điểm chủ quan của chúng tôi vào thời
điểm đưa ra báo cáo này và có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước.
KIS có thể đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư hoặc tiến hành các công việc kinh doanh khác cho các
công ty được đề cập đến trong báo cáo này. Ngoài ra, KIS cũng như các nhân sự cấp cao, giám đốc và nhân viên của KIS
có liên quan đến việc viết hay phát hành báo cáo này có thể đã, đang và sẽ mua hoặc bán có kỳ hạn chứng khốn hoặc
chứng khốn phái sinh (bao gồm quyền chọn) của các cơng ty được đề cập trong báo cáo này, hoặc chứng khốn hay
chứng khốn phái sinh của cơng ty có liên quan theo cách phù hợp hoặc không phù hợp với báo cáo và các ý kiến nêu trong
báo cáo này. Vì thế, nhà đầu tư nên ý thức rằng KIS cũng như các nhân sự cấp cao, giám đốc và nhân viên của KIS có thể
có xung đội lợi ích mà điều đó có thể ảnh hưởng đến nhận định.
Báo cáo này không được sao chụp, nhân bản hoặc xuất bản (toàn bộ hoặc từng phần) hoặc tiết lộ cho bất kỳ người
nào khác mà không được sự chấp thuận bằng văn bản của KIS.

Báo Cáo Ngành

Trang23



×