Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Báo Cáo Giải Pháp Gdhs Cá Biệt. 22. 23. Hiên.pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.15 KB, 20 trang )

TRƯỜNG TH&THCS MINH HOÀNG

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
NĂM HỌC 2022 - 2023

BÁO CÁO GIẢI PHÁP
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
HỌC SINH CÁ BIỆT


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Trong những năm học qua nhà trường có một số học sinh
rơi vào trường hợp “học sinh cá biệt”, trong đó đáng nói nhất
là có cả học sinh bị đưa ra Hội đồng kỷ luật nhà trường, kết
quả có học sinh phải bị hạ bậc đạo đức do hình thức vi phạm
nặng.
Đứng trước tình hình đó, bản thân là một GVCN của nhà
trường, cần phát huy tinh thần trách nhiệm của mình nhiều hơn
đối với những em có hành vi cá biệt như thế. Trong khi ngày
nay Nhà nước ta rất quan tâm và đầu tư cho giáo dục, bằng
nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục,
thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện
học sinh tích cực”.


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI




Vì vậy vai trị của GVCN khơng thể xem nhẹ, nhất là trong việc
giáo dục học sinh cá biệt. Mỗi thầy cô giáo phải giúp các em có được
nhận thức đúng đắn trong lao động, học tập, phải uốn nắn các em từ
người “xấu” trở thành người “tốt”. Nếu không sẽ làm hỏng cả một
thế hệ của các em, đồng thời cũng là một gánh nặng cho gia đình và
xã hội.

Với những lý do trên, bằng những kinh nghiệm tích lũy của bản
thân, tôi lựa chọn trao đổi về giải pháp“Một số biện pháp giáo dục
học sinh cá biệt” . Hy vọng ít nhiều góp phần bổ sung thêm kinh
nghiệm cho các thầy cô làm công tác chủ nhiệm trong những năm
học tới.


II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
• Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về thực trạng
của trường trong những năm qua, đặc biệt là năm
học 2021-2022. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
chỉ đề cập đến học sinh cá biệt.


III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


Với đề tài nêu trên, bản thân tôi muốn làm thế nào để giúp
cho những học sinh cá biệt từng bước thay đổi thái độ của
mình trong học tập theo hướng tích cực. Giúp các em biết tự
tơn trọng bản thân mình và xác định được việc học sẽ phục vụ
chính bản thân các em và tạo điều kiện để giúp đỡ gia đình,
góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Giúp các em thấy

được công lao to lớn của các bậc làm cha, làm mẹ nuôi con ăn
học; sự vất vả của các thầy cô trong việc truyền đạt tri thức và
giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho các em. Từ đó các em
biết mình sẽ làm gì để thay những lời tri ân đầy ý nghĩa.

Bên cạnh đó, phần nào giúp cho các thầy cơ quan tâm hơn
về vai trị, trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp, đặc biệt
là trong cơng tác chủ nhiệm.


B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ



Hiện nay học sinh "cá biệt" không chỉ là những học
sinh học kém, thường xuyên vi phạm nội quy mà học sinh
cá biệt cịn biểu hiện ngày càng đơng đối với các em học
khá, giỏi. Đây là điều mà nhiều giáo viên cũng như phụ
huynh khơng bao giờ ngờ được, các em có thể tập trung
thành từng nhóm cùng lớp hoặc khác lớp để chơi cùng
nhau và có chung nhau các biểu hiện tiêu cực như gây rối
trong giờ dạy của một bất kỳ giáo viên nào đó các em cho
rằng mình khơng thích, bỏ học, tổ chức đánh nhau, uống
rượu, hút thuốc, thậm có thể bị lơi kéo tham gia các tệ nạn
xã hội khác...


II. NGUN NHÂN
a. Từ gia đình :

Chính nhịp sống ngày càng nhanh của thời đại
nhiều phụ huynh phải vất vả mưu sinh và công
việc đã chiếm hết thời gian làm cho mối quan hệ
gia đình trở nên xa hơn, trẻ bắt đầu có những
khoảng thời gian rỗng, trẻ cảm thấy “cơ đơn”, cần
có người để chia sẻ. Từ đây, nhóm bạn sẽ hình
thành và bắt đầu cho những ngày “ các em thể
hiện mình” bằng các buổi trốn học để đi chơi,
uống rượu, hút thuốc, chơi games ...


II. NGUN NHÂN


Một số gia đình kinh tế khá, họ chăm lo
cho trẻ đầy đủ tất cả những gì trẻ cần, nhưng
khơng thường xun nhắc nhở, ngại nói
chuyện hoặc thảo luận với trẻ, thậm chí ngay
từ những lỗi đầu tiên trẻ mắc phải, và nhiều
lần phạm lỗi sau đó cũng được “hóa khơng”
làm cho các em khơng có phương hướng phát
triển đúng đã đưa đến sự sai phạm nghiêm
trọng.


II. NGUYÊN NHÂN


Một số học sinh chỉ biểu hiện “cá biệt” khi gia
đình có sự bất hịa giữa cha và mẹ, khi tìm hiểu về

hồn cảnh gia đình thì khoảng 70% học sinh cá biệt
cho biết là cha mẹ đã li dị, sự bất hịa của gia đình
làm các em mất niềm tin vào cuộc sống, các em tự
xem mình là gánh nặng cho cha hoặc mẹ hoặc có
các suy nghĩ tiêu cực như “ ta khơng cịn gì để mất ”
làm cho các em có ý định “trả thù” bằng các hành vi
như quậy phá, vào trường vi phạm, đánh nhau, lơi
kéo băng nhóm, uống rượu, vơ lễ với thầy cô….


II. NGUN NHÂN
b. Từ phía giáo viên :

Chưa quan tâm sâu sát tới các em học sinh, chưa tìm
ra giải pháp hiệu quả trong khi xử lý các vi phạm, chưa
thực sự khách quan, vô tư trong khi giải quyết các vấn đề,
dẫn tới việc học sinh thiếu tin tưởng, khơng có chỗ dựa
nên sinh ra chán nản khơng muốn phấn đấu. Hoặc có
những giáo viên lại rất quan tâm tới học sinh nhưng lại áp
dụng các biện pháp chưa phù hợp, chưa gây được niềm tin
thực sự ở các em nên việc chủ nhiệm cũng chưa có hiệu
quả, thậm chí giáo dục khơng được, đi vào chỗ bế tắc


II. NGUYÊN NHÂN
c. Từ xã hội:
Với sự bùng nổ về cơng nghệ thơng tin và truyền
thơng các em có được nhiều khái niệm mới, nhiều bài
học mới về cách ứng xử, giao tiếp và bạn bè… chính
vì vậy mà khơng có một khn khổ nào để giới hạn

các em tìm hiểu về thế giới, các em tự do hơn. Quá
trình giao tiếp với xã hội, sự non nớt của các em đã
bị lợi dụng, kích động nhằm phá hoại của một số đối
tượng xấu, các em bị mê hoặc bởi cái danh “gian hồ”
nào đó và thực hiện theo các yêu cầu của các đối


II. NGUYÊN NHÂN
d. Từ bản thân các em:
Ở độ tuổi này các em có nhiều sự biến đổi về tâmsinh lí hết sức phức tạp đặc biệt, chưa ý thức được mục
đích chính của việc học tập, phấn đấu nên làm theo sở
thích của cá nhân. Chính vì vậy mà đôi khi các em cáu gắt
với ba mẹ thầy cô hay bạn bè mà ngay sau đó các các em
cũng biết rằng mình vừa phạm lỗi. nhưng nếu gia đình,
nhà trường khơng khéo phân tích mà cương quyết ngăn
chặn sẽ làm cho các em cảm thấy bị xúc phạm, các em bắt
đầu suy diễn và chống cự bằng nhiều hình thức như vô lễ,
bỏ học….


III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
a. Phương pháp lắng nghe:
Giáo viên chủ nhiệm dành thời gian gặp
riêng học sinh cá biệt, tìm hiểu nguyên nhân và
lý do dẫn đến sai phạm, khi đó hãy lắng nghe
các em trị chuyện, từ đó sẽ phân tích mức độ
nguy hại của khuyết điểm và giáo viên thức tỉnh
học sinh bằng những câu chuyện đạo đức để cảm
phục học sinh. Luôn luôn lắng nghe để thấu hiểu
học sinh là một biện pháp giáo dục rất hiệu quả.



III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
b. Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trên lớp :
• - Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả
năng của học sinh cá biệt.  Đây là việc làm mang
tính 2 mặt, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường
xuyên giám sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi
học sinh đạt được thành tích dù là nhỏ nhất.
• - Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo để
tạo điều kiện cho học sinh cá biệt tham gia


III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
c. Biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực :
Chúng ta yêu cầu các em thực hiện theo một chỉ tiêu nào đó (từ
thấp đến cao) và theo mỗi chỉ tiêu chúng ta nêu trước các phần
thưởng (có thể là phần thưởng tinh thần) có giá trị ngang bằng với
cơng việc mà các em đã thực hiện để các em quen dần với nề nếp
kĩ luật.
• - Khi trẻ thực hiện khơng đúng theo u cầu của giáo viên đưa ra
thì khơng cho trẻ nhận phần thưởng, không được chiếu lệ qua loa
mà phải nhận xét đúng công việc của trẻ rồi mới đưa ra quyết định
khen thưởng hay khơng
• - Khi trẻ thực hiện đúng công việc được phân công giáo viên cần
thực hiện lời hứa không được hứa hẹn hay đổ thừa lí do nào đó mà
khơng thực hiện lời hứa làm cho trẻ mất lòng tin.


III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

e. Sự kết hợp với Ban giám hiệu, đồn thể và bộ mơn.
Trong q trình giáo dục học sinh cá biệt giáo viên chủ
nhiệm cần có sự phối hợp giáo dục các em từ phía Ban
giám hiệu nhà trường, đồn thể và giáo viên bộ môn, sự
tác động đa chiều thống nhất và diễn ra đồng loạt sẽ giúp
các em dễ dàng khắc phục các sai sót, khuyết điểm của
mình. Tuy nhiên trong q trình phối hợp giáo viên chủ
nhiệm cần thực hiện tốt cơng tác thơng tin hai chiều, báo
cáo chính xác các thơng tin có được với lãnh đạo và dồng
nghiệp về đối tượng và thống nhất biện pháp giáo dục,
tránh trường hợp tác động theo nhiều hướng khác nhau làm
ảnh hưởng lòng tin của các em với giáo viên và nhà trường.


III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
f. Kết hợp với gia đình
Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu kĩ hồn cảnh gia đình học
sinh, thậm chí cả lối sống, tính cách của phụ huynh để tìm được
tiếng nói chung giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.
Tuyệt đối tránh việc thường xuyên phàn nàn, tỏ thái độ bức xúc khó
chịu về học sinh cá biệt đó với phụ huynh. Bởi vì trên thực tế, khơng
ít những học sinh cá biệt có phụ huynh khơng chịu hợp tác, rất khó
tiếp cận trao đổi, trốn tránh trách nhiệm, thậm chí nổi nóng, tìm
cách đổ lỗi cho nhà trường. Nếu giáo viên chủ nhiệm khơng tìm hiểu
kĩ thì rất có thể sẽ gặp bất lợi khi trao đổi với phụ huynh. Tuy nhiên,
đồi với một số thành phần phụ huynh bất hảo, thích ra oại thể hiện,
cố tình gây chuyện, muốn dọa dẫm phủ đầu giáo viên thì lại cần phải
hết sức tỉnh táo, cứng rắn để bảo vệ danh dự uy tín cho giáo viên
trước phụ huynh và học sinh



III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
g. Nâng cao năng lực sử dụng máy móc, cơng nghệ thơng tin, tìm
hiểu mạng xã hội để nắm bắt thêm thông tin về học sinh
• Học sinh cá biệt thường sử dụng mạng xã hội (zalo, face book) như
một kênh thông tin để thể hiện mình, để tiếp cận giao lưu trị chuyện
với bạn bè. Qua mạng xã hội, giáo viên có thể tìm hiểu nắm bắt thêm
thơng tin về học sinh để kịp thời điều chỉnh những sai lệch trong tư
tưởng, hành vi của học sinh cá biệt một cách kịp thời.
• Một biện pháp nữa là trên các lớp học ở nhiều trường có thể gắn
camera giám sát. Giáo viên có thể qua kênh hình này để hiểu kĩ hơn
về học sinh, thậm chí điều tra chính xác những hành vi sai lệch như
trộm cắp, đánh bạn; từ đó khiến học sinh tâm phục khẩu phục nhận
lỗi và sửa đổi


IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua quá trình giáo dục học sinh tại trường TH &THCS Minh Hoàng
từ năm học 2021-2022 đến nay, nhận thấy số học sinh cá biệt của lớp
tơi chủ nhiệm có nhiều sự thay đổi kể cả về ý thức học tập và nề nếp
thực hiện nội quy. Cụ thể đầu năm học 2021 – 2022 có 02 học sinh cá
biệt trong lớp có học lực yếu và thường xuyên vi phạm nội quy, bỏ học
đi chơi game, gia đình và giáo viên chủ nhiệm phải thường xun liên
lạc thơng tin để đi tìm; rồi đánh bạn, gây mất trật tự trong lớp làm cho
cả lớp bức xúc thì qua học kỳ I đã cố gắng vươn lên, số giờ bỏ học
giảm nhanh và sang đến học kì II thì khơng cịn hiện tượng bỏ học,
đánh bạn, gây rối mất trật tự trong lớp. Đặc biệt, có HS lấy trộm tiền
của bạn một cách có tính tốn rất tinh vi (bạn mang đi nộp tiền học phí
cho nhà trường) nhưng qua biện pháp đấu tranh, giáo dục của giáo
viên chủ nhiệm đã tự giác mang trả lại và không tái phạm nữa. Các học

sinh cá biệt này do tiến bộ nhanh nên đã được các bạn trở nên thân
thiện, quý mến hơn. Từ đó tạo được một tập thể lớp tốt, có tinh thần
đồn kết giúp đỡ nhau trong học tập và mọi nề nếp phong trào khác.


C. KẾT LUẬN
• Xã hội càng hiện đại thì việc quản lí giáo dục con người càng
khơng đơn giản. Thầy cô chủ nhiệm là những người luôn đối
mặt với biết bao khó khăn, thử thách và mong muốn duy nhất
là làm thế nào cho học sinh mình thành đạt, sự nghiệp trồng
người là tiếng vang suốt cuộc đời đối với các thầy giáo, cô
giáo, làm tốt được học sinh nhớ. Cần hạn chế tối đa những
trường hợp học sinh phải đưa ra Hội đồng kỷ luật, vì nếu học
sinh bị đình chỉ học tập hay bị ghi vào học bạ hạnh kiểm xấu sẽ
đeo đuổi suốt đời đối với các em mà bản thân thầy cô chủ
nhiệm cũng thấy đau lòng trước những trường hợp như thế. Để
giáo dục học sinh nói chung, học sinh cá biệt nói riêng khơng
hề dễ dàng nên đòi hỏi các ngành, các cấp cùng tuyên truyền
cho cả xã hội quan tâm hơn đối với thế hệ trẻ. Đặc biệt quan
tâm nhiều hơn đối với những học sinh được coi là cá biệt nhằm
xây dựng mơi trường sống có văn hóa, lành mạnh, bổ ích.



×