Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Biểu tượng mặt trời trên sản phẩm dệt một số dân tộc thiểu số Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.12 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hoa văn có vai trò quan trọng đối với các sản phẩm dệt cảu các dân tộc thiểu
số Việt Nam . Nó không chỉ đơn thuần là một hình thức trang trí, tạo vẻ đẹp cho
các sản phẩm mà thông qua bố cục, mô-típ và đồ án hoa văn chúng ta thấy được
đời sống sản xuất, lao động, sinh hoạt và giao lưu văn hóa, quá trình phát triển lịch
sử, của tộc người. Khái quát hơn, thông qua hoa văn ta thấy được đặc trưng của tộc
người, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống tộc người.
Xuất phát từ vai trò đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoa văn của
một dân tộc cụ thể hoặc một vùng nào đó. Như công trình nghiên cứu “hoa văn cạp
váy Mường” (của GS. Từ Chi), “hoa văn Thái” (của PGS.TS Hoàng Lương), “hoa
văn trên vải các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam” (của Diệp
Trung Bình)…
Sau khi đọc nguồn tư liệu về hoa văn các dân tộc chúng tôi nhận thấy rằng đa
phần các tác giả chỉ đi sâu vào miêu tả, liệt kê các loại hoa văn trên sản phẩm dệt
của một dân tộc hay một vùng dân tộc nào đó. Và chưa có công trình nào nghiên
cứu về một loại hoa văn cụ thể có hệ thống theo chiều dọc đối với các dân tộc. Như
vậy, đây là một khoảng trống trong nghiên cứu khoa học về dân tộc học. Đây là
một hướng gợi mở lớn đầy thú vị để chúng tôi tiếp cận dần với đề tài “Biểu tượng
mặt trời trên sản phẩm dệt một số dân tộc thiểu số Việt Nam”.
Qua quá trình tiếp xúc với nguồn tư liệu hiện vật Dân tộc học ở Bảo tàng
Nhân học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chúng tôi nhận thấy hoa
văn mặt trời xuất hiện với tần số lớn trên một sản phẩm dệt của các dân tộc như:
khăn, mũ, túi, quần, áo, váy, thắt lưng… Nó có thể xuất hiện ở vị trí trung tâm của
sản phẩm như là mô típ hoa văn chủ đạo, hoặc trên các đường viền nay ở phần
trang trí phụ. Nó xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là
một dạng cố định. Và trong mỗi một đồ án hoa văn mặt trời lại có những dạng biến
thể của nó. Điều đó khiến chúng tôi đặt ra nhiều câu hỏi: tại sao hoa văn mặt trời lại
xuất hiện nhiều như vậy? Phải chăng nó là loại hình hoa văn tiêu biểu? Nó có mang
ý nghĩa gì không đối với các tộc người? Từ những câu hỏi đó chúng tôi mạnh dạn
đưa ra “biểu tượng mặt trời” trong hoa văn các sản phẩm phẩm dệt như một hướng
tiếp cận mới để giải quyết phần nào những thắc mắc trên nhưng chỉ dừng lại ở mức


độ phỏng đoán. Bởi mỗi tộc người và từng con người trong tộc người đó lại có cách
quan niệm riêng về hoa văn trên sản phẩm dệt của họ. Bởi thế có người cho rằng
hoa văn đó là biểu tượng mặt trời, có người lại phản đối. Biểu tượng mặt trời chẳng
qua chỉ là sự khái quát hóa ý nghĩa của một loại hoa văn trong nhận thức của con
người.
Một học giả người Đức cũng đã từng đưa ra nhận xét (theo lời PGS.TS
Hoàng Lương): “hoa văn là biểu tượng chữ viết đầu tiên”. Thế có nghĩa là trước khi
chữ viết ra đời hoa văn chính là tín hiệu truyền đạt thông tin giữa con người với
con người, giữa thế hệ trước với thế hệ sau trong một cộng đồng tộc người, nói
rộng hơn là tộc người này với tộc người khác. Nó được xem như là cơ sở đầu tiên
của chữ tượng hình. Có được nhận xét này bởi ta không chỉ thấy hoa văn trên sản
phẩm dệt mà nó xuất hiện ở khắp nơi trên các đồ vật, trong kiến trúc, điêu khắc và
hội họa… Như vậy hoa văn mặt trời phải mang một ý nghĩa nào đó.
Xin nói thêm, hoa văn mặt trời mà chúng tôi đưa ra thành biểu tượng là dựa
trên “Bảng phả hệ mặt trời” của Pechelette và dựa trên quan niệm của một số nhà
nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam khi so sánh mô-típ hoa văn với mặt trống đồng
Đông Sơn. Rõ ràng qua loại hoa văn này phần nào chúng ta biết được lịch sử hình
thành và phát triển tộc người, các hoạt động sản xuất, lao động , đặc trưng hoa văn
tộc người chúng ta thấy được quá trình di cư, mối giao thoa văn hóa giữa các tộc
người và mối liên hệ với văn hóa Đông Sơn.
Hơn nữa, nước ta cư dân chủ yếu làm nông nghiệp lúa nước phụ thuộc rất
nhiều vào tự nhiên. Bởi vậy mặt trời có vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất
của người dân. Dần dần nó xuất hiện nhiều trong tín ngưỡng và các lễ hội của
người Việt. Ở đây có sự trung hợp với sự xuất hiện nhiều lần của hoa văn mặt trời
trên các sản phẩm dệt. Đây cũng là điều khiến chúng ta phải xem xét.
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn đưa ra một hướng nghiên cứu mới
trong Dân tộc học. Thông qua việc nghiên cứu nhằm phân loại các dạng hoa văn
mặt trời trên sản phẩm dệt. Từ đó, chúng ta thấy được sự đa dạng, phức tạp trong
một loại hình hoa văn để có sự so sánh giống và khác nhau như thế nào. Rõ ràng
hoa văn mặt trời vừa có tính phổ biến, phức tạp và dị bản. Ngoài ra dưới góc độ của

người nghiên cứu về hoa văn chúng tôi muốn góp một phần ý kiến về ý nghĩa của
loại hoa văn này.
Do không có điều kiện để khảo sát từng dân tộc trong thực tế nên phần tư
liệu mà chúng tôi sử dụng chủ yếu là những hiện vật Dân tộc học ở Bảo tàng Nhân
học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đây được xem như nguồn
tư liệu chính của báo cáo này. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng nguồn tư liệu tham
khảo từ các cuốn sách của một số nhà nghiên cứu như: “Hoa Văn trên vải của các
dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam” - Diệp Trung Bình; “Trang
phục các dân tộc thiểu số nhóm ngôn ngữ Việt - Mường và Tây Thái” - Đỗ Thị
Hòa. Đây là hai nguồn tư liệu ảnh quan trọng làm nên báo cáo này. Và trong phạm
vi báo cáo khoa học chúng tôi cũng không có điều kiện để xem xét hoa văn mặt trời
ở tất cả các dân tộc thiểu số Việt Nam mà chỉ dừng lại ở một số dân tộc có hoa văn
mặt trời được xem là mô típ chính, tiêu biểu như: dân tộc Mường (trong nhóm ngôn
ngữ Việt - Mường), dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Nùng (trong nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái), dân tộc Hmông, dân tộc Dao (trong nhóm ngôn ngữ Mèo - Dao); ngoài
ra còn có dân tộc Lô Lô (trong nhóm ngôn ngữ Hán - Tạng).
Khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp như:
thống kê, miêu tả, phương pháp nghiên cứu liên ngành, so sánh đồng đại, so sánh
lịch đại… Để từ đó có thể phân loại các dạng hoa văn mặt trời khác nhau, thấy
được mối liên hệ tộc người.
Trong quá trình thực hiện báo cáo này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ từ các thầy cô ở Bảo tàng Nhân học, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của
Thầy đã chỉ dẫn và khuyến khích tôi trong phương pháp và quá trình tiếp cận đề tài
này. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ quý báu đó.
Với dung lượng một bài báo cáo khoa học của sinh viên, tuy đã có nhiều cố
gắng, song bài báo cáo cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Hơn nữa đây là một
đề tài đòi hỏi sự dày công nghiên cứu hơn. Vì vậy, chúng tôi mong nhận được sự
đóng góp và chỉ dẫn của thầy, cô và các bạn để bài báo cáo ngày càng hoàn chỉnh
hơn.
CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ BẢO TÀNG NHÂN HỌC - TRƯỜNG

ĐHKHXH&NV
1.1. Lịch sử hình thành bảo tàng
Nguồn tư liệu hiện vật có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu lịch sử. Bởi
vì đối với những thời kì, giai đoạn lịch sử chưa có chữ viết thông tin sẽ được lưu
giữ qua các hiện vật còn xót lại. Với sinh viên nghiên cứu lịch sử nguồn tư liệu này
càng không thể thiếu. Xuất phát từ nhu cầu trên Bảo tàng Nhân học của Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã được thành lập
vào ngày 31 tháng 3 năm 2004. Bảo tàng Nhân học là bảo tàng đầu tiên được hỡnh
thành trong các trường Đại học ở Việt Nam nhằm tạo ra cơ sở phục vụ cho việc đào
tạo, nghiên cứu của sinh viên, các thầy và cô giáo trong trường.
Bảo tàng được đặt tại tầng 3 và tầng 4 nhà D của Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn.
1.2. Hiện vật trong bảo tàng
Hiện vật trong Bảo tàng bao gồm hiện vật khảo cổ học và hiện vật Dân tộc
học.
Cho đến nay Bảo tàng đã có trên 11000 hiện vật Khảo cổ học các loại, bao
gồm các loại công cụ đá, trống đồng, đồ trang sức… Các hiện vật này đại diện cho
nhiều nền văn hóa khác nhau trong các thời kỳ tiền sử, sơ sử và cổ sử khắp cả ba
miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam. Chúng đều có xuất xứ, niên đại cụ thể, rõ ràng
Với nguồn hiện vật khảo cổ học phong phú như trên đã tạo điều kiện cho
sinh viên được tiếp xúc trực tiếp, có cái nhìn cụ thể về các nền văn hóa trong quá
khứ.
Ngoài hiện vật khảo cổ còn có hiện vật Dân tộc học. Với trên 200 hiện vật
của 78 loại hình khác nhau, là những hiện vật thuộc văn hóa vật chất hoặc thuộc
văn hóa tinh thần ở hầu hết các dân tộc đang sinh sống trên khắp đất nước ta. Hiện
vật bao gồm các sản phẩm dệt, các đô đan lát, dụng cụ sản xuất và sinh hoạt văn
hóa, đồ trang sức… củam cộng đồng các dân tộc. Phòng trưng bày hiện vật Dân tộc
học (xem bản ảnh 2, phần phụ lục) được xem như là bức tranh thu nhỏ về các dân
tộc Việt Nam. Từ đó giúp cho sinh viên có điều kiện tìm hiểu về đặc trưng văn hóa
tộc người.

Trong nguồn hiện vật Dân tộc học nói trên sản phẩm dệt chiếm một vị trí
quan trọng. Số lượng hiện có trên Bảo tàng Nhân học là gần 100 sản phẩm dệt các
loại như: quần, áo, váy, khăn, mũ, thắt lưng… của rất nhiều dân tộc Việt Nam. Là
nghề thủ công truyền thống ra đời từ rất sớm, ngoài việc đáp ứng nhu cầu mặc của
con người, các sản phẩm dệt là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của tộc
người.
Như vậy hiện vật khảo cổ học là hiện vật Dân tộc học là hai nguồn sử liệu
vật thực không chỉ có ý nghĩa đối với khoa học lịch sử mà còn có ý nghĩa với nhiều
ngành khoa học khác. Với hai nguồn hiện vật chủ yếu này, Bảo tàng Nhân học
được xem như là một giảng đường đặc biệt mà ở đó có sự kết hợp phương thức
giữa đào tạo và thực tế, học lý thueyét đi đôi với thực hành. Đặc biệt với sinh viên
nghiên cứu khảo cổ học và Dân tộc học thì đây là nguồn tư liệu không thể thiếu
được
CHƯƠNG II: BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI TRÊN SẢN PHẨM DỆT Ở BẢO
TÀNG
2.1. Các khái niệm về “biểu tượng mặt trời”
2.1.1. Khái niệm “biểu tượng”
“Biểu tượng” là một khái niệm là nghĩa. Trong từ điển Tiếng Việt biểu tượng
thuộc danh từ, “là hình ảnh đặc trưng, còn theo chuyên môn là hình thức cao hơn
cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của
sự vật vào giác quan đã chấm dứt”. Định nghĩa này có nhiều điểm tương đồng với
quan niệm trong Triết học Mác-Lênin. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, biểu
tượng nằm trong giai đoạn đầu của quá trình nhận thức (đi từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn). Quá trình nhận thức cảm tính là “con người
sử dụng giác quan, để tác động trực tiếp vào sự vật để nắm bắt sự vật ấy”. Sau hai
hình thức “cảm giác” và “tri giác” con người thu được biểu tượng và lưu nó trong
đầu óc mình. Như vậy “biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất, phức tạp nhất
của giai đoạn trực quan sinh động”
1
. Khi biểu tượng hình thành cũng là lúc con

người đã có đầy đủ nhận thức về bản chất và các dấu hiệu của sự vật. Nó là “hình
ảnh có tính đặc trưng và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc của con
người về sự vật khi sự vật đó không còn tác động vào giác quan”
2
. Và khi nhắc đến
một biểu tượng bộ óc con người sẽ có trường liên tưởng ngay tới một sự vật nào
đó.
Triển khai theo hướng mở rộng trong lĩnh vực của mình, các nhà ngôn ngữ
đưa ra cách hiểu về biểu tượng băng sơ đồ sau:
Biểu tượng được xem như kết quả của quá trình đi từ tư duy đến ý nghĩa.
Con người khi tiếp nhận sự vật sẽ phải tư duy về các dấu hiệu bên ngoài và bản
1
(): Trích “Giáo trình Triết học Mác-Lênin
2
(): Trích “Giáo trình Triết học Mác-Lênin
Ý nghĩa
Biểu tượng Tư duy

×