Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đề 1 – chương 3 phân tích quan điểm kinh tế chính trị mácleenin về hàng hóa sức lao động và liên hệ ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN


Đề 1 – Chương 3: “Phân tích quan điểm kinh tế chính trị MácLeenin về hàng hóa sức lao động và liên hệ ở Việt Nam hiện nay ?”
Sinh viên: Trần Thị Thu Hằng
Lớp: Kinh tế chính trị Mác – Leenin _1_1-22(N07)
Mã sv: 21012631

Hà Nội, ngày…/….


Mục lục
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA...................................................................1
Mục lục................................................................................................................2
A. Mở đầu...........................................................................................................3
B. Nội dung........................................................................................................5
I. Khái niệm “ Hàng hóa sức lao động”, hai điều kiện để sức lao động trở
thành hàng hóa, hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động.........................5
1. Khái niệm về “ Hàng hóa sức lao động”..............................................5
2. Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa..............................5
3. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động...........................................5
4. Hàng hóa là “ chìa khóa” để giải quyết mâu thuẫn cơng thức chung
của tư bản......................................................................................................6
II. Liên hệ ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa: nhiều thành phần ,các chủ thể kinh tế thực theo đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tơn trọng, bình
đẳng,…..............................................................................................................8
1. Nền kinh tế nhiều thành phần (6 thành phần)....................................8
2. Các chủ thể kinh tế thực hiện theo đường lối, chủ trương của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước, tơn trọng, bình đẳng,…...............10


C. Kết luận.......................................................................................................12
Tài liệu tham khảo............................................................................................13



A. Mở đầu
Hướng để có thể giải quyết mâu thuẫn của cơng thức chung của tư bản là cần tìm
được trên thị trường một loại hàng hóa mà khi sử dụng nó có thể tạo ra được một
giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó và loại hàng hóa đó chính là sức lao động. Khi
sức lao động tạo ra được một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó thì phần giá trị
dư ra này được gọi là giá trị thặng dư. Đây chính là chìa khóa chỉ rõ ra nguồn gốc
của giá trị lớn hơn giá trị thặng dư và giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung
của tư bản.
Theo như quan điểm kinh tế chính trị của Mác – Lenin: “ Sức lao động hay năng
lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể,
trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản
xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.”
Cũng theo quan điểm trên của Mác – Lenin thì trọng mọi xã hội thì sức lao động là
yếu tố sản xuất nhưng cần có hai điều kiện sau để sức lao động có thể trở thành một
loại hàng hóa:
 Người lao động được tự do về mặt thân thể
 Người lao động khơng có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức
lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ mới phải bán sức lao động.
Thơng qua hàng hóa là sức lao động này mà giá trị mới được tạo ra nhờ sự chuyển
hóa trong lưu thơng thì ta có cơng thức T-H-T’ với:
 T – Tư bản, là số tiền được đầu tư ban đầu, trong đó sẽ có một phần dược đầu
tư vào để mua máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, một phần nguyên liệu và một
phần là để thuê nhân công



 H – Hàng hóa sức lao động, thơng qua hàng hóa sức lao động của con người sẽ
tác động đến máy móc, vật liệu để tạo nên H’
H’ – Hàng hóa có giá trị cao hơn so với giá trị ban đầu và nhà tư bản chỉ việc
chiếm đoạt H’ này và bán đi để thu về T’
T’ – Giá trị mới , cao hơn và đã bao hàm trong đó là giá trị thặng dư
Những năm gần đây thì Việt Nam đã, đang và tiếp tục mở rộng, hội nhập với nền
kinh tế của thế giới; kinh tế tri thức trở thành một xu hướng phát triển toàn cầu và
Việt Nam cũng khơng để mình nằm ngồi xu hướng trên. Nhà nước ta nhận thấy
được rằng yếu tố con người có vị trí quan trọng và trung tâm nên việc phát triển thị
trường lao động thật hợp lí và có hiệu quả là một vấn đề cấp thiết với nền kinh tế
của nước nhà. Thị trường lao động hay là nguồn nhân lực của một đất nước được
đánh giá chủ yếu trên hai tiêu chí là số lượng và chất lượng.


B.
I.

Nội dung

Khái niệm “ Hàng hóa sức lao động”, hai điều kiện để sức lao động trở thành

hàng hóa, hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
1. Khái niệm về “ Hàng hóa sức lao động”
Theo quan điểm kinh tế chính trị của Mác – Leenin thì sức lao động là toàn bộ
những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người
đang sống và được người đó đem ra vận dụng để tạo ra giá trị sử dụng nào đó.
Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch sử.
Chúng có thuộc tính riêng và có sự liên kết chặt chẽ với sự tồn tại, phát triển của
nền kinh tế. Sức lao động là một điều kiện tiên quyết trong việc hình thành nên
quyền tự do và tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế.

2. Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Hàng hóa sức lao động cần có hai điều kiện sau để trở thành hàng hóa
 Một là người lao động được tư do về thân thể
 Người lao động khơng có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với
sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán cho nên họ phải bán sức lao động
Khi đã thỏa mãn hai điều kiện trên thì sức lao động có thể trở thành một loại
hàng hóa trên thị trường để mua bán và trao đổi.
3. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính gồm: giá trị và giá trị sử dụng
3.1. Giá trị của hàng hóa sức lao động
Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.Sức lao động chỉ tồn tại
như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực đó thì người lao
động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định.
Vì vậy nên thời lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được
quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh


hoạt ấy. Hay có thể diễn đạt bằng cách khác là giá trị của hàng hóa sức lao động
được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sản xuất ra sức lao
động.
Giá trị của hàng hóa sức lao động do ba bộ phận sau hợp thành:
Một là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất và tinh thần) để tái sản
xuất ra sức lao động.Hai là phí tổn đào tạo ra người lao động.Ba là giá trị
những tư liệu sinh hoạt cần thiết ( vật chất, tinh thần) để nuôi con của người
lao động.
Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị tường thì giá cả của
hàng hóa sức lao động phải phản ánh được lượng giá trị nêu trên.
3.2.Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng để nhằm mục đích thỏa mãn

nhu cầu người mua.Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu
cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức
lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng lao động.
4. Hàng hóa là “ chìa khóa” để giải quyết mâu thuẫn cơng thức chung của tư
bản
Hàng hóa cũng có hai thuộc tính như mọi loại hàng hóa khác: giá trị và giá trị
sử dụng. Nhưng hai thuộc tính trên đều tồn tại những khía cạnh khác nhau để có
thể nói rằng: hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt. Trong phần “giá trị”
thì là hàng hóa đặc biệt và nó khác với hàng hóa thơng thường ở chỗ là gái trị
của hàng hàng háo sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần vẫn lịch sử.Trong
thuộc tính “giá trị sử dụng” thì lại giống với các hàng hóa thơng thường khác tức
là q trình lao động của cơng nhân. Tuy vậy trong quá trình sử dụng hay tiều
dùng hàng háo sức lao động khác với hàng hóa thơng thường ở chỗ là: Hàng hóa
thơng thường thì giá trị hay giá trị sử dụng sẽ biến mất theo thời gian. Cịn trong
q trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là một quá trình sản xuất ra một
hàng hóa nào đó và đồng thời là q trình tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị của


bản thân hàng hóa sức lao động. Phần giá trị lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng
dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. Do vậy giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
có tính chất đặc biệt – tạo ra giá trị mới lớn hơn so với giá trị của bản thân. Cũng
có thể hiểu là: hàng hóa sức lao động tạo ra giá trị thặng dư khi được đem vào
sử dụng và cũng chỉ hàng hóa sức lao động mới có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá
trị bản thân nó – “giá trị thặng dư”. Chính vì sự đặc biệt này nên hàng hóa sức
lao động là loại hàng hóa đặc biệt khác với hàng hóa thơng thường khác. Hàng
hóa sức lao động chính là “ chìa khóa” để có thể giải quyết được mâu thuẫn của
công thức chung của tư bản: T-H-T’ với T’=T+.
Chúng ta có cơng thức chung của tư bản là T-H-T’ mà T’=T+. Nhưng có vẻ
như đang có mâu thuẫn với lý luận về hàng hóa, giá trị, tiền tệ và lưu thơng. Vì
nếu như trên thì khơng chỉ lao động có thể tạo ra giá trị mà cịn cả tiền tệ có vẻ

cũng có thể tạo ra giá trị; giá trị không chỉ được tạo ra trong sản xuất mà cịn cả
trong lưu thơng. Nhưng theo lý thuyết giá trị, trong mọi trường hợp dù có trao
đổi ngang giá hay khơng thì lưu thơng và bản thân tiền tệ trong lưu thông đều sẽ
không tạo ra giá trị. Trong trường hợp trao đổi ngang giá là tiền trao đổi ngang
giá lấy hàng, hàng trao đổi ngang giá lấy tiền nên tổng giá trị cũng như phần giá
trị nằm trong tay mỗi bên tham gia sẽ như nhau, không thay đổi. Ta cũng có thể
hiểu rằng trao đổi ngang giá sẽ khơng tạo thêm ra giá trị mới. Ngồi lưu thơng
thì nếu người sản xuất muốn tạo thêm ra giá trị mới thì cần phải lao động.
Giá trị thặng dư đã không xuất hiện từ lưu thông và cũng khơng xuất hiện
ngồi lưu thơng vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là: Giá trị thặng dư được tạo ra từ
đâu? Câu trả lời chính là “ hàng hóa sức lao động ” . Bởi vì trong quá trình tiêu
dùng hàng hóa sức lao động lại là q trình sản xuất ra một loạt hàng hóa mới
nào đó và đồng thời cũng tạo ra một giá trị lớn hơn so với giá trị của bản thân
nó. Phần lớn hơn so với giá trị bản thân hàng hóa sức lao động chính là giá trị
thặng dư.


Từ những điều trên thì ta có thể thấy rằng: hàng hóa sức lao động chính là “
chìa khóa” để giải quyết ván đề mâu thuẫn chung của công thức tư bản. Chính
trong q trình sử dụng loại hàng hóa đặc biệt này đã tạo ra giá trị thặng dư cho
các nhà tư bản và việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động đã chỉ rõ ra bộ mặt,
bản chất của tư bản: bóc lột.
II.

Liên hệ ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa: nhiều thành phần ,các chủ thể kinh tế thực theo đường lối, chủ trương của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tơn trọng, bình đẳng,…
1. Nền kinh tế nhiều thành phần (6 thành phần)
Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất

định về tư liệu sản xuất. Trong thời kì đi lên chủ nghĩa xã hội thì bất cứ nước nào
cũng tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Việt Nam đi lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội với lực lượng sản xuất thấp, nhiều trình độ khác nhau, các hình
thức sở hữu cũng khác nhau nên thành phần kinh tế là khác nhau.
Nền kinh tế thị trường của Việt Nam gồm 6 thành phần: Kinh tế công, kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế vốn đầu
tư nước ngồi.
1.1. Kinh tế cơng
“Kinh tế cơng” gồm các doanh nghiệp nhà nước và giữ vị trí, vai trò then chốt
trong nền kinh tế. Chủ thể của thành phần kinh tế này là Nhà nước ( được Nhân
dân ủy quyền). Nhà nước thông qua Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh
nghiệp đầu tư vốn ( cả bằng tiền và hiện hiện vật) cho các doanh nghiệp nhà nước
thơng qua hợp đồng tín dụng.. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ hoạt động theo cơ
chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đnáh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác theo quy định của pháp luật. “ Nhà nước” chỉ đóng vai trị là người
dẫn dắt,” bà đỡ”, quản lý vĩ mô nền kinh tế chứ hông can thiệp vào hoạt dộng sản
xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.


1.2. Kinh tế tập thể
“Kinh tế tập thể” là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản
xuất. Trong đó hợp tác xã là đơn vị kinh tế nòng cốt. nên kinh tế tập thể kết hợp
cung với kinh tế Nhà nước hợp thành nền kinh tế quốc dân
1.3. Kinh tế tư nhân
“Kinh tế tư nhân” là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Chủ thể của thành
phần kinh tế này là các chủ sở hữu tư nhân như: các hộ kinh doanh cá thể, các hộ
tiểu chủ, các chủ tư nhân, các nhà tư bản, các tập đoàn tư bản… với các loại hình
kinh doanh tương ứng như hộ sản xuất, kinh doanh cá thể (hộ nông dân, hộ tiểu –
thủ công nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ…), chủ trang trại, hộ tiểu chủ, doanh

nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân tư bản (tư bản trong nước và tư bản ngoài
nước), tập đoàn tư bản.
1.4. Kinh tế hỗn hợp
“Kinh tế hỗn hợp” bao gồm các công ty, các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các
tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở liên kết các chủ sở hữu khác nhau với
nhau: giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư nhân trong nước; giữa chủ
thể kinh tế cơng và chủ thể kinh tế tư nhân nước ngồi; giữa các chủ thể kinh tế tư
nhân trong nước với nhau; giữa chủ thể kinh tế tư nhân trong nước và chủ thể
kinh tế tư nhân nước ngoài… để thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản
xuất kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất và chuỗi giá trị
thị trường nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa về công nghệ tiên tiến và
quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh thường là công ty liên doanh, công ty
hợp doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai chủ sở hữu trở
lên, các loại hình hợp tác xã…Đối tượng sở hữu của các thành phần kinh tế chỉ
bao hàm các tài sản hữu hình và vơ hình đang được sử dụng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau và mang lại lợi
ích kinh tế cho các chủ sở hữu, đồng thời góp phần vào lợi ích chung.


1.5. Kinh tế tư bản Nhà nước
“Kinh tế tư bản Nhà nước” là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn
hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản. Thành phần kinh tế này là
bao gồm những doanh nghiệp liên doanh (giữa các nhà nước với tư bản trong và
ngoài nước…). Kinh tế tư bản Nhà nước có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ,
kinh nghiệm quản lý.
1.6. Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài
“Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài” là thành phần kinh tế chủ yếu dựa trên hình
thức sở hữu vốn của nước ngồi. Vì là sở hữu vốn nước ngồi nên quy mơ vốn
lớn, trình độ quản lý hiện đại, công nghệ cao và đa dạng. Thành phần kinh tế này

góp phần giúp thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển mạnh hơn.
2. Các chủ thể kinh tế thực hiện theo đường lối, chủ trương của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước, tơn trọng, bình đẳng,…
Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước, ở mỗi thời kì khác nhau,
vai trị quản lí kinh tế của nhà nước có mức độ khác nhau.
Trong giai đoạn đầu của kinh tế thị trường, giai đoạn mà ở đó cơ chế vận hành
của nó là cơ chế thị trường tự điều chỉnh thì chưa có sự can thiệp của nhà nước.
Chỉ đến những thập niên đầu thế kỉ XX, khi kinh tế thị trường tự do chuyển sang
kinh tế thị trường hiện đại, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà
nước, thì lúc này việc quản lí kinh tế của nhà nước đối với nền kinh tế mới đặt ra
như là một tất yếu khách quan không chỉ đối với kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa mà cả với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong chủ nghĩa xã hội, nhà nước với tư cách là người đại diện cho chế độ sở hữu
toàn dân về tư liệu sản xuất và đại diện cho xã hội thực hiện việc điều tiết và quản
lí kinh tế, đảm bảo nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định và đúng định hướng xã
hội chủ nghĩa.Ở nước ta, để phát huy vai trị tích cực, khắc phục những hạn chế của
kinh tế thị trường, Nhà nước khơng thể khơng điều tiết và quản lí nền kinh tế. Cần


nhấn mạnh rằng chỉ có nhà nước xã hội chủ nghĩa mới có khả năng giải quyết hiệu
quả và triệt để những hạn chế của kinh tế thị trường, đưa kinh tế thị trường nước ta
phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.Chính vì vậy các chủ thể kinh tế
cần phải thực hiện theo đường lối theo chủ trương của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước, tơn trọng, bình đẳng,.. để có thể phát huy hết tất cả khả năng
của mình và làm trịn trách nhiệm của bản thân.


C. Kết luận
“Hàng hóa sức lao động” là một loại hàng hóa đặc biệt và nó cũng chính là “ chìa
khóa” để có thể giải quyết được vấn đề mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.

Trong phần “giá trị” thì là hàng hóa đặc biệt và nó khác với hàng hóa thơng thường ở
chỗ là giá trị của hàng hàng háo sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần vẫn lịch sử .
Giá trị sử dụng của “ hàng hóa sức lao động” thì lại giống với các hàng hóa thơng
thường khác tức là q trình lao động của cơng nhân. Tuy vậy trong q trình sử dụng
hay tiều dùng hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thơng thường ở chỗ là: Hàng
hóa thơng thường thì giá trị hay giá trị sử dụng sẽ biến mất theo thời gian. Cịn trong
q trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là một q trình sản xuất ra một hàng hóa
nào đó và đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa
sức lao động. Hàng hóa sức lao động tạo ra giá trị thặng dư khi được đem vào sử dụng
và cũng chỉ hàng hóa sức lao động mới có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó –
“giá trị thặng dư”. Chính vì sự đặc biệt này nên hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa
đặc biệt khác với hàng hóa thơng thường khác. Hàng hóa sức lao động chính là “ chìa
khóa” để có thể giải quyết được mâu thuẫn của công thức chung của tư bản: T-H-T’ với
T’=T+.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước, ở mỗi thời kì khác nhau, vai trị
quản lí kinh tế của nhà nước có mức độ khác nhau. Trong chủ nghĩa xã hội, nhà nước
với tư cách là người đại diện cho chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất và đại diện
cho xã hội thực hiện việc điều tiết và quản lí kinh tế, đảm bảo nền kinh tế - xã hội phát
triển ổn định và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.Ở nước ta, để phát huy vai trị tích
cực, khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, Nhà nước không thể khơng điều
tiết và quản lí nền kinh tế. Cần nhấn mạnh rằng chỉ có nhà nước xã hội chủ nghĩa mới
có khả năng giải quyết hiệu quả và triệt để những hạn chế của kinh tế thị trường, đưa
kinh tế thị trường nước ta phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.


Tài liệu tham khảo
1.

/>
%E1%BB%8B_Marx-Lenin

2.

/>
te-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta-567515.html
3.

/>
phan-va-tang-cuong-vai-tro-quan-li-kinh-te-cua-nha
4.

Thư viện trường đại học Phenikaa: Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin-

Dành cho bậc đại học hệ khơng chun lý luận chính trị (phenikaa-uni.edu.vn)
( Trang 37,86,8788,91,92)
5. />


×