Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đề tài 17 phân tích mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả và rút ra ý nghĩa phương pháp luận; nêu một số ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

Môn: Triết học Mác – Lênin
Đề tài 17: Phân tích mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù “nguyên
nhân – kết quả” và rút ra ý nghĩa phương pháp luận; nêu một số ví dụ
minh họa ?
GV

:

TS. Đồng Thị Tuyền

Lớp

:

F. Triết học Mác – Lê nin_1.2(15FS).1_LT

Họ và tên

:

Vương Tuấn Cường

MSSV

:

21011490


SBD

:

017

Năm học 2021 – 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
NỘI DUNG.......................................................................................................5
2.1. Khái niệm phạm trù nguyên nhân, kết quả.....................................5
2.2. Tính chất của mối liên hệ nguyên nhân và kết quả.........................5
2.3. Mối quan hệ biện chững giữa nguyên nhân và kết quả..................6
2.3.1. Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả...............6
2.3.2. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả...........................7
2.3.3. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.....................7
2.4. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết
quả.................................................................................................................7
2.5. Ví dụ minh họa......................................................................................8
2.5.1. Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thối rừng..........................8
2.5.2. Vấn đề tắc nghẽn giao thơng ở Việt Nam.....................................10
KẾT LUẬN....................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................13

2


MỞ ĐẦU

Triết học Mác – Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự
nhiên, xã hội và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách
mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến
bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Triết học Mác – Lênin là triết học duy vật biện chứng theo nghĩa rộng.
Đó là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng cả về tự nhiên, xã hội và tư
duy; là sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Trong triết học Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng thống nhất hữu cơ với nhau. Với tư cách là chủ nghĩa duy vật, triết học
Mác – Lênin là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch
sử triết học – chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với tư cách là phép biện chứng,
triết học Mác – Lênin là hình thức cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử
triết học – phép biện chứng suy vật.
Triết học Mác – Lênin trở thành thế giới quan, phương pháp luận khoa
học của lực lượng vật chất – xã hội năng động và cách mạng nhất tiêu biểu
cho thời đại ngày nay là giai cấp công nhân để nhận thức và cải tạo xã hội.
Đồng thời triết học Mác – Lênin cũng là thể giới quan và phương pháp luận
của nhân lao đông, cách mạng và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức
và cải tạo xã hội.
Trong thời đại ngày nay, triết học Mác – Lênin là một trong những thành
tựu vĩ đại nhất của tư tưởng triết học nhân loại đang là hình thức phát triển
cao nhất của các hình thức triết học trong lịch sử. Triết học Mác – Lênin là
học thuyết về sự phát triển thế giới, đã và đang phát triển giữa dòng văn minh
nhân loại.

3


Với tầm hiểu biết của mình, đề tài mà tơi triển khai là: “Phân tích mối
quan hệ biện chứng của cặp phạm trù “nguyên nhân – kết quả” và rút ra

ý nghĩa phương pháp luận; nêu một số ví dụ minh họa”.

4


NỘI DUNG
2.1.

Khái niệm phạm trù nguyên nhân, kết quả.
Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ hình thành của

các sự vật, hiện tượng trong hiện thức khách quan.
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào
đó. Cịn két quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn
nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
Không nên hiểu nguyên nhân và kết quả nằm ở hai sự vật hoàn toàn
khác nhau. Nếu hiểu nguyên nhân và kết quả như vật sẽ dẫn đến chỗ cho rằng
nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nào đấy ln nằm ngồi sự vật, hiện
tượng đó và cuối cùng nhất định sẽ phải thừa nhận rằng nguyên nhân của thế
giới vật chất nằm ngoài thế giới vật chất, tức nằm ở thế giới tinh thần.
Cần phân biện nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều
kiện. Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện
cùng với ngun nhân.
2.2.

Tính chất của mối liên hệ nguyên nhân và kết quả
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính

khách qua, tính phổ biến, tính tất yếu.

Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự
vật, khơng phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không
biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên
biến đổi nhất định. Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác
động và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thức, chứ không
sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thức từ trong đầu mình. Quan điểm
duy tâm khơng thừa nhận mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan trong bản

5


thân sự vật. Họ cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do Thượng đế sinh ra hoặc
do cảm giác con người quy định.
Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội
đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Khơng có hiện tượng nào khơng có
ngun nhân, chỉ có điều là ngun nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà
thôi. Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ
nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực.
Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân quyết định, trong những điều kiện
giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế khơng thể có
sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hồn cảnh hồn tồn giống nhau. Do
vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là:
Nguyên nhân tác động ỏng những điều kiện và hồn cảnh càng ít khác nhau
bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra giống nhau bấy nhiêu.
2.3.

Mối quan hệ biện chững giữa nguyên nhân và kết quả

2.3.1. Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả
Tuy vậy, không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nha về mặt thời gian

cũng là quan hệ nhân quả. Sự khác biệt giữa quan hệ nhân quả với quan hệ
nối tiếp nhau về mặt thời gian là ở chỗ giữa nguyên nhân và kết quả có mối
quan hệ sản sinh, quan hệ trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả. Nguyên nhân
sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì quan hệ sản sinh cịn phụ thuộc vào hồn
cảnh cụ thể. Một ngun nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau và một
kết quả có thể được tạo thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau cùng tác
động trong cùng một lúc hoặc tác động riêng rẽ. Khi các nguyên nhân tác
động cùng một lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động sẽ khác nhau tùy thuộc vào
hướng tác động của nó. Nếu sự tác odongj của các nguyên nhân hợp thành
một hướng thì sẽ tạo nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả.
Ngược lại, nếu sự tác động của các nguyên nhân theo các hướng khác nhau sẽ

6


làm suy yếu, thạ chí hồn tồn triệt tiêu tác dụng của nhau. Do vậy, trong hoạt
độn thực tiễn cần phải phân tích vai trị của từng loại ngun nhân, để có thể
chủ động điều kiện thuận lợi cho từng nguyên nhân phát huy tác dụng trong
việc sản sinh ra kết quả có hiệu quả nhất.
2.3.2. Sự thay đổi vị trí giữa ngun nhân và kết quả
Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ
này là nguyên nhân nhưng ở mối quan hệ khác nhau lại là kết quả và ngược
lại. Vì vậy, nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là
nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt, nhất
định. Chính vì thế, quan hệ nhân quả là một chuỗi vơ tận. Trong chuỗi đó
khơng có bắt đầu, khơng có kết thúc, khơng có cái gọi là ngun nhân đầu
tiên hay kết quả cuối cùng. Nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng được xác
định bởi một quan hệ cụ thể.
2.3.3. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
Kết quả do nguyên nhân sinh ra nhưng sau khi xuất hiện, kết quả khơng

giữ vai trị thụ động mà trái lại ảnh hưởng tác động trở lại với nguyên nhân
theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực. Cần tận dụng những kết quả tốt đã đạt
được tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng nhằm đạt mục
đích.
2.4. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết
quả.
Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là
khơng có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại khơng có ngun
nhân. Nhưng khơng phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên
nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của
những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những
hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới thức, trong bản

7


thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được
tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới thực.
Vì ngun nhân ln có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của
một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra
trước khi hiện tượng đó xuất hiện.
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Nhưng nguyên nhân
này có vai trị khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt
động thực tiễn chúng ta cần phỉ loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ
bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài,
nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, … Đồng thời phải nắm
được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích
hợp tạo điều kiện cho ngun nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn
chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
Kết quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy trong hoạt động thực

tiễn chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều
kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.
2.5. Ví dụ minh họa
2.5.1. Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng
2.5.1.1. Thực trạng hiện nay
Hiện trạng rừng toàn quốc đến ngày 31/12/2020 như sau:
 Diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là
14.677.215 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 10.279.185 ha
và rừng trồng là 4.398.030 ha.
 Diện tích đát có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ tồn
quốc là 13.919.557 ha, tỷ lệ che phủ 42,01%

8


Thực tế, diện tích rừng tự hiên ở Việt Nam đang ngày càng suy giảm
nhanh vứ tốc độ chóng mặt. Nhất là độ che phủ rừng ở nước ta còn chưa đến
50%, diện tích rừng ngun sinh cịn khoảng 10%.
2.5.1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân thứ nhất và chủ yếu là do ý thức của con người, khai thác
không đúng quy hoạch, con người khai thác một cách ồ ạt nguồn tài nguyên
rừng bên cạnh đó một đại bộ phận người dân thiếu ý thức bảo vệ rừng gây
tình trạng cháy rừng nghiêm tọng. Mỗi năm, các tỉnh khu vực miền Trung và
Tây Nguyên đều phát hiện, xử lý hàng chục ngàn vụ vi phạm các quy định về
quản lý và bảo vệ rừng mà chủ yếu là do ý thức dân quá kém gây thiệt hại lớn
cho đất nước.
Hoạt động quản lý nhà nước về rừng còn yếu kém. Thực hiện khoán
cho người dân quản lý với mức lương bèo bọt (50 ngàn đồng/ha, hiện nay
tăng lên 200 ngàn đồng/ha) nhưng vẫn chưa tạo động lực đủ lớn cho người
dân có thể bám trụ để bảo vệ rừng. Chưa kể việc nhà nước để cho việc chuyển

đổi đất lâm nghiệp để làm nông nghiệp (trang trại) trở nên ồ ạt, không kiểm
sốt được tồn bộ. Cộng thêm việc chuyển đổi sản xuất công nghiệp, đã để
cho một bộ phận đáng kể các công ty bất chấp hậu quả không lường của nạn
phá rừng, mà đã chặt phá đi những cánh rừng nguyên sinh để mở rộng sản
xuất.
Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng bà
con dân tộc thiểu số ở vùng cao. Họ di dân ồ ạt đến nơi có rừng, đốt rừng làm
nương, vì học thức cịn yếu kém, khơng có khả năng tự cải tạo đất, sau một
vài mùa vụ, họ để lại sau lưng là những cánh rừng chết và di dân sang những
khu rừng kế tiếp.
2.5.1.3. Hậu quả

9


Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà
kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, … Thừi tiết cực
đoan, mưa lớn kéo dài là nguyên nhân của lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo nhà
cửa và trên hết là tính mạng của người dân.
Vì vậy việc cấp bách hiện nay là cần phải tích cực khơi phục rừng
phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các khu vực thường gây ra lũ quét, nhằm bảo
vệ môi trường sinh tái, bảo vệ lớp phủ thực vật, hạn chế khả năng tập trung
dòng lũ.
2.5.2. Vấn đề tắc nghẽn giao thơng ở Việt Nam
2.5.2.1. Thực trạng tắc nghẽn giao thơng
Tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh đang rất là báo động. Theo báo cáo của Bộ GTVT trong năm 2012, tại
Hà Nội có 67 điểm ùn tắc nghiêm trọng, con số này ở TP. Hồ Chí Minh là 76
điểm. Đến nay, số lượng điểm ùn tắc nghiêm trọng tại các thành phố này có
xu hướng dám tuy nhiên phát sinh nhiều điểm ùn tắc cục bộ khác và tình hình

ùn tắc giao thơng diễn biến hết sức phức tạp.
2.5.2.2. Nguyên nhân
Do dân số thì càng ngày càng gia tăng, mà đường xá không thể phát
triển kịp để mở rộng sao cho tương ứng với tỷ lệ dân số.
Nguyên nhân chủ quan: Là sự thiếu kiên quyết của chính quyền đối với
định hướng phương tiện đi lại của người dân. Trong khi hệ thống vận tai
khách công cộng không được chú ý đầu tư hoặc việc triển khai cịn vơ cùng
chậm trễ (điển hình nhất chính là đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông).
Việc buông lỏng quản lý đơ thị dẫn đến tình trạng lấn chiếm lịng đường của
các hộ dân để làm nơi họp chợ, buôn bán, sản xuất, chờ đoán học sinh tan
trường.

10


Nguyên nhân quan trọng nhất đó phải là sự thieeys ý thức tự giác của
người dân. Những người buôn bán vẫn tranh nhau lấn chiếm vỉa hè, lòng
đường và việc dẹp ở chỗ này lại đùn ra chỗ kia, nên đường vốn đã hẹp nay
còn hẹp hơn. Thường xuyên xảy ra tình trạng đi ngược chiều vượt đèn đỏ,
tranh làn đường, …
2.5.2.3. Hậu quả
Việc tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng ở Việt Nam đã khiến cho nền
kinh tế đang trên đà phát triển lại gặp những rào cản ngăn sự bứt phá một
cách mạnh mẽ ở đất nước tươi đẹp này. Khơng những thế, việc ùn tắc giao
thơng cịn khiến cho người dân trở nên ngột ngạt, bức bối làm giảm đi mức độ
hạnh phúc ở đây. Điều này không những gây ra những tổn thất nặng nề về
kinh tế mà cịn ảnh hưởng khơng hề nhỏ đến tinh thần của người dân.
Vì vậy, việc cải tạo nâng cáp các nút giao thơng cộng thêm việc hồn
thiện và áp dụng hiệu quả các biện pháp tổ chức và điều khiển giao thơng sẽ
giúp cho tình trạng ùn tắc ở Việt Nam thiên giảm, điều đó sẽ giúp cho nền

kinh tế ở Việt Nam sẽ có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới, nâng
cao giá trị cốt lõi về tinh thần cho người dân, để kiến tạo nên một đất nước
đáng sống đáng mơ ước.

11


KẾT LUẬN
Quan hệ “nguyên nhân – kết quả” của việc khái quát hiện tượng từ sự
tác động này, dẫn đến một kết quả trong nhiều lĩnh vực. Quan hệ nhân – quả
là một quan hệ có tính phổ biến trong thực tiễn, đặc biệt nó có vai trị quan
trọng với q trình nhận thức của chúng ta.
Tóm lại, việc nhận thức, nắm rõ và vận dụng nội dung và ý nghĩa
phương pháp luận một cách chính xác cặp phạm trù “nguyên nhân – kết quả”
đã giúp đưa ra những giải pháp về hai ví dụ đã nêu ở trên dù còn nhiều vấn đề
đáng chú ý trong thực tế đời sống xã hội.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH
[1]: Giáo trình học phần Triết học Mác - Lênin - Hội đồng biên soạn giáo
trình Triết học Mác - Lênin GS.TS. Phạm Văn Đức (chủ biên), xuất bản năm
2019.
[2]: Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bạc đại học hệ khơng chun
lý luận chính trị), xuất bản năm 2021. Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật.
TRANG WEB
[1]


/>
nam-2020.aspx
[2]

/>
trong-817416.ldo
[3]

/>
thieu-un-tac-giao-thong-o-cac-do-thi-lon-cua-viet-nam-d17525.html

13



×