Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài và độ xòe áo đầm công sở tới đánh giá của người dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.33 MB, 142 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài và độ xịe áo đầm cơng
sở tới đánh giá của người dùng”
Mã số đề tài: 20/1.3 CNM01
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Chiên
Đơn vị thực hiện: Khoa Công nghệ may – Thời trang

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 2/2023


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được đề tài này đầu tiên nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu, Ban lãnh đạo Khoa Công Nghệ May - Thời Trang, Phòng Quản lý Khoa
học và Hợp tác quốc tế trường ĐH Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện, cấp kinh phí cho nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
chiều dài và độ xịe áo đầm cơng sở tới đánh giá của người dùng”
Tiếp theo nhóm nghiên cứu xin cảm ơn cơng ty cổ phần đầu tư Mặt Trời Việt
(Viet Sun), Công ty cổ phần Dệt may 7, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương
Tín (Sacombank), Bệnh viện qn Y 7A, Viện nghiên cứu dệt may TPHCM đã hỗ trợ
chúng tơi mặc thử đánh giá sản phẩm và thí nghiệm vật liệu.
Cuối cùng nhóm nghiên cứu xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, sinh viên
đã chia sẻ, hỗ trợ cơng việc để nhóm nghiên cứu hồn thành tốt đề tài này.
Chủ nhiệm đề tài

ThS. Nguyễn Thị Mỹ Chiên



1


PHẦN I: THƠNG TIN CHUNG
I. Thơng tin tổng qt
1.1 Tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài và độ xịe áo đầm cơng sở tới
đánh giá của người dùng”
1.2 Mã số: 20/1.3 CNM01
1.3 Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài:
TT

Họ và Tên

Đơn vị cơng tác

Vai trị thực hiện

1

ThS. Nguyễn Thị Mỹ Chiên

Khoa May Thời Trang Chủ nhiệm đề tài

2

ThS. Nguyễn Thị Hằng

Khoa May Thời Trang Thành viên tham gia


3

ThS. Nguyễn Thị Thanh Trúc

Khoa May Thời Trang Thành viên tham gia

1.4 Đơn vị chủ trì: Khoa Cơng nghệ may – Thời trang
1.5 Thời gian thực hiện
1.5.1 Theo hợp đồng: Từ 02 tháng 03 năm 2020 đến 02 tháng 03 năm 2021
1.5.2 Gia hạn (nếu có): khơng gia hạn
1.5.3 Thực tế thực hiện: Từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 02 năm 2023
1.6 Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có)
Về sản phẩm: Khơng thay đổi
Về kinh phí: Khơng thay đổi
Về thời gian: Thời gian thực hiện vượt quá thời gian quy định trong hợp đồng
1.7 Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 21.500.000 đồng (hai mươi mốt triệu
năm trăm nghìn đồng)

2


II. Kết quả nghiên cứu:
1. Đặt vấn đề
Áo đầm công sở (office dress) là một trong những sản phẩm được phần lớn phụ
nữ lựa chọn làm trang phục đi làm hằng ngày. Người sử dụng lựa chọn được một bộ
trang phục đẹp, tiện nghi sẽ đem lại sự tự tin và góp phần nâng cao hiệu quả cơng việc.
Sang-Song Lai và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá khách quan độ tiện nghi vận động
của váy bó[10]. Tác giả Đặng Thị Thúy Hồng và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của
các thông số cấu trúc và cơ học vải tới độ tiện nghi vận động của váy bó may từ vải
bông, Pe/Co và Polyester [9]. Ảnh hưởng của thông số cấu trúc và cơ học vải tới đánh

giá của người dùng thử cũng đã được thực hiện với khăn ướt dùng một lần [3]. Độ tiện
nghi vận động và độ vừa vặn của bộ quần áo Aerobic cũng bị ảnh hưởng bởi các thông
số cấu trúc vải và lượng dư thiết kế. Ảnh hưởng của chiều dài váy bó tới đánh giá của
người dùng cũng đã được thực hiện [1]. Độ tiện nghi vận động của váy bó cũng được
nghiên cứu [1]. Các nghiên cứu này đều cho thấy các thơng số kích thước cơ bản của
sản phẩm may đều có ảnh hưởng tới đánh giá của người dùng với mức độ khác nhau tùy
theo loại sản phẩm. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tới độ tiện nghi và đánh
giá của người dùng sản phẩm may là rất cần thiết để xây dựng cơ sở cho việc đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các yếu tố liên quan của
áo đầm công sở tới đánh giá của người dùng vẫn chưa được đề cập tới. Việc xác định
chiều dài, độ xịe của áo đầm cơng sở khi sản xuất hàng loạt vẫn dựa trên kinh nghiệm
của người thiết kế. Vì vậy nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của chiều dài và độ xòe áo đầm công sở tới đánh giá của người dùng”
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Xác định ảnh hưởng của chiều dài và độ xịe của áo đầm cơng sở tới độ tiện nghi
vận động và đánh giá của người dùng nhằm dự báo xác suất người tiêu dùng chấp nhận
sản phẩm. Thiết lập mơ hình hồi qui Logistic nhằm dự báo xác suất chấp nhận sản phẩm
dựa trên chiều dài và độ xịe của áo đầm cơng sở để xây dựng cơ sở cho việc lựa chọn
chiều dài, độ xòe áo đầm trong sản xuất đáp ứng yêu cầu về sản phẩm của người dùng.

3


b) Mục tiêu cụ thể
-

Xác định ảnh hưởng của chiều dài, độ xịe của áo đầm cơng sở tới độ tiện nghi vận
động của sản phẩm.


-

Xác định ảnh hưởng của chiều dài, độ xòe và độ tiện nghi vận động tới xác suất
chấp nhận sản phẩm áo đầm công sở.

-

Dự báo xác suất chấp nhận sản phẩm áo đầm công sở dựa trên chiều dài và độ xịe
ứng dụng mơ hình Logistic.

3. Phương pháp nghiên cứu:
Để xác định được ảnh hưởng của thơng số chiều dài và độ xịe áo đầm cơng sở
đến đánh giá của người dùng thì nhóm nghiên cứu đã thiết kế và may 25 chiếc áo đầm
cơng sở có chiều dài và độ xịe khác nhau sau đó lựa chọn 50 nữ nhân viên cơng sở trên
địa bàn TPHCM có độ tuổi từ 22 đến 40 tuổi, có chiều cao, cân nặng và số đo 3 vòng
phù hợp để mặc thử, thực hiện các hoạt động và đánh giá vào phiếu khảo sát.
- Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của
đề tài để làm cơ sở nghiên cứu
- Thực nghiệm: Lựa chọn mẫu áo đầm công sở và các thơng số về chiều dài và độ xịe,
loại vải, thơng số kích thước để thiết kế và may 25 áo đầm công sở thử nghiệm.
- Lựa chọn nhân viên cơng sở có số đo cơ thể phù hơp, giới thiệu về mục đích, u cầu,
quy trình thử nghiệm, mỗi người thử tiến hành mặc thử một sản phẩm, lần lượt 50
người mặc thử 25 áo đầm công sở, thực hiện các hoạt động theo lệnh, ghi kết quả đánh
giá vào phiếu sau quá trình mặc thử.
- Tổng hợp kết quả và xử lý số liệu, ứng dụng mô hình hồi quy Logistic và phần mềm
R để xác định mối liên quan giữa chiều dài áo đầm thực nghiệm, độ tiện nghi cử động
và xác suất người dùng” thích” hay “khơng thích” sản phẩm cũng như xây dựng mơ
hình dự báo xác suất người dùng thử “thích” từ các thơng số chiều dài, độ xịe.
4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu
Đề tài lựa chọn 5 thông số chiều dài và 5 thơng số độ xịe để thiết kế và may 25

mẫu áo đầm cơng sở, sau đó lựa chọn 50 nữ nhân viên cơng sở có số đo phù hợp, tiến
hành cho từng người mặc lần lượt 25 sản phẩm và thực hiện các hoạt động. Cuối cùng
người mặc thử sẽ đánh giá vào phiếu khảo sát đánh giá. Qua quá trình nghiên cứu đề tài
đã thu được kết quả như sau:
4


- Xác định được mối quan hệ ảnh hưởng giữa chiều dài, độ xòe và độ tiện nghi vận động
của áo đầm. Khi chiều dài áo đầm đạt 99cm (dưới gối 5cm) thì độ tiện nghi vận động
đạt giá trị lớn nhất bằng 8,51 với độ xòe của lai là 110cm (ngang lai = ngang mông +
5cm)
- Xác định được mơ hình Logistics thể hiện mối quan hệ giữa chiều dài, độ xòe, độ tiện
nghi vận động với đánh giá của người dùng
Logit(P) = - 3,4221 – 0,0938*DV + 1,6298* TNVĐ
- Xác định được mơ hình tính xác suất chấp nhận sản phẩm áo đầm công sở dựa trên
chiều dài, độ xòe và độ tiện nghi vận động của sản phẩm thực nghiệm
P^=Exp(-3,4221–0,0938*DV + 1,6298* TNVĐ)/(1+ Exp(- 3,4221 – 0,0938*DV
+ 1,6298*TNVĐ))
5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận
Từ kết quả nghiên cứu nêu trên có thể thấy rằng nghiên cứu đã đạt được
mục tiêu đề ra ban đầu là “Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài và độ xịe áo đầm
cơng sở đến đánh giá của người dùng” nghĩa là xác định được chiều dài áo đầm
cơng sở qua ngang gối 5cm, độ xịe ngang lai = ngang mông + 5cm sẽ đem lại sự
thoải mái nhất về độ tiện nghi vận động cho người mặc trong quá trình làm việc.
Mối quan hệ giữa chiều dài, độ xòe, độ tiện nghi vận động của áo đầm và đánh giá
của người dùng thử mẫu được tìm kiếm trên mơ hình hồi qui logistic là phù hợp..
Mơ hình ước tính giá trị logit (P) đã xác định phù hợp với dữ liệu thực tế, có thể
dùng để ước tính xác suất được người dùng thử “thích” đối với mẫu áo đầm từ
thông số chiều dài và độ tiện nghi vận động.
6. Tóm tắt kết quả

Hiện nay áo đầm công sở được phụ nữ sử dụng rất phổ biến trong mọi ngành
nghề và cần đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ, chức năng sử dụng, đặc biệt là độ tiện nghi
vận động và sự chấp nhận của người dùng. Các nhà sản xuất hiện vẫn đang dựa vào kinh
nghiệm của người thiết kế để xác định thơng số kích thước chính của sản phẩm như
chiều dài, độ xịe để sản xuất và bán ra thị trường. Đề tài đã xác định được thông số
chiều dài là dưới ngang gối 5cm, độ xịe là ngang lai = ngang mơng + 5cm cho áo đầm
công sở là phù hợp để các nhà sản xuất có thể tham khảo và sản xuất những sản phẩm
đáp ứng tốt chất lượng về độ tiện nghi vận động cũng như được nhiều người dùng thử
5


chấp nhận nhất. Ngồi ra có thể ứng dụng mơ hình Logit (P) để dự báo lượng người
dùng chấp nhận sản phẩm áo đầm cơng sở để có những tính toán phù hợp với số lượng
sản phẩm sẽ sản xuất.
ABTRACT:
Dresses for the workplace are widely worn by women in all industries and must
meet aesthetic and functional criteria, including movement comfort and user acceptance.
Numerous testers provided a favorable response in terms of movement ease and
acceptance. Manufacturers continue to rely on the knowledge of designers to determine
the primary dimensions of products, such as length and width, to produce and sell them
on the market. The topic has determined that the length parameter is 5cm below the
knee, and the spread is horizontal = hip + 5 centimeter length for the office dress, which
manufacturers can use to produce products that meet the specifications. In addition, the
Logit (P) model can be used to forecast the number of users who will accept office dress
products to make appropriate calculations regarding the quantity of products to be
manufactured.
III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đạt được:
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu
Tên sản phẩm


TT

kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký

1

Đạt được

Bài báo “Nghiên cứu ảnh hưởng Chấp nhận đăng

Chấp nhận đăng

của chiều dài và độ xòe áo đầm trên Tạp chí Khoa

trên Tạp chí Khoa

cơng sở tới đánh giá của người học và Công nghệ - học và Công nghệ dùng”

2

Trường Đại học

Trường Đại học

Công Nghiệp

Công Nghiệp

TP.HCM


TP.HCM

Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều Quyển báo cáo

Quyển báo cáo

dài và độ xịe áo đầm cơng sở tới theo quy định của

theo quy định của

đánh giá của người dùng

nhà trường

nhà trường

6


IV. Tình hình sử dụng kinh phí
TT

Nội dung chi

Kinh phí

Kinh phí thực

được duyệt


hiện (đồng)

Ghi chú

(đồng)
A

Chi phí trực tiếp

1

Th khốn chun mơn 12,230,000

12,230,000

2

Ngun vật liệu

8,400,000

8,400,000

3

Thiết bị, dụng cụ

0


0

4

Cơng tác phí

0

0

5

Dịch vụ th ngồi

0

0

6

In ấn, văn phịng phẩm

870,000

870,000

7

Chi phí khác


0

0

B

Chi phí gián tiếp

1

Quản lý phí

0

0

2

Chi phí điện, nước

0

0

Tổng cộng

21,500,000

21,500,000


V. Kiến nghị (Về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài)
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài các nghiên cứu chỉ giới hạn trên 2 thông
số chiều dài và độ xịe của áo đầm cơng sở. Do vậy đề tài có thể phát triển theo hướng
nghiên cứu thêm các thơng số khác như cử động ngực, eo, mông, dài tay, cửa tay khi
thiết kế áo đầm công sở và các loại sản phẩm khác để có nhiều thơng số hơn giúp cho
các nhà sản xuất có thơng số cụ thể để sản xuất ra những sản phẩm đạt độ tiên nghi vận
động tốt hơn.

7


VI. Phụ lục sản phẩm
1. Hợp đồng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
2. Thuyết minh đề tài đã được phê duyệt
3. Quyết định nghiệm thu
4. Hồ sơ nghiệm thu (biên bản họp, phiếu đánh giá, bảng tổng hợp điểm, phiếu phản
biện)
5. Sản phẩm nghiên cứu (bài báo, bàn giao sản phẩm)
6. Phiếu kết quả thử nghiệm vải
7. Cỡ số tiêu chuẩn quần áo nữ tuổi trưởng thành TCVN 5782 - 2009
8. Phiếu đánh giá dành cho người mặc thử sản phẩm
Tp.HCM, ngày
Chủ Nhiệm đề tài

Phòng QLKH&HTQT

tháng

năm 2023


Khoa May thời trang
Trưởng (đơn vị)

8


PHẦN II: BÁO CÁO CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
(Báo cáo tổng kết sau khi nghiệm thu, đã bao gồm nội dung góp ý của hội đồng
nghiệm thu)

9


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................1
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG ..................................................................................2
I. Thông tin tổng quát................................................................................................2
II. Kết quả nghiên cứu: .............................................................................................3
III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đạt được:...................................................6
IV. Tình hình sử dụng kinh phí .................................................................................7
V. Kiến nghị (Về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài) ...............................7
VI. Phụ lục sản phẩm ................................................................................................8
PHẦN II: BÁO CÁO CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ...............9
MỤC LỤC .....................................................................................................................10
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................13
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................15
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................16
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ÁO ĐẦM CÔNG SỞ, ĐỘ TIỆN NGHI VÀ ĐÁNH
GIÁ CỦA NGƯỜI DÙNG ..........................................................................................17

1.1 Áo đầm cơng sở ...............................................................................................17
1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển áo đầm công sở ..............................17
1.1.2 Một số mẫu áo đầm công sở hiện nay ...........................................................23
1.1.3 Một số loại vải thường dùng để may áo đầm công sở ...................................25
1.1.3.1 Vải umi .......................................................................................................25
1.1.3.2 Vải tuyết mưa..............................................................................................26
1.1.3.3 Vải cát Hàn: ................................................................................................26
1.1.3.4 Vải cotton lạnh ............................................................................................27
1.2. Độ tiện nghi của trang phục ..........................................................................27
1.2.1. Khái niệm ......................................................................................................27
1.2.1.1. Tiện nghi về sinh lí nhiệt ...........................................................................28
1.2.1.2. Tiện nghi về cảm giác ................................................................................28
1.2.1.3. Tiện nghi về chuyển động của cơ thể ........................................................29
1.2.1.4. Tiện nghi về thẩm mĩ .................................................................................29
10


1.2.2. Xác định độ tiện nghi vận động ....................................................................30
1.3 Phương pháp đánh giá độ tiện nghi vận động .............................................31
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tiện nghi vận động........................................33
1.4.1 Cấu trúc và kích thước sản phẩm...................................................................33
1.4.2 Đặc tính của vải .............................................................................................34
1.4.3 Hình dáng kích thước cơ thể và sự vận động của người mặc .......................35
1.4.4 Môi trường .....................................................................................................37
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm của người sử dụng......38
1.5.1 Yếu tố liên quan đến thẩm mỹ và văn hóa ....................................................38
1.5.2 Yếu tố liên quan đến kinh tế, công dụng .......................................................39
1.6 Một số kết quả các cơng trình nghiên cứu có liên quan đã cơng bố: .........40
1.7 Kết luận chương 1: .........................................................................................40
Chương 2: THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU DÀI VÀ

ĐỘ XÒE ÁO ĐẦM CÔNG SỞ TỚI ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÙNG ...............41
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................41
2.1.1. Mẫu áo đầm công sở thực nghiệm ................................................................41
2.1.1.1 Thông số kỹ thuật vải .................................................................................47
2.1.1.2 Cấu trúc chi tiết của sản phẩm ....................................................................47
2.1.1.3 Phương pháp thiết kế ..................................................................................48
2.1.1.4 Quy trình may .............................................................................................51
2.1.2 Đối tượng mặc thử .........................................................................................53
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .........................................................53
2.2.1. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................53
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................54
2.2.2.1 Xác định độ tiện nghi vận động của áo đầm công sở và đánh giá của người
dùng ........................................................................................................................54
2.2.2.2 Ứng dụng mơ hình hồi qui logistic để xác định mối quan hệ giữa chiều dài ,
độ xòe, độ tiện nghi vận động của áo đầm công sở và kết quả đánh giá của người
dùng thử ..................................................................................................................62
2.3. Xử lí số liệu .....................................................................................................63
2.4 Kết luận chương 2: .........................................................................................63
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .........................................65
11


3.1. Ảnh hưởng của chiều dài, độ xòe đến độ tiện nghi vận động của áo đầm
công sở ....................................................................................................................65
3.2. Mối quan hệ giữa chiều dài, độ xòe, độ tiện nghi vận động và đánh giá của
người dùng thử .......................................................................................................67
3.3 Kết luận chương 3: .........................................................................................69
KẾT LUẬN ..................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................72
PHẦN III: PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM ............................................................................73


12


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Trang phục của phụ nữ năm 1899 .................................................................17
Hình 1.2: Trang phục nữ nơi cơng sở London, Anh năm 1911 ...................................18
Hình 1.3: Trang phục của phụ nữ cơng sở châu Âu năm 1917 .....................................18
Hình 1.4: Trang phục cơng sở nhân viên bưu điện Anh năm 1920...............................19
Hình 1.5: Trang phục công sở giai đoạn 1930 – 1942 ..................................................19
Hình 1.6: Trang phục cơng sở tại Mỹ giai đoạn 1956 ...................................................20
Hình 1.7: Trang phục cơng sở tại Mỹ giai đoạn 1960 ...................................................20
Hình 1.8: Trang phục cơng sở thập niên 70 tại Miami ..................................................21
Hình 1.9: Trang phục cơng sở thập niên 80 ..................................................................21
Hình 1.10: Trang phục cơng sở thập niên 90 ................................................................22
Hình 1.11: Độ xịe và chiều dài khác nhau của áo đầm ...............................................22
Hình 1.12: Áo đầm cơng sở kiểu 1 ................................................................................23
Hình 1.13: Áo đầm cơng sở kiểu ...................................................................................23
Hình 1.14: Áo đầm cơng sở kiểu 3 ................................................................................24
Hình 1.15: Áo đầm cơng sở kiểu 4 ................................................................................24
Hình 1.16: Áo đầm cơng sở kiểu 5 ................................................................................25
Hình 1.17: Vải umi ........................................................................................................25
Hình 1.18: Vải tuyết mưa ..............................................................................................26
Hình 1.19: Vải cát Hàn ..................................................................................................26
Hình 1.20: Vải cotton lạnh ............................................................................................27
Hình 1.21: Trang phục nhiều lớp...................................................................................28
Hình 1.22: Áo đầm cơng sở cổ Danton – Sen ...............................................................29
Hình 1.23: Một số mẫu áo đầm có cấu trúc sản phẩm khác nhau .................................33
Hình 1.24: Dáng cơ thể lý tưởng ...................................................................................36
Hình 1.25: Mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng ...............................................37

Hình 1.26: Màu sắc, hoa văn của vải.............................................................................38
Hình 1.27: Phụ liệu may ................................................................................................39
Hình 2.1: Hình mẫu các sản phẩm áo đầm cơng sở thử nghiệm với chiều dài và độ xòe
khác nhau .......................................................................................................................45
Hình 2.2: Cấu trúc chi tiết áo đầm cơng sở thực nghiệm ..............................................48
Hình 2.3: Phương pháp dựng hình thân sau ..................................................................49
Hình 2.4: Phương pháp dựng hình thân trước ...............................................................49
Hình 2.5: Phương pháp dựng hình tay áo ......................................................................50
Hình 2.6: Phương pháp dựng hình nẹp cổ trước và sau ................................................50
Hình 2.7: Phương pháp dựng hình keo nẹp cổ trước và sau .........................................50
Hình 2.8: Thiết kế các chi tiết áo đầm công sở .............................................................51
Hình 2.9: 25 mẫu áo đầm cơng sở thực nghiệm ............................................................52
Hình 2.10: Người mặc thử ở trạng thái ngồi .................................................................55
Hình 2.11: Người mặc thử thực hiện động tác gập người .............................................56
13


Hình 2.12: Người mặc thử đi xuống cầu thang .............................................................57
Hình 2.13: Người mặc thử đi lên cầu thang ..................................................................58
Hình 2.14: Người mặc thử thực hiện động tác đi bộ tại chỗ .........................................58
Hình 2.15: Người mặc thử thực hiện động tác nằm ......................................................59
Hình 2.16: Người mặc thử thực hiện động tác đi bộ 100m ...........................................59
Hình 2.17: Người mặc thử thực hiện động tác đứng .....................................................60
Hình 3.1: Quan hệ giữa chiều dài, độ xòe và độ tiện nghi cử động của áo đầm cơng sở
.......................................................................................................................................66
Hình 3.2: Mối tương quan giữa xác suất dự báo và thực tế ..........................................69

14



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phạm vi người mặc chấp nhận.................................................................. 31
Bảng 1.2: Các hoạt động khi đánh giá mức đô vừa vặn …........................................ 32
Bảng 2.1: Phương án thực nghiệm..............................................................................46
Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật của vải may áo đầm cơng sở thực nghiệm................... 47
Bảng 2.3: Quy trình may áo đầm công sở thử nghiệm................................................51
Bảng 2.4: Số đo của người mặc thử.............................................................................53
Bảng 2.5: Các hoạt động khi mặc thử..........................................................................55
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá của người sử dùng thử sản phẩm áo đầm………………65
Bảng 3.2: Kết quả dự báo xác suất người dùng thử “thích” mẫu áo đầm……………68

15


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TNVD: tiện nghi vận động
DV: Chiều dài
DX: độ xòe
MB1K: Máy bằng 1 kim

16


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ÁO ĐẦM CÔNG SỞ, ĐỘ TIỆN
NGHI VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÙNG
1.1 Áo đầm công sở
1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển áo đầm công sở
Áo đầm công sở xuất hiện khá sớm ở các nước phương tây vào khoảng cuối thế
kỷ thứ 19. Kiểu dáng và chất liệu thay đổi theo từng giai đoạn biến cố của lịch sử và xu
hướng thời đại.


Hình 1.1: Trang phục của phụ nữ năm 1899
(Nguồn: />Trải qua thời gian, khi những chiếc đầm dài, rộng gây bất tiện trong các hoạt động cơng việc
thì vào năm 1911 áo đầm công sở được thiết kế gọn hơn. Áo đầm vẫn dài nhưng độ xòe và
rộng đã được thu gọn hơn, họa tiết và màu sắc cũng đơn giản hơn.

17


Hình 1.2: Trang phục nữ nơi cơng sở London, Anh năm 1911
(Nguồn: />Giai đoạn những năm 1917 - 1919 phụ nữ đảm nhận nhiều ngành nghề nên trang phục công
sở khá đa dạng hơn, tuy nhiên trang phục chủ đạo vẫn là áo đầm hoặc áo kết hợp với váy.
Màu sắc đơn giản chủ yếu là màu trắng và đen. Tuy nhiên trong giai đoạn này bên cạnh trang
phục thì kiểu tóc và giày dép cũng được phụ nữ chú trọng hơn.

Hình 1.3: Trang phục của phụ nữ cơng sở châu Âu năm 1917
(Nguồn: />
18


Năm 1920 trang phục cơng sở đã có nhiều thay đổi về kiểu dáng và chất liệu. Về kiểu dáng
thì vẫn là áo đầm dài tuy nhiên có kết hợp với áo khốc tay dài ở bên ngồi thể hiện sự kín
đáo. Về vải thì có sự thay đổi đó là vải kẻ sọc đã xuất hiện thay cho vải trơn.

Hình 1.4: Trang phục cơng sở nhân viên bưu điện Anh năm 1920
(Nguồn: />Năm 1930 – 1942 thời trang công sở mang đậm dấu ấn Mỹ với chất liệu vải sheer xuyên
thấu và bó sát cơ thể, kiểu dáng khá phong phú với cổ trịn, chữ V, cổ lá sen,...

Hình 1.5: Trang phục công sở giai đoạn 1930 – 1942
(Nguồn: />Năm 1956 thời trang cơng sở có sự thay đổi mạnh, về kiểu dáng thì độ xịe ít hơn, ơm sát cơ

thể hơn, phối và họa tiết trang trí nhiều hơn, màu sắc và chất liệu phong phú.

19


Hình 1.6: Trang phục cơng sở tại Mỹ giai đoạn 1956
(Nguồn: />Năm 1960 thời trang công sở chuyển hướng sang kiểu dáng sang trọng, gọn gàng, lịch sự

Hình 1.7: Trang phục công sở tại Mỹ giai đoạn 1960
(Nguồn: />Giai đoạn 1970 thời trang công sở chuyển hướng theo phong cách tự do thoải mái, theo gu
thẩm mỹ của từng cá nhân.

20


Hình 1.8: Trang phục cơng sở thập niên 70 tại Miami
(Nguồn: />Giai đoạn thập niên 80 thời trang công sở vẫn tiếp tục theo phong cách phóng khống, theo
cá tính của từng người, khơng theo khn mẫu nhất định nào.

Hình 1.9: Trang phục công sở thập niên 80
(Nguồn: />Giai đoạn thập niên 1990 đến 1999 trang phục công sở rất đa dạng, phong cách chiếm lĩnh
ở giai đoạn này là veston.

21


Hình 1.10: Trang phục cơng sở thập niên 90
(Nguồn: />Hiện nay áo đầm công sở là trang phục được ưa chuộng và sử dụng rất phổ biến vì
có những ưu điểm như tôn dáng, năng động, sang trọng, lịch sự và rất nữ tính. Áo đầm
cơng sở thường được sản xuất từ nhiều loại vải có hoa văn, màu sắc với chiều dài và độ

xòe khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Hình 1.11: Độ xòe và chiều dài khác nhau của áo đầm
Áo đầm công sở trên thị trường hiện nay khá đa dạng về chất liệu, cấu trúc, kích thước
cũng như màu sắc. Phần lớn áo đầm cơng sở có kiểu dáng đơn giản, có cấu trúc ba mảnh,
4 mảnh hoặc nhiều mảnh, màu sắc, hoa văn nhã nhặn. Một số kiểu áo đầm được thiết kế
phức tạp, cầu kỳ hơn với các đường deecoup, xếp plys, nhấn pence nhằm tạo sự phong
phú, thẩm mỹ, tôn dáng và che đi khuyết điểm của người mặc. Ngồi yếu tố chất liệu
thì chiều dài và độ xịe của áo đầm là thơng số kích thước được người tiêu dùng quan
22


tâm bởi có ảnh hưởng đáng kể đến chức năng sử dụng, tính tiện nghi và thẩm mỹ khi sử
dụng sản phẩm.
1.1.2 Một số mẫu áo đầm công sở hiện nay
™ Kiểu 1: Áo đầm có decoup thân trước, rã ngang eo, có 2 nắp túi trang trí, tùng váy chữ
A giúp eo thon gọn, thân sau 2 mảnh, có dây kéo giữa thân sau, cổ tròn. Kiểu dáng đơn
giản nhưng lịch sự và phù hợp với môi trường công sở.

Hình 1.12: Áo đầm cơng sở kiểu 1
(Nguồn: />™ Kiểu 2: Áo đầm 2 lớp có decoup thân trước ơm sát, tùng váy xịe tạo độ rũ mềm mại
nữ tính, cổ DanTon lịch sự kín đáo, tay lỡ.

Hình 1.13: Áo đầm công sở kiểu
(Nguồn: />
23


™ Kiểu 3: Áo đầm có decoup thân trước, rã ngang eo phối dây trang trí, cổ trịn, váy bó,
tay lỡ, nhấn 2 plis hộp thân trước váy tạo cho eo nhỏ mông to, tôn dáng cho người mặc

nhưng rất kín đáo lịch sự.

Hình 1.14: Áo đầm cơng sở kiểu 3
(Nguồn: />™ Kiểu 4: Áo đầm sng vừa, cổ trịn, tay ngắn, có phối viền trang trí dọc lệch thân giữa,
phối lai tay, rã ngang lai váy thân trước và xếp plis trang trí lai bên phải thân trước tạo
điểm nhấn.

Hình 1.15: Áo đầm cơng sở kiểu 4
(Nguồn: />24


×