TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA NÔNG NGHỆP
**********
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KÍ SINH TRÙNG ĐƯỜNG
RUỘT TRÊN CHĨ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG
KHÁM THÚ Y THỊ XÃ DĨ AN, BÌNH DƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: TS TRƯƠNG VĂN HIỂU
Sinh viên thực hiện : LÊ BẢO TRÂN
Lớp
MSSV :
: DHTY17
143217047
Trà Vinh, tháng 12 năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA NÔNG NGHIỆP
************
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KÍ SINH TRÙNG ĐƯỜNG
RUỘT TRÊN CHĨ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG
KHÁM THÚ Y THỊ XÃ DĨ AN, BÌNH DƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
TS TRƯƠNG VĂN HIỂU
Trà Vinh, tháng 12 năm 2020
LÊ BẢO TRÂN
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: LÊ BẢO TRÂN
Tên tiểu luận: “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KÍ SINH TRÙNG ĐƯỜNG
RUỘT TRÊN CHĨ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y
THỊ XÃ DĨ AN, BÌNH DƯƠNG”.
Đã hồn thành tiểu luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi.
Giáo viên hướng dẫn
TS. TRƯƠNG VĂN HIỂU
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, con xin gởi lòng biết ơn chân thành đến ba mẹ, người đã có cơng sinh
thành, dưỡng dục, là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất, trao cho con một cái nghề
để bước vào đời.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Trà Vinh, Ban Chủ nhiệm Khoa
Nơng Nghiệp-Tsan, cùng tồn thể q thầy cơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho
em những kiến thức chuyên môn cũng như những kinh nghiệm thực tiễn, kinh
nghiệm sống vô cùng quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin cảm ơn TS Trương Văn Hiểu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giải đáp
những thắc mắc của em trong quá trình thực tập và hoàn thành tiểu luận.
Cảm ơn các anh chị ở Phịng khám Thú y đã hỗ trợ em hết mình, chia sẽ những
kinh nghiệm quý giá trong nghề, tạo điều kiện cho em được tiếp xúc thực tế và
thuận lợi hồn thành tiểu luận của mình.
Gửi lời cảm ơn đến các anh chị, bạn bè lớp DHTY17 đã giúp đỡ tơi trong học
tập, trong cuộc sống, giúp tơi có thêm niềm vui và động lực trong những năm học
tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn tất cả.
TĨM TẮT
Đề tài nghiên cứu : “Khảo sát tình hình nhiễm kí sinh trùng đường ruột trên
chó đến khám và điều trị tại phòng khám thú y thị xã Dĩ An, Bình Dương”
được tiến hành từ ngày 25/06/2020 đến ngày 15/08/2020.
Qua khảo sát 112 trường hợp bằng phương pháp xét nghiệm phân bằng phương
pháp soi tươi, phù nổi bằng Nacl , đếm trứng Mc Master, định danh, chúng tôi ghi
nhận tỉ lệ nhiễm kí sinh trùng đường ruột trên chó là 58,93% gồm giun tròn , sán
dây và nguyên bào. Trong đó, giun trịn chiếm tỉ lệ 49,11% (giun móc 32,14%, giun
đũa 23,21%, giun tóc 4,46%), sán dây chiếm tỉ lệ 8,93% và đơn bào chiếm tỉ lệ
12,5% (cầu trùng 5,36 %, Giardia 7,14%) trong tổng số ca xét nghiệm.
Tỉ lệ nhiễm kí sinh trùng phụ thuộc theo lứa tuổi, tỉ lệ nhiễm cao nhất trên chó
dưới 3 tháng tuổi (81,82%) và giảm dần theo lứa tuổi chó. Giới tính và nguồn gốc
giống chó khơng ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm. Tỉ lệ nhiễm kí sinh trùng đường ruột
phụ thuốc rất nhiều vào tình trạng tẩy xổ giun, có đến 86,36% chó chưa tẩy xổ bị
nhiễm kí sinh trùng đường ruột.
Cường độ nhiễm giun trịn rất cao (++++) ở chó dưới 3 tháng và chó trên 1 năm
tuổi. Sự kết hợp của pyrantel và febantel đạt hiệu quả cao (72,72%) trong tẩy trừ
giun tròn.
MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .............................................ii
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................iii
TÓM TẮT...........................................................................................................iv
MỤC LỤC ..........................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...............................................................................viii
DÁNH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ ..............................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ..............................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu ..............................................................................2
1.2.1. Mục đích..............................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ...............................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN...................................................................................3
2.1 Một số giun, sán đường ruột trên chó......................................................3
2.1.1 Giun đũa Toxocara canis...........................................................3
2.1.2 Giun đũa Toxascaris leonina.....................................................6
2.1.3 Giun móc....................................................................................7
2.1.4 Giun tóc Trichocephalus vulpis.................................................10
2.1.5 Sán dây Dipylidium caninum.....................................................12
2.2 Một số nguyên bào (protozoa) đường ruột trên chó................................14
2.2.1 Cầu trùng....................................................................................14
2.2.2 Trùng roi Giardia.......................................................................15
2.3 Một số cơng trình nghiên cứu liên quan..................................................18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT............................20
3.1 Thời gian và địa điểm..............................................................................20
3.2 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................20
3.3 Dụng cụ và vật liệu tiến hành..................................................................20
3.4 Nội dung khảo sát....................................................................................20
3.4.1 Nội dung 1: Khảo sát thành phần kí sinh đường ruột và tỉ lệ nhiễm
kí sinh theo lứa tuổi, giống, giới tính, tình trạng xổ giun...................20
3.4.2 Nội dung 2: Định lượng trứng giun tròn của những trường hợp đã
định danh bằng phương pháp McMaster............................................21
3.4.3 Nội dung 3: Ghi nhận hiệu quả điều trị......................................21
3.5 Phương pháp tiến hành............................................................................21
3.5.1. Thu thập thơng tin chó đến khám.............................................21
3.5.2. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản...........................................21
3.5.3 Phương pháp xét nghiệm..........................................................22
3.5.4 Phác đồ điều trị và ghi nhận kết quả..........................................23
3.6 Các bước tiến hành..................................................................................23
3.7 Xử lí số liệu..............................................................................................23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................25
4.1 Tỉ lệ chó nhiễm kí sinh trùng đường ruột................................................25
4.1.1 Tỉ lệ nhiễm chung......................................................................25
4.1.2 Thành phần kí sinh trùng đường ruột.........................................25
4.1.3 Tỉ lệ nhiễm kí sinh trùng đường ruột theo lứa tuổi....................27
4.1.4 Tỉ lệ nhiễm kí sinh trùng đường ruột theo tình trạng xổ
giun.....................................................................................................30
4.1.5 Tỉ lệ nhiễm kí sinh trùng đường ruột theo giống.......................30
4.1.6 Tỉ lệ nhiễm kí sinh trùng đường ruột theo giới tính...................31
4.2 Cường độ nhiễm giun trịn theo lứa tuổi chó ..........................................32
4.3 Hiệu quả điều trị......................................................................................34
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................36
5.1 Kết luận....................................................................................................36
5.2 Đề nghị.....................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................38
PHỤ LỤC............................................................................................................41
Phụ lục 1........................................................................................................41
Phụ lục 2........................................................................................................42
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tỉ lệ thành phần kí sinh trùng đường ruột............................................26
Bảng 4.2 Tỉ lệ chó nhiễm ghép kí sinh trùng đường ruột....................................27
Bảng 4.3 Tỉ lệ chó nhiễm kí sinh trùng đường ruột theo lứa tuổi........................29
Bảng 4.4 Tỉ lệ chó nhiễm kí sinh trùng đường ruột theo tình trạng xổ giun........30
Bảng 4.5 Tỉ lệ chó nhiễm kí sinh trùng đường ruột theo giới tính.......................31
Bảng 4.6 Cường độ nhiễm giun trịn trên chó theo lứa tuổi................................33
Bảng 4.7 Hiệu quả điều trị các nhóm kí sinh trùng đường ruột...........................35
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Vòng đời giun đũa T. canis..................................................................5
Sơ đồ 2.2 Vòng đời giun đũa T. leonina..............................................................7
Sơ đồ 2.3 Vịng đời giun móc..............................................................................9
Sơ đồ 2.4 Vịng đời giun tóc T. vulpis.................................................................11
Sơ đồ 2.5 Vịng đời sán dây D. caninum.............................................................13
Sơ đồ 2.6 Vịng đời Giardia trên chó...................................................................17
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 T. canis trong ruột non chó...................................................................3
Hình 2.2 Trứng T. canis.......................................................................................3
Hình 2.3 Trứng T. leonina...................................................................................6
Hình 2.4 Đầu giun móc với 3 đơi răng lớn..........................................................8
Hình 2.5 Trứng giun móc A. caninum và U. stenocephala.................................8
Hình 2.6 Trứng T. vulpis......................................................................................10
Hình 2.7 Sán dây D. caninum trưởng thành........................................................12
Hình 2.8 Bọc trứng D. caninum...........................................................................12
Hình 2.9 Sarcocyst trong cơ vân..........................................................................14
Hình 2.10 Nỗn nang cầu trùng Isospora............................................................14
Hình 2.11 Nang Giardia......................................................................................16
Hình 2.12 Dưỡng bào Giardia.............................................................................16
Hình 4.1 Nhiễm ghép cầu trùng và giun đũa.......................................................27
Hình 4.2 Trứng giun đũa soi tươi........................................................................28
Hình 4.3 Bọc trứng D.caninum soi tươi..............................................................28
Hình 4.4 Trứng giun móc trên buồng đếm McMaster.........................................34
Hình 4.5 Nhiễm giun móc cường độ (++++) với 7050 trứng/ 1g phân...............34
Hình 4.6 Trứng giun đũa và giun móc soi tươi trong trường hợp chó nhiễm giun
nặng và đã chết sau khi cấp thuốc........................................................................35
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, việc nuôi động vật khơng chỉ cịn nhằm mục đích thực phẩm nữa
mà cịn là nhu cầu về tinh thần. Các lồi thú cưng, thú cảnh đang được nuôi phổ
biến hơn bao giờ hết, đặc biệt là lồi chó. Chó nổi tiếng là “người bạn” trung thành
của con người, ngoài khả năng bảo vệ tài sản, phát hiện người lạ, sử dụng cho mục
đích nghiệp vụ, chúng cịn là niềm vui, nguồn giải trí, giải tỏa những căng thẳng
hữu hiệu cho chúng ta. Đặc biệt đối với những người u chó thì khơng gì có thể
thay thế được “người bạn” 4 chân này.
Cũng như con người, có rất nhiều những nguy cơ bệnh tật vây quanh lồi chó,
từ bệnh truyền nhiễm, các rối loạn nội khoa đến những tai nạn, chấn thương hay
môi trường ô nhiễm,... đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và rút ngắn tuổi thọ
của chúng. Một trong những nguy cơ tuy tác hại của nó khơng nhìn thấy được ngay
nhưng về lâu dài gây giảm sút nghiêm trọng sức tăng trưởng, thể trạng và có thể gây
chết chính là kí sinh trùng nói chung và kí sinh trùng đường ruột nói riêng. Các
nhóm kí sinh trùng đường ruột phổ biến bao gồm giun trịn, sán và kí sinh đơn bào
(cầu trùng, Giardia). Việc khảo sát thành phần kí sinh, ghi nhận tỉ lệ nhiễm, cường
độ nhiễm trên thực tế cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm kí sinh góp
phần quan trọng trong việc đánh giá về tình trạng nhiễm kí sinh hiện nay trên chó.
Ngồi ra, một số lồi kí sinh trùng truyền lây qua người do đó, giải quyết hiệu quả
các bệnh kí sinh đường ruột trên thú sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho thú nuôi và cả con
người.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú Y trường
Đại học Trà Vinh, Bộ môn Truyền Nhiễm và Thú y Cộng đồng và dưới
sự hướng dẫn của TS Trương Văn Hiếu, chúng tôi tiến hành tiểu luận :“ Khảo sát
tình hình nhiễm kí sinh trùng đường ruột trên chó đến khám và điều trị tại
phịng khám thú y thị xã Dĩ An, Bình Dương”.
1.2 MỤC ĐÍCH
Khảo sát tình hình nhiễm kí sinh trùng đường ruột trên chó được ghi nhận tại
Phịng khám Thú y, từ đó có những khuyến cáo về tình hình nhiễm kí sinh trùng
trên thú cũng như những góp ý giúp bảo vệ sức khoẻ của người nuôi.
1.3 YÊU CẦU
-
Xác định tỷ lệ nhiễm nội kí sinh đường tiêu hóa
-
Xác định cường độ nhiễm
-
Hiệu quả điều trị
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 MỘT SỐ GIUN, SÁN ĐƯỜNG RUỘT PHỔ BIẾN TRÊN CHĨ
2.1.1 Toxocara canis (giun đũa)
2.1.1.1 Đặc điểm hình thái
Giun trịn to, có màu trắng ngà, vỏ ngồi trơn láng, cánh cổ rộng và dài, gợn
sóng. Đầu hơi cong về phía bụng, miệng có ba mơi, hai cánh đầu rộng làm cho đầu
giun giống hình mũi tên. Thực quản thẳng, đặc biệt có dạ dày giữa ruột và thực
quản, đây là đặc điểm để phân biệt với T. leonina vì lồi này khơng có dạ dày
(Nguyễn Tuyết Trinh, 2010) . Giun đực dài 50 - 100 mm, có hai gai giao cấu bằng
nhau, dài 0,75 - 0,95 mm, đuôi giun đực hình thành dạng mũi khoan. Giun cái dài
90 - 180 mm, đuôi thẳng, lỗ sinh dục ở nửa trước cơ thể, có hai tử cung. Trứng giun
đũa T. canis hình bầu dục, kích thước 0,08 - 0,085 x 0,064 - 0,072 mm, vỏ trứng
dày, màu vàng, xù xì như tổ ong.
Hình 2.1 T. canis trong ruột non chó
(Nguồn: wellcomecollection.org)
Hình 2.2 Trứng T. canis
(nguồn: bác sĩ R Traub).
2.1.1.2 Vịng đời
Giun đũa T. canis có vịng đời khá phức tạp và tiêu biểu nhất cho họ giun đũa.
Trứng đạt đến giai đoạn gây nhiễm (L2) sau 10 - 15 ngày theo phân ra ngoài và tiếp
tục phát triển theo những con đường sau:
Chó dưới 3 tháng tuổi: sau khi nuốt phải trứng gây nhiễm vào ruột, ấu trùng nở
ra theo máu di hành đến gan lột xác thành L3, tiếp tục theo tuần hoàn đến phổi,
chui qua mạch máu ra phế nang, khí quản, hầu, miệng. Sau đó ấu trùng được
nuốt xuống ruột non, lột xác hai lần trở thành giun trưởng thành sau một tháng.
Chó trên 3 tháng tuổi: ít xảy ra sự di hành như trên, đối với chó trên 6 tháng
tuổi, sự di hành xảy ra theo hướng hoàn toàn khác. Ấu trùng L3 sau khi lột xác
tại gan sẽ theo tuần hoàn đến phổi nhưng sẽ không chui qua mạch máu phế
nang mà đi vào cư trú thời gian dài ở tại mô gan, phổi, thận, não, tim, cơ, vách
ruột và khơng có sự di hành. Thời điểm 3 tuần trước khi chó cái sinh con, ấu
trùng trong mơ được kích hoạt trở lại, xâm nhiễm vào phổi của bào thai thông
qua nhau thai. Chó con sinh ra có sẵn ấu trùng L3 trong phổi, L3 thốt mạch
máu ra phế nang, khí quản và được nuốt trở lại ruột non.Ở tuần đầu sau khi sinh
ấu trùng lột xác lần ba trở thành L4, đến cuối tuần thứ hai ấu trùng lột xác thành
L5
Trường hợp nếu khơng di hành qua nhau thai thì những ấu trùng L3 được kích
hoạt trong mơ chó mẹ sẽ di hành lên phổi rồi tiếp tục vịng đời. Vì vậy chó cái
thường tái nhiễm giun đũa khi mang thai và sinh con.
Bên cạnh đó, chó mẹ có thể bài thải ấu trùng qua sữa trong ba tuần, đây cũng là
nguồn lây nhiễm quan trọng và trường hợp này khơng có sự di hành ấu trùng
trong cơ thể chó con. Trường hợp chó nhiễm giun do ăn phải kí chủ tích trữ
cũng khơng có sự di hành.
Sơ đồ 2.1 Vòng đời giun đũa Toxocara canis
(Nguồn: interceptorplus.com)
2.1.1.3 Triệu chứng, bệnh tích và tác hại
Chó dưới hai tháng tuổi thường thấy các biểu hiện gầy yếu, chậm lớn, bụng to,
lơng da xơ xác, ói và đi phân lẫn giun. Ngồi ra chó có thể có biểu hiện thần kinh do
chất độc của giun tác động, ở những cơ quan ấu trùng di hành qua gây viêm, phù
thũng, xuất huyết và hoại tử.
Nhiễm trùng nhẹ đến trung bình gây kém hấp thu, teo nhung mao và tăng độ
dày của các lớp cơ ruột, mức độ thay đổi tương quan trực tiếp với mức độ nhiễm
trùng. Nhiễm trùng nặng (trên 100 con giun/chó) làm phẳng nhung mao, phì đại rõ
rệt các lớp cơ của ruột non, ruột sưng, trướng bụng và có thể tắc ruột. Khi nhiễm từ
300 - 400 con giun có thể giết chết một con chó con cỡ Beagle (https://www.
vetstream.com/treat/canis/bug/toxocara-canis).
Khi ăn phải trứng gây nhiễm lẫn trong thực phẩm thì người đóng vai trị như kí
chủ tích trữ trong vòng đời của giun đũa. Ấu trùng sẽ di hành đến các mô và chết đi
sau một thời gian mà khơng có sự thay đổi trạng thái nào. Chúng gây ra các triệu
chứng như sưng gan, lách; sốt, ho kéo dài; da nổi u, mề đay, sưng phù; viêm cơ, đau
nhức,…đặc biệt ở trẻ em ấu trùng di hành đến mắt gây tổn thương võng mạc ở một
hoặc cả hai mắt (Trần Ngọc Loan, 2005).
2.1.2 Toxascaris leonina (giun đũa)
2.1.2.1 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Brown G. và cs., (2014) đã mô tả T. leonina là giun tròn nhỏ, dài, màu vàng
nhạt, đầu có ba lá mơi, thực quản đơn giản, hình trụ, khơng có đoạn phình to. Giun
đực dài 40 - 80 mm, đi thon đều, khơng có phần phụ hình chóp, đầu có cánh hẹp
như mũi giáo. Giun cái dài 65 - 100 mm, lỗ sinh dục ở nửa trước cơ thể. Mỏm cuối
đuôi của giun đực thon nhỏ, không có cánh đi. Gai giao hợp dài gần bằng nhau,
dài 0,9 - 1,5 mm, khơng có màng cánh và bánh lái giao hợp. Âm môn của giun cái ở
vào khoảng 1/3 phía trước thân. Trứng của T. leonina hình bầu dục, có vỏ ngồi
nhẵn, chứa một tế bào duy nhất, phơi xếp khơng kín vỏ, đường kính 0,075 - 0,085
mm.
Hình 2.3 Trứng T. leonina
(nguồn: bác sĩ R Traub)
2.1.2.2 Vịng đời
Giun thường kí sinh ở ruột non chó trên 6 tháng tuổi. Trứng phát triển thành
trứng gây nhiễm (L2) sau 3 - 6 ngày theo phân ra ngoài. Khi chó nuốt trứng gây
nhiễm vào ruột non, ấu trùng được giải phóng và xâm nhập vào vách ruột, lột xác
thành giun trưởng thành. Vịng đời này khơng có sự di hành như T.canis và đơi khi
có sự tham gia của kí chủ tích trữ. Thời gian hồn thành vịng đời là 74 ngày.
Sơ đồ 2.2 Vòng đời T. leonina
(Nguồn: interceptorplus.com)
2.1.2.3 Triệu chứng và tác hại
Tương tự như T.canis và có thể lây nhiễm cho người.
2.1.3 Họ Ancylostomatidae (giun móc)
Giun móc kí sinh trong ruột non của động vật ăn thịt thuộc một số loài sau:
Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859) ký sinh ở chó, cáo.
Ancylostoma braziliense (Gomez de Faria, 1910) kí sinh ở chó, mèo, cáo.