Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phan tich 8 cau dau chi khi anh hung 5 mau (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.75 KB, 15 trang )

ĐỀ BÀI: Phân tích 8 câu đầu Chí khí anh hùng.
DÀN Ý
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều: Nguyễn Du là cây đại
thụ của nền văn học trung đại Việt Nam. Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn
học
- Giới thiệu đoạn trích Chí khí anh hùng: Vị trí và nội dung
II. Thân bài
1. Khát vọng lên đường của Từ Hải
a. Hoàn cảnh chia tay:
- Thời gian
+ “Nửa năm”: Khoảng thời gian Kiều và Từ Hải chung sống.
+ “Hương lửa đương nồng”: Tình yêu nồng nàn, say đắm của Thúy Kiều – Từ Hải.
→ Thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp lớn cũng chính là lúc cuộc sống lứa đôi
với Thúy Kiều mới đang bắt đầu và vô cùng mặn nồng hạnh phúc
→ Ý chí quyết tâm, khí chất anh hùng.
b. Hình ảnh từ Hải
* Lí do ra đi:
- “Trượng phu”: Là từ chỉ người đàn ơng có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa
khâm phục, ngợi ca.
→ Cách nói này thể hiện thái độ trân trọng với các vị anh hùng, dựng lên dáng vẻ bệ
vệ, oai nghiêm, đĩnh đạc của một tướng võ.
- “Thoắt”: là nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ.
→ Nó cho thấy cách nghĩ, cách xử sự dứt khoát, khác thường của Từ Hải. Đó chính
là tính cách của người anh hùng.
- “Động lịng bốn phương”: Chỉ chí khí anh hùng, khát khao tung hồnh.
→ Đó cũng là lí tưởng anh hùng thời đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình
mà để ở bốn phương trời, ở khơng gian rộng lớn, quyết mưu sự nghiệp phi thường.


* Tư thế ra đi


- “Trông vời trời bể mênh mang”: cụm từ mang cảm hứng vũ trụ.
→ Tầm nhìn xa trông rộng và suy nghĩ phi thường.
- “Thanh gươm yên ngựa”: một mình, một gươm, một ngựa
→ Tư thế hiên ngang, dũng mãnh, phóng khống
- “Lên đường thẳng rong”: đi liền một mạch, không lưu luyến, bịn rịn.
→ Tư thế oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất.
⇒ Từ Hải là con người của khát vọng, công danh phi thường.
2. Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải
a. Lời của Kiều
- Xưng hô: “chàng- thiếp” → dịu dàng, ân cần.
- “Phận gái chữ tòng”: Ý thức bổn phận
- “Một lòng xin đi”: quyết tâm theo Từ Hải
→ Thúy Kiều kính trọng và hết mực yêu thương chồng. Xứng danh là tri kỉ của Từ
Hải.
b. Lời của Từ Hải
* Lời đáp
- “Tâm phúc tương tri”: Coi Kiều là tri kỉ, hiểu mình hơn ai hết.
- “Nữ nhi thường tình”: Người phụ nữ ủy mị, yếu đuối
→ Khuyên Kiều vượt lên tình cảm thơng thường để xứng đáng làm vợ một anh hùng.
III. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Ý nghĩa của đoạn trích: Thể hiện ước mơ về người anh hùng lý tưởng và ca ngợi
tấm chân tình của Từ Hải và Thúy Kiều.
BÀI MẪU SỐ 1


Trong nền văn học Việt Nam, Truyện Kiều được đánh giá là một trong những tác
phẩm kiệt xuất nhất. Câu chuyện về cuộc đời người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh:
Vương Thúy Kiều đã thu hút và làm thổn thức trái tim của biết bao thế hệ độc giả.
Đặc biệt, những mối tình lãng mạn nhưng đầy trắc trở của nàng cũng góp phần làm

nên sự lơi cuốn cho tác phẩm. Trong đó, phải kể đến cuộc tình đẹp đẽ với người anh
hùng đội trời đạp đất Từ Hải. Khác với vẻ thư sinh, “phong lưu tài mạo tót vời” của
Kim Trọng, Từ Hải được khắc họa như một vị anh hùng đầy lí tưởng với chí hướng
lớn lao. Đoạn trích Chí khí anh hùng đã lột tả được nét tính cách đặc biệt ấy.
Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư và lại rơi vào tay của Bạc Bà, Bạc Hạnh. Cuộc đời
của nàng thật sự đã ứng nghiệm với lời tiên đoán của Nguyễn Du “chữ tài liền với
chữ tai một vần”. Nhưng may mắn trong bước đường lưu lạc đó nàng đã gặp được
người trượng phu cứu vớt cuộc đời mình trong lần bị bắt vào lầu xanh thứ hai: Từ
Hải. Tuy nhiên, sau thời gian ân ái mặn nồng, Từ Hải lại quyết định ra đi gây dựng
sự nghiệp.
Mở đầu đoạn trích, tác giả đã vẽ nên hoàn cảnh chia tay và tư thế ra đi dứt khoát
của người anh hùng Từ Hải:
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trong vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
Từ xưa đến nay bao giờ mĩ nhân lại chẳng phải là cửa ải khó vượt qua nhất đối với
những kẻ nam nhi, những người anh hùng? Nhưng trong đoạn trích này Nguyễn Du
đã đưa nhân vật anh hùng Từ Hải lên một tầm cao mới khi dụng tâm miêu tả sâu
cách ứng xử của Từ với mỹ nhân, với hạnh phúc lứa đơi qua đó làm nổi bật cốt cách
hơn đời của chàng. Đáng ra khi đang vui hưởng cuộc sống “phỉ nguyền sánh phượng,
đẹp duyên cưỡi rồng” thì bất cứ ai cũng sẽ chìm đắm trong đó, ấy vậy mà mới có
“nửa năm” Từ Hải lại khơng qn nghiệp lớn quyết lịng ra đi giữa lúc khó ra đi
nhất, giữa lúc ái tình đang nồng thắm nhất. Cho nên nếu Kim Trọng được xem là
người tình lý tưởng, Thúc Sinh là mối tình hiện thực của Thúy Kiều thì Từ Hải là
bậc anh hùng đội trời đạp đất cho cuộc đời nàng.
Từ Hải nào phải kẻ tầm thường “giá áo túi cơm” chỉ biết vui vầy bên người đẹp,
nếu Từ khơng có chí hướng cao rộng ắt hẳn đã không xứng với từ “trượng phu” duy
nhất mà Nguyễn Du ưu ái dành riêng cho mình. Việc chàng quyết chí ra đi là hoàn



tồn phù hợp với tính cách của mình, từ “thoắt” với chi tiết “lên đường thẳng rong”
đã vẽ nên rất linh hoạt của một con người ôm mộng cơ đồ như chàng. Chính vì thế
mà dù ai cũng biết Từ rất u, rất trọng Kiều nhưng cái chí tung hồnh bốn phương
đã lớn hơn tình cảm đó, giúp chàng vượt qua trạng thái bịn rịn, lưu luyến một cách
nhẹ nhàng. Cụm từ “lịng bốn phương” cũng được hiểu là “chí tang bồng” cho nên
lúc Từ ra đi vì “động lịng bốn phương” hồn tồn khơng phải là đi thăm thú đó đây
mà là đi chinh phục cương thổ, sơn hà, chí hướng này cũng là nguồn cảm hứng của
rất nhiều tác giả.
Việc Từ Hải ra đi không phải đơn giản vì “động lịng” mà cịn là để trả món nợ
làm trai, hơn hết chàng ra đi để gây dựng một cuộc sống mới cho Thúy Kiều và cũng
là để cho chính bản thân chàng. Từ Hải khơng khoanh tay đợi chờ sự ưu ái của số
phận hay ngồi phấp phỏng âu lo về những điều bất hạnh khó dữ liệu sẽ ập tới, chàng
là mẫu người hành động nên biết chủ động giành lấy cái mà mình và người mình
yêu đáng được hưởng. Từ Hải dùng hành động “trông vời” đối với không gian bao
la rộng lớn “trời bể mênh mang” thể hiện tư thế hiên ngang, sánh ngang tầm vũ trụ.
Chàng đã lên đường với một tư thế dứt khoát chỉ cùng “thanh gươm yên ngựa” để
mà “lên đường thẳng rong”, khơng dây dưa bịn rịn như thói thường. Tuy nhiên ta có
thể thấy hình ảnh Từ Hải ra đi gây dựng sự nghiệp chỉ với “thanh gươm yên ngựa”
vừa tràn ngập hoài bão, vừa mang sức đẹp lớn lao như thế nhưng sâu trong đó ta
cũng cảm thấy một chút cô đơn của người anh hùng khi đối diện với bao khó khăn
thử thách một cách đơn độc. Bốn câu thơ đầu đã khắc họa nên tư thế ung dung và
tầm vóc hiên ngang, vĩ đại ngang tầm vũ trụ của một người anh hùng. Ngay cả trong
giờ phút chia li, Từ Hải cũng không hề bịn rịn, ủy mị mà “lên đường thẳng rong”.
Hai câu tiếp theo là tâm trạng và lời giãi bày của Kiều dành cho Từ Hải trong phút
chia ly:
Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi
Trong quan niệm Nho gia người phụ nữ phải chịu sự ràng buộc của các lễ giáo phong
kiến với “tam tòng tứ đức”, tam tòng trước hết là tại gia phụ thuộc vào cha, sau khi

gả đi thì phụ thuộc vào người chồng, chồng chết thì phải dựa vào con. Tuy nhiên ở
đây ta có thể thấy sâu thẳm trong ý nguyện muốn được ra đi cùng chồng của Kiều
còn rất nhiều nguyên do chứ không hẳn do lễ giáo. Sau những năm tháng khổ nhục,
phiêu bạt đoạn trường, Từ Hải là người cứu vớt, là chỗ dựa vững chắc nhất của nàng
nên khi Từ muốn ra đi Kiều đã lập tức xin theo, cho dù chưa biết đi đâu. Lời nói của


Kiều thể hiện tình yêu tha thiết, sự thấu hiểu và khâm phục mà nàng dành cho Từ
Hải, nàng tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng.
Từ rằng: Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thốt khỏi nữ nhi thường tình?
Lời từ chối của Từ Hải cho thấy lý tưởng lớn lao của chàng cùng với tình yêu sâu
sắc của chàng đối với Thúy Kiều. Thoạt tiên, chàng trách nàng “Sao chưa thốt khỏi
nữ nhi thường tình?”, tuy trách nhưng thực chất là để đề cao. Chính vì coi Kiều là
người “tâm phúc” nên Từ yêu cầu và động viên nàng xây dựng phẩm chất để trở
thành nàng Ngu Cơ của mình với những phẩm chất cao cả hơn chứ khơng phải những
thói thường tình. Ai bảo khí phách anh hùng chỉ bộc lộ trong “vòng tên đạn bời bời”?
Nguyễn Du đã thành cơng khi chứng minh chí khí của Từ Hải khi vượt qua được ải
mỹ nhân, hay những cám dỗ của tình u đơi lứa.


BÀI MẪU SỐ 2
Trong bài viết Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du: “Từ Hải” đăng trên
báo Thanh nghị, số 36, tháng 5 -1943, nhà phê bình Hồi Thanh viết: “Thực suốt cả
quyển Đoạn trường tân thanh tức là Truyện Kiều khơng có chỗ nào ngịi bút
Nguyễn Du hân hoan bằng những khi Từ Hải nói hay nói đến Từ Hải (...).Biết đâu


Từ Hải chẳng là cái mộng tưởng lớn nhất trong đời Nguyễn Du”. Nhận xét và phỏng
đốn (có màu sắc khẳng định) nói trên của nhà phê bình thật đáng được chia sẻ, một

khi ta đã đọc kĩ Truyện Kiều và hơn thế nữa đọc đến những tác phẩm văn học Trung
Hoa xưa có nói đến nhân vật Từ Hải, nhất là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân – cuốn sách mà Nguyễn Du đã dựa vào đó để dựng nên kiệt tác của mình.
Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là một anh hùng toàn vẹn. Từ “anh
hùng” và cùng với nó là những từ có cùng trường nghĩa ln hiện khi nhà thơ nói
đến chàng dù thông qua lời trần thuật hay lời nhân vật khác. Thậm chí, nhà thơ đã
để cho nhân vật nhiều lần tự xưng mình là anh hùng – một con người tự tin đến thế
là cùng! Dĩ nhiên, muốn chứng minh nhân vật của mình là anh hùng, riêng việc dùng
từ như trên chưa đủ. Nguyễn Du rất hiểu điều đó, vì vậy đã dụng tâm tạo dựng một
khơng gian riêng – không gian mở, không gian bao la – để Từ Hải xuất hiện.
Bên cạnh đó, nhà thơ cũng khơng qn vận dụng cách thức miêu tả ngoại hình và
hành động có tính ước lệ, khoa trương để tơ đậm cốt cách hơn người, hơn đời của
Từ Hải. Nói tóm lại để thấy được Chí khí anh hùng ở con người này, ta có thể giết
bất cứ trang nào trong Truyện Kiều có nhắc đến hai chữ Từ Hải, hay nhắc đến hành
tích, sự nghiệp và cả kết cục số phận của chàng. Tuy nhiên, dù điều trên là có thật,
nhiều người vẫn muốn chú ý trước hết đến tình huống Từ Hải tạm biệt Thuý Kiều
để lên đường theo đuổi nghiệp lớn. Ai bảo khí phách anh hùng của một kẻ nam nhi
chỉ được thể hiện rõ nét khi anh ta đứng giữa vòng tên đạn bời bời? Nguyễn Du
khơng hồn tồn nghĩ thế. Ơng dụng tâm miêu tả sâu cách ứng xử của Từ Hải với
mỹ nhân, với hạnh phúc được sống cùng mỹ nhân, qua đó mà làm bật nổi cốt cách
hơn đời có ở chàng. Nghĩ cho cùng, đây là một lựa chọn nghệ thuật tuyệt đối phù
hợp. Bao giờ mĩ nhân chả là một cửa ải khó vượt đối với những kẻ nam phi, những
bậc anh hùng?. Trước đoạn kể buổi Từ Hải lên đường,
Nguyễn Du chỉ nói hết sức vắn tắt về cuộc sống hạnh phúc của cặp “Trai anh
hùng, gái thuyền quyên”. Ông không rề rà miêu tả, dù rề rà một chút trong trường
hợp này cũng có thể chấp nhận được, bởi tâm lý độc giả vẫn muốn dành thêm ưu ái
cho Thuý Kiều – một con người đã nếm trải vô số bất hạnh trong cuộc đời. Không,
nhà thơ quá hiểu Từ Hải. Một khi nghiệp lớn chưa thành, chàng không đành tâm vui
hưởng hạnh phúc, với mỹ nhân, dù người đó là hồng nhan tri kỉ. Và chàng đã ra đi
giữa lúc khó ra đi nhất, giữa lúc ái tình đang toả hương ngây ngất.

Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.


Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Từ thoắt cùng với chi tiết “lên đường thẳng rong ” đã vẽ lên rất linh hoạt tính cách
của một con người hành động, làm việc gì cũng nhanh chóng, dứt khốt. Ai cũng
biết Từ Hải rất u, rất trọng Kiều, nhưng cái chí tung hồnh giữa bốn phương vẫn
lớn hơn giúp chàng vượt qua trạng thái bịn rịn, nhùng nhằng một cách nhẹ nhàng.
Từ Hải là con người biết sống cho tình yêu nhưng cũng là con người của mênh mang
trời bể. Đây chính là chỗ phân biệt chàng với những nhân vật đàn ông khác tùng yêu
nàng Kiều như Kim Trọng và Thúc Sinh. Vả chăng, chàng ra đi cũng là để gây dựng
một cuộc sống mới, cho chàng và cả chính nàng Kiều nữa. Chàng không đứng
khoanh tay chờ đợi sự ưu ái của số phận, của cuộc đời hay ngồi phấp phỏng âu lo vì
những điều bất hạnh khó dữ liệu sẽ tới. Chàng biết chủ động giành lấy cái mà chàng
thấy mình cùng người tri kỉ đáng được hưởng.
Ở những câu thơ tiếp theo:
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi, thiếp cũng một lịng xin đi”.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thốt khỏi nữ nhi thường tình?
Quả có một cái gì đó như là sự vơ lí trong trình tự kể của tác giả: tại sao lại nói
chuyện Từ Hải “lên đường thẳng rong” trước chuyện hai người đối thoại với nhau?
Đây là một cái “lỗi” trong nghệ thuật trần thuật hay là sự cố ý? Theo Tản Đà, Nguyễn
Du đã “vội lời”. Kể ra nhận xét như thế cũng chẳng sai. Nhưng nếu hiểu rằng trong
nghệ thuật viết tiểu thuyết, trình tự kể khơng nhất thiết phải ứng khớp với trình tự
của câu chuyện được kể, nó là một cái gì mang tính ước lệ, thì ta lại thấy Nguyễn
Du có cái lý của mình. Ơng khơng để cái tiểu tiết làm hại tinh thần chung của một
đoạn thơ có mục tiêu làm rõ sự dứt khoát trong hành động của người anh hùng Từ

Hải. Vả chăng có thể biện minh rằng: Từ Hải tuy chưa thực sự cất bước ra đi nhưng
chí của chàng thì đã ruổi rong cùng thanh gươm, yên ngựa. Nói thẳng một lèo như
thế, câu thơ dễ gây ấn tượng về một con người có hành tung như ngọn gió vừa mới
thấy đây mà phút chốc thân đã ở ngồi mn dặm.
Một số người nghĩ rằng đoạn đối thoại này là do Nguyễn Du sáng tạo ra khơng có
trong Kim Vân Kiều truyện. Sự thực khơng hoàn toàn như vậy. Trong tiểu thuyết
của Thanh Tâm Tài Nhân vẫn có, nhưng nó được đặt trong bối cảnh Từ Hải chuộc


Kiều ra, không đưa Kiều về quê nhà mà lại dựng một toà nhà để cùng ăn ở với Thuý
Kiều. Khi Kiều thắc mắc chàng mới nói rõ sự tình: “Chứ như nay, ta chỉ trơ trọi một
mình, khi đưa nàng nào biết về đâu?”. Nguyễn Du có cách xử lý nghệ thuật khác,
tuân theo cấu trúc tự sự riêng của chính Truyện Kiều và cũng hợp với tính cách các
nhân vật của ơng hơn. Ơng khơng để cho Kiều thắc mắc về những điều vụn vặt, cũng
không để cho Từ Hải nói những lời chưa phải lúc. Ơng thích quan sát nhân vật trong
những cuộc chia tay và muốn những cuộc chia tay đó phải nói được một điều gì lớn
hơn chính bản thân sự việc được kể.
Hãy xem Từ Hải đã “đả thông tư tưởng” cho nàng Kiều như thế nào khi nàng một
lòng xin đi. Thoạt tiên, chàng trách nàng “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”.
Trách nhưng thực chất là đề cao, bởi trong suy nghĩ của chàng, Kiều là người “tâm
phúc tương trí” và chàng muốn nàng ln như vậy. Đã nói đến chuyện tương tri, bao
nhiêu tâm sự, hoài bão phút chốc được biểu lộ.
Qua bài văn phân tích tám câu đầu đoạn trích Chí khí anh hùng phần nào đã giúp
các em cảm nhận được ước mơ của Nguyễn Du về một vị anh hùng, một vẻ đẹp
mang khí chất vĩ đại cùng một tình u lứa đơi thật đẹp.
BÀI MẪU SỐ 3
Truyện Kiều xuất sắc khơng chỉ vì ngơn ngữ nghệ thuật, mà cịn vì ý nghĩa nội
dung độc đáo, sâu sắc. Nguyễn Du phản ánh một hiện thực xã hội phong kiến đương
thời – cái xã hội hủ nát đã vùi dập chính ơng – hay vùi dập số phận nàng Kiều và vô
vàn những số phận tài hoa khác. Điều ấy khiến Truyện Kiều thấm đẫm tinh thần

nhân đạo. Và khi đưa Từ Hải vào như một nét sáng tạo trong cốt truyện, Nguyễn Du
đã làm sáng cái ý chí và hồi bão lớn lao của những bậc anh hùng thời bấy giờ. Hình
ảnh nhân vật Từ Hải cùng tình u cũng như ý chí lớn lao đã được thể hiện rõ nét
ngay chỉ ở tám câu thơ đầu.
Sau nửa năm chung sống, Kiều và Từ Hải có một mái ấm gia đình, đương lúc tình
cảm giữa hai người nồng đượm nhất, Từ Hải lại “thoắt động lòng bốn phương”.
Người đời nói rằng anh hùng chí ở bốn phương, Nguyễn Cơng Trứ lại có câu “Chí
làm trai nam bắc đông tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”. Nam nhi chi chí,
đầu đội trời, chân đạp đất, sống là phải làm rạng danh dòng họ, rạng danh gia đình,
“Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”. Có lẽ chính chế độ phong kiến đã tách Từ Hải
ra khỏi Kiều – bởi chính chế độ ấy đã đem tư tưởng nam nhi áp đặt lên đầu chàng.
Nhưng cũng chính tư tưởng ấy khiến chàng bảo vệ nàng, tạo nên nét riêng của chàng.
Nửa năm hương lửa đương nồng


Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Và Từ Hải đã luôn ở trong vị thế sẵn sàng – chàng luôn cầm chắc thanh gươm, yên
ngựa luôn được đặt sẵn – chàng biết chẳng chóng thì chầy chàng cũng sẽ ra đi. Chàng
đã chuẩn bị sẵn tinh thần để không lưu luyến, bịn rịn, vì chàng là một nam tử hán,
‘nam nhân thà rơi máu chứ không rơi lệ’.
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Khơng gian xung quanh – rộng lớn, bao la, khống đạt, mênh mang đến cùng trời
cuối bể – như khắc họa thêm vào bóng lưng quyết liệt, dứt khốt của chàng. Chàng
như hòa vào với trời đất, chàng như trở nên khổng lồ – vì ý chí và hồi bão – vươn
đến tận vũ trụ xa xôi. Từ Hải tin rằng chàng sẽ thực hiện được hồi bão của mình.
Cịn Kiều, nàng chẳng có suy nghĩ nào khác là muốn theo chồng của mình, cùng
chàng chia sẻ những nguy hiểm, khó khăn.
Nàng rằng: Phận gái chữ tịng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi

Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thốt khỏi nữ nhi thường tình
Từ Hải trách Kiều “sao chưa thốt khỏi nữ nhi thường tình” nhưng sâu thẳm trong
lịng thì ai cũng hiểu vì chàng lo cho Kiều phải chịu vất vả. Nguyễn Du đã xuất sắc
miêu tả một Từ Hải – một con người bình thường, với những hồi bão và ý chí to
lớn, với những hành động phi thường, và rồi lại trở lại như một người chồng quen
thuộc – một người chồng luôn lo lắng, quan tâm đến vợ.
BÀI MẪU SỐ 4
Thông thường, để làm nổi bật phẩm chất anh hùng của một hình tượng nhân vật,
người ta hay đặt nhân vật vào hoàn cảnh đặc thù là đối mặt với gian nan thử thách.
Dân gian vẫn có câu “Lửa thử vàng gian nan thử sức”, lại câu “Gian nan là nợ anh
hùng phải vay” là thế. Phải chiến thắng được những gian nan thử thách ấy thì mới
khẳng định được bản lĩnh và Chí khí anh hùng. Những gian nan thử thách nào vậy?
Thử thách ngồi mình và thử thách trong mình. Thắng những thế lực ngồi mình đã
khó hơn thắng kẻ địch, thắng thiên nhiên đã khó nhưng thắng những thói thường
trong mình cịn khó gấp bội. Khơng ít người chiến thắng được uy vũ, nhuhg lại gục
ngã trước những mời mọc đầy cám đỗ trong mình. Mà rốt cuộc, nói đến anh hùng là


nói đến cái phi thường. Muốn làm chuyện phi thường thì cũng cần phải thắng được
cái bình thường.
Nguyễn Du khơng chỉ khắc họa Từ Hải lập nên nhiều kỳ tích phi thường, ơng cịn
làm nổi bật tính cách anh hùng của Từ Hải khi đặt nhân vật đối mặt và vượt lên cái
bình thường. Đoạn trích Chí khí anh hùng này là thế. Ở đây có những vướng bận
gia đình, có “Thói nữ nhi thường tình”. Nên bề ngồi có thể xem cái gian nan thử
thách trong lòng mà Từ phải đổi mặt để giải quyết là vấn đề “anh hùng và mĩ nhân”
- mĩ nhân cản bước, còn anh hùng thì vượt ải mỹ nhân. Nghĩ thế khơng sai, nhưng
cũng khơng hẳn. Xem kĩ, Kiều đâu có cản bước Từ Hải, Từ Hải đâu có rũ bỏ Kiều.
Vậy, có thể coi đó là mối mâu thuẫn giữa hạnh phúc lứa đơi và lí tưởng anh hùng
chăng? Cũng khơng hẳn, sau khi chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, Từ Hải đã có Kiều,

đã sống cùng mỹ nhân. Nhưng chỉ vậy thơi là chưa thỏa, điều Từ Hải mn đó là
phải tạo được sự nghiệp anh hùng nữa, bấy giờ trai anh hùng mới thật xứng với gái
thuyền quyên. Nghĩa là Từ Hải muôn hướng tới một hạnh phúc phi thường. Chỉ bao
giờ được thế, Từ Hải mới thỏa chí. Cho nên, xét cho cùng đó là mối mâu thuẫn giữa
hạnh phúc nhỏ – bình thường và hạnh phúc lớn - phi thường.
Khơng cần phải đọc kĩ lắm cũng có thể thấy đoạn thơ đã tự hình thành hai phần
nhỏ hơn. Phần một gồm bốn câu đầu: hình ảnh lên đường của Từ Hải. Phần hai là
đoạn còn lại: cuộc đối thoại Từ Hải – Thuý Kiều khi Từ dứt áo ra đi. Cũng lạ, Nguyễn
Du dựng cảnh Từ Hải lên đường trước, rồi lời từ biệt mới đến sau. Ở đây, dù chưa
phải là khung cảnh nhân vật đang chọc trời khuấy nước, Nguyễn Du vẫn làm nổi lên
tầm vóc của Từ Hải. Hơn nữa, chưa phải bộc lộ minh bằng hành vi, mà mới chỉ qua
lời nói – lời nói với vợ thơi, Chí khí anh hùng của Từ Hải cũng đã tốt lên mãnh
liệt. Từ Hải ít nhiều đã được mô tả trong không gian tổ ấm. Điều này có lí của nó: tổ
ấm thường tình khơng phải là cái khơng gian hợp với tầm vóc kẻ phi thường, nếu
khơng nói là khơng gian ấy sẽ tù hãm người anh hùng. Ra khỏi cái tổ ẩm hương lửa
đương nồng của hạnh phúc lứa đôi, Từ mới thực là Từ. Đúng thế, Từ Hải chỉ thực
sự là mình trong không gian trời đất:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lịng bốn phương
Trơng vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.
Sự nồng nàn của tình u, vị ngọt ngào của hạnh phúc có thể là chất xúc tác, cũng
có thể là chất bào mịn chí khí kẻ anh hùng. Mỹ nhân có thể là động lực của kẻ anh


hùng, cũng có thể đánh đắm những sự nghiệp anh hùng. Sau này, Chế Lan Viên có
nói đến cái hình ảnh “Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp/ Một mái nhà yên rủ bóng
xuống tâm hồn” là cũng theo nghĩa bào mòn, đánh đắm ấy, chúng từng là giấc mơ
con đè nát bao cuộc đời cỏn con. Từ Hải khác mỹ nhân, hạnh phúc chỉ mới là một
nửa đời chàng, tình nhân lãng mạn mới chỉ là một nửa con người chàng. Từ còn một

nửa khác: một khách anh hùng với sự nghiệp cái thế. Một chữ “thoắt” đã cho thấy
tính cách anh hùng của Từ. Đó là sự thức dậy mau lẹ của con người của một mái
nhà. Trái lại, Từ sinh ra là thuộc về bốn phương. Ngang dọc bốn phương mới thực
sự là sứ mạng, thực sự là cuộc sống của chàng. Rời khỏi một mái ấm, Từ đến với
khơng gian thực của mình: khơng gian càn khôn trời đất.
Trong Truyện Kiều, chữ “thoắt” thường chứa đựng những biến cố, đôi khi là biến
cố trọng đại. Có thể đó là biến cố đầy ngang trái “Thoắt mua về thoắt bán đi”. Có
thể đó là biến cố đau thương “Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương...”. Chữ
“thoắt” này diễn ra âm thầm, nhưng thực sự cũng chứa đựng một biến cố lớn của đời
Từ. Bắt đầu từ giây phút ấy, Từ mới thực sự sông rồi chết lẫm liệt như một anh hùng
cái thế. Và như vậy, chữ “thoắt” đã chia đời Từ Hải làm hai thật rành rẽ: nó là dấu
ngắt cho một bản tình ca hùng tráng đồng thời mở đầu cho bản hùng ca bi tráng.
Đúng là Nguyễn Du đã khắc hoạ Từ Hải thật hồnh tráng:
Trơng vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm n ngựa, lên đường thẳng rong.
Đó là hình tượng tráng sĩ. Người đọc thơ cổ điển có thể liên tưởng đến một nhân vật
khác cũng thuộc thế kỉ XVIII, trong Chinh phục ngâm:
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
Cả hai đều toát lên vẻ oai phong lẫm liệt đầy lý tưởng của những trang hào kiệt.
Nhưng, nếu chàng chinh phu được tô điểm bằng sắc màu lãng mạn trong cái nhìn
kiêu hãnh và trìu mến của nàng chinh phụ, thì Từ Hải lại được tạo hình bằng đường
nét ngạo nghễ trên cái nền kỳ vĩ của không gian. Một đằng lẫm liệt cùng sắc phục,
một đằng mênh mang khát vọng. Đằng là vẻ đẹp quý phái, đằng là vẻ đẹp phong
trần.
Có thể nói, bên cạnh những hình ảnh “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang
nào biết trên đầu có ai”, hay “Phong trần mài một lưỡi gươm/ Những phường giá áo
túi cơm xá gì”, “Gươm đàn nửa gánh non sơng một chèo...” thì “Trông vài trời bể



mênh mang/ Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” cũng là một bức chân
dung hết sức hoàn hảo mà Nguyễn Du đã dành cho Từ Hải.
Đoạn hai là một màn đối thoại. Lời tác giả nhường hẳn cho lời nhân vật. Các nhân
vật bộc lộ phẩm cách của mình qua ngơn ngữ của chính mình. Nếu ở Th Kiều là
lối nói đúng mực của người đàn bà nề nếp, trọng bổn phận đạo lí, nhưng cũng khơng
thiếu kiên tâm, thì ở Từ Hải là lối nói sắt đá, quyết đốn của một bậc trượng phu,
song cũng khơng phải vơ tình, Kiều viện đạo phu thê, Từ lại viện đạo tri kỉ. Kiều
ứng xử theo lẽ bình thường, Từ ứng xử theo lối phi thường. Nàng muốn được theo
chân Từ Hải:
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lịng xin đì!
Kiều viện ra đạo lí phu thê thường tình vừa như một lý lẽ vừa như một thề nguyền
để thuyết phục từ Hải. Nàng muốn được kề vai sát cánh chia ngọt sẻ bùi cùng chồng.
Còn Từ Hải có chấp nhận cái thường tình khơng? Chấp thuận cái thường tình thì cịn
đâu là kẻ phi thường. Đó khơng thể là cung cách Từ Hải. Nhưng Từ cũng không nỡ
gạt đi một cách lạnh lùng, mà cũng viện ra những lý lẽ riêng để thuyết phục Kiều.
Chàng xuất phát từ đạo lý khác: đạo lý tri kỉ. Từ Hải xem đạo tri kỉ cao trọng hơn
đạo phụ thê. Một khi đã là tri kỉ, hiểu rõ lòng dạ của nhau, thì khơng nên câu nệ lễ
phu thê theo thói thường của người đời:
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
Sao chưa thốt khỏi nữ nhi thường tình?”
Chỉ qua phân tích tám câu đầu đoạn trích Chí khí anh hùng mà tác giả đã khắc
họa được hình ảnh tình yêu son sắt của người vợ là Kiều dành cho Từ Hải, cũng
phần nào làm nổi bật lên chí khí của người anh hùng một lịng vì nước, lịng tin vào
bản thân trên cả chiến trường lẫn cả trong tình yêu.
BÀI MẪU SỐ 5
Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm, trước hết là một anh hùng cái thế, đầu đội trời
chân đạp đất. Khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng Kiều như
một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng Kiều, Từ thực sự là một người đa tình. Song
dẫu đa tình, Từ khơng qn mình là một tráng sĩ. Trong xã hội phong kiến, đã làm

thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa đất trời cao rộng. Từ Hải là một bậc anh
hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt được mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì
thế, tuy khi đang sống với Kiều những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng


Từ khơng qn chí hướng của bản thân. Đương nồng nàn hạnh phúc, chợt "động
lịng bốn phương", thế là tồn bộ tâm trí hướng về "trời bể mênh mang", với "thanh
gươm yên ngựa" lên đường đi thẳng.
Không gian trong hai câu thứ ba và thứ tư (trời bể mênh mang, con đường thẳng)
đã thể hiện rõ Chí khí anh hùng của Từ Hải. Tác giả dựng lên hình ảnh "Thanh
gươm yên ngựa lên đường thẳng rong" rồi mới để cho Từ Hải và Thuý Kiều nói lời
tiễn biệt. Liệu có gì phi logic khơng? Khơng, vì hai chữ "thẳng rong" có người giải
thích là "vội lời", chứ khơng phải lên đường đi thẳng rồi mới nói thì vơ lý. Vậy có
thể hình dung, Từ Hải lên n ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thuý Kiều.
Và, có thể khẳng định cuộc chia biệt này khác hẳn hai lần trước khi Kiều từ biệt Kim
Trọng và Thúc Sinh. Kiều tiễn biệt Kim Trọng là tiễn biệt người yêu về quê hộ tang
chú, có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm mà phải xa
cách. Khi chia tay Thúc Sinh để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được
làm vợ lẽ, hy vọng gặp lại rất mong manh vì cả hai đều biết tính Hoạn Thư, do đó
gặp lại được là rất khó khăn. Chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng
thỏa chí vẫy vùng bốn biển. Do vậy, tính chất ba cuộc chia biệt là khác hẳn nhau.
Lời Từ Hải nói với Kiều lúc chia tay thể hiện rõ nét tính cách nhân vật. Thứ nhất,
Từ Hải là người có chí khí phi thường. Khi chia tay, thấy Kiều nói :
Nàng rằng: "Phận gái chữ tịng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi".
Từ Hải đã đáp lại rằng:
Từ rằng: "Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình".
Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dị và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều.
Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống,

vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để
làm vợ một người anh hùng.
Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt và ngơn
ngữ bình dân, dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố, điển tích. Đặc biệt,
nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hố. Mọi ngơn
từ, hình ảnh và cách miêu tả, Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng
này.


Về từ ngữ, tác giả dùng từ trượng phu, đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và
chỉ dùng cho nhân vật Từ Hải. Trượng phu nghĩa là người đàn ơng có chí khí lớn.
Thứ hai là từ thoắt trong cặp câu:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lịng bốn phương.
Nếu là người khơng có chí khí, khơng có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng
đang nồng ấm, người ta dễ quên những việc khác. Nhưng Từ Hải thì khác, ngay khi
đang hạnh phúc, chàng "thoắt" nhớ đến mục đích, chí hướng của đời mình. Tất nhiên
chí khí đó phù hợp bản chất của Từ, thêm nữa, Từ nghĩ thực hiện được chí lớn thì
xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Th Kiều dành cho mình. Cụm từ
động lịng bốn phương theo Tản Đà là "động bụng nghĩ đến bốn phương" cho thấy
Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của
trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh). Hai chữ dứt áo trong “Quyết lời dứt áo ra
đi” thể hiện được phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc
chia biệt.
Nói thế khơng có nghĩa là Từ Hải khơng buồn khi xa Thuý Kiều mà chỉ khẳng
định rõ hơn chí khí của nhân vật. Hình ảnh: "Thanh gươm n ngựa lên đường thẳng
rong" cho thấy chàng lên ngựa rồi mới nói lời tiễn biệt, điều đó diễn tả được cái cốt
cách phi thường của chàng, của một đấng trượng phu trong xã hội phong kiến.
Về lời miêu tả và ngơn ngữ đối thoại cũng có những nét đặc biệt. Kiều biết Từ
Hải ra đi trong tình cảnh "bốn bể khơng nhà" nhưng vẫn nguyện đi theo. Chữ "tịng"

khơng chỉ giản đơn như trong sách vở của Nho giáo rằng phận nữ nhi phải "xuất giá
tòng phu" mà còn bao hàm ý thức sẻ chia nhiệm vụ, đồng lòng tiếp sức cho Từ khi
Từ gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ Hải nói rằng sao Kiều chưa thốt khỏi thói nữ
nhi thường tình khơng có ý chê Kiều nặng nề mà chỉ là mong mỏi Kiều cứng rắn
hơn để làm vợ một người anh hùng.
Chỉ với 8 câu thơ đầu, Nguyễn Du đã xuất sắc phác họa được tình yêu mà Kiều
và Từ dành cho nhau, nhưng cũng không hề làm mờ đi vẻ đẹp cùng chí khí vĩ đại
của người anh hùng một lòng muốn thành danh.



×