Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn thạc sĩ quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.74 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÙI BÍCH PHƯƠNG

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ VÀ CON THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI – 2022

e


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÙI BÍCH PHƯƠNG


QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ VÀ CON THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Kim Chung

HÀ NỘI - 2022

e


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật Việt Nam
hiện nay” được hoàn thành tại Học viện Hành chính Quốc gia, dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Kim Chung
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực do tơi tự tìm hiểu, có sự tham
khảo và kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước. Mọi tham khảo
trong luận văn đều được ghi rõ nguồn, đảm bảo tính khách quan của tư liệu và
bản quyền của tác giả.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2022
Tác giả luận văn

Bùi Bích Phương


e


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật dân sự

BLGĐ

: Bạo lực gia đình

HN&GĐ

: Hơn nhân và gia đình

e


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng thống kê số vụ bạo lực gia đình từ năm 2011 đến 2018. ......... 68
Bảng 3.2: Bảng thống kê số vụ bạo lực gia đình từ năm 2019 đến 2021. ......... 68
Bảng 3.3: Bảng số liệu về biện pháp xử lý BLGĐ giai đoạn 2012 - 2021 ....... 69

e


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. ....................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. ...................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn................................................................ 6
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................................. 7
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ
VÀ CON ........................................................................................................................................ 8
1.1. Khái niệm, chủ thể thực hiện, đặc điểm quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con .. 8
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................. 8
1.1.2. Chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con ................................. 9
1.1.3. Đặc điểm của quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con ........................................ 10
1.2. Nguyên tắc về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con ........................................... 12
1.2.1. Nguyên tắc hiến định theo Hiến pháp ............................................................. 12
1.2.2. Nguyên tắc bình đẳng giữa cha, mẹ và con .................................................... 13
1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho bên dễ bị tổn thương ............................. 14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và
con .................................................................................................................................................. 15
1.3.1. Yếu tố kinh tế - xã hội ................................................................................................ 15
1.3.2. Yếu tố chính trị ............................................................................................................. 17

e


1.3.3. Yếu tố pháp lý ................................................................................................................ 17

1.3.4. Yếu tố văn hóa – đời sống ........................................................................................ 18
1.4. Ý nghĩa quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con................................ 19
1.4.1. Ý nghĩa về bảo vệ quyền con người. ................................................................ 19
1.4.2. Ý nghĩa về mặt xã hội ........................................................................................ 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 22
Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN,
NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ VÀ CON ........................................................................... 23
2.1. Khái lược quá trình phát triển quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con
ở Việt Nam.................................................................................................................... 23
2.1.1. Quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong pháp luật giai đoạn
trước năm 1959 ............................................................................................................ 23
2.1.2. Quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong các Luật Hơn nhân
và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1959 đến nay .................................................. 25
2.2. Quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ
và con. ........................................................................................................................................... 27
2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con ..................................................... 28
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ ..................................................... 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 63
Chương 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC
HIỆN QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHA, MẸ VÀ CON ........................................ 64
3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con ............ 64
3.1.1. Ưu điểm thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con .......... 64
3.1.2. Hạn chế trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con.............. 67
3.1.3. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế ................................................................ 75
3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con ............. 77
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con ....................... 77

e



3.2.2. Nâng cao hiệu quả thực hiện và áp dụng pháp luật về HN&GĐ ...........81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 87
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 90

e


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con là một trong những nội dung quan
trọng của pháp luật Việt Nam. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con, ngoài những
đặc thù văn hóa riêng biệt của mỗi quốc gia, mỗi châu lục, chủng tộc, luôn
mang lại những giá trị phổ biến của tình cảm huyết thống tự nhiên và vơ cùng
thiêng liêng. Tuy nhiên, pháp luật ở mỗi một thời kỳ lịch sử nhất định lại có
những đặc thù riêng do chịu tác động bởi những yếu tố kinh tế, chính trị, văn
hóa - xã hội trong từng giai đoạn phát triển đó.
C.Mác và Ph.Ăng ghen đã chứng minh một cách khoa học rằng hơn nhân
và gia đình (HN&GĐ) là những phạm trù phát triển theo lịch sử, giữa chế độ
kinh tế - xã hội và tổ chức gia đình có mối liên quan trực tiếp và chặt chẽ với
nhau. Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
Nhà nước” Ph.Ăng ghen đã nhấn mạnh rằng chế độ gia đình trong xã hội phụ
thuộc vào quan hệ sở hữu thống trị trong xã hội đó và bước chuyển hình thái
gia đình này lên một hình thái gia đình khác cao hơn suy cho cùng được quyết
định bởi những thay đổi trong điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Bằng
những phân tích khoa học, Ph.Ăng ghen đã làm thay đổi quan điểm trước đây
về các hình thái HN&GĐ trong lịch sử. Ở mỗi giai đoạn lịch sử phát triển
khác nhau, quan hệ HN&GĐ có những thay đổi để phù hợp hơn với tiến trình

phát triển của xã hội.
Trong các mối quan hệ gia đình, quan hệ giữa cha mẹ và con là quan
trọng, thiêng liêng và có sự ràng buộc, gắn bó hay nương tựa nhau nhiều nhất.
Để chấm dứt quan hệ hôn nhân, vợ, chồng có thể u cầu Tịa án giải quyết ly
hơn. Tuy nhiên, khơng ai có quyền chối bỏ trách nhiệm đối với con của mình,
ngay cả khi hơn nhân của họ khơng cịn tồn tại.

e


2

Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con đã được quy định khá đầy đủ trong
hệ thống pháp luật Việt Nam, được cụ thể hóa trong Luật HN&GĐ năm 2014
và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện
nay, khi xã hội có nhiều sự thay đổi do tác động của nhiều yếu tố: lối sống cá
nhân, sự đề cao giá trị vật chất dẫn đến nhiều trường hợp cha, mẹ và con thờ
ơ, thiếu trách nhiệm đối với nhau, các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con
được quy định trong Luật HN&GĐ trở nên hình thức. Với mong muốn góp
phần bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con, tôi lựa chọn đề
tài “Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật Việt Nam hiện nay”
làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dưới góc độ pháp lý, các nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
và con tương đối phong phú, trong đó có một số nghiên cứu có liên quan đến
vấn đề này có thể kể đến là:
- “Chế định cấp dưỡng trong luật hôn nhân và gia đình - vấn đề lý luận
và thực tiễn" Luận án tiến sĩ của tác giả Ngô Thị Hường, Trường Đại học luật
Hà Nội, 2006.
Luận án nghiên cứu những vấn đề chung về nghĩa vụ cấp dưỡng, làm

sáng tỏ các trường hợp phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng, các vấn đề liên quan
đến nghĩa vụ cấp dưỡng như: mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng.
Nghiên cứu các quy định của pháp luật một số nước trên thế giới để từ đó so
sánh với pháp luật Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu một cách tổng quát về
chế định cấp dưỡng trong Luật HN&GĐ. Tuy nhiên, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào “chế định cấp dưỡng” chưa nghiên
cứu sâu về các nghĩa vụ khác trong Luật HN&GĐ.

e


3

- “Vấn đề hạn chế quyền của cha, mẹ và con chưa thành niên trong Luật
Hơn nhân và gia đình Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học của học viên Đỗ
Thị Thu Hương, bảo vệ tại Đại học luật Hà Nội năm 2011.
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về hạn chế quyền của
cha, mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng quy định này. Từ
đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và cơ chế đảm bảo áp
dụng có hiệu quả quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên trong thực tế. Đây là cơng trình nghiên cứu tương đối tồn diện cơ sở lý
luận và thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên trong Luật HN&GĐ năm 2000. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập
trung nghiên cứu về các trường hợp bị hạn chế quyền của cha, mẹ và con theo
Luật HN&GĐ năm 2020, mà chưa có cách nhìn tổng qt về các quyền khác
theo quy định của pháp luật hiện hành.
- “Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam”,
Luận văn thạc sĩ luật học của học viên Bùi Minh Giang, bảo vệ tại Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2013.
Luận văn đã phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của

pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau ly hôn. Trên cơ sở
đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
pháp luật và tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích của con cái cũng như đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ chồng trong
việc ni dưỡng, chăm sóc con. Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu chuyên
sâu về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn mà chưa nghiên cứu một
cách tổng quát về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con theo pháp luật
Việt Nam.

e


4

- “Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo Luật hơn nhân và gia
đình Việt Nam”, luận văn của tác giả Nguyễn Văn Quyền, Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2014.
Một số bài viết trên các tạp chí như:
- “Bàn về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ và con theo luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000" của tác giả Phạm Xuân Linh đăng trên Tạp chí dân chủ và
pháp luật số 9/2006.
- “Một số vấn đề về lạm quyền của cha mẹ và con" của tác giả Nguyễn
Thị Lan đăng trên Tạp chí Luật học số 2/2012.
- “Quan hệ giữa cha mẹ và con, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu,
giữa anh chị em và giữa các thành viên trong gia đình, vấn đề cấp dưỡng và
kiến nghị" của tác giả Tiến Long đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân số
7/2013.
- “Những quy định pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên và các kiến nghị hoàn thiện”, tác giả Cao Vũ Minh và
Nguyễn Nhật Khanh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12, tháng 6/2017.

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc phân
tích truyền đạt và đề cập đến một vài khía cạnh về quyền hoặc nghĩa vụ của
cha, mẹ và con. Chưa có một cơng trình nghiên cứu nào mang tính chuyên sâu
về vấn đề này. Bên cạnh đó, với những thay đổi trong các quan hệ xã hội và
quan hệ gia đình hiện nay nên luận văn tiếp tục nghiên cứu tổng quát hơn,
phân tích làm rõ hơn các nội dung của các quy định về quyền, nghĩa vụ của
cha mẹ và con theo pháp luật HN&GĐ hiện hành. Phân tích, đánh giá những
bất cập cịn tồn tại trong thực tiễn thực hiện, qua đó đề xuất các giải pháp để
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về vấn đề này.

e


5

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện
quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con.
- Nhiệm vụ:
Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, luận văn cần
giải quyết được những nhiệm vụ sau đây:
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận, ý nghĩa và tầm quan trọng của các quy
định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Hai là, đưa ra được khái niệm, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng, ý nghĩa
và lược sử phát triển của các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ và con.
Ba là, phân tích, làm rõ nội dung của các quy định về quyền và nghĩa vụ
của cha mẹ và con theo pháp luật HN&GĐ hiện hành. Phân tích, đánh giá những
bất cập cịn tồn tại trong thực tiễn thực hiện và những quy định về quyền và

nghĩa vụ của cha mẹ và con, qua đó đề xuất các giải pháp hồn thiện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo Luật HN&GĐ năm 2014.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu sâu những vấn đề lý luận,
quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo Luật HN&GĐ năm 2014.
Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu các bản án, quyết định có liên quan được đăng
trên cổng thơng tin tại tịa án để làm ví dụ cho nội dung của luận văn.
+ Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá về tình hình
thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con; các số liệu từ năm
2009 trở lại đây.

e


6

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý thuyết khoa học xã hội, vận dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước và Pháp quyền, các quan điểm về thực thi pháp luật của Đảng và Nhà
nước được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam và các
văn bản pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận biện
chứng duy vật và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh, logic học, hệ thống hóa kết hợp giữa lý luận với thực
tiễn để giải quyết các vấn đề đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả đạt được của luận văn góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận

trong khoa học pháp lý của vấn đề về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo
pháp luật HN&GĐ. Cụ thể: Hoàn thiện được khái niệm, nội dung, đặc điểm,
căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con, phân tích thực trạng điều
chỉnh pháp luật về vấn đề này, chỉ ra những bất cập của pháp luật và đưa ra
phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con tại
Việt Nam.
Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật để
các cơ quan chức năng trong phạm vi, thẩm quyền của mình sửa đổi, bổ sung,
hồn thiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Bên cạnh đó, luận
văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích khơng chỉ với đội ngũ giảng viên, sinh
viên mà cịn có giá trị tham khảo cho các cán bộ đang làm cơng tác hoạch
định chính sách và xây dựng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con
ở Việt Nam.

e


7

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của cha
mẹ và con.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện và giải pháp đảm bảo thực hiện quyền,
nghĩa vụ của cha, mẹ và con.

e



8

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN,
NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ VÀ CON
1.1. Khái niệm, chủ thể thực hiện, đặc điểm quyền, nghĩa vụ của cha
mẹ và con
1.1.1. Khái niệm
Để có thể đưa ra khái niệm về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trước
hết ta cần tìm hiểu nội dung của thuật ngữ “nghĩa vụ” và “quyền”. Theo từ
điển luật học: “Quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều
mà pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để
theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được địi hỏi mà không ai được ngăn
cản, hạn chế” [2, tr.648] còn “Nghĩa vụ là việc phải làm theo bổn phận của
mình” [2, tr.560].
Điều 274 BLDS năm 2015 quy định: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một
hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao
vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện cơng việc hoặc
khơng được thực hiện cơng việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ
thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).”
Dưới góc độ pháp lý, cha, mẹ và con là những chủ thể của quan hệ pháp
luật HN&GĐ, theo đó pháp luật quy định những nghĩa vụ mà họ phải thực
hiện và quyền mà họ được hưởng. Các quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con
mang những đặc điểm cơ bản của các quan hệ pháp luật HN&GĐ nói chung.
Tuy nhiên, trong nội dung quan hệ pháp luật nghĩa vụ, quyền của cha mẹ và
con còn mang một yếu tố rất đặc trưng của gia đình Việt Nam đó là xuất phát
từ tình cảm u thương gắn bó giữa cha mẹ với con, giữa các thành viên trong

e



9

gia đình, tất cả nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con đều hướng tới đảm bảo
cho sự phát triển lành mạnh và toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Từ những phân tích nêu trên chúng ta có thể rút ra khái niệm quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ và con như sau: Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con là
tổng hợp các quy định của pháp luật ghi nhận các quyền của cha mẹ và con;
yêu cầu cha mẹ và con phải thực hiện những hành vi nhất định để đảm bảo
quyền lợi của con, cha mẹ và gia đình. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con
được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
1.1.2. Chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con
Khoản 6, điều 3, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Thành viên gia
đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ
vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu,
con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị,
em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ
hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ơng bà ngoại; cháu
nội, cháu ngoại; cơ, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”.
Trong tâm thức của người Việt, vốn quý giá nhất của cha mẹ chính là
con cái. Cha mẹ phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tư cách, ý
thức, tâm hồn con từ khi còn nhỏ đến khi con trưởng thành. Giữa cha mẹ và
con cái có mối quan hệ rất thiêng liêng, bao hàm mối quan hệ sinh thành,
dưỡng dục, là sự nối tiếp giữa các thế hệ với nhau, kể cả đối với con nuôi, con
riêng của vợ hoặc chồng hay với con dâu, con rể. Cịn phận làm con thì cũng
phải hiếu nghĩa, chăm lo, phụng dưỡng bố mẹ suốt đời.
Có thể thấy, chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con gồm:
Cha mẹ đẻ và con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi; cha dượng, mẹ kế và con
riêng của vợ hoặc của chồng; con dâu, con rể và cha mẹ vợ, cha mẹ chồng.


e


10

Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã đưa ra khái niệm con ni và
cha mẹ ni. Theo đó: “Con nuôi là người được nhận làm con nuôi được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký” và “Cha mẹ nuôi là người nhận con
nuôi sau khi việc nuôi con ni được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đăng ký”.
Theo từ điển Tiếng việt: “Cha dượng là chồng sau của mẹ, trong quan hệ
với con của người chồng trước” và “mẹ kế là vợ sau của bố, trong quan hệ với
con của người vợ trước của chồng”
Con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Con riêng
có thể là con do người vợ hoặc người chồng có trước khi kết hơn (có trong
quan hệ hơn nhân trước hoặc vợ, chồng chưa kết hôn nhưng đã có con ngồi
hơn nhân). Cũng có thể là con riêng của vợ nếu do người vợ sinh ra trong thời
kỳ hơn nhân nhưng Tịa án đã xác định được người chồng khơng phải là cha
của người con đó (con do người vợ có thai với người khác trong thời ký hơn
nhân). Có thể là con riêng của người chồng trong trong trường hợp Tòa án xác
định người chồng là cha của người con do người phụ nữ khác sinh ra. Như
vậy, con riêng có thể là con trong hơn nhân, có thể là con ngồi hơn nhân.
1.1.3. Đặc điểm của quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con
Từ khái niệm đã nêu ở phần trên ta có thể rút ra một số đặc điểm về
quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con như sau:
Thứ nhất, quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh trên cơ sở có
quan hệ huyết thống hoặc quan hệ ni con ni nên tồn tại ổn định, lâu dài,
bền vững. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con cũng mang tính ổn định, lâu
dài, gắn liền với sự tồn tại của quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con. Về cơ

bản, pháp luật HN&GĐ không quy định vấn đề chấm dứt nghĩa vụ và quyền
của cha mẹ và con. Điều này xuất phát từ tính chất của mối quan hệ giữa cha
mẹ và con, chứa đựng yếu tố tình cảm thiêng liêng, thể hiện thương yêu và

e


11

trách nhiệm giữa cha, mẹ và con, là sợi dây gắn bó quan hệ lâu dài giữa các
chủ thể. Chỉ trong trường hợp cha mẹ đẻ đồng ý cho con làm con ni của
người khác, nếu khơng có thỏa thuận khác giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ ni thì
cha mẹ đẻ chấm dứt hầu hết các quyền, nghĩa vụ đối với con đẻ (Khoản 4
Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010). Riêng đối với quan hệ pháp luật giữa
cha, mẹ ni và con ni, pháp luật có quy định về chấm dứt việc nuôi con
nuôi. Khi quan hệ này chấm dứt thì các quyền, nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi và
con nuôi cũng chấm dứt.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con dựa trên nguyên tắc bình
đẳng về trách nhiệm của cha và mẹ đối với con và về quyền lợi của các con.
Sự bình đẳng ở đây thể hiện ở hai khía cạnh. Một là, cha và mẹ bình đẳng với
nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyền của mình đối với con. Hai là, các
con không phân biệt con nuôi hay con đẻ, con trai hay con gái, con trong giá
thú hay con ngồi giá thú đều có quyền và nghĩa vụ như nhau; cha mẹ không
được phân biệt đối xử giữa các con.
Thứ ba, nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con xuất phát từ tình cảm gia
đình thiêng liêng, khơng mang tính chất đền bù ngang giá và gắn liền với
nhân thân của cha mẹ và con, không thể chuyển giao cho người khác. Nếu
như trong quan hệ dân sự thơng thường thì quyền của chủ thể này tương ứng
với nghĩa vụ của chủ thể khác, nó mang tính chất đền bù ngang giá và cái
mà các chủ thể hướng tới thơng thường là lợi ích vật chất (tài sản) thì trong

quan hệ pháp luật nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con quyền và nghĩa vụ
không thể tách rời, khơng mang tình chất đền bù ngang giá. Trong đó mục
đích mà các chủ thể hướng tới khơng phải là lợi ích về tài sản mà là vì sự ổn
định của gia đình, của xã hội. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con gắn với
nhân thân của cha mẹ nên không thể chuyển giao cho người khác (ví dụ:
nghĩa vụ cấp dưỡng).

e


12

Thứ tư, nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con được thực hiện một cách
trực tiếp và thực hiện chung giữa vợ, chồng đối với con. Thực hiện một cách
trực tiếp bởi vì cha, mẹ là người sinh ra hoặc ni dưỡng con phải là chủ thể
tích cực nhất trong việc thực hiện các nghĩa vụ, quyền đối với con, không thể
ủy quyền cho người khác trong việc nuôi dạy con. Thực hiện chung bởi vì
cha, mẹ khơng thể thực hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ một cách phân
tán, độc lập. Mỗi người thực hiện nghĩa vụ và quyền của mình theo thiên chức
của từng người nhưng có sự hợp tác, bàn bạc thống nhất trên cơ sở đảm bảo
lợi ích của con và con vừa có quyền được cha mẹ u thương, ni dưỡng,
chăm sóc nhưng lại vừa có nghĩa vụ phải chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ khi
cha mẹ ốm đau, già yếu, khơng có khả năng tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân.
1.2. Nguyên tắc về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con
1.2.1. Nguyên tắc hiến định theo Hiến pháp
Xuất phát từ tinh thần được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hịa
XHCN Việt Nam: Cha mẹ có trách nhiệm ni dạy con thành những công dân
tốt. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.
Gia đình tế bào của xã hội, là nơi tập hợp những người gắn bó với nhau do có
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ ni dưỡng, từ đó

làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật
HN&GĐ năm 2014. Trong hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay, quyền
con người về hơn nhân và gia đình, quyền được làm cha, làm mẹ và làm con,
quyền bình đẳng giữa vợ và chồng đã trở thành một trong các quyền cơ bản
nhất của cá nhân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.
“Bình đẳng” là nguyên tắc cơ bản trong việc công nhận và bảo đảm thực
thi quyền con người về hơn nhân và gia đình, khơng phân biệt đối xử, kế thừa
và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Quyền được
làm cha, làm mẹ và làm con vừa là quyền tự nhiên vừa là quyền pháp lý của

e



×